Nhiệm vụPhân tích những vấn đề liên quan đến quản lý rừng có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống con người và động-thực vật.Nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý rừng tại tỉnh Thừa Thiên H
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
*** TIỂU LUẬN
NGÀNH: KINH TẾ MÔN: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG GIẢNG VIÊN: TS LÊ THANH AN
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN
RỪNG TẠI VIỆT NAM
NHÓM 1
Họ và tên sinh viên Mã sinh viên
Thái Nguyễn Diệu Huyền 23k4010057
Võ Thị Thúy Nga 23k4010089
Phan Thị Thúy Ngân 23k4010093
Lớp: K57A Kinh Tế
Huế, ngày 20 tháng 11 năm 2023
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
*** TIỂU LUẬN
NGÀNH: KINH TẾ MÔN: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG GIẢNG VIÊN: TS LÊ THANH AN
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN
RỪNG TẠI VIỆT NAM
NHÓM 1
Họ và tên sinh viên Mã sinh viên
Thái Nguyễn Diệu Huyền 23k4010057
Võ Thị Thúy Nga 23k4010089
Phan Thị Thúy Ngân 23k4010093
Lớp: K57A Kinh Tế
Huế, ngày 20 tháng 11 năm 2023
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
LỜI CẢM ƠN 3
MỞ ĐẦU 4
1 Đặt vấn đề 4
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
2.1 Mục đích 4
2.2 Nhiệm vụ 4
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
3.1 Đối tượng nghiên cứu 4
3.2 Phạm vi nghiên cứu 4
4 Ý nghĩa đề tài 4
NỘI DUNG 4
1 Những vấn đề chung về tài nguyên rừng 4
1.1 Khái niệm về rừng 4
1.2 Vai trò của rừng đối với cuộc sống của con người 5
1.3 Tài nguyên rừng tại tỉnh Thừa Thiên Huế 5
2 Đánh giá thực trạng các phương thức quản lý rừng 6
2.1 Quản lý do Chính phủ: 6
2.2 Quản lý Cộng đồng: 6
2.3 Quản lý Kết hợp: 6
2.4 Quản lý Tư nhân: 7
2.5 Quản lý Bền vững: 7
2.6 Quản lý Dựa trên Thị trường: 7
2.7 Tác động lên sinh kế người dân: 7
3 Đánh giá thực trạng phương thức quản lí rừng ở Thừa Thiên Huế 7
3.1 Quản lí nhà nước 7
3.2 Quản lí cộng đồng 8
3.3 Quản lí hộ gia đình 8
4 Đánh giá thực trạng khai thác nguồn lực rừng phục vụ sinh kế của người dân cũng như tác động đến tính bền vững của rừng 9
4.1 Thực trạng khai thác rừng tại Thừa Thiên Huế 9
4.2 Sinh kế của người dân cũng như tác động đến tính bền rừng của rừng9 5 Giải pháp quản lí rừng bền vững nâng cao khả năng đóng góp tới đời sống kinh tế của hộ dân 10
KẾT LUẬN 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và xâu sắc nhất, chúng em mong muốn được bày tỏ đến nhà trường và thầy giáo TS Lê Thanh An đã tạo điều kiện và hỗ trợ chúng em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài Trong thời gian qua, em đã nhận được nhiều sự quan tâm của quý thầy cô, nhà trường và bạn bè
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin phép gửi đến quý thầy cô lời cảm ơn Cảm
ơn thầy cô đã truyền đạt những kiến thức cần có cho chúng em trong suốt quá trình học tập Nhờ sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy cô đã giúp chúng em hoàn thành
đề tài một cách tốt nhất
Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy cô đã giúp đỡ
và hướng dẫn em trong quá trình hoàn thành bài báo cáo này Bài báo cáo tiểu luận của chúng em được làm trong khoảng thời gian 3 tuần Vì đây là bài tiểu luận đầu tiên nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót
Em mong sự đóng góp ý kiến từ thầy để giúp em hoàn thiện kiến thức và bổ sung thêm thông tin cần thiết cho bài báo cáo của nhóm chúng em
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Rừng chiếm khoảng 42% diện tích Việt Nam, với tổng diện tích 14,6 triệu ha (năm 2020) Đây là một con số ấn tượng cho thấy Việt Nam có một hệ sinh thái rừng phong phú Với đặc trưng đất nước hình chữS và khí hậu vừa phải, rừng Việt Nam
không chỉ đem lại bức tranh thiên nhiên tươi đẹp mà còn là nguồn tài nguyên quý giá cung cấp lâm sản và đóng góp vào sự cân bằng môi trường
Tuy nhiên thời gian gần đây, một số đối tượng xấu vì lợi ích kinh tế trước mắt
mà đang nhẫn tâm phá hoại rừng, chặt cây lấy gỗ trái phép để làm giàu bất chính Người dân kém hiểu biết đốt rừng làm nương rẫy, tàn phá cây xanh Diện tích rừng bị thu hẹp nghiêm trọng, hàng ngàn sinh vật không có nơi cư trú để lại hậu quả không lường ở phía sau Những hành động ấy thật đáng lên án phê phán gay gắt Cần phải có lời cảnh tỉnh đanh thép và biện pháp cứng rắn để cảnh tỉnh đối với những kẻ phá hoại rừng
Rừng có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người, vì thế bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của mỗi chúng ta Đây là việc làm có ý nghĩa quan trọng cần có sự chung tay hợp sức của tất cả mọi người Vì sức khỏe, vì cuộc sống của bản thân gia đình và cộng đồng, chúng ta hãy cùng nhau bảo vệ rừng, bảo vệ màu xanh thiêng liêng của đất nước Xuất phát từ những điều trên chúng em chọn và tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng quản lý tài nguyên rừng tại Việt Nam”.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích
Trên cơ sở tìm hiểu về việc quản lý rừng tại Việt Nam nói chung và quản lý rừng tại tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng Làm rõ thực trạng của công tác quản lý rừng trong giai đoạn gần đây mà cụ thể là ở các khu vực vùng núi Từ đó đưa ra kết luận và một
số khuyến nghị đối với việc quản lý tài nguyên rừng
2.2 Nhiệm vụ
Phân tích những vấn đề liên quan đến quản lý rừng có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống con người và động-thực vật
Nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý rừng tại tỉnh Thừa Thiên Huế và đưa ra những khuyến nghị để nâng cao chất lượng quản lý rừng trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý rừng tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn gần đây
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Ngiên cứu trong phạm vi tỉnh Thừa Thiên Huế
4 Ý nghĩa đề tài
Đề tài góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận chung về thực trạng quản
lý rừng và phản ánh những mặt làm được cũng như hạn chế của việc quản lý rừng trên một số địa bàn, và cũng đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao vai trò quản lý rừng trong thời gian tới
NỘI DUNG
1 Những vấn đề chung về tài nguyên rừng
1.1 Khái niệm về rừng
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực
Trang 6vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên
1.2 Vai trò của rừng đối với cuộc sống của con người
Rừng đóng vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu đối với cuộc sống và
sự phát triển bền vững của con người và hệ sinh thái:
Cân bằng lượng khí O2 và CO2: Rừng cung cấp lượng lớn O2 cho quá trình hô hấp của con người và hấp thụ CO2từ môi trường và khí quyển thông qua quá trình quang hợp Từ đó, chúng ta cân bằng lượng O2và CO2trong khí quyển, cân bằng khí hậu, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và đảm bảo lượng O2 cần thiết cho sự sống
Rừng giúp giảm nhẹ và phòng chống thiên tai: Rừng giúp điều hòa mực nước và ngăn chặn các thảm họa thiên nhiên như hạn hán, lũ lụt, xói mòn, lở đất Vai trò của rừng trong việc bảo vệ đất đai, phòng chống thiên tai là rất rõ ràng và quan trọng Ngoài ra, chúng còn giúp giảm dòng chảy bề mặt, chống xói mòn, hạn chế bồi lắng lòng sông, hồ và điều hòa dòng chảy sông suối
Cải thiện độ phì của đất: Ở vùng núi có độ dốc lớn dễ xảy ra lũ quét khi mưa lớn, rừng ngăn chặn dòng chảy và hạn chế xói mòn đất Rừng ngăn ngừa xói mòn đất, nuôi dưỡng tiềm năng đất và duy trì độ phì nhiêu của đất
Bảo vệ đa dạng sinh học: Khu rừng là nơi sinh sống của hàng triệu loài thực vật và động vật Nó giúp động vật và thực vật tìm nơi trú ẩn, thức ăn và môi trường thuận lợi để sinh trưởng và phát triển, đồng thời bảo vệ và bảo tồn sự đa dạng sinh học
Cung cấp nguyên liệu cho người dân: Khu rừng cung cấp nguyên liệu gỗ, củi Đây còn là nguồn cung cấp cây thuốc và thực phẩm quý, bổ dưỡng cho con người
Là nguồn thu nhập cho con người: Rừng cung cấp nguồn thu nhập và việc làm cho hàng triệu người dân thông qua các hoạt động như du lịch, khai thác
gỗ, chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp
Hỗ trợ văn hóa và truyền thống: Rừng có ý nghĩa văn hóa và truyền thống sâu sắc đối với nhiều cộng đồng và người dân bản địa Đây là quê hương, nơi cư trú của các dân tộc và mang đậm nét văn hóa dân gian đặc sắc của mỗi nơi 1.3 Tài nguyên rừng tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế là tỉnh cuối cùng của khu vực Bắc Trung Bộ với địa hình đa dạng kéo dài từ dãy núi trường sơn kéo đến tận biển Có địa hình núi chiếm khoảng 1/4 diện tích từ biên giới Việt-Lào và kéo dài đến thành phố Đà Nẵng
1.3.1 Diện tích có rừng toàn tỉnh đến ngày 31/12/2022
Diện tích đất có rừng: 305.560,09 ha; Trong đó:
− Rừng tự nhiên: 205.602,31 ha
− Rừng trồng đã thành rừng: 77.148,32 ha
− Diện tích đã trồng chưa đạt tiêu chí thành rừng: 22.809,46 ha
Diện tích rừng đủ tiêu chí để tính toán tỷ lệ che phủ rừng: 282.750,63ha
− Tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh đạt 57,15 %
1.3.2 Diễn biến diện tích rừng và diện tích chưa có rừng
Diễn biến diện tích rừng tự nhiên
Giảm 72,16 ha, bao gồm các nguyên nhân sau:
Trang 7−Phá rừng trái pháp luật, lấn chiếm rừng: 6,01 ha (huyện Nam Đông 3,24ha; huyện A Lưới 2,65 ha; huyện Phú Lộc 0,09 ha; huyện Phú Vang 0,03ha)
−Chuyển mục đích sử dụng rừng: 43,34 ha (huyện Phú Lộc 41,05 ha; huyện Phong Điền 2,29 ha)
−Thay đổi do sạt lở: 22,81 ha (huyện Phong Điền 10,13 ha; huyện A Lưới 6,96 ha; huyện Phú Lộc 3,01 ha; huyện Nam Đông 2,71 ha)
Diễn biến diện tích rừng trồng đã thành rừng
Giảm 72,16 ha, bao gồm các nguyên nhân sau:
−Tăng diện tích: 7.597,98 ha, nguyên nhân: Cập nhật diện tích trồng rừng các năm trước thành rừng trồng có trữ lượng
−Giảm diện tích: 7.516,96 ha, trong đó gồm các nguyên nhân:
+ Khai thác rừng: 6.909,59 ha
+ Chuyển mục đích sử dụng rừng: 314 ha
+ Phá rừng trái pháp luật, lấn chiếm rừng: 0,06 ha
+ Nguyên nhân khác (sai khác hiện trạng kiểm kê rừng): Điều chỉnh 293,31 ha sang đất trống
Diễn biến diện tích đã trồng chưa đạt tiêu chí thành rừng
Tăng 1.470,15 ha, cụ thể như sau:
−Tăng diện tích: 9.190,29 ha, nguyên nhân: Trồng rừng
−Giảm diện tích: 7.720,14 ha, trong đó gồm các nguyên nhân:
+ Cập nhật 7.597,98 ha diện tích đã trồng chưa thành rừng các năm trước thành rừng trồng có trữ lượng
+ Nguyên nhân khác (sai khác hiện trạng kiểm kê rừng): điều chỉnh
122,16ha sang đất trống
2 Đánh giá thực trạng các phương thức quản lý rừng
2.1 Quản lý do Chính phủ:
− Đặc điểm:
+ Chính phủ thường định rõ chính sách và quy định quản lý rừng
+ Có sự can thiệp lớn từ phía chính trị và hành pháp
− Điểm mạnh: Có thể đảm bảo bảo tồn nguồn lợi rừng, đặc biệt là trong các khu vực quốc gia hay khu vực đặc biệt được bảo tồn
− Điểm yếu: Quá trình quản lý có thể trở nên cồng kềnh và ít linh hoạt Người dân có thể gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhanh chóng các thay đổi
2.2 Quản lý Cộng đồng:
− Đặc điểm:
+ Sự tham gia tích cực của cộng đồng trong việc quản lý và bảo tồn rừng + Quyết định được đưa ra dựa trên nhu cầu và giá trị cộng đồng
− Điểm mạnh: Thúc đẩy sự tham gia cộng đồng, giúp bảo tồn rừng và cung cấp nguồn sống ổn định cho người dân
− Điểm yếu: Cần sự quản lý chặt chẽ để tránh tình trạng quá mức khai thác do không kiểm soát
2.3 Quản lý Kết hợp:
− Đặc điểm:
+ Kết hợp giữa quản lý chính phủ và sự tham gia của cộng đồng
+ Mục tiêu là cân bằng giữa bảo tồn và phát triển kinh tế
Trang 8− Điểm mạnh: Kết hợp giữa bảo tồn và phát triển kinh tế, tạo cơ hội cho cả bảo tồn môi trường và cải thiện đời sống người dân
− Điểm yếu: Đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng để tránh xung đột giữa mục tiêu bảo tồn và phát triển
2.4 Quản lý Tư nhân:
− Đặc điểm:
+ Cá nhân hoặc tổ chức tư nhân đảm nhận trách nhiệm quản lý rừng
+ Thường liên quan đến mục tiêu kinh tế và tư nhân
− Điểm mạnh: Khuyến khích sự sáng tạo và tính kinh doanh trong quản lý rừng
− Điểm yếu: Rủi ro quá mức khai thác và thiếu sự giám sát có thể gây tổn thất nguồn lợi tự nhiên
2.5 Quản lý Bền vững:
− Đặc điểm:
+ Tập trung vào việc sử dụng nguồn lợi rừng một cách bền vững
+ Cân nhắc kỹ lưỡng giữa bảo tồn và phát triển
− Điểm mạnh: Tập trung vào việc sử dụng nguồn lợi rừng một cách bền vững
− Điểm yếu: Cần có sự đánh giá liên tục để đảm bảo rằng các biện pháp bền vững đang được thực hiện
2.6 Quản lý Dựa trên Thị trường:
− Đặc điểm:
+ Thị trường đóng vai trò quan trọng trong quyết định về việc quản lý rừng + Giảm áp lực lên rừng tự nhiên thông qua cơ hội kinh doanh
+ Mỗi hình thức quản lý rừng đều mang lại những ưu điểm và thách thức riêng,
và sự lựa chọn giữa chúng thường phụ thuộc vào ngữ cảnh địa lý, văn hóa, và mục tiêu cụ thể của cộng đồng hoặc quốc gia đang xem xét
− Điểm mạnh: Thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ rừng thông qua cơ hội kinh doanh
− Điểm yếu: Áp lực từ thị trường có thể dẫn đến quyết định thiên vị kinh tế hơn
là bảo tồn môi trường
2.7 Tác động lên sinh kế người dân:
− Tích cực: Cung cấp nguồn thu nhập từ việc bán lẻ sản phẩm rừng, dịch vụ môi trường, và du lịch sinh thái
− Tiêu cực: Nếu quản lý không cân đối, có thể gây mất mát nguồn lợi, làm suy giảm thu nhập và đời sống của người dân
Tất cả những điểm mạnh và yếu của các hình thức quản lý rừng đều có thể ảnh hưởng đến sinh kế của người dân, tùy thuộc vào cách triển khai và thực hiện cụ thể ở mỗi địa phương.
3 Đánh giá thực trạng phương thức quản lí rừng ở Thừa Thiên Huế
3.1 Quản lí nhà nước
Các phương pháp quản lý nhà nước hiện nay được xác định rõ ràng nhất và có thẩm quyền lớn nhất trong việc ra quyết định liên quan đến quản lý rừng của địa phương.Như đã đề cập ở trên, rừng và đất rừng của TP Phú Bình chiếm tỷ lệ rất lớn
Trang 9và chủ yếu do các công ty lâm nghiệp và Khu bảo tồn rừng A Lưới quản lý Mặc dù đây là hai đơn vị đại diện cấp quốc gia trong việc quản lý tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp cấp thành phố nhưng mỗi đơn vị đều có chức năng và thách thức riêng trong việc quản lý tài nguyên rừng
Phương thức quản lý này có đặc điểm là thực hiện từ trên xuống các chức năng, nhiệm vụ được nhà nước giao, tập trung chủ yếu vào các vấn đề kỹ thuật và luật lâm nghiệp.Ưu điểm của hình thức quản lý này là có lực lượng lao động có trình độ (kỹ thuật và lâm nghiệp) có thể xử lý các vấn đề chuyên môn như chữa cháy rừng, dự đoán và phòng ngừa sâu bệnh, thiệt hại, kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc Xử
lý vi phạm pháp luật về rừng.Tuy nhiên, trong bối cảnh diện tích rừng và đất rừng lớn nhưng lại hạn chế về nguồn nhân lực và tài chính lên phương thức quản lý rừng nhà nước tỏ ra kém hiệu quả cả về thực hiện lâm luật, phát triển vốn rừng và tạo lợi ích kinh tế xã hội
Quản lý rừng nhà nước theo phương pháp tiếp cận từ trên xuống đã không phát huy được tính tự chủ của các đơn vị quản lý lâm nghiệp trên địa bàn Các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng vì vậy được các đơn vị này thực hiện một cách thụ động, hết kinh phí là hết hoạt động, kinh phí đến chậm là lỡ kế hoạch, v.v Dựa vào nguồn ngân sách được cấp, Lâm trường A Lưới đã thuê khoán người dân trên địa bàn bảo vệ và trồng rừng Tuy nhiên, do ngân sách hạn hẹp, chính sách hưởng lợi và sự trao quyền không đầy đủ đã hạn chế hiệu quả bảo vệ, trồng và chăm sóc rừng Số hộ gia đình tham gia nhận khoán bảo vệ rừng ít và ngày càng giảm
3.2 Quản lí cộng đồng
Phương thức quản lý này chỉ có ở nhóm dân tộc Pacoh, thôn Phú Thượng Nó tồn tại từ rất lâu đời gắn liền với sự xuất hiện các ngôi làng của người Pacoh Trong quá khứ, các kỹ thuật quản lý cộng đồng tuân thủ nghiêm ngặt thông luật bất thành văn đã được chứng minh là có hiệu quả cao
Trong tình hình hiện nay, sự xuất hiện của các phương pháp kiểm soát của nhà nước bằng các biện pháp hợp pháp đã phá hủy mối quan hệ giữa các cộng đồng và làm giảm hiệu quả của phương pháp kiểm soát này Trong tiềm thức của người Pako,
họ tin rằng tất cả rừng, đất lâm nghiệp đều thuộc sở hữu nhà nước và họ không còn là chủ rừng nên sự tồn tại của luật tục cộng đồng trong quản lý tài nguyên rừng là rất yếu Hơn nữa, sự xâm nhập của cơ chế kinh tế thị trường và lối sống bồi dưỡng lợi ích
cá nhân của các gia đình người Kinh đã phá hủy mối quan hệ cộng đồng truyền thống giữa người Pacoh Khi được hỏi ai nên giao rừng để quản lý hiệu quả, một phụ nữ Pacoh thừa nhận: “bây giờ chỉ giao cho hộ thôi, của nhà nào nhà ấy giữ, giao chung sẽ rất khó để xác định trách nhiệm”
3.3 Quản lí hộ gia đình
Tại xã Phú Vinh, việc giao rừng, đất lâm nghiệp cho hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài chưa được thực hiện Toàn bộ diện tích rừng và lâm nghiệp thuộc quyền quản lý của Lâm rường A Lưới Do ranh giới không rõ ràng, thiếu đất sản xuất nên một số hộ dân đã lấn chiếm phần đất này của Lâm trường để trồng cây ăn quả, cây lâm nghiệp
Do các hoạt động can thiệp tự phát, diện tích rừng do các hộ dân Phú Vinh quản
lý rất bị chia cắt và hạn chế Tuy nhiên, phương pháp quản lý này có hiệu quả cao vì được giám sát chặt chẽ bởi các hộ gia đình có trách nhiệm và thừa nhận rừng trồng
là tài sản của mình Mặc dù vậy, hình thức quản lý này cũng gặp không ít thách thức Những thách thức lớn trong việc bảo vệ và phát triển rừng là thiếu kinh phí, thiếu kỹ thuật công nghệ, các hộ gia đình tự mình thực hiện và sự hợp tác yếu kém dẫn đến điều kiện kém Phát triển và bảo vệ kém
Trang 10Trồng rừng tự phát biệt lập và thu hồi đất trái phép dẫn đến mâu thuẫn giữa Lâm trường và người dân Hơn nữa, người dân còn gặp khó khăn vì không biết mình
có quyền được bảo vệ và hưởng lợi từ sản phẩm hay không Cách quản lý này ở Phú Vinh chỉ phát sinh một cách tự phát do việc sử dụng trái phép đất của Lâm trường Nguyên nhân chính là do ranh giới đất đai của Lâm trường chưa rõ ràng, hiệu quả sử dụng đất của Lâm trường chưa rõ ràng
Tóm lại hiện tại có tới 3 phương thức quản lý rừng và đất lâm nghiệp đang tồn tại ở Phú Vinh Mỗi hình thức có ưu nhược điểm riêng nhưng vấn đề ở đây là chủ quyền và ranh giới không rõ ràng, hoạt động chồng chéo, không tính đến các yếu tố văn hoá bản địa của cộng đồng Điều này dẫn đến sự không bền vững trong quản lý rừng và đất rừng, gây mâu thuẩn trong sử dụng đất giữa Lâm trường, chính quyền xã
và người dân địa phương.
4 Đánh giá thực trạng khai thác nguồn lực rừng phục vụ sinh kế của người dân cũng như tác động đến tính bền vững của rừng
4.1 Thực trạng khai thác rừng tại Thừa Thiên Huế
Thời gian gần đây, nạn phá rừng ở khu vực biên giới Thừa Thiên Huế diễn biến phức tạp hơn Gần đây nhất, một lượng lớn nạn khai thác gỗ trái phép đã xảy ra tại thị trấn Hòn Thủy, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, giáp ranh với tỉnh Quảng Trị Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ngay lập tức tổ chức họp với các sở ngành liên quan để làm rõ việc khai thác rừng trái phép
có chủ đích và trách nhiệm của những người liên quan
Tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có khoảng 33.000 ha rừng tự nhiên được tỉnh giao cho các địa phương quản lý Lợi dụng việc thiếu lực lượng bảo vệ tại các khu vực trọng điểm và lân cận, lâm tặc thực hiện hoạt động khai thác rừng trái phép cả ngày lẫn đêm, gây khó khăn cho lực lượng quản lý và an ninh, bảo vệ rừng
Nạn phá rừng ở vùng biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn còn phức tạp Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các đơn vị chức năng và chính quyền địa phương, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong quản lý và bảo vệ rừng
Khi mùa canh tác kết thúc, người dân vào rừng khai thác lâm sản ngoài gỗ như
gỗ, củi, mây, mía, lá nón và săn bắt các loại chim, thú Hầu hết họ đều coi rừng là tài nguyên chung Vì vậy, nhận thức của người dân về bảo tồn và tái tạo tài nguyên rừng còn rất hạn chế
Người dân địa phương có ít quyền hạn nhất trong việc quản lý tài nguyên rừng
vì họ không phải là chủ sở hữu thực sự, nhưng họ có ảnh hưởng lớn nhất đến tài nguyên rừng vì họ kiếm sống Họ chủ yếu sống dựa vào rừng Mức độ ảnh hưởng này thể hiện ở hoạt động sản xuất của con người, các vấn đề văn hóa, xã hội, kinh tế 4.2 Sinh kế của người dân cũng như tác động đến tính bền rừng của rừng
Loại hình sinh kế Tác động đến sử dụng đất rừng
Khai thác rừng (săn bắt, hái
lượm) Tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm nông lâmnghiệp Nhờ đó giảm trực tiếp áp lực khai thác
lâm sản
Tác động đến sử dụng đất rừng Nông nghiệp (trồng trọt,
chăn nuôi) Tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm nông lâmnghiệp
Tác động gián tiếp đến khai thác rừng nếu nguyên liệu được khai thác từ rừng