ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH LÝ VIÊM KHỚP CỘT SỐNG TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ NĂM 2024 Nhóm sinh viên thực hiện: 1
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH LÝ VIÊM KHỚP CỘT SỐNG TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
HUẾ NĂM 2024
Nhóm sinh viên thực hiện:
1 Trần Hữu Hồng Nguyễn
2 Võ Trí Nhân
3 Ngô Thị Thuỳ Nhân
4 Nguyễn Yến Nhã
5 Lê Thị Lệ Như
6 Nguyễn Thị Cẩm Nhung
7 Nguyễn Thị Kiều Oanh
8 Synuansombat Paphaphone
9 Huỳnh Tấn Phát
10 Sô Tuyết Siêu
11 Nguyễn Thế Tân
12 Nguyễn Xuân Tân
Huế - 2024
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Trang 4DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CRP (C- reactive protein) : Protein phản ứng C
MAIT : Tế bào T bất biến liên quan đến niêm mạc
nr- axSpA : Viêm cột sống thể trục chưa có tổn thương trên
X- quang
Trang 5MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Đại cương về viêm khớp cột sống 3
1.2 Tình hình nghiên cứu về bệnh lý viêm khớp cột sống 16
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1 Đối tượng nghiên cứu 19
2.2 Phương pháp nghiên cứu 19
2.3 Nội dung và các biến số nghiên cứu 20
2.4 Phương pháp thu thập số liệu 25
2.5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 27
2.6 Đạo đức nghiên cứu 28
Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
3.1 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 29
3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của bệnh lý viêm khớp cột sống .34
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN 40
4.1 Dự kiến kết luân 40
4.2 Dự kiến kiến nghị 40
4.3 Kế hoạch thực hiện 40
Trang 6TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Cách xác định mức độ gắng sức trong hoạt động thể lực 23
Bảng 3.1 Tỷ lệ các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 29
Bảng 3.2 Đặc điểm thể bệnh của đối tượng nghiên cứu 29
Bảng 3.3 Đặc điểm của VKCS theo tiêu chuẩn ASAS 30
Bảng 3.4 Đặc điểm triệu chứng ổ khớp của từng thể VKCS 31
Bảng 3.5 Đặc điểm các xét nghiệm sinh hóa 32
Bảng 3.6 Đặc điểm chỉ số viêm theo thời điểm chẩn đoán bệnh 32
Bảng 3.7 Tổn thương khớp cùng chậu trên XQuang của từng thể VKCS 32
Bảng 3.8 Tổn thương khớp cùng chậu trên MRI của từng thể VKCS 33
Bảng 3.9 Mức độ hoạt động bệnh của nhóm bệnh VKCS chẩn đoán lần đầu 34
Bảng 3.10 Mối liên quan giữa tuổi và mức độ hoạt động của bệnh lý viêm khớp cột sống 34
Bảng 3.11 Mối liên quan giữa giới tính và mức độ hoạt động của bệnh lý viêm khớp cột sống 35
Bảng 3.12 Mối liên quan giữa trình độ học vấn và mức độ hoạt động của bệnh lý viêm khớp cột sống 35
Bảng 3.13 Mối liên quan giữa kết quả HLA- B27 và mức độ hoạt động của bệnh lý viêm khớp cột sống 36
Bảng 3.14 Mối liên quan giữa kết quả IL- 17/ IL- 23 và mức độ hoạt động của bệnh lý viêm khớp cột sống 36
Bảng 3.15 Mối liên quan giữa mức độ hoạt động thể lực và mức độ hoạt động của bệnh lý viêm khớp cột sống 37
Bảng 3.16 Mối liên quan giữa chỉ số BMI và mức độ hoạt động của bệnh lý viêm khớp cột sống 37
Bảng 3.17 Mối liên quan giữa vòng bụng và mức độ hoạt động của bệnh lý viêm khớp cột sống 38
Bảng 3.18 Mối liên quan giữa tiền sử gia đình và mức độ hoạt động của bệnh lý viêm khớp cột sống 38
Bảng 3.19 Mối liên quan giữa tiền sử bản thân và mức độ hoạt động của bệnh lý viêm khớp cột sống 39
Bảng 4.1 Thời gian biểu các hoạt động 41
Trang 8DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Độ 0 8
Hình 1.2 Độ 1 và độ 2 8
Hình 1.3 Độ 3 9
Hình 1.4 Độ 4 9
Hình 1.5 Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp cột sống thể trục theo ASAS 12
Hình 1.6 Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp cột sống thể ngoại biên theo ASAS 13
Hình 2.1 Sơ đồ khung lý thuyết nghiên cứu 22
Trang 9ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm khớp cột sống- Spondyloarthritis (SpA) là một khái niệm đại diện cho một nhóm rối loạn liên quan đến nhau bao gồm các bệnh lý về khớp và cột sống, với các biểu hiện lâm sàng đa dạng và ảnh hưởng lên nhiều cơ quan khác nhau Nhóm này bao gồm: Viêm cột sống dính khớp (AS), Viêm khớp phản ứng (ReA), Viêm khớp vảy nến (PsA), Viêm khớp SpA liên quan đến bệnh Viêm ruột (IBD) và Viêm cột sống chưa định loại (uSpA) với các đặc điểm lâm sàng nổi bật như viêm các khớp trục (đặc biệt là khớp cùng chậu), viêm khớp ít đối xứng (đặc biệt ở chi dưới), viêm ngón, viêm điểm bám gân và các đặc điểm khác bao gồm tổn thương tại
da, bộ phận sinh dục, viêm màng bồ đào và IBD Về mặt di truyền, các bệnh SpA
có liên quan đến các kháng nguyên bạch cầu người HLA- B27 Theo Hiệp hội Viêm cột sống Quốc tế (ASAS) phân Viêm cột sống làm 2 loại: Viêm cột sống thể trục (axSpA), Viêm cột sống thể ngoại vi (pSpA) [1]
Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp cột sống
và tỷ lệ này có sự khác biệt giữa các khu vực được báo cáo Trong một nghiên cứu hồi quy tổng hợp của Carmen Stolwijk và cộng sự năm 2015 cho thấy tỷ lệ lưu hành của SpA dao động từ 0,20% ở Đông Nam Á đến 1,61% ở các cộng đồng Bắc Cực;
tỷ lệ mắc bệnh viêm cột sống dính khớp (AS) từ 0,02% ở châu Phi cận Sahara đến 0,35% ở các cộng đồng Bắc Cực; và tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp vẩy nến (PsA) từ 0,01% ở Trung Đông đến 0,19% ở Châu Âu Đối với các phân nhóm SpA khác, có quá ít nghiên cứu để tiến hành phân tích tổng hợp, nhưng ước tính tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp phản ứng (trong khoảng 0,0- 0,2%), SpA liên quan đến bệnh viêm ruột (trong khoảng 0,0- 0,1%) và SpA không phân biệt (khoảng 0,0- 0,7%) nhìn chung là thấp [2] Tuy nhiên tại Việt Nam vẫn chưa có thống kê cụ thể về tỷ lệ lưu hành viêm khớp cột sống Theo nghiên cứu cắt ngang của Nguyễn Thanh Kim Huệ và cộng sự
Trang 10trên 54 bệnh nhân nữ chẩn đoán Viêm khớp cột sống theo tiêu chuẩn ASAS 2009 và ASAS 2011 ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân viêm khớp cột sống thể trục là 59,3%, thể ngoại vi là 40,7% [3]
Biểu hiện lâm sàng của viêm khớp cột sống rất đa dạng, trong nghiên cứu của Tomero E (2014), biểu hiện cơ xương khớp hay gặp nhất là đau lưng mãn tính (75%), đau mông cũng là biểu hiện thường gặp với tỷ lệ 30%, theo sau là viêm khớp ngoại biên 18%, viêm gân gót 23%, vảy nến 14%, viêm ngón 8%, ngoài ra còn có các biểu hiện như viêm màng bồ đào, viêm ruột mạn tính, viêm điểm bám tận, viêm niệu đạo và cổ tử cung [4] Viêm khớp cột sống còn biểu hiện trên các xét nghiệm cận lâm sàng với: HLA- B27 dương tính chiếm tỷ lệ 63,5%, tăng chỉ số viêm CRP và tốc độ lắng máu ESR là 48,5% hay các tổn thương khớp cùng chậu trên X- quang là 25,0% và trên MRI là 63,8% theo nghiên cứu của Sepriano [5]
Có thể thấy Viêm cột sống là một bệnh lý khá phổ biến trên toàn thế giới, với các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng biểu hiện rất đa dạng Để có thể chẩn đoán sớm, tiên lượng và điều trị phù hợp cho từng thể bệnh SpA thì việc đánh giá các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng rất quan trọng Tuy nhiên độ chậm trễ trong chẩn đoán vẫn còn khá cao, với khoảng thời gian trung bình từ khi khởi phát triệu chứng đến khi chẩn đoán là 5,7 năm [6], [7] ở Châu Âu và thậm chí có thể lâu hơn ở Hoa Kỳ [8] Hơn nữa tại Việt Nam còn rất ít nghiên cứu về viêm khớp cột sống
Vậy nên, nhóm thực hiện đề tài “Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh lý viêm khớp cột sống tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế năm 2024” với các mục tiêu sau:
1 Mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm khớp cột sống ở bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược Huế năm 2024.
2 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của bệnh lý viêm khớp cột sống ở bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược Huế năm 2024.
Trang 11TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Dougados, M., & Baeten, D (2011) Spondyloarthritis The Lancet, 377(9783), 2127-2137
2 Stolwijk Carmen, et al (2012), "Epidemiology of Spondyloarthritis", Rheumatic Disease Clinics 38(3), pp 441-476
3 Thanh Kim Huệ, N ., & Thị Phương Thủy, N (2022) ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH VIÊM KHỚP CỘT SỐNG Ở BỆNH NHÂN NỮ GIỚI Tạp Chí Y học Việt Nam, 520(1A)
4.Tomero Eva, et al (2014), "Performance of the Assessment of Spondyloarthritis International Society criteria for the classification of spondyloarthritis in early spondyloarthritis clinics participating in the ESPERANZA programme", Rheumatology 53(2), pp 353-360
5.Sepriano A., et al (2016), "Predictive validity of the ASAS classification criteria for axial and peripheral spondyloarthritis after follow-up in the ASAS cohort: a final analysis", Ann Rheum Dis 75(6), pp 1034-42
6 Redeker I, Callhoff J, Hoffmann F, et al Determinants of diagnostic delay in axial spondyloarthritis: an analysis based on linked claims and patient-reported survey data Rheumatology 2019; 58: 1634–1638
7 Garrido-Cumbrera M, Navarro-Compan V, Bundy C, et al Identifying parameters associated with delayed diagnosis in axial spondyloarthritis: data from the European map of axial spondyloarthritis Rheumatology 2021; 61: 705–712
8 Danve A, Deodhar A Axial spondyloarthritis in the USA: diagnostic challenges and missed opportunities Clin Rheumatol 2019; 38: 625–634
9 Braun, J., & Sieper, J (2007) Ankylosing spondylitis The Lancet, 369(9570), 1379-1390
10 Furst, D E., & Louie, J S (2019) Targeting inflammatory pathways in axial spondyloarthritis Arthritis research & therapy, 21(1), 1-15
Trang 1211 Nissen M J (2016) Concept général et pathogenèse des spondylarthropathies [General concepts and pathogenesis of the spondyloarthropathies] Revue medicale suisse, 12(509), 485–489
12 Tsukazaki, H., & Kaito, T (2020) The Role of the IL-23/IL-17 Pathway in the Pathogenesis of Spondyloarthritis International Journal of Molecular Sciences, 21(17), 6401
13 Akgul, O., & Ozgocmen, S (2011) Classification criteria for spondyloarthropathies World Journal of Orthopedics, 2(12), 107
14 Calin, A., Porta, J., Fries, J F., & Schurman, D J (1977) Clinical history as a screening test for ankylosing spondylitis JAMA, 237(24), 2613–2614
15 López-Medina, C., Moltó, A., & Dougados, M (2020) Peripheral manifestations in spondyloarthritis and their effect: an ancillary analysis of the ASAS-COMOSPA study The Journal of rheumatology, 47(2), 211-217
16 Schett, G., Lories, R J., D'Agostino, M A., Elewaut, D., Kirkham, B., Soriano,
E R., & McGonagle, D (2017) Enthesitis: from pathophysiology to treatment Nature reviews rheumatology, 13(12), 731-741
17 Heuft-Dorenbosch, L., Spoorenberg, A., Tubergen, A.V., Landewé, R.B., Tempel, H.V., Mielants, H., Dougados, M., & Heijde, D.V (2003) Assessment of enthesitis in ankylosing spondylitis Annals of the Rheumatic Diseases, 62, 127
-132
18 Yu T D et al(2020) "Overview of the clinical manifestations and elasication
of spondyloarthritis", Uptodate
19 Alessandro Mathieu et al The interplay between the geographic distribution of HLA-B27 alleles and their role in infectious and autoimmune diseases: A unifying hypothesis
20 Joachim Sieper & Désirée v d Heijde Nonradiographic axial spondyloarthritis: New definition of an old disease?
21 B Amor et al Predictive factors for the long term outcome of spondyloarthropathies
Trang 1322 Van der Linden S, Valkenburg HA, Cats A Evaluation of diagnostic criteria for ankylosing spondylitis A proposal for modification of the New York criteria
23 Weber U, Lambert RGW, Ostergaard M, Hodler J, Pedersen SJ, Maksymowych
WP The diagnostic utility of magnetic resonance imaging in spondylarthritis
24 Sieper J et al The Assessment of SpondyloArthritis international Society (ASAS) handbook: a guide to assess spondyloarthritis
25 Rudwaleit M., et al (2011), "The Assessment of SpondyloArthritis International Society classification criteria for peripheral spondyloarthritis and for spondyloarthritis in general", Ann Rheum Dis 70(1), pp 25-31
26 van der Linden S., Valkenburg H A., Cats A (1984), "Evaluation of diagnostic criteria for ankylosing spondylitis A proposal for modification of the New York criteria", Arthritis Rheum 27(4), pp 361-8
27 Ramiro, S., Nikiphorou, E., Sepriano, A., Ortolan, A., Webers, C., Baraliakos, X., & Van Der Heijde, D (2023) ASAS-EULAR recommendations for the management of axial spondyloarthritis: 2022 update Annals of the rheumatic diseases, 82(1), 19-34
28 Ward M.M et al, “American college of rheumatology/spondylitis association of america/spondyloarthritis research and treatment network 2015 recommendations for the treatment of ankylosing spondylitis and non radiographic axial spondyloarthritis” Arthritis Care & Research, 68(2), pp 151-166
29 Sieper, J., & Poddubnyy, D (2017) Axial spondyloarthritis The Lancet, 390(10089), 73-84
30 Nguyễn Thị Ngọc Lan (2016), Bệnh học Cơ xương khớp Nội khoa, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, tr.114-127
31 Hoàng Thị Đức Ngàn - Viện Dinh dưỡng (2021), Khuyến nghị về hoạt động thể lực và cách xác định mức độ gắng sức của hoạt động thể lực, truy cập ngày
https://viendinhduong.vn/vi/tin-tuc -su-kien-noi-bat/khuyen-nghi-ve-hoat-dong-the-luc-va-cach-xac-dinh-muc-do-gang-suc-cua-hoat-dong-the-luc.html
Trang 1432 Weir C B và A Jan (2023), "BMI Classification Percentile And Cut Off Points", StatPearls, StatPearls Publishing Copyright © 2023, StatPearls Publishing LLC., Treasure Island (FL)
33 Nguyễn Trọng Hưng, Bùi Thị Thuý, Ngô Thị Thu Huyền (2020), “Hội chứng chuyển hóa của người trưởng thành đến khám tại viện dinh dưỡng”, Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, Tập 17, Số 4
34 Bộ Y tế (2022), Hướng dẫn và chẩn đoán bệnh béo phì, truy cập ngày 11/04/2024,tại trang web https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Quyet- dinh-2892-QD-BYT-2022-tai-lieu-Huong-dan-chan-doan-va-dieu-tri-benh-beo-phi-533849.aspx
35 Rudwaleit M, van der Heijde D, Landewé R, Listing J, Akkoc N, Brandt J, et
al The development of Assessment of SpondyloArthritis international Society classification criteria for axial spondyloarthritis (part II): validation and final selection Ann Rheum Dis 2009;68:777–83
Trang 15PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU
“Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh viêm khớp cột sống”
Bệnh viện:………
Mã bệnh nhân:…………
I PHẦN HÀNH CHÍNH: 1 Giới tính: ☐ Nam ☐ Nữ 2 Tuổi:……….
3 Địa chỉ:………
4 Nghề nghiệp:……….
5 Cân nặng:………
6 Chiều cao:………
II THỂ BỆNH: 1 Thể bệnh viêm khớp cột sống theo ASAS: ☐ VKCS thể trục ☐ VKCS thể ngoại biên 2 Lần chẩn đoán: ☐ Lần đầu ☐ Tái khám lần thứ………
III TIỀN SỬ:
1 Tiền sử gia đình mắc các bệnh VCSDK, VMBĐ, IBD, Vảy nến, VKPU:
☐ Có ☐ Không
2 Tiền sử bản thân mắc VMBĐ: ☐ Có ☐ Không
3 Tiền sử bản thân mắc IBD: ☐ Có ☐ Không
4 Tiền sử bản thân mắc vảy nến: ☐ Có ☐ Không
5 Tiền sử bản thân mắc VKPU: ☐ Có ☐ Không
IV ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG:
1 Bệnh lý tại xương khớp:
1.1 Đau lưng kiểu viêm: ☐ Có ☐ Không
1.2 Viêm khớp ngoại biên: ☐ Có ☐ Không
1.2.1 Khớp viêm ưu thế: ☐ Chi dưới ☐ Chi trên ☐ Không