TỔNG QUAN
Các khái niệm
2.1.1 Khái niệm về hạ tầng kỹ thuật
Quy Chuẩn QCVN 03: 2012/BXD- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và HTKT đô thị, do BXD phát hành có nêu “Công trình HTKT đô thị bao gồm cấp nước, thoát nước, cấp điện, chiếu sáng, công trình cấp xăng dầu và khí đốt, thông tin liên lạc, hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn, nghĩa trang, công trình giao thông đô thị” [9]
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu tập trung vào các dự án HTKT bao gồm hệ thống công trình giao thông, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống cấp điện, hệ thống chiếu sáng, hệ thống thông tin liên lạc
2.1.2 Khái niệm về khu đô thị - khu đô thị mới
- Theo quy định tại Mục 1.2 Quy chuẩn XD Việt Nam QCXDVN 01:2008/BXD về quy hoạch XD do BXD ban hành thì KĐT được quy định như sau: KĐT là khu vực XD một hay nhiều khu chức năng của đô thị, được giới hạn bởi các ranh giới tự nhiên, ranh giới nhân tạo hoặc các đường chính đô thị KĐT bao gồm: các đơn vị ở; các công trình dịch vụ cho bản thân KĐT đó; có thể có các công trình dịch vụ chung của toàn đô thị hoặc cấp vùng [10]
Khu đô thị mới là khu vực trong đô thị được đầu tư xây dựng mới đồng bộ về hệ thống kết cấu hạ tầng, hạ tầng xã hội và nhà ở (Luật Quy hoạch đô thị 2009, Điều 3, Khoản 3).
- Một số tiêu chí của KĐT mới:
Tại Khoản 9, Điều 2 Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về Quản lý đầu tư phát triển đô thị quy định dự án đầu tư XD KĐT mới là dự án đầu tư XD mới một KĐT trên khu đất được chuyển đổi từ các loại đất khác thành đất XD đô thị
Khu đô thị phải đảm bảo có các đơn vị ở, bao gồm khu chức năng có nhóm nhà ở, công trình dịch vụ cấp đơn vị, vườn hoa, sân chơi, đất đường giao thông nội bộ và bãi đỗ xe phục vụ trong đơn vị ở Ngoài ra, khu đô thị có thể có công trình dịch vụ cho bản thân khu đô thị đó và các công trình dịch vụ chung của toàn đô thị hoặc cấp vùng.
Diện tích KĐT mới phải từ 50 ha trở lên, nếu khu vực cải tạo đô thị hiện tại thì có thể nhỏ hơn nhưng không nhỏ hơn 20 ha
Quy mô dân số hoặc số lượng căn hộ thuộc KĐT từ 5.000 người trở lên hoặc tương đương khoảng 1.000 căn hộ, hộ gia đình các loại, có diện tích sử dụng lớn, trung bình và nhỏ, được tính cho các nhà chung cư cao tầng, thấp tầng, các loại biệt thự, nhà ở phân lô đất theo quy hoạch chi tiết
Vị trí KĐT mới phù hợp với quy hoạch XD
2.1.3 Khái niệm về tiến độ và quản lý tiến độ
TĐ là nhịp độ tiến hành công việc
Quản lí TĐ DA là các quá trình tiến hành để đảm bảo DA được hoàn thành đúng thời hạn
Hình 2.1: Khu đô thị Swan Park - Nhơn Trạch - Đồng Nai
Theo PMBOK (Project Management Body of Knowledge: Hướng dẫn về những kiến thức cốt lõi trong QLDA) [13], các quá trình quản lý TĐ một DA bao gồm:
Lập kế hoạch quản lý TĐ
Xác định các công việc
Sắp xếp thứ tự thực hiện các công việc
Dự tính nguồn lực thực hiện công việc
Dự tính thời hạn thực hiện công việc
Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định cụ thể các nội dung cần thực hiện để quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình, bao gồm: lập và phê duyệt tiến độ thi công xây dựng công trình; lập kế hoạch thi công, bố trí nguồn lực và phương tiện thi công; chỉ đạo, đôn đốc, giám sát tiến độ thi công; đánh giá tiến độ thi công và điều chỉnh khi cần thiết; xử lý các vướng mắc phát sinh ảnh hưởng đến tiến độ thi công; nghiệm thu tiến độ thi công.
Công trình XD trước khi triển khai phải được lập TĐ thi công XD, phù hợp với các văn bản quy định thời gian dự án ở giai đoạn trước như tổng TĐ của dự án đã được phê duyệt, với khoảng thời gian lập TĐ phù hợp với quy mô và thời gian thi công dự án
Việc lập TĐ thi công XD chi tiết là trách nhiệm của NT thi công XD công trình; tuy nhiên, CĐT, TVGS và ngay cả NT thi công XD cùng các bên có liên quan đều có trách nhiệm theo dõi, giám sát TĐ thi công XD công trình và điều chỉnh TĐ trong trường hợp TĐ thi công XD ở một số giai đoạn bị kéo dài, nếu phải điều chỉnh tổng
TĐ của dự án phải có ý kiến của người quyết định đầu tư.
Các nghiên cứu liên quan
Tính đến thời điểm hiện tại, các nghiên cứu liên quan về TĐ là khá nhiều, tuy nhiên các nghiên cứu này thường chỉ dừng ở mức độ tìm ra các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến TĐ nhưng chưa đi sâu đánh giá tác động của từng nguyên nhân cũng như mối quan hệ của các nguyên nhân đó Các nghiên cứu thường tập trung vào hạ tầng giao thông, hạ tầng ở các khu công nghiệp, khu chế xuất Có rất ít nghiên cứu về hạ tầng KĐT
Việc tìm kiếm thông tin các nghiên cứu đã công bố thông qua các kênh thông tin, website về nghiên cứu khoa học như: Googlescholar, Science Direct, SpringerLink, academia.edu, researchgate.net…
Bảng thống kê các nghiên cứu về TĐ HTKT ở các nghiên cứu trong nước và ngoài nước sẽ được thể hiện lần lượt ở Bảng 2.1 và Bảng 2.2
2.2.1 Các nghiên cứu trong nước
Bảng 2.1: Thống kê các nghiên cứu liên quan trong nước
STT Tác giả Năm Tên đề tài nghiên cứu
Các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật ở TPHCM [5]
Nghiên cứu đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng tại các khu chế xuất và khu công nghiệp trên địa bàn TPHCM [15]
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ dự án đầu tư xây dựng thuộc vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Trà Vinh [16]
Duy Khánh, Phạm Đức Thiện
Khảo sát và xây dựng mô hình đánh giá nguyên nhân chậm trễ tiến độ trong các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước [17]
Phân tích đánh giá các nguyên nhân làm chậm trễ tiến độ đến dự án có nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Tây Ninh [18]
STT Tác giả Năm Tên đề tài nghiên cứu
2016 Các nhân tố ảnh hưởng đến chậm trễ tiến độ thi công công trình giao thông [19]
Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước [20]
8 Nguyễn Minh Hùng 2016 Các yếu tố gây chậm tiến độ các dự án công trình của Sở Xây dựng Long An [21]
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ trong việc thực hiện dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương [22]
Nghiên cứu "Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng chậm tiến độ và vượt dự toán các dự án do Sở Xây dựng Long An làm chủ đầu tư giai đoạn 2010-2014" cung cấp thông tin có giá trị cho các nhà hoạch định chính sách, chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng.
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng quá trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương [24]
Các yếu tố gây chậm tiến độ và vượt dự toán các dự án đầu tư công tại Việt Nam [25]
Nghiên cứu và phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng gây chậm trễ những dự án xây dựng dân dụng tại Trà Vinh [26]
Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian thực hiện dự án công trình giao thông tại
STT Tác giả Năm Tên đề tài nghiên cứu
Trần Trung Kiên 2011 Phân tích các yếu tố gây xung đột trong việc thực hiện dự án hạ tầng kỹ thuật [28]
Nguyễn Thị Hoàng Liễu (2019) đã tiến hành nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến TĐ hoàn thành dự án XD HTKT ở TPHCM., tác giả đã đưa ra 32 nhân tố ảnh hưởng và chia thành 6 nhóm bao gồm Tài chính; Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng; Biến động dự án; Môi trường thực hiện dự án; CĐT/Ban QLDA; NT/đơn vị tư vấn Thông qua phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và mô hình hồi quy nhị phân tác giả đã chỉ ra được nhóm nhân tố Tài chính có tác động mạnh nhất, kế đến là Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.Ảnh hưởng ít nhất trong các yếu tố (YT) là nhóm liên quan đến CĐT/Ban QLDA
Võ Kì Nam (2017) và Bùi Quang Tấn (2015) đã nghiên cứu các YT ảnh hưởng đến TĐ thực hiện dự án hạ tầng ở các khu công nghiệp Cả 2 tác giả đều sử dụng phương pháp thực hiện khảo sát kết hợp phương pháp phân tích nhân tố Principal Component Analysis (PCA) Với nghiên cứu của Võ Kì Nam (2017), tác giả đã rút gọn tập hợp 24 YT thành 6 nhân tố đại diện Qua kiểm định mô hình hồi quy đa biến khẳng định 6 nhóm YT ảnh hưởng đến TĐ thực hiện đầu tư XD các công trình hạ tầng tại các khu công nghiệp trên địa bàn TPHCM xếp theo mức độ ảnh hưởng từ mạnh đến yếu là: Nhóm YT năng lực TVGS; Nhóm YT năng lực đơn vị thi công; Nhóm YT kinh tế xã hội; Nhóm YT năng lực CĐT và đặc điểm tự nhiên; Nhóm
YT chính sách, Nhóm năng lực của đơn vị tư vấn Đối với nghiên cứu của Bùi Quang Tấn (2015), từ danh sách 22 nhân tố chia thành 6 nhóm ban đầu, sau khi tiến hành phân tích tác giả đã loại 1 biến và truy xuất lại thành 5 nhóm YT ảnh hưởng đến TĐ
XD HTKT trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương là: Nhóm nhân tố sự gia tăng bất ổn của điều kiện tự nhiên; Nhóm nhân tố các bộ quản lý và nhân lực triển khai; Nhóm nhân tố Vật tư máy móc; Nhóm nhân tố sự thay đổi quy phạm kỹ thuật; Nhóm nhân tố phối hợp thực hiện
Nghiên cứu về TĐ ở các dự án sử dụng vốn ngân sách được các tác giả đặc biệt quan tâm
Trần Thị Quỳnh Như (2016) đã nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến
TĐ thực hiện các dự án XD công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước bằng phương pháp phân tích nhân tố PCA Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố về cơ chế, chính sách và các văn bản pháp luật trong đầu tư XD, năng lực của CĐT và những thông tin đảm bảo sự công khai minh bạch của dự án ảnh hưởng như thế nào đến TĐ thực hiện dự án Điều kiện địa hình, địa chất, đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương có đặt dự án, năng lực của các NT cũng ảnh hưởng đến TĐ thực hiện dự án
Lâm Long Thịnh và đồng tác giả (2017) đã khảo sát và XD mô hình đánh giá nguyên nhân chậm trễ TĐ trong các dự án đầu tư XD sử dụng vốn nhà nước
Từ 34 nguyên nhân ban đầu tác giả loại 4 nguyên nhân do sử dụng thang đo không phù hợp Phân tích trị trung bình cho thấy 5 nguyên nhân tác động mạnh nhất bao gồm: Khả năng tài chính NT; Khó khăn nguồn vốn thực hiện dự án của CĐT; Thiếu vật tư và nguồn lao động; Công tác tổ chức, quản lý kế hoạch thi công kém; Trang thiết bị máy móc làm việc không hiệu quả Từ 30 nguyên nhân gây chậm trễ, sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA để nhóm lại thành 5 nhân tố chính với tổng phương sai giải thích là 62,9%
Tăng Thị Đẹp (2017) đã nghiên cứu các YT ảnh hưởng đến TĐ dự án đầu tư XD thuộc vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Trà Vinh Nghiên cứu đã đưa ra danh sách 31 YT ảnh hưởng đến TĐ thuộc 7 nhóm YT sau khi phân tích kết quả còn lại 29 biến hình thành 8 nhóm nhân tố Nhóm nhân tố trong mô hình giải thích được 25,4% mức độ chậm TĐ thực hiện dự án
Lê Thành Trung (2017) đã tiến hành phân tích đánh giá các nguyên nhân làm chậm trễ TĐ đến dự án có nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Tây Ninh Nghiên cứu này đã XD và kiểm chứng các YT với 6 biến định tính và 29 biến định lượng chia thành 7 nhóm YT Phân tích nhân tố được sử dụng để nhóm chúng lại là
YT chính Với kỹ thuật phân tích nhân tố PCA, 6 nhân tố được trích xuất, gồm: Năng lực của NT chính và thầu phụ; Công tác quản lý và giám sát; Chậm trễ trao đổi thông tin và xử lý công tác hoàn thành; Dự toán và thiết kế; Hợp đồng; Điều kiện không lường trước Mô hình nghiên cứu giải thích được khoảng 72,53 % cho tổng thể về mối liên hệ của 6 nhân tố nói trên với biến động của YT chậm TĐ thực hiện dự án nguồn vốn ngân sách
Nguyễn Hoàng Anh và đồng tác giả (2016) đã tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chậm trễ TĐ thi công công trình giao thông Bằng cách xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng đến TĐ của dự án, dựa trên giá trị trung bình (Mean) và độ lệch chuẩn (Standard deviation), tác đã tìm ra 23 trên tổng số 38 nguyên nhân khảo sát Bốn nhóm nguyên nhân chính bao gồm nhóm nguyên nhân liên quan đến mặt bằng thi công; điều chỉnh thiết kế; NT thi công và một vài nguyên nhân khác.Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vấn đề chậm TĐ thi công các dự án XD công trình giao thông phụ thuộc nhiều vào YT địa phương và loại nguồn vốn phân bổ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu kết hợp phương pháp phân tích định tính và phân tích định lượng Quy trình nghiên cứu được thể hiện ở Hình 3.1
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Thu thập dữ liệu
3.2.1 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát
Thông qua các nghiên cứu trước, tác giả đã tổng hợp được 41 YT ảnh hưởng đến TĐ dự án HTKT KĐT Các YT tổng hợp được thể hiện ở Bảng 3.1
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp yếu tố ảnh hưởng tiến độ hạ tầng kỹ thuật khu đô thị theo các nghiên cứu trước
STT Yếu tố Nguồn tham khảo
1 Năng lực tài chính của CĐT không đảm bảo
2 CĐT chậm thanh toán cho NT
3 Năng lực tài chính của NT còn hạn chế
4 NT chậm thanh toán cho NT phụ, nhà cung ứng vật tư
Biến động giá vật tư, máy móc, thiết bị, giá nhân công trong thời gian thực hiện dự án
6 Năng lực, kinh nghiệm của Ban Quản
Lý thực hiện dự án còn hạn chế
7 CĐT chậm trễ trong việc ra quyết định
STT Yếu tố Nguồn tham khảo
8 TĐ kế hoạch ban đầu CĐT đưa ra không khả thi [40], [43]
Chậm trễ trong việc bàn giao mặt bằng do ảnh hưởng thủ tục, đền bù giải tỏa, …
10 Năng lực kinh nghiệm của đơn vị thiết kế
11 Thiết kế không đầy đủ (chi tiết không rõ ràng, thiếu thông tin, …)
12 Thiết kế chưa phù hợp với tiêu chuẩn hiện hành
14 Công tác kiểm tra và nghiệm thu của
15 NT thiếu kinh nghiệm thi công các dự án tương tự
16 Công tác quản lý, tổ chức và giám sát của NT yếu kém
17 NT chậm trễ trong việc đệ trình hồ sơ, bản vẽ, biện pháp, mẫu vật tư [39]
STT Yếu tố Nguồn tham khảo
18 NT lập và kiểm soát TĐ không hiệu quả
19 Chậm trễ trong việc đề xuất, lựa chọn các NT phụ/ nhà cung cấp [41]
20 Thay đổi phạm vi công việc
21 Thay đổi bản vẽ thiết kế
22 Biện pháp thi công đề xuất không phù hợp, phải thay đổi
23 Thay đổi NT phụ/ nhà cung cấp đã phê duyệt do không đáp ứng yêu cầu [30], [38], [43]
Thay đổi luật, chính sách của nhà nước: ảnh hưởng việc đầu tư, phê duyệt, …
Sự thay đổi tiêu chuẩn - quy phạm kỹ thuật: ảnh hưởng công tác thiết kế, nghiệm thu, yêu cầu về vật liệu, …
26 Chậm trễ trong việc phê duyệt bản vẽ thi công và mẫu vật tư
Chậm trễ trong việc giải quyết các vấn đề về thiết kế (thời gian thiết kế/ phát hành bản vẽ, …)
STT Yếu tố Nguồn tham khảo
28 Phối hợp kém giữa NT thi công với các bên CĐT – TVTK -TVGS
29 Các nhà cung cấp vật tư không đáp ứng theo TĐ yêu cầu
Sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa các đội thi công hệ thống cấp điện, hệ thống cấp thoát nước với thi công hệ thống giao thông
31 Thiếu máy móc, thiết bị
32 Số lượng công nhân không đảm bảo
33 Máy móc thiết bị có năng suất thấp, thường gặp sự cố hư hỏng
34 Năng suất lao động thấp
STT Yếu tố Nguồn tham khảo
35 Vật liệu XD không đúng chủng loại, chất lượng kém
36 Sự khan hiếm/thiếu vật tư thi công
37 Điều kiện tự nhiên về địa hình, địa chất
38 Ảnh hưởng thời tiết: mưa, nắng gắt, bão, …
Vị trí dự án xa nguồn cung cấp nguyên, vật liệu thi công, khó khăn trong việc tiếp cận công trường
40 Tai nạn lao động trong quá trình thi công
Tham khảo ý kiến 05 chuyên gia (03 NT; 01 TVGS; 01 TVTK) là những người có trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khảo sát (thông tin chuyên gia tham khảo lý lịch chuyên gia), bổ sung thêm 06 YT ảnh hưởng đến TĐ dự án HTKT KĐT Các
YT bổ sung được thể hiện ở Bảng 3.2
Từ 47 yếu tố này, tác giả sẽ XD bảng câu hỏi để khảo sát và XD mô hình phân tích đánh giá (Nội dung bảng khảo sát tham khảo Phụ lục 1)
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp yếu tố ảnh hưởng tiến độ hạ tầng kỹ thuật khu đô thị theo ý kiến chuyên gia
STT Nhân tố Nguồn tham khảo
Hiện trạng hạ tầng xung quanh sai khác so với quy hoạch dẫn đến thay đổi thiết kế Ý kiến chuyên gia
Hệ thống ngầm hiện hữu cản trở thi công dẫn đến di dời hoặc điều chỉnh thiết kế Ý kiến chuyên gia
Thiếu sự phối hợp của các bộ môn thiết kế: kiến trúc - kết cấu - hạ tầng - cơ điện - cảnh quan Ý kiến chuyên gia
Hệ thống đường dây điện, đường ống cấp thoát nước có mật độ dày đặc, phức tạp Ý kiến chuyên gia
5 Tranh chấp mặt bằng thi công giữa
NT hạ tầng - nhà - cảnh quan Ý kiến chuyên gia
Quy định liên quan đến công tác nghiệm thu, bàn giao cho các công ty điện, nước tại địa phương gây khó khăn cho việc hoàn thành công trình Ý kiến chuyên gia
Bố cục bảng khảo sát
Phần giới thiệu: Giới thiệu tên đề tài, mục đích của cuộc khảo sát cũng như các khái niệm để người được khảo sát hiểu và hợp tác cho nghiên cứu này
Phần A: Phần thông tin chung, phần này nhằm mục đích thu thập khái quát thông tin về người tham gia thực hiện khảo sát, đây là phần đầu vào quan trọng trong việc quyết định kết quả khảo sát Cần lựa chọn nguồn vào chất lượng, minh bạch trong việc khảo sát nhằm giúp thông tin khảo sát được chính xác, trung thực và đạt kết quả cao nhất có thể
Phần B: Đánh giá các YT ảnh hưởng đến TĐ XD HTKT KĐT với thang đo Likert với 5 mức độ là: (1) Không ảnh hưởng; (2) Ảnh hưởng ít; (3) Ảnh hưởng trung bình; (4) Ảnh hưởng lớn; (5) Ảnh hưởng rất lớn
Phần C: Phần đánh giá mức độ hiệu quả công tác quản lý TĐ ở các dự án XD HTKT KĐT
Phần D: Phần thông tin cá nhân của đối tượng khảo sát Mục đích để kiểm tra chính xác đối tượng, thông tin để có thể trao đổi hoặc bổ sung khi thiếu thông tin khảo sát và gửi kết quả nghiên cứu đến đối tượng đã tham gia khảo sát
3.2.2 Yêu cầu về bảng câu hỏi khảo sát
Bảng câu hỏi khảo sát là công cụ quan trọng để tiếp nhận và thu thập thông tin từ các bên liên quan đến dự án Bảng câu hỏi được sử dụng phổ biến rộng rãi vì dễ dàng thao tác, chi phí thấp, dễ hiểu dễ truyển đạt
Bảng câu hỏi khảo sát cần phải rõ ràng và đúng trọng tâm câu hỏi cần khảo sát Cần hạn chế độ dài của bảng khảo sát, câu hỏi càng dài thì tâm lý người trả lời sẽ làm qua loa, đánh lụi Thiết kế câu hỏi cần cận thận, việc đưa ra những câu hỏi không tốt sẽ ảnh hưởng kết quả dữ liệu, trường hợp xấu là kết quả nghiên cứu sẽ không có ý nghĩa
Một điều bắt buộc phải tuân thủ là thông tin cá nhân của người trả lời bảng câu hỏi cũng như dữ liệu tổng hợp thu thập được sẽ được bảo mật tuyệt đối và chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu.
Bảng khảo sát được thực hiện thông qua 2 hình thức Một là phỏng vấn trực tiếp Đối với cách thức này người khảo sát sẽ được giải đáp các thắc mắc ngay tại thời điểm thực hiện khảo sát Hai là sử dụng những hình thức gián tiếp như: nói chuyện, gửi email, gửi tin nhắn,…Tuy nhiên phương pháp này sẽ không hiệu quả bằng phương pháp trực tiếp vì người trả lời có thể sẽ thắc mắc trong quá trình thực hiện và làm ảnh hưởng đến kết quả khảo sát
3.2.3 Đối tượng khảo sát Đối tượng khảo sát là các cá nhân đang công tác ở vị trí CĐT, Ban QLDA, TVGS, TVTK, NT thi công trong lĩnh vực XD HTKT Bên cạnh đó, sử dụng mối quan hệ của bản thân để tiến hành khảo sát những người thân, những người quen biết, cụ thể:
Trong quá trình học tập: Các học viên Cao học quản lý XD Trường Đại học Bách Khoa TPHCM Khóa 2019-2020-2021, các kỹ sư bậc đại học và sau đại học
Trong quá trình làm việc: Lãnh đạo các Phòng/Ban, các đồng nghiệp, các chuyên viên có chuyên môn về lĩnh vực cần khảo sát
Bênh cạnh đó, tiến hành tìm hiểu thêm một số nhóm người thông qua các người quen, đồng nghiệp có làm việc tại các công ty XD trên địa bàn TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương
3.2.4 Xác định kích thước mẫu
Khi bảng câu hỏi khảo sát được chỉnh sửa hoàn thiện thì trước khi phát câu hỏi khảo sát cần phải xác định kích thước mẫu cần thiết (Số lượng người khảo sát phù hợp để thu về được kích thước mẫu phù hợp)
Công cụ hỗ trợ nghiên cứu
Công cụ tính toán và phần mềm trực quan hóa dữ liệu cho phép thể hiện dữ liệu, cấu trúc, sơ đồ một cách sinh động, giúp tính toán dễ dàng và nhanh chóng Các công cụ hỗ trợ nghiên cứu được thống kê trong Bảng 3.3.
Bảng 3.3: Thống kê các công cụ hỗ trợ nghiên cứu
STT Công việc Phương pháp và công cụ nghiên cứu
- Thống kê mô tả Thể hiện qua biểu diễn dữ liệu, bảng biểu, đồ thị…
- Sử dụng phần mềm SPSS25, Phần mềm Excell
2 Phân tích độ tin cậy thang đo - Hệ số Cronbach’s Alpha
- Sử dụng phần mềm SPSS25
Rút gọn và phân nhóm các nhân tố mới phù hợp với dữ liệu khảo sát thực tế.
- Phân tích nhân tố khám phá EFA
- Sử dụng phần mềm SPSS25
4 Kiểm định mô hình và các thang đo mới
- Phân tích nhân tố khẳng định CFA
- Sử dụng phần mềm AMOS23
5 XD mô hình về mối quan hệ giữa các nhân tố với nhau.
- Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM
- Sử dụng phần mềm AMOS23
6 Lập cấu trúc, sơ đồ Phần mềm Visio
7 Lập bảng tính Phần mềm Excell
Phân tích dữ liệu
3.4.1 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha
Các thang đo được kiểm định độ tin cậy bằng công cụ Cronbach’s Alpha, để đánh giá về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau Công cụ này cũng giúp loại đi những biến quan sát, những thang đo không đạt Khi thực hiện phân tích Cronbach’s Alpha cho một nhân tố, nếu hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm nhỏ hơn 0,6 và không có biến nào trong nhóm có hệ số Cronbach’s Alpha cả nhân tố Chúng ta cần chú ý đến giá trị của hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến, cột này biểu diễu hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đang xem xét Nếu giá trị hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của một biến lớn hơn hệ số Cronbach Alpha của nhóm và hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Toal Correlation) biến đó nhỏ hơn 0,3 thì sẽ loại biến quan sát đang xem xét để tăng độ tin cậy của thang đo (Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008 [44])
Công thức của hệ số Cronbach α (Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) là: α = Nρ
- ρ là hệ số tương quan trung bình giữa các mục hỏi
- N là số mục hỏi, YT trong nghiên cứu
Theo (Hair et al, 2010), hệ số α của Cronbach được qui định như sau:
α < 0,6: Thang đo cho nhân tố là không phù hợp
0,6 < α < 0,7: Hệ số Cronbach’s Alpha đủ để tiến hành thực hiện nghiên cứu mới
0,7 ≤ α < 0,8: Hệ số Cronbach’s Alpha đạt chuẩn cho bài nghiên cứu
0,8 ≤ α ≤ 0,95: Hệ số Cronbach’s Alpha rất tốt, là do bảng câu hỏi được thiết kế phù hợp và mẫu tốt
α > 0,95: Hệ số Cronbach’s Alpha ảo do có hiện tượng trùng nhân tố 3.4.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA - Exploratory Factor Analysis)
Phân tích nhân tố khám phá (EFA): Là phương pháp phân tích định lượng Phương pháp này dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến đo lường phụ thuộc nhau tạo thành một tập hợp biến ít hơn (gọi là các nhân tố) Từ đó các nhân tố này sẽ có ý nghĩa hơn, chứa đựng hầu hết các nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair và đồng tác giả, 2009) Có thể hiểu rằng, đây là phương pháp khám phá xem có tổng cộng bao nhiêu nhóm nhân tố chính trên tổng các biến số được nghiên cứu
Mục tiêu chính của việc phân tích nhân tố khám phá (EFA) là để xác định:
Số lượng các nhân tố ảnh hướng đến một tập các biến đo lường
Mức độ về mối quan hệ giữa mỗi nhân tố với từng biến đo lường Đối với luận văn nghiên cứu này, số lượng các biến thu về là khá lớn, đồng thời các biến có mối liên hệ với nhau Với mục tiêu nghiên cứu là xác định các YT ảnh hưởng TĐ hoàn thành dự án HTKT KĐT, phân tích mức độ ảnh hưởng của từng
YT Do đó, việc sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA) để phân tích, xử lý các số liệu là phù hợp với hướng nghiên cứu
Các tiêu chí trong phân tích nhân tố EFA bao gồm: Hệ số tải nhân tố (Factor loading), Hệ số KMO (Kaiser Meyer Olkin), Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity), Trị số Eigenvalue, Phần trăm phương sai trích (Percentage of variance)
Hệ số tải nhân tố hoặc trọng số nhân tố (Factor loading): Là những hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố Hệ số tải nhân tố càng cao, nghĩa là tương quan giữa biến quan sát đó với nhân tố càng cao và ngược lại Theo Hair và đồng tác giả (1998), thì chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA:
Factor Loading ở mức > 0,3: Được xem là đạt mức tối thiểu
Factor Loading ở mức > 0,4: Được xem là quan trọng
Factor Loading ở mức > 0,5: Được xem là có ý nghĩa thực tiễn
Tuy nhiên, giá trị tiêu chuẩn của hệ số tải Factor Loading cần phải phụ thuộc vào kích thước mẫu Có nghĩa là với kích thước mẫu khác nhau thì mức trọng số nhân tố để biến quan sát có ý nghĩa là khác nhau (tham khảo Bảng 3.4)
Bảng 3.4: Bảng thống kê hệ số tải nhân tố ứng với kích thước mẫu
Stt Kích thước mẫu tối thiểu có ý nghĩa thống kê
Hệ số tải nhân tố (Factor loading)
Thực tế, việc sử dụng kích thước mẫu lớn là rất khó khăn, tốn rất nhiều thời gian và chi phí Do đó, trong giới hạn luận văn nghiên cứu, học viên quyết định chọn hệ số tải nhân tố/ trọng số nhân số là 0,4 với kích thước mẫu 192 mẫu
Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ số đánh giá mức độ phù hợp của việc phân tích nhân tố Giá trị KMO càng lớn, việc phân tích nhân tố càng thích hợp.
0,5 ≤ KMO ≤ 1: Đủ điều kiện phân tích nhân tố thích hợp
KMO ≤ 0,5: Phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu được nghiên cứu
Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity): Dùng để xem xét các biến quan sát trong nhân tố có tương quan với nhau hay không Kiểm định giả thuyết H0 là biến không có tương quan với nhau trong nhân tố Kết quả kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê khi (Sig < 0,05), thì lúc này các biến quan sát sẽ có mối tương quan với nhau trong nhân tố
Giá trị Eigenvalue là đại lượng quan trọng trong phân tích EFA, được dùng để xác định số lượng nhân tố cần thiết để giải thích tốt nhất cho dữ liệu Eigenvalue là đại diện cho lượng biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi một nhân tố Để xác định số lượng nhân tố, các nhà nghiên cứu sử dụng ngưỡng là 1: Chỉ những nhân tố có giá trị Eigenvalue lớn hơn hoặc bằng 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích để giải thích cho mối quan hệ giữa các biến trong dữ liệu.
Tỷ lệ phần trăm phương sai trích cho biết phần trăm biến thiên của các biến quan sát Tức là nếu xem biến thiên là 100%, thì giá trị này sẽ cho biết có bao nhiêu phần trăm biến thiên được phân tích nhân tố giải thích được.
3.4.3 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA - Confirmatory Factor Analysis)
CFA là bước tiếp theo sau khi thực hiện EFA nhằm kiểm định xem mô hình đo lường và các thang đo có đạt yêu cầu hay không
Phương pháp phân tích nhân tố khẳng định mô hình CFA chấp nhận các giả thuyết của nhà nghiên cứu nếu mối quan hệ giữa từng biến và ít nhất một nhân tố có ý nghĩa thống kê.
Theo Hu và Bentler (1999) thì mức độ phù hợp của mô hình đo lường với dữ liệu thực tế là:
CMIN/df ≤ 3 là tốt, CMIN/df ≤ 5 là chấp nhận được.
CFI ≥ 0,9 là tốt, CFI ≥ 0,95 là rất tốt, CFI ≥ 0,8 là chấp nhận được.
GFI ≥ 0,9 là tốt, CFI ≥ 0,95 là rất tốt.
RMSEA ≤ 0,06 là tốt, RMSEA ≤ 0,08 là chấp nhận được.
PCLOSE ≥ 0,05 là tốt, PCLOSE ≥ 0,01 là chấp nhận được.
3.4.5 Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (Structural Equation Model)
SEM là một công cụ dùng để mô hình hóa mối liên hệ giữa các biến Nó là sự kết hợp của phân tích nhân tố và phân tích hồi quy và được hiển thị bằng sơ đồ đường dẫn đồ họa SEM là cách tiếp cận của CFA và phân tích đường dẫn, mối quan hệ giữa biến quan sát và các biến tiểm ẩn được mô phỏng trong một mô hình bằng cách sử dụng các hệ số đường dẫn hoặc hệ số hồi quy giữa các chúng (Hox, 1998)
Các phương pháp hồi quy bội, phân tích nhân tố, phân tích phương sai đa biến đều có chung một điểm hạn chế là chỉ có thể kiểm tra một mối quan hệ duy nhất tại một thời điểm Mô hình cấu trúc (SEM) tính toán đồng thời nhiều phương trình hồi quy riêng biệt nhưng phụ thuộc lẫn nhau bằng cách xây dựng mô hình cấu trúc thể hiện mối quan hệ phụ thuộc giữa các biến độc lập và các biến phụ thuộc (Hair và đồng tác giả, 2010)
Ba đặc điểm phân biệt SEM với các phương pháp khác: Ước lượng các mối quan hệ phụ thuộc; Thể hiện các khái niệm chưa được quan sát trong các mối quan hệ và đo lường lỗi trong quá trình ước tính; Xây dựng mô hình giải thích toàn bộ các mối quan hệ
Có hai loại biến chính được tích hợp vào mô hình SEM
Loại biến đầu tiên là biến đo lường đại diện bởi hình chữ nhật
XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ
Thống kê mô tả
4.1.1 Kết quả thu thập bảng khảo sát
- Tổng số bảng khảo sát thu được: 244 bảng, trong đó 135 bảng khảo khảo sát trực tiếp, 109 bảng khảo sát online
- Số bảng khảo sát bị loại: 52 bảng ( chiếm 21,3%), trong đó 48 bảng khảo sát trả lời “Chưa tham gia” dự án HTKT KĐT, 4 bảng khảo sát có dấu hiệu trả lời qua loa, trả lời một cách có quy luật
- Số bảng khảo sát hợp lệ: 192 bảng (chiếm 78,7%).
4.1.2 Đặc điểm đối tượng khảo sát
Thời gian công tác trong ngành XD (Tham khảo Bảng 4.1 và Hình 4.1)
Bảng 4.1: Bảng thống kê thời gian công tác trong ngành xây dựng
Thời gian Số lượng Tỷ lệ (%) Tỷ lệ tích lũy (%)
Hình 4.1: Biểu đồ thời gian công tác trong ngành xây dựng
Qua biểu đồ thời gian công tác Hình 4.1 cho thấy: có 6,8% đối tượng khảo sát có thời gian công tác trong ngành XD dưới 03 năm, từ 03 năm đến 05 năm chiếm 10,4%, từ 05 năm đến 10 năm chiếm 42,2%, trên 10 năm chiếm 40,6% Điều này cho thấy phần lớn các đối tượng khảo sát đều đã có thời gian dài công tác và kinh nghiệm nhất định trong ngành XD
Trình độ chuyên môn (Tham khảo Bảng 4.2 và Hình 4.2)
Bảng 4.2: Bảng thống kê trình độ chuyên môn của đối tượng khảo sát
Trình độ chuyên môn Số lượng Tỷ lệ (%) Tỷ lệ tích lũy (%)
Kỹ sư XD dân dụng và Công nghiệp 87 45,3 45,3
Kỹ sư kinh tế XD 4 2,1 83,3
Kỹ sư Cấp thoát nước 9 4,7 88,0
Kỹ sư hạ tầng đô thị 1 0,5 88,5
Từ 05 năm đến 10 nămTrên 10 năm
Hình 4.2: Biểu đồ trình độ chuyên môn của đối tượng khảo sát
Qua biểu đồ Hình 4.2 cho thấy có 45,3% đối tượng khảo sát có chuyên môn là Kỹ sư XD dân dụng và Công nghiệp, Kiến trúc sư chiếm 9,4%, Kỹ sư cầu đường chiếm 26,6%, phần trăm còn lại thuộc về các đối tượng Kỹ sư kinh tế XD, Kỹ sư cấp thoát nước, Kỹ sư hạ tầng đô thị, … Điều này cho thấy các đối tượng khảo sát phân bố trên nhiều lĩnh vực của ngành XD
Chức vụ của đối tượng khảo sát (Tham khảo Bảng 4.3 và Hình 4.3)
Bảng 4.3: Bảng thống kê chức vụ của các đối tượng khảo sát
Chức vụ Số lượng Tỷ lệ (%) Tỷ lệ tích lũy (%)
Giám đốc/ Phó giám đốc 5 2,6 2,6
Chỉ huy trưởng/ Chỉ huy phó 31 16,1 31,3
Kỹ sư XD dân dụng và Công nghiệp Kiến trúc sư
Kỹ sư kinh tế xây dựng
Kỹ sư Cấp thoát nước
Kỹ sư hạ tầng đô thịKhác
Hình 4.3: Biểu đồ chức vụ của các đối tượng khảo sát Qua biểu đồ Hình 4.3, có 2,6% đối tượng khảo sát nắm giữ chức vụ Giám đốc/ Phó giám đốc, chức vụ Giám đốc dự án chiếm 6,8%, Trưởng/Phó phòng chiếm 5,6%, chức vụ Chỉ huy trưởng/ Chỉ huy phó chiếm 16,1%, Trưởng nhóm/ Tổ trưởng chiếm 18,2% và vị trí Nhân viên chiếm 50,5% Đối tượng khảo sát gần 50% giữ vai trò quản lý, 50% giữ vai trò trực tiếp thực hiện công việc
Vai trò đối tượng khảo sát trong dự án HTKT KĐT (Tham khảo Bảng 4.4 và Hình 4.4)
Bảng 4.4: Bảng vai trò của các đối tượng khảo sát trong dự án HTKT khu đô thị Vai trò trong dự án HTKT Số lượng Tỷ lệ (%) Tỷ lệ tích lũy (%)
Giám đốc/ Phó giám đốcGiám đốc dự ánTrưởng/ Phó phòngChỉ huy trưởng/ Chỉ huy phóTrưởng nhóm/ Tổ trưởngNhân viên
Hình 4.4: Biểu đồ vai trò của các đối tượng khảo sát trong dự án HTKT khu đô thị Qua biểu đồ Hình 4.4, có thể nhận thấy: 16,1% đối tượng khảo sát giữ vai trò CĐT và Ban QLDA, 28,6% đối tượng thuộc nhóm các NTV, 55,2% đối tượng thuộc nhóm
NT Các đối tượng khảo sát tương đối thuộc nhiều thành phần, dữ liệu khảo sát sẽ có được nhiều quan điểm từ các bên tham gia
Số lượng dự án HTKT KĐT hoàn thành đã tham gia (Tham khảo Bảng 4.5 và Hình 4.5)
Bảng 4.5: Bảng thống kê số lượng dự án hạ tầng kỹ thuật khu đô thị hoàn thành đã tham gia
Số lượng dự án HTKT KĐT hoàn thành đã tham gia Số lượng Tỷ lệ (%) Tỷ lệ tích lũy (%)
Vai trò trong dự án HTKT
Chủ đầu tư Ban quản lý dự án
Tư vấn giám sátNhà thầu chính/ phụ
Hình 4.5: Biểu đồ số lượng dự án HTKT khu đô thị hoàn thành đã tham gia Với biểu đồ Hình 4.5 đối tượng khảo sát tham gia dưới 03 dự án chiếm 16,1%, tham gia từ 03 đến 05 dự án chiếm 47,4%, tham gia từ 06 đến 10 dự án chiếm 31,8%, tham gia trên 10 dự án chiếm 4,7% Phần lớn các đối tượng khảo sát đều tham gia từ
03 dự án trở lên do đó số liệu đánh giá từ các đối tượng này sẽ đáng tin cậy
Thời gian thực hiện các dự án hợp tác kinh tế (HTKT) - khu đô thị (KĐT) thường vượt quá thời điểm kế hoạch ban đầu, cụ thể là 27,27% số dự án hoàn thành trễ hơn so với thời điểm khởi công ban đầu Vấn đề chậm trễ này được thể hiện rõ trên Bảng 4.6 và Hình 4.6, cung cấp thông tin về thời gian thực hiện so với thời điểm khởi công kế hoạch của các dự án đã hoàn thành được khảo sát.
Bảng 4.6: Bảng thống kê thời gian thực hiện so với tiến độ kế hoạch ban đầu
Thời gian thực hiện so với TĐ kế hoạch ban đầu Số lượng Tỷ lệ (%) Tỷ lệ tích lũy (%)
Trễ từ 10% đến 20% thời gian 59 30,7 95,3
Trễ từ 20% đến 30% thời gian 8 4,2 99,5
Số lượng dự án HTKT khu đô thị hoàn thành đã tham gia
Từ 06 đến 10 dự ánTrên 10 dự án
Hình 4.6: Biểu đồ thống kê thời gian thực hiện so với tiến độ kế hoạch ban đầu Biểu đồ Hình 4.6 cho thấy ở các dự án HTKT KĐT đã hoàn thành mà các đối tượng khảo sát tham gia có 0,5% dự án hoàn thành vượt TĐ, 24% dự án hoàn thành đúng TĐ, còn lại 75,5% các dự án hoàn thành trễ TĐ Điều này cho thấy các đối tượng khảo sát đã có kinh nghiệm nhất định đối với các nguyên nhân gây ra chậm trễ cũng như đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân này đối với TĐ dự án HTKT KĐT.
Kiểm tra độ tin cậy thang đo
4.2.1 Nhóm 1: Nhóm YT về Tài chính
Bảng 4.7: Hệ số Cronbach's Alpha nhóm 1
Thời gian thực hiện so với tiến độ kế hoạch ban đầu
Vượt tiến độ Đúng tiến độTrễ < 10% thời gian Trễ từ 10% đến 20% thời gian Trễ từ 20% đến 30% thời gianTrễ > 30% thời gian
Bảng 4.8: Hệ số Cronbach's Alpha thang đo các yếu tố nhóm 1
Cronbach's Alpha if Item Deleted Năng lực tài chính của CĐT không đảm bảo TC1 0,367 0,668
CĐT chậm thanh toán cho NT TC2 0,432 0,645
Năng lực tài chính của NT còn hạn chế TC3 0,435 0,643
NT chậm thanh toán cho NT phụ và nhà cung cấp vật tư TC4 0,563 0,583
Biến động giá vật tư, máy móc, thiết bị, giá nhân công trong thời gian thực hiện dự án TC5 0,430 0,645
- Hệ số Cronbach's Alpha của nhóm 1: 0,6 < α = 0,688 < 0,7 (Bảng 4.7):
Hệ số Cronbach’s Alpha đủ để tiến hành thực hiện nghiên cứu mới
- Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của 5 biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach Alpha của nhóm (Bảng 4.8)
Hệ số tương quan giữa các biến quan sát đều có giá trị lớn hơn 0,3, cho thấy các biến có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Điều này được kiểm chứng thông qua kiểm tra độ tin cậy Cronbach's Alpha, kết quả cho thấy không có biến quan sát nào bị loại ra khỏi thang đo các yếu tố nhóm 1.
4.2.2 Nhóm 2: Nhóm yếu tố về Năng lực, kinh nghiệm
Bảng 4.9: Hệ số Cronbach's Alpha nhóm 2 – lần 1
Bảng 4.10: Hệ số Cronbach's Alpha thang đo các yếu tố nhóm 2 – lần 1
Cronbach's Alpha if Item Deleted Năng lực, kinh nghiệm của Ban Quản lý thực hiện dự án còn hạn chế NL1 0,477 0,715
CĐT chậm trễ trong việc ra quyết định NL2 0,441 0,717
TĐ kế hoạch ban đầu CĐT đưa ra không khả thi NL3 0,285 0,734
Chậm trễ trong việc bàn giao mặt bằng do ảnh hưởng thủ tục, đền bù giải tỏa, … NL4 0,259 0,736
Năng lực kinh nghiệm của đơn vị thiết kế NL5 0,471 0,714 Thiết kế không đầy đủ (chi tiết không rõ ràng, thiếu thông tin, …) NL6 0,430 0,718
Thiết kế chưa phù hợp với tiêu chuẩn hiện hành NL7 0,222 0,740
TVGS thiếu kinh nghiệm NL8 0,516 0,708
Công tác kiểm tra và nghiệm thu của TVGS chưa chuyên nghiệp NL9 0,531 0,706
NT thiếu kinh nghiệm thi công các dự án tương tự NL10 0,091 0,759
Công tác quản lý, tổ chức và giám sát của
NT chậm trễ trong việc đệ trình hồ sơ, bản vẽ, biện pháp, mẫu vật tư NL12 0,152 0,747
NT lập và kiểm soát TĐ không hiệu quả NL13 0,361 0,726 Chậm trễ trong việc đề xuất, lựa chọn các
NT phụ/ nhà cung cấp NL14 0,265 0,736
- Hệ số Cronbach's Alpha của nhóm 2: 0,7 ≤ α = 0,741 < 0,8 (Bảng 4.9):
Hệ số Cronbach’s Alpha đạt chuẩn cho bài nghiên cứu
- Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của biến NL10 = 0,759 lớn hơn hệ số Cronbach Alpha của nhóm (Bảng 4.10) Tiến hành loại biến NL10 và tiến hành kiểm tra Cronbach's Alpha thang đo các YT nhóm 2 – lần 2
Tương tự với thang đo các YT nhóm 2, hệ số Cronbach's Alpha nếu loại bỏ biến NL7 đạt 0,761, lớn hơn so với hệ số 0,759 khi bao gồm biến này Sau khi loại trừ NL7, hệ số Alpha tiếp tục được kiểm tra lần thứ 3, cho thấy sự gia tăng độ tin cậy của thang đo.
Kiểm tra Cronbach's Alpha thang đo các YT nhóm 2 – lần 3: Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của biến NL12 = 0,776 lớn hơn hệ số Cronbach Alpha của nhóm
= 0,761 Tiến hành loại biến NL12 và tiến hành kiểm tra Cronbach's Alpha thang đo các YT nhóm 2 – lần 4
Kiểm tra Cronbach's Alpha thang đo các YT nhóm 2 – lần 4: Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của biến NL3 = 0,779 lớn hơn hệ số Cronbach Alpha của nhóm
= 0,776 Tiến hành loại biến NL3 và tiến hành kiểm tra Cronbach's Alpha thang đo các YT nhóm 2 – lần 5
Kiểm tra Cronbach's Alpha thang đo các YT nhóm 2 – lần 5: Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của biến NL13 = 0,793 và NL14 = 0,793 lớn hơn hệ số Cronbach Alpha của nhóm = 0,779 Tiến hành loại biến NL13, NL14 và tiến hành kiểm tra Cronbach's Alpha thang đo các YT nhóm 2 – lần 6 (Bảng kết quả Hệ số Cronbach's Alpha thang đo các YT từ lần 2 đến lần 5 xem Phụ lục 2)
Kiểm tra Cronbach's Alpha thang đo các YT nhóm 2 – lần 6
Bảng 4.11: Hệ số Cronbach's Alpha nhóm 2 – lần 6
Bảng 4.12: Hệ số Cronbach's Alpha thang đo các yếu tố nhóm 2 – lần 6
Cronbach's Alpha if Item Deleted Năng lực, kinh nghiệm của Ban Quản lý thực hiện dự án còn hạn chế NL1 0,452 0,777
CĐT chậm trễ trong việc ra quyết định NL2 0,501 0,769 Chậm trễ trong việc bàn giao mặt bằng do ảnh hưởng thủ tục, đền bù giải tỏa, … NL4 0,333 0,793
Năng lực kinh nghiệm của đơn vị thiết kế NL5 0,548 0,762 Thiết kế không đầy đủ (chi tiết không rõ ràng, thiếu thông tin, …) NL6 0,519 0,767
TVGS thiếu kinh nghiệm NL8 0,545 0,762
Công tác kiểm tra và nghiệm thu của TVGS chưa chuyên nghiệp NL9 0,608 0,751
Công tác quản lý, tổ chức và giám sát của
- Hệ số Cronbach's Alpha của nhóm 2: 0,7 ≤ α = 0,793 < 0,8 (Bảng 4.11): Hệ số Cronbach’s Alpha đạt chuẩn cho bài nghiên cứu.
- Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của 8 biến còn lại đều nhỏ hơn hệ số Cronbach Alpha của nhóm (Bảng 4.12)
- Hệ số tương quan biến tổng của 8 biến đều lớn hơn 0,3 (Bảng 4.12).
Kết luận: Sau khi kiểm tra Cronbach's Alpha thang đo các YT nhóm 2, qua 6 lần kiểm tra lần lượt loại các biến: NL10, NL7, NL12, NL3, NL13, NL14 Kết quả còn lại 8 biến quan sát theo kết quả Bảng 4.12
4.2.3 Nhóm 3: Nhóm yếu tố về Sự thay đổi
Bảng 4.13: Hệ số Cronbach's Alpha nhóm 3 – lần 1
Bảng 4.14: Hệ số Cronbach's Alpha thang đo các yếu tố nhóm 3 – lần 1
Cronbach's Alpha if Item Deleted
Thay đổi phạm vi công việc TD1 0,409 0,664
Thay đổi thiết kế TD2 0,437 0,659
Biện pháp thi công đề xuất không phù hợp, phải thay đổi TD3 0,324 0,682
Thay đổi NT phụ/ nhà cung cấp đã phê duyệt do không đáp ứng yêu cầu TD4 0,237 0,714
Thay đổi luật, chính sách của nhà nước: ảnh hưởng việc đầu tư, phê duyệt, … TD5 0,344 0,678
Sự thay đổi tiêu chuẩn - quy phạm kỹ thuật: ảnh hưởng công tác thiết kế, nghiệm thu, yêu cầu về vật liệu, …
Hiện trạng hạ tầng xung quanh sai khác so với quy hoạch dẫn đến thay đổi thiết kế TD7 0,516 0,640
Hệ thống ngầm hiện hữu cản trở thi công dẫn đến di dời hoặc điều chỉnh thiết kế TD8 0,287 0,688
- Hệ số Cronbach's Alpha của nhóm 3: 0,6 < α = 0,697 < 0,7 (Bảng 4.13): Hệ số Cronbach’s Alpha đủ để tiến hành thực hiện nghiên cứu mới
- Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của biến TD4 = 0,714 lớn hơn hệ số Cronbach Alpha của nhóm (Bảng 4.14) Tiến hành loại biến TD4 và tiến hành kiểm tra Cronbach's Alpha thang đo các YT nhóm 3 – lần 2
• Kiểm tra Cronbach's Alpha thang đo các YT nhóm 3 – lần 2
Bảng 4.15: Hệ số Cronbach's Alpha nhóm 3 – lần 2
Bảng 4.16: Hệ số Cronbach's Alpha thang đo các yếu tố nhóm 3 – lần 2
Cronbach's Alpha if Item Deleted
Thay đổi phạm vi công việc TD1 0,416 0,688
Thay đổi thiết kế TD2 0,419 0,683
Biện pháp thi công đề xuất không phù hợp, phải thay đổi TD3 0,368 0,695
Thay đổi luật, chính sách của nhà nước: ảnh hưởng việc đầu tư, phê duyệt, … TD5 0,312 0,707
Sự thay đổi tiêu chuẩn - quy phạm kỹ thuật: ảnh hưởng công tác thiết kế, nghiệm thu, yêu cầu về vật liệu, …
Hiện trạng hạ tầng xung quanh sai khác so với quy hoạch dẫn đến thay đổi thiết kế TD7 0,516 0,658
Hệ thống ngầm hiện hữu cản trở thi công dẫn đến di dời hoặc điều chỉnh thiết kế TD8 0,347 0,699 Nhận xét:
- Hệ số Cronbach's Alpha của nhóm 3: 0,7 ≤ α = 0,714 < 0,8 (Bảng
- Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của 7 biến còn lại đều nhỏ hơn hệ số Cronbach Alpha của nhóm (Bảng 4.16)
- Hệ số tương quan biến tổng của 7 biến đều lớn hơn 0,3 (Bảng 4.16).
Kết luận: Sau khi kiểm tra Cronbach's Alpha thang đo các YT nhóm 3, qua 2 lần kiểm tra loại biến TD4 Kết quả còn lại 7 biến quan sát theo kết quả Bảng 4.16 4.2.4 Nhóm 4: Nhóm yếu tố về Sự phối hợp giữa các bên tham gia dự án
Bảng 4.17: Hệ số Cronbach's Alpha nhóm 4
Bảng 4.18: Hệ số Cronbach's Alpha thang đo các yếu tố nhóm 4
Cronbach's Alpha if Item Deleted Thiếu sự phối hợp của các bộ môn thiết kế: kiến trúc - kết cấu - hạ tầng - cơ điện - cảnh quan
Chậm trễ trong việc phê duyệt bản vẽ thi công và mẫu vật tư PH2 0,511 0,635
Chậm trễ trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến thiết kế (thời gian thiết kế/ phát hành bản vẽ, …)
Hệ thống đường dây điện, đường ống cấp thoát nước có mật độ dày đặc, phức tạp PH4 0,406 0,659 Phối hợp kém giữa NT thi công với các bên
CĐT - Thiết kế - TVGS PH5 0,402 0,661
Tranh chấp mặt bằng thi công giữa NT
HTKT - nhà - cảnh quan PH6 0,420 0,654
Cronbach's Alpha if Item Deleted Các nhà cung cấp vật tư không đáp ứng theo TĐ yêu cầu PH7 0,323 0,676
Sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa các đội thi công hệ thống cấp điện, hệ thống cấp thoát nước với thi công hệ thống giao thông
- Hệ số Cronbach's Alpha của nhóm 4: 0,6 < α = 0,693 < 0,7 (Bảng 4.17): Hệ số Cronbach’s Alpha đủ để tiến hành thực hiện nghiên cứu mới
- Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của 8 biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach Alpha của nhóm (Bảng 4.18)
Tất cả hệ số tương quan biến tổng của 8 biến quan sát đều lớn hơn 0,3, thể hiện sự tương quan chặt chẽ giữa các biến Qua kiểm định Cronbach's Alpha, không có bất kỳ biến quan sát nào bị loại, chứng tỏ thang đo các yếu tố nhóm 4 có độ tin cậy cao.
4.2.5 Nhóm 5: Nhóm yếu tố về vật tư - nhân công - máy móc, thiết bị
Bảng 4.19: Hệ số Cronbach's Alpha nhóm 5
Bảng 4.20: Hệ số Cronbach's Alpha thang đo các yếu tố nhóm 5
Cronbach's Alpha if Item Deleted
Thiếu máy móc, thiết bị VT1 0,415 0,589
Số lượng công nhân không đảm bảo VT2 0,312 0,624 Máy móc thiết bị có năng suất thấp, thường
Cronbach's Alpha if Item Deleted
Năng suất lao động thấp VT4 0,381 0,600
Vật liệu XD không đúng chủng loại, chất lượng kém VT5 0,376 0,603
Sự khan hiếm/thiếu vật tư thi công VT6 0,354 0,615
- Hệ số Cronbach's Alpha của nhóm 5: 0,6 < α = 0,645 < 0,7 (Bảng 4.19): Hệ số Cronbach’s Alpha đủ để tiến hành thực hiện nghiên cứu mới
- Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của 6 biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach Alpha của nhóm (Bảng 4.20)
- Hệ số tương quan biến tổng của 6 biến đều lớn hơn 0,3 (Bảng 4.20) Kết luận: Không có biến quan sát nào bị loại khi kiểm tra Cronbach's Alpha thang đo các YT nhóm 5
4.2.6 Nhóm 6: Nhóm yếu tố bên ngoài
Bảng 4.21: Hệ số Cronbach's Alpha nhóm 6
Bảng 4.22: Hệ số Cronbach's Alpha thang đo các yếu tố nhóm 6
Cronbach's Alpha if Item Deleted Quy định liên quan đến công tác nghiệm thu, bàn giao cho các công ty điện, nước tại địa phương gây khó khăn cho việc hoàn thành công trình
Cronbach's Alpha if Item Deleted Điều kiện tự nhiên về địa hình, địa chất BN2 0,326 0,610 Ảnh hưởng thời tiết: mưa, nắng gắt, bão, … BN3 0,317 0,613
Vị trí dự án xa nguồn cung cấp nguyên, vật liệu thi công, khó khăn trong việc tiếp cận công trường
Tai nạn lao động trong quá trình thi công BN5 0,342 0,608
- Hệ số Cronbach's Alpha của nhóm 6: 0,6 < α = 0,638 < 0,7 (Bảng 4.21): Hệ số Cronbach’s Alpha đủ để tiến hành thực hiện nghiên cứu mới
- Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến của 06 biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach Alpha của nhóm (Bảng 4.22)
Tất cả các hệ số tương quan biến tổng của 06 biến đều lớn hơn 0,3, biểu thị các biến rất chặt chẽ với nhau Điều này dẫn đến kết luận rằng không có biến quan sát nào bị loại khi kiểm tra Cronbach's Alpha thang đo các yếu tố nhóm 6.
Kết luận chung: Sau khi tiến hành kiểm tra Cronbach's Alpha thang đo cho từng nhóm, từ 47 YT ban đầu loại bỏ 7 YT, các YT còn lại có độ tin cậy cao và phù hợp tiến hành các phân tích tiếp theo.
Xếp hạng các yếu tố ảnh hưởng
Dữ liệu thu thập từ khảo sát được xử lý phân tích thống kê dựa trên giá trị trung bình của 36 YT ảnh hưởng đến TĐ XD HTKT KĐT, kết quả cho thấy tất cả các YT đều có mức độ ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu (lớn hơn 3.0) Xếp hạng các YT theo từng mức độ ảnh hưởng được thể hiện cụ thể trong Bảng 4.23.
Bảng 4.23: Bảng xếp hạng các yếu tố theo mức độ ảnh hưởng
STT Tên biến N Mean Std Deviation Xếp hạng
STT Tên biến N Mean Std Deviation Xếp hạng
Qua kết quả bảng xếp hạng các YT theo mức độ ảnh hưởng, một cách tổng quát 10 YT ảnh hưởng TĐ XD các dự án HTKT ở các KĐT được xếp hạng theo thứ tự từ cao đến thấp là:
(1) Hệ thống ngầm hiện hữu cản trở thi công dẫn đến di dời hoặc điều chỉnh thiết kế
(2) Quy định liên quan đến công tác nghiệm thu, bàn giao cho các công ty điện, nước tại địa phương gây khó khăn cho việc hoàn thành công trình
(4) CĐT chậm trễ trong việc ra quyết định
(5) Biện pháp thi công đề xuất không phù hợp, phải thay đổi
(8) Năng lực kinh nghiệm của đơn vị thiết kế
(10) Thiếu máy móc, thiết bị
Nói chung, hệ thống ngầm hiện hữu cản trở thi công là nguyên nhân xếp hạng cao nhất dẫn đến di dời hoặc điều chỉnh thiết kế công trình Các khu đô thị mới kết hợp nhiều hệ thống dây điện và đường ống ngầm để đảm bảo cảnh quan thẩm mỹ, nên việc bố trí các hệ thống này là một thách thức đáng kể trong quá trình thi công.
DA Việc khảo sát hệ thống hiện hữu không tốt, các NT khi thi công gặp cản trở của những hệ thống hiện hữu này, dẫn đến vấn đề thay đổi thiết kế sẽ mất rất nhiều thời gian xử lý
Xếp hạng thứ 2 là YT “Quy định liên quan đến công tác nghiệm thu, bàn giao cho các công ty điện, nước tại địa phương gây khó khăn cho việc hoàn thành công trình” Các vấn đề nghiệm thu bàn giao cho các công ty dịch vụ quản lý địa phương ở các DA thường gặp nhiều vấn đề khó giải quyết CĐT và NT thường không nắm rõ các quy định của các công ty này, chỉ tập trung vào thi công, tuy nhiên khi DA hoàn thành thì không thể bào giao cho các công ty dịch vụ địa phương quản lý gây khó khăn cho việc hoàn thành công trình của NT dẫn đến việc kéo dài tiến độ
Xếp hạng thứ 3 là YT “Dịch bệnh” Trong thời gian vừa qua tình hình dịch bệnh Covid gây ảnh hưởng rất lớn đến ngành XD nói riêng và toàn bộ thế giới nói chung Nhiều DA XD phải dừng việc thi công do quy định của các Sở, ban ngành để đảm bảo cho việc giãn cách xã hội khống chế dịch bệnh Do đó YT được xếp hạng cao là có thể lý giải
Xếp thứ 4 là YT “CĐT chậm trễ trong việc ra quyết định” Chủ đầu tư giữ vai trò quyết định trong DA Vì vậy khi xảy ra vấn đề trong quá trình thực hiện DA, CĐT cần đưa ra quyết định một cách nhanh chóng để các bên có cơ sở thực hiện các công tác tiếp theo Việc chậm trễ trong việc ra quyết định của CĐT có thể khiến các công tác bị trì trệ, gây ảnh hưởng đến TĐ chung của DA
Xếp thứ 5 là YT “Biện pháp thi công đề xuất không phù hợp, phải thay đổi” Việc thay đổi biện pháp thi công gây ảnh hưởng đến kế hoạch bố trí nhân công, máy móc, thiết bị của NT Việc thay đổi trong quá trình thi công sẽ dẫn đến thời gian chờ trong việc huy động cũng như thời gian chờ phê duyệt gây ảnh hưởng đến TĐ của các công tác tiếp theo
Xếp hạng thứ 6 là YT “TVGS thiếu kinh nghiệm” TVGS ngoài việc giám sát còn đóng vai trò tư vấn hỗ trợ cho NT Việc TVGS thiếu kinh nghiệm có thể gây ra những quyết định sai lầm, gây ảnh hưởng đến công tác nghiệm thu ảnh hưởng đến
TĐ thi công của NT
“Thay đổi thiết kế” là YT xếp hạng thứ 7 Đây là vấn đề thường xuyên xảy ra ở các DA XD nói chung Việc thay đổi thiết kế gây ảnh hưởng đến việc thi công các công việc của NT, ngoài ra khi thay đổi thiết kế thì các bộ môn từ kết cấu, cảnh quan, cơ điện, kiến trúc cũng thay đổi theo Bên cạnh đó việc thay đổi thiết kế đòi hỏi phải có thời gian chờ phê duyệt từ CĐT, NT phải mất thêm thời gian chỉnh sửa các hạng mục thi công bị thay đổi Do đó ảnh hưởng đến TĐ chung của DA
Xếp thứ 8 là YT “Năng lực kinh nghiệm của đơn vị thiết kế” Kinh nghiệm của đơn vị TVTK cũng rất quan trong Lựa chọn các đơn vị có năng lực, kinh nghiệm tốt sẽ hạn chế được tối đa việc thay đổi thiết kế, cũng như các vấn đề liên quan đến thiết kế sẽ được xử lý một cách nhanh chóng tránh gây ảnh hưởng việc thi công của
Thứ 9 là YT “Tai nạn lao động trong quá trình thi công” Tại nạn lao động thường ít được các bên chú ý, tuy nhiên khi xảy ra tai nạn lao động lại rất khó giải quyết Các tai nạn lớn có thể làm DA bị tạm ngừng thi công để phục vụ cho công tác điều tra DA có thể bị kéo dài do đó YT này cũng được các bên quan tâm
Xếp thứ 10 là YT “Thiếu máy móc, thiết bị” Dự án HTKT yêu cầu phải có nhiều máy móc thiết bị để hỗ trợ cho việc thi công để đảm bảo cho các công tác thi công các hệ thống đường dây, đường ống nằm sâu bên dưới mặt đất Bên cạnh đó việc thi công hệ thống giao thông cũng yêu cầu phải đảm bảo số lượng xe cơ giới mới có thể đảm bảo được chất lượng cũng như TĐ thi công Vì vậy YT này được đánh giá cao là phù hợp với điều kiện thực tế.
Xếp hạng các yếu tố ảnh hưởng theo quan điểm các bên tham gia
Bảng 4.24: Bảng xếp hạng các yếu tố theo mức độ ảnh hưởng theo quan điểm các bên tham gia
Ban QLDA Nhóm Các NTV Nhóm NT
Ban QLDA Nhóm Các NTV Nhóm NT
Theo đánh giá từ Nhóm CĐT – Ban QLDA, 5 yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến tiến độ thi công ngầm hóa đường dây là: Quy định nghiệm thu, bàn giao gây khó khăn; Hệ thống ngầm hiện hữu cản trở thi công; Biện pháp thi công đề xuất không phù hợp; TVGS thiếu kinh nghiệm; Thiết kế kỹ thuật chưa khả thi.
YT “Năng lực kinh nghiệm của đơn vị thiết kế” Đối với ý kiến của CĐT các YT được quan tâm thường liên quan đến năng lực, kinh nghiệm của các đơn vị tham gia
DA như TVTK, TVGS và NT cũng như vấn đề pháp lý bàn giao đến các cơ quan, công ty quả lý dịch vụ địa phương
Theo nhóm NTV, các yếu tố ảnh hưởng tới thời gian dự án là những yếu tố liên quan đến thiết kế và không lường trước được như dịch bệnh, tai nạn Nhóm này cũng quan tâm đến các quy định về nghiệm thu, bàn giao cho các công ty điện nước địa phương Đối với nhóm NT, các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu cũng liên quan đến thiết kế và chủ đầu tư Cả hai nhóm đều quan tâm đến việc bàn giao cho các công ty quản lý dịch vụ địa phương.
Thông qua chỉ số tương quan thứ tự xếp hạng Spearman (Spearman’s rho), giữa các nhóm có sự tương quan rất mạnh với nhau Hệ số tương quan giữa nhóm CĐT – Ban QLDA so với Tổng quát (rho = 0,832), giữa nhóm NTV so với Tổng quát (rho = 0,946), giữa nhóm NT so với Tổng quát (rho = 0,968) Tương quan xếp hạng giữa nhóm CĐT-BQLDA và nhóm NTV (rho = 0,724), giữa nhóm CĐT-BQLDA và nhóm NT (rho = 0,731) Hệ số tương quan giữa nhóm NTV và nhóm NT (rho 0,910) Dựa vào chỉ số tương quan thứ tự xếp hạng Spearman (Spearman’s rho), hai nhóm NTV và NT gần như có cùng quan điểm với nhau (rho = 0.910), giữa nhóm CĐT - Ban QLDA mặc dù có một số ý kiến không giống nhau nhưng nhìn chung, ý kiến của nhóm này với 2 nhóm còn lại cũng khá tương đồng với các chỉ số rho lần lượt là 0.724 và 0.731 Bảng kết quả chỉ số tương quan xếp hạng Spearman giữa các nhóm được thể hiện ở Bảng 4.25
Bảng 4.25: Bảng chỉ số tương quan xếp hạng Spearman giữa các nhóm
Phân tích nhân tố khám phá EFA
Sau khi tiến hành kiểm tra Cronbach's Alpha thang đo cho từng nhóm, từ 47
YT ban đầu loại bỏ 7 biến, tiến hành phân tích nhân tố khám phá cho 40 biến còn lại. Kết quả phân tích thu được các giá trị sau
Tiến hành phân tích nhân tố khám phá với 40 YT với 192 bảng trả lời Sử dụng phương pháp phân tích Principal Component Analysis (PCA) với phép quay Varimax, hệ số tải nhân tố 0,4
4.5.1 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần 1
- Kiểm định KMO va Bartlett's Test
Bảng 4.26: Kết quả kiểm định KMO va Bartlett's Test – EFA lần 1
KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,648
Bartlett's Test of Sphericity Approx, Chi-Square 1972,151 df 780
Dựa vào Kết quả kiểm định KMO va Bartlett's Test – EFA lần 1 (Bảng 4.26), có thể thấy:
- 0,5 ≤ KMO = 0,648 ≤ 1: Đủ điều kiện phân tích nhân tố thích hợp
- Kết quả kiểm định Bartlett có Sig = 0,000 < 0,05: các biến quan sát sẽ có mối tương quan với nhau trong nhân tố
- Phần trăm phương sai trích
Bảng 4.27: Bảng tổng phương sai giải thích của các yếu tố - lần 1
Initial Eigenvalues Rotation Sums of Squared
Initial Eigenvalues Rotation Sums of Squared
Theo kết quả từ Bảng 4.27, ta có:
- Trị số Eigenvalue = 1,011 ≥ 1: phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố thỏa điều kiện trích xuất nhân tố
- Kết quả của vòng quay đầu tiên tạo ra được 13 nhóm đã giải thích được 62,929% của toàn bộ biến quan sát, lớn hơn 50%
- Kết quả bảng ma trận xoay
Bảng 4.28: Bảng kết quả ma trận xoay – lần 1
Dựa vào bảng kết quả ma trận xoay – lần 1 (Bảng 4.28)
- Loại biến VT6, NL4 vì 2 biến này đứng riêng lẻ 1 nhóm
- Loại biến TC2, NL1 vì các biến được phân thành 2 nhóm khác nhau có độ chênh lệch hệ số tải nhân tố < 0,3
Sau phân tích nhân tố khám phá EFA lần 1, bài nghiên cứu đã loại bỏ 4 biến gồm VT6, NL4, TC2 và NL1, còn lại 36 biến để tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA lần 2.
4.5.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần 2
- Kiểm định KMO va Bartlett's Test
Bảng 4.29: Kết quả kiểm định KMO va Bartlett's Test – EFA lần 2
KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,635
Bartlett's Test of Sphericity Approx, Chi-Square 1689,318 df 630
Dựa vào Kết quả kiểm định KMO va Bartlett's Test – EFA lần 2 (Bảng 4.29), có thể thấy:
- 0,5 ≤ KMO = 0,635 ≤ 1: Đủ điều kiện phân tích nhân tố thích hợp
- Kết quả kiểm định Bartlett có Sig = 0,000 < 0,05: các biến quan sát sẽ có mối tương quan với nhau trong nhân tố
- Phần trăm phương sai trích
Bảng 4.30: Bảng tổng phương sai giải thích của các yếu tố - lần 2
Initial Eigenvalues Rotation Sums of Squared
Initial Eigenvalues Rotation Sums of Squared
Theo kết quả từ Bảng 4.30, ta có:
- Trị số Eigenvalue = 1,109 ≥ 1: phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố thỏa điều kiện trích xuất nhân tố
- Kết quả của vòng quay thứ 2 tạo ra được 10 nhóm đã giải thích được 57,553% của toàn bộ biến quan sát, lớn hơn 50%
- Kết quả bảng ma trận xoay
Bảng 4.31: Bảng kết quả ma trận xoay – lần 2
Dựa vào bảng kết quả ma trận xoay – lần 2 (Bảng 4.31)
- Các biến đều có hệ số tải lớn hơn 0,4
- Không có YT nào riêng lẻ 1 nhóm hoặc nằm ở 2 nhóm
Kết luận: Tiến hành phân nhóm và đặt tên các nhân tố phù hợp cho từng nhóm
Bảng 4.32: Bảng phân nhóm các yếu tố
STT Nhóm Mã hóa Mô tả
NL6 Thiết kế không đầy đủ (chi tiết không rõ ràng, thiếu thông tin, …) NL8 TVGS thiếu kinh nghiệm
NL11 Công tác quản lý, tổ chức và giám sát của NT yếu kém
Một số yếu tố ảnh hưởng đến chậm trễ tiến độ thi công gồm: công tác kiểm tra và nghiệm thu của TVGS còn thiếu chuyên nghiệp; năng lực kinh nghiệm của đơn vị thiết kế còn hạn chế; chậm trễ trong việc ra quyết định của CĐT.
PH2 Chậm trễ trong việc phê duyệt bản vẽ thi công và mẫu vật tư PH1 Thiếu sự phối hợp của các bộ môn thiết kế: kiến
STT Nhóm Mã hóa Mô tả
Chậm trễ trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến thiết kế (thời gian thiết kế/ phát hành bản vẽ,
PH4 Hệ thống đường dây điện, đường ống cấp thoát nước có mật độ dày đặc, phức tạp
PH6 Tranh chấp mặt bằng thi công giữa NT HTKT - nhà - cảnh quan
Sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa các đội thi công hệ thống cấp điện, hệ thống cấp thoát nước với thi công hệ thống giao thông
PH7 Các nhà cung cấp vật tư không đáp ứng theo TĐ yêu cầu
PH5 Phối hợp kém giữa NT thi công với các bên CĐT -
Sự thay đổi tiêu chuẩn - quy phạm kỹ thuật: ảnh hưởng công tác thiết kế, nghiệm thu, yêu cầu về vật liệu, …
TD5 Thay đổi luật, chính sách của nhà nước: ảnh hưởng việc đầu tư, phê duyệt, …
TD7 Hiện trạng hạ tầng xung quanh sai khác so với quy hoạch dẫn đến thay đổi thiết kế
TD3 Biện pháp thi công đề xuất không phù hợp, phải thay đổi TD1 Thay đổi phạm vi công việc
TD8 Hệ thống ngầm hiện hữu cản trở thi công dẫn đến di dời hoặc điều chỉnh thiết kế TD2 Thay đổi thiết kế
STT Nhóm Mã hóa Mô tả
TC4 NT chậm thanh toán cho NT phụ và nhà cung cấp vật tư
Các yếu tố rủi ro chính ảnh hưởng đến dự án bao gồm:* **TC5:** Biến động giá vật tư, máy móc, thiết bị và giá nhân công trong quá trình thực hiện dự án có thể ảnh hưởng đến chi phí dự án.* **TC3:** Năng lực tài chính hạn chế của nhà thầu tiềm ẩn rủi ro chậm tiến độ hoặc vi phạm hợp đồng.* **TC1:** Năng lực tài chính không đảm bảo của chủ đầu tư có thể dẫn đến thiếu vốn và ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành dự án.
BN2 Điều kiện tự nhiên về địa hình, địa chất
BN4 Vị trí dự án xa nguồn cung cấp nguyên, vật liệu thi công, khó khăn trong việc tiếp cận công trường BN3 Ảnh hưởng thời tiết: mưa, nắng gắt, bão, …
BN6 Dịch bệnh BN5 Tai nạn lao động trong quá trình thi công
Quy định liên quan đến công tác nghiệm thu, bàn giao cho các công ty điện, nước tại địa phương gây khó khăn cho việc hoàn thành công trình
VT2 Số lượng công nhân không đảm bảo
VT5 Vật liệu XD không đúng chủng loại, chất lượng kém
VT4 Năng suất lao động thấp
VT3 Máy móc thiết bị có năng suất thấp, thường gặp sự cố hư hỏng VT1 Thiếu máy móc, thiết bị
Nhận xét: Kết quả từ Bảng 4.30 và Bảng 4.32 có thể thấy:
- Nhóm 1: Thiếu năng lực, kinh nghiệm của các bên tham gia dự án có ảnh hưởng nhiều nhất đến TĐ DA với tổng phương sai giải thích 8,875% Nhóm YT những DA HTKT là rất quan trọng, những DA KĐT mới bùng nổ trong thời gian gần đây, do đó không có nhiều đơn vị tham gia có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm, do đó việc lựa chọn các bên tham gia rất quan trọng ở các DA này
- Nhóm 2: Nhóm YT liên quan đến vấn đề thiết kế ảnh hưởng đứng thứ
2 đến TĐ với tổng phương sai giải thích 6,255% Các vấn đề về thiết kế là thường xuyên xảy ra ở các DA XD Các vấn đề về phê duyệt mẫu vật tư, bản vẽ thi công cũng như thời gian thiết kế, phát hành ban vẽ nhanh chóng giúp NT có thể triển khai các công việc theo đúng TĐ đã đề ra Ngoài ra các DA HTKT đã thi công nhiều hệ thống phức tạp, việc đơn giản hóa việc bố trí hệ thống đường dây, đường ống giúp
NT dễ dàng trong việc thi công cũng như tiết kiệm được thời gian và chi phí cho DA
- Nhóm 3: Tiếp theo là nhóm YT về Thiếu sự phối hợp của các bên tham gia với tổng phương sai giải thích 5,981% Ở những DA KĐT khi triển khai sẽ có rất nhiều bên tham gia, khi triển khai đồng loạt nếu không có sự phối hợp tốt sẽ dẫn đến sự chồng chéo công việc ảnh hưởng đến công việc lẫn nhau Các vấn đề xảy ra nếu không có sự phối hợp tốt của các bên tham gia sẽ gây ảnh hưởng chung đến TĐ DA
- Nhóm 4: Nhóm YT về pháp lý với phương sai giải thích 5,743% Các vướng mắc về pháp lý là thường diễn ra ở những DA HTKT Việc thay đổi các vấn đề liên quan đến pháp lý là nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ TĐ vì phải chờ đợi các văn bản cho phép thực hiện, đặc biệt là các vấn đề thay đổi quy mô và hạng mục DA
Sự thay đổi chính sách pháp luật liên quan đến lĩnh vực đầu tư XD hàng năm đều có thể gây ảnh hưởng đến việc chậm trễ TĐ DA
- Nhóm 5: Nhóm YT về sự thay đổi Tổng phương sai giải thích cho YT này là 5,556% Các YT này bao gồm việc thay đổi phạm vi công việc, thay đổi thiết kế cũng như thay đổi biện pháp thi công Các DA cần phải được hoàn thành đúng tiến độ, đúng ngân sách theo yêu cầu kỹ thuật đề ra, việc thay đổi phạm vi công việc dẫn đến việc thay đổi ngân sách cũng như việc thay đổi các kế hoạch về bố trí nhân công, vật tư, máy móc, thiết bị của NT đã đề ra lúc ban đầu Về vấn đề thay đổi thiết kế sẽ ảnh hưởng đến nhiều bên liên quan, các bộ môn thiết kế phải phối hợp xử lý, ngoài ra còn ảnh hưởng đến các hồ sơ đã được thẩm tra, thẩm duyệt Do đó các bên cần khảo sát, nghiên cứu kỹ các phương án thiết kế, biện pháp thi công cũng như bố trí phạm vi công việc một cách rõ ràng ngay từ đầu, hạn chế tối đa vấn đề thay đổi
- Nhóm 6: Nhóm YT về tài chính với tổng phương sai giải thích 5,611% Tài chính luôn là vấn đề được các bên tham gia quan tâm Tài chính của CĐT cũng như NT tốt sẽ giải quyết được các vấn đề liên quan đến nhân công, vật tư, máy móc, thiết bị một cách nhanh chóng và hiệu quả Việc đảm bảo tài chính sẽ góp phần đảm bảo được TĐ cho DA
- Nhóm 7: Nhóm YT về điều kiện tự nhiên với phương sai giải thích 5,208% Công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm các công trình trên mặt đất, dưới mặt đất, trên mặt nước và dưới mặt nước, trong đó có rất nhiều công trình ngầm Hầu hết các công trình đều gắn chặt với đất, chính vì thế các điều kiện địa chất công trình bất ổn như địa hình, thủy văn, nước ngầm, sụt lún đều có thể xảy ảnh hưởng trong quá trình triển khai xây dựng công trình KTHT Bên cạnh đó các công trình này hầu hết đều có đặc điểm là thi công ngoài trời trong thời gian dài nên các yếu tố điều kiện tự nhiên như thời tiết, khí hậu như nắng, gió, mưa bão, … đều có ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai triển khai XD công trình KTHT
- Nhóm 8: Nhóm YT bên ngoài với phương sai giải thích 4,901%, bao gồm các yếu tố như dịch bệnh, tai nạn lao động, công tác nghiệm thu, bàn giao cho các cơ quan, công ty dịch vụ tại địa phương Hiện tại trong công trường, vấn đề tai nạn lao động ít được NT quan tâm, nhưng khi xảy ra tai nạn thì rất khó giải quyết, công trình có thể bị tạm dừng để phục vụ cho công tác điều tra gây ảnh hưởng đến
TĐ toàn DA Tiếp đến là vấn đề Dịch bệnh, đây là YT ít xảy ra nhưng khi xảy ra sẽ gây ra ảnh hưởng rất lớn Trong 2 năm vừa qua chứng kiến ảnh hưởng của dịch bệnh Covid, nhiều DA phải dừng thi công trong nhiều tháng liền Bên cạnh đó vấn đề thủ tục nghiệm thu bàn giao các hạng mục hệ thống điện, nước cấp cho các công ty dịch vụ địa phương quản lý có nhiều vướng mắc Nhiều công trình hoàn thành từ lâu nhưng vẫn chưa thể bàn giao gây khó khăn cho CĐT và NT hoàn thành công việc
- Nhóm 9: Nhóm YT về nhân công, vật tư với phương sai giải thích 4,748% Công nhân ở các công trình hầu hết đều có ít kinh nghiệm và trình độ cách làm việc cho nhân công, khối lượng công việc hoàn thành không được nhanh chóng và từ đó DA sẽ kéo dài thêm thời gian hoàn thành Vấn đề sử dụng các loại vật tư kém chủng loại, chất lượng thấp sẽ dẫn đến vấn đề dễ hư hỏng, NT sẽ phải sửa chữa, làm lại gây kéo dài thời gian thi công
XÁC ĐỊNH MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU ĐÔ THỊ
Phân tích nhân tố khẳng định CFA
5.1.1 Kiểm tra độ phù hợp của mô hình
Sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA, 36 YT được rút trích thành
10 nhóm kết hợp với 4 biến phụ thuộc được rút trích thành 1 nhóm Tổng 11 nhóm được đưa vào mô hình CFA như sau (Hình 5.1):
- Nhân tố Thiếu năng lực - kinh nghiệm (NL) được đo lường bởi 6 biến: NL6, NL8, NL11, NL9, NL5, NL2
- Nhân tố Thiết kế (TK) được đo lường bởi 4 biến: PH2, PH1, PH3, PH4
- Nhân tố Thiếu Sự phối hợp (PH) được đo lường bởi 4 biến: PH6, PH8, PH7, PH5
- Nhân tố Pháp lý (PL) được đo lường bởi 3 biến: TD6, TD5, TD7
- Nhân tố Sự thay đổi (SD) được đo lường bởi 4 biến: TD3, TD1, TD8, TD2
- Nhân tố Tài chính (TC) được đo lường bởi 4 biến: TC4, TC5, TC3, TC1
- Nhân tố Điều kiện tự nhiên (TN) được đo lường bởi 4 biến: BN2, BN4, BN3
- Nhân tố Bên ngoài (BN) được đo lường bởi 3 biến: BN6, BN5, BN1
- Nhân tố Nhân công – Vật tư (NV) được đo lường bởi 2 biến: VT2, VT5
- Nhân tố Máy máy – thiết bị (MT) được đo lường bởi 3 biến: VT4, VT3, VT1
- Nhân tố Hiệu quả (HQ) được đo lường bởi 4 biến: HQ1, HQ2, HQ3, HQ4
Hình 5.1: Mô hình CFA ban đầu
Hình 5.2: Kết quả mô hình CFA ban đầu với hệ số chuẩn hóa
Bảng 5.1: Bảng kết quả phân tích mô hình CFA ban đầu
Kết quả phân tích Đánh giá CMIN/df = 1,244 ≤ 3 Tốt CFI = 0,873 ≥ 0,8 Chấp nhận GFI = 0,829 < 0,9 Không thỏa TLI = 0,856 < 0,9 Không thỏa RMSEA=0,036 ≤ 0,06 Tốt PCLOSE = 0,999 ≥ 0,05 Tốt
Dựa vào bảng kết quả 5.1 và Hình 5.2, có thể thấy rằng:
- Các điều kiện phân tích CFA ban đầu chưa được thỏa mãn (Kết quả phân tích các hệ số xem Phụ lục 5)
- Tiến hành hiệu chỉnh mô hình lần 1 để cải thiện các hệ số
- Dùng các phương pháp bổ sung 03 đường nối giữa các phương sai – Covariances có chỉ số M.I > 10, loại bỏ 25 tương quan - Correlations nhỏ dưới 0,1 (Kết quả các bước xem trong Phụ lục 5)
Hình 5.3: Kết quả mô hình CFA hiệu chỉnh với hệ số chuẩn hóa
Bảng 5.2: Bảng kết quả phân tích mô hình CFA hiệu chỉnh
Kết quả phân tích Đánh giá CMIN/df = 1,164 ≤ 3 Tốt
Dựa vào bảng kết quả 5.2 và Hình 5.3, có thể thấy rằng:
- (*) Theo nghiên cứu của Baumgartner và Homburg (1995) và nghiên cứu của Doll và cộng sự (1994) Do giới hạn về cỡ mẫu nên trị số GFI khó đạt mức 0,9 Vì vậy mức giá trị tối thiểu 0,8 vẫn được chấp nhận
- Các giá trị mô hình CFA hiệu chỉnh thỏa mãn điều kiện giới hạn (Kết quả phân tích các hệ số xem phụ lục 5)
5.1.2 Đánh giá mô hình đo lường
Bảng 5.3: Bảng hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa của mô hình CFA hiệu chỉnh
Toàn bộ các biến quan sát đều có P-value bằng 0,000 < 0,05 (lấy mức ý nghĩa là 5%), như vậy các biến quan sát đều có ý nghĩa trong mô hình (Bảng 5.3)
Bảng 5.4: Bảng hệ số hồi quy chuẩn hóa của mô hình CFA hiệu chỉnh
Theo Hair và cộng sự (2010), các biến quan sát có hệ số hồi quy chuẩn hóa tối thiểu từ 0,5 trở lên sẽ được giữ lại Theo kết quả Bảng 5.4, toàn bộ các biến quan sát đều có hệ số hồi quy chuẩn hóa lớn hơn 0,5 Như vậy, các biến quan sát đều có mức phù hợp cao.
Xây dựng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM
5.2.1 Mô hình SEM theo giả thuyết
Các mối quan hệ một chiều trong mô hình SEM được giả định dựa trên cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm từ các nghiên cứu trước Cụ thể, các giả thuyết về mối quan hệ tác động giữa các yếu tố được xây dựng bằng cách kết hợp lý thuyết với phỏng vấn chuyên gia và kinh nghiệm thực tiễn.
- Giả thuyết 1 (H1): Nhân tố “Năng lực - kinh nghiệm (NL)” ảnh hưởng đến nhân tố “Hiệu quả (HQ)”
- Giả thuyết 2 (H2): Nhân tố “Sự phối hợp (PH)” ảnh hưởng đến nhân tố “Thiết kế (TK)”
- Giả thuyết 3 (H3) : Nhân tố “Thiết kế (TK)” ảnh hưởng đến nhân tố “Pháp lý (PL)”
- Giả thuyết 4 (H4) : Nhân tố “Pháp lý (PL)” ảnh hưởng đến nhân tố “Sự thay đổi (SD)”
- Giả thuyết 5 (H5): Nhân tố “Sự thay đổi (SD)” ảnh hưởng đến nhân tố “Hiệu quả (HQ)”
- Giả thuyết 6 (H6): Nhân tố “Tài chính (TC)” ảnh hưởng đến nhân tố “Nhân công – Vật tư (NV)”
- Giả thuyết 7 (H7): Nhân tố “Tài chính (TC)” ảnh hưởng đến nhân “Máy máy – thiết bị (MT)”
- Giả thuyết 8 (H8): Nhân tố “Nhân công – Vật tư (NV)” ảnh hưởng đến nhân tố “Máy máy – thiết bị (MT)”
- Giả thuyết 9 (H9): Nhân tố “Điều kiện tự nhiên (TN)” ảnh hưởng đến nhân tố
“Nhân công – Vật tư (NV)”
- Giả thuyết 10 (H10): Nhân tố “Máy máy – thiết bị (MT)” ảnh hưởng đến nhân tố “Hiệu quả (HQ)”
- Giả thuyết 11 (H11): Nhân tố Nhân tố “Bên ngoài (BN) ảnh hưởng đến nhân tố Hiệu quả (HQ)”
Các giả thuyết được thể hiện thông qua mô hình sau (Hình 5.6)
Hình 5.4: Mô hình SEM theo giả thuyết
Hình 5.5: Kết quả mô hình SEM theo giả thuyết đã chuẩn hóa
Bảng 5.5: Bảng kết quả phân tích mô hình SEM theo giả thuyết
Kết quả phân tích Đánh giá CMIN/df = 1,241 ≤ 3 Tốt CFI = 0,867 ≥ 0,8 Chấp nhận GFI = 0,822 > 0,8 Chấp nhận TLI = 0,857 > 0,8 Chấp nhận RMSEA = 0,036 ≤ 0,06 Tốt PCLOSE = 1,000 ≥ 0,05 Tốt
Dựa vào Bảng 5.6 và Hình 5.7: Các điều kiện phân tích của mô hình SEM theo giả thuyết được thỏa mãn (Kết quả phân tích các hệ số xem phụ lục 6)
Bảng 5.6: Bảng hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa của mô hình SEM theo giả thuyết
Kết quả của mô hình SEM cho thấy 11 mối quan hệ được giả thuyết, các mối quan hệ đều có P-value < 0,05 Do đó chấp nhận các giả thuyết các nhân tố có tác động với nhau.
Bảng 5.7: Bảng hệ số hồi quy chuẩn hóa của mô hình SEM theo giả thuyết
5.2.3 Giải thích các mối tương quan
Thông qua kết quả mô hình SEM theo giả thuyết (Hình 5.7 và Bảng 5.8), có thể nhận thấy một số vấn đề sau:
Nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tiến độ dự án là "Thiếu năng lực - Kinh nghiệm (NL)" với trọng số 0,50 Trong đó nổi bật là "Năng lực kinh nghiệm của đơn vị thiết kế" (NL5), "Thiết kế không đầy đủ" (NL6), "TVGS thiếu kinh nghiệm" (NL8), "Quản lý, tổ chức và giám sát của NT yếu kém" (NL11), "TVGS chưa chuyên nghiệp" (NL9) và "CĐT chậm trễ" (NL2) Điều này nhấn mạnh rằng năng lực và kinh nghiệm của các bên tham gia, bao gồm TVGS, TVTK, NT và CĐT, đóng vai trò quyết định trong hiệu quả quản lý tiến độ dự án, phù hợp với thực tiễn thực tế.
Nhân tố bên ngoài đóng vai trò quan trọng thứ hai trong việc tác động đến hiệu quả của dự án xây dựng (XD), với trọng số 0,48 Trong số các nhân tố này, quy định về nghiệm thu, bàn giao cho công ty dịch vụ địa phương (BN1) được quan tâm hàng đầu với trọng số 0,54 Thực tế cho thấy, nhiều công trình đã hoàn thành nhưng lại gặp vướng mắc về thủ tục, quy định, dẫn đến việc không thể bàn giao và hoàn thành toàn bộ phạm vi công việc Ngoài ra, yếu tố dịch bệnh (BN6) cũng có trọng số khá cao (0,48) Trong 2 năm gần đây, ảnh hưởng của dịch Covid đã tác động lớn đến tiến độ của các dự án XD, nhiều công trình bị chậm trễ hoặc tạm dừng thi công.
DA phải tạm dừng thi công thi công trong nhiều tháng liền Ngoài ra vấn đề “Tai nạn lao động trong quá trình thi công” (BN5) cũng được các bên đặc biệt quan tâm với trọng số 0,63, một khi để xảy ra vấn đề đó ngoài sự thiệt hại về người và tài sản còn phải tạm dừng công trình để phục vụ công tác điều tra gây ảnh hưởng chung đến TĐ
DA Do đó Nhân tố “Bên ngoài (BN)” được đánh giá cao có thể dễ dàng hiểu được
- Tiếp theo là nhân tố “Máy móc – thiết bị (MT)” cũng tác động khá lớn và trực tiếp đến “Hiệu quả (HQ)” của dự án với trọng số 0,34 Đặc thù của dự án HTKT ở các KĐT cần phải thi công nhiều hệ thống ống ngầm với chiều sâu khá lớn cũng như việc thi công hệ thống giao thông nên việc sử dụng nhiều thiết bị, máy móc xe cơ giới là điều không thể tránh khỏi Bên cạnh việc quan tâm đến số lượng thì năng suất của các máy móc – thiết bị này cũng đáng được quan tâm Thiết bị, máy móc thi công cần phải đảm bảo độ tin cậy, tính chịu lực, khả năng hoạt động Khi sử dụng các loại thiết bị, máy móc không đảm bảo có thể xảy ra các ảnh hưởng đến TĐ DA
- Cuối cùng là nhân tố “Sự thay đổi (SD)” cũng ảnh hưởng trực tiếp và không nhỏ đến “Hiệu quả (HQ)” với trọng số 0,30 Trong đó việc “Thay đổi phạm vi công việc” (TD1) có trọng số lớn nhất 0,58 Tiếp đến là các yếu tố liên quan đến vấn đề thay đổi biện pháp thi công hay thay đổi thiết kế Các vấn đề liên quan đến nhân tố này từ lúc bắt đầu có yêu cầu thay đổi đến khi được phê duyệt để triển khai thì quy trình này diễn ra khá lâu do đó sẽ mất nhiều thời gian chờ gây ảnh hưởng chung đến hiệu quả của DA
Yếu tố "Thiếu sự phối hợp (PH)" ảnh hưởng lớn đến yếu tố "Thiết kế (TK)" với trọng số là 0,3 Khi các thành viên tham gia dự án phối hợp chặt chẽ, các vấn đề liên quan đến thiết kế sẽ được hạn chế tối đa Sự phối hợp giữa các bộ phận thiết kế trong quá trình thiết kế giúp giảm thiểu lỗi và tránh mâu thuẫn giữa các bản vẽ thiết kế.
NT với các bên liên quan cũng sẽ giải quyết các vấn đề liên quan đến thiết kế một cách nhanh chóng, hiệu quả
- Bằng trọng số 0,7 có thể thấy nhân tố “Pháp lý (PL)” tác động rất lớn đến nhân tố “Sự thay đổi (SD)”, các dự án HTKT KĐT khi đấu nối với hệ thống cống thoát nước, hệ thống cấp điên, nước cũng như hệ thống giao thông hiện hữu yêu cầu phải thực hiện các NTV cần khảo sát kĩ, nên liên hệ với các công ty quản lý dịch vụ địa phương để nắm rõ các quy định, quy trình, hạn chế tối đa việc các cơ quan này yêu cầu thay đổi thiết kế cũng như phạm vi công việc
- Nhân tố “Nhân công – vật tư” tác động lớn đến nhân tố “Máy móc – thiết bị” với trọng số 0,61 Khi số lượng nhân công, vật tư tăng đòi hỏi phải bố trí số lượng máy móc, thiết bị tương ứng để đảm bảo được TĐ triển khai dự án Điều này là phù hợp với điều kiện thực tế DA
- Nhân tố “Tài chính” tác động khá lớn đến nhân tố “Nhân công – vật tư (NV) với trọng số 0,26 và “Máy móc – thiết bị” với trọng số 0,31 Điều này chứng tỏ, khi tài chính của CĐT hay tài chính của NT đảm bảo chi trả đầy đủ thì việc bố trí số lượng công nhân, chất lượng của nguồn vật tư cũng như số lượng và chất lượng của các thiết bị, máy móc sẽ được đảm bảo, phù hợp với TĐ DA.