Mục tiêu Mục tiêu chung của nghiên cứu là đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ NHX,xem xét các nhân tố tác động đến phát triển dịch vụ NHX tại Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển Nông
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Trang 2và phạm vi nghiên cứu 4 4 Phương pháp
nghiên cứu 5 5 Kết cấu đề
án 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
Trang 3NGÂN HÀNG XANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7 1.1 Những vấn đề chung về Ngân hàng xanh 7 1.1.1 Khái niệm và vai trò của Ngân hàng xanh 7 1.1.2 Các cấp độ của Ngân hàng xanh 9 1.1.3 Lợi ích và hạn chế của Ngân hàng xanh 10 1.2 Tổng quan về phát triển dịch
vụ Ngân hàng xanh tại các Ngân hàng thương mại 12 1.2.1.
Khái niệm phát triển dịch vụ Ngân hàng xanh tại Ngân hàng thương mại 12 1.2.2 Tiêu chí thể hiện sự phát triển dịch vụ Ngân hàng xanh tại Ngân hàng thương mại 13 1.2.3 Các nhân
tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ Ngân hàng xanh.20 1.3 Kinh nghiệm phát
triển dịch vụ Ngân hàng xanh tại một số Ngân hàng trong nước và quốc
tế 23 1.3.1 Kinh nghiệm của một
số Ngân hàng thương mại quốc tế 23 1.3.2 Kinh nghiệm của một số
Ngân hàng thương mại trong nước 26 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 30 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG XANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH NGHỆ
ảnh hưởng tới phát triển dịch vụ Ngân hàng xanh tại chi nhánh Nghệ An 53 2.3 Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng xanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Trang 4Việt Nam – Chi nhánh Nghệ An 58 2.3.1 Kết quả đạt được
58 2.3.2 Hạn
chế 60 2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế 61 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 62 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG XANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH NGHỆ AN 64 3.1 Cơ hội và thách thức
trong việc phát triển ngân hàng xanh tại Agribank Nghệ
An 64 3.1.1 Xu hướng phát triển ngân hàng xanh trên thế giới 64 3.1.2 Cơ hội và
thách thức cho phát triển ngân hàng xanh tại Agribank Nghệ An 65 3.2 Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng xanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Nghệ An 68 3.3 Bài học kinh
nghiệm rút ra từ một số ngân hàng khác 69
ii
3.4 Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng xanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Nghệ An 70 3.4.1 Nguyên tắc, yêu cầu đối với đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng xanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Nghệ An 70 3.4.2 Các giải pháp được
đề xuất 71 3.5 Các kiến nghị nhằm phát triển
ngân hàng xanh 74 3.5.1 Kiến nghị với Hội sở chính 74 3.5.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà
nước 75 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 77 KẾT LUẬN 78 DANH
MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
Trang 5iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
NHTM Ngân hàng thương mại
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ ÁN
Tên đề tài: “Phát triển dịch vụ ngân hàng xanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – chi nhánh Nghệ An (Agribank Nghệ An)”
Họ và tên học viên: Lê Quang Anh
Người hướng dẫn: TS Đinh Thị Hà Thu
1 Mục tiêu
Mục tiêu chung của nghiên cứu là đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ NHX,xem xét các nhân tố tác động đến phát triển dịch vụ NHX tại Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Nghệ An, từ đó đề xuất các giải pháp pháttriển dịch vụ NHX tại Agribank Nghệ An nhằm đáp ứng quá trình tự do hóa tài chính vàhội nhập kinh tế quốc tế
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu tổng quát, đề án tập trung vào giải quyết các
Trang 6mục tiêu cụ thể sau:
- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ NHX của NHTM - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ NHX của Agribank chi nhánh Nghệ An, đồng thời chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân làm ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ NHX của chi nhánh - Đề xuất các giải pháp và khuyến nghị có tính khả thi, có cơ sở khoa học để phát triển dịch vụ NHX tại Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Nghệ An
2 Nội dung chính
Kết cấu đề án bao gồm 3 phần với nội dung chính như sau:
Trong chương 1, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận và kinh nghiệm về phát triển dịch vụ Ngân hàng xanh tại Ngân hàng thương mại
Trong chương 2, tác giả đi sâu vào phân tích thực trạng phát triển dịch vụ Ngân hàngxanh tại Agribank Nghệ An Từ đó chỉ ra các hạn chế còn tồn tại và đưa ra các giải phápkhắc phục những tồn tại đó Đây là cơ sở để tác giả đề xuất các giải pháp phát triển dịch
vụ Ngân hàng xanh tại Chi nhánh trong chương 3
Dựa trên cơ sở những phân tích và đánh giá về thực trạng phát triển dịch vụ Ngân hàngxanh tại Agribank Nghệ An, Chương 3 đã đưa ra các định hướng phát triển đối với hoạtđộng này tại Chi nhánh, bao gồm: Việc hướng tới mục tiêu trở thành Ngân hàng có
lượng phát thải ròng bằng “0”; Ra mắt các gói “Tài chính Xanh” với một phần dành riêng
để tài trợ cho khách hàng hoạt động trong các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, năng lượngsạch, sản xuất và tiêu dùng thấp carbon, thân thiện với môi trường, qua đó hỗ trợ quá trìnhchuyển đổi của nền kinh tế theo hướng phát triển xanh, đối phó với biến đổi khí hậu, bảo
vệ môi trường và cải thiện hiệu quả sử dụng tài nguyên và năng lượng; Dành nguồn vốncần thiết cho phát triển các sản phẩm vay vốn nhằm cải thiện điều kiện sống, đáp ứng cácnhu cầu chính đáng của người dân; Áp dụng mô hình chi nhánh/phòng giao dịch ngânhàng với việc tích hợp quản lý rủi ro môi trường, xã hội vào hoạt động cấp tín dụng, thiết
kế không gian giao dịch xanh, thực hiện mô hình văn phòng xanh, và phân bổ một tỷ lệnhất định dư nợ cho tài trợ phát triển xanh Bên cạnh đó, tác giả còn đưa ra một số kiếnnghị đối với Hội sở chính – Ngân hàng Agribank cũng như đối với NHNN
3 Kết quả đạt được của đề án:
Đề án có một số đóng góp trên các khía cạnh sau:
- Tổng hợp được cơ sở lý thuyết chung liên quan đến phát triển dịch vụ Ngân hàng xanh của NHTM
- Phân tích được thực trạng phát triển dịch vụ Ngân hàng xanh tại Agribank Nghệ An -
Trang 7Đề án có đưa ra một số đề xuất về các nhóm giải pháp nhằm phát triển dịch vụ Ngân hàng xanh tại Agribank Nghệ An.
LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ dựa vào việc sử dụng tài nguyên tự nhiên đã gây
ra nhiều thách thức liên quan đến an ninh môi trường, kinh tế và xã hội cho các quốcgia Trước tình hình này, xu hướng phát triển kinh tế xanh đã trở nên phổ biến và đượccác nhà làm chính sách đánh giá cao vì nó hướng tới mục tiêu cân bằng giữa tăngtrưởng kinh tế và bảo vệ môi trường một cách bền vững Trong quá trình chuyển đổinày, ngân hàng xanh đóng vai trò là cầu nối không thể thiếu giữa tài chính và bảo vệmôi trường Mặc dù ngành ngân hàng không trực tiếp gây hại cho môi trường, nhưngqua các hoạt động tài trợ và cung cấp dịch vụ cho mạng lưới khách hàng rộng lớn, họgián tiếp thúc đẩy sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường Do đó, phát triển ngânhàng xanh được xem là bước tiến quan trọng trong việc hỗ trợ các ngành nghề khácnhau hướng tới tăng trưởng xanh và bảo đảm sự phát triển bền vững
Việt Nam, một quốc gia trong quá trình phát triển, đang phải vật lộn với các tháchthức liên quan đến biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và vấn đề an sinh xã hội Gầnđây, nền kinh tế của Việt Nam đã chủ yếu tăng trưởng thông qua việc khai thác và xuấtkhẩu nguyên liệu thô, điều này dẫn đến việc tăng liên tục mức độ phát thải carbon củaquốc gia Báo cáo của Ngân hàng Thế giới về chỉ số phát triển năm 2020 cho biết ViệtNam có mức tăng trưởng phát thải khí nhà kính nhanh nhất trong khu vực Đông Nam
Á, với tổng lượng phát thải đạt 502,1 triệu tấn CO2 vào năm 2020 và dự kiến sẽ tănglên 888,8 triệu tấn CO2 vào năm 2030, tăng 51% so với giai đoạn 2004 – 2014 Mứctăng này vượt xa so với các quốc gia khác trong khu vực như Malaysia, Indonesia, vàTrung Quốc, đó là những quốc gia có mức tăng trưởng phát thải đứng đầu thế giới Tácđộng tiêu cực của biến đổi khí hậu toàn cầu lên cuộc sống con người và môi trường đãtrở nên ngày càng nghiêm trọng, đặt ra yêu cầu cấp bách trong việc phát triển kinh tếtheo hướng bền vững
Chính vì thế, việc hướng tới mô hình phát triển xanh trở nên cấp thiết và khôngthể tránh khỏi Vào ngày 25 tháng 9 năm 2012, Chính phủ Việt Nam đã ra Quyết định
số 1393/QĐ-TTg, chính thức phê duyệt chiến lược quốc gia về phát triển xanh cho
1 giai đoạn 2011-2020, với tầm nhìn xa đến năm 2050 Gần đây nhất, một bước tiến quan
Trang 8trọng khác được thực hiện qua Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 1 tháng 10 năm 2021của Thủ tướng Chính phủ, đó là việc ban hành Chiến lược quốc gia về phát triển xanhcho giai đoạn 2021-2030, tiếp tục với tầm nhìn đến năm 2050 Những chiến lược nàykhẳng định rằng phát triển xanh không chỉ là nhiệm vụ của Đảng và nhà nước mà còn
là trách nhiệm của toàn thể xã hội, góp phần tạo việc làm, giảm nghèo và nâng cao chấtlượng cuộc sống cho người dân Để thực hiện chiến lược này thành công, sự hợp tác từcác bộ, ngành và cả sự đóng góp từ ngân hàng xanh (NHX) là vô cùng quan trọng Tuynhiên, tại Việt Nam, khái niệm NHX còn tương đối mới mẻ và chỉ được nhắc đến trongvài năm gần đây Hiện nay, dù chưa có NHX hoạt động độc lập, nhưng trong hệ thốngngân hàng thương mại, đã có những bước phát triển nhất định trong lĩnh vực này, baogồm cung cấp các dịch vụ trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt và cấp tín dụngcho các dự án xanh, đóng góp vào việc hình thành nền tảng cho NHX tại Việt Nam Trong số các NHTM, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam(Agribank) là ngân hàng tiên phong trong việc cung cấp các gói TDX cho nền kinh tế
Là một NHTM lớn với tổng tài sản đạt trên 1,89 triệu tỷ đồng, có quy mô và mạng lướihoạt động lớn nhất hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam với 2.300 chi nhánh, phònggiao dịch có mặt khắp mọi vùng miền, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn Việt Nam (Agribank) có năng lực và điều kiện nhất định trong phát triển dịch vụNHX Trong thực tiễn, ngân hàng đã triển khai các giải pháp ngân hàng số như ngânhàng trực tuyến và ứng dụng di động, nhằm mục tiêu nâng cao sự tiện lợi cho kháchhàng, đồng thời góp phần vào việc bảo vệ môi trường thông qua việc giảm tiêu thụ tàinguyên và lượng khí thải
Bên cạnh đó, trong quá trình cung cấp vốn vay, ngân hàng cũng đã hỗ trợ tàichính cho các dự án hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường, đặc biệt là việc tích hợp cácyếu tố môi trường và xã hội vào đánh giá dự án Hiện nay, tỷ lệ dư nợ cho vay xanh củaAgribank chiếm khoảng 5,2% tổng dư nợ, một tỷ lệ cao hơn so với mức trung bình 3%của ngành Mặc dù con số này chưa thể hiện hoàn toàn nhu cầu thực sự cho vay xanhtrong nền kinh tế, nhưng nó vẫn thể hiện cam kết của Agribank đối
2 với việc thúc đẩy phát triển bền vững Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp vốn vayxanh cho khách hàng, Agribank còn đóng vai trò là ngân hàng thương mại duy nhấttham gia làm ngân hàng bán buôn vốn vay xanh từ Ngân hàng Thế giới, thông qua việctài trợ cho các dự án tài chính phát triển nông thôn và dự án chuyển đổi nông nghiệpbền vững (VNSAT), với tổng vốn lên đến 650 triệu USD
Trang 9Đến nay, Agribank vẫn tiếp tục dẫn đầu trong việc triển khai dịch vụ NHX, đóngmột vai trò quan trọng trong việc phát triển các dịch vụ này cũng như trong quá trìnhxây dựng và phát triển NHX tổng thể Tuy nhiên, so với yêu cầu của một dịch vụ NHXđúng nghĩa thì dịch vụ NHX của Ngân hàng Agribank nói chung và Ngân hàngAgribank chi nhánh Nghệ An nói riêng chưa đáp ứng được một cách triệt để Từ thựctiễn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Nghệ
An, tác giả nhận thấy ngân hàng vẫn còn nhiều bất cập nhất định trong việc triển khaiđồng bộ dịch vụ NHX tại Ngân hàng như: (1) Chưa thành lập được bộ phận chuyêntrách về quản lý rủi ro MT-XH theo yêu cầu của Đề án Phát triển NHX tại Việt Nam;(ii) Chưa có chiến lược cụ thể trong việc phát triển dịch vụ NHX và xây dựng mô hìnhNHX; (ii) Hiểu biết của lãnh đạo ngân hàng cũng như năng lực của cán bộ thẩm định
dự án đầu tư xanh còn hạn chế, v.v
Do đó, việc nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ vấn đề phát triển dịch vụNHX ở các NHTM, điển hình là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ViệtNam – chi nhánh Nghệ An có ý nghĩa quan trọng và hết sức cấp bách Với những lý do
đó, tác giả đã chọn đề tài: “Phát triển dịch vụ ngân hàng xanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – chi nhánh Nghệ An (Agribank Nghệ An)” là đề tài
nghiên cứu cho đề án tốt nghiệp của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của nghiên cứu là đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ NHX,xem xét các nhân tố tác động đến phát triển dịch vụ NHX tại Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Nghệ An, từ đó đề xuất các giải phápphát triển dịch vụ NHX tại Agribank Nghệ An nhằm đáp ứng quá trình tự do hóa tàichính và hội nhập kinh tế quốc tế
3 Mục tiêu cụ thể:
Thứ nhất, hệ thống hóa được cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ NHX của
NHTM
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ NHX của Agribank chinhánh Nghệ An, đồng thời chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những hạn chế vànguyên nhân làm ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ NHX của chi nhánh
Thứ ba, đề xuất các giải pháp và khuyến nghị có tính khả thi, có cơ sở khoa học để
Trang 10phát triển dịch vụ NHX tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Nghệ An
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề án là phát triển dịch vụ NHX tại Agribank Nghệ
An 3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Đề án đi sâu vào các nội dung cơ bản của phát triển dịch vụngân hàng xanh về cả lý thuyết và thực tiễn áp dụng tại Agribank Nghệ An, cùng vớicác yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ NHX Trong đó, tập trung chủ yếu vàomảng TDX vì đây là mảng quan trọng trong hoạt động NHX của chi nhánh Dựa trênđánh giá thực trạng phát triển dịch vụ NHX tại Agribank Nghệ An, đề án cũng đưa racác giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ này tại chi nhánh trongthời gian tới
Phạm vi thời gian: Đề án được nghiên cứu trong giai đoạn 5 năm từ năm 2018 đếnhết năm 2023 Một số dữ liệu chỉ thu thập được đến năm 2022 do chi nhánh chưa cho phép công bố những số liệu đó năm 2023 Những số liệu mang tính dự báo và định hướng của đề án được phân tích đến năm 2030
Phạm vi không gian: Đề án nghiên cứu thực tiễn phát triển dịch vụ NHX tại Ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Nghệ An Bên cạnh
đó, đề án đặt Agribank Nghệ An trong sự liên kết với toàn hệ thống Agribank và trongbối cảnh tự do hoá tài chính và hội nhập kinh tế quốc tế
4
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp tổ chức và phân tích thông tin thứ cấp: Để thu thập dữ liệu thứ cấp,nhiệm vụ bao gồm việc tìm kiếm và thu nhập các tài liệu và dữ liệu đã được công bốliên quan, cũng như thông tin mới từ đối tượng được nghiên cứu Dữ liệu này chủ yếuđến từ các nghiên cứu trước đây và được chọn lọc để phục vụ mục đích phân tích vàcung cấp cái nhìn chi tiết về chủ đề nghiên cứu Các nguồn tài liệu bao gồm sách, bàibáo, tạp chí, văn bản chính sách, báo cáo nghiên cứu đã được phát hành, cũng như kếtquả nghiên cứu được công bố bởi các tổ chức và nhà khoa học từ trong và ngoài nước,bao gồm cả tài liệu trực tuyến Một số nguồn cụ thể bao gồm dữ liệu từ các cơ quan
Trang 11nghiên cứu như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh tại Nghệ An Dựa trên những nguồn này, ngườinghiên cứu tiến hành tổng hợp thông tin thiết yếu cho quá trình nghiên cứu
4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
- Phương pháp đối chiếu: Phương pháp này bao gồm việc đối chiếu và so sánh dữliệu của chi nhánh tại các khoảng thời gian khác nhau hoặc so sánh dữ liệu này với dữliệu của các đối tượng khác để xác định rõ ràng tình hình hiện tại và quá trình phát triểngần đây
- Phương pháp suy luận: Dựa trên việc phân tích và đánh giá về thực trạng pháttriển NHX tại Agribank Nghệ An, thực hiện suy luận logic được thực hiện để xem xét
và nghiên cứu tổng quan, giải thích dữ liệu lịch sử Từ đó, mục tiêu là đề xuất các ýkiến và giải pháp nhằm khắc phục và thúc đẩy sự phát triển
5
5 Kết cấu đề án
Kết cấu nghiên cứu gồm phần mở đầu, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng, biểu đồ, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, và ba chương chính:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm về phát triển dịch vụ NHX tại NHTM
- Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ NHX tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Nghệ An
- Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ NHX tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Nghệ An
Trang 126
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG XANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Những vấn đề chung về Ngân hàng xanh
1.1.1 Khái niệm và vai trò của Ngân hàng xanh
Trong nhiều quốc gia khắp thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia đang trong quátrình phát triển bao gồm Việt Nam, khái niệm “NHX” vẫn còn khá mới lạ và đã thu hút
sự chú ý trong vài năm trở lại đây Thuật ngữ này được giới thiệu lần đầu vào năm
2003, với mục tiêu chính là bảo vệ môi trường Khái niệm này xuất phát từ nhu cầungày càng tăng về việc hỗ trợ các hoạt động kinh tế có trách nhiệm với môi trường,giảm thiểu tác động tiêu cực đến hành tinh
Trong năm 2003, một cuộc họp quan trọng được tổ chức tại London để thảo luận
về vai trò của các ngân hàng trong việc thúc đẩy phát triển tài chính bền vững và xâydựng một bộ tiêu chuẩn cho trách nhiệm môi trường và xã hội dựa trên những chuẩnmực đã được thiết lập Cuộc họp này, với sự dẫn dắt của IFC và sự tham gia của 9 ngânhàng quốc tế, đã đánh dấu sự khởi đầu chính thức của Nguyên tắc Xích đạo (EP) choviệc tài trợ dự án Kể từ đó, EP đã nhận được sự tham gia của 134 tổ chức tài chính từ
38 quốc gia EP giữ một vai trò trọng yếu trong việc phân loại và đánh giá các ngânhàng dựa trên các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội và môi trường, với 23 tiêu chuẩn vềtrách nhiệm xã hội và 47 tiêu chuẩn về trách nhiệm môi trường được coi là cơ sở để xácđịnh một ngân hàng thuộc nhóm NHX (EPFI, 2003)
Tại Việt Nam, khái niệm NHX được định nghĩa nhằm phù hợp với định hướngphát triển NHX tại Việt Nam theo Quyết định 1604/QĐ-NHNN ngày 7/8/2018 về phêduyệt đề án phát triển NHX tại Việt Nam Theo đó, NHX được hiểu với ý nghĩa là ngânhàng xây dựng được một chiến lược kinh doanh bền vững, thể hiện ở việc cung cấp cácdịch vụ ngân hàng thoả mãn các tiêu chí đảm bảo trách nhiệm với môi trường và xãhội Do đó, NHX hoạt động dựa trên nguyên tắc cốt lõi là hỗ trợ tài chính cho các dự án
và doanh nghiệp thúc đẩy phát triển bền vững Các sản phẩm và dịch vụ
7 của họ thường tập trung vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, hiệu quả năng lượng, côngnghệ sạch, và các dự án giảm thiểu tác động môi trường Điều này không chỉ góp phần
Trang 13vào việc bảo vệ môi trường mà còn tạo ra lợi ích kinh tế lâu dài thông qua việc giảmchi phí năng lượng và tạo ra công nghệ mới
Bên cạnh đó, NHX cũng thường xuyên đánh giá tác động môi trường của các hoạt độngđầu tư của họ Họ áp dụng các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt và thường xuyênxem xét cách thức hoạt động của họ ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và xã hội Điềunày bao gồm việc đánh giá rủi ro môi trường của các khoản vay và đầu tư, cũng như
thực hiện các biện pháp giảm thiểu và quản lý rủi ro này
Một yếu tố quan trọng của NHX là sự minh bạch Họ thường cung cấp thông tinchi tiết về cách thức đầu tư của họ góp phần vào mục tiêu bảo vệ môi trường Điều nàykhông chỉ giúp tạo ra niềm tin với khách hàng và đối tác mà còn thúc đẩy tính tráchnhiệm và cam kết với các tiêu chuẩn cao hơn trong cộng đồng doanh nghiệp (Kaeufer,2010) Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với NHX là cân nhắc giữalợi nhuận kinh tế và tác động môi trường Mặc dù việc đầu tư vào các dự án thân thiệnvới môi trường có thể mang lại lợi ích lâu dài, nhưng chúng thường yêu cầu chi phí đầu
tư ban đầu cao và có rủi ro cao Do đó, NHX cần phát triển các mô hình kinh doanh và
cơ chế tài chính sáng tạo để đối phó với những thách thức này
Nhìn chung, có 2 phương thức tiếp cận đối với khái niệm NHX: Thứ nhất là
thông qua các hoạt động nội bộ của ngân hàng nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực lênmôi trường, bao gồm việc tiết kiệm năng lượng và nước, quản lý chất thải hiệu quả, haygiảm lượng khí thải bằng cách ưu tiên các giao dịch trực tuyến, sử dụng máy ATM/Pos
và mobile banking, cũng như khuyến khích sử dụng email để giảm lượng giấy và năng
lượng tiêu thụ Thứ hai, là thông qua các hoạt động hướng ra bên ngoài nhằm mục tiêu
giảm thiểu khí thải carbon, như việc tài trợ hoặc cho vay cho các dự án thân thiện vớimôi trường như năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời, nhà máy xử lý khí từ chất thải,sản xuất phân bón sinh học, v.v Một ngân hàng được xem là “xanh” khi đáp ứng được
cả hai điều kiện này, kết hợp cung cấp dịch vụ xanh trong ngắn hạn và theo đuổi mộtchiến lược kinh doanh dài hạn nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững
8
1.1.2 Các cấp độ của Ngân hàng xanh
Thang cấp độ của NHX dựa theo nghiên cứu của Kaeufer (2010) được xây dựngnhằm đánh giá mức độ thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của các ngân hàng.Dựa theo các nguyên tắc chung của phát triển bền vững và NHX, thang cấp độ NHXcủa Kaeufer (2010) được trình bày như sau:
Trang 14Bảng 1.1 Các cấp độ của NHX STT Cấp
3 Hệ
thống
Ngân hàng tích hợp mô hình kinh doanh bền vững vào chiến lượckinh doanh chính của mình, bao gồm việc đánh giá rủi ro môitrường trong quyết định đầu tư và tín dụng
4 Đổi
mới
Ngân hàng không chỉ thực hiện các hoạt động xanh nội bộ và tài trợcho dự án xanh, mà còn thúc đẩy đổi mới và phát triển các giải pháp tài chính mới hỗ trợ mục tiêu phát triển bền vững trên quy
mô rộng lớn
5 Lãnh
đạo
Ngân hàng đóng vai trò là một lãnh đạo trong lĩnh vực NHX, đưa
ra các tiêu chuẩn mới, hợp tác với các tổ chức tài chính khác, vàảnh hưởng đến chính sách công cộng nhằm thúc đẩy một nền kinh
tế xanh và bền vững
Nguồn: Kaeufer, 2010
9
1.1.3 Lợi ích và hạn chế của Ngân hàng xanh
1.1.3.1 Lợi ích của Ngân hàng xanh
NHX không chỉ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường, nhưng cònmang lại nhiều lợi ích cho bản thân ngân hàng, khách hàng, và xã hội nói chung Dướiđây là những lợi ích chính của NHX như sau:
Trang 15Thứ nhất, lợi ích đối với môi trường: NHX góp phần giảm phát thải carbon, vìcác hoạt động NHX như tài trợ cho dự án năng lượng tái tạo, giảm sử dụng giấy vàkhuyến khích giao dịch điện tử giúp giảm lượng khí thải carbon và các chất thải khácvào môi trường Thêm vào đó, thông qua việc tiết kiệm năng lượng và giảm sử dụnggiấy, NHX góp phần bảo tồn năng lượng và nguồn lực thiên nhiên Hơn thế nữa, bằngcách tài trợ cho các dự án thân thiện với môi trường, NHX khuyến khích và thúc đẩyphát triển kinh tế theo hướng bền vững
Thứ hai, lợi ích đối với ngân hàng: NHX giúp các NHTM tăng cường hình ảnhthương hiệu Sự cam kết với môi trường giúp ngân hàng xây dựng hình ảnh thươnghiệu tích cực, thu hút khách hàng có ý thức môi trường Bên cạnh đó, việc đầu tư vàocác dự án xanh có thể giúp giảm rủi ro tài chính do thay đổi khí hậu và quy định về môi trường ngày càng khắt khe Ngoài ra, các biện pháp tiết kiệm năng lượng và giảm
sử dụng giấy không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn giúp ngân hàng tiết kiệm chiphí
Thứ ba, lợi ích đối với khách hàng và cộng đồng: NHX tạo điều kiện cho sự pháttriển của kinh tế xanh bằng cách tài trợ cho các dự án và doanh nghiệp thân thiện vớimôi trường Nhờ đó, khách hàng có cơ hội tiếp cận với các sản phẩm tài chính xanh,như vay vốn với lãi suất ưu đãi cho các dự án bảo vệ môi trường hoặc tiết kiệm nănglượng Đồng thời, các hoạt động và chương trình của NHX giúp nâng cao nhận thức vềbảo vệ môi trường trong cộng đồng
Thứ tư, lợi ích đối với nền kinh tế: NHX được thiết kế để thúc đẩy các dự án vàhoạt động kinh doanh thân thiện với môi trường, mang lại nhiều lợi ích quan trọng chonền kinh tế Đầu tiên và quan trọng nhất, chúng hỗ trợ sự phát triển của các ngành côngnghiệp xanh, từ năng lượng tái tạo đến công nghệ sạch và cải thiện hiệu quả
10 năng lượng Điều này không chỉ giúp giảm phát thải carbon và bảo vệ môi trường màcòn tạo ra cơ hội kinh doanh mới và việc làm, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế CácNHX cũng khuyến khích đầu tư vào các dự án bền vững, giúp chuyển đổi nền kinh tếsang một mô hình ít carbon hơn Việc tài trợ cho các dự án này thường đi kèm với rủi
ro thấp hơn và lợi nhuận ổn định về lâu dài, thu hút thêm nguồn vốn đầu tư tư nhân vàolĩnh vực này
Ngoài ra, NHX đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro tài chínhliên quan đến biến đổi khí hậu bằng cách thúc đẩy các nguyên tắc đầu tư có tráchnhiệm và bền vững Điều này giúp bảo vệ các nhà đầu tư và doanh nghiệp khỏi những
Trang 16biến động giá cả năng lượng và những thiệt hại kinh tế do thời tiết cực đoan gây ra, từ
đó duy trì sự ổn định và tăng trưởng kinh tế dài hạn Cuối cùng, việc thúc đẩy các giảipháp xanh thông qua NHX còn góp phần nâng cao nhận thức và cam kết của cộng đồngdoanh nghiệp đối với phát triển bền vững Điều này không chỉ giúp tạo ra một xã hộitốt đẹp hơn mà còn mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp tiên phong trong việc xây dựngmột nền kinh tế xanh, bền vững và thịnh vượng (Kaeufer, 2010)
1.1.3.2 Hạn chế của Ngân hàng xanh
Bên cạnh những lợi ích đã đề cập ở trên, việc triển khai hoạt động NHX tại các ngân hàng cũng gặp phải không ít hạn chế như sau:
Thứ nhất, rủi ro tài chính cao: Các dự án xanh thường yêu cầu khoản đầu tư lớn
và thời gian hoàn vốn dài hạn Điều này làm tăng rủi ro tài chính cho NHX, đặc biệttrong bối cảnh kinh tế bất ổn hoặc khi có những biến động lớn về giá năng lượng táitạo Rủi ro tăng cao khi các dự án không đạt kỳ vọng về hiệu quả hoặc khi thị trườngcho các sản phẩm, dịch vụ xanh còn non trẻ và chưa đủ sức hấp dẫn
Thứ hai, thiếu hụt kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn: NHX cần đội ngũ cókiến thức chuyên sâu về môi trường, công nghệ xanh và các tiêu chí đánh giá dự án bềnvững Tuy nhiên, trên thực tế, việc tuyển dụng và đào tạo nhân sự có chuyên môn caotrong lĩnh vực này vẫn còn hạn chế, gây khó khăn cho việc đánh giá và quản lý dự ánmột cách chính xác và hiệu quả
11 Thứ ba, vấn đề về quy định và chuẩn mực: Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhằm thiếtlập các quy định và chuẩn mực cho hoạt động của NHX, nhưng sự không nhất quángiữa các quốc gia và khu vực về các tiêu chuẩn bền vững vẫn là thách thức lớn Điềunày không chỉ gây khó khăn trong việc tuân thủ các quy định mà còn tạo ra rào cảntrong việc tạo dựng niềm tin từ phía nhà đầu tư và khách hàng
Thứ tư, áp lực từ việc cân bằng giữa lợi nhuận và mục tiêu xanh: Trong khi đốimặt với sức ép phải đạt được lợi nhuận và tăng trưởng, NHX cũng phải đảm bảo rằng
họ không đi lệch khỏi mục tiêu xanh của mình Việc này đòi hỏi một chiến lược kinhdoanh chặt chẽ và sự cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích kinh tế và mục tiêu bền vững, điềukhông phải lúc nào cũng dễ dàng thực hiện Ngoài ra, việc thiếu một hệ thống đánh giá
và giám sát hiệu quả các dự án xanh là một hạn chế lớn, khiến NHX khó có thể theodõi chính xác tiến độ và hiệu quả của dự án, từ đó đánh giá rủi ro và điều chỉnh kế
Trang 17hoạch đầu tư một cách linh hoạt nhằm phản ứng trước các biến động của môi trườngkinh doanh (Aizawang & Yang, 2010)
1.2 Tổng quan về phát triển dịch vụ Ngân hàng xanh tại các Ngân hàng thương
mại 1.2.1 Khái niệm phát triển dịch vụ Ngân hàng xanh tại Ngân hàng thương mại
Phát triển dịch vụ NHX tại NHTM liên quan đến việc triển khai và cung cấp cácsản phẩm tài chính và dịch vụ ngân hàng chú trọng đến việc bảo vệ môi trường và thúcđẩy phát triển bền vững Khái niệm này bao gồm một loạt các hoạt động và sản phẩmnhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, cũng như hỗ trợ các sáng kiến thânthiện với môi trường Bên cạnh việc tạo ra lợi nhuận, việc phát triển dịch vụ NHX cũnggóp phần tạo ra lợi ích xã hội và đóng góp cho nền kinh tế bền vững (UN ESCAP,2012)
Theo UN ESCAP (2012), các dịch vụ và sản phẩm đặc trưng của NHX bao gồm:TDX, là dịch vụ cung cấp khoản vay với lãi suất ưu đãi cho các dự án xanh, như xâydựng cơ sở hạ tầng thân thiện với môi trường, dự án năng lượng tái tạo; Tài trợ dự án,gồm tài trợ cho các dự án có mục tiêu bảo vệ môi trường hoặc giảm thiểu tác động tiêucực đến môi trường; Sản phẩm tiết kiệm và đầu tư xanh, là dịch vụ cung cấp các sảnphẩm tiết kiệm hoặc quỹ đầu tư tập trung vào doanh nghiệp và dự án bền
12 vững; Dịch vụ tư vấn xanh, gồm các dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp về cách thứcthực hiện các hoạt động kinh doanh theo hướng bền vững và thân thiện với môi trường
1.2.2 Tiêu chí thể hiện sự phát triển dịch vụ Ngân hàng xanh tại Ngân hàng thương mại 1.2.2.1 Nhóm tiêu chí định tính
Bên cạnh các tiêu chí định lượng về tín dụng, hoạt động dịch vụ NHX tại cácNHTM cũng được đánh giá thông qua các tiêu chí định tính Trong khuôn khổ của bàiluận văn, tác giả đã dựa vào bộ tiêu chuẩn đánh giá dịch vụ NHX do Trần Bích Ngaphát triển vào năm 2017 nhằm mục đích đánh giá hiệu quả hoạt động NHX ở
Việt Nam Bộ tiêu chuẩn này bao gồm 5 tiêu chuẩn chính và mở rộng thành 15 tiêu chí
cụ thể, được thiết kế để đánh giá toàn diện hiệu suất và tác động của các dịch vụ NHX
Bộ tiêu chuẩn NHX
Trang 18Chiến lược
xanh Quy trình xanh Sản phẩm & dịch vụ xanh Cơ sở hạ tầng CNTT xanh Đội ngũ nhân viên
Hình 1.1 Bộ tiêu chuẩn đánh giá hoạt động NHX của NHTM Nguồn:
Trần Bích Nga (2017)
a Tiêu chuẩn Chiến lược xanh
Ngân hàng đặt ra các kế hoạch và chính sách rõ ràng cho việc phát triển hoạtđộng NHX, bao gồm việc lập kế hoạch và xây dựng chiến lược, tạo ra danh mục đầu tưxanh, và thúc đẩy ngân hàng phát triển bền vững thông qua các chính sách và hànhđộng cụ thể Ngân hàng cũng thực hiện các hoạt động truyền thông để giới thiệu về NHX Các tiêu chí cụ thể bao gồm:
Tiêu chí 1: Lập kế hoạch và xây dựng chiến lược NHX
13 Ngân hàng chịu trách nhiệm xác định và thực hiện kế hoạch, chính sách và chiếnlược NHX trên cả ngắn hạn và dài hạn, phát triển các giải pháp nhằm thúc đẩy tăngtrưởng TDX, và xây dựng chính sách lãi suất ưu đãi để khuyến khích hoạt động kinhdoanh thân thiện với môi trường và xã hội
Tiêu chí 2: Tạo danh mục đầu tư xanh
Ngân hàng phát triển danh mục đầu tư TDX, ưu tiên tài trợ cho các dự án xanh,đảm bảo sự phân bổ ngân sách hàng năm cho NHX, và xác định một tỷ lệ cố định choviệc giải ngân các dự án đầu tư xanh, nhằm tăng tỷ trọng của TDX trong cơ cấu danhmục đầu tư tín dụng
Tiêu chí 3: Thực hiện hoạt động truyền thông về NHX
Ngân hàng tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức củakhách hàng và cộng đồng về tầm quan trọng, ý nghĩa và mục đích của hoạt động NHX.Các chính sách và chương trình liên quan đến NHX được phổ biến qua website củangân hàng, các phương tiện thông tin đại chúng và các phương tiện truyền thông khác(Trần Bích Nga, 2017)
b Tiêu chuẩn Quy trình
Trang 19Để thúc đẩy hiệu quả trong hoạt động NHX, các ngân hàng cần tuân thủ các quyđịnh và tiêu chuẩn nhằm mục đích nâng cao sự xanh hóa bên trong tổ chức, quản lý rủi
ro môi trường và xã hội liên quan đến việc cấp tín dụng, thực hiện báo cáo phát triểnbền vững và tham gia vào các hoạt động thân thiện với môi trường Các tiêu chuẩn vàtiêu chí cụ thể bao gồm:
- Tiêu chí 1: Quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong quá trình cấp tín dụng Ngân hàng phát triển một bộ tiêu chuẩn riêng hoặc áp dụng các Nguyên tắc XíchĐạo (EP) để bảo đảm rằng các dự án và phương án đầu tư được tài trợ phải tuân thủ cácyêu cầu môi trường và xã hội Trong quá trình thẩm định tín dụng, ngân hàng dựa vàoluật lệ và quy định của nhà nước liên quan đến môi trường và xã hội để đánh giá các rủi
ro có thể ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn và khả năng thanh toán của khách hàng
14
- Tiêu chí 2: Thực hiện Báo cáo Phát triển Bền vững
Ngân hàng hàng năm thực hiện Báo cáo Phát triển Bền vững theo Bộ tiêu chuẩnquốc tế GRI, giúp đo lường và công bố các mục tiêu hướng tới phát triển bền vững.Báo cáo này cung cấp kế hoạch, thống kê và dự báo các rủi ro về môi trường, biến đổikhí hậu và các quyết định chiến lược dài hạn của ngân hàng
- Tiêu chí 3: Quản lý chi tiêu theo tiêu chuẩn kinh tế xanh
Ngân hàng áp dụng quy chế chi tiêu xanh, ưu tiên cho việc mua sắm và sử dụnghàng hóa có nhãn sinh thái và có khả năng tái chế Trong quá trình chọn lựa nhà cungcấp, ngân hàng đánh giá dựa trên các tiêu chí bền vững của sản phẩm, dịch vụ và hoạtđộng
c Tiêu chuẩn Sản phẩm và dịch vụ xanh
Ngân hàng đang hướng tới việc xây dựng và mở rộng dải sản phẩm và dịch vụ xanh để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về sự linh hoạt trong sử dụng
và quan tâm đến giảm thiểu rủi ro môi trường, nhằm hỗ trợ mục tiêu phát triển bền vững trong ngành ngân hàng Các tiêu chí bao gồm:
Tiêu chí 1: Thúc đẩy sản phẩm tín dụng xanh
Ngân hàng xây dựng chính sách nhằm ưu tiên tài trợ vốn cho các dự án và đầu tưvào các lĩnh vực giảm thiểu ô nhiễm và phát thải, cũng như thích ứng với biến đổi khíhậu Cùng lúc đó, ngân hàng phát triển các chương trình tín dụng hướng đến lĩnh vực
Trang 20công nghiệp và nông nghiệp xanh, năng lượng tái tạo, và công nghệ thân thiện với môitrường
Tiêu chí 2: Dịch vụ ngân hàng điện tử
Ngân hàng cung cấp khả năng thực hiện các giao dịch, xem sao kê, và thanh toánmột cách linh hoạt qua Internet banking, Mobile banking, và các phương tiện di độngkhác Ngoài ra, ngân hàng còn mở rộng và phát triển các tính năng mới sử dụng côngnghệ cao để tăng cường sự tiện lợi cho khách hàng, đồng thời khuyến khích việc pháttriển thanh toán không dùng tiền mặt và giảm lượng tiền giấy lưu thông trên thị
trường
15 Tiêu chí 3: Thẻ tín dụng xanh
Ngân hàng phát triển các loại thẻ TDX có khả năng tự phân hủy sau một số nămtrong điều kiện môi trường nhất định và có thể được tiêu hủy công nghiệp và tái chế.Khách hàng được khuyến khích sử dụng thẻ xanh thông qua các chương trình ưu đãi,nhận thưởng hoặc điểm thưởng có thể sử dụng để đóng góp vào các tổ chức từ thiện vìmôi trường
d Tiêu chuẩn Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin xanh
Ngân hàng đặt ưu tiên cao vào việc phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin(CNTT) xanh để tăng cường hiệu quả sử dụng, giảm lượng tiêu thụ năng lượng và ảnhhưởng môi trường Các tiêu chuẩn và tiêu chí về cơ sở hạ tầng CNTT xanh bao gồm:
- Tiêu chí 1: Áp dụng cơ sở vật chất CNTT xanh
Ngân hàng thiết lập chính sách nhằm tối ưu hóa việc sử dụng công nghệ thông tin,hướng tới sự bền vững của môi trường, hoạt động của ngân hàng và chuỗi cung ứng sảnphẩm dịch vụ, cũng như quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên trong tổ chức
- Tiêu chí 2: Trung tâm dữ liệu công nghệ thông tin xanh
Ngân hàng phát triển trung tâm dữ liệu công nghệ thông tin xanh với mục tiêugiảm tiêu thụ điện năng, giảm lượng phát thải CO2 và giảm mức tiêu thụ điện của cácthiết bị phụ trợ như hệ thống chiếu sáng, làm mát, và cung cấp điện, đồng thời nâng caohiệu quả sử dụng năng lượng, phát triển cơ sở hạ tầng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng
mà vẫn đảm bảo hoạt động ổn định của trung tâm dữ liệu
- Tiêu chí 3: Tòa nhà xanh
Trang 21Ngân hàng thực hiện và hỗ trợ tài chính cho việc xây dựng và phát triển các dự án Tòa nhà xanh, nơi mà việc tăng cường hiệu suất sử dụng năng lượng, nước và vật liệu được ưu tiên Các Tòa nhà xanh được thiết kế để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người, thông qua việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực và giảm các tác động xấu trong quá trình xây dựng và vận hành.
16
e Tiêu chuẩn Đội ngũ nhân viên
- Tiêu chí 1: Nâng cao chất lượng nhân sự
Ngân hàng cam kết xây dựng đội ngũ nhân viên không chỉ mạnh về số lượng màcòn giàu kiến thức về hoạt động NHX, sở hữu năng lực vận hành hệ thống một cáchchuyên nghiệp, hiệu quả trong quản lý và chăm sóc khách hàng Ngân hàng cũng thiếtlập các chính sách nhằm phát triển nguồn nhân lực hướng tới mục tiêu tăng trưởngxanh
- Tiêu chí 2: Tăng cường nhận thức và đào tạo liên tục
Ngân hàng triển khai các chương trình để nâng cao nhận thức và kiến thức chonhân viên về tầm quan trọng và mục tiêu của NHX, khuyến khích sử dụng năng lượng
và nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả và tiết kiệm, bảo vệ môi trườngtrong mọi hoạt động hàng ngày và quy trình mua sắm công Cũng như khích lệ thamgia vào các hoạt động vì một lối sống và tiêu dùng xanh, và các sáng kiến bảo vệ môitrường
- Tiêu chí 3: Chính sách khen thưởng cho nhân viên và chi nhánh
Ngân hàng thực hiện chính sách khen thưởng cho những cá nhân và chi nhánh cónhững đóng góp nổi bật trong việc nghiên cứu, phát triển các giải pháp và ứng dụngcông nghệ xanh, giảm phát thải carbon, đề xuất các sáng kiến hiệu quả trong việc thúcđẩy NHX và phát triển ngân hàng bền vững Ngân hàng cũng vận động các chi nhánhtích cực triển khai hoạt động NHX và tuyên dương những chi nhánh điển hình, xuất sắctrong lĩnh vực này (GSSB, 2011)
1.2.2.2 Nhóm tiêu chí định lượng
a Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ xanh
Tỷ lệ tăng trưởng của dư nợ TDX được xem là chỉ số quan trọng để đo lường sựphát triển hàng năm của dư nợ trong lĩnh vực xanh, cũng như mức độ hỗ trợ tài chính
Trang 22mà ngành ngân hàng dành cho các dự án xanh Đồng thời, tỷ lệ này còn phản ánh hiệuquả thực thi các kế hoạch TDX mà ngân hàng đã đề ra Một tỷ lệ cao chứng
b Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay (DSCV)
Chỉ số tăng trưởng DSCV được thiết kế để phản ánh mức độ tăng trưởng qua cácnăm của DSCV NHX Khác với chỉ số tăng trưởng dư nợ, chỉ số này áp dụng cho mộtkhoảng thời gian cụ thể chứ không chỉ một thời điểm duy nhất Chỉ số này đưa ra cáinhìn tổng quan về tất cả các khoản vay được cấp, bao gồm cả những khoản đã đượcthanh toán, trong lĩnh vực xanh của nền kinh tế trong một kỳ nhất định, thường là mộtnăm
c Cơ cấu TDX theo lĩnh vực:
Cơ cấu tín dụng thể hiện tỷ trọng dư nợ theo các lĩnh vực Chỉ số này thể hiệnmức độ đa dạng trong tệp khách hàng cho vay cũng như mức độ phân bổ rủi ro củangân hàng Việc ngân hàng đa dạng cơ cấu TDX, tập trung vào các ngành, nhóm ngành
ưu tiên, các chương trình khởi nghiệp, ưu tiên năng lượng, lâm nghiệp, nông nghiệpcũng thể hiện được định hướng phát triển và tiềm năng mở rộng quy mô TDX của ngânhàng
Trang 23d Tỷ trọng lãi thu được từ NHX
Chỉ số này đo lường phần trăm lãi thu từ dịch vụ NHX trong tổng lãi thu từ tất cả hoạt động tín dụng của ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định Chỉ số càng cao cho thấy sự đóng góp mạnh mẽ của dịch vụ NHX vào tổng lợi nhuận của ngân hàng, đồng thời phản ánh hiệu quả và tầm quan trọng ngày càng tăng của NHX so với các hoạt động tín dụng truyền thống
Tỷ lệ tăng trưởng khách hàng = ố ����ươ�������� ���� ���� ���� ố
ro nợ xấu Nợ xấu, theo quy định, bao gồm các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5, dựatrên tiêu chuẩn phân loại nợ của Ngân hàng Nhà nước được ghi nhận trong Thông tư số
Trang 2411/2021/TT-NHNN ngày 30/07/2021 Thông tư này cung cấp hướng dẫn về cách phânloại tài sản, xác định mức độ trích lập dự phòng rủi ro và sử
dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài Cụ thể như sau:
- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản vay trong hạn và có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn; Khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn
- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Là các khoản nợ quá hạn trên 10 ngày và dưới
- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Khoản nợ quá hạn trên 360 ngày
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ Ngân hàng xanh 1.2.3.1
Nhân tố bên ngoài ngân hàng
- Yếu tố môi trường chính trị và pháp luật bao gồm: (i) Các yếu tố chính trị: Đây
là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động của NHX cũng như hoạt động tổngthể của ngân hàng Sự ổn định hoặc không ổn định về mặt chính trị tại khu vực hoạtđộng của ngân hàng cung cấp cơ sở cho việc đưa ra các quyết định chiến lược kinhdoanh một cách phù hợp và kịp thời; (ii) Yếu tố pháp luật: Quy trình hoạt động kinhdoanh của ngân hàng phụ thuộc nhiều vào các quy định pháp luật và sự quản lý của nhànước về kinh tế Một hệ thống pháp luật chất lượng cao là yếu tố cần thiết để đảm bảomột môi trường kinh doanh công bằng, buộc ngân hàng hoạt động một cách minh bạch
và có trách nhiệm; (iii) Chủ trương và chính sách của Chính phủ: Những yếu tố này cóảnh hưởng đáng kể tới việc điều tiết vĩ mô của nền kinh tế, bao gồm các chính sáchkinh tế, tài chính, tiền tệ và các chương trình chi tiêu của Chính phủ
Theo xu hướng toàn cầu đang chuyển hướng sang tăng trưởng xanh, việc Chínhphủ triển khai các chương trình và chính sách nhằm thúc đẩy phát triển NHX sẽ làm
Trang 25tăng cơ hội cho sự phát triển của các hoạt động NHX tại các ngân hàng Một ví dụ cụthể là sự khuyến khích của Chính phủ đối với việc đầu tư vào các dự án xanh, bằngcách giảm thuế cho các doanh nghiệp mới, linh hoạt hóa tốc độ tăng trưởng tín dụng, vàtạo điều kiện làm việc cho người lao động Những biện pháp này không chỉ kích thích
sự tăng trưởng kinh tế và tăng GDP, giảm thất nghiệp, mà còn tăng cường nhu cầu vềvốn cho doanh nghiệp, từ đó đẩy mạnh hoạt động tài trợ xanh của ngân hàng, góp phầnvào sự phát triển của NHX
- Yếu tố môi trường khoa học và công nghệ: Sự phát triển của hoạt động NHX
chịu sự ảnh hưởng lớn bởi công nghệ thông tin (CNTT) Các ngân hàng cần tập trungvào việc phát triển và đầu tư vào công nghệ để cải thiện quản lý và thực hiện các tác
20
vụ nội bộ, nhằm mục tiêu tiết kiệm các tài nguyên như giấy, điện, và nước Họ cũngcần triển khai các hệ thống công nghệ tiên tiến để phát triển sản phẩm xanh và thựchiện các quy trình đánh giá, xét duyệt dự án đầu tư, và cấp vay dựa trên tuân thủ cáctiêu chuẩn về bảo vệ môi trường Đối với các doanh nghiệp đầu tư vào dự án xanh, việc
sở hữu cơ sở hạ tầng CNTT hiện đại, công nghệ và thiết bị là yếu tố quan trọng để đápứng các tiêu chí của dự án xanh Vì vậy, việc thực hiện thành công hoạt động NHX đòihỏi một cơ sở hạ tầng CNTT mạnh mẽ Điều này cho thấy tầm quan trọng của CNTTtrong việc phát triển NHX, yêu cầu các ngân hàng phải đầu tư một khoản nguồn vốnđáng kể ban đầu vào cơ sở hạ tầng CNTT
- Yếu tố môi trường tự nhiên và sinh thái: Tình trạng của môi trường tự nhiên,
bao gồm các thách thức liên quan đến quản lý chất thải, ô nhiễm, đóng một vai trò quantrọng trong việc định hình sự phát triển của hoạt động NHX Trong bối cảnh hiện nay,khi môi trường đang đối mặt với nhiều vấn đề cần được giải quyết, việc triển khai các
dự án xanh trở nên vô cùng quan trọng, đồng thời thúc đẩy sự đầu tư và phát triển củaNHX
- Cơ sở hạ tầng kinh tế: Cơ sở hạ tầng cơ bản của một quốc gia, bao gồm hệ thống
giao thông, thông tin liên lạc, ngân hàng tín dụng, và mạng lưới điện, quyết định sự phát triển của kinh tế quốc gia cũng như khả năng phát triển của doanh nghiệp Các yếu
tố này có ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh, khả năng tiếp cận thông tin, khả năng huy động và sử dụng vốn, cũng như khả năng thực hiện các giao dịch thanh toán, từ đó tác động mạnh mẽ đến nhu cầu về dịch vụ NHX
- Môi trường văn hoá và xã hội: Mỗi quốc gia hoặc khu vực có bản sắc văn hóa
và những đặc trưng xã hội riêng biệt, ảnh hưởng đến hành vi và sở thích của người tiêu
Trang 26dùng Điều này có tác động lớn tới việc phát triển dịch vụ NHX của ngân hàng Ví dụ,tại Việt Nam, xu hướng ưa chuộng sử dụng tiền mặt trong giao dịch là một thách thứcđối với việc triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử và tài khoản thanh toán điện tử, nhữngsản phẩm chính khi phát triển NHX
- Môi trường ngành ngân hàng bao gồm: (i) Động lực tăng trưởng của nền kinh
tế ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của ngành ngân hàng, là một phần không thể
21 tách rời của nền kinh tế; (ii) Xu hướng số hóa trong ngành ngân hàng làm thay đổi môhình kinh doanh truyền thống, đem lại cơ hội và thách thức mới; (iii) Chính sách antoàn hoạt động có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của NHX và lợi nhuận ngânhàng; (iv) Xu hướng hội nhập tạo ra cơ hội và thách thức cho hệ thống tài chính, đòihỏi ngân hàng phải thích ứng để tồn tại và phát triển; (v) Sự cạnh tranh trong ngànhquyết định vị thế cạnh tranh của từng ngân hàng trong việc phát triển NHX Mức độcạnh tranh giữa các ngân hàng ảnh hưởng đến nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ của mỗingân hàng Trong bối cảnh sự xuất hiện của ngân hàng nước ngoài và tăng cường cácdịch vụ, sự cạnh tranh trở nên gay gắt hơn, đặc biệt là trong lãi suất, chính sách sảnphẩm dịch vụ, chính sách tín dụng và chương trình ưu đãi liên quan đến sản phẩmTDX, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động NHX của ngân hàng thương mại
1.2.3.2 Nhân tố bên trong ngân hàng
- Yếu tố nhân sự: Việc sở hữu đội ngũ nhân viên có trình độ cao là yếu tố hàng
đầu đảm bảo cho sự thành công trong lĩnh vực kinh doanh, nhất là trong ngành thươngmại Trong cấu trúc nhân sự, khả năng của những nhân viên quản lý hoạt động NHXđóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của các hoạt động này Các ngânhàng cần thành lập một bộ phận chuyên môn về NHX với đội ngũ có kiến thức sâu và
kỹ năng thẩm định, đánh giá dự án/kế hoạch kinh doanh với rủi ro thấp đối với môitrường Sự thiếu hụt trong đào tạo chuyên ngành hoặc kinh nghiệm của đội ngũ chuyêntrách có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của những nỗ lực này Vì vậy, các ngânhàng cần phải bảo đảm rằng mình có đủ nhân viên được trang bị kiến thức cần thiết vềNHX, có khả năng vận hành hệ thống và xử lý chuyên nghiệp với khách hàng
- Yếu tố tài chính: Tài chính là một trong những yếu tố cốt lõi quyết định năng
lực sản xuất và là tiêu chí quan trọng đánh giá quy mô của ngân hàng Mọi quyết địnhliên quan đến đầu tư hay mua sắm trang thiết bị phải dựa trên bức tranh tài chính hiệntại của ngân hàng Sở hữu một nền tảng tài chính vững chắc giúp ngân hàng có khả
Trang 27năng đầu tư vào công nghệ và thiết bị hiện đại, thúc đẩy sự phát triển của các hoạt độngNHX Ngân hàng với tiềm lực tài chính mạnh mẽ cũng có thể áp dụng công nghệ tiêntiến, nâng cao chất lượng và giảm chi phí dịch vụ, đồng thời thực hiện các
22 chiến dịch quảng cáo và khuyến mại hiệu quả để tăng khả năng cạnh tranh Hơn nữa,một ngân hàng mạnh về tài chính còn có thể chấp nhận lỗ trong một khoảng thời gianngắn để giảm giá thành sản phẩm, nhằm duy trì và mở rộng thị phần, từ đó tăng giá trị
và thu lợi nhuận cao hơn Do đó, việc quản lý tài chính luôn là mối quan tâm lớn củacác nhà lãnh đạo
- Hệ thống thông tin và trao đổi: Trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện đại, thông
tin được xem như một loại hàng hoá quan trọng, trở thành trọng tâm trong hoạt độngkinh doanh và được tích hợp vào nền kinh tế dựa trên thông tin Với thách thức từ sựcạnh tranh quốc tế ngày một khốc liệt, các ngân hàng đặc biệt cần được cập nhật thôngtin chính xác về nhu cầu và cung ứng trên thị trường, về tiến bộ công nghệ và kỹ thuật,thông tin về khách hàng, cũng như về các đối thủ cạnh tranh Hơn nữa, việc tiếp cậnthông tin về các biến đổi trong chính sách kinh tế của chính phủ và các quốc gia liênquan cũng rất quan trọng Các thông tin chính xác và được cung cấp đúng thời điểm sẽtạo nên nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp trong việc định hình chiến lược kinhdoanh và phát triển bền vững dài hạn
- Chiến lược marketing: Khi tăng cường các hoạt động marketing, thông tin quan
trọng sẽ được chia sẻ với công chúng, giúp khách hàng nắm bắt, hiểu rõ và nhận thứcđược tầm quan trọng và ý nghĩa của sự phát triển bền vững, cũng như mục tiêu của việctriển khai các sáng kiến NHX Điều này khuyến khích khách hàng muốn sử
dụng sản phẩm và dịch vụ ngân hàng thân thiện với môi trường Đồng thời, việc truyềnthông nội bộ trong ngân hàng giúp nhân viên hiểu và đồng lòng hỗ trợ thực hiện cácmục tiêu của NHX một cách hiệu quả theo kế hoạch (Aizawang & Yang, 2010)
1.3 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ Ngân hàng xanh tại một số Ngân hàng trong nước và quốc tế
1.3.1 Kinh nghiệm của một số Ngân hàng thương mại quốc tế
1.3.1.1 Ngân hàng Mizuho (Nhật Bản)
Mizuho, một trong những ngân hàng hàng đầu tại Nhật Bản, cùng với MUFG và SMBC, nổi bật với mạng lưới chi nhánh rộng lớn bao gồm 505 văn phòng và chi
Trang 2823 nhánh trải dài qua Nhật Bản và khoảng 40 quốc gia khác trên thế giới, là ngân hàng duynhất có mặt tại mọi quận trong nước Mizuho đã đặt dấu ấn là ngân hàng Á châu đầutiên áp dụng Nguyên tắc xích đạo vào năm 2003 và sau đó dẫn đầu trong Hiệp hội EP
từ tháng 5/2014 đến tháng 5/2015 Từ tháng 10/2017 đến tháng 11/2021, Mizuhokhông chỉ là một trong mười thành viên của Ban chỉ đạo EP mà còn đại diện cho khuvực Châu Á - Thái Bình Dương, chứng tỏ vai trò quan trọng trong việc tài trợ cho các
dự án quốc tế với mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường ở cả các thị trườngphát triển và mới nổi Mizuho cam kết tài trợ cho các dự án thân thiện với môi trường,bao gồm nhà máy điện tại Bangladesh (2020), dự án điện mặt trời lớn nhất Qatar(2020), hỗ trợ các sáng kiến năng lượng tái tạo (2018), và dự án quang điện mặt trời tại
Ấn Độ (2017) và Karumai, Nhật Bản (2017), như một phần của cam kết chống lại biếnđổi khí hậu theo Nguyên tắc xích đạo
Trong giai đoạn từ năm 2018 đến 2020, quy mô vốn mà Mizuho dành cho tài trợcác dự án môi trường đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể, khoảng 20% hàng năm.Bên cạnh đó, Mizuho đã phát triển và đưa vào thị trường một loạt sản phẩm tài chínhliên quan đến nỗ lực bảo vệ môi trường, bao gồm trái phiếu xanh, trái phiếu xã hội vàtrái phiếu bền vững Những sản phẩm này hỗ trợ cho các doanh nghiệp có ý thức vềmôi trường hoặc những doanh nghiệp đang tìm cách giải quyết các vấn đề
môi trường, cũng như những công ty đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhằm cải thiện tình hìnhmôi trường Mizuho cũng đề xuất giải pháp tài chính như Mizuho ESG – Assist vàMizuho ESG Private Placement, giúp cung cấp vốn lưu động và vốn đầu tư cho cáccông ty đó
Thêm vào đó, Mizuho cũng cung cấp hỗ trợ về lãi suất cho các dự án nhằm chốnglại sự nóng lên toàn cầu và khuyến khích tiết kiệm năng lượng thông qua các sáng kiếncủa Bộ Môi trường và Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Từ tháng3/2019 đến tháng 3/2021, đã có 385 công ty được hưởng lợi từ sự hỗ trợ tài chính này
từ Mizuho
1.3.1.2 Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC)
24 Trung Quốc, với vị trí là quốc gia đang phát triển với tốc độ nhanh chóng và lànền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, đang đối mặt với các thách thức môi trường
Trang 29nghiêm trọng không chỉ trong nước mà còn ảnh hưởng đến các quốc gia mà nước nàyđầu tư Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC), một trong bốn ngân hàng lớnnhất tại Trung Quốc và cũng là một trong những ngân hàng hàng đầu toàn cầu với tàisản ước lượng lên đến 4,3 nghìn tỷ USD, đóng một vai trò trung tâm trong việc hướngdẫn và thúc đẩy ngành ngân hàng của Trung Quốc hợp tác với nhà nước để tiếp nhận vàtriển khai các sáng kiến bền vững
Từ năm 2007, ICBC đã dẫn đầu trong việc thực hiện chính sách về tài chính xanhcủa chính phủ, khởi xướng làn sóng mở rộng TDX Năm 2008, ICBC đã được chấpnhận theo Nguyên tắc xích đạo và Tiêu chuẩn Hiệu suất của IFC Đến năm 2012, ngânhàng này tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong của mình bằng cách trở thành Ngânhàng Trung Quốc đầu tiên tham gia Hiệp ước Toàn cầu của Liên hợp quốc và Chươngtrình Môi trường Liên hợp quốc, làm sâu sắc hơn nữa cam kết với các hoạt động tàichính bền vững
ICBC đóng vai trò quan trọng trong ngành tài chính của Trung Quốc, với tổng dư
nợ tài chính xanh lên đến 1,35 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 199 tỷ USD) vào năm
2019, ghi nhận mức tăng trưởng 9% so với năm trước Điều này đưa ICBC trở thànhngân hàng sở hữu một trong những danh mục đầu tư tài chính xanh lớn nhất trongngành, chiếm gần 8% tổng số tín dụng của mình vào năm đó, xếp thứ hai sau Ngânhàng Phát triển Trung Quốc
Bên cạnh việc thiết lập một hệ thống quản lý xanh, ICBC còn tích cực tham giavào nhiều sáng kiến tài chính quốc gia và quốc tế, bao gồm cả việc là thành viên củaNhóm Công tác Tài chính của UNEP và tuân theo các Nguyên tắc của Ngân hàng CóTrách nhiệm Nổi bật với vai trò là nhà tài trợ chính cho ngành nhiên liệu hóa thạch,với tổng giá trị tài trợ lên tới khoảng 239 tỷ USD từ 2016 đến 2019, sự cam kết mạnh
mẽ của ICBC đối với tài chính xanh là đáng chú ý Sự gia tăng trong việc áp dụngchính sách tài chính xanh của ICBC có thể đánh dấu sự chuyển dịch quan trọng khỏicác nguồn năng lượng gây hại cho môi trường Tính đến cuối năm 2018, khoản vay chonăng lượng sạch chiếm 60% tổng số vay dành cho ngành công nghiệp năng lượng,
25 tăng 6% so với năm 2014 77% số vay cho ngành điện mới từ 2016 đến 2018 đã được chuyển hướng vào năng lượng sạch
Nhìn chung, các ngân hàng trên thế giới được nghiên cứu ở trên, đều đã triển khaihoạt động NHX từ rất sớm và đạt được những kết quả thành công nhất định Ưu điểmcủa các ngân hàng này đều triển khai hoạt động NHX trên tất cả phương diện về hoạt
Trang 30động nội bộ, hoạt động kinh doanh và quan tâm đến hoạt động trách nhiệm xã hội Cácquốc gia được nghiên cứu đều có định hướng phát triển NHX cụ thể, rõ ràng và nhữngchính sách ưu tiên, khuyến khích phát triển hệ thống NHX Đặc biệt, các nước pháttriển như Nhật hay Trung Quốc đều tập trung đẩy mạnh thị trường trái phiếu xanh tạonguồn vốn cho các NHX phát triển
1.3.2 Kinh nghiệm của một số Ngân hàng thương mại trong nước
1.3.2.1 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank)
VietinBank, một trong nhưng ngân hàng quốc doanh hàng đầu tại Việt Nam, đã
đề ra chính sách hợp tác với các đối tác quốc tế để tài trợ cho các dự án tập trung vàoviệc sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả, như một phần của chiến lượcphát triển tài chính xanh VietinBank đã phát triển một loạt sản phẩm và dịch vụ
tài chính như bảo lãnh và cho vay cho các dự án tiết kiệm năng lượng, với sự hỗ trợ từ Quỹ Môi trường Toàn cầu, Quỹ Hợp tác Khí hậu Toàn cầu (GCPF), và nguồn vốn của Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB), cũng như sự đối ứng từ chính VietinBank
Nhận thức rõ ràng về các cơ hội và thách thức liên quan đến phát triển tài chínhxanh, VietinBank đã xây dựng một chiến lược độc lập nhằm tối ưu hóa hiệu quả củacác sản phẩm tài chính xanh Chiến lược này bao gồm việc sử dụng vốn huy động được
từ VietinBank và thu hút thêm nguồn vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế nhưDeutsche Bank, JICA, Ngân hàng Thế giới (WB), và Ngân hàng Phát triển Châu Á(ADB) cho mục tiêu này VietinBank cũng đã hợp tác với IFC để phát triển và triểnkhai các sản phẩm tài trợ cho dự án tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng, cũngnhư năng lượng tái tạo Hợp tác này còn mở rộng đến việc làm việc với Viet-Esco đểthực hiện kiểm toán năng lượng cho các dự án, đảm bảo chúng tuân thủ các tiêu chuẩn
kỹ thuật yêu cầu
26 Trong quá trình đánh giá dự án để cung cấp tín dụng, VietinBank thực hiện đánhgiá kỹ lưỡng về ảnh hưởng môi trường và xã hội của dự án Trước khi quyết định cấpvốn, ngân hàng yêu cầu phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được chínhthức phê duyệt trong hồ sơ đề nghị vay vốn VietinBank có chính sách loại bỏ hoặc giớihạn việc cung cấp tín dụng cho các dự án có tiềm năng gây ra tác động tiêu cực lớn đếnmôi trường và xã hội Dựa trên kết quả của việc đánh giá ảnh hưởng môi trường và xãhội, ngân hàng sẽ xác định các biện pháp quản lý rủi ro cần thiết cho từng dự án Mức
độ nghiêm ngặt của các biện pháp này phụ thuộc vào mức độ tác động và rủi ro mà dự
Trang 31án có thể gây ra, đồng thời yêu cầu khách hàng phải thực hiện các hành động cụ thể đểgiảm thiểu, xử lý và khắc phục bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào đối với môi trường và xãhội
Các NHTM tại Việt Nam được nghiên cứu nêu trên đều là những ngân hàng địnhhướng phát triển NHX cũng như đẩy mạnh TDX từ khá sớm, đều xây dựng được khungquản lý rủi ro môi trường – xã hội của riêng mình Tuy nhiên, hiện nay SacomBankcũng như VietinBank chưa xây dựng một chiến lược phát triển NHX cụ
thể và dài hạn, các hoạt động NHX hiện mang tính ngắn hạn và chưa tập trung triển khai toàn hệ thống
1.3.2.2 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã được trao danh hiệu
“Ngân hàng tiêu biểu về Tín dụng xanh” trong 2 năm liên tiếp (2021-2022) cho thấyBIDV là một trong những ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực tín dụng xanh Theo đó,BIDV đã đáp ứng đầy đủ, xuất sắc bộ tiêu chí của giải thưởng như sau:
+ Các sản phẩm xanh của BIDV được thiết kế tương đối tốt và đã được đưa vào danh mục triển khai các sản phẩm của BIDV
+ Thiết kế chi tiết các điều kiện để được áp dụng các mức lãi suất ưu đãi, quy định về bảo đảm tiền vay…cho sản phẩm NHX
+ Thành công trong việc vận hành chương trình quản lý rủi ro môi trường & xã hội để phục vụ cho việc đánh giá các khoản NHX
27 + Trong quá trình thẩm định phê duyệt cho vay, BIDV đã thực hiện áp dụng thêmcác tiêu chuẩn về môi trường vào trong nội dung thẩm định
Để đạt được các thành tựu này, BIDV đã chú trọng mở rộng quy mô NHX từ rấtsớm và là một trong những ngân hàng đầu tiên tham gia vào lĩnh vực NHX Trên thực
tế, BIDV thường xuyên thực hiện các khoản vay TDX theo các chương trình ưu đãithuộc các gói cho vay, cung cấp vốn nhiều phương án, dự án thân thiện với môi trườngtrong nhiều năm gần đây Đây là ngân hàng đầu tiên trong các NHTM không có vốnnhà nước thuộc hệ thống ngân hàng Việt Nam thực hiện hợp tác với Quỹ hợp tác khíhậu toàn cầu GCPF để phục vụ các khoản vay TDX tại Việt Nam Đây là bước đi rấtđúng với phương châm hoạt động ngân hàng xanh của Bộ ban ngành và NHNN Với
Trang 32chiến dịch này, BIDV đã dành ưu đãi cho nguồn vốn phục vụ cho các dự án đầu tư cógắn liền với việc bảo vệ môi trường và xã hội Theo đó, lãi suất cho vay từ 6,5%/năm,sản phẩm này đã góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp gia tăng hoạt động kinh doanh,đồng thời định hướng phát triển theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững
Hiện nay, BIDV đang tập trung tài trợ 6 nhóm sản phẩm NHX với đối tượngđược xác định tương đối cụ thể bao gồm: Tiêu dùng xanh (mua sắm các thiết bị giađình tiết kiệm điện có nhãn chứng nhận năng lượng từ 3 sao trở lên hoặc phương tiện dichuyển chạy bằng điện), năng lượng tái tạo, nông nghiệp xanh (đầu tư nâng cấp hệ thống tưới và phương pháp canh tác hiệu quả), xây dựng (đầu tư các dự án có sử dụng các vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường), dệt may, nhà xanh (mua căn hộ thuộc danh sách toà nhà xanh)
1.3.2.3 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)
Kể từ năm 2003, Sacombank đã trở thành một trong những ngân hàng hàng đầutại Việt Nam được quyền truy cập vào vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế như IFC, Tổchức Phát triển Tài chính Hà Lan (FMO), và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB),nhấn mạnh vào mục tiêu phát triển an toàn và bền vững Để đạt được điều này,Sacombank cam kết tuân thủ các yêu cầu về sử dụng vốn ủy thác một cách có tráchnhiệm, đảm bảo không gây hại cho môi trường và xã hội, dựa trên các yêu cầu từ cácđối tác tài chính Năm 2009, Sacombank đã thiết lập một ban quản lý môi trường và
28
xã hội và công bố Chính sách Môi trường vào tháng 7, nhằm phân loại và đánh giá rủi
ro môi trường trong hoạt động của mình Sacombank đã phát triển các nguyên tắc vàbiện pháp cụ thể để thực thi chính sách môi trường này, bao gồm việc tích hợp các tiêuchí bảo vệ môi trường vào quy trình cấp tín dụng Mọi khoản vay đều phải trải qua quátrình đánh giá môi trường, đảm bảo rằng các dự án tài trợ tuân thủ các tiêu chuẩn môitrường đã được xác định
Dưới sự hỗ trợ tư vấn của PwC Hà Lan, vào tháng 12 năm 2012, Sacombank đãchính thức áp dụng Hệ thống Quản lý Trách nhiệm Môi trường và Xã hội (ESMS) theotiêu chuẩn quốc tế, trở thành ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam thực hiện điềunày Mục đích là để nâng cao khả năng quản lý và giảm thiểu tác động đến môi trường
và xã hội trong quá trình cung cấp tín dụng cho khách hàng
Khách hàng của Sacombank phải tuân thủ các yêu cầu về đánh giá môi trường doSacombank đặt ra, cũng như phải tuân theo các quy định pháp luật liên quan và thực
Trang 33hiện các khuyến nghị từ đánh giá môi trường Sacombank cũng đã xác định một danhsách gồm 12 ngành nghề không được cấp tín dụng để loại trừ rủi ro cao đối với môitrường và xã hội, đồng thời phân loại các dự án đầu tư dựa trên bốn yếu tố: lĩnh vựckinh doanh, địa bàn hoạt động, mức độ nhạy cảm và phạm vi tác động Dựa vào đó, các
dự án được chia thành ba cấp độ rủi ro: loại A với rủi ro cao, loại B với rủi ro trungbình và loại C với tác động môi trường thấp nhất Sacombank cũng cam kết giám sátviệc thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro môi trường đã thỏa thuận với kháchhàng, nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực của các dự án đối với môi trường và xãhội
Trong Báo cáo Phát triển Bền vững 2022, Sacombank đã chia sẻ về những bướctiến quan trọng hướng tới mục tiêu giảm tác động đến môi trường và cải thiện hiệu suất
sử dụng tài nguyên Các biện pháp bao gồm việc tối ưu hoá việc sử dụng nguồn lực vànhiên liệu như xăng dầu, điện và nước, cũng như việc áp dụng các giải pháp văn phòngthân thiện với môi trường để giảm lượng giấy sử dụng và tiêu thụ năng lượng.Sacombank cũng nhấn mạnh vào việc nâng cao nhận thức về môi trường cho cộngđồng khách hàng và đối tác, ví dụ như khuyến khích việc sử dụng sao kê điện tử
29 Những nỗ lực này đã mang lại kết quả tích cực, bao gồm việc giảm 12% chi phíđiện, giảm 14% chi phí xăng dầu, và giảm gần 30% chi phí di chuyển so với mục tiêu
đã đặt ra Các sáng kiến thực hiện bao gồm việc chuyển sang sử dụng bóng đèn tiếtkiệm điện, ưu tiên mua sắm thiết bị văn phòng có nhãn hiệu tiết kiệm năng lượng vàthân thiện với môi trường, lắp đặt các thiết bị tiết kiệm nước, và tái cấu trúc không gianlàm việc tại các văn phòng để giảm tiêu thụ năng lượng Sacombank cũng khuyếnkhích nhân viên sử dụng các phương tiện giao tiếp và làm việc hiện đại, giảm thiểu nhucầu di chuyển và tác động đến môi trường
Trang 3430
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG XANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM – CHI NHÁNH NGHỆ AN
2.1 Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Chi nhánh Nghệ An
2.1.1 Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đượcthành lập theo quyết định của Hội đồng Bộ trưởng (hiện nay được gọi là Chính phủ)vào ngày 26/3/1988, dựa trên Nghị định số 53/HĐBT, nhằm thiết lập các Ngân hàngchuyên biệt trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam, tập trung vàolĩnh vực nông nghiệp và nông thôn
Kể từ tháng 3/1988, các chi nhánh ở cấp tỉnh và huyện đã dần được chuyển giao
từ Ngân hàng Nhà nước về dưới quyền quản lý của Agribank Vào tháng 7/1988, Trungtâm điều hành của Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam đã được thiết lập,nhằm quản lý hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng
Ngày 14/11/1990, chức danh Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (nay là Thủ tướngChính phủ) đã phê duyệt Quyết định số 400/CT về việc thành lập Ngân hàng Nôngthôn Việt Nam, thay thế cho Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam Được biếtđến với vai trò là một ngân hàng đa năng, chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực nôngnghiệp và nông thôn, Agribank hoạt động như một tổ chức tài chính độc lập, có tráchnhiệm và tự chủ trong mọi hoạt động kinh doanh của mình theo quy định của pháp luật.Đến ngày 15/11/1996, theo quyết định số 280/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngânhàng Nhà nước Việt Nam ký dưới sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, tên củaAgribank được chính thức đổi thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thônViệt Nam, như chúng ta biết ngày nay
31 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam hoạt động theo môhình của một doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, tuân thủ Luật các tổ chức tín dụng
và nằm dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Với vai trò mới,
Trang 35Agribank không chỉ đóng vai trò là một ngân hàng thương mại mà còn được giao trọngtrách đầu tư và phát triển lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản, đóng góp vào mục tiêucông nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn
Là NHTM lớn nhất tại Việt Nam, Agribank sở hữu nguồn vốn huy động vượttrội, đạt 132.000 tỷ đồng, chiếm 37% tổng nguồn vốn huy động của cả nước Với tổng
dư nợ lên đến trên 118.000 tỷ đồng và phục vụ hơn 10 triệu khách hàng từ mọi thànhphần kinh tế, ngân hàng này có mạng lưới rộng khắp với hơn 1.800 chi nhánh toànquốc, cùng đội ngũ 28.000 cán bộ, áp dụng công nghệ tiên tiến và cung cấp đa dạng sảnphẩm, dịch vụ tài chính chất lượng cao Agribank đã tham gia vào hơn 68 dự án quốc tếvới tổng vốn đầu tư 2.486 triệu USD, trong đó số vốn giải ngân qua ngân hàng là 1,5 tỷUSD Ngân hàng cũng đã thiết lập mối quan hệ đại lý với hơn 851 ngân hàng và tổchức tài chính quốc tế ở 110 quốc gia và vùng lãnh thổ, ghi nhận sự tăng trưởng 36%trong doanh số thanh toán hàng xuất nhập khẩu và 44,6% tăng trưởng trong doanh sốmua bán ngoại tệ, đạt 8,1 tỷ USD
Đến cuối năm 2020, Agribank có tổng tài sản đạt trên 1,57 triệu tỷ đồng; nguồn vốn đạttrên 1,45 triệu tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 1,21 triệu tỷ đồng, trong
đó gần 70% dư nợ dành cho đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn Năm 2020, Agribank tự hào được công nhận trong nhiều danh sách uy tín: lọt vàoTop 10 Ngân hàng Thương mại Việt Nam có uy tín nhất năm 2020, Top 3 Doanhnghiệp đóng góp thuế lớn nhất Việt Nam năm 2019, và được vinh danh là Thương hiệuQuốc gia Việt Nam trong năm 2020 Agribank cũng được trao Giải thưởng Ngân hàng
vì cộng đồng năm 2020 nhờ những nỗ lực không ngừng trong việc hỗ trợ cộng đồngthông qua các chương trình tín dụng chính sách và hoạt động an sinh xã hội Đặc biệt,dịch vụ Agribank AutoBank CDM 24/7 đã được khen ngợi và nhận giải thưởng SaoKhuê cho hệ thống/phần mềm xuất sắc nhất trong lĩnh vực Ngân hàng – Tài chính năm
2020 Sự đóng góp của Agribank trong việc kết nối và cung cấp dịch vụ thanh toán quaCổng dịch vụ công Quốc gia cũng được ghi nhận vào năm 2020
32 Thêm vào đó, nhiều giải thưởng và danh hiệu cao quý đã được trao cho Agribank tạiĐại hội Thi đua yêu nước ngành Ngân hàng lần thứ VIII cho giai đoạn 2020 – 2025.Những thành tựu này khẳng định vị thế của Agribank như là một ngân hàng đa nănghàng đầu và là ngân hàng chủ chốt trong lĩnh vực tài chính nông thôn tại Việt Nam Trong năm 2023, nhân dịp kỷ niệm 35 năm thành lập, Agribank được trao Huânchương Lao động hạng Nhất, ghi nhận những thành tựu xuất sắc của mình Qua 35 năm
Trang 36hình thành và phát triển, Agribank đã khẳng định vị thế là một trong những ngân hàngthương mại hàng đầu tại Việt Nam, với sự tăng trưởng ổn định về quy mô, cấu trúc,chất lượng, và hiệu suất hoạt động Tổng tài sản của Agribank đã đạt mức trên 1,89triệu tỷ đồng, với tổng nguồn vốn đạt trên 1,71 triệu tỷ đồng và tổng dư nợ cấp cho nềnkinh tế đạt trên 1,44 triệu tỷ đồng, trong đó một tỷ lệ đáng kể từ 65-70% được dành cholĩnh vực “Tam nông” Agribank dẫn đầu thị trường trong việc cung cấp tín dụng chongành nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam, thể hiện vai trò tiên phong và trách nhiệmtrong việc triển khai hiệu quả 07 chính sách tín dụng, góp phần vào thành công củaChương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn mới.Agribank cũng không ngừng đổi mới và cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ ngân hàngtiện ích và hiện đại, mở rộng kênh dẫn vốn và dịch vụ, thúc đẩy thanh toán không dùngtiền mặt, đóng góp mạnh mẽ vào quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội củaquốc gia
Ngoài các hoạt động kinh doanh chính, Agribank đã chi hàng trăm tỷ đồng chocác sáng kiến từ thiện và an sinh xã hội, bao gồm việc tài trợ cho việc xây dựng trườnghọc, trạm y tế và nhà tình nghĩa, giúp giảm bớt gánh nặng cho những nhóm dễ bị tổnthương trong xã hội Agribank cũng tiếp tục các dự án “Vì một tương lai xanh”, camkết với các tiêu chuẩn về Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG), nhấn mạnh vào mụctiêu phát triển bền vững Uy tín của thương hiệu Agribank được củng cố qua việc nhậnđược nhiều giải thưởng và danh hiệu quốc tế và trong nước Fitch Ratings đã nâng cấpxếp hạng tín nhiệm dài hạn của Agribank lên “BB+” với triển vọng “Ổn định”, đồngthời đạt được xếp hạng tương đương với quốc gia Theo Brand Finance, một tổ chứcđánh giá thương hiệu hàng đầu thế giới, Agribank được xếp trong Top 10 ngân hàngViệt Nam và nằm trong danh sách 500 thương hiệu ngân hàng có giá
33 trị nhất toàn cầu, cũng như Top 10 thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam trong năm
2023 Ngoài ra, Agribank còn được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp lớn nhất ViệtNam theo Bảng xếp hạng VNR500 và nhận Giải thưởng Sao Khuê cho Ngân hàng ViệtNam tiêu biểu Định hướng tầm nhìn đến năm 2025, ngân hàng Agribank được đưa vàodanh sách cổ phần hóa với mục tiêu tỉ lệ vốn Nhà nước dự kiến nắm giữ sau cổ phầnhóa là trên 65% (Agribank, 2022)
2.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – Chi nhánh Nghệ An
2.1.2.1 Lịch sử hình thành