1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quá trình thiết kế và thi công dự án cải tạo, trùng tu di sản văn hóa và đề xuất mô hình đánh giá phương án thiết kế và thi công phù hợp

153 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quá trình thiết kế và thi công dự án cải tạo, trùng tu di sản văn hóa và đề xuất mô hình đánh giá phương án thiết kế và thi công phù hợp
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Châu
Người hướng dẫn PGS.TS. Lương Đức Long
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản lý Xây dựng
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 153
Dung lượng 4,84 MB

Nội dung

Bên cạnh đó, thông qua phân tích về nhân tố chính EFA Exploratory Factor Analysis luận văn đã chỉ ra 4 nhân tố ảnh hưởng hiệu quả quá trình thiết kế thi công dự án cải tạo, trùng tu Di s

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

- -

NGUYỄN THỊ NGỌC CHÂU

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG DỰ ÁN CẢI TẠO, TRÙNG TU DI SẢN VĂN HOÁ VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG PHÙ HỢP

Chuyên ngành : QUẢN LÝ XÂY DỰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2024

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH

TS NGUYỄN THANH PHONG

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, đại học Quốc gia TP.HCM ngày 18 tháng 01 năm 2024

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

1 PGS.TS ĐỖ TIẾN SỸ : Chủ tịch hội đồng

2 PGS.TS PHẠM VŨ HỒNG SƠN : Thư ký hội đồng

4 TS NGUYỄN THANH PHONG : Ủy viên phản biện 2

5 TS NGUYỄN THANH VIỆT : Ủy viên hội đồng

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có)

KỸ THUẬT XÂY DỰNG

Trang 3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Ngọc Châu MSHV: 2170856

Ngày, tháng, năm sinh: 22/07/1990 Nơi sinh: Khánh Hoà

Chuyên ngành: Quản lý Xây dựng Mã số: 8580302

I TÊN ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ QUÁ TRÌNH THIẾT

KẾ VÀ THI CÔNG DỰ ÁN CẢI TẠO, TRÙNG TU DI SẢN VĂN HOÁ VÀ ĐỀ XUẤT

MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG PHÙ HỢP

(The analysis of factors affecting the effectiveness of the design and construction process

of cultural heritage renovation and restoration projects and proposing a suitable model for evaluating design and construction options)

II NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

(1) Nghiên cứu và khảo sát nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quá trình thiết kế và thi công dự án cải tạo, trùng tu Di sản Văn hoá;

(2) Xây dựng mô hình nghiên cứu, sử dụng công cụ hỗ trợ tối ưu quá trình ra quyết định CBA giúp lựa chọn phương án thiết kế và thi công dự án cải tạo, trùng tu Di sản Văn hoá phù hợp;

(3) Kết luận, đề xuất cho Chủ đầu tư cũng như đơn vị quản lý các phương án thiết kế

và biện pháp thi công phù hợp

IV NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 18/12/2023

Tp HCM, ngày …… tháng …… năm 2023

KỸ THUẬT XÂY DỰNG

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Quý Thầy, Cô Khoa

Kỹ Thuật Xây Dựng – ngành Quản lý Xây Dựng đã truyền đạt những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học viên học tập tại trường Và đó cũng là những hành trang quý báu giúp học viên thêm tự tin và vững vàng hơn nữa trên con đường sự nghiệp và bản thân sau này

Những năm tháng gắn bó tại Trường Đại Học Bách Khoa, học viên đã hoàn thành

đề tài “ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quá trình thiết kế và thi công dự

án cải tạo, trùng tu Di sản Văn hoá và đề xuất mô hình đánh giá phương án thiết kế và thi công phù hợp ” Bằng tất cả lòng kính trọng, học viên xin chân thành gửi đến Thầy PGS.TS Lương Đức Long lời cảm ơn sâu sắc nhất Thầy đã tận tình trao đổi, hướng dẫn cùng học viên để giải quyết các vấn đề trong suốt quá trình thực hiện luận văn Những

ý kiến đóng góp của Thầy rất quan trọng cho sự thành công của luận văn này

Bên cạnh đó, học viên xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến anh chị phòng Di Sản thuộc Sở Văn Hoá, Quý Trung Tâm Bảo Tồn Và Phát Huy Văn Hóa Lịch Sử, Quý đơn

vị Bảo Tàng Thành Phố Hồ Chí Minh, và các anh chị Công ty Thiện Nguyễn đã dành thời gian chia sẻ, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm với học viên và dành thời gian hỗ trợ giai đoạn thực hiện khảo sát dữ liệu trước khi học viên tiến hành nghiên cứu

Cuối cùng, bằng cả tấm lòng biết ơn, học viên xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, những người đã luôn bên cạnh quan tâm đồng hành, chăm sóc, ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất về mọi mặt để học viên yên tâm hoàn thành sứ mệnh học tập Dù bản thân đã rất cố gắng nhưng kiến thức còn hạn hẹp, trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn sẽ không tránh khỏi những sai sót Học viên kính mong nhận được sự thông cảm

và đóng góp ý kiến từ Quý Thầy, Cô để luận văn được hoàn thiện hơn

Tp.HCM, ngày … tháng … năm 2023

HỌC VIÊN THỰC HIỆN

NGUYỄN THỊ NGỌC CHÂU

Trang 5

TÓM TẮT

Di sản Văn hoá là tài sản quý giá mang bản sắc riêng của mỗi quốc gia, dân tộc

Di sản Văn hoá là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học mang bản sắc của dân tộc, không ngừng được tái tạo và được lưu giữ từ thế hệ này qua thế hệ khác qua di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia Tuy nhiên, theo sự biến đổi khắc nghiệt bởi thời gian, có nhiều yếu tố đã bị xuống cấp, biến dạng, thiếu hụt trong quá trình tồn tại của di tích ấy Vì thế việc tu bổ và bảo tồn phát huy được các yếu tố gốc của di tích là một trong những mục tiêu quan trọng của các nhà quản lý di sản

Luận văn này trình bày kết quả cuộc khảo sát về những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quá trình thiết kế và thi công dự án cải tạo, trùng tu Di sản Văn hoá Cuộc khảo sát được tiến hành thông qua bảng câu hỏi khảo sát kết hợp phân tích số liệu thống kê Kết quả khảo sát đã xếp hạng được những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quá trình thiết kế và thi công dự án cải tạo, trùng tu Di sản Văn hoá Bên cạnh đó, thông qua phân tích về nhân tố chính EFA (Exploratory Factor Analysis) luận văn đã chỉ ra 4 nhân tố ảnh hưởng hiệu quả quá trình thiết kế thi công dự án cải tạo, trùng tu Di sản Văn hoá

có liên quan đến: bảo tồn yếu tố gốc, kỹ thuật của phương án thiết kế và thi công, tài chính và môi trường, chất lượng và quy định chung

Tiếp theo, luận văn đã sử dụng phương pháp lựa chọn theo ưu điểm CBA (Choosing By Advantages) để tạo ra môi trường minh bạch và hợp tác nhằm đưa ra quyết định đánh giá phương án thiết kế thi công phù hợp Kết quả của việc lựa chọn dựa trên các quyết định đúng đắn và dựa trên tầm quan trọng của lợi thế Phương pháp lựa chọn theo ưu điểm CBA được áp dụng để lựa chọn nhà thầu thực thế tại dự án cải tạo, trùng di di tích Đình Tân Phú Trung, Đồng Tháp nhằm giúp nhà thầu đưa ra quyết định phù hợp, kịp thời và đánh giá được mức độ phù hợp với tầm quan trọng của ưu thế

Trang 6

ABSTRACT

Cultural heritage is a valuable asset with its unique identity for each country and people Cultural heritage is a material product with historical, cultural, and scientific value to the national identity, constantly generated through historical relics - culture, scenic spots, relics, antiques, and national treasures However, according to the harsh transformation over time, many factors have been degraded, deformed delete shortage during the existence of that monument Therefore, the renovation and restoration promoting the original elements of the monument is one of the top goals of heritage managers

This thesis presents the results of the surveys on factors affecting the effectiveness of the design and construction process of cultural heritage renovation and restoration projects The survey is conducted through a questionnaire table combined with statistical data analysis The survey results also have ranked the factors that affect the effectiveness of the projects In addition, through analysis of the main factor EFA (Exploratory Factor Analysis), the thesis points out four factors that effectively affect the design and construction process of renovation and restoration projects of related cultural heritage To preserve original elements, techniques of design and construction plans, finance and environment, quality, and general regulations

Furthermore, this thesis uses the CBA (Choosing By Advantages) selection method to create a transparent and collaborative environment to make decisions to evaluate appropriate construction design options The results of choices based on the right decisions and the importance of the advantage The CBA advantages selection method is applied to select actual contractors for the project, to renovate and restore the Tan Phu Trung communal house relic, Dong Thap It helps contractors make appropriate, timely, and evaluated decisions The quality is consistent with the importance of the advantage

Keywords: Cultural heritage, Design, Construction, Renovation projects, Restoration projects

Trang 7

LỜI CAM ĐOAN

Học viên, Nguyễn Thị Ngọc Châu, MSHV: 2170856, với mục đích học tập nhằm nâng cao kiến thức và rèn luyện cho chính mình, vì thế luận văn đã được hoàn thành một cách nghiêm túc Mọi kết quả được nghiên cứu trong đề tài “ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quá trình thiết kế và thi công dự án cải tạo, trùng tu Di sản Văn hoá và đề xuất mô hình đánh giá phương án thiết kế và thi công phù hợp ” là kết quả nghiên cứu của bản thân học viên dưới sự hướng dẫn của Thầy PGS.TS Lương Đức Long một cách trung thực và chưa được đăng tải trên các công trình nghiên cứu khác

Học viên xin cam đoan và chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả của luận văn của bản thân học viên

Tp.HCM, ngày … tháng … năm 2023

HỌC VIÊN THỰC HIỆN

NGUYỄN THỊ NGỌC CHÂU

Trang 8

MỤC LỤC

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ I LỜI CẢM ƠN II TÓM TẮT III

ABSTRACT IV LỜI CAM ĐOAN V MỤC LỤC VI DANH MỤC BẢNG BIỂU X DANH MỤC HÌNH ẢNH XII

TỪ VIẾT TẮT XIII

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.1.1 Di sản văn hoá vật thể: 1

1.1.2 Di sản văn hoá phi vật thể: 1

1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu 2

1.2.1 Lý do chọn đề tài 2

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.2.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.3 Đóng góp dự kiến của nghiên cứu 4

1.3.1 Đóng góp về mặt học thuật 4

1.3.2 Đóng góp về mặt thực tiễn 4

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN 5

2.1 Một số vấn đề lý luận chung được sử dụng trong nghiên cứu 5

2.1.1 Các cơ sở sử dụng được sử dụng trong đề tài : 5

2.1.2 Khái niệm về cải tạo, trùng tu DSVH 5

2.1.3 Khái niệm yếu tố có ảnh hưởng đến quá trình thiết kế và thi công 7

Trang 9

2.1.4 Nguyên tắc về cải tạo, trùng tu DSVH 11

2.2 Những nghiên cứu đã công bố 12

2.2.1 Các nghiên cứu tương tự trong nước 12

2.2.2 Các nghiên cứu tương tự trên thế giới 16

2.3 Quan điểm của các cơ quan quản lý nhà nước về hướng cải tạo, trùng tu di tích 20

2.3.1 Quan điểm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về định hướng cải tạo, trùng tu DSVH 20

2.3.2 Quan điểm của một số địa phương và các chuyên gia về định hướng cải tạo, trùng tu DSVH 21

2.4 Vai trò của cải tạo, trùng tu DSVH trong bối cảnh chính trị, kinh tế-xã hội hiện nay 24

2.5 Tiểu kết 24

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

3.1 Quy trình nghiên cứu 25

3.2 Phương pháp phân tích số liệu 27

3.2.1 Quy trình thu thập dữ liệu 27

3.2.2 Thiết kế bảng câu hỏi 27

3.2.3 Thu thập dữ liệu và ý kiến đóng góp của chuyên gia 31

3.2.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA 33

3.2.5 Phương pháp lựa chọn theo ưu điểm CBA (Choosing By Advantages) 34 CHƯƠNG 4: THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 36

4.1 Thu thập số liệu : 36

4.2 Phân tích đặc điểm của mẫu nghiên cứu : 36

4.2.1 Số năm kinh nghiệm trong ngành cải tạo, trùng tu DSVH 36

Trang 10

4.2.2 Trình độ chuyên môn của người khảo sát trong ngành cải tạo, trùng tu

DSVH 37

4.2.3 Vai trò công ty của người tham gia khảo sát trong ngành cải tạo, trùng tu DSVH 37

4.2.4 Vị trí công tác của người tham gia khảo sát trong ngành cải tạo, trùng tu DSVH 38

4.2.5 Loại dự án đã và đang tham gia của người tham gia khảo sát trong ngành cải tạo, trùng tu DSVH 39

4.2.6 Nguồn vốn thực hiện việc cải tạo, trùng tu DSVH 40

4.3 Kiểm định Cronbach’s Alpha: 40

CHƯƠNG 5 : XÂY DỰNG MÔ HÌNH VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN 53

5.1 Bước 1: Xác định các lựa chọn thay thế 53

5.2 Bước 2: Xác định các yếu tố 56

5.3 Bước 3: xác định tiêu chí cho từng yếu tố 57

5.4 Bước 4: Mô tả thuộc tính cho từng phương án 58

5.5 Bước 5: Quyết định ưu điểm cho từng thuộc tính và đánh giá tầm quan trọng của từng lợi thế 68

5.6 Bước 6: Đánh giá chi phí 70

5.7 Kết luận đánh giá và quyết định lựa chọn phương án thiết kế, thi công: 74

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN 77

6.1 Kết luận 77

6.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 78

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC 80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

PHỤ LỤC 01 86

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT 86

Trang 11

PHỤ LỤC 02 92

DỮ LIỆU KHẢO SÁT 92

PHỤ LỤC 03A 96

BẢNG NHÂN TỐ TRONG KHẢO SÁT TỪ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC, CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN VÀ SỰ TƯ VẤN CỦA CÁC CHUYÊN GIA 96

PHỤ LỤC 03B 98

BẢNG KÝ HIỆU VÀ HIỆU CHỈNH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ THI CÔNG DỰ ÁN CẢI TẠO TRÙNG TU DI SẢN VĂN HOÁ 98

PHỤ LỤC 03C 100

KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CRONBACH’S ALPHA VÀ EFA 100

PHỤ LỤC 04 103

BẢN VẼ HIỆN TRẠNG DỰ ÁN ĐÌNH TÂN PHÚ TRUNG 103

PHỤ LỤC 04 112

BẢN VẼ MẶT BẰNG TỔNG THỂ VÀ MẶT BẰNG CẢI TẠO DỰ ÁN ĐÌNH TÂN PHÚ TRUNG 112

PHỤ LỤC 05 125

BẢN VẼ CHI TIẾT HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ DỰ ÁN ĐÌNH TÂN PHÚ TRUNG 125

LÝ LỊCH TRÍCH NGANG 138

Trang 12

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2 - 1 Các nghiên cứu tương tự trong nước 12

Bảng 2 - 2 Các nghiên cứu tương tự thế giới 16

Bảng 3 - 1 Bảng tổng hợp thông tin cơ bản của các chuyên gia 31

Bảng 3 - 2 Bảng tổng hợp ý kiến của các chuyên gia 31

Bảng 4 - 1 Bảng tóm tắt số năm kinh nghiệm của dữ liệu 36

Bảng 4 - 2 Bảng tóm tắt trình độ chuyên môn của người tham gia khảo sát 37

Bảng 4 - 3 Bảng tóm tắt vai trò công ty của người tham gia khảo sát 37

Bảng 4 - 4 Bảng tóm tắt vị trí công tác của người tham gia khảo sát 38

Bảng 4 - 5 Bảng tóm tắt loại dự án đã và đang tham gia của người tham gia khảo sát 39

Bảng 4 - 6 Bảng tóm tắt nguồn vốn thực hiện trong việc cải tạo, trùng tu DSVH 40 Bảng 4 - 7 Hệ số Cronbach’s alpha các nhóm 41

Bảng 4 - 8 Hệ số Cronbach’s alpha các nhóm liên quan đến môi trường 41

Bảng 4 - 9 Hệ số Cronbach’s alpha các nhóm liên quan đến chi phí 42

Bảng 4 - 10 Hệ số Cronbach’s alpha các nhóm liên quan đến thiết kế/kỹ thuật/ thi công 42

Bảng 4 - 11 Hệ số Cronbach’s alpha các nhóm liên quan đến văn hóa – xã hội 43

Bảng 4 - 12 Hệ số Cronbach’s alpha các nhóm liên quan khác 43

Bảng 4 - 13 Bảng ma trận xoay kết quả EFA của các thang đo 45

Bảng 4 - 14 Bảng kiểm định KMO và Bartlet’s test 46

Bảng 4 - 15 Bảng phương sai trích 46

Bảng 4 - 16 Bảng ma trận xoay kết quả EFA của các thang đo 47

Bảng 4 - 17 Bảng tổng hợp nhóm nhân tố 48

Bảng 4 - 18 Bảng thứ tự các nhân tố theo giá trị mean 49

Bảng 4 - 19 Bảng kiểm định KMO và Bartlett's Test 100

Bảng 4 - 20 Bảng trích phương sai 100

Bảng 4 - 21 Bảng ma trận xoay kết quả EFA của các thang đo 101

Trang 13

Bảng 5 - 1 Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả thiết kế, thi công tại dự án Đình Tân Phú Trung 56 Bảng 5 - 2 Tiêu chí đánh giá đến hiệu quả thiết kế, thi công tại dự án Đình Tân Phú Trung 57 Bảng 5 - 3 Bảng mô tả thuộc tính từng nhà thầu tham gia dự án Đình Tân Phú Trung 59 Bảng 5 - 4 Bảng điểm quy đổi từng nhà thầu tham gia dự án Đình Tân Phú Trung67 Bảng 5 - 5 Bảng điểm đánh giá tầm quan trọng của từng lợi thế của từng nhà thầu tham gia dự án Đình Tân Phú Trung 68 Bảng 5 - 6 Bảng so sánh điểm CBA của từng nhà thầu tham gia dự án Đình Tân Phú Trung 70 Bảng 5 - 7 Bảng chi phí của từng nhà thầu tham gia dự án Đình Tân Phú Trung 71 Bảng 5 - 8 Bảng điểm CBA và chi phí của từng nhà thầu tham gia dự án Đình Tân Phú Trung 74

Trang 14

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2 - 1 Hình ảnh di tích bị biến dạng 5

Hình 2 - 2 Hình ảnh di tích bị muối hoá 6

Hình 3 - 1 Quy trình nghiên cứu 25

Hình 3 - 2 Quy trình thu thập dữ liệu 27

Hình 3 - 3 7 bước chính để thực hiện ra quyết định CBA[44] 35

Hình 4 - 1 Các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quá trình thiết kế thi công dự án cải tạo, trùng tu di sản văn hoá 48

Hình 4 - 2 Hình ảnh minh hoạ sai phạm trong tu bổ 51

Hình 5 - 1 Ảnh dự án Đình Tân Phú Trung (trích từ HSDT Công ty X) 54

Trang 15

TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu Tên đầy đủ

ĐVQL Đơn vị quản lý

VHTTDL Văn Hóa Thể Thao Du Lịch

UBND Ủy Ban Nhân Dân

DSVH Di sản văn hoá

BTDT Bảo tồn và tu sửa di tích

EFA: Phân tích nhân tố chính (Exploratory Factor Analysic)

CBA: Phương pháp lựa chọn theo ưu điểm CBA ( Choosing By

Advantages )

Trang 16

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 Đặt vấn đề

Là một trong những yếu tố tạo nên tính riêng biệt, đặc trưng cho mỗi quốc gia

đó chính là DSVH Trong thời đại ngày nay, thời đại DSVH với các hoạt động sinh thái khác nhau : đời sống xã hội, văn hóa, du lịch, giáo dục, …Tuy nhiên, theo sự thách thức khắc nghiệt bởi thời gian, rất nhiều chi tiết đã bị xuống cấp, mất mát, thiếu hụt trong quá trình tồn tại của di tích ấy Vì thế, một trong những nhiệm vụ quan trọng của các người quản lý di sản là phải trùng tu sửa chữa bảo tồn giữ lại tối đa yếu tố gốc của di tích

Cách hiểu và cách định nghĩa khái niệm "DSVH" không phải hình thành trong một thời kỳ nhất định, mà qua một quá trình nhận thức kéo dài nhiều thế kỷ Tuy nhiên, khái niệm về di tích ban đầu chỉ xoay quanh kiến trúc và chỉ thực sự hình thành từ cuối thế kỷ XIX Tiếp theo, các khái niệm bảo tồn, trùng tu và di sản được hình thành và bổ sung dần

Tổng quát lại, trong cách hiểu hiện đại, DSVH là tất cả những sản phẩm do bàn tay con người, khối óc con người tạo ra, được lưu truyền từ đời này sang đời khác hoặc còn xót lại qua thời gian, có giá trị về lịch sử, khoa học, nghệ thuật và văn hoá nói chung, cần được bảo tồn, phát huy và tiếp nối

1.1.1 Di sản văn hoá vật thể:

DSVH vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia Mang yếu tố lưu niệm là chủ đạo

Luật DSVH 2001 đưa ra phân loại:

- Di tích lịch sử

- Di tích khảo cổ học

- Di tích kiến trúc và nghệ thuật

- Danh lam thắng cảnh

1.1.2 Di sản văn hoá phi vật thể:

- Đề cao các yếu tố nhân văn và đời sống dễ bị biến đổi

- Yếu tố bản sắc và tính đa dạng

Các nhân tố cấu thành DSVH phi vật thể:

Trang 17

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”

- Đây là câu nói bất hủ của Bác Hồ trong cuộc gặp các cán bộ Đại đoàn 308 (Đại đoàn Quân Tiên Phong), tại Đền Giếng (thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng - Phú Thọ )”[1] Một lời nói vang vọng thiên thu, trường tồn mãi với nhiều thế hệ mai sau Lời nói ấy như một quy luật, không chỉ mang tính lịch sử, văn hóa, truyền thống mà còn như một nhiệm vụ “Dựng nước phải đi đôi với giữ nước” [1] Trên quan điểm kế thừa và phát huy, bảo tồn các DSVH của dân tộc, “23/11/1945 Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh bảo vệ cổ tích” [2] Và cũng chính ngày ấy, ngày nay đã trở thành ngày DSVH Việt Nam

DSVH chính là tài sản được lưu trữ trường tồn qua nhiều thế hệ, là cái hồn của dân tộc, là đặc điểm mang tính chất khác biệt của mỗi Quốc gia Theo dòng thời gian của lịch sử đến hiện đại ngày nay, đã có rất nhiều di sản đang cần được bảo quản, tu bổ

và phục hồi để phát huy giá trị vốn có Việc tu bổ, sửa chữa để đảm bảo được các yếu

tố gốc là việc làm mà các nhà quản lý bảo tồn hết sức quan tâm và đặt lên hàng đầu

Trong những năm qua, Đảng, Nhà Nước và toàn xã hội ta đặc biệt quan tâm đến việc bảo quản, phục hồi và tu bổ ấy Rất nhiều di tích đã và đang không những tạo ra được nguồn thu nhập đáng kể cho ngân sách nhà nước mà còn góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho bà con nhân dân Hiện nay, bên cạnh các nguồn kinh phí đầu tư của nhà nước thì còn có sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước làm cho việc tu bổ, tôn tạo di tích ngày cũng tăng lên đáng kể Các hoạt động về trùng tu, bảo quản, tu bổ di tích đã từng bước đi vào nề nếp và tuân thủ chặt chẽ các quy định về pháp luật Việc từng bước lập hồ sơ, đấu thầu, triển khai thi công và thẩm định về chuyên môn cho các dự án về DSVH nói chung và cải tạo, tu bổ di tích nói riêng cũng được thực hiện chặt chẽ và được đánh giá cao về mặt chất lượng

Trang 18

DSVH là một khoa học chuyên ngành đặc thù, vì thế cần rất nhiều yêu cầu, quy định riêng để thực hiện [3] Để có những góc nhìn cụ thể hơn, rõ ràng hơn trong việc trùng tu, bảo tồn di tích Học viên đã quyết định lựa chọn đề tài “ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quá trình thiết kế và thi công dự án cải tạo, trùng tu DSVH và

đề xuất mô hình đánh giá phương án thiết kế và thi công phù hợp “ nhằm giúp cho CĐT cũng như ĐVQL nhìn rõ hơn các tác động ảnh hưởng đến việc cải tạo như thế nào ? Dự trù nguồn kinh phí thực hiện ra sao ? Các thiết kế và biện pháp thi công để cải tạo di tích ? Quá trình thực hiện nghiên cứu sẽ giúp cho CĐT và ĐVQL có được những tiêu chí, nhìn rõ hơn những khía cạnh tác động đến việc cải tạo và từ đó có những hoạt động mang tính bảo quản và quản lý tốt hơn Hơn nữa, việc cải tạo tu bổ di tích cũng mang lại nhiều quyền lợi, lợi ích tinh thần cho bà con nhân dân, nâng cao chất lượng cuộc sống Nhờ vào đó, đóng góp vào sự phát triển trong lĩnh vực văn hoá và đạt được những kết quả tốt trong quá trình phát triển đất nước

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện với các mục tiêu như sau:

 Mục tiêu chung: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quá trình thiết

kế và thi công trong việc cải tạo, trùng tu DSVH

 Mục tiêu cụ thể:

+ Xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quá trình thiết

kế và thi công trong việc cải tạo, trùng tu di tích;

+ Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến hiệu quả quá trình thiết kế

và thi công trong việc cải tạo, trung tu di tích;

+ Xây dựng mô hình đánh giá phương án thiết kế và thi công phù hợp với sự

hỗ trợ tối ưu quá trình ra quyết định CBA;

+ Đề xuất, kiến nghị cho CĐT cũng như ĐVQL các phương án thiết kế và biện pháp thi công phù hợp

1.2.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quá trình thiết kế và thi công trong việc cải tạo, trùng tu DSVH

 Đối tượng khảo sát và thu thập dữ liệu:

Trang 19

+ Các chuyên gia hoặc cá nhân có kinh nghiệm trong việc quản lý, thiết kế và thi công

về trùng tu, cải tạo DSVH hoặc các nhà nghiên cứu viết sách hoặc bài báo về DSVH

1.3 Đóng góp dự kiến của nghiên cứu

1.3.1 Đóng góp về mặt học thuật

+ Xác định, đánh giá được các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quá trình thiết kế

và thi công trong việc cải tạo, trùng tu di tích

+ Góp phần xây dựng được cái nhìn tổng quan về công tác thiết kế và thi công cải tạo, trùng tu di tích tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Tháp + Từ đó, rút ra được những nguyên tắc cơ bản xác định nhân tố nào quyết định ảnh hưởng đến hiệu quả quá trình thiết kế và thi công trong việc cải tạo, trùng tu di tích

1.3.2 Đóng góp về mặt thực tiễn

+ Nâng cao hiểu biết và ý thức được vai trò của công tác cải tạo, trùng tu di tích + Tạo cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học cho việc thẩm định, phê duyệt và lập hồ sơ thiết kế và thi công cho các dự án cải tạo, trùng tu di sản trên cả nước

+ Hơn thế nữa, có thể dùng làm tài liệu giúp mọi người, đặc biệt là sinh viên, học viên và những người quan tâm tham khảo, làm tài liệu lý thuyết và thực tế về đề tài " Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quá trình thiết kế và thi công

dự án cải tạo, trùng tu DSVH và đề xuất mô hình đánh giá phương án thiết kế và thi công phù hợp " Qua đó, giúp các sinh viên học viên có cái hình tổng quát, thực tế và có thể tiếp tục phát triển và cải thiện hướng nghiên cứu này

+ Áp dụng vào thực tiễn nhằm giúp các cán bộ quản lý văn hóa ở địa phương có thêm những kinh nghiệm trong việc theo dõi và thực hiện công tác bảo vệ và phát huy giá trị DSVH ở địa phương

Trang 20

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN 2.1 Một số vấn đề lý luận chung được sử dụng trong nghiên cứu

2.1.1 Các cơ sở sử dụng được sử dụng trong đề tài :

“Quản lý nhà nước về DSVH là một sự định hướng, các hoạt động liên quan đến bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị di sản luôn được cơ quan tạo điều kiện tổ chức và điều hành” [4]

Chúng ta cần bảo vệ và phát huy giá trị của di sản được lưu truyền lại cho đời sau một cách hữu hiệu và thiết thực thông qua các hoạt động quản lý Với ý nghĩa như vậy, chúng ta phải hiểu rõ quản lý nhà nước về di sản là sự tác động có tổ chức chỉ đạo

và quản lý đi đôi với thanh tra, kiểm tra dưới sự giám sát của nhà nước Các cơ quan trong bộ máy nhà nước về DSVH tiến hành công việc phản ánh dựa trên các quy định pháp luật hiện hành nhằm thực thi các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của nhà nước Mục tiêu của việc phản ánh là điều tiết các mối quan hệ xã hội và hành vi của người dân trong lĩnh vực di tích cụ thể và DSVH nói chung

Có thể nói, việc phản ánh nhằm đưa ra một khung tư duy phù hợp với bối cảnh hiện nay trong việc quản lý DSVH năm 2001 ở Việt Nam đã trải qua sự sửa đổi và hoàn thiện vào năm 2009

2.1.2 Khái niệm về cải tạo, trùng tu DSVH

Điều 2 Luật về di sản văn hóa quy định: "Luật này quy định về các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DSVH…"[5] Việc bảo tồn di sản văn hoá trong đó bao gồm

cả việc bảo tồn di tích là một khái niệm chung Từ đó, chúng ta hiểu rằng khái niệm

chung về việc bảo tồn di sản văn hoá, di tích là việc lưu giữ những giá trị đã có từ trước (trong sở hữu của nó) và bảo tồn nguyên trạng (trừ khi có những ảnh hưởng xấu) Mục tiêu cuối cùng là nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị của nhân loại Hình 2 - 1 Hình ảnh di tích bị biến dạng

“Khu di tích tháp Chăm Khương Mỹ ở xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, Quảng Nam

Gạch Chăm phục chế sử dụng để trùng tu di tích tháp Chăm Khương Mỹ trơn tru và không có hoa văn(Ảnh Hoàng Bin)”

“ https://laodong.vn/van-hoa/hoa-van-tren-thap-cham-nghin-nam-khong-duoc-phuc-hoi-sau-khi-trung-tu-1192523.ldo ”

Trang 21

Quan điểm và nhận thức về việc bảo tồn di tích đã xuất hiện khá muộn (khoảng thế kỉ XVIII) Trên khắp các quốc gia, cũng đã xuất hiện những phương pháp và quan điểm riêng biệt trong việc BTDT Các quan điểm và nhận thức này cũng đã thay đổi theo thời gian, tương ứng với sự thay đổi của nhu cầu xã hội và điều kiện kinh tế, kỹ thuật

Trong quá trình BTDT, các nhà khoa học đã tiếp xúc và trao đổi để đạt được sự thống nhất trong các vấn đề cơ bản trong lĩnh vực này Từ đó, các văn bản quốc tế về việc BTDT đã được ra đời Có thể coi "Hiến chương Athen về việc tu sửa các di tích lịch sử (được thông qua năm 1931) là một trong những văn bản quan trọng nhất, tiếp sau đó là một loạt các văn bản khác như Hiến chương Venice về việc BTDT và di chỉ (được thông qua năm 1964); Công ước về việc bảo vệ DSVH và thiên nhiên toàn cầu

tại kỳ họp Đại hội Đồng UNESCO năm 1972; Hiến chương Châu Âu về kiến trúc di sản (được thông qua năm 1975); Hiến chương Washington về việc bảo tồn thành phố lịch sử và các khu đô thị (được thông qua năm 1987) và những văn bản khác" [6-8]

Trang 22

Sự biến dạng di tích không thể tránh khỏi và cần phải nói đến các hạn chế đối với việc bảo tồn và phục dựng di tích: Việc thiếu hụt các nguồn lực tài chính, đồng nghĩa với việc chậm trễ trong công tác bảo tồn và phục dựng; Đội ngũ cán bộ từ nghiên cứu, tham mưu cho đến thực thi đều rất hạn chế về kiến thức và năng lực chuyên môn; Nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước đối với di tích lịch sử - văn hoá cũng gây

ra tình trạng chồng chéo khiến trách nhiệm bị đẩy đi

Các quan điểm và nhận thức đối với việc bảo tồn di tích vô cùng phong phú và

đa dạng, từ việc nhận thức đến việc thực thi là một quá trình biến đổi không ngừng nghỉ Triển khai các hoạt động BTDT tại mỗi quốc gia cũng tuỳ thuộc vào tình hình kinh tế,

xã hội, cũng như các mục tiêu trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển Vì vậy, không có một "công thức"cố định cho hoạt động này Mỗi quốc gia, mỗi khu vực trong hoàn cảnh riêng của nó sẽ cần áp dụng linh hoạt, phù hợp và hiệu quả nhất

2.1.3 Khái niệm yếu tố có ảnh hưởng đến quá trình thiết kế và thi công 2.1.3.1 Khái niệm yếu tố gốc cấu thành di tích

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật DSVH đã quy định: “Yếu tố gốc cấu thành di tích là yếu tố có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ, thể hiện đặc trưng của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh” [9]

Lần theo các văn bản quy phạm pháp luật, chúng ta thấy, việc bảo vệ các yếu tố gốc của di tích đã được quy định khá lâu, như Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch

sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh (số 14LCT ngày 4/4/1984 của Hội đồng Nhà nước) quy định tại Điều 15: “Mỗi di tích lịch sử, văn hóa là bất động sản và danh lam, thắng cảnh có từ một đến ba khu vực bảo vệ: Khu vực I là khu vực phải được bảo vệ nguyên trạng”; Điều 18: “Việc tu bổ di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh phải bảo đảm nguyên trạng và tăng cường sự bền vững của di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh” [10] Năm 2001, Luật DSVH xác định rõ hơn đối tượng cần được bảo vệ nguyên trạng tại Điều 32: “1 Các khu vực bảo vệ di tích bao gồm: a) Khu vực bảo vệ I gồm di tích và vùng được xác định là yếu tố gốc cấu thành di tích, phải được bảo vệ nguyên trạng;”[9] Đến năm 2009, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật DSVH sửa đổi, bổ sung điều 32 như sau:

Các khu vực bảo vệ di tích bao gồm:

 Khu vực bảo vệ I là vùng có các yếu tố gốc cấu thành di tích;…

Trang 23

 Khu vực bảo vệ I phải được bảo vệ nguyên trạng về mặt bằng và không gian

Việc xây dựng công trình quy định tại khoản này không được làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích, cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái của di tích” [5] Điều 34 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

Giữ gìn tối đa các yếu tố gốc cấu thành di tích Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật DSVH

và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật DSVH quy định tại Điều 4: Những hành

vi làm sai lệch DSVH :

Làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích, như đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích hoặc tu bổ, phục hồi không đúng với yếu tố gốc cấu thành di tích và các hành vi khác khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch, tuyên truyền, giới thiệu sai lệch về nội dung và giá trị của di tích Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật DSVH đã quy định: “Yếu tố gốc cấu thành

di tích là yếu tố có giá trị lịch sử, văn hóa , khoa học, thẩm mỹ, thể hiện đặc trưng của

di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh” Theo định nghĩa nêu trên, “yếu tố gốc cấu thành di tích không ám chỉ thời gian xuất hiện của yếu tố gốc mà nhấn mạnh vào các yếu tố thể hiện đặc trưng của di tích, tuy nhiên, làm thế nào để nhận biết các yếu tố

có giá trị và thể hiện đặc trưng của từng loại hình di tích cụ thể lại là một vấn đề đáng quan tâm” [11]

“Trong việc xây dựng công trình kiến trúc bằng gỗ, điều quan trọng là phải bảo tồn tối đa các cấu kiện gỗ cổ và gỗ cũ có khả năng tái sử dụng Ngoài ra, việc bảo quản các bức chạm khắc có giá trị từ mặt kỹ thuật và mỹ thuật là rất quan trọng để đảm bảo tính kế thừa của công trình.“Trong quá trình hạ giải, tu bổ và lắp đặt, ta nên ưu tiên sử dụng các biện pháp thi công và giải pháp kỹ thuật theo phương pháp truyền thống

“Đồng thời, ta cũng cần đảm bảo an toàn cho các hiện vật, di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia (nếu có), cũng như đồ thờ để phục vụ cho nghi thức tôn giáo và tín ngưỡng Quan trọng nhất là ta phải sử dụng biện pháp khắc phục hiệu quả cho các thành phần gỗ hỏng một phần Chỉ khi được sự chấp thuận của Hội đồng đánh giá di tích mới được thay thế hoàn toàn các thành phần gỗ cũ và gỗ cổ đã hỏng” [11]

Trang 24

“Liên quan đến việc xác định giá trị nguyên gốc của di tích, bản Hướng dẫn thực hiện Công ước bảo vệ DSVH và thiên nhiên thế giới của Trung tâm Di sản thế giới, đoạn 81 viết: “Nhận định về giá trị gắn với DSVH, cũng như tính chất đáng tin cậy của các nguồn thông tin liên quan, có thể khác nhau giữa các nền văn hoá, và thậm chí trong cùng một nền văn hoá Sự tôn trọng đối với tất cả các nền văn hoá đòi hỏi rằng DSVH phải được xem xét và đánh giá trước hết trong các bối cảnh văn hoá của di sản” [12]

2.1.3.2 Khái niệm yếu tố lịch sử văn hoá xã hội

Cơ chế chính sách của cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương đối với việc cải tạo, trùng tu di sản thường được xây dựng dựa trên các quy định pháp lý, hướng dẫn

và chiến lược bảo tồn di sản văn hóa và lịch sử

+ Quy định pháp lý: Cơ quan nhà nước thường ban hành các luật, nghị định, quyết định và thông tư liên quan đến bảo tồn và cải tạo di sản văn hóa Những văn bản này xác định các nguyên tắc, quy trình và trách nhiệm của các bên liên quan đối với việc bảo tồn và cải tạo di sản

+ Hướng dẫn và Chính sách: Cơ quan nhà nước thường cung cấp hướng dẫn chi tiết và các chính sách hỗ trợ về bảo tồn và cải tạo di sản văn hóa Điều này có thể bao gồm các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình xin phép, hướng dẫn về quản

lý dự án và tài trợ tài chính

+ Cấp độ và Mức độ di sản: Các di sản văn hóa thường được phân loại theo cấp

độ và mức độ quan trọng Cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương thường có chiến lược phân loại và ưu tiên các di sản cần được bảo tồn và cải tạo dựa trên độ ưu tiên và khả năng tài chính

+ Tài trợ và Ủng hộ: Chính phủ địa phương thường cung cấp các chương trình tài trợ và ủng hộ cho các dự án cải tạo và trùng tu di sản văn hóa Điều này có thể bao gồm cả việc cung cấp nguồn tài trợ tài chính và hỗ trợ về kỹ thuật và quản lý dự án

+ Hợp tác và tham gia cộng đồng: Cơ chế chính sách cũng thường khuyến khích

sự hợp tác và tham gia của cộng đồng địa phương trong quá trình bảo tồn và cải tạo di sản văn hóa Các cơ quan nhà nước thường tạo điều kiện và cơ hội cho sự tham gia của cộng đồng trong các quyết định và hoạt động liên quan đến di sản văn hóa

Trang 25

Các quan điểm, văn hoá, tập tục từng vùng đối với việc cải tạo, trùng tu di sản là thể hiện những phong cách kiến trúc và truyền thống riêng biệt Trong quá trình cải tạo

và trùng tu di sản, việc duy trì và phục hồi các phong cách kiến trúc và truyền thống đặc trưng của vùng đó thường được coi là quan trọng Và giữ gìn bản sắc văn hoá đặc sắc của cộng đồng trong từng thời kỳ nhất định

2.1.3.3 Khái niệm tài chính và ngân sách

Trong dự án cải tạo trùng tu Di sản văn hoá thì tài chính và ngân sách liên quan đến việc quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính để thực hiện các hoạt động bảo tồn, phục hồi và phát triển di sản văn hóa như sau :

Tài chính trong dự án: Tài chính liên quan đến các nguồn lực tài chính mà dự án cần để thực hiện các hoạt động cải tạo và trùng tu di sản văn hóa Điều này có thể bao gồm nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, từ các tổ chức quốc tế, từ các nhà tài trợ hoặc

từ các nguồn thu khác như phí tham quan, quỹ bảo tồn, và quỹ dự trữ

Ngân sách của dự án: Ngân sách là kế hoạch chi tiêu cụ thể được phân bổ cho các hoạt động cải tạo và trùng tu di sản văn hóa trong dự án Ngân sách bao gồm các khoản thu và chi, được phân bổ cho các mục tiêu, chương trình, và hoạt động cụ thể của

dự án

Quản lý tài chính và ngân sách: Quản lý tài chính và ngân sách trong dự án cải tạo và trùng tu di sản văn hóa là quá trình lập kế hoạch, theo dõi, và kiểm soát các hoạt động tài chính Điều này bao gồm việc xác định nguồn lực tài chính, phân bổ ngân sách cho các mục tiêu và hoạt động, quản lý rủi ro tài chính, và báo cáo về việc sử dụng nguồn lực

Trách nhiệm và minh bạch: Quản lý tài chính và ngân sách trong dự án cải tạo

và trùng tu di sản văn hóa đòi hỏi sự minh bạch, trung thực và trách nhiệm trong việc

sử dụng các nguồn lực tài chính Các tổ chức và cá nhân tham gia dự án cần phải tuân thủ các quy định và quy trình liên quan đến quản lý tài chính và ngân sách

2.1.3.4 Khái niệm về thiết kế, kỷ thuật thi công trong dự án cải tạo trùng tu

Di sản văn hoá

Thiết kế : Thiết kế trong dự án cải tạo và trùng tu di sản văn hóa là quá trình lập

kế hoạch và tạo ra các giải pháp thiết kế để bảo tồn, phục hồi hoặc phát triển di sản Các

Trang 26

yếu tố cần xem xét trong thiết kế bao gồm bảo tồn giá trị lịch sử và văn hóa, phục hồi cấu trúc, tôn trọng phong cách kiến trúc và nguyên tắc bền vững

Kỹ thuật thi công : Kỹ thuật thi công trong dự án cải tạo và trùng tu di sản văn hóa liên quan đến việc thực hiện các công việc cụ thể để thực hiện các phương án thiết

kế đã được phê duyệt Các kỹ thuật thi công bao gồm sửa chữa, tái tạo, xây dựng lại các cấu trúc, cũng như thực hiện các biện pháp phục hồi và bảo tồn di sản

Phối hợp giữa thiết kế và thi công: Sự phối hợp chặt chẽ giữa quá trình thiết kế

và thi công là rất quan trọng để đảm bảo rằng các giải pháp thiết kế được thực hiện một cách chính xác và hiệu quả trong quá trình thi công Việc thiết kế phải cân nhắc đến khả năng thực hiện của kỹ thuật thi công, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của dự án

Sử dụng vật liệu và công nghệ phù hợp: Việc lựa chọn vật liệu và áp dụng công nghệ phù hợp là một phần quan trọng của quá trình thiết kế và thi công Việc sử dụng vật liệu và công nghệ phù hợp giúp tăng cường tính bền vững và hiệu quả của dự án

2.1.4 Nguyên tắc về cải tạo, trùng tu DSVH

Một số nguyên tắc cơ bản:

“Mục đích của bảo tồn, trùng tu trước tiên và trên hết là giữ gìn, bảo đảm tính trường tồn bền vững của di tích qua hình thể của di sản, văn hoá tín ngưỡng đặc thù mỗi vùng miền, các di sản với những đặc điểm văn hoá, di tích ghi dấu sự kiện lịch sử đặc biệt tiêu biểu trong thời kỳ ấy Nó được biểu hiện rõ ràng như một minh chứng liên hệ sâu sắc với sự kiện lịch sử, vì vậy việc tu bổ phải bảo tồn triệt để những đặc điểm gốc của di tích nguyên gốc”

“Trùng tu cần hạn chế càng nhiều càng tốt sự can thiệp vào di tích Mọi sự can thiệp khi cần thiết không làm giảm, thay đổi những đặc điểm cơ bản và những giá trị vốn có của di tích “Ưu tiên bảo quản, gia cường sau đó mới đến tu bổ, phục hồi, tôn tạo.”

“Các thành phần thay thế, bổ sung phải được phân biệt với các thành phần nguyên gốc tránh sự nhầm lẫn của thế hệ sau.”

“Mọi quyết định phục hồi cần phải có những căn cứ xác thực không ảnh hưởng việc trùng tu sau này, tuyệt đối không thực hiện trên các giả thuyết.”

“Bảo tồn di tích là một khoa học liên quan đến các vấn đề lịch sử, kiến trúc nghệ thuật…Không tương đồng với xây dựng hay sửa chữa nhà cửa Công tác bảo tồn, tu bổ

Trang 27

di tích phải được thực thi trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát, phân tích, đánh giá toàn diện Đồng thời phải được lập hồ sơ đầy đủ về di tích trong suốt quá trình trước khi can thiệp, trong quá trình thực hiện và sau khi hoàn thành đợt tu bổ.”[5, 9]

Trong bảo tồn, tu bổ di tích ưu tiên sử dụng các vậy liệu, chất liệu truyền thống, các quy trình kỹ thuật công nghệ truyền thống việc sử dụng các vật liệu, kỹ thuật mới khi cần thiết phải có giải pháp không làm ảnh hưởng đặc điểm, giá trị vốn có của di tích

Việc áp dụng nguyên tắc trong hoạt động tu bổ di tích thực tế

Việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản nêu trên đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong mục tiêu đảm bảo chất lượng khoa học của hoạt động tu bổ di tích Nói chung, không được phép vi phạm các nguyên tắc cơ bản này (đặc biệt là khi đã có sự quy định trong văn bản pháp luật) Tuy nhiên, trong những trường hợp cụ thể, cần xác định những nguyên tắc phù hợp với từng di tích để áp dụng Việc áp dụng này không nên theo kiểu cứng nhắc, mà có thể giới hạn ở mức độ phù hợp nhất và linh hoạt nhất

2.2 Những nghiên cứu đã công bố

2.2.1 Các nghiên cứu tương tự trong nước

Bảng 2 - 1 Các nghiên cứu tương tự trong nước

di tích và đảm bảo yếu tố gốc

Kết quả : Quản lý thi công của dự án

tu bổ, tôn tạo di tích có nhiều điểm khác biệt tuân thủ nghiêm túc các quy định

2

“Quản lý di tích chùa Đậu, Thôn Gia Phúc, Xã

Nguyễn Trãi, Huyện

Nghiên cứu đề cập đến các vấn đề tồn động trong công tác quản lý, bảo tồn các

di sản nói chung và di tích chùa Đậu nói riêng

Trang 28

STT Tiêu đề bài báo/

và phát huy giá trị của di tích; nâng cao vai trò của sư trụ trì và cộng đồng việc bảo tồn

di tích.”

3

“Khu di tích Tây Thiên ( Tam Đảo ) Từ gốc

lý của nhà nước, kiểm tra, hướng dẫn hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích theo đúng quy định pháp luật."

“Tổng kết lại sự hình thành và hiện trạng văn hoá cũng như các hoạt động bảo tồn trong thời gian qua Qua đó, đề xuất kiến nghị để tạo cơ sở cho công tác quản lý và bảo tồn các yếu tố gốc cấu thành di tích.”

“Kết quả : Cần quy định cụ thể chi tiết hơn về yếu tố gốc cấu thành của từng loại di tích để thuận lợi cho việc áp dụng của cán bộ quản lý và người dân.”

5

“Tìm hiểu tác động của thiên tai đến dải đất ven

sông hương (từ khải thánh từ

đến chùa thiên mụ) và hệ

“Nghiên cứu về những ảnh hưởng của thiên tai đối với di tích là hết sức cần thiết bởi tính ổn định của khí hậu Thừa

Trang 29

STT Tiêu đề bài báo/

thống công trình di tích Văn

Miếu – Võ Miếu, Thành Phố

Huế.”

“Lê Thị Nguyện (Tạp chí khoa học Đại Học Huế)

Ts Nguyễn Quốc Huy”

“Nghiên cứu về hệ sinh vật (động vật, thực vật và vi sinh vật) gây hại cho di tích; nghiên cứu nguyên nhân gây hại, xây dựng tiêu chí đánh giá những loài gây hại.”

“Kết quả : đề xuất các nguyên tắc cho các biện pháp phòng, chống hợp lý, hiệu quả và bền vững.”

Ths Nguyễn Hải Huyền -

Cn Trần Văn Thành”

Nghiên cứu đặc điểm loài, chủng loài mối và khả năng gây hại của mối tại di tích tỉnh Thanh Hoá

“Kết luận : thực hiện phân tích loài mối đang gây hại nhằm xác định phương pháp diệt trừ thích hợp Với mối gỗ khô Cryptotermes domesticus, có thể phòng trừ dùng thuốc trực tiếp theo phương pháp

“tiêm, ủ, phủ, buộc” Với loài dontotermes hainanensis và Coptotermes gestroi, có thể

áp dụng các kỹ thuật “bẫy bả” Đồng thời, phải tập trung nghiên cứu về mối gây hại di tích, nhằm bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên ngành mối và kỹ thuật phòng chống

Trang 30

STT Tiêu đề bài báo/

mối đối với đội ngũ cán bộ quản lí những điểm di tích của tỉnh Thanh Hoá.”

8

“Xây dựng hệ thống thông tin về di tích thành cổ

quảng trị dựa trên nền Gis và

Kết luận : Hệ thống tổng hợp sống động tư liệu lịch sử – khảo cổ trên sơ đồ địa

lý Giúp người sử dụng khai thác nhanh chóng và thuận tiện; khách có thêm những hiểu biết mới về lịch sử qua trải nghiệm với

mô hình 3 D và có trách nhiệm bảo vệ giá trị di tích dưới hình thức kỹ thuật số qua quá trình thu nhận, phân tích, lưu giữ và truy vấn trực tiếp trên CSDL

9

“Kinh nghiệm kỹ thuật trùng tu di tích từ sự cố

sập gốc mái hạ công trình

Phu Văn Lâu”

“Lê Vĩnh An (Tạp chí nghiên cứu và phát

triển)”

Tìm hiểu và phân tích nguyên nhân

sự cố sập một góc mái hạn phía sau của di tích Phu Văn Lâu và rút ra các kinh nghiệm

về kỹ thuật phục vụ việc bảo quản tu bổ di tích

Kết luận : - Cần thiết lập “ Y Bạ Kỹ Thuật “ đối với toàn bộ những công trình di tích; Cần tiến hành hạ giải toàn bộ nhằm khắc phục những khó khăn kỹ thuật, kiên quyết loại trừ những kết cấu có chất lượng

gỗ thấp thay bằng gỗ có tính chịu lực cao hơn; Khắc phục những thay đổi trong kết cấu cấu trúc không đồng bộ với nguyên vật

Trang 31

STT Tiêu đề bài báo/

liệu và không sử dụng những vật liệu không

có nguồn gốc thiên nhiên; Xác định các nguy hiểm thường trực và rủi ro tiềm tàng, phòng tránh thiên tai

2.2.2 Các nghiên cứu tương tự trên thế giới

Bảng 2 - 2 Các nghiên cứu tương tự thế giới

1

“The Intangible Cultural Heritage Show Mode Based on AR Technology in Museums - Take the Li Nationality Non-material Cultural Heritage as an Example.”

“Yiwen Wang; Xi Deng; Kun Zhang; Yue Lang”

“Nghiên cứu về giá trị lịch sử di tích, truyền bá cho thế hệ sau những giá trị lịch

sử để bảo vệ và phát huy giá trị của di tích.”

Kết luận: Sử dụng công nghệ Thực

tế ảo Tăng cường (AR) để hiển thị các đặc điểm và ưu điểm của di sản văn hoá, giải quyết các vấn đề liên quan đến giá trị di sản

và hiển thị chúng trong màn hình của bảo tàng hiện tại Việc sử dụng Công nghệ AR một cách khéo léo có thể phát huy sự sống

và sự sáng tạo của con người

2

Safeguarding Intangible Cultural Heritage Through Youth Employment and Public/Private

Kết luận: Việc sử dụng công nghệ

kỹ thuật số để bảo tồn DSVH là một ý tưởng mới để bảo tồn, phát triển và thể hiện văn hóa trong việc trưng bày văn hóa

Trang 32

STT Tiêu đề bài báo/

của thời đại kỹ thuật số Đặc biệt là đối với việc trình bày văn hóa của 939 bảo tàng đương đại, công nghệ AR là một công nghệ mới, hiển thị đa diện và ba chiều, hơn thế nữa sát với sự phát triển của thời đại

3

Study on Museum Digital Exhibition Mode and Industrialization of

Intangible Cultural Heritage

Jian-Song Bai, Chul Boo, Member,

Jong-KIMICS

Nghiên cứu nhấn mạnh việc bảo tồn và trưng bày các di sản thiếu sót và không được chăm chút kỹ lưỡng, không thể khai thác hết giá trị có sẵn của từng loại di tích

Kết luận : Giải pháp cơ sở dữ liệu trực tuyến có thể được thiết lập bao gồm toàn bộ di sản phi vật thể kỹ thuật số, và

nó có thể cung cấp một phương pháp hiện

có lành mạnh và tươi mới cho di sản phi vật thể Mặt khác, người dùng sẽ không

bị giới hạn trong bảo tàng và họ có thể tận hưởng trải nghiệm dịch vụ văn hóa được thể hiện qua nội dung của di sản phi vật thể và sản phẩm kỹ thuật số liên quan bất

cứ lúc nào và bất cứ nơi nào

4

A hybrid multiple criteria evaluation method

of ranking of cultural heritage

structures for renovation projects

Việc duy trì,"tu sửa và phục dựng các di sản văn hoá là một nhu cầu tất yếu của xã hội con người, cũng như việc phát triển giá trị lịch sử của di tích từ thế hệ này sang thế hệ khác Các tiêu chí để đánh giá và xếp hạng các di sản cần được chỉnh sửa dựa trên giá trị của chúng."

Trang 33

STT Tiêu đề bài báo/

Zydrune Morkunaite;

Zenonas Turskis;

Vladislavas Kutut

Kết luận : Mô hình giải quyết vấn

đề dựa trên tích hợp sử dụng hai phương pháp MCDM (Quy trình phân tích thứ bậc) và EDAS (Phương pháp Đánh giá Trục số Thích ứng) Một tập hợp các tiêu chí được xác định để đánh giá các dự án, liên quan đến việc tu bổ các hạng mục DSVH

5

“Conservation Designation and the Revaluation of Property: the risk of heritage innovation”

“G.J Ashworth”

Nghiên cứu đã tiến hành phân tích mối quan hệ giữa việc chỉ định các khu vực di sản, giá trị tài sản và vai trò của chính sách từ chính quyền địa phương thông qua việc nghiên cứu Di sản lâu đời

và lớn nhất của Canada, Khu Bảo tồn St John’s Newfoundland Công trình này đã khám phá sự rủi ro trong việc đầu tư đổi mới từ cả chính quyền và cá nhân, không nhất thiết dẫn đến lợi ích cho tư nhân và công cộng Nguyên nhân thất bại của Khu Bảo tồn Di sản St John (HCA) trong việc tạo ra sự đầu tư bất động sản từ tư nhân

để tái thiết và nâng cao khu vực lịch sử đã được điều tra kỹ.Kết luận : Rút ra về mối quan hệ giữa các mục tiêu và chính sách của thẩm quyền địa phương với các sáng kiến tư nhân để xác định điều kiện tiên quyết để thành công và giảm thiểu rủi ro,

có liên quan ở các nơi khác có thể được xác lập

Trang 34

STT Tiêu đề bài báo/

và quan trọng hơn việc xây dựng các tòa nhà mới là việc cải tạo, trùng tu di sản văn hóa.”Công nghệ hiện đại đã cho phép các chuyên gia thực hiện công việc này để biến các tòa nhà thành công trình có khả năng đáp ứng tiện nghi cho người sử dụng với mức tiết kiệm năng lượng đáng kể

Kết luận: Trình bày phương pháp InnovaANCE có thể được coi là chìa khóa để thay đổi cách hình thành ngành công nghiệp xây dựng Sử dụng một ví dụ điển hình như việc sử dụng nhiệt điện cũ của Politecnico di Torino, quá trình này bắt đầu từ khảo sát ban đầu Phương pháp tiếp theo để có được mô hình 3D sẽ được

mô tả, bắt đầu từ dữ liệu khảo sát địa hình

và máy quét laser, kết hợp với tài liệu lưu trữ đã được nghiên cứu.bày cách mà dự

án InnovaANCE có thể được coi là chìa khóa để Ý thay đổi cách hình thành ngành công nghiệp xây dựng, sử dụng một nghiên cứu điển hình như nhiệt điện cũ của Politecnico di Torino, bắt đầu từ bước khảo sát Phương pháp tiếp theo để

có được mô hình 3D sẽ được mô tả, bắt đầu từ dữ liệu khảo sát địa hình và máy

Trang 35

STT Tiêu đề bài báo/

quét laser và từ tài liệu lưu trữ nghiên cứu

2.3 Quan điểm của các cơ quan quản lý nhà nước về hướng cải tạo, trùng

tu di tích

2.3.1 Quan điểm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về định hướng cải tạo, trùng tu DSVH

Hơn hai tháng sau khi nước nhà giành được độc lập, vào ngày 23 tháng 11 năm

1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh số 65/SL về việc Ấn định nhiệm

vụ của Đông phương Bác cổ Học viện Trong đó ghi rõ: “Bảo tồn tất cả cổ tích trong toàn cõi Việt Nam Cấm phá hủy những đình, chùa, đền, miếu hoặc những nơi thờ tự khác, những cung điện, thành, quách cùng lăng mộ chưa được bảo tồn Cấm phá hủy những bi ký, đồ vật, chiếu sắc, văn bằng, giấy má, sách vở có tính cách tôn giáo hay không, nhưng có ích cho lịch sử mà chưa được bảo tồn” [15] Sắc lệnh này đã được ban hành trong những ngày đầu tiên của sự thành lập Nhà nước và đã làm căn cứ cho công cuộc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc Điều này cho thấy, Chủ tịch hiểu rất rõ giá trị vật chất và tinh thần của các di sản văn hóa và coi việc bảo tồn là một nhiệm vụ cần thiết trong quá trình xây dựng đất nước

Tại Phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV diễn ra từ ngày

9 đến 11 tháng 8, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đã báo cáo về công tác bảo quản, tu bổ

và phục hồi di tích Theo ông, nhằm đảm bảo sự gìn giữ tối đa yếu tố gốc của di tích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ và phát huy giá trị của chúng, Bộ đã tiến hành một cuộc phối hợp chặt chẽ với các địa phương để lập và duyệt QHQTBT (Quy hoạch quản lý, tu bổ và phục hồi di tích) cho các di tích quốc gia đặc biệt Các Quy hoạch này sau đó được Chủ tịch UBND cấp tỉnh duyệt cho cụm di tích quốc gia và cụm di tích cấp tỉnh

Cho đến thời điểm hiện tại, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt QHQTBT cho

29 trong tổng số 123 di tích quốc gia đặc biệt (trong đó có 7 di tích lịch sử cách mạng)

Trang 36

và đã giao nhiệm vụ lập QHQTBT cho 16 di tích quốc gia đặc biệt (trong đó có 4 di tích lịch sử cách mạng)

Trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2021, “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

đã thẩm định tổng cộng 1.950 hồ sơ dự án tu bổ và thiết kế bản vẽ thi công tu bổ cho các di tích quốc gia, quốc gia đặc biệt và di sản thế giới” [16]

"Bình chọn của xã hội và phần lớn người dân đã nhận thức được vấn đề bảo vệ

di tích trong những năm gần đây đã được nâng cao, theo hướng tập trung vào việc gìn giữ yếu tố gốc thành phần của các di tích thay vì tiếp tục xu hướng 'đổi mới' như trước kia"- Bộ trưởng thông tin

“Tại khoản 15 điều 1 Luật DSVH sửa đổi 2009 quy định về việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích” [5]:

+ “Giữ gìn tối đa các yếu tố gốc cấu thành di tích” [5];

+ “Lập quy hoạch, dự án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp sửa chữa nhỏ không ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích Đối với di tích cấp tỉnh, phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch cấp tỉnh; đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt, phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch” [5];

+ “Công bố công khai quy hoạch, dự án đã được phê duyệt tại địa phương nơi

có di tích”[5]

- “Tổ chức, cá nhân chủ trì lập quy hoạch, dự án hoặc chủ trì tổ chức thi công, giám sát thi công dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề đối với tổ chức và chứng chỉ hành nghề đối với cá nhân” [5]

- “Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch,

dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích” [5]

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quy chế bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích và quy chế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề, chứng chỉ hành nghề cho các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này

2.3.2 Quan điểm của một số địa phương và các chuyên gia về định hướng cải tạo, trùng tu DSVH

Như chúng ta đã biết, để đảm bảo sự thực thi và hiệu lực thi hành các nghị định, trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ

Trang 37

chức thu thập ý kiến của Ủy ban nhân dân 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc nhằm góp

ý cho bản dự thảo Nghị định Đồng thời, Bộ cũng đã tổ chức Hội thảo để thu nhận ý kiến góp ý từ các chuyên gia và nhà nghiên cứu trong lĩnh vực quy hoạch, xây dựng, tài chính và văn hóa Dự thảo Nghị định cũng đã được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ để mọi tổ chức và cá nhân có quan tâm, bất kể là người Việt Nam hay người nước ngoài có điều kiện để tiến hành nghiên cứu và góp ý hoàn thiện Nghị định "Đáng lưu ý rằng toàn bộ nội dung của Nghị định số 166 về việc quy định thẩm quyền, trình

tự và các thủ tục liên quan đến lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch, dự án bảo tồn,

tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được tổng hợp từ quan điểm và ý kiến của các địa phương cùng với sự đóng góp của các chuyên gia trên toàn quốc trong việc thực hiện bảo tồn, tu bổ và phục hồi di tích" [16]

“Có thể nhận thấy một số quan điểm chính được thể hiện trong nội dung Nghị định số 166 như sau” [3, 5, 9, 11, 17]

“Yêu cầu về trình tự thực hiện: Chủ đầu tư phải tiến hành xin chủ trương và các công việc phục vụ trung tu, tu bổ di tích Phải tổ chức thực hiện điều tra, khảo sát, đánh giá sơ bộ về các vấn đề kinh tế-xã hội; bảo vệ và phát huy giá trị di tích; đầu tư xây dựng và các vấn đề liên quan; thu thập bản đồ đo đạc địa hình khu vực Tổ chức thực hiện điều tra, khảo sát, lập hồ sơ (bản vẽ, thuyết minh) đánh giá về giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ của di tích, di vật, DSVH phi vật thể thuộc phạm vi tu bổ di tích Tổ chức lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân có liên quan để hoàn thiện nhiệm vụ lập trùng tu, tu bổ di tích Lập, thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ trùng tu, tu bổ di tích Tổ chức điều tra, khảo sát chi tiết, khai quật khảo cổ, thu thập tài liệu liên quan đến nội dung trùng tu, tu bổ di tích Lập đồ án trùng tu, tu bổ di tích Lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân có liên quan về đồ án quy hoạch di tích Thẩm định và phê duyệt đồ án quy hoạch

di tích Công bố công khai trùng tu, tu bổ di tích đã được phê duyệt tại địa phương nơi

có di tích.”

“Yêu cầu về nội dung trùng tu, tu bổ di tích : Thuyết minh báo cáo kinh tế kỹ thuật, báo cáo khảo sát chi tiết về các vấn đề lịch sử, khảo cổ, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật, quá trình xây dựng, tu bổ, kỹ thuật, vật liệu xây dựng di tích; đánh giá tình trạng

kỹ thuật, tình hình quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích và các kết quả khảo sát theo quy định của pháp luật về xây dựng; Giải pháp kỹ thuật, công nghệ, vật liệu sử

Trang 38

dụng để bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; Đánh giá tác động môi trường của dự án tu

bổ di tích bao gồm các nội dung sau :”

“- Liệt kê chất thải và đánh giá tác động của chất thải phát sinh từ việc thực hiện

hạ tầng kỹ thuật ;”

Yêu cầu về thủ tục pháp lý: “Nghị định đã quy định, chính quyền địa phương nơi

có di tích cần có văn bản gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đề nghị lập đề nghị tu

bổ, tôn tạo di tích đang xuống cấp của địa phương mình; trên cơ sở ý kiến của chính quyền địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét cân đối nhu cầu cấp thiết để có văn bản gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép tu bổ, tôn tạo di tích; sau khi xem xét, Bộ VHTTDL có văn bản đồng ý để UBND cấp tỉnh triển khai trùng tu, tu bổ

di tích địa phương; trên cơ sở ý kiến của Bộ VHTTDL, UBND cấp tỉnh giao Sở VHTTDL, hoặc Sở Xây dựng, UBND cấp huyện làm chủ đầu tư thuê đơn vị tư vấn khảo sát, nghiên cứu tu bổ, tôn tạo di tích theo quy định của Luật Xây dựng và trình Bộ VHTTDL thẩm định đồ án tu bổ, tôn tạo di tích quốc gia và sau khi lập xong đồ án tu

bổ, tôn tạo di tích theo quy định tại khoản 15 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật DSVH và quy định của Luật Xây dựng” [17]

Để tiến hành tu bổ di tích cần phải thực hiện những gì?

Đầu tiên, như trên đã đề cập thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di tích quyết định việc lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích và lựa chọn chủ đầu tư của dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích

Trang 39

2.4 Vai trò của cải tạo, trùng tu DSVH trong bối cảnh chính trị, kinh tế-xã hội hiện nay

Nhiệm vụ cải tạo, trùng tu di sản văn hoá đã được xác định từ nhiều năm trước bởi nhà nước ta và cho đến thời điểm hiện tại, nó vẫn mang giá trị không thể chối bỏ

“Công việc tu bổ, trùng tu di sản văn hoá được coi là một công việc quan trọng và cấp thiết trong ngữ cảnh chính trị, kinh tế - xã hội hiện nay Dựa vào các quan điểm kế thừa

và phát huy, vai trò của công việc này được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau" [4, 15]

“- Đầu tiên là sự duy trì và bảo tồn toàn diện các di tích đã và đang được xếp hạng, không để chúng xuống cấp, mất mát hoặc huỷ hoại;”

“- Thứ hai là đóng góp vào việc giáo dục cho nhân dân về lịch sử, văn hóa và các giá trị hiếu khách của dân tộc Đặc biệt là mang lại kiến thức này cho thế hệ trẻ;”

“- Thứ ba là giới thiệu cái tôi và phẩm chất cao quý của văn hóa dân tộc Việt Nam cho các quốc gia khác Đây là một cơ sở quan trọng để xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, giàu có và mang đậm bản sắc dân tộc Điều này đã được đề ra trong Nghị quyết Trung ương 5."

“- Thứ tư, các di tích sau khi tu bổ và tôn tạo một cách hoàn chỉnh trở thành sản phẩm du lịch có giá trị, phục vụ cho chiến lược phát triển ngành du lịch và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.”

“- Cuối cùng, việc mở rộng quá trình xã hội hóa và thu hút sự tham gia rộng rãi của nhân dân vào việc bảo tồn và phát huy di tích được liên kết chặt chẽ với việc quản

lý từ nhà nước thông qua các quy định luật pháp.”

Đến ngày nay, công việc bảo tồn, trùng tu di sản văn hoá đã được triển khai và

có vai trò quan trọng trong việc giáo dục cho thế hệ trẻ Việt Nam Nó đã góp phần vào

sự phát triển kinh tế và còn quan trọng hơn là nâng cao nhận thức của cộng đồng dân tộc và truyền bá các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá của dân tộc

2.5 Tiểu kết

Trong Chương này, học viên đã làm rõ một số vấn đề lý luận chung về công tác

tu bổ, tôn tạo di tích Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, quan điểm, lý luận về vấn đề trên

đã trải qua một quá trình hoàn thiện Những cơ sở lý luận này sẽ là cơ sở nền tảng cho phân tích của học viên trong các phần phần nội dung tiếp theo của luận văn

Trang 40

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Quy trình nghiên cứu

Hình 3 - 1 Quy trình nghiên cứu

Xác định đề tài, vấn đề và mục tiêu cần nghiên cứu

“Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quá trình thiết kế và thi công dự án cải tạo, trùng tu di sản văn hoá và đề xuất mô hình đánh giá phương án thiết kế và thi công phù hợp”

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thiết kế và thi công

dự án cải tạo, trùng tu di sản văn

án cải tạo, trùng tu di sản văn hoá

phù hợp

Đánh giá và phân tích kết quả

Đề xuất các giải pháp

Ngày đăng: 30/07/2024, 16:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] C. M. Hồ, "Sắc lệnh 65 (23/11/1945) - Sắc lệnh đầu tiên về bảo tồn di sản văn hóa," Internet: https://bvhttdl.gov.vn/sac-lenh-65-23-11-1945-sac-lenh-dau-tien-ve-bao-ton-di-san-van-hoa-20211117152304607.htm, Oct. 02, 2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sắc lệnh 65 (23/11/1945) - Sắc lệnh đầu tiên về bảo tồn di sản văn hóa
[2] T. H. Cao, "Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc," Internet:https://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3096/72678/sac-lenh-65-23-11-1945-sac-lenh-djau-tien-ve-bao-ton-di-san-van-hoa.html, Oct. 02, 2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc
[3] V. B. Đặng, "Tu bổ và tôn tạo các di tích lịch sử-văn hóa là hoạt động có tính đặc thù chuyên ngành," Tạp chí Di sản văn hóa, no. 2, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tu bổ và tôn tạo các di tích lịch sử-văn hóa là hoạt động có tính đặc thù chuyên ngành
[4] T. H. Nguyễn, "Phát huy giá trị di tích phục vụ sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước," Tạp chí Di sản văn hóa, no. 3, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy giá trị di tích phục vụ sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước
[5] P. T. Nguyễn, "Luật số 32/2009/QH12 của Quốc hội: luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật di sản văn hóa," Internet:https://chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=91024, Oct. 02, 2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật số 32/2009/QH12 của Quốc hội: luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật di sản văn hóa
[6] V. S. Dương, Di tích lịch sử - văn hoá và danh thắng Việt Nam, Việt Nam : NXB Lao Động, 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di tích lịch sử - văn hoá và danh thắng Việt Nam
Nhà XB: NXB Lao Động
[8] T.Nguyễn, Di sản văn hoá Việt Nam bản sắc và những vấn đề quản lý bảo tồn, Việt Nam : NXB Xây Dựng, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di sản văn hoá Việt Nam bản sắc và những vấn đề quản lý bảo tồn
Nhà XB: NXB Xây Dựng
[9] Đ. M. Nông, "Luật số 28/2001/QH10 của Quốc hội: Di sản văn hóa," Internet: https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=80239, Oct. 02, 2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật số 28/2001/QH10 của Quốc hội: Di sản văn hóa
[10] C. Trường, "Pháp lệnh số 14/lct/hđnn7 của hội đồng nhà nước: pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh," Internet:https://chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=199, Oct. 02, 2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp lệnh số 14/lct/hđnn7 của hội đồng nhà nước: pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh
[11] T. D. Nguyễn, "Nghị định số 98/2010/nđ-cp của chính phủ: quy định chi tiết thi hành một số điều của luật di sản văn hóa và luật sửa đổi, bổ sung một số điềucủa luật di sản văn hóa," Internet:https://chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=96797, Oct. 02, 2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 98/2010/nđ-cp của chính phủ: quy định chi tiết thi hành một số điều của luật di sản văn hóa và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật di sản văn hóa
[12] G. Đ. U. Tổng, "Công ước về việc bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên của thế giới," Internet: http://dsvh.gov.vn/cong-uoc-ve-viec-bao-ve-di-san-van-hoa-va-thien-nhien-cua-the-gioi-1691, Oct. 02, 2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công ước về việc bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên của thế giới
[13] H. G. Phan và H.S.Bùi, "Quản lý văn hoá ở một số nước và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam," Tạp chí Cộng sản, vol.10, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý văn hoá ở một số nước và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
[14] T. N. Lê, "Tìm hiểu tác động của thiên tai đến dải đất ven sông hương (từ khải thánh từ đến chùa thiên mụ) và hệ thống công," Tạp chí khoa học, Đại học Huế, no. 4, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu tác động của thiên tai đến dải đất ven sông hương (từ khải thánh từ đến chùa thiên mụ) và hệ thống công
[15] Q. H. Nguyễn, "Tầm nhìn tương lai đối với di sản văn hóa và hệ thống bảo vệ di tích nước ta," Tạp chí Di sản văn hoá, no. 9, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tầm nhìn tương lai đối với di sản văn hóa và hệ thống bảo vệ di tích nước ta
[16] C. Thế, "Hoạt động bảo vệ di tích những năm gần đây được nâng lên theo hướng bảo vệ yếu tố gốc cấu thành di tích thay cho "làm mới di tích," Internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động bảo vệ di tích những năm gần đây được nâng lên theo hướng bảo vệ yếu tố gốc cấu thành di tích thay cho "làm mới di tích
[19] T. Hoàng and N. M. N. Chu, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS-tập 1, ed: NXB Hồng Đức, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS-tập 1
Nhà XB: NXB Hồng Đức
[20] K. A. Bollen, Structural equations with latent variables, ed : John wiley & sons, 1989 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Structural equations with latent variables
[21] J.-s. Bai and j.-c. Boo, "Study on museum digital exhibition mode and industrialization of intangible cultural heritage," journal of information and communication convergence engineering, vol. 9, no. 2, pp. 129-134, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Study on museum digital exhibition mode and industrialization of intangible cultural heritage
[22] T. H. Lê, "Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa trong phát triển du lịch Việt Nam thời hội nhập." Bài tham luận hội thảo quốc tế TED - 2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa trong phát triển du lịch Việt Nam thời hội nhập
[23] P. K. Liệu, đ. T. T. Lộc, and h. T. M. Thìn, "Vệ sinh môi trường đô thị khu vực kinh thành huế: hiện trạng và những giải pháp cải thiện," Tạp chí khoa học, đại học huế, tập, vol. 73, no. 4, pp. 165-175, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vệ sinh môi trường đô thị khu vực kinh thành huế: hiện trạng và những giải pháp cải thiện

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN