1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài đánh giá thực trạng quản lý rrtd theo basel ii tại ngân hàng vietcombank

64 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý RRTD Theo Basel II Tại Ngân Hàng Vietcombank
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền, Lê Việt Hùng, Vũ Thị Mỹ Linh, Đặng Thị Phương Thảo, Nguyễn Duy Long, Nguyễn Tùng Lâm, Nguyễn Việt Anh, Phạm Vân Tân Trang
Người hướng dẫn TS. Đặng Thị Thu Hằng
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Các Quy Định Quản Lý Ngân Hàng Basel
Thể loại Bài Tập Lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 738,16 KB

Nội dung

hay TCTD cần thực hiện tốt các quy định của pháp luật và có các biện pháp quản lý,kiểm soát chặt chẽ.1.2 Rủi ro tín dụng ngân hàng2.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụngRủi ro tín dụng trong hoạ

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA SAU ĐẠI HỌC -

BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN: CÁC QUY ĐỊNH QUẢN LÝ NGÂN HÀNG BASEL

ĐỀ TÀI: Đánh giá thực trạng quản lý RRTD theo Basel II tại Ngân hàng

Trang 3

MỤC LỤC

Mở đầu 5

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng 7

1.1 Tín dụng ngân hàng 7

1.2 Rủi ro tín dụng ngân hàng 8

2.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng 8

2.2.2 Đặc điểm của rủi ro tín dụng 8

2.2.3 Phân loại rủi ro tín dụng ngân hàng 8

2.2.4 Căn cứ xác định rủi ro tín dụng 9

2.2.5 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng 10

2.2.6 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hoạt động tại ngân hàng 10

1.3 Cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro 10

1.4 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II 11

Chương 2: Thực trạng triển khai Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 13

2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 13

2.1.1 Giới thiệu 13

2.1.2 Cơ cấu tổ chức 15

2.2 Khái quát về kết quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng 15

2.3 Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 39

2.3.2 Những kết quả đạt được 43

2.3.3 Những hạn chế cần khắc phục 45

Chương 3: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam 46

3.1 Định hướng quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong giai đoạn 2021-2025 46

3.2 Giải pháp tăng cường QTRRTD theo tiêu chuẩn Basel II tại NH VCB 51

a Hoàn thiện cơ sở quản lý cơ sở dữ liệu khách hàng 53

b Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (XHTDNB) 53

Trang 4

3.3 Kiến nghị 56

3.3.1 Kiến nghị đối với Quốc hội và Chính phủ 56

3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

Trang 5

Mở đầu

Hoạt động tín dụng là một hoạt động kinh doanh quan trọng mang lại thu nhập chủ yếu cho các Ngân hàng Tuy nhiên, hoạt động này ẩn chứa nhiều rủi ro, có thể gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động chung của ngân hàng Hiện tại, chất lượng tín dụng trong

hệ thống ngân hàng Việt Nam đang ở mức thấp, điều đó được thế hiện ở tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống cao Bên cạnh các tác động tiêu cực từ các vấn đề dịch bệnh Covid-19, các cuộc xung đột chính trị trên thế giới, các chính sách kinh tế của các nền kinh tế phát triển thì chất lượng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại các NHTM cũng là yếu

tố cần quan tâm Để đảm bảo giảm thiếu tối đa rủi ro tín dụng xảy ra, việc nhận diện vàtăng cường quản lý RRTD hết sức cần thiết

Hội nhập kinh tế thế giới đang là xu hướng tất yếu để đất nước có thể mở rộng và phát triển trên nhiều lĩnh vực Ngành Ngân hàng cũng không nằm ngoài xu thế đó Để

hệ thống ngân hàng Việt Nam tham gia tốt hơn vào quá trình quốc tế hóa, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập, các ngân hàng cần tuân thủcác thông lệ, điều ước quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là tiêu chuẩn quốc tế Basel II

Tiêu chuẩn Basel II giúp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của từng NHTM cũng như toàn hệ thống Việc triển khai Basel II thành công giúp ngânhàng tối ưu hóa chi phí, lợi nhuận bằng các chiến lược kinh doanh dựa vào mức độ rủi

ro, phân bổ vốn hợp lý, kiểm soát các loại rủi ro hiệu quả Điều đó giúp uy tín, danh tiếng ngân hàng được đảm bảo, khách hàng tin tưởng, yên tâm sử dụng các dịch vụ từ ngân hàng Hiều rõ về Basel II là bước đi quan trọng trong lộ trình hội nhập với thế giới, cũng là cách để bảo vệ ngân hàng, khách hàng, cổ đông tốt nhất

Nhận thức được tầm quan trọng của rủi ro tín dụng, và việc áp dụng các tiêu chuẩn Basel II trong hoạt động quản lý rủi ro, với sự chủ động cũng như kiên trì, nỗ lực bền bỉ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã tích cực triển khai và đẩy

Trang 6

mạnh việc áp dụng một cách bài bản Từ năm 2014 Vietcombank đã triển khai dự án phân tích chênh lệch giữa yêu cầu của Basel II với thực trạng của ngân hàng Đến năm

2019, Vietcombank tiến tới đáp ứng các yêu cầu của phương pháp nâng cao theo Basel

II, giúp việc kiểm soát rủi ro đạt hiệu quả cao hơn, lợi nhuận được tối đa hóa Tuy nhiên việc áp dụng Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng còn gặp một số hạn chế.Thông qua việc phân tích đánh giá về thực trạng áp dụng Basel II trong quản trị rủi rotín dụng tại ngân hàng Vietcombank, nghiên cứu này hứa hẹn đưa ra cái nhìn toàn diện vềthực trạng hiện tại và tương lai của quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank Đồng thời sẽcung cấp những đề xuất cụ thể nhằm định hình chiến lược tương lai của ngân hàng trongviệc đối mặt và vượt qua những thách thức này

Trang 7

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng

 Thúc đẩy sản xuất kinh doanh: Tín dụng ngân hàng giúp các doanh nghiệp cóthêm vốn để mở rộng sản xuất, đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh

 Thúc đẩy tiêu dùng: Tín dụng ngân hàng giúp các hộ gia đình, cá nhân có thêmvốn để mua sắm, tiêu dùng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Tín dụng ngân hàng có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, phổ biến như:

 Theo mục đích sử dụng vốn: tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa (dành chodoanh nghiệp, chủ thể kinh doanh), tín dụng tiêu dùng (cho cá nhân)

 Theo thời hạn tín dụng: Tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung hạn, tín dụng dài hạn

 Theo hình thức tín dụng: Cho vay trực tiếp, cho vay gián tiếp

 Theo đảm bảo hoàn trả nợ: tín dụng thế chấp, tín dụng tín chấp

Tín dụng ngân hàng là một công cụ quan trọng của NH hay TCTD trong việc thựchiện các chức năng của mình Để đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng ngân hàng, NH

Trang 8

hay TCTD cần thực hiện tốt các quy định của pháp luật và có các biện pháp quản lý,kiểm soát chặt chẽ.

1.2 Rủi ro tín dụng ngân hàng

2.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợcủa NH, TCTD do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện mộtphần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết Đây là loại rủi ro phổ biến nhất tronghoạt động ngân hàng, có thể gây ra những tổn thất lớn cho ngân hàng, thậm chí dẫn đếnphá sản

2.2.2 Đặc điểm của rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là khả năng bên đi vay không trả nợ đúng hạn hoặc không trả nợ đượccho ngân hàng Đây là loại rủi ro phổ biến nhất trong hoạt động ngân hàng, có thể gây ranhững tổn thất lớn cho ngân hàng, thậm chí dẫn đến phá sản

Cụ thể:

 Tính chất khách quan: Rủi ro tín dụng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhânkhách quan, như: biến động kinh tế, chính trị, xã hội, Do đó, ngân hàng khó có thểkiểm soát hoàn toàn rủi ro này

 Tính chất không chắc chắn: Rủi ro tín dụng là một loại rủi ro không chắc chắn,tức là ngân hàng không thể dự đoán chính xác khả năng xảy ra rủi ro

 Tính chất tiềm ẩn: Rủi ro tín dụng có thể xảy ra trong tương lai, do đó ngân hàngcần có biện pháp quản lý rủi ro hiệu quả để giảm thiểu tổn thất

2.2.3 Phân loại rủi ro tín dụng ngân hàng

Rủi ro tín dụng ngân hàng có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, nhưngphổ biến nhất là phân loại theo nguyên nhân phát sinh

Trang 9

Rủi ro giao dịch: Là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh

là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá kháchhàng Rủi ro giao dịch có ba bộ phận:

 Rủi ro lựa chọn: là rủi ro liên quan đến quá trình đánh giá phân tích tín dụngkhi ngân hàng lựa chọn phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định chovay

 Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản tronghợp đồng cho vay, các loại TSĐB, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo vàmức cho vay trên trị giá của TSĐB

 Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạtđộng cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật

xử lý các khoản cho vay có vấn đề

Rủi ro danh mục: Là rủi ro phát sinh do những hạn chế trong quản lý danh mục

cho vay của ngân hàng, bao gồm rủi ro nội tại và rủi ro tập trung

 Rủi ro nội tại: Xuất phát từ các yếu tố, đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệtbên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế Nó xuất phát từđặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay

 Rủi ro tập trung: Khi ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một

số khách hàng; cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng mộtngành, lĩnh vực kinh tế, hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định, cùng mộtloại hình cho vay có rủi ro cao

2.2.4 Căn cứ xác định rủi ro tín dụng

Để xác định rủi ro tín dụng, ngân hàng cần căn cứ vào các yếu tố sau:

 Tình hình tài chính của khách hàng: Ngân hàng cần thu thập đầy đủ thông tin vềtình hình tài chính của khách hàng, bao gồm: vốn tự có, các khoản nợ, tài sản thếchấp, để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng

Trang 10

 Năng lực kinh doanh của khách hàng: Ngân hàng cần đánh giá năng lực kinhdoanh của khách hàng, bao gồm: ngành nghề kinh doanh, thị trường, đối thủ cạnhtranh, để xác định khả năng tạo ra dòng tiền để trả nợ.

 Các yếu tố môi trường: Ngân hàng cần đánh giá các yếu tố môi trường có thểảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, bao gồm: biến động kinh tế, chính trị,

xã hội,

2.2.5 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, có thể chia thành các yếu tố chính sau:

 Từ phía khách hàng: Khách hàng vay có thể không trả nợ đúng hạn hoặc khôngtrả nợ được do các nguyên nhân như: tài chính suy yếu, kinh doanh thua lỗ, biến độngthị trường,

 Từ phía ngân hàng cho vay: Ngân hàng cho vay có thể gặp rủi ro tín dụng do cácnguyên nhân như: thẩm định khách hàng không kỹ, quản lý rủi ro kém, chính sáchcho vay

 Từ môi trường bên ngoài: thiên tai, dịch họa, lũ lụt, hạn hán, chiến tranh, sự thayđổi chính sách kinh tế, lãi suất, tỷ giá, CPI, các giai đoạn chu kỳ kinh tế, chính sáchtiền tệ, chính trị, pháp luật

2.2.6 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hoạt động tại ngân hàng

Rủi ro tín dụng có thể ảnh hưởng đến hoạt động tại ngân hàng theo nhiều cách khácnhau, bao gồm:

 Tổn thất tài chính: Khi khách hàng không trả nợ, ngân hàng có thể bị mất vốn,giảm lợi nhuận, thậm chí dẫn đến phá sản

 Ảnh hưởng đến uy tín: Ngân hàng có thể bị mất uy tín, giảm khả năng huy độngvốn, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh

 Ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động: Ngân hàng phải dành nhiều nguồn lực để xử

lý các khoản nợ xấu, dẫn đến giảm hiệu quả hoạt động

Trang 11

Ảnh hưởng đến hệ thống tài chính: Rủi ro tín dụng có thể lan truyền sang các ngân hàng khác, gây ra rủi ro hệ thống.

1.3 Cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro

1.4 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II

Hiệp ước Basel do Uy ban giám sát ngân hàng (BCBS) ban hành Ủy ban này được thành lập năm 1974 bởi nhóm các ngân hàng trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) tại thành phố Basel, Thụy Sỹ nhằm tìm cách ngăn chặn sự sụp đồ hàng loạt của các ngân hàng vào thập niên 1980 Năm 1988, Ủy ban đã quyết định giới thiệu hệ thống đo lường vốn - được đề cập như là Hiệp ước Vốn Basel (The Basel CapitalAccord) hay Basel I Hệ thống này cung cấp khung đo lường rủi ro tín dụng với tiêu chuân vốn tối thiều 8% Basel I không chỉ phố biến trong các quốc gia thành viên mà còn phổ biến ở hầu hết các nước khác có ngân hàng hoạt động quốc tế Đến năm 1996, Basel

I được sửa đổi với rất nhiều điểm mới Tuy vậy, Hiệp ước vẫn có khá nhiều điểm hạn chế Để khắc phục những hạn chế của Basel I, tháng 6/1999, ban đề xuất khung đo lường

Trang 12

mới Đến ngày 26/6/2004, Hiệp ước Vốn Basel mới hay Basel II chính thức được ban hành Mục tiêu của Basel II nhằm: (i) nâng cao chất loợng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế, (ii) tạo lập và duy trì sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng hoạt động trên bình diện quốc tế, (ii) đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực quản lý rủi ro Điểm mấu chốt của Basel II tập trung ở 3 trụ cột chính sau:

(i) Trụ cột thứ nhất: Các yêu cầu vốn tối thiểu Tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) vẫn là 8% tổng tài sản có rủi ro như Basel I Tuy nhiên, rủi ro được tính toán theo 3 yếu

tố chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành (hay rủi ro hoạt động) và rủi ro thị trường

(ii) Trụ cột thứ hai: Tăng cường cơ chế giám sát Liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng, Basel II cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những "công cụ" tốt hơn so với Basel I Trụ cột này còn đề xuất khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt như rủi ro bệ thống, rúi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý, mà Hiệp ước gọi chung là rủi ro còn lại (residual risk) Đốivới trụ cột này, Basel II nhấn mạnh 4 nguyên tắc của công tác rà soát giám sát:

- Ngân hàng cần phải có quy trình đánh giá mức độ đầy đủ vốn nội bộ theo danh mục rủi ro và chiến lược đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đó

- Giám sát viên nên rà soát và đánh giá việc xác định mức độ vốn nội bộ và chiến lược của ngân hàng cũng như khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỷ lệ vốn tối thiểu; giám sát viên nên thực hiện một số hành động giám sát phù hợp nếu họ không hài lòng với kết quả của quy trình này

- Giám sát viên khuyến nghị các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định

- Giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn của ngân hàng không giảm dưới mức tối thiểu theo quy định và có thể yêu cầu sửa đổi ngay lập tức nếu mức vốn không được duy trì trên mức tối thiểu

Trang 13

(iii) Trụ cột thứ ba: Tuân thủ kỷ luật thị trường Ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường Basel II dưa ra danh sách yêu cầu buộc các ngân hàng phải công khai thông tin, từ cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rúi ro thị trường, rủi ro vận hành và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này Như vậy, quá trình phát triển của Basel và Hiệp ước mà tổ chức này đưa ra cho thấy các ngân hàng thương mại ngày càng được yêu cầu hoạt động minh bạch hơn, đảm bảo vốn phòng ngừa cho nhiều loại rủi ro hơn và do vậy, hy vọng sẽ giảm thiếu được rủi ro

Chương 2: Thực trạng triển khai Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

2.1.1 Giới thiệu

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày01/04/1963 với tổ chức tiền thân là Sở Quản lý Ngoại hối Trung ương (thuộc Ngân hàngQuốc gia Việt Nam) Trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank đã cónhững đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước Từ mộtngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thànhmột ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch

vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyềnthống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án cũng như mảng dịch

vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công cụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngânhàng điện tử

Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại với việc chuyển đổi thành công hệ thốngngân hàng lõi (Core Banking) vào đầu năm 2020, Vietcombank có nhiều lợi thế trongứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển các sảnphẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao như: VCB Digibank,VCB - iB@nking, VCB CashUp, VCB DigiBiz…

Trang 14

Vietcombank hiện là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam.Vietcombank hiện có hơn 600 Chi nhánh/phòng giao dịch/văn phòng đại diện/đơn vịthành viên trong và ngoài nước liên kết Về nhân sự, Vietcombank hiện có 22.599 cán bộnhân viên Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn2.500 máy ATM và trên 60.000 đơn vị chấpnhận thanh toán thẻ trên toàn quốc Hoạtđộng ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới 1.163 ngân hàng đại lý tại 93 quốc gia vàvùng lãnh thổ trên thế giới.

Trong năm qua, toàn hệ thống Vietcombank đã nỗ lực phấn đấu và đạt được nhữngthành tích nổi bật, giữ vững vị thế Ngân hàng số 1 về chất lượng và hiệu quả hoạt độngvới: quy mô tăng trưởng tín dụng cao nhất ngành Ngân hàng, Ngân hàng số 1 về đónggóp thuế cho ngân sách Nhà nước, tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại, chuyển đổi

- Kiểm soát tốt tăng trưởng tín dụng theo trần tín dụng của NHNN và thực hiện cơ

cấu danh mục theo định hướng của TSC

- Điều hành công tác HĐV linh hoạt và hiệu quả.

- Tăng cường công tác quản trị rủi ro, đẩy nhanh tiến độ thu hồi nợ ngoại bảng.

- Tập trung đẩy mạnh công tác phát triển Khách hàng.

- Công tác phát triển sản phẩm và dịch vụ

- Tiếp tục kiên định thực hiện 03 trụ cột “bán lẻ - dịch vụ - đầu tư” để từng bước

hoàn thành 06 đột phá chiến lược và 03 trọng tâm chuyển dịch cơ cấu kinh doanh

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình hành động chuyển đổi số.

Trang 15

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

2.1.3 Khái quát về kết quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng

Trong những năm qua tuy gặp nhiều khó khăn thách thức chung của nền kinh tế,song Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam luôn thực hiện nghiêm túc những chỉđạo sát sao của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, mục tiêu,

kế hoạch đã đề ra để giành được những thành tích đáng khích lệ trên các mặt hoạt động

Trang 16

kinh doanh của ngân hàng Chất lượng hiệu quả hoạt động không ngừng được nâng cao,kết quả hoạt động vẫn duy trì mức ổn định theo hướng lợi nhuận, dư nợ lành mạnh,phong cách phục vụ văn minh lịch sự, thu hút thêm nhiều khách hàng

Các chỉ tiêu tài chính cơ bản:

Tổng tài sản 1.414.986 1.813.815 1.839.613 28,2% 1,4%Nguồn vốn huy động 1.152.712 1.257.806 1.405.610 9,1% 11,8%

Dư nợ tín dụng 972.680 1.156.148 1.280.547 18,9% 10,8%Lợi nhuận trước thuế 27.486 37.368 41.244 36,0% 10,4%

Trang 17

Trong bối cảnh khó khăn, thách thức chung đó, Vietcombank tiếp tục khẳng địnhvững chắc vị trí dẫn đầu ngành ngân hàng về chất lượng và hiệu quả hoạt động Đến ngày31/12/2023, tổng tài sản đạt hơn 1,84 triệu tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt ~1,28 triệu tỷđồng, tăng 10,8% so với cuối năm 2022 Huy động vốn tăng trưởng phù hợp với sử dụngvốn Tổng huy động vốn đạt ~1,4 triệu tỷ đồng, tăng ~11,8% so với năm 2022 Tỷ trọnghuy động vốn không kỳ hạn (KKH) bình quân đạt ~33% Lợi nhuận trước thuế thiết lập

kỷ lục mới, đạt ~ 41.244 tỷ đồng, tăng ~10% so với năm 2022 Chất lượng tín dụng đượckiểm soát chặt chẽ Tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,99%, thấp hơn đáng kể so với kế hoạch đượcgiao, tỷ lệ dự phòng bao phủ nợ xấu nội bảng là 227%, cao nhất trong nhóm các ngânhàng lớn tại Việt Nam Thu hồi nợ ngoại bảng đạt 2.090 tỷ đồng

Với những kết quả đã đạt được, VCB duy trì vị thế là NHTM dẫn đầu về chấtlượng, hiệu quả hoạt động; tiếp tục đứng đầu ngành ngân hàng và là một trong nhữngdoanh nghiệp đóng góp lớn nhất cho NSNN VCB vững vàng ở vị trí doanh nghiệp niêmyết có quy mô vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam, được ghi danh trong

100 ngân hàng niêm yết có quy mô vốn hoá lớn nhất thế giới VCB lần thứ 8 liên tiếpđược bình chọn đứng đầu ngành ngân hàng, đứng trong top 10 nơi làm việc tốt nhất; lầnthứ 4 liên tiếp được vinh danh là doanh nghiệp vì người lao động

2.2 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

2.2.1 Mô hình tổ chức quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại

Thương Việt Nam

Có thể nói, rủi ro tín dụng là loại rủi ro thường xuyên xảy ra nhất và ảnh hưởnglớn nhất tới thu nhập của ngân hàng Nếu quản trị tốt rủi ro tín dụng thì ngân hàng có thể hạn chế các rủi ro có thể xảy ra Hoạt động kiểm soát tốt rủi ro tín dụng sẽ tạo điềukiện để ngân hàng giảm được các tổn thất không đáng có xảy ra và sẽ giúp cho ngân hàng có lợi thế cạnh tranh về tín dụng với ngân hàng khác

Hiện nay, Vietcombank xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung, kết nối từ chi nhánh đến Hội sở chính Đây là mô hình quản lý rủi ro một cách hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng Bên cạnh đó mỗi cấp quản lý có chức năng riêng trong công tác quản lý rủi ro

Mô hình tổ chức quản trị RRTD

Trang 18

Trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên trong hoạt động quản lý RRTD:

Hội đồng quản trị:

- Là cấp thẩm quyền cao nhất phê duyệt ban hành, sửa đổi các chính sách/văn bản

chính sách quản lý RRTD theo thẩm quyền

- Ban hành, điều chỉnh các hạn mức kiểm soát RRTD đối với các lĩnh vực trọng yếu

trên cơ sở tham mưu của Uỷ ban quản lý RR

- Phê duyệt cấu trúc thẩm quyền tín dụng, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ và

bố trí các vị trí thuộc bộ máy quản lý RRTD tùy theo điều kiện của VCB từng thời kỳ,đảm bảo thực hiện chiến lược quản lý RRTD hiệu lực và hiệu quả

- Giám sát Tổng Giám đốc trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách quản

lý RRTD, hạn mức kiểm soát RRTD, văn bản chính sách quản lý RRTD do HĐQT banhành;

Trang 19

Ủy ban Quản lý rủi ro:

- Tham mưu cho HĐQT trong việc ban hành chính sách/văn bản chính sách quản lý

RRTD phù hợp với chiến lược hoạt động, chiến lược kinh doanh của VCB trong từngthời kỳ

- Xem xét, đánh giá tính phù hợp và hiệu quả của các văn bản chính sách quản lý

RRTD do HĐQT ban hành để đưa các đề xuất đối với HĐQT về những yêu cầu cần thayđổi chính sách hiện hành

- Xem xét, rà soát trước khi trình HĐQT phê duyệt hạn mức kiểm soát RRTD.

- Xem xét các báo cáo từ Tổng giám đốc (định kỳ hoặc đột xuất), đánh giá, phân

tích và tham mưu cho HĐQT các vấn đề liên quan đến QLRR tín dụng

Hội đồng xử lý rủi ro trung ương (ALCO).

- Quyết định và phê duyệt việc phân loại nợ và cam kết ngoại bảng, trích lập dự

phòng rủi ro, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong toàn hệ thống;

- Phê duyệt báo cáo tổng hợp toàn hệ thống về kết quả thu hồi nợ đã sử dụng dự

phòng để xử lý rủi ro, bao gồm kết quả xử lý tài sản bảo đảm và xác định rõ cơ sở củaviệc phê duyệt;

- Quyết định hoặc phê duyệt các biện pháp thu hồi nợ đã được sử dụng dự phòng để

xử lý rủi ro trong toàn hệ thống, bao gồm cả việc xử lý tài sân bảo đảm;

- Phê duyệt danh mục các khoản nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đủ điều

kiện được xuất toán ngoại bảng để trình Bộ Tài chính và NHNN chấp thuận bằng vănbản

Tổng Giám đốc:

- Tổ chức triển khai công tác quản lý RRTD theo chiến lược và chính sách quản lý

RRTD đã được HĐQT phê duyệt liên quan đến hoạt động quản lý RRTD

- Chỉ đạo triển khai việc xây dựng và ban hành hạn mức RRTD phù hợp với chiến

lược trung dài hạn, kế hoạch kinh doanh hàng năm và khẩu vị rủi ro của VCB

Trang 20

- Tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá về quản lý RRTD và đề xuất HĐQT các biện

pháp điều chỉnh, xử lý, khắc phục

- Triển khai các biện pháp, ứng xử tín dụng phù hợp nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu

RRTD

Hội đồng rủi ro:

Đề xuất tham mưu cho Tổng Giám đốc liên quan đến các vấn đề sau:

- Xây dựng và thực hiện hạn mức RRTD, phân bổ và giám sát trạng thái RRTD.

- Rà soát, đánh giá chính sách quản lý RRTD để trình HĐQT phê duyệt ban hành,

điều chỉnh

- Định kỳ hàng tháng Tổng Giám đốc/Phó Tổng Giám đốc họp Hội đồng rủi ro 01

lần để trực tiếp nắm bắt, chỉ đạo điều hành các hoạt động liên quan đến rủi ro, rà soáthoạt động theo Hạn mức rủi ro, định hướng tín dụng đã được phê duyệt)

Giám đốc khối Quản lý rủi ro:

- Đệ trình Tổng Giám đốc/HĐQT ban hành chính sách/văn bản chính sách quản lý

RRTD và các quy định, quy trình, văn bản hướng dẫn, chỉ đạo trong công tác quản lýRRTD

- Tổ chức triển khai, xây dựng, thực hiện và quản lý các chương trình, công cụ quản

lý RRTD (chính sách/ văn bản chính sách quản lý RRTD, công cụ, hệ thống nhằm hỗ trợnhận diện, đo lường, giám sát RRTD )

- Rà soát các báo cáo quản lý RRTD, DMTD, biện pháp xử lý RRTD phù hợp và đệ

trình Tổng Giám đốc/HĐQT phê duyệt

Tuyến bảo vệ thứ nhất (TBV1)

(i) Bộ phận phát triển kinh doanh

- Thực hiện quản lý RRTD theo chiến lược, quy định và các chính sách, quy định,

quy trình, chỉ đạo trong công tác quản lý RRTD đã được phê duyệt

Trang 21

- Xây dựng các chương trình/sản phẩm tín dụng, phát triển khách hàng, thị trường

mục tiêu nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhưng đảm bảo quản lý RRTD theo khẩu

vị RRTD của VCB

- Quản lý hoạt động kinh doanh phù hợp với thị trường mục tiêu/phân khúc khách

hàng được xác định trong các chương trình/sản phẩm tín dụng

- Chủ động nhận diện, đo lường, thực hiện các quyết định có rủi ro, đánh giá, kiểm

soát, giám sát và đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro khi có các dấu hiệu có thể ảnhhưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng và chất lượng DMTD

(ii) Bộ phận quản lý RRTD tại đơn vị kinh doanh

- Tham mưu, hỗ trợ Giám đốc Khối/Giám đốc thực hiện quản lý RRTD tại đơn vị

trên cơ sở tuân thủ các chính sách của VCB

- Nhận dạng, kiểm soát và đề xuất các biện pháp giảm thiểu RRTD theo phân khúc

khách hàng thuộc phạm vi quản lý của đơn vị

- Phối hợp với bộ phận quản lý RRTD toàn hàng và các bộ phận liên quan trong

hoạt động quản lý RRTD đối với phân khúc khách hàng thuộc phạm vi quản lý của đơnvị

- Thiết lập, phân bổ hạn mức RRTD trong Khối; kiểm soát, giám sát, báo cáo việc

thực hiện hạn mức RRTD trong khối

Tuyến bảo vệ thứ hai (TBV2)

Tham mưu, giúp việc cho Ban lãnh đạo trong công tác QLRRTD toàn hệ thống, cụthể như sau:

(i) Bộ phận quản lý RRTD

- Xây dựng cơ chế, chính sách về tín dụng và quản lý RRTD:

- Quản lý giám sát danh mục TD

- Xây dựng, triển khai các công cụ, hệ thống hỗ trợ quản lý RRTD

Trang 22

- Xây dựng, triển khai các mô hình đo lường RRTD

- Tham gia các nội dung liên quan đến RRTD trong quá trình đưa ra các quyết định

có RRTD tương ứng theo từng cấp có thẩm quyền theo quy định nội bộ VCB

- Giám sát chất lượng DMTD ngoại lệ trong phạm vi ban hành chính sách/ văn bản

chính sách quản lý RRTD

(ii) Bộ phận pháp chế, tuân thủ

- Hỗ trợ pháp lý trong hoạt động kinh doanh, tham gia giải quyết các vụ việc mà

VCB tham gia tố tụng

- Xây dựng, tổ chức triển khai văn bản chính sách, hệ thống công cụ quản lý tuân

thủ; tham mưu, đề xuất các biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro tuân thủ

(iii) Bộ phận quản lý, xử lý nợ có vấn đề

- Xây dựng các quy trình, văn bản, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý, xử lý thu

hồi các khoản nợ có vấn đề

- Xây dựng các chỉ tiêu, kế hoạch giao cho các đơn vị trong hệ thống về xử lý, thu

hồi các khoản nợ có vấn đề; theo dõi, giám sát tình hình diễn biến nợ có vấn đề

(iv) Bộ phận phê duyệt tín dụng

- Xây dựng, triển khai, thực hiện chức năng tái thẩm định/đánh giá rủi ro độc lập, đề

xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro và thực hiện chức năng phê duyệt tín dụng

Tại ngân hàng với hạn mức tín dụng thuộc thẩm quyền phán quyết có thể thực hiện phêduyệt tín dụng Các khoản vượt mức thẩm quyền Chi nhánh thì Phòng Phê duyệt tín dụngthực hiện thẩm định phê duyệt

Tuyến bảo vệ thứ ba (TBV3)

(i) Kiểm toán nội bộ

- Đánh giá độc lập về tính đầy đủ, hợp lý, hiệu quả công tác quản lý RRTD tại các

bộ phận nghiệp vụ liên quan đến công tác quản lý RRTD

Trang 23

- Chịu trách nhiệm trong việc kiểm toán các hoạt động quản lý RRTD đảm bảo tuân

thủ theo đúng quy định của pháp luật và quy định nội bộ của VCB

Chủ động nhận dạng các RRTD trọng yếu trong quá trình kiểm toán độc lập, đề xuất cácbiện pháp/ứng xử tín dụng phù hợp để ngăn ngừa/giảm thiểu rủi ro trong công tác quản lýRRTD

2.2.2 Thực trạng quản lý RRTD theo Basel II

2.2.2.1 Các quy định trong chính sách Quản lý rủi ro tín dụng do VCB ban hành:

a Nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng:

- Quản lý RRTD được thực hiện trong suốt quá trình xem xét, thẩm định, phê duyệt,

quản lý tín dụng đảm bảo tuân thủ quy định của NHNN, pháp luật có liên quan vàquy định nội bộ của VCB

- Phân tách rõ trách nhiệm và phạm vi quản lý RRTD đến từng bộ phận/cá nhân,

đảm bảo xác định được trách nhiệm của từng cá nhân có liên quan khi có rủi roxảy ra, trong đó đảm bảo nguyên tắc:

+ Tách biệt các chức năng: Quan hệ khách hàng, thẩm định lại, phê duyệt quyếtđịnh cấp tín dụng, kiểm soát hạn mức RRTD và quản lý khoản cấp tín dụng có vấnđề

+ Tuân thủ các quy định của pháp luật và văn bản, quy định nội bộ của VCB

b Chiến lược quản lý rủi ro tín dụng:

Chiến lược quản lý RRTD được quy định trong từng thời kỳ, bao gồm các nội dung:

- Tỷ lệ nợ xấu mục tiêu, tỷ lệ cấp tín dụng xấu mục tiêu theo tùng đối tượng Khách

hàng, ngành, linh vực kinh tế không vượt quá 3% tổng dư nợ của VCB

- Chi phí bù đắp RRTD trong phương pháp tính lãi suất, định giá sản phẩm tín dụng

theo mức độ RRTD của Khách hàng được xác định thông qua tổn thất dự kiến(EL)

- Áp dụng biết pháp giảm thiểu RRTD theo quy định tại chính sách bảo đảm tín

dụng và các văn bản liên quan khác

c Hạn mức rủi ro tín dụng:

VCB đã ban hành các văn bản quy định về hạn mức RRTD, trong đó bao gồm cáchạn mức sau:

- Hạn mức cấp tín dụng đối với đối tượng khách hàng, ngành, lĩnh vực kinh tế trên

cơ cở khả năng trả nợ của khách hàng, RRTD của ngành, lĩnh vực kinh tế;

- Hạn mức cấp tín dụng theo sản phẩm, hình thức bảo đảm trên cơ sở RRTD tương

ứng của sản phẩm, hình thức bảo đảm

d Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ:

Trang 24

- VCB xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo quy định của NHNN về

phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sửdụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của VCB

- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

+ Mô hình xếp hạng được lượng hóa các chỉ tiêu để đánh giá khả năng (xác suất)khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ theo thỏa thuận (bao gồm cảcác yếu tố kinh tế - xã hội vĩ mô, môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến khả năngtrả nợ của khách hàng

+ Có cơ sở dữ liệu và các phương pháp quản lý dữ liệu để lượng hóa rủi ro tíndụng theo yêu cầu

+ Kết quả của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được đánh giá độc lập

+ Có đầy đủ thông tin về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để cung cấp theo yêucầu của kiểm toán và các cơ quan chức năng

Dựa trên kết quả chấm điểm xếp hạng khách hàng, làm căn cứ cho các bộ phậncấp tín dụng, các cấp thẩm quyền tham chiếu đưa ra các quyết định tín dụng phù hợp Kếtquả chấm điểm xếp hạng khách hàng cũng là 1 tiêu chí để xác định thẩm quyền phê duyệtcấp tín dụng cho khách hàng đó cũng như là tiêu chí trong việc áp dụng các chính sáchsản phẩm/chính sách ưu đãi/chính sách giá Như vậy, hiện nay phần lớn đánh giáRRTD của VCB vẫn đang triển khai theo phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ mà bảnchất của phương pháp này đó là phương pháp chuyên gia, dựa vào số liệu quá khứ kếthợp với kinh nghiệm của ngân hàng cho nên phần nào không đảm bảo tính khách quan dovẫn có yếu tố định tính của người đánh giá

Vietcombank đã xây dựng và triển khai ứng dụng xếp hạng tín dụng khách hàng từnăm 2003 theo hướng dẫn của NHNN và tư vấn của các chuyên gia tài chính thuộc Ngânhàng Thế giới (WorldBank), Đến nay, hệ thống xếp hạng nội bộ này đã được chỉnh sửanhiều lần nhằm phù hợp hơn với điều kiện kinh tế xã hội đã thay đổi và các hiệp ướcquốc tế mà Việt Nam cam kết

Xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp:

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo mô hình PD được xây dựng cho các đốitượng Khách hàng là Doanh nghiệp, Định chế tài chính và Khoản cấp tín dụng chuyên biệt

Mô hình chấm điểm gồm hai phần là chấm điểm định lượng theo các chỉ số tínhtoán trực tiếp từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp, và chấm điểm định tính trên cơ sởđánh giá của ngân hàng về các mặt của doanh nghiệp Thông tin dùng để chấm điểm doanhnghiệp là báo cáo tài chính năm gần nhất, thông tin phi tài chính cập nhật đến thời điểm

Trang 25

chấm Tùy theo mức độ quan trọng mà giữa các chỉ tiêu và nhóm chỉ tiêu có trọng số khácnhau Căn cứ tổng điểm đạt được sau khi đã nhân điểm ban đầu với trọng số để xếp loạidoanh nghiệp theo mức độ rủi ro tăng dần từ aaa (Rủi ro thấp nhất) đến d3 (Rủi ro caonhất).

Trình tự các bước thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp doanh tạichi nhánh bao gồm:

Bước 1: Phân loại doanh nghiệp theo các tiêu chí về quy mô, hình thức sở hữu,

ngành nghề kinh doanh chính

Bước 2 : Trên cơ sở ngành nghề và quy mô của doanh nghiệp để chấm điểm tài

chính dựa vào cấu phần tài chính và cấu phần phi tài chính với trọng số:

Nhóm

Bộ chỉ tiêu Cấu phần tài chính Cấu phần phi tài chính

Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Vietcombank

Bước 3: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính bao gồm năm nhóm với hai mươi

lăm chỉ tiêu

Bước 4 : Xác định tổng điểm cuối cùng để xếp hạng doanh nghiệp

Căn cứ tổng điểm đạt được cuối cùng đã nhân với trọng số, các doanh nghiệp đượcxếp hạng tín dụng theo mười loại tương ứng mức độ rủi ro tăng dần từ AAA (Có mức độrủi ro thấp nhất) đến D (Có mức độ rủi ro cao nhất):

Hệ thống ký hiệu xếp hạng tín dụng doanh nghiệp Vietcombank

Trang 26

Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Vietcombank

Bước 5: Đối chiếu kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng với thực trạng của doanh

nghiệp để thực hiện điều chỉnh kết quả xếp hạng theo quy định

Xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng cá nhân

Hệ thống Xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng cá nhân bao gồm các mô hìnhthuộc các nhóm sản phẩm tín dung sau:

- Thẻ tín dụng;

Trang 27

- Cho vay các nhân sản xuất kinh doanh;

- Cho vay bất động sản;

- Cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm;

- Cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm.

Khách hàng cá nhân hoặc hợp đồng cho vay được phân nhóm, chấm điểm XHTD theo

mô hình A-score hoặc B-score và được sắp xếp vào nhóm PD tương ứng, có xác xuất vỡ

nợ từ cao đến thấp theo các bộ tiêu chí chấm điểm tương ứng với mô hình PD của nhómsản phẩm tín dụng như sau:

- Thẻ tín dụng: Nhóm PD theo tình trạng nợ của KH (D1, D2, D3); nhóm PD theo

A-score (A1, A2, A3, A4), nhóm PD theo B-A-score (B1, B2, B3, B4, B5, B6, B7, B8)

- Cho vay cá nhân sản xuất kinh doanh: Nhóm PD theo tình trạng nợ của KH (D1, D2);

nhóm PD theo A-score (A1, A2, A3, A4, A5, A6, A7), nhóm PD theo B-score (B1,B2, B3, B4, B5, B6)

- Cho vay bất động sản: Nhóm PD theo tình trạng nợ của KH (D1, D2); nhóm PD theo

A-score (A1, A2, A3, A4, A5, A6, A7), nhóm PD theo B-score (B1, B2, B3, B4, B5,B6)

- Cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm: Nhóm PD theo tình trạng nợ của KH (DS1,

DS2); nhóm PD theo A-score (AS1, AS2, AS3), nhóm PD theo B-score (BS1, BS2,BS3, BS4, BS5)

- Cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm: Nhóm PD theo tình trạng nợ của KH

(DU1, DU2); nhóm PD theo A-score (AU1, AU2, AU3, AU4), nhóm PD theo score (BU1, BU2, BU3, BU4, BU5, BU6, BU7)

B-Như vậy, hiện nay đo lường rủi ro tín dụng của Vietcombank vẫn đang triển khai theophương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ mà bản chất của phương pháp này đó là phương phápchuyên gia, dựa vào số liệu quá khứ kết hợp với kinh nghiệm của ngân hàng Phương phápnày hầu như không sử dụng phương pháp định lượng cho nên không đảm bảo tính kháchquan và minh bạch Vì vậy, hiện nay Vietcombank còn đo lường rủi ro tín dụng theo các quyđịnh của Ngân hàng Nhà nước

Trang 28

e Nhận dạng rủi ro tín dụng

VCB nhận dạng RRTD trong các giao dịch, sản phẩm, hoạt động và quy trình nghiệp

vụ, nguy cơ gây ra rủi ro và xác định nguyên nhân gây ra rủi ro

f Đo lường rủi ro tín dụng

VCB sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, phương pháp, mô hình đo lường tổnthất để đo lường RRTD

g Kiểm soát rủi ro tập trung tín dụng

Ban hành quy định về 03 ngưỡng cảnh báo sớm đối với các chỉ số rủi ro của hạn mứcrủi ro tín dụng và hạn mức rủi ro tín dụng tập trung: Ngưỡng Xanh, Vàng, Đỏ tương ứngvới mức độ an toàn giảm dần

VCB theo dõi, kiểm tra dư nợ cấp tín dụng, cảnh báo sớm các khoản dư nợ gần vượthạn mức rủi ro tập trung tín dụng, thực hiện biện pháp xử lý kịp thời đối với các trườnghợp vượt quá

h Ứng phó rủi ro tín dụng bao gồm việc quản lý khoản vay, xây dựng các giới hạn rủi

ro, xây dựng mức ủy quyền với chi nhánh, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro,

xử lý nợ xấu và quản lý các khoản nợ có vấn đề

Quản lý khoản vay

Khi khách hàng có những dấu hiệu khó có khả năng trả được nợ, tình hình tài chínhxấu, nguy cơ rủi ro sẽ xảy ra Lúc đó, Vietcombank sẽ đưa ra các biện pháp ứng phó đểhạn chế rủi ro Vietcombank có chính sách thường xuyên đánh giá lại tình trạng khoản vay,việc sử dụng vốn vay, phân tích đảm bảo nợ vay, tình hình tài chính của khách hàng, ít nhấtmỗi năm một lần Riêng với những món vay lớn hoặc khi có dấu hiệu bất thường xuất hiệnthì việc đánh giá lại được thực hiện thường xuyên hơn (ít nhất mỗi lần một quý).Việc đánhgiá được thực hiện bởi bộ phận khách hàng và bộ phận quản lý RRTD thông qua nhiềunguồn tài liệu khác nhau như từ Báo cáo tài chính của khách hàng, Báo cáo tình hình sửdụng vốn vay theo cam kết, đánh giá cả các TCTD khác có quan hệ với khách hàng… Nếu

có sự yêu cầu bên vay thay đổi cơ bản giữa những dự tính đưa ra trong hồ sơ xin cấp tíndụng và kết quả thực hiện của bên vay, đặc biệt là những thay đổi liên quan đến dòng tiền

Trang 29

dự tính sử dụng để trả nợ ngân hàng đều yêu cầu khách hàng giải trình chi tiết Kết quảđánh giá sẽ là cơ sở quan trọng để ngân hàng thực hiện những hành động cần thiết nhằmgiảm thiểu RRTD liên quan đến khoản vay như điều chỉnh giới hạn tín dụng, thay đổi điềukhoản hợp đồng cho vay, chấm dứt hợp đồng cho vay.

Xây dựng các giới hạn rủi ro

Một số giới hạn rủi ro trong tín dụng chỉ đạo toàn hệ thống đã đượcVietcombank xây dựng và chỉ đạo trong chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, được tiến hànhkiểm điểm hàng quý qua các cuộc họp giao ban cụm, như: Tỷ lệ cho vay không có tàisản bảo đảm; Tỷ lệ cho vay trung dài hạn trên tổng dư nợ; Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư

nợ và khống chế cả về số tuyệt đối; Tỷ lệ cho vay đối với nhóm khách hàng là doanhnghiệp nhà nước được điều chỉnh giảm dần

Căn cứ chỉ đạo của Hội sở chính, các chi nhánh ngân hàng cũng đề ra các giới hạnrủi ro tín dụng cho riêng chi nhánh mình như: tỷ trọng cấp tín dụng có bảo đảm và không

có bảo đảm; giữa nội tệ và ngoại tệ; giữa ngắn hạn và trung dài hạn; giữa cấp tín dụng chonền kinh tế với cấp tín dụng qua các trung gian tài chính khác; mức tín dụng tối đa cho mộtkhách hàng và một nhóm khách hàng có liên quan… Luôn kiểm soát để tránh rủi ro chovay tập trung vào một khách hàng và vào một số ngành nghề nhất định Do đó, chất lượng

nợ của Vietcombank khá tốt trong thời gian qua và tỷ lệ nợ xấu cũng chiếm tỷ lệ rất nhỏtrong tổng dư nợ của ngân hàng

Xây dựng mức ủy quyền với các chi nhánh

Tùy thuộc vào kết quả chấm điểm xếp hạng từng chi nhánh, Trụ sở chính sẽgiao mức ủy quyền phán quyết đối với từng chi nhánh (trên cơ sở đáp ứng đầy đủ cácđiều kiện tín dụng khác) Mức ủy quyền phân theo khách hàng là tổ chức kinh tế (trong

đó, ủy quyền chi tiết đến giới hạn tín dụng, mức cho vay 1 dự án đầu tư, 1 món tíndụng - 1 L/C atsight, 1 khoản bảo lãnh trong nước); khách hàng là cá nhân (giới hạn tíndụng, giới hạn cho vay tiêu dùng) và 1 món bảo lãnh nước ngoài (đối với một số chinhánh)

Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Trang 30

Vietcombank tiến hành phân loại tín dụng theo Quy định của Ngân hàng nhà nước.Vietcombank thường xuyên phân tích và theo dõi danh mục tín dụng, đặc biệt là các khoản

nợ xấu, nợ có vấn đề để có những biện pháp xử lý kịp thời khi có rủi ro xảy ra Trên cơ sởdanh mục cho vay, ngân hàng tiến hành phân loại nợ để phân loại các khoản nợ vào cácnhóm nợ trong hạn, nợ cần đặc biệt lưu ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năngmất vốn Khi một khoản vay được giải ngân, sẽ phải trích lập dự phòng chung và dự phòng

cụ thể theo tỷ lệ ngân hàng nhà nước quy định

Ngoài việc trích lập dự phòng cụ thể cho từng khoản vay sau khi đã phân loại nợ thìngân hàng cũng phải trích lập và duy trì khoản dự phòng chung

Xử lý nợ xấu và quản lý các khoản nợ có vấn đề

Khi phát hiện ra nợ xấu, các cán bộ tín dụng của Vietcombank tiến hành theo dõichặt chẽ hơn tình hình hoạt động và tình hình tài chính của khách hàng, đôn đốc kháchhàng thực hiện cam kết trong hợp đồng cho vay Đồng thời, căn cứ vào tình trạng tài sảnđảm bảo, cán bộ tín dụng và cán bộ quản trị RRTD của Vietcombank phân tích khả năngthu hồi để lựa chọn biện pháp xử lý nợ xấu thích hợp trình các cấp có thẩm quyền phêduyệt Các biện pháp xử lý nợ xấu mà Vietcombank đang áp dụng bao gồm tiếp tục chovay để duy trì hoạt động nhằm khôi phục khả năng tiếp tục thực hiện các cam kết tronghợp đồng cho vay; bổ sung tài sản đảm bảo cho khoản vay; cơ cấu lại thời hạn trả nợ;khoanh nợ; phạt quá hạn; giảm hoặc miễn lãi suất, chỉ yêu cầu trả nợ gốc; xử lý tài sảnđảm bảo hoặc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xóa bỏ khoản nợ

i Kiểm soát rủi ro tín dụng

Để thực hiện kiểm soát sau đối với rủi ro tín dụng, Vietcombank thực hiện haiphần việc chính: (i) kiểm tra tuân thủ; (ii) xây dựng hệ thống và quy trình xử lý nợ cóvấn đề

Để đảm bảo rằng các hoạt động tín dụng tuân thủ với các chính sách và thủ tụccủa Ngân hàng và trong khuôn khổ hướng dẫn của Hội đồng quản trị và Ban Điều hành,Vietcombank đã xây dựng một hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ trực thuộc Tổnggiám đốc có chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, theo dõi việc tuân thủ các yêu cầu về tác

Trang 31

nghiệp tín dụng nhằm kịp thời phát hiện và ngăn ngừa các rủi ro phát sinh do vi phạmcác chính sách, thủ tục và giới hạn Bên cạnh đó, tại các bộ phận quản lý rủi ro tín dụngcũng như các chi nhánh chủ động kiểm soát rủi ro trước khi cho vay, trong khi cho vay vàsau khi cho vay.

Kiểm soát trước khi cho vay bao gồm: kiểm soát quá trình thiết lập chính sách, thủ

tục, quy trình cho vay; kiểm tra quá trình lập hồ sơ vay vốn và thẩm định, các kiểm tra viênthực hiện đối chiếu với quy định để kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ vay vốn,kiểm tra tính chính xác của các số liệu tính toán và thẩm định trên hồ sơ tín dụng; kiểm tra

tờ trình cho vay và các hồ sơ liên quan để tìm hiểu quan điểm của các bộ tín dụng, ý kiếncủa phụ trách bộ phận tín dụng, xét duyệt của ban lãnh đạo và trình duyệt đối với trườnghợp vượt thẩm quyền phán quyết

Kiểm soát trong khi cho vay: kiểm soát một lần nữa hợp đồng tín dụng; kiểm tra

quá trình giải ngân bao gồm đối chiếu xác nhận của khách hàng với số liệu tại ngân hàng

để từ đó phát hiện các trường hợp vay hộ, lập hồ sơ giải ngân vay vốn, kê khai khống tàisản đảm bảo, cán bộ tín dụng thu nợ, lãi không nộp ngân hàng, điều tra việc sử dụng vốnvay của khách hàng có đúng mục đích xin vay hay không, giám sát thường xuyên khoảnvay

Kiểm soát sau khi cho vay: Kiểm soát việc đôn đốc thu hồi nợ, kiểm soát tín dụng

nội bộ độc lập, đánh giá lại chính sách tín dụng

Song song với việc phát triển hệ thống ngăn ngừa và hạn chế rủi ro, Vietcombankcũng đã chú trọng xây dựng hệ thống xử lý các khoản tín dụng xấu Khi các yếu tố có xuhướng thiên lệch như: quy mô tín dụng tăng quá nhanh vượt quá khả năng quản lý củangân hàng, hay là cơ cấu tín dụng tập trung quá mức vào một ngành, một lĩnh vực rủi

ro, hoặc là các chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu có dấu hiệu vượt qua ngưỡng cho phép lập tứchội sở chính sẽ yêu cầu chi nhánh báo cáo, kiểm tra, không được phép hoặc hạn chế cấptín dụng và phải điều chỉnh cơ cấu dư nợ một cách phù hợp giữa các ngành, các kháchhàng, tập trung xử lý khi có dấu hiệu nợ nhóm 2, nợ xấu Chính sách phát hiện, khắc

Trang 32

phục sớm hoặc xử lý dứt điểm các khoản tín dụng có vấn đề đã phần nào góp phần làmcải thiện chất lượng tín dụng của Ngân hàng.

2.2.2.2 Đánh giá mức độ tuân thủ nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại Vietcombank

Vietcombank là ngân hàng áp dụng thành công hiệp ước Basel II Hầu hết cácnguyên tắc về quản trị rủi ro tín dụng đã được Vietcombank tuân thủ đầy đủ

Thiết lập một môi trường RRTD phù hợp

Thực tế, Vietcombank rất quan tâm đến vấn đề RRTD thông qua việc thành lậpcác bộ phận hỗ trợ, quyết định tín dụng phân tích đầu vào của công tác tín dụng Tuynhiên, khi có những thay đổi về mặt chính sách, điều khoản tín dụng cũng như công tácphê duyệt tín dụng… việc tập huấn cho các cán bộ tín dụng chưa được coi trọng nên phầnnào ảnh hưởng đến hoạt động cũng như tính khách quan trong quá trình cấp tín dụng

Hoạt động tín dụng và sự hiểu biết về khách hàng vay

Bên cạnh việc kiểm soát và quản lý RRTD, Vietcombank đã dần nhận diện, phântích các rủi ro hiện hữu và tiềm ẩn trong từng sản phẩm Từ các lĩnh vực cho vay truyềnthống đến hiện đại như vay sản xuất kinh doanh, chứng khoán, bất động sản, thẻ tín dụngđều được Vietcombank xây dựng quy trình xem xét cấp tín dụng, kiểm soát rõ ràng bởicác phòng ban nghiệp vụ thích hợp

Vietcombank đều tìm hiểu khách hàng khá cẩn trọng trước khi quyết định tàitrợ vốn Các thông tin thu nhập được qua nhiều kênh khác nhau: từ phía khách hàng,Trung tâm thông tin tín dụng (CIC), báo chí và từ các mối quan hệ khác Trên cơ sởnguồn thông tin có được, Vietcombank sẽ tiến hành phân tích dựa vào hai tiêu chuẩn

là khách hàng và tài sản đảm bảo để phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng

Hạn mức tín dụng:

Vietcombank tuân thủ tốt các quy định của NHNN ban hành và những quy địnhđiều chỉnh theo tình hình thực tế từng thời kỳ Tính tuân thủ được thể hiện cụ thểtrong các chính sách tín dụng của Vietcombank thông qua việc ban hành các Quyết

Ngày đăng: 24/07/2024, 14:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của Vietcombank giai đoạn 2018 - 2022 - đề tài đánh giá thực trạng quản lý rrtd theo basel ii tại ngân hàng vietcombank
Hình 1 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của Vietcombank giai đoạn 2018 - 2022 (Trang 42)
Hình 2: Tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn tại Vietcombank giai đoạn 2018 - 2022 - đề tài đánh giá thực trạng quản lý rrtd theo basel ii tại ngân hàng vietcombank
Hình 2 Tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn tại Vietcombank giai đoạn 2018 - 2022 (Trang 44)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w