Hơn nữa, việc giải quyết tranh chấp đất đai hiệu quả còn đảmbảo quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan, thúc đẩy sự minh bạch và công bằng trongquản lý và sử dụng đất, từ đó tạo nền tả
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
NGÀNH LUẬT KINH TẾ
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
LUẬT ĐẤT ĐAI
Đề tài:
Một số vấn đề pháp lý về giải quyết tranh chấp đất đai
bằng con đường hành chính
Sinh viên thực hiện: Trần Hữu Mẫn Giảng viên: Hoàng Thị Biên Thùy Lớp luật đất đai: 24D2LAW51101501
Trang 2MỤC LỤC
GIỚI THIỆU 4
NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LÝ VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI BẰNG CON ĐƯỜNG HÀNH CHÍNH 6
1.1 Khái niệm về tranh chấp đất đai 6
1.2 Khái niệm giải quyết tranh chấp đất đai 6
1.3 Các dạng tranh chấp đất thường gặp 6
1.4 Nguyên nhân của tranh chấp đất đai 7
1.5 Đặc điểm của giải quyết tranh chấp đất đai 8
1.6 Mục đích của việc giải quyết tranh chấp đất đai 8
1.7 Thẩm quyền Ủy ban nhân dân trong giải quyết tranh chấp đất đai 8
1.8 Trình tự, tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai 9
CHƯƠNG 2: SO SÁNH, THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI THÔNG QUA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH LÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ 11
2.1 Thực trạng pháp luật về hòa giải (Luật đất đai 2013) 11
2.2 Thực trạng công tác hoà giải tranh chấp quyền sử dụng (Luật đất đai 2013) 12
2.2.1 Về xác minh nguồn gốc và quá trình sử dụng đất: 12
2.2.2 Về đo đạc đất tranh chấp: 12
2.2.3 Về giao và gửi giấy mời: 12
2.2.4 Về tổ chức hòa giải: 12
2.2.5 Về gửi hồ sơ lên tòa án: 12
2.3 So sánh những điểm mới của Luật Đất đai 2024 với Luật Đất đai 2013 trong công tác hòa giải tranh chấp đất đai 13
2.3.1 Quy định về hòa giải tranh chấp đất đai 13
2.3.2 Quy định về thẩm quyền tranh chấp đất đai 13
2.4 Đánh giá sơ bộ thực trạng áp dụng Luật Đất đai 2024 theo quan điểm chủ quan .14
Trang 3CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ LUẬT ĐẤT ĐAI
2024 ĐƯỢC PHỔ BIẾN RỘNG RÃI ĐẾN NGƯỜI DÂN, NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ HÒA GIẢI TRỰC TIẾP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI 15 KẾT LUẬN 17 TÀI LIỆU KHAM KHẢO 18
Trang 4GIỚI THIỆU
1 Tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp
Việc giải quyết tranh chấp đất đai đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của xã hội Đất đai không chỉ là tài sản quý giá về mặt kinh tế mà còn gắn liền với đời sống, văn hóa và lịch sử của cộng đồng Tranh chấp đất đai, nếu không được giải quyết kịp thời và công bằng, có thể gây ra những mâu thuẫn
xã hội sâu sắc, ảnh hưởng đến trật tự an ninh, kìm hãm sự phát triển kinh tế và phá vỡ các mối quan hệ xã hội Hơn nữa, việc giải quyết tranh chấp đất đai hiệu quả còn đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan, thúc đẩy sự minh bạch và công bằng trong quản lý và sử dụng đất, từ đó tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ lợi ích của Nhà nước cũng như người dân
2 Tại sao lại lựa chọn con đường hành chính
Chọn con đường hành chính để giải quyết tranh chấp đất đai mang lại nhiều lợi ích quan trọng Trước hết, quy trình hành chính thường rõ ràng và nhanh chóng, giúp giải quyết các vụ việc một cách hiệu quả hơn so với tòa án Điều này cũng giúp giảm tải cho
hệ thống tư pháp, cho phép tòa án tập trung vào các vụ việc phức tạp hơn Thủ tục hành chính thường có chi phí thấp hơn và đơn giản hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, đặc biệt là những người không có nhiều kiến thức về pháp luật Hơn nữa, các cơ quan hành chính thường có mạng lưới rộng khắp, có thể giải quyết tranh chấp ngay tại địa phương, và đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao về luật đất đai, giúp đưa ra các quyết định chính xác hơn Tính linh hoạt của quy trình hành chính cũng là một lợi thế, khi các quyết định có thể được điều chỉnh nhanh chóng nếu có sai sót Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng con đường hành chính có thể gặp một số hạn chế như quá tải, thiếu minh bạch, và quyền lợi của các bên liên quan có thể không được bảo vệ đầy đủ như khi ra tòa án
3 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
- Những vấn đề lý luận, quan điểm để về giải quyết tranh chấp đất đai bằng con đường hành chính;
Trang 5- Quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đất đai cụ thể là Luật đất đai 2013,2024 và các văn bản pháp luật có liên quan;
- Thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai bằng con đường hành chỉnh theo thủ tục của Ủy ban nhân dân cấp xã
Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá hiệu quả của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc giải quyết tranh chấp đất đai;
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giải quyết tranh chấp;
- Phát hiện những khó khăn và thách thức;
- Đề xuất các giải pháp cải thiện
- Tăng cường sự hiểu biết và nhận thức của người dân
Trang 6NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP
LÝ VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI BẰNG CON
ĐƯỜNG HÀNH CHÍNH
1.1 Khái niệm về tranh chấp đất đai
Theo luật Đất đai năm 2024: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ
của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai” (khoản 47 Điều 3).1
Tranh chấp đất đai có các đặc điểm sau:
Theo Luật sư Nông Thị Nhung: “Đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền quản lý, quyền sử dụng và lợi ích phát sinh từ việc sử dụng một loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu của các bên tranh chấp; Chủ thể tranh chấp đất đai: Bao gồm các chủ thể quản lý và sử dụng đất hoặc những người khác có quyền, nghĩa vụ liên quan đến thửa đất, không có quyền sở hữu đối với đất đai; Nội dung tranh chất đất đai rất đa dạng và phức tạp bởi vì đất đai là một loại hàng hóa đặc biệt có giá trị kinh tế cao và giá trị biến động theo nền kinh tế thị trường; Ảnh hưởng của tranh chấp đất đai không chỉ là các bên tham gia mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước; Đất đai có nhiều mục đích sử dụng khác nhau, điều này dẫn đến việc tranh chấp đất đai bao gồm nhiều bên tham gia vào tranh chấp”.2
1.2 Khái niệm giải quyết tranh chấp đất đai
Giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn giữa các tổ chức và cá nhân để tìm ra giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan
hệ đất đai
1.3 Các dạng tranh chấp đất thường gặp
Tranh chấp về quyền sử dụng đất: Gồm mâu thuẫn về ranh giới đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trong quan hệ thừa kế, ly hôn, đòi lại đất từ các cuộc điều chỉnh ruộng đất trước đây, và giữa các nhóm dân tộc hoặc tổ chức sử dụng đất
1 Luật Đất đai 2024.
2 Luật sự Nông Thị Nhung (2024) Tranh chấp đất đai là gì? Đặc điểm và các loại tranh chấp đất đai.
Trang 7Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong quá trình sử dụng đất: Phát sinh khi một bên
vi phạm quyền hoặc nghĩa vụ của bên kia Các tranh chấp phổ biến bao gồm hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp quyền sử dụng đất, và bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất
Tranh chấp về mục đích sử dụng đất: Liên quan đến việc xác định và sử dụng đất sai mục đích so với quy hoạch ban đầu của Nhà nước Các ví dụ điển hình là tranh chấp giữa đất trồng lúa và đất nuôi tôm, hoặc giữa đất nông nghiệp và đất thổ cư
1.4 Nguyên nhân của tranh chấp đất đai
Nguyên nhân khách quan:
Sự thay đổi cơ chế quản lý đất đai theo cơ chế thị trường đã làm cho đất đai ngày càng có giá trị Đồng thời, sự gia tăng dân số trong khi diện tích đất có hạn, sự sửa đổi Luật cư trú với các điều kiện nới lỏng cho phép công dân tự do cư trú, và các chính sách khuyến khích người nước ngoài và Việt kiều mua nhà ở tại Việt Nam đã góp phần làm phát sinh tranh chấp và khiếu kiện về đất đai
Nguyên nhân chủ quan:
Chính sách và pháp luật thiếu đồng bộ: Chính sách và pháp luật đất đai, cùng các quy định liên quan, thiếu tính thống nhất và không đồng bộ qua các thời kỳ, gây khó khăn trong việc thực thi và giải quyết tranh chấp
Nhận thức không đồng nhất: Nhận thức của người dân về quyền sở hữu đất đai không phù hợp với quy định của pháp luật, dẫn đến hiểu lầm và mâu thuẫn
Cơ chế quản lý lỏng lẻo: Cơ chế quản lý và sử dụng đất đai còn lỏng lẻo, chưa đầy
đủ và chưa phù hợp, tạo điều kiện cho các tranh chấp phát sinh
Giải quyết tranh chấp không khách quan: Công tác giải quyết tranh chấp đất đai còn dựa vào cảm tính chủ quan, không tuân thủ đúng pháp luật và thiếu công bằng
Thực thi pháp luật chưa hiệu quả: Việc thực thi chính sách pháp luật đất đai nói chung và các quy định về bồi thường, giải phóng mặt bằng nói riêng còn nhiều hạn chế và thiếu sót
Trang 8 Tuyên truyền pháp luật chưa đủ: Công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật đất đai chưa được coi trọng đúng mức, còn mang nặng tính hình thức và chưa đạt hiệu quả mong muốn
1.5 Đặc điểm của giải quyết tranh chấp đất đai
Giải quyết tranh chấp đất đai do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện, tuy nhiên, các bên có thể tự thương lượng và thỏa thuận trước Pháp luật đất đai chỉ can thiệp khi có sự tham gia của cơ quan nhà nước, nhằm tôn trọng tự do ý chí của các bên và cung cấp công cụ giải quyết tranh chấp nếu cần Khi cơ quan nhà nước tham gia, các quy định pháp luật xác định thẩm quyền và trình tự giải quyết là cần thiết
Tranh chấp đất đai yêu cầu cơ quan nhà nước xác định quyền và nghĩa vụ của các bên
Hệ quả pháp lý là quyền và nghĩa vụ được làm rõ qua bản án hoặc quyết định pháp luật
Đề cao hòa giải và sự tham gia của đoàn thể địa phương
Tranh chấp liên quan đến nhiều lĩnh vực như nhà ở, xây dựng
Cần hiểu phong tục, tập quán địa phương để giải quyết thỏa đáng
1.6 Mục đích của việc giải quyết tranh chấp đất đai
Giải quyết bất đồng, bảo vệ quyền cho các chủ thể có quyền sử dụng đất hợp pháp
Duy trì ổn định trật tự xã hội
Thể hiện vai trò quản lý của nhà nước về đất đai
1.7 Thẩm quyền Ủy ban nhân dân trong giải quyết tranh chấp đất đai
Theo Điều 236 của Luật đất đai năm 2024: “Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều
137 Luật Đất đai 2024 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết theo quy định sau đây:
(1) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự
(2) Giải quyết theo con đường hành chính, mà cụ thể là nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền:
Trang 9- Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết
Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính
- Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết;
Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.”3
Như vậy, có thể thấy là Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn thì không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai mà chỉ có thể hòa giải tranh chấp
1.8 Trình tự, tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai
Theo Điều 235 của Luật đất đai năm 2024: “Trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai quy định tại Điều 236 của Luật này, các bên tranh chấp phải thực hiện hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp Việc hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp được thực hiện như sau:
a) Sau khi nhận được đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai;
b) Thành phần Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai bao gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là Chủ tịch Hội đồng, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, công chức làm công tác địa chính, người sinh sống lâu năm biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất tranh chấp (nếu có) Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện tổ chức, cá nhân khác tham gia Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai;
Trang 10c) Việc hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai; d) Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tham gia hòa giải và
có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp;
đ) Trường hợp hòa giải không thành mà một hoặc các bên tranh chấp không ký vào biên bản thì Chủ tịch Hội đồng, các thành viên tham gia hòa giải phải ký vào biên bản, đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã và gửi cho các bên tranh chấp”.4
4 Luật Đất đai 2024.
Trang 11CHƯƠNG 2: SO SÁNH, THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI THÔNG QUA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH LÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
Thực trạng của Luật Đất đai 2024: khi luật này chỉ mới vừa ban hành vào ngày 18/01/2024 và có hiệu lực từ ngày 01/8/2024 nên cần có thời gian để các quy định mới được triển khai và áp dụng vào thực tế Quá trình này đòi hỏi sự thích nghi của cả cơ quan quản lý và người dân, cũng như cần có thời gian để xuất hiện các tình huống cụ thể giúp kiểm chứng hiệu quả và tính khả thi của luật Nên bản thân em xin phép cô được đề cập về thực trạng của Luật đất đai 2013 và so sánh những điểm mới của Luật đất đai
2024 so với Luật đất đai 2013
2.1 Thực trạng pháp luật về hòa giải (Luật đất đai 2013)
Thứ nhất, theo Điểm b khoản 1 Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, thành phần
Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai bao gồm các đại diện chủ chốt như Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn, và các đại diện địa phương có liên quan Tuy nhiên, các tổ chức như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chỉ có thể được mời tùy trường hợp cụ thể Điều này dường như mâu thuẫn với khoản 3 Điều 202 Luật Đất đai 2013, yêu cầu Chủ tịch UBND xã phải phối hợp với các tổ chức này trong quá trình hòa giải, gây ra thắc mắc về tính bắt buộc của sự tham gia của các tổ chức này5
Thứ hai, thời hạn hòa giải theo khoản 3 Điều 202 Luật Đất đai 2013 và khoản 3 Điều
61 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP là không quá 45 ngày6 Tuy nhiên, quy định này không tính đến các điều kiện thực tế tại các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, khiến cho thời gian thực hiện có thể không phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt khi công chức địa phương thường phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau
Thứ ba, pháp luật chưa quy định rõ cách xử lý một số tình huống phát sinh trong quá
trình hòa giải Mặc dù có tiến bộ so với Luật Đất đai 2003, như quy định cụ thể về thành phần Hội đồng hòa giải và cách giải quyết khi một bên vắng mặt, nhưng vẫn còn bất cập
Trang 12các bên tranh chấp Tuy nhiên, thực tế có thể một bên không đồng ý ký, khiến quy trình
bị đình trệ và không thể hoàn tất đúng quy định.7
2.2 Thực trạng công tác hoà giải tranh chấp quyền sử dụng (Luật đất đai 2013)
2.2.1 Về xác minh nguồn gốc và quá trình sử dụng đất:
Luật Đất đai 2013 yêu cầu thành phần Hội đồng hòa giải phải có đại diện một số
hộ dân cư lâu đời biết rõ nguồn gốc và quá trình sử dụng đất tranh chấp Tuy nhiên, việc mời họ tham gia gặp khó khăn do không có chế tài bắt buộc và do sự ngại ngùng hoặc lo ngại mất lòng của họ Đặc biệt, trong các khu vực đô thị hóa nhanh và tái định cư, đối tượng này khó xác định và việc họ tham gia thường không mang lại nhiều giá trị thực tế
2.2.2 Về đo đạc đất tranh chấp:
Trước khi tổ chức hòa giải, công chức địa chính cần khảo sát, đo đạc đất tranh chấp để xác định diện tích và thông tin sở hữu Tuy nhiên, thực tế còn nhiều trường hợp
hồ sơ hòa giải thiếu biên bản đo đạc, làm giảm hiệu quả hòa giải
2.2.3 Về giao và gửi giấy mời:
Công tác hòa giải yêu cầu sự có mặt của hai bên tranh chấp và các bên liên quan Thực tế, việc các bên không tham gia theo giấy mời khiến hồ sơ hòa giải phải có biên bản chứng minh họ đã nhận giấy mời Thiếu chứng minh này, tòa án có thể yêu cầu tổ chức hòa giải lại, gây tốn kém thời gian và chi phí Xác định đúng và đủ người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan cũng gặp khó khăn, làm phức tạp quá trình hòa giải
2.2.4 Về tổ chức hòa giải:
Một số Hội đồng hòa giải tại UBND cấp xã tổ chức không đúng quy định, như thành phần không đủ, ký tên sau vào biên bản, không tổ chức hòa giải trực tiếp, hoặc biên bản hòa giải không rõ ràng Những cách làm này không đúng quy định pháp luật, trong khi hòa giải tranh chấp quyền sử dụng đất là thủ tục bắt buộc trước khi tòa án thụ
lý đơn khởi kiện
2.2.5 Về gửi hồ sơ lên tòa án:
Hiện pháp luật không quy định cụ thể ai chịu trách nhiệm chuyển hồ sơ hòa giải cho tòa án Có trường hợp công chức tư pháp chuyển hồ sơ, nhưng tòa án không thể giải quyết do thiếu đơn khởi kiện của nguyên đơn Nếu giao hồ sơ cho người dân chuyển đến
7 Trần Văn Minh (2024) Bàn về hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã.