1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý Xây dựng: Phân tích hiệu quả kinh tế-xã hội cho việc phát triển đường sắt đô thị sử dụng phương pháp system dynamics

140 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

VŨ QUANG HUY

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CHO VIỆC PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ SỬ DỤNG

Chuyên ngành: Quản lý xây dựng Mã số: 8580302

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP HỒ CHÍ MINH, tháng 07 năm 2023

Trang 2

Cán bộ hướng dẫn khoa học 2: PGS TS Đỗ Tiến Sỹ

Cán bộ chấm nhận xét 1: TS Nguyễn Anh Thư

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS Lê Thị Thu Hằng

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn được sửa chữa (nếu có)

XÂY DỰNG

Trang 3

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ và tên học viên : VŨ QUANG HUY MSHV : 2170255

Ngày, tháng, năm sinh : 06/11/1997 Nơi sinh : TP Hồ Chí Minh Chuyên ngành :Quản Lý Xây Dựng Mã số : 8580302

II NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

1 Xác định tác động của việc phát triển tuyến đường sắt đô thị đến các nhân tố kinh tế - xã hội

2 Xây dựng mô hình để xem xét mức độ tác động của việc xây dựng đường sắt đô thị 3 Phân tích các kịch bản, mô phỏng cho các năm tiếp theo khi hệ thống giao thông đường sắt đi vào hoạt động

III NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 05/09/2022 IV NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 12/06/2023

V CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : GVHD 1 : TS Nguyễn Hoài Nghĩa

GVHD 2 : PGS TS Đỗ Tiến Sỹ

Tp.HCM, ngày … tháng … Năm 2023

CB HƯỚNG DẪN 1 CB HƯỚNG DẪN 2 CN BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TS Nguyễn Hoài Nghĩa PGS.TS Đỗ Tiến Sỹ TS Lê Hoài Long TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đầu tiên đến Ban lãnh đạo của trường Đại học Bách Khoa, cùng các giảng viên trong bộ môn Thi công và Quản lý Xây dựng Họ đã hỗ trợ tôi rất nhiều để có thể hoàn thành tốt bài học của Thạc sĩ Trong suốt quá trình học tập ngành Quản lý Xây dựng, tôi đã học được những bài học thực tế quý báu, và lắng nghe những kinh nghiệm giá trị mà các thầy cô đã truyền đạt

Để đạt được thành quả này, tôi không thể quên sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của hai thầy hướng dẫn trong quá trình làm Luận văn tốt nghiệp Tôi xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Hoài Nghĩa và PGS.TS Đỗ Tiến Sỹ đã cùng tôi làm việc chăm chỉ, đôn đốc, góp ý và cung cấp nhiều động lực để tôi có thể hoàn thiện nghiên cứu của mình

Ngoài ra, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến ba mẹ và bạn bè của mình, cùng với sự động viên, cổ vũ và hỗ trợ tinh thần từ những người thân yêu trong suốt quá trình học tập Tôi cũng muốn cảm ơn Ban Quản lý Đường sắt đô thị, các Sở chuyên ngành và các Công ty đã và đang cùng đóng góp để đưa dự án đường sắt đô thị tiến về đích trong thời gian qua Tất cả những điều này đã giúp cho tôi có thể đạt được thành công

Tôi đã qua quá trình nghiên cứu và nhận thức được nhiều khía cạnh của vấn đề, mà trước đây tôi nghĩ rằng đó là giản đơn Qua đề tài này, tôi đã hiểu rõ hơn về các khó khăn trong quá trình triển khai dự án đường sắt đô thị tại Việt Nam và đặc biệt là tại Thành phố Hồ Chí Minh Từ đó, tôi đã rút ra được bài học quý báu để áp dụng cho các dự án đường sắt đô thị khác, nhằm giảm thiểu các rủi ro về tiến độ Tuy nhiên, với kiến thức và hiểu biết của mình còn hạn chế, không tránh khỏi các sai sót Vì vậy, tôi mong nhận được sự góp ý, chỉ dạy thêm từ Quý Thầy Cô

Kính chúc Lãnh đạo Khoa, Lãnh đạo Bộ môn và Quý Thầy Cô nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống !

TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2023

VŨ QUANG HUY

Trang 5

TÓM TẮT

Thành phố Hồ Chí Minh đang phát triển kinh tế mạnh mẽ trong thời gian gần đây, tuy nhiên việc xây dựng đô thị bền vững và đảm bảo an sinh xã hội là điều cần thiết Trong quá trình xem xét tiền khả thi của một dự án, nhiều đơn vị không đặt đủ tầm quan trọng và không cân nhắc kỹ vấn đề ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội của khu vực đặt dự án Điều này cần được đặc biệt quan tâm và phân tích kỹ lưỡng, tương tự như việc phân tích kinh tế, tài chính, kỹ thuật và tác động đến môi trường Đồng hành với sự phát triển mạnh mẽ trên, thành phố đã, đang và sẽ tiếp tục phải giải quyết các bài toán nan giải, trong đó nổi cộm là chất lượng và khả năng đáp ứng của hạ tầng kỹ thuật đô thị Để giải quyết bài toán trên, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải, trong đó có hệ thống đường sắt đô thị Dự án đường sắt đô thị là một trong những siêu dự án của Thành phố, việc phân tích sự ảnh hưởng của dự án đến kinh tế - xã hội của Thành phố là một việc hết sức cần thiết Trong nghiên cứu này, dựa trên các nghiên cứu trước, các bài báo khoa học trong và ngoài nước, nghiên cứu đã xác định được 20 yếu tố chính ảnh hưởng của đường sắt đô thị đến xã hội Sau đó, bảng khảo sát này sẽ được đánh giá bởi các chuyên gia có kinh nghiệm làm việc tại các dự án đường sắt đô thị Trên cơ sở các biến đã xác định, tác giả xây dựng mô hình động để xem xét mức độ tác động của việc xây dựng đường sắt đô thị đến kinh tế - xã hội, đồng thời đưa ra sự so sánh để lựa chọn mức độ tự động hóa đoàn tàu cho phù hợp với sự phát triển của Thành phố

Kết quả của nghiên cứu cho thấy việc đánh giá tác động của dự án đến khía cạnh kinh tế - xã hội khu vực là vô cùng quan trọng và cần thiết Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra một ví dụ khi lựa chọn đầu tư và phân tích các lợi ích do Metro mang lại cho địa phương Điều này cung cấp cho Nhà nước, nhà đầu tư dự án Metro một công cụ mới trong việc xây dựng kế hoạch về nguồn vốn, thời gian và con người cho một dự án

Từ khóa: Đường sắt đô thị; System Dynamics cho Metro; Phân tích ảnh

hưởng đến kinh tế - xã hội của Metro

Trang 6

ABSTRACT

Ho Chi Minh City has been experiencing strong economic growth in recent times However, building sustainable urban areas that ensure social welfare is essential During the assessment of a project's feasibility, many units do not place enough importance on and do not carefully consider the impact on the economic and social aspects of the area where the project is located This issue needs to be given special attention and analyzed carefully, similar to the analysis of economics, finance, technology, and environmental impact

Accompanying with the above strong development, the city has been and will continue to have to solve difficult problems, in which the outstanding quality and responsiveness of urban technical infrastructure To solve the above problem, the Prime Minister has approved the adjustment of the transport development planning, including the urban railway system The urban railway project is one of the city's mega-projects, and it is essential to analyze the project's impact on the city's socio-economic development In this study, based on previous studies and scientific articles at home and abroad, the study identified 20 main factors affecting the society of urban railways This survey will then be evaluated by experts with experience working in urban railway projects On the basis of the identified variables, the author builds a dynamic model to consider the level of impact of urban railway construction on the socio-economic, and at the same time makes a comparison to choose the level of urban railway construction train automation to suit the development of the City

The results of the study show that it is extremely important and necessary to assess the impact of the project on the socio-economic aspects of the region Besides, the study also gives an example when choosing investment and analyzing the benefits brought by Metro to the locality This provides the State and investors of Metro projects with a new tool in planning capital, time and people for a project

Keywords: Urban railway; System Dynamics for Metro; Analysis of

socio-economic impacts of Metro

Trang 7

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này do tôi hoàn toàn tự nghiên cứu thực hiện với sự hướng dẫn của TS Nguyễn Hoài Nghĩa và PGS TS Đỗ Tiến Sỹ, các thông tin dẫn chứng trong luận văn được trích dẫn từ nguồn gốc khoa học rõ ràng; các số liệu và kết quả nghiên cứu là hoàn toàn trung thực không sao chép với bất kỳ nghiên cứu nào trước đó

TP.Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 8 năm 2023

Vũ Quang Huy

Khóa 2021

Chuyên ngành: Quản lý xây dựng Trường ĐHBK TP.HCM

Trang 8

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 8

1.3 Đối tượng nghiên cứu 9

1.4 Phạm vi nghiên cứu 9

1.5 Đóng góp của nghiên cứu 9

1.5.1 Đóng góp về mặt thực tiễn 9

1.5.2 Đóng góp về mặt khoa học 9

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 10

2.1 Lập dự án thẩm định đầu tư xây dựng [4] 10

2.1.1 Nội dung của dự án đầu tư xây dựng công trình: 10

2.1.2 Đặc điểm của việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình: 11

2.2 Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 12

2.2.1 Trình tự lập của báo cáo tiền khả thi 12

2.2.2 Nội dung của Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 13

2.3 Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án xây dựng 14

2.3.1 Nội dung của Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án xây dựng 14

Trang 9

2.3.2 Tham khảo báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh của dự án tuyến tàu điện ngầm số 2 Thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành – Tham Lương

[8] 16

2.4 Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình [4] 17

2.4.1 Nội dung của Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình 17

2.4.2 Hồ sơ Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình 18

2.5 Những căn cứ xác định sự cần thiết của dự án [4] 18

2.5.1 Các căn cứ pháp lý 18

2.5.2 Nhu cầu về việc thực hiện đường lối phát triển kinh tế - xã hội của đất nước 19

2.5.3 Nghiên cứu về tình hình kinh tế - xã hội của khu vực đặt dự án 19

2.6 Các nghiên cứu ảnh hưởng từ đường sắt đô thị đến kinh tế - xã hội: 20

2.7 Công cụ sử dụng mô phỏng và phân tích System Dynamics 22

2.7.1 Hệ thống động lực (System Dynamics) 22

2.7.2 Ứng dụng System Dynamics trong các nghiên cứu 25

2.7.3 Các bước hình thành mô hình trong System Dynamics [42] 29

2.7.4 Quy trình sử dụng hệ thống động lực (System Dynamics) [39] 30

2.8 Kết luận 31

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33

3.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu 33

3.2 Thu thập dữ liệu 33

3.2.1 Thiết kế bảng câu hỏi 33

3.2.2 Yêu cầu về bảng câu hỏi các yếu tố ảnh hưởng để đưa vào mô hình 37

3.2.3 Đối tượng được khảo sát 38

3.2.4 Cách thức phân phối bảng câu hỏi các biến được quan tâm để đưa vào mô hình 38

3.2.5 Cách thức lựa chọn dữ liệu đưa vào mô hình 38

CHƯƠNG 4 MÔ HÌNH SYSTEM DYNAMICS 39

Trang 10

4.1 Giới thiệu chung 39

4.1.1 Quy mô [8] 42

4.1.2 Các thông số kỹ thuật cơ bản 47

4.2 Thống kê mô tả dữ liệu 48

4.2.1 Đơn vị công tác 50

4.2.2 Vị trí/ chức vụ 51

4.2.3 Thời gian các đối tượng khảo sát trong ngành xây dựng 53

4.2.4 Dự án Metro đã tham gia 54

4.3 Xếp hạng các yếu tố theo giá trị trung bình 55

4.4 Các loại chi phí 57

4.4.1 Cơ chế vay vốn và nguồn vốn của dự án 57

4.4.2 Chi phí nhân sự 58

4.4.3 Chi phí điện năng 58

4.4.4 Chi phí vệ sinh và tiêu dùng 59

4.4.5 Chi phí thay thế phụ tùng 59

4.4.6 Chi phí khác 59

4.4.7 Chi phí sửa chữa, nâng cấp, mua mới, thay thế thiết bị 60

4.4.8 Thuế thu nhập doanh nghiệp 61

4.5 Doanh thu của dự án 62

4.5.1 Doanh thu từ vé 62

4.5.2 Doanh thu ngoài bán vé 62

4.6 Cấu trúc chính của Mô hình 62

4.6.1 Chi phí vận hành Metro 63

4.6.2 Đánh giá xã hội 66

4.6.3 Lợi nhuận 70

4.6.4 Đánh giá NPV 73

4.7 Cấu trúc của mô hình 73

4.8 Dữ liệu đầu vào của mô hình 75

Trang 11

4.9 Kiểm tra mô hình 76

4.9.1 Ứng xử của mô hình 77

4.9.2 Đánh giá NPV của dự án bằng mô hình động 86

4.9.3 Đánh giá về các yếu tố xã hội bằng mô hình động 86

6.3 Hạn chế của nghiên cứu 103

6.4 Hướng phát triển đề tài 103

TÀI LIỆU THAM KHẢO 105

PHỤ LỤC 112

PHỤ LỤC 1 BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT 112

PHỤ LỤC 2 CÔNG THỨC 117

LÝ LỊCH TRÍCH NGANG 124

Trang 12

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1-1: Ùn tắc giao thông tại TP.HCM (Nguồn: Hồng Nga [1]) 2

Hình 1-2: Đầu tàu Metro được dùng tạo TP.HCM (Nguồn MAUR- Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM) 3

Hình 1-3: Quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 (Nguồn: MAUR- Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM) 4

Hình 1-4: 8 tuyến đường sắt đô thị được quy hoạch tại TP.HCM (Nguồn: MAUR- Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM) 6

Hình 1-5 : Sức chứa của phương tiện công cộng, phương tiện cá nhân (Nguồn oascities.org) 7

Hình 2-1 : Các giai đoạn khảo sát thiết kế và lập dự án đầu tư xây dựng công trình (Nguồn : [4] ) 11

Hình 3-2 : Mô hình minh họa hệ thống động [22] 23

Hình 3-3 : Vòng hồi tiếp [22] 24

Hình 3-4 : Quy trình nghiên cứu [39] 31

Hình 3-1 : Quy trình thực hiện nghiên cứu 33

Hình 4-1 Tuyến metro số 2 Bến Thành – Tham Lương [43] 39

Hình 4-2: Biểu đồ đơn vị công tác 51

Trang 13

Hình 4-11: Chi phí điện 65

Hình 4-12: Chi phí phụ tùng 66

Hình 4-13: Chi phí khác 66

Hình 4-14: Đánh giá xã hội 67

Hình 4-15: Đánh giá xã hội (tiếp theo) 68

Hình 4-16: Lợi ích bảo vệ môi trường 68

Hình 4-17: Lợi ích giảm kẹt xe 69

Hình 4-18: Lợi ích giảm sử dụng PTCN 69

Hình 4-19: Lợi ích tạo ra việc làm 69

Hình 4-20: Lợi nhuận hằng năm trả CPTC 70

Hình 4-21: Lợi nhuận hằng năm trả CPTC (tiếp theo) 71

Hình 4-22: Lợi nhuận sau cùng 71

Hình 4-23: Chi phí xây dựng 72

Hình 4-24: Gia tăng CPTC 72

Hình 4-25: NPV 73

Hình 4-26: Mô hình System Dynamics của Tuyến Metro 74

Hình 4-27: Biểu đồ kết quả NPV của dự án 86

Hình 4-28: Biểu đồ kết quả đánh giá xã hội của dự án 86

Hình 5-1: Biểu đồ chi phí xây dựng 89

Hình 5-2: Biểu đồ vốn đối ứng 90

Hình 5-3: Biểu đồ NPV 91

Hình 5-4: Biểu đồ lợi nhuận sau khi đóng thuế 94

Hình 5-5: Biểu đồ đóng góp vào ngân sách 97

Hình 5-6: Biểu đồ đánh giá xã hội 100

Trang 14

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3-1: Các yếu tố dự kiến triển khai trong nghiên cứu 34

Bảng 3-2: Các yếu tố được chuyên gia bổ sung 35

Bảng 3-3: Thông tin các chuyên gia được phỏng vấn 35

Bảng 3-4: Các yếu tố triển khai trong nghiên cứu 36

Bảng 4-1: Chi tiết các nhà ga của Tuyến Metro 2 (Bến Thành – Tham Lương) 42

Bảng 4-2: Thông tin các chuyên gia được khảo sát 48

Bảng 4-3: Bảng thống kế đơn vị công tác 50

Bảng 4-4: Bảng thống kế vị trí/ chức vụ 51

Bảng 4-5: Bảng thống kê thời gian trong ngành xây dựng 53

Bảng 4-6: Bảng thống kê dự án Metro đã tham gia 54

Bảng 4-7: Bảng xếp hạng trị trung bình của các yếu tố 55

Bảng 4-8: Chi phí vốn bình quân gia quyền 57

Bảng 4-9: Giá bán điện 59

Bảng 4-10: Điện năng tiêu thụ của tuyến 59

Bảng 4-11: Bảng chi phi O&M tuyến Metro số 2, Bến Thành – Tham Lương 60

Bảng 4-12: Số liệu đầu vào 75

Bảng 4-13: Chi phí quản lý Metro 77

Bảng 4-14: Chi phí vận hành Metro 78

Bảng 4-15: Chi phí bảo dưỡng Metro 80

Bảng 4-16: Tổng chi phí vận hành Metro 81

Bảng 4-17: Lợi ích giảm sử dụng phương tiện cá nhân 82

Bảng 4-18: Lợi ích tạo ra việc làm 84

Bảng 4-19: NPV 85

Bảng 5-1: Cấp độ Tự động hóa (GoA) 88

Trang 15

Bảng 5-2: Kết quả chi phí xây dựng 90

Bảng 5-3: Kết quả vốn đối ứng 90

Bảng 5-4: Kết quả thời gian hoàn vốn 93

Bảng 5-5: Kết quả lợi nhuận sau khi đóng thuế 96

Bảng 5-6: Kết quả lợi nhuận sau khi đóng thuế 99

Trang 16

DANH MỤC VIẾT TẮT

STT Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

2 MAUR Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM

Trang 17

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu

Hiện nay, tình trạng ùn tắc giao thông đang trở thành một vấn đề đáng báo động ở Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), gây tổn hại đến môi trường và sức khỏe của người dân Theo Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải (Bộ Giao thông vận tải) (2020), tổng thiệt hại do xe máy gây ra mỗi năm khoảng 1,3 tỷ USD/năm, bao gồm tiêu thụ nhiên liệu, gây tai nạn, gây kẹt xe Mỗi giờ kẹt xe, Thành phố mất 1,2 tỷ đồng, và 2,3 tỷ đồng do ô nhiễm môi trường từ các phương tiện cơ giới [1] Vì vậy, việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông công cộng như hệ thống xe buýt, đường sắt đô thị, tàu điện ngầm, là cần thiết để giảm tải lượng xe cá nhân trên đường và đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân Đồng thời, chính quyền thành phố cần áp dụng chính sách quản lý và phân luồng giao thông hợp lý, tăng cường kiểm soát xe quá tải, đảm bảo an toàn giao thông và giảm thiểu ùn tắc Mục tiêu trọng điểm là xây dựng và phát triển hệ thống vận tải công cộng khối lượng lớn, hiện đại nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông hiện nay [1]

Nhận định kẹt xe là biểu hiện của sức sống kinh tế, TS Nguyễn Hữu Nguyên, thuộc Hội Quy hoạch phát triển đô thị VN, cho rằng khi đường phố trở lại đông đúc, phương tiện di chuyển trở lại nhiều, đồng nghĩa với kinh tế TP đang hồi phục mạnh mẽ trở lại Tuy nhiên, nếu so với giai đoạn cao điểm ùn tắc - khi các hoạt động kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế diễn ra bình thường - thì số lượng phương tiện hiện đã dịu đi rất nhiều Điều này thể hiện rõ bằng khảo sát đơn giản tại một số siêu thị hoặc khu chợ truyền thống, vòng ngoài buôn bán khá đông đúc, tấp nập nhưng trong lòng chợ còn rỗng, chứng tỏ dân số và mật độ phương tiện chưa phục hồi như trước khi có dịch [1]

Trang 18

Hình 1-1: Ùn tắc giao thông tại TP.HCM (Nguồn: Hồng Nga [1])

Cũng trong bài báo này, nêu rõ hiện nay giao thông vẫn chưa tới mức ùn tắc kinh khủng Thời gian tới, khi tất cả các ngành kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế phục hồi hoàn toàn, người dân từ quê quay trở lại, TP lập thêm các công ty, khu công nghiệp, thu hút thêm người lao động từ khắp nơi đổ về thì ùn tắc chắc chắn sẽ lại tái diễn như trước khi có dịch Nguyên nhân, những yếu tố cơ bản nhất của quá tải giao thông như diện tích đường, số lượng phương tiện cá nhân và giao thông công cộng (GTCC) vẫn chưa thay đổi

Trong bối cảnh giao thông đô thị TP HCM đang gặp nhiều khó khăn, dự án hệ thống tàu điện ngầm Metro đang được triển khai theo Quyết định 101/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về "Phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020" Mục tiêu của dự án này là tăng cường sử dụng phương tiện vận tải công cộng lên 47-50% vào năm 2020 Theo kế hoạch, TP HCM sẽ có 8 tuyến Metro dài 172,6 km, 2 tuyến Monorail dài 43,7 km và 1 tuyến xe điện mặt đất dài 12,8 km [2] Hiện tuyến số 1 và tuyến số 2 của Metro đang trong giai đoạn thi công và dự kiến sẽ

Trang 19

hoàn thành vào quý IV năm 2023 và năm 2030 Dự án này được coi là một trong những giải pháp để giải quyết vấn đề giao thông đô thị tại TP HCM trong tương lai

Hình 1-2: Đầu tàu Metro được dùng tạo TP.HCM (Nguồn MAUR- Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM)

Quy hoạch phát triển giao thông TPHCM đến năm 2020 đã chọn xây dựng đường sắt đô thị là xương sống, kết hợp với xe buýt, taxi, xe cá nhân nhằm tăng tỷ lệ vận chuyển hành khách công cộng và bán công cộng từ dưới 10% lên 15-18% vào năm 2020, (hình 1-5) Trong tương lai, các tuyến Metro sẽ là “xương sống” của hệ thống đường sắt đô thị và giao thông công cộng của TPHCM Tuy phải đầu tư số vốn lớn nhưng đây là giải pháp bắt buộc phải thực hiện để giải tỏa áp lực cho những con đường vốn đang quá tải trầm trọng

Các chuyên gia giao thông cho rằng, dự án Metro tại TPHCM đang có nhiều thuận lợi do được thừa hưởng từ rất nhiều những bài học của các quốc gia đã áp dụng thành công như: Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Anh Quốc… Bài học từ Thái Lan cho thấy, với dự án lớn như Metro cần triển khai càng sớm

Trang 20

càng tốt, nếu để chậm trễ, mật độ nhà cửa sẽ ngày một tăng cao, khi đó gánh nặng ngân sách cho Metro là rất lớn

Hình 1-3: Quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 (Nguồn: MAUR- Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM)

Trang 21

Cả Hà Nội và TP.HCM đều đang đẩy mạnh xây dựng hệ thống đường sắt đô thị để giảm ùn tắc giao thông và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân Tuy nhiên, việc triển khai và hoàn thiện hệ thống đường sắt đô thị là một quá trình dài và phức tạp Ngoài yếu tố kỹ thuật, còn có yếu tố vốn đầu tư, pháp lý, quản lý và hành chính cũng ảnh hưởng tới tiến độ triển khai hệ thống đường sắt đô thị của các thành phố Với sự nỗ lực của các chính quyền địa phương cùng sự hỗ trợ của đối tác nước ngoài, hy vọng trong tương lai gần, các thành phố này sẽ có hệ thống đường sắt đô thị hoạt động tốt Ngoài ra, các yếu tố khác như khả năng tài chính của chính phủ hoặc các đối tác đầu tư, sự đồng thuận và sự hợp tác của các bên liên quan cũng có thể gây ra sự chậm trễ trong việc triển khai các dự án đường sắt đô thị Bên cạnh đó, các yếu tố bất ngờ như thiên tai, đợt suy thoái kinh tế hoặc các vấn đề an ninh cũng có thể ảnh hưởng đến tiến độ triển khai của dự án Tuy nhiên, đi kèm với đó là có nhiều ý kiến cho rằng việc đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị là quá đắt và không hiệu quả, trong khi đất nước chúng ta chỉ mới gia nhập nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình [3]

Dự án xây dựng tuyến metro số 2 dài 11,2 km sẽ trải dài theo đường Cách Mạng Tháng Tám và Trường Chinh tại thành phố Hồ Chí Minh, kết nối khu trung tâm và khu vực phía tây bắc Tổng vốn đầu tư của dự án lên tới gần 48.000 tỉ đồng, trong đó chi phí xây dựng chiếm khoảng gần 40%, chi phí thiết bị chiếm khoảng 14% và chi phí giải phóng mặt bằng là 8% Tuyến metro này sẽ có khả năng chuyên chở tối đa 50.000 hành khách mỗi giờ Để thỏa mãn nhu cầu này, nếu tính theo tỷ lệ phương tiện giao thông trung bình hiện nay ở thành phố, cần khoảng 4.000 ôtô và 35.000 xe máy để vận chuyển số lượng người tương đương Nếu không có tuyến metro, đường Cách Mạng Tháng Tám và Trường Chinh sẽ phải mở thêm 8 làn xe mỗi bên, tức là 16 làn xe cho cả 2 bên, với

Trang 22

chiều rộng tương đương khoảng 56 mét để đảm bảo phù hợp cho lưu lượng xe cá nhân [3]

Hình 1-4: 8 tuyến đường sắt đô thị được quy hoạch tại TP.HCM (Nguồn: MAUR- Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM)

Trang 23

Hình 1-5 : Sức chứa của phương tiện công cộng, phương tiện cá nhân (Nguồn oascities.org)

Để mở rộng 16 làn xe cho 11,2 km suốt dọc 2 tuyến đường cho hành lang đường Trường Chinh từ Cộng Hòa đến Âu Cơ, chi phí đầu tư sẽ ước tính ít nhất là 45.000 tỉ đồng, theo số liệu từ dự án mở rộng đường Trường Chinh Trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng chiếm khoảng 90% tổng chi phí [3]

Khi dự án đường sắt đô thị được đưa vào hoạt động, các lợi ích của nó sẽ vượt trội hơn so với việc xây mới hoặc mở rộng các đường phố Điều này được thể hiện qua việc cải thiện môi trường sống, nâng cao mỹ quan đô thị, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông Ngược lại, việc mở rộng đường bộ có thể dẫn đến tăng số lượng phương tiện cá nhân, đặc biệt là xe hơi, gây ra những vấn đề về giao thông đô thị

Trước áp lực nhu cầu giao thông gia tăng và thiệt hại lớn gây ra bởi nạn kẹt xe, chính quyền thành phố đã đề ra trong Quy hoạch phát triển giao thông và thực hiện đồng thời các chính sách sau để cải thiện tình hình giao thông:

Trang 24

 Phát triển hệ thống đường bộ hành

 Hạn chế phương tiện cá nhân

 Phát triển hệ thống giao thông công cộng (xe buýt và đường sắt đô thị) Trong bài nghiên cứu trên, có một số ý kiến nói đầu tư đường sắt đô thị là quá đắt và không hiệu quả, để chứng minh được tính hiệu quả của một dự án cần có báo cáo tài chính và báo cáo kinh tế - xã hội của dự án, nên việc đề tài nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của đường sắt đô thị đến cuộc sống của người dân tại nơi đặt công trình, nghiên cứu này là ở TP.HCM

Như vậy, xây dựng đường sắt đô thị thành phố Hồ Chí Minh sẽ là một giải pháp tối ưu cho thành phố Hệ thống này sẽ góp phần mang lại nhiều lợi ích, thúc đẩy tăng trưởng của đầu tàu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh do giảm thời

gian di chuyển, giảm tình trạng tắc nghẽn giao thông Do đó, việc xây dựng mô hình động lực phân tích tác động của đường sắt đô thị đến kinh tế - xã hội để quyết định tổng mức đầu tư cho hệ thống qua các năm, để thể hiện trong báo cáo đầu tư và xây dựng

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Đường sắt đô thị đã được chứng minh về mức độ hiệu quả của nó ở các quốc gia phát triển Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích mức độ ảnh hưởng tích cực của đường sắt đô thị về kinh tế - xã hội ở Việt Nam, đặc biệt là ở TP.HCM để các cơ quan thẩm quyền cân nhắc, đánh giá và ưu tiên thực hiện dự án Các phân tích tập trung vào các vấn đề sau:

1 Xác định tác động của việc phát triển tuyến đường sắt đô thị đến các nhân tố kinh tế - xã hội

2 Xây dựng mô hình để xem xét mức độ tác động của việc xây dựng đường sắt đô thị

Trang 25

3 Phân tích các kịch bản, mô phỏng cho các năm tiếp theo khi hệ thống giao thông đường sắt đi vào hoạt động

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Tuyến đường sắt đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và các bên liên quan

1.4 Phạm vi nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: 12 tháng

Không gian thực hiện: Dự án tuyến tàu điện ngầm số 1, Bến Thành – Suối Tiên, và tuyến số 2, Bến Thành – Tham Lương

1.5 Đóng góp của nghiên cứu

Thông qua các kết quả khảo sát và phân tích số liệu thu thập được nghiên cứu đã góp phần:

1.5.1 Đóng góp về mặt thực tiễn

Xác định được tác động về kinh tế - xã hội của việc phát triển đường sắt đô thị để đáp ứng được nhu cầu phát triển hệ thống giao thông, đóng góp cho sự phát triển kinh tế, từ đó thì hỗ trợ cho các cơ sở lý luận cho việc phát triển đường sắt đô thị

1.5.2 Đóng góp về mặt khoa học

Một mô hình động được xây dựng để đánh giá tác động của hệ thống đường sắt đô thị đến nền kinh tế và xã hội trong khu vực dự án Nghiên cứu này sẽ giúp các bên tham gia dự án có cái nhìn tổng quát hơn và đưa ra phương án quản lý hiệu quả hơn trong từng giai đoạn, tránh lãng phí tài nguyên và góp phần vào sự thành công của dự án

Trang 26

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Lập dự án thẩm định đầu tư xây dựng [4]

2.1.1 Nội dung của dự án đầu tư xây dựng công trình:

Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm hai phần chính, đó là thuyết minh và thiết kế cơ sở Trong hình 2-1, thuyết minh dự án có nội dung chia thành bốn phần Phần đầu tiên bao gồm đánh giá nhu cầu thị trường và mục tiêu đầu tư, hình thức đầu tư xây dựng công trình, địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất, điều kiện cung cấp nguyên liệu và các yếu tố khác Phần thứ hai tập trung vào việc mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình, phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất Phần thứ ba đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng chống cháy, nổ và các yêu cầu về an ninh, quốc phòng Cuối cùng, phần thứ tư liên quan đến tổng mức đầu tư của dự án, khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ, phương án hoàn trả vốn, các chỉ tiêu tài chính và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của dự án

Trang 27

Hình 2-1 : Các giai đoạn khảo sát thiết kế và lập dự án đầu tư xây dựng công trình

(Nguồn : [4] )

2.1.2 Đặc điểm của việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình:

Tổng thể, dự án được phân tích kỹ lưỡng từ các khía cạnh kỹ thuật, tài chính, môi trường, kinh tế, thể chế và điều kiện xã hội Ngoài ra, dự án còn được phân tích động, đánh giá suốt cả đời dự án và tính toán cho từng năm hoạt động Điều quan trọng là phải điều tra kỹ càng để xác định được hiệu quả của

Trang 28

dự án Tài liệu đánh giá toàn diện này sẽ được sử dụng cho các cấp phê duyệt dự án Sau khi hoàn thành, dự án đầu tư xây dựng công trình cung cấp cho chúng ta cái nhìn tổng thể về quá trình xây dựng và khai thác công trình trong suốt thời gian tồn tại hoặc vòng đời của dự án

2.2 Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi

Theo điều 1 luật số 62/2020/QH14, “Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi là tài liệu trình bày các nội dung sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và tính hiệu quả của việc đầu tư xây dựng, làm cơ sở quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng.” [5]

Theo điều 52 Văn bản hợp nhất nghị định số 02/VBHN-BXD 07/2020 Luật Xây Dựng Khi quyết định đầu tư xây dựng, chủ đầu tư giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải phù hợp với yêu cầu của từng loại dự án [6]

Theo quy định, việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được áp dụng cho các dự án quan trọng quốc gia, dự án thuộc nhóm A sử dụng vốn đầu tư công, dự án PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư và dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Đầu tư Đối với các dự án khác không nằm trong danh mục trên, việc lập báo cáo này do chủ đầu tư quyết định Việc triển khai lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được thực hiện tuân thủ theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư và các quy định khác có liên quan [6]

2.2.1 Trình tự lập của báo cáo tiền khả thi

Theo điều 9 Nghị định 15/2021, từ việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả

Trang 29

thi để xem xét, quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định cần thực hiện phương án thiết kế sơ bộ Phương án này sẽ được thể hiện trên thuyết minh và bản vẽ, bao gồm các nội dung sau [7]: “

 Bản vẽ thiết kế sơ bộ gồm sơ đồ vị trí và địa điểm khu đất xây dựng, sơ bộ tổng mặt bằng của dự án, bản vẽ thể hiện giải pháp thiết kế sơ bộ công trình chính của dự án.;

 Thuyết minh về quy mô, tính chất của dự án, hiện trạng, ranh giới khu đất, thuyết minh về sự phù hợp với quy hoạch (nếu có), kết nối giao thông, hạ tầng kỹ thuật xung quanh dự án và giải pháp thiết kế sơ bộ;

 Bản vẽ và thuyết minh sơ bộ về dây chuyền công nghệ và thiết bị công nghệ (nếu có).”

Trong quy định của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng cần phải lập sơ bộ tổng mức đầu tư Điều 9 của Nghị định 15/2021 yêu cầu Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cần đưa ra các thông tin sau đối với từng dự án: đáp ứng các điều kiện làm chủ đầu tư đúng quy định của pháp luật (nếu có), dự kiến diện tích đất cần chuyển đổi mục đích sử dụng (nếu có), thuyết minh về việc triển khai dự án đầu tư đáp ứng mục tiêu, định hướng phát triển đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương trong từng giai đoạn (nếu có), sơ bộ cơ cấu sản phẩm nhà ở và dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội, sơ bộ phương án đầu tư xây dựng, quản lý hạ tầng đô thị trong dự án và kết nối với hạ tầng ngoài phạm vi dự án đối với dự án khu đô thị [7]

2.2.2 Nội dung của Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi

Theo điều 53 Văn bản hợp nhất nghị định số 02/VBHN-BXD 07/2020 Luật Xây Dựng [6]: “

1 Sự cần thiết đầu tư và các điều kiện để thực hiện đầu tư xây dựng

Trang 30

2 Dự kiến mục tiêu, quy mô, địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng 3 Nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên

4 Phương án thiết kế sơ bộ về xây dựng, thuyết minh, công nghệ, kỹ thuật và thiết bị phù hợp

5 Dự kiến thời gian thực hiện dự án

6 Sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn; khả năng hoàn vốn,

trả nợ vốn vay (nếu có); xác định sơ bộ hiệu quả kinh tế - xã hội và đánh giá tác động của dự án

7 Đánh giá sơ bộ tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và nội dung khác theo quy định của pháp luật có liên quan

Việc xác định sơ bộ hiệu quả kinh tế - xã hội đã được quy định trong

Nghị định số 02/VBHN-BXD 07/2020 Luật Xây Dựng, đánh giá sơ bộ việc đánh giá tác động của dự án đến kinh tế - xã hội là rất cần thiết để xem xét dự án có tính thực tiễn khi đưa vào khai thác hay không, ảnh hưởng đến con người xung quanh khu vực thế nào.”

2.3 Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án xây dựng

Theo điều 3 trong Nghị định số 02/VBHN-BXD 07/2020 Luật Xây Dựng, “Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế cơ sở được lựa chọn, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư xây dựng.” [6]

2.3.1 Nội dung của Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án xây dựng

Theo điều 54 trong Nghị định nghị định số 02/VBHN-BXD 07/2020 Luật Xây Dựng [6]

Trang 31

“Thiết kế cơ sở được lập để đạt được mục tiêu của dự án, phù hợp với công trình xây dựng thuộc dự án, bảo đảm sự đồng bộ giữa các công trình khi đưa vào khai thác, sử dụng Thiết kế cơ sở gồm thuyết minh và các bản vẽ thể hiện các nội dung sau:

a) Vị trí xây dựng, hướng tuyến công trình, danh mục và quy mô, loại, cấp công trình thuộc tổng mặt bằng xây dựng;

b) Phương án công nghệ, kỹ thuật và thiết bị được lựa chọn (nếu có); c) Giải pháp về kiến trúc, mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng công trình, các kích thước, kết cấu chính của công trình xây dựng;

d) Giải pháp về xây dựng, vật liệu chủ yếu được sử dụng, ước tính chi phí xây dựng cho từng công trình;

đ) Phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài công trình, giải pháp phòng, chống cháy, nổ;

e) Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng và kết quả khảo sát xây dựng để lập thiết kế cơ sở.”

“Các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng gồm: a) Sự cần thiết và chủ trương đầu tư, mục tiêu đầu tư xây dựng, địa điểm xây dựng và diện tích sử dụng đất, quy mô công suất và hình thức đầu tư xây dựng;

b) Khả năng bảo đảm các yếu tố để thực hiện dự án như sử dụng tài nguyên, lựa chọn công nghệ thiết bị, sử dụng lao động, hạ tầng kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, yêu cầu trong khai thác sử dụng, thời gian thực hiện, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng, tái định cư (nếu có), giải pháp tổ chức quản lý thực hiện dự án, vận hành, sử dụng công trình và bảo vệ môi trường;

Trang 32

c) Đánh giá tác động của dự án liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, tái định cư; bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái, an toàn trong xây dựng, phòng, chống cháy, nổ và các nội dung cần thiết khác;

d) Tổng mức đầu tư và huy động vốn, phân tích tài chính, rủi ro, chi phí

khai thác sử dụng công trình, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;

kiến nghị cơ chế phối hợp, chính sách ưu đãi, hỗ trợ thực hiện dự án;

d1) Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, ngoài nội dung quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này phải có thông tin về các loại hình nhà ở, việc thực hiện yêu cầu về nhà ở xã hội (nếu có) Đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị phải có thuyết minh về phương án xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của dự án và kết nối với hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ngoài phạm vi dự án, phương án bàn giao công trình Chính phủ quy định chi tiết điểm này;

đ) Các nội dung khác có liên quan.”

2.3.2 Tham khảo báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh của dự án tuyến tàu điện ngầm số 2 Thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành – Tham Lương [8]

Trang 33

3 Mục tiêu đầu tư xây dựng, sự phù hợp với quy hoạch, mối quan hệ với các dự án khác và sự cần thiết phải đầu tư xây dựng dự án

4 Quy mô và công suất của dự án 5 Kế hoạch vận hành dự án

6 Kế hoạch giải phóng mặt bằng và tái định cư

7 Đánh giá tác động môi trường, an toàn trong xây dựng, phòng, chống cháy, nổ

8 Tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn

9 Phân tích tài chính, đánh giá về kinh tế - xã hội của dự án, các tác động của dự án

10 Quản lý thực hiện dự án 11 Kết luận và kiến nghị

Việc xác định sơ bộ hiệu quả kinh tế - xã hội đã được quy định trong

Nghị định số 02/VBHN-BXD 07/2020 Luật Xây Dựng, đánh giá kỹ hơn tác động của dự án đến kinh tế - xã hội là rất cần thiết để xem xét dự án có đóng góp như thế nào đến đời sống kinh tế, xã hội tại nơi đặt dự án, từ đó thúc đẩy tiến độ, thu hút nguồn vốn đầu tư và khuyến khích, ủng hộ người dân cùng tham gia, tạo điều kiện thuận lợi để đưa dự án vào quá trình vận hành, khai thác

2.4 Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình [4]

2.4.1 Nội dung của Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình

Theo Sách Lập và thẩm định dự án xây dựng của TS Bùi Ngọc Toàn, nội dung của báo cáo kinh tế - kỹ thuật bao gồm:

 Tầm quan trọng của việc đầu tư và mục tiêu xây dựng công trình;

 Vị trí địa lý của công trình xây dựng;

Trang 34

 Kích thước, công suất và cấp bậc của công trình;

 Nguồn tài chính để xây dựng công trình;

 Thời gian hoàn thành xây dựng công trình;

 Hiệu quả công trình;

 Phòng, chống cháy, nổ;

 Bản thiết kế và ước tính chi phí của công trình

Theo điều 55 trong Nghị định số 02/VBHN-BXD 07/2020 Luật Xây Dựng, nội dung báo cáo kinh tế - xã hội được quy định như sau [6]: “

1 Thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ (nếu có) và dự toán xây dựng

2 Các nội dung khác của Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng

gồm thuyết minh về sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng, địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất, quy mô, công suất, cấp công trình, giải pháp thi công xây dựng, an toàn xây dựng, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường, bố trí kinh phí thực hiện, thời gian xây dựng, hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.”

2.4.2 Hồ sơ Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình

Theo Sách Lập và thẩm định dự án xây dựng của TS Bùi Ngọc Toàn, hồ sơ của báo cáo kinh tế - kỹ thuật bao gồm [4]: “

 Đơn của chủ đầu tư

 Bản báo cáo đầu tư

 Một số căn cứ pháp lý cần thiết tối thiểu

 Các ý kiến của các cơ quan và tổ chức có liên quan nếu cần thiết.”

2.5 Những căn cứ xác định sự cần thiết của dự án [4] 2.5.1 Các căn cứ pháp lý

Trang 35

Các căn cứ pháp lý của một dự án:

 Các giấy phép ban đầu từ các cơ quan Nhà nước liên quan đến việc khởi động dự án đầu tư, đặc biệt là cơ quan quản lý trực tiếp của chủ đầu tư

 Tư cách pháp nhân của chủ đầu tư

 Các văn bản pháp quy liên quan đến đầu tư như Luật xây dựng, Luật đất đai, Luật đầu tư, và nhiều văn bản khác

2.5.2 Nhu cầu về việc thực hiện đường lối phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Các dự án đầu tư được tài trợ từ nguồn ngân sách Nhà nước cần phải đáp ứng trực tiếp nhu cầu thực hiện chiến lược và kế hoạch phát triển của đất nước, dựa trên kế hoạch tổng thể phát triển các vùng và ngành kinh tế

Với các dự án đầu tư của các doanh nghiệp, được thực hiện bằng vốn tín dụng hoặc tự có, đường lối và chiến lược phát triển kinh tế xã hội - xã hội của Nhà nước chỉ mang tính chất định hướng

2.5.3 Nghiên cứu về tình hình kinh tế - xã hội của khu vực đặt dự án

Nhằm đáp ứng nhu cầu trong quá trình thi công và vận hành dự án, cần phải tiến hành nghiên cứu về tình hình kinh tế - xã hội của khu vực nơi đặt dự án Nghiên cứu này bao gồm các nội dung sau:

 Đánh giá tình hình kinh tế - xã hội của khu vực đó, bao gồm các chỉ tiêu như tăng trưởng kinh tế, số lượng dân cư, lao động và việc làm, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, và các quy hoạch xây dựng liên quan đến dự án

 Xác định tình hình thị trường liên quan đến sản phẩm của dự án

 Đánh giá khả năng cung cấp vật tư và nhân lực từ địa phương

 Đánh giá tình hình an ninh và ảnh hưởng của dự án đến môi trường văn hóa và xã hội

Trang 36

2.6 Các nghiên cứu ảnh hưởng từ đường sắt đô thị đến kinh tế - xã hội:  Các báo báo nước ngoài:

Năm 2006, M N, Murty and Dhavala, Kishore Kumar and Ghosh, Meenakshi and Singh, Rashmi nghiên cứu phân tích chi phí-lợi ích xã hội của Delhi Metro, tàu điện ngầm Delhi mang lại nhiều lợi ích: giảm ô nhiễm không khí, tiết kiệm thời gian cho hành khách, giảm tai nạn, giảm tắc nghẽn giao thông và tiết kiệm nhiên liệu Có những lợi ích và chi phí gia tăng đối với một số tác nhân kinh tế: chính phủ, các nhà vận tải tư nhân, hành khách, công chúng và lao động phổ thông bằng công cụ ước tính NPEB và IRR [9] Sau đó, năm 2011, Lucia Mejia Dorantes, Antonio Paez, and Jose Manuel Vassallo, đã xem xét yếu tố giá trị đất, khoảng cách đến trạm xe buýt, chi phí bãi đậu xe ảnh hưởng đến hệ thống giao thông đường sắt đô thị [10]

Tiếp theo, vào năm 2017, Yu Sun, Yin Cui cùng đánh giá sự phát triển phối hợp của các lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường của cơ sở hạ tầng giao thông công cộng đô thị tại Trung Quốc, các yếu tố được xem xét theo nghiên cứu này là kinh tế: GDP, doanh thu tài chính, chi tiêu tiêu dùng bình quân của thành thị; xã hội: dân số, mức lương trung bình của nhân viên có việc làm, tỷ lệ thất nghiệp; môi trường: tiếng ồn, lượng CO2 trong không khí [11] Việc phân tích này lại được Xiao Fu và Yu Gu phân tích tiếp luồng hành khách và thời gian di chuyển của tàu điện ngầm, kết quả cho thấy tuyến tàu điện ngầm ảnh hưởng đến lưu lượng hành khách, thời gian di chuyển và độ tin cậy của thời gian di chuyển trong mạng lưới tàu điện ngầm và có những tác động khác nhau đến các loại hành khách khác nhau, nghiên cứu được thực hiện vào năm 2018 [12]

Gần đây, năm 2021, phân tích lợi ích chi phí của dự án mở rộng tuyến tàu điện ngầm số 3 Athens, các yếu tố gây ảnh hưởng đến dự án được tác giả đề cập trong nghiên cứu là giá trị của thời gian di chuyển, chi phí vận hành xe, giá

Trang 37

trị của chi phí tai nạn, chi phí ô nhiễm không khí, chi phí ô nhiễm tiếng ồn [13] Mới nhất, trong năm 2022, nhóm Sharaf AlKheder , Waleed Abdullah , Hussain Al Sayegh nghiên cứu kinh tế - xã hội để thiết lập một tàu điện ngầm thân thiện với môi trường ở Kuwait Phân tích và định lượng việc cắt giảm chi phí hoạt động của các phương thức vận tải khác, thời gian di chuyển, tỷ lệ tai nạn, ô nhiễm môi trường Tất cả những yếu tố này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân Kuwait và là lý do chính để thực hiện dự án này [14]

 Các nghiên cứu, báo cáo trong nước:

Khi lập báo cáo tiền khả thi, khả thi của dự án đường sắt đô thị, phần tác động đến kinh tế xã hội cũng đã được đề cập đến

Điển hình trong báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh của dự án tuyến tàu điện ngầm số 2 Thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành – Tham Lương, tại phần 5 mục 9, đánh giá kinh tế - xã hội, đã đề cập , xem xét đánh giá, chi phí: đầu tư, vận hành so với lợi ích của dự án: tiết kiệm thời gian, chi phí phương tiện, giảm lượng Carbon Dioxide, giảm thương vong, tạo việc làm [8] Bên cạnh công ty thiết kế giao thông vận tải phía Nam, trước đó vào tháng 11 năm 2010 báo cáo sử dụng Quỹ đặc biệt hỗ trợ kỹ thuật, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) cũng đề cập đến chi phí đầu tư, vận hành, bảo dưỡng của dự án ảnh hưởng đến an toàn xã hội và môi trường, kinh tế và tài chính Trong báo cáo này cũng đề cập đến tỷ lệ đầu tư vào đường sắt đô thị giữa nguồn vốn Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) với Đầu tư công [15] Trước báo cáo tháng 11 của năm 2010, thì các yếu tố này cũng xuất hiện trong báo cáo của ADB vào tháng 02 năm 2010 báo cáo sử dụng Quỹ đặc biệt Nhật Bản [16], tháng 07 năm 2021 Báo cáo tài chính của dự án đã được kiểm toán [17]

Năm 2018, Cơ Quan Hợp Tác Quốc Tế Nhật Bản (Jica) đã xem xét các yếu tố như số lượng khách lên tàu, lưu lượng khách, khoảng cách trung bình, giá vé, số lượng chuyến, tác động đến số lượng phương tiện cá nhân, so sánh

Trang 38

thời gian di chuyển, chi phí sử dụng phương tiện cá nhân so với đường sắt đô thị được phân tích trong Nghiên cứu Khảo sát Ban đầu Dự án Đầu tư Xây dựng Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh Tuyến 3A Giai Đoạn 1 (Bến Thành – Bến xe Miền Tây) [18] Cùng các yếu tố trên, cũng được phân tích cho tuyến Metro Số 4b Giai Đoạn 1 (Lăng Cha Cả - Sân Bay Tân Sơn Nhất), do nối vào sân bay nên tuyến này thêm một vài yếu tố liên quan đến lượng khách du lịch hằng năm đến, đi tại sân bay và quy hoạch của sân bay [19]

Vào năm 2019, trong báo cáo Giải quyết Vấn đề Biến đổi Khí hậu trong ngành Giao thông Vận tải, Tập 1: Lộ trình Hướng tới Vận tải Phát thải Các-bon Thấp, cũng đã đánh giá tác động của tuyến Metro số 1 đến môi trường, bái báo đã nên ra chi phí đầu tư, vận hành, nhiên liệu, bảo trì tác động đến môi trường để thúc đẩy phát triển phương tiện điện tại TP.HCM [20] Ngoài các yếu tố trên, sự tăng trưởng dân số quanh khu vực các ga, giá trị nhà đất gần các tuyến Metro, nhu cầu cho thuê văn phòng dọc tuyến đường sắt đô thị, mở các hệ thống cửa hàng buôn bán tại nơi giao nhau giữa các tuyến cũng được xem xét và phân tích trong Khảo sát thu thập số liệu Nghiên cứu kéo dài Tuyến ĐSĐT số 2 Hà Nội lên phía Bắc, do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) soạn thảo [21]

2.7 Công cụ sử dụng mô phỏng và phân tích System Dynamics 2.7.1 Hệ thống động lực (System Dynamics)

Hệ thống động là một phương pháp nghiên cứu các hệ thống phức tạp bằng cách đánh giá tác động của vòng lặp phản hồi nội tại và thời gian trì hoãn đến toàn bộ hệ thống Phương pháp này được sử dụng để mô tả thực tế bằng cách sử dụng các biến kho và tác động của chúng Điều đặc biệt của hệ thống động đó là nó phản ánh các tương tác phức tạp giữa các thành phần của hệ thống và sự ảnh hưởng của chúng lên nhau [22]

Trang 39

System dynamics là phương pháp để phát triển mô phỏng, thường là mô hình mô phỏng máy tính, để giúp chúng ta tìm hiểu về độ phức tạp động, hiểu các nguồn kháng chính sách và thiết kế các chính sách hiệu quả hơn (Sterman, 2000) [23]

SD là một phương pháp hiệu quả để mô hình hóa và phân tích các biến tương tác phức tạp, động và tương tác phi tuyến tính và được sử dụng trong nghiên cứu này như một công cụ để mô phỏng dự án ĐSĐT ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội như thế nào tại nơi đặt dự án trong tương lai

Theo Garcia, J M (2006), System Dynamics là một công cụ được sử dụng để phân tích sự thay đổi của các yếu tố trong thời gian bằng cách sử dụng các phương pháp giới hạn hoặc phương trình vi phân Hệ thống được xây dựng từ một tập hợp các yếu tố liên quan đến nhau, và mỗi sự thay đổi của một yếu tố có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống Để nghiên cứu một hệ thống bằng công cụ System Dynamic, chúng ta cần định nghĩa các yếu tố cấu thành và quan hệ giữa chúng, hình 3-2

Hình 2-2 : Mô hình minh họa hệ thống động [22]

Quan hệ nhân quả: Với các biến và giả thiết có được, chúng ta thể hiện

mới quan hệ giữa chúng dạng sơ đồ minh họa như sau:

Trang 40

 Quan hệ tích cực: Khi biết A tăng, kéo theo biến B cũng tăng theo và

ngược lại

 Quan hê tiêu cực: Khi biết A tăng sẽ khiến biến B giảm và ngược lại

Vòng hồi tiếp (Feedback): Theo Garcia, J M (2006), vòng lặp hay vòng

hồi tiếp là một chuỗi các mối sự kiện kín có liên quan với nhau Có 2 loại vòng lặp, vòng hồi tiếp:

 Vòng hồi tiếp đồng biến (vòng hồi bất ổn định)

 Vòng hồi tiếp nghịch biến (vòng hồi tiếp cân bằng)

Hình 2-3 : Vòng hồi tiếp [22]

Trong mạng lưới, vòng hồi tiếp được gọi là đồng biến nếu số lượng mối quan hệ nghịch biến là một số chẵn, như vòng lặp ABECA trong hình 3-3 [22] Ngược lại số mối quan hệ nghịch biến là số lẻ thì ta có vòng hồi tiếp nghịch biến Do đó, vòng lặp DBED và ABDA là đồng biến (cần chú ý ABDA có chiều mũi tên và dấu khác hướng nên ta phải đổi dấu)

Trong hệ thống thực tại luôn hàm chứa cả 2 vòng lặp, trong một thời điểm nhất định hệ thống sẽ theo xu hướng của vòng lặp trội hơn

Ngày đăng: 30/07/2024, 17:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN