Trong trường hợp của bảo lãnh ngân hàng, ngân hàngcam kết chi trả một số tiền hoặc thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác đối với ngườinhận bảo lãnh nếu họ không tuân thủ nghĩa vụ theo hợ
Trang 2-*** -
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DỊCH VỤ BẢO LÃNH QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TNHH MTV HSBC
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan “Đánh giá thực trạng dịch vụ bảo lãnh quốc tế tại Ngân hàngTNHH MTV HSBC Việt Nam” là đề tài nghiên cứu độc lập của riêng tôi, được hoànthành dựa trên cơ sở tìm hiểu các lý luận, phân tích và đánh giá thực trạng về dịch vụ
Trang 3bảo lãnh ngân hàng quốc tế tại Việt Nam Mọi thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc và được phép công bố Nếu không đúng như đã nêu trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình
Học viên thực hiện
Vũ Thị Mai Hoa
i
-
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
DANH MỤC VIẾT TẮT .v
DANH SÁCH BẢNG – BIỂU – SƠ ĐỒ vi
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu 1 2.
Trang 4Mục tiêu nghiên cứu: 2 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4 Phương pháp nghiên cứu 3 5 Kết cấu đề
án 3
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG VÀ BẢO LÃNH QUỐC TẾ 4 1.1 Lý
luận chung về dịch vụ bảo lãnh ngân hàng 4 1.1.1 Khái
niệm dịch vụ bảo lãnh ngân hàng 4 1.1.2 Đặc điểm
cơ bản của dịch vụ bảo lãnh 7 1.1.3 Bản chất bảo lãnh ngân hàng 10 1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ bảo lãnh ngân hàng 12 1.1.5 Các rủi trong việc cung cấp dịch vụ bảo lãnh ngân hàng 13 1.2 Lý luận về dịch vụ bảo lãnh
quốc tế 16 1.2.1 Khái niệm dịch vụ bảo lãnh
quốc tế 16 1.2.2 Đặc điểm của dịch vụ bảo lãnh quốc tế 16 1.2.3 Chức năng của bảo lãnh quốc
tế 19 1.2.4 Vai trò của dịch vụ bảo lãnh quốc
tế 20 1.2.5 Phân loại dịch vụ bảo lãnh quốc tế 21 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ
BẢO LÃNH QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TNHH MTV HSBC VIỆT NAM 31 2.1 Tổng quan về Ngân hàng TNHH
MTV HSBC Việt Nam 31 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát
triển 31 2.1.2 Khái quát hoạt động và kết quả
kinh doanh của ngân hàng TNHH MTV HSBC Việt Nam 33
hoạt dịch vụ lãnh quốc tế của ngân hàng TNHH MTV HSBC Việt
Trang 5Nam 43 2.3.1 Kết
quả hoạt dịch vụ lãnh quốc tế của ngân hàng TNHH MTV HSBC Việt Nam 43 2.3.2 Các bất cập hạn chế và nguyên nhân trong dịch vụ bảo lãnh quốc tế tại Ngân hàng TNHH MTV HSBC Việt Nam 55 CHƯƠNG 3:
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO LÃNH QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TNHH MTV HSBC VIỆT NAM 61 3.1 Định hướng
phát triển của ngân hàng TNHH MTV HSBC VN 61 3.1.1 Định hướng
phát triển của ngân hàng TNHH MTV HSBC VN 61 3.1.2 Định hướng phát
triển dịch vụ bảo lãnh quốc tế của ngân hàng TNHH MTV HSBC
ngân hàng đối tác và học tập kinh nghiệm từ các NHTM và các NH nước
Trang 6iv
DANH MỤC VIẾT TẮT
CSDG Certificate for Specialists
in Demand Guarantees
Chứng chỉ Quốc tế chứng nhận trình độ của chuyên gia/nhân viên kiểm soát chứng từ L/C
ICC International Chamber
of Commerce
Phòng thương mại Quốc tế
Demand Guarantees
Các quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu
v
Trang 7-
DANH SÁCH BẢNG – BIỂU – SƠ ĐỒ
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TNHH MTV HSBC Việt
Nam 34
Bảng 2.2 : Biểu phí dịch vụ Thanh Toán Quốc Tế và Tài Trợ Thương Mại HSBC 38 Bảng 2.3 : Doanh thu bảo lãnh và doanh thu bảo lãnh quốc tế 42
Biểu đồ 2.1: Bảo lãnh vay vốn XNK 2020-2022 45
Biểu đồ 2.2: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng giai đoạn 2020-2022 46
Biểu đồ 2.3: Bảo lãnh thanh toán giai đoạn 2020-2022 47
Biểu đồ 2.4: Bảo lãnh hoàn trả ứng trước tiền giai đoạn 2020-2022 48
Biểu đồ 2.5: Bảo lãnh bảo đảm giai đoạn 2020-2022 49
Biểu đồ 2.6: Bảo lãnh nộp thuế giai đoạn 2020-2022 50
Biểu đồ 2.7: Bảo lãnh hạn ngạch giai đoạn 2020-2022 51
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa các bên trong bảo lãnh ngân hàng 8
Sơ đồ 1.2 : Bảo lãnh đối ứng 22
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ bảo lãnh gián tiếp 23
vi
-
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Sự hội nhập quốc tế đang là một trào lưu to lớn trong thế giới ngày nay, gây ranhững tác động mạnh mẽ đối với các quan hệ quốc tế và cuộc sống của từng quốc gia.Điều này đã tạo ra một bối cảnh mới cho việc thúc đẩy hoạt động giao dịch thương mạiquốc tế và trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia Trong bối cảnh này, Việt Nam đã vàđang tích cực tham gia vào thị trường quốc tế, mở ra nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợicho các doanh nghiệp mở rộng hoạt động xuất nhập khẩu và mở rộng thị trường Trongtình hình kinh tế toàn cầu hiện nay, vai trò của các dịch vụ ngân hàng đang trở nênngày càng quan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp tham gia vào nền kinh
tế toàn cầu Với nhu cầu hội nhập quốc tế ngày càng cao, việc đa dạng hóa và cải thiệnchất lượng sản phẩm và dịch vụ của các ngân hàng đang trở thành một xu hướng.Trong số các dịch vụ này, dịch vụ bảo lãnh ngân hàng đang trở thành một trong nhữnglĩnh vực mà các ngân hàng đang tập trung phát triển mạnh mẽ Dịch vụ này có vai tròquan trọng trong việc giải quyết các rủi ro cho các bên trong các giao dịch khi sự tintưởng giữa họ không đạt được, đóng vai trò như một cầu nối kết nối các bên trong cácgiao dịch thương mại, đặc biệt là trong giao dịch thương mại quốc tế
Dịch vụ bảo lãnh ngân hàng đã trở thành một trong những dịch vụ quan trọngđược sử dụng rộng rãi trên toàn cầu, từ những năm 1970 và ngày càng khẳng định vaitrò quan trọng trong hoạt động kinh tế toàn cầu Sự xuất hiện của dịch vụ này đánh dấumột bước tiến mới không chỉ đối với các ngân hàng thương mại trong nước mà còn đốivới các ngân hàng có vốn đầu tư từ nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam Tuynhiên, các ngân hàng này khi gia nhập thị trường Việt Nam cũng đối mặt với nhiềuthách thức Điều này bởi vì các ngân hàng trong nước đã giữ vững thị phần của mình.Bên cạnh việc mong muốn thâm nhập và chiếm lĩnh một phần thị trường, các ngânhàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam cũng đặt ra mục tiêu nâng cao vị thế và sứcmạnh kinh tế của họ, đặc biệt là trong việc thúc đẩy phát triển dịch vụ bảo lãnh quốc tế
và hoàn thành vai trò là cầu nối quốc tế Các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài nhưngân hàng HSBC, Citibank, Shinhanbank, Standard Chartered…đã nhanh chóng khẳngđịnh được tầm quan trọng trong hoạt động các ngân hàng Dịch
1
-
vụ bảo lãnh của các ngân hàng này đã được xếp vào loại hình dịch vụ ngân hàng hiệnđại, đã và đang được ứng dụng sâu trên toàn thế giới Đây được coi là một trong nhữnghình thức cấp tín dụng chính của Ngân hàng, có mức độ rủi ro thấp hơn nhiều so với
Trang 9hình thức cho vay, song mức độ đóng góp vào nguồn thu của các NH này ngày càngtăng Do vậy, việc phát triển dịch vụ bảo lãnh là thực sự cần thiết đối với các NH này,vừa để góp phần mở rộng quy mô, tăng sự gắn kết và thu hút khách hàng
Tuy nhiên, với đặc điểm là các ngân hàng nước ngoài, việc tiếp cận thị trường vàngười tiêu dùng không phải là điều dễ dàng, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ tài chính,một lĩnh vực tương đối nhạy cảm và phức tạp trong thời kỳ hiện nay Chính vì vậy, đặcbiệt là các ngân hàng quốc tế, đang đối mặt với nhiều thách thức khi thâm nhập thịtrường và xây dựng lòng tin với khách hàng
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề này, việc nghiên cứu vàphân tích các khó khăn, hạn chế, cũng như xác định nguyên nhân của chúng để đề xuấtcác giải pháp nhằm cải thiện dịch vụ bảo lãnh quốc tế là một nhiệm vụ vô cùng cấpbách Dựa trên những yêu cầu đó tác giả đã lựa chọn đề tài “Đánh giá thực trạng dịch
vụ bảo lãnh quốc tế tại ngân hàng TNHH MTV HSBC Việt Nam” cho đề án tốt nghiệpnày Điều này góp phần đáng kể vào công cuộc xây dựng thương hiệu, đáp ứng đòi hỏicấp bách đặt ra trong thực tiễn của ngân hàng TNHH MTV HSBC Việt Nam
2 Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của đề án: Đánh giá thực trạng dịch vụ bảo lãnh quốc tế tại Ngân hàng TNHH MTV HSBC Việt Nam Dựa trên kết quả nghiên cứu này, các phương án được đề xuất để phát triển dịch vụ bảo lãnh quốc tế tại Ngân hàng HSBC Việt Nam trong tương lai
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề án tập trung nghiên cứu thực trạng dịch vụ bảo lãnh quốc tế tại ngân hàng TNHH MTV HSBC Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu không gian: Tại ngân hàng TNHH MTV HSBC Việt Nam Thờigian nghiên cứu : Từ giai đoạn từ 2020-2022 : đây là giai đoạn nền kinh tế đối mặtnhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 Do đó, dịch vụ bảo lãnh quốc tế
của Ngân hàng TNHH MTV HSBC Việt Nam cũng chịu nhiều biến động
2
-
4 Phương pháp nghiên cứu
a Phương pháp thu nhập dữ liệu:
Dự án này được triển khai dựa trên việc sử dụng phương pháp thu thập và tổnghợp dữ liệu từ các nghiên cứu đã được tiến hành Dựa vào thông tin thu thập từ các báocáo, dữ liệu về triển khai dịch vụ, và kết quả đạt được, tác giả sẽ tiến hành phân tích và
Trang 10xử lý tình hình phát triển dịch vụ bảo lãnh quốc tế tại HSBC.Thông tin cơ bản và phụthuộc đều được thu thập thông qua cuộc điều tra phỏng vấn hoặc từ các nguồn tin cậyđược cung cấp bởi NH HSBC
b Phương pháp phân tích dữ liệu và phân tích tình huống
Đề án áp dụng phương pháp thống kê, đối chiếu, so sánh và phân tích dữ liệu thực
tế thu thập từ cơ sở dữ liệu của HSBC cũng như dữ liệu thu thập qua khảo sát, tác giả thực hiện việc đánh giá và phân tích chi tiết về tình hình thực trạng dịch vụ bảo lãnh quốc tế tại HSBC, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, hạn chế, nguyên nhân của dịch vụ bảo lãnh, từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ này trong tương lai
c Phương pháp phỏng vấn chuyên gia,
Phỏng vấn bộ phận khách hàng doanh nghiệp (wholesales) trong hệ thống ngânhàng HSBC Tham khảo ý kiến của từng chuyên gia để hiểu rõ các quan điểm các khácnhau về khái niệm dịch vụ bảo lãnh quốc tế Phỏng vấn lấy thông tin về số liệu doanh
số bảo lãnh, các văn bản mẫu cam kết bảo lãnh để có thêm dữ kiện phân tích bổ sungvào đề án Mẫu phỏng vấn được ghi lại tại phụ lục của đề án
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ VỀ BẢO LÃNH
NGÂN HÀNG VÀ BẢO LÃNH QUỐC TẾ 1.1 Lý luận chung về dịch vụ bảo lãnh ngân hàng
1.1.1 Khái niệm dịch vụ bảo lãnh ngân hàng
Dịch vụ bảo lãnh ngân hàng được xem là một phương thức tài trợ thương mạiquốc tế hiện đại của các ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp Vì vậy trên thế
Trang 11giới đã có không ít những công trình nghiên cứu về phương thức này nhằm giới thiệuchung về bão lãnh, các loại bảo lãnh, điều kiện và cơ chế trong bảo lãnh hình thức thựchiện song tất cả các khái niệm về bảo lãnh đều nhấn mạnh nghĩa vụ của người bảo lãnhphải thanh toán cho người được bảo lãnh nếu có bằng chứng về vi phạm hợp đồng camkết từ phía người được bảo lãnh
Ở Việt Nam, Theo Điều 335, Bộ luật Dân sự 2015: “Bảo lãnh là việc người thứ
ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảolãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảolãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiệnhoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”
Theo Bộ luật dân sự năm 2015, khái niệm về bảo lãnh ngân hàng đã được cảithiện, đã được xác định là một loại bảo lãnh được cung cấp bởi một ngân hàng hoặc tổchức tài chính có thẩm quyền Trong trường hợp của bảo lãnh ngân hàng, ngân hàngcam kết chi trả một số tiền hoặc thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác đối với ngườinhận bảo lãnh nếu họ không tuân thủ nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận Bảolãnh này thường được sử dụng trong các giao dịch thương mại quốc tế, đấu thầu, và cácgiao dịch tài chính phức tạp khác
Trong văn bản Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và Văn bản hợp nhất
07/VBHNVPQH ngày 12/12/2017 cũng quy định: “Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ
và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận.”
Đối với pháp luật quốc tế, Điều 2, URDG 758 (ICC 2010) quy định: “Bảo lãnh theo yêu cầu hoặc bảo lãnh là bất kỳ cam kết nào được ký, dù được gọi tên hoặc mô
Trang 12ba, thường là các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính có uy tín và khả năng tài chính đángtin cậy
Bảo lãnh ngân hàng là một dịch vụ vì nó là một loại hợp đồng giữa ngân hàng vàmột cá nhân hoặc doanh nghiệp, trong đó ngân hàng đồng ý đảm bảo thanh toán chobên thứ ba trong trường hợp bên thứ nhất không thể thực hiện cam kết của mình Bằngcách này, ngân hàng cung cấp một dịch vụ bảo vệ cho người sử dụng dịch vụ, giúp họ
có thể thực hiện giao dịch mà họ không thể hoặc không muốn tự đảm bảo
* Phân biệt giữa dịch vụ bảo lãnh ngân hàng với các dịch vụ khác trong hoạt
động ngân hàng thương mại:
Nhìn chung, cả bảo lãnh và một số dịch vụ khác như thư tín dụng, bảo hiểm đềuphục vụ mục đích chung là đảm bảo thanh toán cho người hưởng lợi trong trường hợpxảy ra rủi ro Tuy nhiên bảo lãnh và các công cụ kể trên có sự khác nhau rất lớn về nộidung và kỹ thuật thực hiện Phần phân tích dưới đây tập trung làm rõ các điểm khácbiệt giữa bảo lãnh với các công cụ đảm bảo này
• Sự khác biệt giữa bảo lãnh ngân hàng với thư tín dụng
Bảo lãnh thường tập trungcho
Cam kết thanh toán cho người nhận quyền lợi khi họ tuân thủ các điều kiện giao hàng theo hợp đồng Thư tín dụng thườngtín dụng tập trung vào việc thực hiện
5
-
việc dự phòng
Trang 13Được điều chỉnh bởi các các quy tắc do Phòng Thương mại Quốc tế ban hành, được gọi là Thông lệ và Thực hànhThống nhất cho Tín dụng Chứng từ
Cách
thực
hiện
Khi hết hạn, bảo lãnhkhông tự động chấm dứt,
và thường chi phí phát sinh
sẽ do bên yêu cầu bảo lãnhchịu trách nhiệm
Thư tín dụng tự động hết hạnsau thời gian hiệu lực, và chiphí liên quan thường đượcphân chia đều giữa các bêntham gia
• Phân biệt giữa bảo lãnh ngân hàng với bảo hiểm
Đơn vị
cung cấp
Ngân hàng hoặc Tổ chức tín dụng
Công ty bảo hiểm có liên kết với ngân hàng
Mục đích Bảo lãnh không chỉ giải
quyết hậu quả của rủi ro màcòn ngăn ngừa chúng phátsinh
Bảo hiểm chỉ xử lý hậu quả của rủi ro mà không ngăn chặnchúng
Bảo lãnh lấy tiền của bên viphạm để trả cho ngườihưởng lợi
Bảo hiểm chia tổn thất của người nhận tiền bảo hiểm cho các bên tham gia
Do đó, bảo lãnh ngân hàng được coi là một dịch vụ tài chính
Dịch vụ bảo lãnh ngân hàng là một hoạt động cam kết của Ngân hàng với bên nhận bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng ( bên được
6
-
Trang 14bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng
số tiền đã được trả thay
1.1.2 Đặc điểm cơ bản của dịch vụ bảo lãnh
* Dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng là một mối quan hệ đa phương Các chủ thể thamgia dịch vụ bảo lãnh ngân hàng bao gồm: ngân hàng BL, người được bảo lãnh và ngườinhận bảo lãnh
- Ngân hàng bảo lãnh (BL): Đây là ngân hàng cung cấp dịch vụ bảo lãnh, cam kếtthanh toán cho bên được bảo lãnh nếu bên nhận bảo lãnh không thực hiện đúng cácđiều khoản trong hợp đồng
- Người được bảo lãnh: Người được bảo lãnh là bên nhận lợi ích từ dịch vụ bảolãnh Thông thường, đây là các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân tham gia vào cácgiao dịch thương mại quốc tế và cần có bảo lãnh để đảm bảo tính thanh toán hoặc thựchiện đúng hợp đồng
- Người nhận bảo lãnh: Người nhận bảo lãnh là bên đề xuất bảo lãnh cho ngườiđược bảo lãnh Thông thường, đây là các đối tác thương mại của người được bảo lãnh,như nhà cung cấp hoặc đối tác giao dịch khác, yêu cầu bảo lãnh để đảm bảo tính thanhtoán hoặc thực hiện đúng hợp đồng
Chính vì vậy một dịch vụ bảo lãnh không chỉ là một mối quan hệ đơn giản giữangười được bảo lãnh và ngân hàng bảo lãnh, mà còn bao gồm nhiều mối quan hệ khácgiữa ngân hàng bảo lãnh và người nhận bảo lãnh Trong đó, mối quan hệ gốc, là nềntảng cho yêu cầu bảo lãnh, là mối quan hệ giữa người được bảo lãnh và người nhận bảolãnh Dịch vụ bảo lãnh chỉ được hình thành khi có sự đồng thuận từ cả ba bên được đềcập, điều này được cụ thể hóa thông qua ba hợp đồng liên quan: hợp đồng gốc, hợpđồng cấp bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh ngân hàng
Các bên liên quan đến dịch vụ bảo lãnh có mối quan hệ với nhau thông qua các loại hợp đồng dưới đây:
Trang 15Hợp
đồng
cấp bảo lãnh
BÊN BẢO LÃNH
Cam kết bảo lãnh
BÊN ĐƯỢC BẢO LÃNH
BÊN NHẬN BẢO LÃNH Hợp đồng kinh tế
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa các bên trong bảo lãnh ngân hàng Do đó, các
bên tham gia vào dịch vụ bảo lãnh tạo ra mối liên kết chặt chẽ dựa trên quyền lợi và trách nhiệm của mình Mặc dù ba hợp đồng có tính độc lập, nhưng chúng vẫn tác động lẫn nhau Điều này là đặc điểm đặc biệt của dịch vụ bảo lãnh ngân hàng
URDG 758 (Uniform Rules for Demand Guarantees – Bộ quy tắc thống nhất vềbảo lãnh trả tiền ngay) là sửa đổi đầu tiên sau 18 năm kể từ khi URDG 458 được thihành, nó là một bộ quy tắc cụ thể, chính xác và toàn diện hơn, đảm bảo sự cân bằnghợp lý giữa các bên liên quan; URDG 758 mang đến những cải tiến mới mẻ chưa từng
có trong các quy định khác của ICC
* Bảo lãnh thanh toán ngân hàng mang tính độc lập
Một điểm quan trọng của bảo lãnh ngân hàng là tính độc lập của nó, đồng nghĩavới việc nó không phụ thuộc vào bất kỳ yếu tố nào khác ngoài cam kết thanh toán củabên bảo lãnh Trong trường hợp người mua không thể hoặc từ chối thanh toán, bên bảolãnh sẽ chịu trách nhiệm thanh toán thay cho họ Điều này mang lại sự an tâm cho bênbán hoặc bên thụ hưởng về việc nhận được thanh toán cho dịch vụ hoặc hàng hóa mà
họ cung cấp
Tính độc lập của bảo lãnh giúp giúp đảm bảo rằng người nhận bảo lãnh sẽ nhậnđược thanh toán dù có bất kỳ tranh chấp hay khó khăn nào từ phía người được bảolãnh Điều này tạo ra sự chắc chắn và đáng tin cậy cho các giao dịch thương mại quốc
8
-
tế Cam kết thanh toán độc lập giữa ngân hàng bảo lãnh và người nhận bảo lãnh tạo ramột cơ chế minh bạch và rõ ràng cho việc thanh toán Điều này giúp giảm thiểu rủi rotranh chấp và hiểu lầm trong quá trình thanh toán
Sự độc lập của bảo lãnh phụ thuộc vào các điều khoản và điều kiện được quy
Trang 16định.Ví dụ, nếu bảo lãnh quy định rằng thanh toán sẽ được thực hiện dựa trên yêu cầubằng văn bản của người nhận bảo lãnh, thì người nhận chỉ cần viết yêu cầu đó Ngượclại, nếu bảo lãnh yêu cầu xuất trình các chứng từ như xác nhận vi phạm từ bên thứ ba,quyết định tòa án, hoặc quyết định từ trọng tài, thì tính độc lập của bảo lãnh có thể bịảnh hưởng
Ngoài ra, tính độc lập của bảo lãnh ngân hàng được thể hiện qua trách nhiệmthanh toán của ngân hàng phát hành Trách nhiệm này hoàn toàn độc lập với mối quan
hệ giữa ngân hàng phát hành và người được bảo lãnh Ngân hàng phát hành không thểdựa vào lý do liên quan đến mối quan hệ của họ với người được bảo lãnh để trì hoãnthanh toán, miễn là các chứng từ đều phù hợp Ví dụ, nếu có sự mất liên kết giữa ngườiđược bảo lãnh và ngân hàng phát hành, hoặc nếu người được bảo lãnh phá sản hoặc vẫncòn nợ ngân hàng phát hành, điều này cũng không ảnh hưởng đến trách nhiệm thanhtoán của ngân hàng phát hành
* Bảo lãnh thanh toán ngân hàng tiến hành trên cơ sở chứng từ Bảo lãnh là một cam kếtđược thực hiện bằng văn bản, trong đó ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính liên quan đến bảo lãnh cũng như thực hiện quyền đòi bồi thường từ bên được bảolãnh, dựa trên các chứng từ tương ứng Do đó, khi người nhận bảo lãnh yêu cầu thanh toán, người nhận bảo lãnh cần cung cấp đầy đủ và hợp lệ các chứng từ theo yêu cầu củahợp đồng và ngân hàng bảo lãnh Các chứng từ này bao gồm hóa đơn, hợp đồng, vận đơn, chứng từ về hàng hóa và các tài liệu khác liên quan đến giao dịch Ngân hàng bảo lãnh chỉ thực hiện thanh toán cho người nhận bảo lãnh dựa trên các chứng từ hợp lệ và đầy đủ Không có chứng từ, ngân hàng không thể thực hiện thanh toán, đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ quy trình Ngân hàng phát hành có thẩm quyền từ chối thanh toán nếu các chứng từ không chính xác hoặc không đáp ứng được các điều kiện và điềukhoản của bảo lãnh Trong trường hợp ngân hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ kiểm tra chứng từ một cách chính xác và thanh toán toàn bộ các chứng từ không hợp lệ, ngânhàng sẽ không được nhận bồi
9
-
hoàn từ phía người được bảo lãnh Tuy nhiên, nếu tất cả các chứng từ được gửi đếntuân thủ các điều khoản trong thư bảo lãnh và sau khi kiểm tra, ngân hàng không pháthiện dấu hiệu gian lận, thì ngân hàng phải thanh toán ngay cho bên nhận bảo lãnh.Thực hiện thanh toán dựa trên chứng từ giúp ngân hàng bảo lãnh tuân thủ các quy trình
và quy định nội bộ cũng như các quy định pháp lý liên quan đến việc bảo lãnh thanhtoán Điều này giúp đảm bảo tính minh bạch và đáng tin cậy của quá trình giao dịch
Trang 17* Bảo lãnh ngân hàng là một hoạt động ngoại bảng
Bảo lãnh ngân hàng là một nghiệp vụ tín dụng của tổ chức cung ứng, tuy nhiên nólại được quản lý như một hoạt động ngoại bảng Bảo lãnh ngân hàng về cơ bản là mộthình thức tài trợ thông qua sự uy tín Số dư trên bảng cân đối tài sản của ngân hàngkhông thể thay đổi khi phát hành cam kết bảo lãnh.Vì vậy, bảo lãnh ngân hàng đượccoi là một hoạt động ngoại bảng Đồng thời, tổ chức phát hành cũng không cần phảitrích lập dự phòng rủi ro đối với dư nợ cấp bảo lãnh Tuy nhiên, nếu bên nhận bảo lãnhyêu cầu thanh toán theo quy định của nghĩa vụ bảo lãnh, ngân hàng sẽ cần sử dụngnguồn vốn của mình để thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh Trong trườnghợp bên nhận bảo lãnh không thanh toán ngay cho ngân hàng, ngân hàng có thể yêu cầubên nhận bảo lãnh thanh toán nợ bắt buộc Trong trường hợp đó, nghiệp vụ bảo lãnh sẽ
có ảnh hưởng đến bảng cân đối tài sản của ngân hàng, cũng như tác động đến các chỉ sốtài chính và tính thanh khoản của ngân hàng Do đó, ngay cả khi là một hoạt độngngoại bảng, bảo lãnh ngân hàng vẫn phải được quản lý và giám sát chặt chẽ
1.1.3 Bản chất bảo lãnh ngân hàng
•Về mặt pháp lý:
Trong ngành dịch vụ tài chính ngân hàng, dịch vụ bảo lãnh ngân hàng (BLNH) làmột loại hoạt động thương mại, trong đó các tổ chức tài chính (bao gồm các ngân hàngthương mại) cung cấp dịch vụ này cho khách hàng với mục tiêu tạo ra doanh thu từ phíbảo lãnh hoặc lợi nhuận từ việc thực hiện cam kết bảo lãnh Dịch vụ bảo lãnh yêu cầucác ngân hàng tuân thủ các quy định pháp lý liên quan đến lĩnh vực thương mại và tàichính để đảm bảo sự hợp pháp của cam kết và sự chuyên nghiệp
•Trách nhiệm pháp lý: Ngân hàng bảo lãnh chịu trách nhiệm pháp lý cho việcthực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo hợp đồng Trong trường hợp bên được bảo lãnh khôngthực hiện cam kết của mình, ngân hàng bảo lãnh có trách nhiệm thực hiện các khoản
Trang 18thanh toán hoặc các biện pháp khác được thống nhất trong hợp đồng
Nhìn chung, bản chất pháp lý của bảo lãnh ngân hàng thường được xác định bởi các điều khoản trong hợp đồng và pháp luật, đồng thời cung cấp một cơ chế để bảo vệ
và cải thiện sự rõ ràng và đáng tin cậy trong các giao dịch tài chính * Bảo lãnh ngân hàng có tính cam kết tài chính
Bảo lãnh ngân hàng là sự cam kết tài chính được cung cấp bởi một ngân hàngthương mại hoặc tổ chức tài chính có thẩm quyền, nhằm đảm bảo rằng bên mua hoặcbên nhận hàng, còn được gọi là bên được bảo lãnh, sẽ tuân thủ đúng nghĩa vụ tài chínhcủa họ theo một hợp đồng hoặc thỏa thuận
* Mục đích sử dụng:
Các điều khoản và điều kiện thương mại quốc tế sẽ được đảm bảo tuân thủ, việc này sẽ thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế và tăng cường lòng tin giữa các đối tác quốc tế
* Thời hạn và điều kiện:
Các điều kiện và thời hạn trong bảo lãnh ngân hàng thường được xác định cụ thể
và đặc biệt quan trọng để đảm bảo rằng bên được bảo lãnh (người mua hoặc ngườinhận hàng) nhận được lợi ích từ dịch vụ bảo lãnh, đồng thời cam kết rằng giao dịchhoặc hợp đồng liên quan tuân thủ đầy đủ luật pháp và đảm bảo an toàn
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ bảo lãnh ngân hàng Chất lượng dịch vụ
bảo lãnh là khi đảm bảo được các mối quan hệ giữa ngân hàng với người được bảo lãnh, giữa ngân hàng với người được BL, giữa người được bảo lãnh với người nhận
Trang 19BL, nghĩa là một bảo lãnh phải:
* Đáp ứng đúng yêu cầu của người nhận BL
* Thoả mãn được lợi ích của người nhận BL
* Người được bảo lãnh có nghĩa vụ đúng với người nhận BL và ngân hàng * Không phát sinh nợ quá hạn, không phải chuyển sang cho vay bắt buộc đối với bênđược bảo lãnh
1.1.4.1 Nhân tố khách quan:
• Môi trường kinh tế:
Môi trường kinh tế tác động đến dịch vụ bảo lãnh ngân hàng theo hai hướng: tích cực
và tiêu cực Môi trường kinh tế phù hợp và ổn định có thể tạo thuận lợi cho dịch vụ ngân hàng phát triển trong đó có bảo lãnh Trong môi trường kinh tế lành mạnh, các chủ thể tham gia trong nền kinh tế hoạt động hiệu quả thì sẽ thúc đẩy mở rộng dịch vụ bảo lãnh Nhưng nền kinh tế suy thoái, lạm phát cao sẽ đẩy các doanh nghiệp vào tình trạng thua lỗ, gây rủi ro cho dịch vụ bảo lãnh
• Môi trường chính trị - xã hội :
Môi trường chính trị - xã hội sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động đầu tư, từ đóđem đến cơ hội phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng Các cá nhân, doanh nghiệp làkhách hàng bảo lãnh của ngân hàng có môi trường để kinh doanh ổn định và hiệu quả,
sẽ đảm bảo được khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình, ngân hàng sẽ không phải hoàn trả thay cho nghĩa vụ của khách hàng Tuy nhiên, một sự thay đổi trong hệ thống chính trị – xã hội sẽ có thể làm cho hoạt động ngân hàng rơi vào khủng hoảng và hoạt động bảo lãnh không tránh khỏi bị tác động
Trang 20thanh toán từ bên yêu cầu bảo lãnh đối với ngân hàng cũng có thể trở nên phức tạp hơn.
1.1.4.2 Nhân tố chủ quan:
• Từ phía người được bảo lãnh:
- Năng lực tài chính,
- Khả năng thực hiện nghĩa vụ cam kết
• Từ phía người bảo lãnh:
- Chiến lược phát triển kinh doanh của ngân hàng
vụ bảo lãnh là một công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế mũi nhọn phát triển Tuynhiên, dịch vụ này còn khá mới và phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro, yêu cầu các ngânhàng phải nắm vững nghiệp vụ, quy trình, ngoài ra phải am hiểu, nắm vứng kiến thức
về pháp luật, kinh tế nội địa và quốc tế khi thực hiện
1.1.5 Các rủi trong việc cung cấp dịch vụ bảo lãnh ngân hàng
• Rủi ro trong dịch vụ bảo lãnh ngân hàng đối với bên bảo lãnh Ngân hàng là đơn vị
trực tiếp cung cấp dịch vụ bảo lãnh Khi đồng ý phát hành thư bảo lãnh, ngân hàng hoàn toàn có thể gặp các rủi ro sau:
- Rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng xảy ra khi ngân hàng thanh toán nghĩa vụ bảo lãnh cho người nhận bảo lãnh và tiến hành truy đòi bồi hoàn từ người được bảo lãnh
13
-
- Rủi ro hoạt động: Vấn đề đạo đức nghề nghiệp trong nội bộ ngân hàng gây ra rủi rohoạt động Những rủi ro này bao gồm nguồn nhân lực không đáp ứng được yêu cầu côngviệc, thiếu kinh nghiệm, khả năng đánh giá thực tế và năng lực pháp nhân của kháchhàng
- Rủi ro hối đoái: Tỷ giá hối đoái là mối quan hệ về giá trị giữa hai đồng tiền hoặc giá
Trang 21trị của một đơn vị tiền tệ khi so sánh với một đơn vị tiền tệ khác Tỷ giá này luôn biếnđộng theo thị trường nên ngoài các rủi ro thông thường thì bảo lãnh bằng ngoại tệ cònmang theo rủi ro về hối đoái
- Rủi ro liên quan gian lận, lừa đảo và giả mạo: Các trường hợp giả mạo trong dịch vụbảo lãnh thường liên quan đến việc cung cấp thông tin thanh toán không chính xác chongân hàng, liên quan đến các nghĩa vụ thực hiện bảo lãnh Hành vi giả mạo và lừa đảothường đi đôi với nhau, và một số phương pháp phổ biến bao gồm việc thành lập cácdoanh nghiệp giả mạo, tạo ra các hợp đồng giả mạo, yêu cầu đối tác có bảo lãnh ngânhàng sau đó lợi dụng sự thiếu cẩn trọng của đối tác để tạo ra các tài liệu yêu cầu thanhtoán từ ngân hàng, và giả mạo cam kết bảo lãnh từ ngân hàng để vay vốn tại các tổ chứctín dụng khác…
• Rủi ro đối với bên nhận bảo lãnh
Dịch vụ bảo lãnh là một hình thức đảm bảo cho người nhận bảo lãnh trong các giao dịch thương mại quốc tế Tuy nhiên chủ thể này vẫn gặp phải một số loại rủi ro nếu ngân hàng phát hành không chấp nhận thanh toán thay cho bên có nghĩa vụ - Thứ nhất, rủi ro từ phía ngân hàng phát hành
Rủi ro phổ biến nhất đối với bên nhận bảo lãnh là bị ngân hàng từ chối thanhtoán Khi bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã thoả thuận, bên nhận bảo lãnh sẽ gửivăn bản thông báo cùng các chứng từ khác đi kèm mục đích yêu cầu ngân hàng thựchiện nghĩa vụ (đối với trường hợp bảo lãnh có điều kiện) Tuy nhiên, bên nhận bảo lãnh
có thể bị ngân hàng từ chối bởi những chứng từ xuất trình không đủ xác thực, khôngchuẩn bị đủ chứng từ trước khi hết thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh hoặc do phíangân hàng cố tình gây khó khăn, làm chậm quá trình thanh toán Các trường hợp bấtkhả kháng như hoả hoạn, chiến tranh, thiên tai, lũ lụt,… cũng là những nguyên nhânkhiến cho các ngân hàng gặp khó khăn hoặc chậm trễ trong việc thực hiện nghĩa vụ vớibên nhận bảo lãnh
14
-
- Thứ hai, rủi ro do sự thay đổi của môi trường kinh tế và pháp lý Sự biến đổi trong môi trường kinh tế xã hội và hệ thống chính trị, cùng với sự thay đổi trong pháp luật, được coi là các yếu tố quyết định đối với nhiều lĩnh vực kinh tế và xã hội Trong các giao dịch liên quan đến các bên nước ngoài, sự tác động của môi trường chính trị
và pháp luật tại quốc gia mà bảo lãnh được cấp có thể có tác động lớn đến lợi ích của bên nhận bảo lãnh Những thay đổi của hệ thống pháp luật tại quốc gia của ngân hàng phát hành như: quy định về bảo lãnh, quy chế ngoại hối, các văn bản điều chỉnh hoạt
Trang 22động xuất nhập khẩu,… đều có thể là rủi ro đối với bên nhận bảo lãnh Các thay đổi trong môi trường kinh tế và pháp lý có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng phát hành và gây ra khả năng không thể thực hiện điều khoản cam kết Do đó, bênnhận bảo lãnh cần liên tục cập nhật tình hình chính trị và pháp lý ở quốc gia của đối tác
để có thể đưa ra biện pháp xử lý kịp thời trong trường hợp có nguy cơ xảy ra
• Rủi ro đối với bên được bảo lãnh
* Rủi ro do lừa đảo liên quan đến chứng từ
Việc quản lý phôi bảo lãnh, con dấu tại một số ngân hàng chưa được chặt chẽ đãtạo điều kiện cho kẻ gian hoặc một số cán bộ ngân hàng lợi dụng quyền hành, chức vụ,con dấu cảu ngân hàng cấu kết với bên ngoài làm giả mạo chứng thư bảo lãnh trục lợicho bản thân Điều 27: Miễn trách tính hợp lệ của chứng từ URDG758 quy định: Người bảo lãnh không chịu trách nhiệm cho:
a hình thức, sự đầy đủ, tính chính xác, tính chân thực, sự giả mạo hoặc hiệu lực pháp lý của bất kỳ chữ ký hay chứng từ nào xuất trình cho họ;
b điều kiện chung hay điều kiện cụ thể quy định trong, hoặc ghi thêm vào chứng
từ xuất trình cho họ;
c mô tả hàng hóa, số lượng, trọng lượng, chất lượng, điều kiện, bao gói, giaohàng, giá trị hoặc sự hiện hữu của hàng hóa, dịch vụ hoặc các nội dung khác hoặc dữliệu đại diện cho hoặc đề cập đến bất kì một chứng từ nào được xuất trình cho họ;
d thiện chí, hành vi thiếu sót, khả năng thanh toán, thực hiện nghĩa vụ hoặc địa vịcủa bất kì người nào phát hành hoặc được đề cấp đến trong bất kì một khả năng nàokhác trong bất kì một chứng từ nào được xuất trình cho họ’’ Như vậy, theo quy
15
-
tắc thống nhất về bảo lãnh URDG 758 :“ trừ trường hợp ngân hàng phát hành bảo lãnhngân hàng đã thiếu thận trọng hoặc thiếu thiện chí trong việc thực hiện dịch vụ bảo lãnhngân hàng, còn không sẽ không phải chịu trách nhiệm đối với các hành vi giả mạochứng từ thanh toán Điều này cũng có nghĩa là bên được bảo lãnh sẽ phải gánh chịu rủi
ro này”
1.2 Lý luận về dịch vụ bảo lãnh quốc tế
1.2.1 Khái niệm dịch vụ bảo lãnh quốc tế
Dịch vụ bảo lãnh quốc tế là một bộ phận không thể tách rời của dịch vụ bảo lãnhngân hàng, còn được gọi là dịch vụ bảo lãnh có yếu tố nước ngoài Dịch vụ bảo lãnhquốc tế có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động của các NHTM cũng như thúc
Trang 23đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế
Dựa trên các định nghĩa về dịch vụ bảo lãnh ngân hàng và quan hệ dân sự có yếu
tố nước ngoài, dịch vụ bảo lãnh quốc tế là bảo lãnh ngân hàng có yếu tố nước ngoài, là
hình thức cấp tín dụng theo đó bên bảo lãnh (ngân hàng) cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh, trong
đó có ít nhất một trong các bên tham gia quan hệ bảo lãnh: bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh hoặc bên nhận bảo lãnh là cá nhân, pháp nhân nước ngoài
Bản chất của dịch vụ bảo lãnh quốc tế không khác nhiều so với dịch vụ bảo lãnhnói chung Tuy nhiên, có một số đặc điểm cụ thể liên quan đến hoạt động xuất nhậpkhẩu mà dịch vụ này thường mang lại, đó là yếu tố quốc tế trong các giao dịch mua bánhàng hoá Doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường phải tuân theo các quy định pháp luậtđặc biệt theo thông lệ, tập quán quốc tế Dịch vụ bảo lãnh mang sự đảm bảo và tuân thủtheo các quy định này Thêm vào đó, NH có thể hỗ trợ tư vấn về các cơ hội và tháchthức trong thương mại quốc tế, giúp doanh nghiệp thích ứng với môi trường kinh doanhtoàn cầu
1.2.2 Đặc điểm của dịch vụ bảo lãnh quốc tế
Ngoài những đặc điểm chung tương tự như dịch vụ bảo lãnh thông thường, dịch
vụ bảo lãnh quốc tế còn mang một số đặc điểm riêng biệt bởi đặc trưng của quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
16
-
• Các chủ thể tham gia mang yếu tố nước ngoài
Bảo lãnh ngân hàng nội địa cũng như bảo lãnh quốc tế là quan hệ được xác lậpgiữa ít nhất ba chủ thể: Bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh Như đãphân tích tại phần trước, bảo lãnh quốc tế là quan hệ dân sự có yếu tố quốc tế, trong đó
có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân ở nước ngoài Đây cũngchính là điểm khác biệt rõ nhất của bảo lãnh quốc tế so với bảo lãnh ngân hàng nội địa.Quan hệ bảo lãnh quốc tế có thể phát sinh dưới nhiều hình thức khác nhau, ví dụ như:ngân hàng ở Việt Nam phát hành bảo lãnh cho người nhận bảo lãnh ở nước ngoài, ngânhàng ở Việt Nam phát hành dịch vụ bảo lãnh đối ứng theo yêu cầu của một ngân hàngnước ngoài cho người nhận bảo lãnh ở Việt Nam, một ngân hàng ở Việt Nam tham giađồng bảo lãnh với một ngân hàng ở nước ngoài,… Như vậy, mối quan hệ giữa các chủ
Trang 24thể trong dịch vụ bảo lãnh quốc tế có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, songđặc trưng nổi bật nhất của hoạt động này chính là ở các chủ thể tham gia có yếu tố nướcngoài
• Nguồn luật áp dụng có yếu tố quốc tế
Trong dịch vụ bảo lãnh quốc tế, quan hệ phát sinh giữa các chủ thể tham gia làquan hệ có yếu tố nước ngoài Việc hình thành và tiến triển của dịch vụ bảo lãnh quốc
tế có mối liên hệ mật thiết với sự phát triển của hệ thống luật quốc tế Do đó, việc sửdụng luật quốc tế để điều chỉnh mối quan hệ trong dịch vụ bảo lãnh ngân hàng có yếu
tố nước ngoài là điều cần thiết Pháp luật quốc tế cho dịch vụ bảo lãnh ngân hàng baogồm những nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế được thể hiện dưới hình thức vănbản, hình thành từ thực tiễn dịch vụ bảo lãnh quốc tế và được các chủ thể thừa nhậnmột cách rộng rãi Trước xu thế tăng cường hợp tác toàn cầu, để thúc đẩy sự phát triểncủa dịch vụ bảo lãnh quốc tế, pháp luật điều chỉnh tại mỗi quốc gia không thể bỏ quanhững quy tắc, quy định được cộng đồng quốc tế thừa nhận và đồng thời không đượcxung đột với pháp luật quốc tế Ngoài ra, luật quốc tế còn có tác động tích cực tronghoàn thiện và phát triển luật quốc gia thể hiện ở việc điều chỉnh, sửa đổi và bổ sung luậtquốc gia cho phù hợp với pháp luật quốc tế
• Đồng tiền trong bảo lãnh quốc tế thường là ngoại tệ
Mục đích quan trọng nhất của dịch vụ bảo lãnh quốc tế là hướng tới sự bảo đảm cho các giao dịch thương mại quốc tế nên đồng tiền bảo lãnh thường được quy định
17
-
theo đồng tiền trong các giao dịch cơ sở USD là đồng tiền mạnh nhất được sử dụngtrong giao dịch thương mại và cũng là một trong những đồng tiền dự trữ chủ đạo lớnnhất thế giới Theo dữ liệu thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, USD là đồng tiềnđược sử dụng trong khoảng 75% số lượng các giao dịch trên thế giới Chính vì vậy,USD cũng là ngoại tệ được sử dụng nhiều nhất trong dịch vụ bảo lãnh quốc tế Ngoài
ra, bảo lãnh quốc tế còn có thể được phát hành bằng một số ngoại tệ mạnh khác nhưEUR, JPY, CHF,… Bảo lãnh quốc tế cũng có thể được phát hành bằng VND trong cáctrường hợp bên nhận bảo lãnh là cá nhân, pháp nhân ở Việt Nam, ví dụ như: bảo lãnh
dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng của nhà thầu nước ngoài đối với dự án xây dựngtại Việt Nam Tuy nhiên, ngoại tệ vẫn là đồng tiền chiếm ưu thế trong dịch vụ bảo lãnhquốc tế Tại Việt Nam, đối với các trường hợp phát hành bảo lãnh có yếu tố quốc tế,các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép phát hành bảo lãnh
Trang 25bằng ngoại tệ phù hợp với hoạt động ngoại hối theo quy định
• Ngôn ngữ sử dụng trong bảo lãnh quốc tế thường là tiếng nước ngoài Trên thế
giới hiện nay, có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau và số ngôn ngữ được sửdụng cũng xấp xỉ con số này Chính sự đa dạng của ngôn ngữ đã tạo nên rào cản trong giao tiếp, gây khó khăn cho các chủ thể khi giao lưu với đối tác nước ngoài Vì vậy, cácchủ thể cần phải lựa chọn một ngôn ngữ chung khi thiết lập quan hệ hợp tác Tiếng Anhđược công nhận và sử dụng phổ biến trong hầu hết các giao dịch thương mại quốc tế Việc sử dụng nó làm ngôn ngữ hợp đồng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các thực thể trao đổi thông tin và giải quyết tranh chấp khi phát sinh Bảo lãnh quốc tế bao gồm các mối quan hệ phức tạp giữa các thực thể nước ngoài, đòi hỏi phải thiết lập các nghĩa vụ ràng buộc bằng ngôn ngữ chung và dễ hiểu cho tất cả các bên Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất và được sử dụng rộng rãi trong các dịch vụ bảo lãnh quốc tế Việc sử dụng nó trong việc ký kết hợp đồng bảo lãnh hoặc phát hành cam kết bảo lãnh quốc tế đảm bảo tính khách quan và phù hợp với xu hướng dịch vụ bảo lãnh toàn cầu Tiếng Anh còn là ngôn ngữ chuẩn và hiệu quả nhất để trình bày rõ ràng nội dung của cam kết bảo lãnh khi được phổ biến qua mạng lưới thông tin ngân hàng quốc tế
18
-
• Rủi ro trong dịch vụ bảo lãnh quốc tế thường phức tạp hơn so với dịch vụ bảo
lãnh ngân hàng trong nước
Đặc trưng về các chủ thể tham gia, luật áp dụng, đồng tiền hay ngôn ngữ sử dụngkhiến cho bảo lãnh quốc tế phức tạp hơn nhiều so với dịch vụ bảo lãnh ngân hàng trongnước Trong các quan hệ bảo lãnh ngân hàng nội địa, các chủ thể tham gia đều là chủthể trong nước do đó nguồn luật áp dụng, đồng tiền bảo lãnh hay ngôn ngữ sử dụng đềutuân thủ theo pháp luật quốc gia Nhìn chung, những vấn đề rủi ro phát sinh trong quan
hệ bảo lãnh ngân hàng nội địa có thể được hạn chế bằng công tác phòng ngừa rủi ro vàtăng cường kiểm tra, giám sát Việc xử lý tranh chấp phát sinh cũng sẽ dễ dàng đối vớicác chủ thể trong nước Ngược lại, những vấn đề phát sinh trong quan hệ bảo lãnh quốc
tế thường rất khó kiểm soát bởi các chủ thể mang yếu tố nước ngoài, sự khác biệt vềngôn ngữ giữa các chủ thể, đồng tiền bảo lãnh là ngoại tệ hay luật áp dụng có yếu tốquốc tế,… Đây đều là rủi ro khách quan, khó lường trước khiến cho các chủ thể trongdịch vụ bảo lãnh quốc tế gặp phải nhiều khó khăn
Trang 261.2.3 Chức năng của bảo lãnh quốc tế
Thư bồi hoàn là một loại văn bản được gửi đến người nhận bảo lãnh, yêu cầu họthực hiện một nhiệm vụ cụ thể và kèm theo cam kết rằng người bồi hoàn (có quan hệhai bên) sẽ thanh toán cho người nhận bảo lãnh nếu có thiệt hại liên quan đến việcngười nhận bảo lãnh thực hiện nhiệm vụ đó Trong khi đó, bảo lãnh đòi hỏi sự tham giacủa ngân hàng phát hành, một bên thứ ba cam kết đảm bảo rằng người nhận sẽ tuân thủnghĩa vụ của mình
Việc phân loại các loại bảo lãnh phụ thuộc vào các tiêu chí phân loại khác nhau.Tùy thuộc vào tiêu chí nào mà ta có thể phân loại bảo lãnh theo nhiều cách khác nhau
Có thể phân loại bảo lãnh theo hình thức phát hành, mục đích của bảo lãnh, tính chấtdịch vụ hoặc tín dụng của bảo lãnh, phạm vi lãnh thổ và nhiều tiêu chí khác
• Chức năng bảo đảm
Bảo đảm là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của bảo lãnh ngân hàng,bất kể là trong phạm vi nội địa hay quốc tế Trong trường hợp người được bảo lãnh viphạm cam kết, người nhận bảo lãnh sẽ nhận được sự bồi thường tài chính qua chứcnăng này Tuy nhiên, người nhận bảo lãnh chỉ có thể yêu cầu thanh toán theo thư bảo
• Chức năng tài trợ
Bảo lãnh quốc tế được phát hành như một công cụ tài trợ giúp cho bên được bảolãnh có thể tham gia hợp đồng thay vì phải đặt cọc tiền cho bên nhận bảo lãnh Thôngqua bảo lãnh quốc tế, khách hàng - người được bảo lãnh không cần phải đặt trực tiếpkhoản tiền đặt cọc, vay nợ hoặc thực hiện việc kéo dài thời hạn thanh toán cho hànghóa hoặc dịch vụ Ví dụ: Một nhà thầu thay vì phải đặt cọc tiền cho chủ đầu tư thì chỉcần đệ trình thư bảo lãnh thanh toán tiền tạm ứng hoặc bảo lãnh thực hiện hợp đồng củangân hàng Mặc dù không cung cấp vốn trực tiếp, thông qua việc phát hành bảo lãnh,ngân hàng đã giúp khách hàng tận hưởng các lợi ích tương tự như khi được cấp vốnthực sự Trong bối cảnh này, bảo lãnh quốc tế được coi là một trong những dịch vụ
Trang 27ngân hàng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đáp ứng kịp thời các yêu cầu phát triển và
mở rộng sản xuất kinh doanh, giảm bớt áp lực về nguồn vốn hoạt động của doanhnghiệp
1.2.4 Vai trò của dịch vụ bảo lãnh quốc tế
• Đối với doanh nghiệp
Dịch vụ bảo lãnh quốc tế là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong giao dịch thươngmại quốc tế khi hai bên tham gia không tin tưởng lẫn nhau Trong giao dịch thương mạiquốc tế, người xuất khẩu sẽ giảm bớt được rủi ro không nhận được thanh toán từ phíangười nhập khẩu, đồng thời người nhập khẩu cũng hạn chế được rủi ro bên xuất khẩukhông thực hiện hợp đồng Trong các hợp đồng tư vấn giám sát hay xây dựng, nhờ cóbảo lãnh ngân hàng nhà thầu sẽ không cần bỏ vốn trực tiếp để đặt cọc bảo đảm dự thầuhay bảo đảm thực hiện hợp đồng Từ đó có thể tận dụng nguồn vốn làm tăng tài sản lưuthông Bảo lãnh quốc tế giúp các tổ chức công ty vẫn có thể kiểm soát được nguồn vốncủa mình trong khi chỉ cần bỏ ra một khoản chi phí thấp để trả phí khi được cấp bảolãnh cho ngân hàng Bằng việc cung cấp bảo lãnh quốc tế, bên được bảo lãnh chắc chắn
sẽ đáng tin cậy hơn một doanh nghiệp không có bảo lãnh Vì vậy,
20
-
tăng thêm uy tín cho các doanh nghiệp với đối tác là một trong những vai trò quan trọng của bảo lãnh ngân hàng
• Đối với ngân hàng
Dịch vụ bảo lãnh quốc tế đem đến nguồn thu trực tiếp cho ngân hàng từ cáckhoản phí bảo lãnh Phí bảo lãnh đóng góp một phần đáng kể trong tổng doanh thu từphí dịch vụ của các NHTM hiện nay Việc cung cấp bảo lãnh là một trong những biệnpháp đa dạng hóa dịch vụ, giúp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng.Nguồn tiền gửi từ tài sản bảo đảm của khách hàng cũng tạo cơ hội cho ngân hàng sửdụng nguồn vốn một cách hiệu quả để tạo ra giá trị lớn hơn Bên cạnh đó, nếu dịch vụbảo lãnh quốc tế được triển khai hiệu quả, nó cũng giúp ngân hàng củng cố uy tín vàlòng tin từ khách hàng hiện tại, tạo cơ hội thuận lợi để thu hút khách hàng mới, và tăngcường hình ảnh của ngân hàng trên thị trường toàn cầu
• Đối với nền kinh tế
Bảo lãnh quốc tế không chỉ mang lại lợi ích cho các bên trực tiếp tham gia màcòn góp phần tích cực vào hoạt động kinh tế của mỗi quốc gia và kinh tế toàn cầu Sự
Trang 28hiện diện của bảo lãnh quốc tế là một nhu cầu khách quan đối với nền kinh tế, với vaitrò là một công cụ hiệu quả thúc đẩy các mối quan hệ thương mại quốc tế.Nhờ có bảolãnh quốc tế, các bên có thể tin tưởng đối tác, tham gia ký kết, thực hiện các hợp đồngkinh tế và đồng thời có trách nhiệm hơn trong mỗi giao dịch Bảo lãnh quốc tế đóng vaitrò quan trọng trong việc tăng cường vốn cho doanh nghiệp và thu hút đầu tư cho nềnkinh tế Đồng thời, nó cũng là một công cụ để các chủ thể tiếp cận các nguồn vốn từcác đối tác quốc tế Bảo lãnh quốc tế cũng chiếm một phần không thể thiếu trong việctăng cường mối quan hệ thương mại quốc tế giữa các quốc gia
1.2.5 Phân loại dịch vụ bảo lãnh quốc tế
Dựa trên mục đích của bảo lãnh cũng như tính chất của giao dịch cơ sở, bảo lãnhquốc tế gồm những hình thức sau: bảo lãnh hoàn tạm ứng, bảo lãnh thanh toán, bảolãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hơp đồng,…
1.2.5.1 Dựa trên hình thức phát hành thư bảo lãnh
Ngân hàng của bên được bảo lãnh sẽ chuyển thư bảo lãnh đến người nhận bảolãnh trong trường hợp bên nhận bảo lãnh là người nước ngoài, thông qua ngân hàng đạidiện của mình tại quốc gia của người nhận bảo lãnh
Đối với các giao dịch trong nước thường sử dụng dịch vụ bảo lãnh trực tiếp, khithực hiện giao dịch thương mại quốc tế, đặc biệt khi liên quan đến nhiều quốc gia khácnhau, thì thường người nhận lãnh sự sẽ đưa ra các yêu cầu sử dụng dịch vụ bảo lãnh đốiứng từ ngân hàng tại nước sở tại Dịch vụ bảo lãnh đối ứng là một trong những hình
thức bảo lãnh nổi bật nhất trong dịch vụ bảo lãnh quốc tế Quy định tại Thông tư số
11/2022/TT-NHNN về dịch vụ bảo lãnh nhấn mạnh: “bảo lãnh đối ứng là một hình thức bảo lãnh ngân hàng theo đó bên bảo lãnh đối ứng cam kết đối với bên bảo lãnh rằng
họ sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với bên bảo lãnh trong trường hợp bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh, bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh đối ứng theo thỏa thuận đã ký”
(2)
Trang 29Bên bảo lãnh đối ứng Bên bảo lãnh
(1) (3)
Bên yêu cầu Bên thụ hưởng Giao dịch cơ sở
Sơ đồ 1.2 : Bảo lãnh đối ứng (1): Đơn yêu cầu
(2): Cam kết bảo lãnh đối ứng
(3): Cam kết bảo lãnh theo yêu cầu
b) Bảo lãnh gián tiếp
Bảo lãnh gián tiếp là dạng bảo lãnh mà Ngân hàng bảo lãnh phát hành theo hướngdẫn từ một ngân hàng trung gian để hỗ trợ người nhận bảo lãnh, dựa trên một bảo lãnhkhác được gọi là bảo lãnh đối ứng Trong trường hợp này, Người được bảo
Ngân hàng thông báo
Thông báo BL Ngân hàng thứ nhất
Chỉ thị phát hành
Người được bảo lãnh Hợp đồng cơ sở Người nhận bảo lãnh
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ bảo lãnh gián tiếp
Theo sơ đồ trên, có các mối quan hệ trong bảo lãnh gián tiếp:
Trang 30* Mối quan hệ giữa người được bảo lãnh và người nhận lãnh sự được xác định dựatrên mối quan hệ hợp đồng cơ sở, đó là nguồn phát sinh nhu cầu bảo lãnh như đã được
đề cập trước đó
* Quan hệ giữa người được bảo lãnh và ngân hàng thứ nhất:
Nếu người nhận bảo lãnh không tin tưởng ở khả năng tài chính của ngân hàng củangười được bảo lãnh hoặc chỉ đơn giản là người nhận bảo lãnh muốn ngân hàng pháthành là ngân hàng của mình, người nhận bảo lãnh sẽ chỉ định một ngân hàng phát hànhbảo lãnh Nếu người được bảo lãnh có quan hệ với ngân hàng được chỉ định đó thì dịch
vụ bảo lãnh sẽ là bảo lãnh trực tiếp như đã đề cập trên Tuy nhiên, người được bảo lãnhphải nhờ ngân hàng của mình chỉ định cho ngân hàng được chỉ định phát hành bảo lãnhnếu người nhận bảo lãnh không có quan hệ với ngân hàng được chỉ định Lúc này mộtdịch vụ bảo lãnh gián tiếp sẽ xuất hiện
Một dịch vụ bảo lãnh gián tiếp được thể hiện rõ nhất trong trường hợp người được bảo lãnh và người nhận bảo lãnh ở hai quốc gia khác nhau Khi đó người nhận
23
-
bảo lãnh hoàn toàn có cơ sở để không tin tưởng vào tiềm lực tài chính của Ngân hàngcủa người được bảo lãnh hoặc chỉ là người nhận bảo lãnh muốn ngân hàng phát hànhphải là một ngân hàng trong nước của mình
Trong bảo lãnh gián tiếp, người được bảo lãnh chỉ thị cho ngân hàng phục vụmình (Ngân hàng thứ nhất) và đề nghị ngân hàng này chỉ thị cho một Ngân hàng khác(Ngân hàng thứ 2) phát hành một bảo lãnh theo mẫu hay những điều khoản và điềukiện đã thoả thuận dựa trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của ngân hàng thứ nhất
Việc xem xét quá trình phát hành bảo lãnh đối ứng của ngân hàng thứ nhất tương
tự như việc xem xét quá trình phát hành bảo lãnh trực tiếp Cam kết và thỏa thuận từphía người được bảo lãnh đối với ngân hàng thứ nhất cũng tương đương như khi ngânhàng thứ nhất phát hành bảo lãnh trực tiếp Đồng thời, ngân hàng thứ nhất phải thiết lậpmột mối quan hệ đại lý với ngân hàng thứ hai
* Quan hệ giữa Ngân hàng thứ nhất và Ngân hàng thứ 2
− Bảo lãnh đối ứng:
Trong mối quan hệ này,
Ngân hàng thứ nhất đề xuất cho Ngân hàng thứ hai phát hành bảo lãnh cho kháchhàng của họ và cam kết sẽ bồi thường cho Ngân hàng thứ hai nếu Ngân hàng thứ hai
Trang 31thực hiện thanh toán theo bảo lãnh Cam kết này được thể hiện thông qua một bảo lãnhđối ứng
Bảo lãnh đối ứng là cam kết của Ngân hàng thứ nhất để thanh toán bảo lãnh choNgân hàng thứ 2 (còn được gọi là người bảo lãnh của bảo lãnh đối ứng) khi Ngân hàngthứ 2 tuân thủ đúng các điều khoản được quy định trong bảo lãnh đối ứng Bảo lãnh đốiứng được coi là một phương tiện trung gian giữa người được bảo lãnh và Ngân hàngphát hành
Cần chú ý rằng về thời hạn hiệu lực, thời gian hiệu lực của bảo lãnh đối ứng cầnphải dài hơn thời gian hiệu lực của bảo lãnh gốc (do Ngân hàng thứ hai phát hành), một
số ngày nhất định (thường từ 3 đến 30 ngày) Điều này cần để đảm bảo rằng ngân hàngthứ hai có đủ thời gian để xử lý và gửi chứng từ xuất trình đến ngân hàng thứ nhất đểyêu cầu bồi hoàn cho bảo lãnh đối ứng sau khi đã thanh toán cho bảo lãnh gốc
24
-
Số tiền tối đa của bảo lãnh đối ứng và bảo lãnh chính là tương ứng với nhau.Trong khâu thanh toán bảo lãnh đối ứng, ngân hàng thứ nhất thường không yêu cầungân hàng thứ 2 phải xuất trình những chứng từ do người nhận bảo lãnh của bảo lãnh
đã xuất trình cho ngân hàng thứ 2 trước đó để thanh toán bảo lãnh chính mà chỉ cầnngân hàng thứ 2 xuất trình yêu cầu thanh toán
* Quan hệ giữa ngân hàng thứ 2 và người nhận bảo lãnh:
Quan hệ giữa ngân hàng thứ 2 và người nhận bảo lãnh trong bảo lãnh gián tiếpcũng như quan hệ giữa ngân hàng thứ nhất và người nhận bảo lãnh trong bảo lãnh trựctiếp Đó là quan hệ giữa người bảo lãnh và người nhận bảo lãnh Ngân hàng thứ hai cótrách nhiệm thanh toán cho người nhận bảo lãnh khi họ cung cấp các tài liệu theo quyđịnh của bảo lãnh
1.2.5.2 Dựa trên hình thức sử dụng
a) Bảo lãnh có điều kiện
Bảo lãnh có điều kiện là một loại bảo lãnh ngân hàng chỉ thanh toán tiền bảo lãnhkhi người nhận bảo lãnh cung cấp các tài liệu do một bên thứ ba phát hành xác nhận viphạm của người được bảo lãnh Bên thứ ba này có thể là chuyên gia giám định độc lậphoặc có thể là một Tổ chức trọng tài
Loại bảo lãnh này bảo vệ người được bảo lãnh, nhưng có thể gây trì hoãn đốivới người nhận bảo lãnh trong việc nhận được tiền bồi thường, không mang lại lợi ích
Trang 32cho người nhận bảo lãnh và ít được chấp nhận
b) Bảo lãnh vô điều kiện
Đây là một loại bảo lãnh mà điều kiện thanh toán đơn giản chỉ là người nhận bảolãnh cần chỉ đơn yêu cầu thanh toán bằng văn bản Bảo lãnh này không yêu cầu bất kỳchứng từ bổ sung nào khác Người nhận bảo lãnh không cần phải cung cấp bất kỳchứng từ hoặc bằng chứng nào để chứng minh vi phạm của người được bảo lãnh hoặc
để làm rõ thiệt hại mà họ phải chịu do việc vi phạm hợp đồng của người được bảo lãnh Trong loại bảo lãnh này, ngân hàng cũng không có quyền yêu cầu bất kỳ chứng
từ nào như đã nêu trên Yêu cầu thanh toán từ phía người nhận bảo lãnh có thể đượcthực hiện dưới hai dạng:
- Văn bản yêu cầu thanh toán từ người nhận bảo lãnh
25
-
- Văn bản tuyên bố vi phạm hợp đồng của người được bảo lãnh, được lập bởi ngườinhận bảo lãnh Đây chỉ là một tuyên bố đơn phương từ người nhận bảo lãnh mà khôngcần phải có sự xác nhận từ người được bảo lãnh hoặc bất kỳ bên thứ ba nào khác Do
đó, người nhận bảo lãnh hoàn toàn tự chủ trong việc yêu cầu thanh toán
Trong loại bảo lãnh này, cần phải có giải pháp xử lý nếu người nhận bảo lãnh lừa đảo để nhận thanh toán từ bảo lãnh
1.2.5.3 Dựa trên cơ sở Người được bảo lãnh là ai
a) Trường hợp người được bảo lãnh là bên xuất khẩu
Bên xuất khẩu có thể yêu cầu phát hành bảo lãnh ngân hàng theo nhiều phương thức sau đây:
* Bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Trong lĩnh vực thương mại quốc tế, một dịch vụ bảo lãnh ngân hàng phổ biến làbảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu Bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu là mộtloại bảo lãnh mà ngân hàng cam kết thanh toán cho bên thụ hưởng (thường là ngườinhập khẩu) trong trường hợp bên xuất khẩu không thực hiện đúng nghĩa vụ của mìnhtheo hợp đồng xuất khẩu
Trong quá trình xuất khẩu hàng hóa, bên nhập khẩu thường mong muốn có mộtcam kết từ bên xuất khẩu rằng hàng hóa sẽ được giao đúng thời hạn và đạt chất lượngnhư đã thỏa thuận trong hợp đồng Để đảm bảo điều này, bên nhập khẩu có thể yêu cầubên xuất khẩu cung cấp một loại bảo lãnh từ một ngân hàng, thường là ngân hàng củabên xuất khẩu
Trang 33Khi bên xuất khẩu không tuân theo đúng nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, ngânhàng sẽ chi trả cho bên nhập khẩu số tiền đã được bảo lãnh Điều này giúp đảm bảorằng bên nhập khẩu không phải chịu thiệt hại nếu bên xuất khẩu không thực hiện đúngcam kết của mình
Việc thực hiện bảo lãnh trong hợp đồng xuất khẩu là một phương tiện quan trọng
để gia tăng độ tin cậy và giảm thiểu rủi ro trong các giao dịch xuất khẩu quốc tế
* Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước
Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và khả năng hoàn trả các khoản thanh toán đã
được thực hiện trước của bên mua hàng hoặc sử dụng dịchvụ
26
-
Nếu khách hàng vi phạm cam kết với bên nhận bảo lãnh và phải hoàn trả tiền đã
ứng trước nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đủ, ngân hàng phát hành bảo lãnh sẽ hoàn trả số tiền bảo lãnh cho bên đã ứng trước
* Bảo lãnh bảo hành
Bảo lãnh bảo hành là một loại bảo lãnh mà một bên (thường là người bán hoặcnhà sản xuất) cam kết đảm bảo về chất lượng, hiệu suất hoặc tính năng của một sảnphẩm hoặc dịch vụ cho bên mua hoặc người sử dụng trong một khoảng thời gian cụ thểsau khi giao dịch được thực hiện Khi một sản phẩm được mua, bảo lãnh bảo hành cungcấp một dạng bảo đảm rằng sản phẩm sẽ hoạt động một cách đúng đắn trong mộtkhoảng thời gian nhất định Nếu có bất kỳ vấn đề hoặc lỗi nào xảy ra với sản phẩmtrong thời gian bảo hành, người mua có quyền yêu cầu sửa chữa hoặc thay thế sản phẩmmiễn phí từ bên bảo lãnh
Bảo lãnh bảo hành thường được cung cấp dưới dạng một tài liệu chính thức hoặcmột phần của hợp đồng mua bán Thời gian bảo hành có thể thay đổi tùy thuộc vào sảnphẩm cụ thể và điều khoản của bên bảo lãnh Đối với một số sản phẩm, bảo lãnh bảohành có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm
* Bảo lãnh sai sót chứng từ nhờ thu
Bảo lãnh sai sót chứng từ nhờ thu là một loại bảo lãnh mà một ngân hàng hoặc tổchức tài chính cam kết thanh toán cho bên nhận bảo lãnh (thường là người bán hoặcngười xuất khẩu) trong trường hợp có bất kỳ sai sót nào trong các chứng từ giao dịchxuất nhập khẩu
Khi một bên mua hàng hóa từ một bên bán hàng hoặc xuất khẩu hàng hóa từ một
Trang 34quốc gia khác, các chứng từ giao dịch như hóa đơn, vận đơn, hoặc chứng từ xuất khẩucần phải được chuẩn bị và gửi đi một cách chính xác để đảm bảo việc thanh toán đượcthực hiện một cách đúng đắn
Tuy nhiên, đôi khi có thể xảy ra các sai sót trong các chứng từ, như sai sót về sốlượng hàng hoá, giá cả, hoặc các thông tin khác có thể ảnh hưởng đến việc thanh toán.Trong trường hợp này, bảo lãnh sai sót chứng từ nhờ thu cho phép bên bán hoặc ngườixuất khẩu yên tâm về việc nhận thanh toán mặc dù có các sai sót trong chứng từ, vìngân hàng đã cam kết sẽ thanh toán cho họ
27
-
Bảo lãnh sai sót chứng từ nhờ thu tạo ra một mức độ an toàn cho bên bán hoặcngười xuất khẩu trong quá trình giao dịch xuất nhập khẩu, giúp họ tránh được nhữngrủi ro có thể phát sinh do sai sót trong các chứng từ
b) Trường hợp người được bảo lãnh là bên nhập khẩu
Bên nhập khẩu có thể yêu cầu phát hành nhiều phương thức bảo lãnh khác nhau như sau:
* Bảo lãnh thanh toán
Được sử dụng trong các hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ trả chậm, là camkết của bên bảo lãnh ( ngân hàng) với bên bảo lãnh ( người bán) về việc sẽ thực hiệnnghĩa vụ thanh toán thay mặt cho bên được bảo lãnh ( người mua đồng thời là kháchhàng của ngân hàng) trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thựchiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình kho đến hạn vô điều kiện
Trong bảo lãnh thanh toán, mối quan hệ giữa người bán và người mua thực sự là mộtmối quan hệ tín dụng thương mại, trong đó người mua cam kết trả tiền hàng theo cácđiều khoản nợ cụ thể Để đảm bảo bảo vệ mình khỏi rủi ro của việc người mua khôngthanh toán đầy đủ và đúng hạn, người bán có thể yêu cầu một bảo lãnh thanh toán từngân hàng, đảm bảo việc trả số tiền chậm
* Bảo lãnh vận đơn
Bảo lãnh vận đơn là loại bảo lãnh mà một ngân hàng hoặc tổ chức tài chính camkết thanh toán cho bên thụ hưởng (thường là người bán hoặc người gửi hàng) trongtrường hợp có bất kỳ vấn đề nào phát sinh liên quan đến vận đơn của một lô hàng Khihàng hóa được vận chuyển từ một địa điểm đến địa điểm khác, một vận đơn (hoặc bill
of lading) thường được tạo ra để xác nhận việc vận chuyển Vận đơn này chứa thông
Trang 35tin về hàng hóa, người gửi, người nhận, điểm xuất phát, điểm đến, và các điều khoảnvận chuyển khác
Bảo lãnh vận đơn cung cấp một cam kết từ ngân hàng rằng họ sẽ thanh toán chobên thụ hưởng nếu có vấn đề nào đó xảy ra liên quan đến vận đơn, chẳng hạn như mấtmát hoặc hỏng hóc của hàng hóa trong quá trình vận chuyển Điều này tạo ra một mức
độ an toàn cho bên gửi hàng hoặc bên bán hàng trong quá trình vận chuyển, bảo vệ họkhỏi những rủi ro không mong muốn có thể xảy ra
28
-
Bảo lãnh vận đơn thường được áp dụng trong các giao dịch quốc tế hoặc trongcác giao dịch có mức độ rủi ro cao, nơi mà việc bảo đảm an toàn cho hàng hóa trongquá trình vận chuyển là rất quan trọng
* Bảo lãnh hải quan
Áp dụng trong trường hợp tạm nhập tái xuất Hải quan của nước mà hàng hóa tạmnhập yêu cầu chủ hàng phải có được bảo lãnh nhằm đảm bảo rằng quá thời hạn đăng ký
mà hàng hóa đó không được tái xuất thì hải quan sẽ rút tiền thanh toán từ thư bảo lãnh,coi như một khoản tiền thuế nhập khẩu và tiền phạt
* Bảo lãnh thanh toán hối phiếu nhận nợ
Bảo lãnh thanh toán hối phiếu nhận nợ là một loại cam kết mà một bên, thường làmột tổ chức tài chính hoặc một ngân hàng, cam kết sẽ thanh toán toàn bộ hoặc mộtphần của số tiền được ghi trong một hối phiếu nhận nợ trong trường hợp người muakhông thể hoặc không muốn thanh toán Điều này cung cấp độ tin cậy cho người bánrằng họ sẽ nhận được tiền từ hối phiếu, ngay cả khi người mua không thanh toán
Thường thì, bảo lãnh được áp dụng trong các giao dịch thương mại quốc tế hoặctrong các giao dịch lớn đòi hỏi sự tin cậy cao giữa các bên.Điều này giúp giảm rủi rocho bên bán và tạo điều kiện thuận lợi hơn để thúc đẩy giao dịch Tuy nhiên, bên muathường phải trả phí hoặc chi trả một khoản phí cho dịch vụ bảo lãnh này
`1.2.5.4 Phân loại theo tính chất của giao dịch cơ sở
* Bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Bảo lãnh vay vốn xuất nhập khẩu là một cam kết của ngân hàng đối với bên xuấtkhẩu hoặc nhập khẩu nhằm đảm bảo rằng bên xuất khẩu hoặc nhập khẩu sẽ thực hiệnđúng các nghĩa vụ tài chính theo hợp đồng xuất nhập khẩu Ngân hàng sẽ thanh toán
Trang 36thay cho bên được bảo lãnh nếu họ không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình
* Bảo lãnh thanh toán là hình thức bảo lãnh ngân hàng nhằm cung cấp một sự bảođảm về việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán của người được bảo lãnh Bảo lãnh thanhtoán thường được sử dụng trong hợp đồng tín dụng hoặc hoặc đồng mua bán bán hànghóa, cung ứng dịch vụ Trong trường hợp này, bên cho vay hoặc bên bán hàng đã giaotiền hoặc hàng hóa cho bên vay, bên mua hàng Để bảo đảm việc hoàn trả tiền vay, hoặctrả tiền bán hàng đúng hạn, bên cho vay, bên bán hàng thường yêu cầu phải có một bảo
29
-
lãnh thanh toán của ngân hàng Giá trị của bảo lãnh thanh toán thường tương đương vớigiá trị tiền vay, tiền bán hàng và khoản tiền lãi phát sinh (nếu có) * Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là loại hình nhằm cung cấp cho bên nhận bảo lãnh một sự bảo đảm về việc thực hiện đúng hợp đồng của bên được bảo lãnh Bảo lãnh thực hiện hợp đồng có thể
sử dụng để bảo đảm nghĩa vụ phát sinh từ các hợp đồng cơ sở (như hợp đồng mua bán hàng hóa, xây dựng, thiết kế ) Trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ quy định tại các hợp đồng cơ sở (chẳng hạn như giao hàng không đúng hạn, không đúng số lượng, chất lượng đã thỏa thuận) sẽ gây ra tổn thất cho bên nhận bảo lãnh Theo nội dung cam kết bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu ngân hàng bảo lãnh thực hiện thanh toán bảo lãnh Giá trị của bảo lãnh thực hiện hợp đồng thường ở mức 10% đến 15% giá trị của hợp đồng
cơ sở
Trang 3730
-
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ BẢO LÃNH QUỐC TẾ
TẠI NGÂN HÀNG TNHH MTV HSBC VIỆT NAM 2.1 Tổng quan về Ngân hàng TNHH MTV HSBC Việt Nam
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải (HSBC) là sáng lập viên của Tập đoànHSBC từ năm 1959 HSBC là một trong những ngân hàng lớn nhất trên thế giới, có gần220.000 nhân viên tại 64 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp Châu Phi, Châu Á, ChâuĐại Dương, Châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ, phục vụ khoảng 40 triệu khách hàng trêntoàn thế giới Tính đến năm 2020, đây là ngân hàng lớn thứ sáu thế giới tính theo tổngtài sản và vốn hóa thị trường Đây là ngân hàng lớn thứ hai ở Châu Âu sau BNPParibas, với tổng vốn chủ sở hữu là 206,777 tỷ USD và tài sản là 2,958 nghìn tỷ USDtính đến tháng 12 năm 2021 Về vốn đầu tư, mạng lưới, sản phẩm, nhân viên và kháchhàng, HSBC là một trong những ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam Biểutượng của HSBC là “Sự trung thực, Lòng tin cậy và Dịch vụ hoàn hảo”
Tại Việt Nam, HSBC lập văn phòng đầu tiên tại Sài Gòn từ hơn 150 năm trước;thành lập Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh năm 1995 - là ngân hàng nước ngoài đầutiên thành lập pháp nhân tại Việt Nam ngày 01/01/2009 Ngân hàng HSBC Việt Nam
có vốn đăng ký 3.000 tỷ đồng và là đơn vị sáng lập và thành viên chính thức củaHSBC
Hiện tại, NH HSBC có mạng lưới hoạt động gồm hai chi nhánh và năm phònggiao dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh, một chi nhánh và bốn phòng giao dịch tại HàNội, cùng hai chi nhánh tại Bình Dương và Đà Nẵng HSBC đang nằm trong số nhữngngân hàng quốc tế lớn nhất tại Việt Nam, được đánh giá dựa trên vốn, cơ cấu sản phẩm
và số lượng khách hàng
Ngày 28 tháng 9 năm 2021 NH HSBC Việt Nam trở thành ngân hàng nước ngoàiđầu tiên lựa chọn hợp tác chiến lược phục vụ phát triển Sự kết hợp này củng cố chiếnlược của HSBC Việt Nam trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước có quy môdoanh thu từ 1.000 đến 10.000 tỷ mỗi năm Trọn bộ sản phẩm tài chính và các giảipháp số của HSBC sẽ phục vụ nhu cầu càng ngày càng phát triển của Con Cưng, đặcbiệt là chiến lược số hóa của họ
31
-
HSBC cũng là ngân hàng nước ngoài duy nhất tại Việt Nam cung cấp đầy đủ các
Trang 38dịch vụ tài chính ngân hàng Ngân hàng HSBC cung cấp sự đa dạng và tiện ích chokhách hàng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm dịch vụ tài chính doanh nghiệp, ngân hàngcho các tổ chức tài chính và các công ty đa quốc gia, cũng như các dịch vụ về thanhtoán quốc tế, quản lý tiền tệ và thanh toán, lưu ký chứng khoán và quản lý quỹ, giaodịch ngoại hối và thị trường vốn, các dịch vụ về thu xếp nợ, tài trợ dự án và dịch vụ tàichính cá nhân
HSBC Việt Nam luôn đứng hàng đầu trong việc phát triển các sản phẩm tàichính độc đáo và sáng tạo dành cho khách hàng cá nhân Đặc biệt, HSBC đã là ngânhàng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam cung cấp dịch vụ vay tín chấp trong 30 năm,giới thiệu dịch vụ ATM và mở tài khoản cá nhân cũng như tùy chọn đầu tư quốc tế.Ngoài ra, HSBC cũng là ngân hàng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam bán các sảnphẩm bảo hiểm nhân thọ thông qua mạng lưới chi nhánh.HSBC tiếp tục thu xếp, giảingân số vốn tài trợ phát triển bền vững, Chuyển đổi Xanh tại Việt Nam với lãi suất ưuđãi nhất có thể, nhất là trong phát triển kinh tế nông nghiệp (chương trình 1 triệu ha lúachất lượng cao, phát thải thấp), Chuyển đổi Số, xây dựng hạ tầng chiến lược…; thúcđẩy dòng vốn FDI vào Việt Nam; tư vấn, góp ý, chia sẻ kinh nghiệm… Với thành tựuhoạt động ấn tượng qua nhiều năm, HSBC đã vững vàng là ngân hàng nước ngoài hàngđầu tại Việt Nam, vượt trội về nhiều mặt như vốn đầu tư, hệ thống giao dịch, đa dạngsản phẩm, quy mô nhân sự và khách hàng, sự phát triển ổn định, khả năng kinh doanh
và quản lý rủi ro, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiệu suất của mạng lưới phân phối, khảnăng thâm nhập thị trường và kỹ năng chuyên môn Vị thế hàng đầu của HSBC đượckhẳng định qua hàng loạt giải thưởng uy tín cả nội địa và quốc tế
• Ngân hàng nước ngoài tốt nhất Việt Nam từ 2006 đến 2012; 2014 đến 2022, do tạp chí FinanceAsia bình chọn
• Ngân hàng Quản lý Tiền tệ hàng đầu Việt Nam năm 2021, 2022 do Euromoney Cash Management Survey trao tặng
• Giải thưởng Đóng góp tích cực cho xã hội Việt Nam năm 2022 do FinanceAsia