1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh lớp 11 trong hoạt động luyện tập và vận dụng khi dạy học đọc hiểu văn bản chí phèo nam cao thông qua hình thức trò chơi

29 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh lớp 11 trong hoạt động luyện tập và vận dụng khi dạy học đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao) thông qua hình thức trò chơi
Tác giả Trần Thị Phương
Trường học Trường PT Nguyễn Mộng Tuân
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 853,47 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THANH HÓATRƯỜNG PT NGUYỄN MỘNG TUÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÁT HUY NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH LỚP 11 TRONG HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG KHI DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂ

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG PT NGUYỄN MỘNG TUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHÁT HUY NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH LỚP 11 TRONG HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

KHI DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN CHÍ PHÈO

(NAM CAO) THÔNG QUA HÌNH THỨC TRÒ CHƠI

Họ tên: Trần Thị Phương Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường PT Nguyễn Mộng Tuân SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn

THANH HÓA NĂM 2024

Trang 2

MỤC LỤC

Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Phạm vi nghiên cứu 2

PHẦN NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 3

1.1 Cơ sở lí luận 3

1.2 Cơ sở thực tiễn 3

CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP PHÁT HUY NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRONG HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG KHI DẠY ĐỌC HIỂU VĂN BẢN CHÍ PHÈO (NAM CAO) THÔNG QUA HÌNH THỨC TRÒ CHƠI 4

2.1 Phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh trong hoạt động Luyện tập khi day đọc hiểu văn bản Chí Phèo của Nam Cao thông qua hình thức trò chơi 4

2.1.1 Trò chơi “Ô chữ bí mật” 4

2.1.2 Trò chơi “Trí nhớ siêu đẳng thông qua sơ đồ tư duy” 6

2.2 Phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh lớp 11 trong hoạt động Vận dụng khi dạy đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao) thông qua hình thức trò chơi 8

2.2.1 Trò chơi “Sắm vai” theo hình thức sân khấu hóa (chuyển kịch bản thành kịch bản sân khấu hóa) 8

2.2.2 Trò chơi “Sắm vai” thông qua trình bày một vấn đề, một ý kiến từ các góc nhìn khác nhau 10

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 14

3.1 Kết quả về mức độ hứng thú của học sinh sau khi thực nghiệm 14

3.2 Kết quả về chuyên môn giáo dục (thể hiện qua bài kiểm tra 15 phút) ……… 14

C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 18

1 Kết luận 18

2 Kiến nghị 19

Trần Thị Phương 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Đổi mới để nâng cao chất lượng giáo dục luôn là điều cần thiết và được cả

xã hội quan tâm, là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục nhằm phát huy tối

đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh Trong định hướng phát triểnchương trình sau 2015, môn Ngữ văn được coi là môn học công cụ, theo đó,năng lực giao tiếp tiếng Việt và năng lực thưởng thức văn học, cảm thụ thẩm mỹ

là các năng lực mang tính đặc thù của môn học; ngoài ra, năng lực giao tiếp,năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực

tự quản bản thân (là các năng lực chung) cũng đóng vai trò quan trọng trongviệc xác định các nội dung dạy học của môn học

Năng lực sáng tạo “là khả năng tạo cái mới hoặc giải quyết vấn đề mộtcách mới mẻ của con người”; “là khả năng tạo ra cái mới có giá trị của cá nhândựa trên tổ hợp các phẩm chất độc đáo của cá nhân đó” (17.tr 6,7) Trong dạyhọc Ngữ văn, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo là một trong nhữngnăng lực chung đã được nêu trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể Sửdụng năng lực trong dạy học Ngữ văn giúp học sinh không chỉ là người tiếpnhận mà còn là người kiến tạo nghĩa cho văn bản, phát huy vai trò tích cực, chủđộng mà qua môn học, học sinh có kĩ năng viết, bắt đầu từ việc hình thành ýtưởng và triển khai ý tưởng theo cách sáng tạo Qua những hình thức rèn luyện

từ thấp đến cao, học sinh có khả năng đề xuất ý tưởng và tạo ra sản phẩm mớitrong học tập và cuộc sống, suy nghĩ không theo lối mòn, nhờ đó đề xuất đượccác giải pháp phù hợp với bối cảnh đổi mới dạy và học hiện nay

Trong chương trình Ngữ văn THPT đặc biệt là chương trình lớp 11 hiện

nay, “Chí Phèo” của Nam Cao là một kiệt tác của văn xuôi Việt Nam hiện đại,

có sức lôi cuốn với nhiều bạn đọc Đọc truyện ngắn này, người đọc có thể rút rađược nhiều bài học sâu sắc, nhiều liên hệ thực tế ý nghĩa Trên thực tế dạy học

hiện nay, khi dạy tác phẩm Chí Phèo, đặc biệt là hoạt động luyện tập và vận

Trang 4

dụng, giáo viên mới chỉ hướng dẫn học sinh tìm hiểu giá trị nội dung và giá trịnghệ thuật của tác phẩm, ít chú ý đến việc hướng dẫn học sinh ứng dụng, liên hệvào các vấn đề thực tiễn Một số giáo viên có ứng dụng PPDH theo định hướngphát triển năng lực nhưng còn mờ nhạt, chung chung, chưa chú ý nhiều đến hìnhthành kĩ năng sống và phẩm chất cho người học.

Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã nghiên cứu và thực hiện đề tài Phát

huy năng lực sáng tạo cho học sinh lớp 11 trong hoạt động Luyện tập và vận dụng khi dạy đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao) thông qua hình thức trò chơi làm nội dung sáng kiến của mình.

2 Mục đích nghiên cứu

Đổi mới các phương pháp, hình thức dạy học, giúp học sinh tiếp cận kiếnthức một cách chủ động, tích cực, sáng tạo; hình thành và phát huy tính tích cựccủa học sinh nhằm tạo ra con người năng động, sáng tạo, khắc phục lối dạy họcthụ động, truyền thụ một chiều truyền thống Đặc biệt là phát huy năng lực sángtạo của học sinh trong quá trình tổ chức hoạt động luyện tập và vận dụng tronggiờ học văn bản Chí Phèo của Nam Cao

3 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu về năng lực sáng tạo của học sinh lớp 11 trong quá trình tổ

chức hoạt động Luyện tập và vận dụng khi dạy đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam

Cao) thông qua hình thức trò chơi tại 2 lớp 11a5 và 11a8 tại năm học 2023

-2024 Đây cũng là 2 hai lớp có nề nếp, ý thức học tập tốt trong khối 11 nói riêng

và toàn trường nói chung

4 Phương pháp nghiên cứu

- Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết: phân tích, tổng hợp, so sánh- đốichiếu, suy luận

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp điều tra khảo sát, thựcnghiệm sư phạm, thống kê Đồng thời, tiến hành so sánh các tài liệu, các kết quảnghiên cứu để thấy được độ tin cậy, sự biến đổi Sau đó áp dụng phương pháp

Trang 5

tổng hợp để có những nhận định, đánh giá và luận điểm phù hợp với những kếtquả nghiên cứu đã đạt được.

Theo từ điển tiếng Việt (do Hoàng Phê chủ biên )“Năng lực là khả năng,

điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hành động nào đó Năng lực là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”.

Trong tài liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo địnhhướng phát triển năng lực của học sinh do Bộ giáo dục và Đào tạo phát hành năm

2014 thì “Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức

kiên thức, kỹ năng với thái độ tình cảm, giá trị, động cư cá nhân nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cản nhất định” Như vậy

có thể hiểu một cách ngắn gọn năng lực là khả năng vận dụng tất cả những yếu

tố chủ quan (mà bản thân có sẵn hoặc được hình thành qua học tập) để giảiquyết các vấn đề trong học tập, công tác và cuộc sống

Năng lực sáng tạo: Năng lực sáng tạo được hiểu là sự thể hiện khả năng

của học sinh trong việc suy nghĩ và tìm tòi, phát hiện những ý tưởng mới nảysinh trong học tập và cuộc sống, từ đó đề xuất được các giải pháp mới một cáchthiết thực, hiệu quả để thực hiện ý tưởng Trong việc đề xuất và thực hiện ýtưởng, học sinh bộc lộ trí tò mò, niềm say mê tìm hiểu khám phá Trong đó cóthể vận dụng một số trò chơi lồng ghép trong giờ dạy học môn Ngữ văn như:Trò chơi sắm vai, nhanh tay điền bảng (Phiếu học tập), thuyết minh biểu tượng,

Trang 6

Ô chữ bí mật, trò chơi ghép tranh, chơi giải mật thư

1.2 Cơ sở thực tiễn

Hoạt động Luyện tập và Vận dụng là hai hoạt động diễn ra sau khi học xongkiến thức bài học, hoạt động này nhằm tổng kết, khái quát nội dung kiến thức củabài học; kích thích tư duy, sự sáng tạo và vận dụng kiến thức vào thực tiễn Hoạtđộng này tạo ra tâm thế học mà chơi, chơi và học là một cách hay để lôi kéo, tạotâm thế thoải mái cho học sinh Nhìn chung giáo viên đã có tinh thần đổi mớiphương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tíchcực của các em Tuy nhiên sự quan tâm đổi mới chưa nhiều, chưa thực sự đi vàochiều sâu; đôi khi còn qua loa, hình thức Việc thực hiện tiết dạy của giáo viên vẫncòn theo hình thức cũ: nặng về lý thuyết, thiếu đi tính hấp dẫn, lôi cuốn học sinhngay từ hoạt động vào bài Vì vậy, việc đổi mới cần quan tâm, chú trọng thực hiệnngay từ khâu vào bài để bài học sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn hơn, để phát huyhết tính tích cực cũng như sự sáng tạo của các em trong giờ học

CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP PHÁT HUY NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRONG HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG KHI

DẠY ĐỌC HIỂU VĂN BẢN CHÍ PHÈO (NAM CAO) THÔNG QUA

HÌNH THỨC TRÒ CHƠI.

2.1 Phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh trong hoạt động luyện tập

khi day đọc hiểu văn bản Chí Phèo của Nam Cao thông qua hình thức trò

chơi.

2.1.1 Trò ch i “Ô ch bí m t” ơi “Ô chữ bí mật” ữ bí mật” ật”

* Cách thức tổ chức

Bước 1 Giáo viên xác định đơn vị kiến thức để tạo ô chữ.

Bước 2 Đây là phần mềm tạo ô chữ online nên giáo viên sẽ đăng nhập theo

đường link https:// crosswordlabs.com/browse để làm trực tuyến

Trang 7

Hình 1: Giao diện của phần mềm tạo ô chữ Crossword Labs

Hình 2: Hình ảnh sản phẩm sau khi tạo xong ô chữGiáo viên có thể vào link sau https://youtu.be/cgAyrn3rvEI để xem hướngdẫn cách tạo ô chữ trên phần mềm Crossword Labs

Bước 3 Tổ chức cho học sinh chơi.

Bước 4 Nhận xét, đánh giá: HS nhận xét lẫn nhau, GV nhận xét HS, sau

Trang 8

đó đánh giá.

Ví dụ: sau khi học xong nội dung kiến thức về Nhân vật Bá Kiến

GV tổ chức trò chơi Ô chữ bí mật, cho HS lần lượt trả lời các câu hỏi sau:

Hàng thứ 1: Từ ngữ chỉ sự độc ác và hung bạo → TÀN BẠO

Hàng thứ 2: Từ ngữ chỉ sự khéo léo để lừa đảo → XẢO QUYỆT

Hàng thứ 3: Kiểu nhà nước nào là kiểu nhà nước thứ hai trong lịch sử xãhội loài người? → PHONG KIẾN

Hàng thứ 4: Điền từ còn thiếu trong câu thơ sau:

Bề ngoài thơn thớt nói cười

Mà trong … giết người không dao.

→ NHAM HIỂMHàng ngang 5: Từ ngữ chỉ sự gian manh, lừa lọc → ĐỂU CÁNG

Hàng ngang 6: Từ ngữ chỉ cách hành động theo chiều hướng chuyển thiệthại của người khác thành lợi ích của mình → THỦ ĐOẠN

→ Từ ngữ ở ô chữ hàng dọc là: BÁ KIẾN

Từ việc tổ chức trò chơi Ô chữ bí mật, giáo viên hướng dẫn học sinh tự rút

ra những ý kiến then chốt về bản chất con người Bá Kiến

Kết quả - Năng lực sáng tạo được phát huy: Việc sử dụng trò chơi ô qua

nội dung cụ thể như trên là phù hợp với mục tiêu, nội dung của chương trìnhNgữ văn: phát huy năng lực, phẩm chất người học Đồng thời, với việc ứngdụng công nghệ thông tin trong quá trình học tập, học sinh sẽ phát huy tốt nănglực sáng tạo, năng lực tư duy, năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin

Trang 9

2.1.2 Trò ch i “Trí nh siêu đ ng thông qua s đ t duy” ơi “Ô chữ bí mật” ớ siêu đẳng thông qua sơ đồ tư duy” ẳng thông qua sơ đồ tư duy” ơi “Ô chữ bí mật” ồ tư duy” ư duy”

Sau khi hướng dẫn học bài “Chí Phèo” giáo viên cho HS vẽ lại sư đồ tư

duy để khái quát lại nội dung bài học Chẳng hạn như sơ đồ mẫu dưới đây:

Mẫu sơ đồ 1

Mẫu sơ đồ 2

Trang 10

Mẫu sơ đồ 3

Trang 11

2.2 Phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh lớp 11 trong hoạt động

Vận dụng khi dạy đọc hiểu văn bản Chí Phèo (Nam Cao) thông qua hình

thức trò chơi.

2.2.1 Trò ch i “S m vai” theo hình th c sân kh u hóa (chuy n ơi “Ô chữ bí mật” ắm vai” theo hình thức sân khấu hóa (chuyển ức sân khấu hóa (chuyển ấu hóa (chuyển ển

k ch b n thành k ch b n sân kh u hóa) ịch bản thành kịch bản sân khấu hóa) ản thành kịch bản sân khấu hóa) ịch bản thành kịch bản sân khấu hóa) ản thành kịch bản sân khấu hóa) ấu hóa (chuyển

- Mục đích: Chuyển một số đoạn trích trong tác phẩm thành kịch bản sân

khấu và cho học sinh thảo luận về một số vấn đề trọng tâm được đặt ra

- Cách thức thực hiện

+ Lựa chọn nhân vật

Trang 12

+ Viết lời thoại (lưu ý bám sát vào văn bản, có thể thêm hoặc bớt các lờicủa nhân vật so với văn bản truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao)

+ Thực hiện đóng vai dưới hình thức sân kháu hóa

Ví dụ: sân khấu hóa đoạn văn bản Chí Phèo uống say, đến nhà bá Kiến thành kịch bản sân khấu.

- Chí Phèo: Con khọm già đó! Tao phải đâm chết nó! Tao phải đâm chết nó! (Nhưng lại đi đến nhà bá Kiến)

- Lí Kiến: Cái bà tư ấy, bà ấy đi đâu mà lâu Cái con người gì mà, đã gần 40

rồi, thế mà phây phây Gặp cái đám trai trẻ đùa nhạt như nước ốc, thế mà vẫncười Ông đây muối cả thân thế mà bả lại không theo Người gì đâu vô tâm! Bựcmình quá!

- Chí Phèo (từ xa): Tao phải đâm chết nó!

- Lí Kiến: (ngồi dậy) Chí Phèo đấy hở? Lè bè vừa thôi, tôi không phải cái kho (Vứt 5 hào xuống đất) Cầm lấy mà cút, đi đi cho rảnh Rồi làm mà ăn chứ

báo người ta mãi à?

- Chí Phèo (trợn mắt, chỉ tay vào mặt cụ): Tao không đến để xin năm hào.

- Lí Kiến: Thôi, cầm lấy vậy, tôi không còn hơn.

- Chí Phèo (vênh mặt): Tao đã bảo tao không đòi tiền.

- Lí Kiến: Giỏi! Hôm nay mới thấy anh không đòi tiền Thế anh cần gì?

- Chí Phèo (dõng dạc): Tao muốn làm người lương thiện.

- Bá Kiến (cười ha hả): Ồ tưởng gì! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên

hạ nhờ

- Chí Phèo (lắc đầu): Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào

mất được những vết mảnh chai này? Tao không thể là người lương thiện nữa

Trang 13

Biết không! Chỉ có một cách… biết không! Chỉ còn một cách là… cái này! (chỉ

con dao) Biết không!…

- Lí Kiến (nhỏm dậy): Anh Chí! Khoan đã! Aaaaa!

- Chí Phèo (rút dao chém): Làng nước ơi! Ra xem đây này! Làng nước ơi!

Dân làng đến, Chí Phèo ngáp ngáp như muốn nói nhưng không ra tiếng.Khi học sinh chuyển thể hai đoạn trích minh họa trên dưới hình thức sânkhấu hóa, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh chốt lại Ý nghĩa tiếng chửi của ChíPhèo và Bi kịch của cuộc đời anh

Kết quả - Năng lực sáng tạo được phát huy:

Học sinh hiểu được kiến thức đã học trong truyện ngắn Chí phèo và áp

dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn trong quá trình đóng vai, kíchthích tư duy, sự sáng tạo của học sinh trong các tình huống có vấn đề trong vaicác nhân vật Học sinh coi trọng việc tiếp thu tri thức đến việc đề cao năng lực

tư duy, năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành của bản thân, nhằm phát huy nănglực thể hiện thông điệp của tác giả thông qua các tín hiệu phi ngôn ngữ mà họcsinh thể hiện qua vai diễn

2.2.2 Trò ch i “S m vai” thông qua trình bày m t v n đ , m t ý ơi “Ô chữ bí mật” ắm vai” theo hình thức sân khấu hóa (chuyển ột vấn đề, một ý ấu hóa (chuyển ề, một ý ột vấn đề, một ý

ki n t các góc nhìn khác nhau ến từ các góc nhìn khác nhau ừ các góc nhìn khác nhau

Đây là cơ hội học sinh được bày tỏ quan điểm riêng của bản thân một cáchsáng tạo thông qua các vai diễn khi nhập vai các phiên tòa giả định trong các

văn bản, chẳng hạn như tưởng tượng ra một cái kết khác cho truyện Chí Phèo Ở

cách thức đóng vai này học sinh có thể vào vai phóng viên, luật sư, thẩm phán,

bị cáo…để nêu lên quan điểm riêng về vấn đề đặt ra trong bài học

Đóng vai để thể hiện suy nghĩ, góc nhìn của người trong cuộc Sau phầnhọc sinh đóng vai nhất là những vấn đề trọng tâm của tác phẩm, giáo viên kếthợp tổ chức nêu các vấn đề để học sinh các nhóm phản biện để có cách đánh giá

Trang 14

đa diện, đa chiều.

Trong phạm vi sáng kiến này, người viết lựa chọn hình thức cho học sinh

đóng vai phiên tòa xét xử “ Chí Phèo kiện Bá Kiến” đẩy anh vào tù

Quy trình đóng vai được tiến hành như sau:

* Bước 1 Phân vai học sinh: chủ tọa phiên tòa, thẩm phán, Bá Kiến, kiểm

sát viên, thư kí tòa, luật sư bào chữa…

* Bước 2 Xây dựng kịch bản phiên tòa xét xử vụ án “ Chí Phèo kiện Bá

Kiến” và tiến hành luyện tập

* Bước 3 Tổ chức phiên tòa xét xử vụ án “Chí Phèo kiện Bá Kiến” Diễn

biến phiên tòa được diễn ra theo trình tự sau:

Phần 1:Thủ tục bắt đầu

HĐXX sau khi bước vào phòng cùng đứng với mọi người

- Thẩm phán tuyên bố: “Hôm nay, ngày 03/02/2022, Tòa án nhân dân tỉnh

Hà Nam tiến hành xét xử sơ thẩm công khai vụ án “Chí Phèo kiện Bá Kiến”.

Thay mặt HĐXX, tôi xin tuyên bố khai mạc phiên tòa Mời mọi người ngồi

Làng Vũ Đại, ngày 21 tháng 01 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH ĐƯA VỤ ÁN CHÍ PHÈO KIỆN BÁ KIẾN RA XÉT XỬ

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 (chương trình 2018) NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 (chương trình 2018)
Nhà XB: NXB Giáo dục
3. PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, 2003, “Chương trình Ngữ văn THPT và việc hình thành năng lực văn học cho học sinh”, Tạp chí giáo dục số 66, trang 26-28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình Ngữ văn THPT và việc hìnhthành năng lực văn học cho học sinh”
4. GS Phan Trọng Luận, Phương pháp dạy học văn, NXB Giáo dục 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học văn
Nhà XB: NXB Giáo dục 2001
5. GS Phan Trọng Luận (2008), Văn học nhà trường nhận diện tiếp cận đổi mới, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học nhà trường nhận diện tiếp cận đổi mới
Tác giả: GS Phan Trọng Luận
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2008
6. PGS.TS Nguyễn Đức Tồn, Mấy vấn đề lí luận và phương pháp dạy học từ ngữ Tiếng Việt trong nhà trường, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề lí luận và phương pháp dạy học từngữ Tiếng Việt trong nhà trường
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội 2003
8. Bài giảng kĩ năng đọc hiểu trên trang webside: hoc-hocmai.vn 9. Bộ GD&ĐT, Chương trình giáo dục phổ thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng kĩ năng đọc hiểu" trên trang webside: hoc-hocmai.vn9. Bộ GD&ĐT
15. GS Nguyễn Thanh Hùng (2004), Đọc và tiếp nhận văn chương, NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc và tiếp nhận văn chương
Tác giả: GS Nguyễn Thanh Hùng
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2004
7. Tác phẩm thơ của các tác giả văn học hiện đại Việt Nam trong và ngoài chương trình Khác
10. Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt Khác
12. Phạm Văn Đồng, Dạy Văn là một quá trình rèn luyện toàn diện Khác
13. PGS Hoàng Ngọc Hiến, Văn học và học văn Khác
14. GS Nguyễn Thanh Hùng, Câu hỏi trong dạy học tác phẩm văn chương Khác
16. Nguyễn Thị Thanh Hương, Dạy học văn ở trường phổ thông Khác
17. Phan Dũng (2010), Giới thiệu phương pháp luận sáng tạo và đổi mới, Nxb Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w