1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luan an tom tat viet nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân được phẫu thuật thay van động mạch chủ

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân được phẫu thuật thay van động mạch chủ
Tác giả Trần Thị Ngọc Lan
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Đức Hải, PGS.TS. Trần Văn Riệp
Trường học Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108
Chuyên ngành Nội khoa
Thể loại Luận án Tiến sĩ Y học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 679,59 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÕNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƢỢC LÂM SÀNG 108 TRẦN THỊ NGỌC LAN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, SIÊU ÂM ĐÁNH DẤU MÔ CƠ TIM Ở BỆNH NHÂN ĐƢ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÕNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƢỢC LÂM SÀNG 108

TRẦN THỊ NGỌC LAN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, SIÊU ÂM ĐÁNH DẤU MÔ CƠ TIM Ở BỆNH NHÂN ĐƢỢC PHẪU THUẬT THAY VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ

Ngành/chuyên ngành : Nội khoa/Nội Tim mạch

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108

Người hướng dẫn khoa học:

1.PGS.TS NGUYỄN ĐỨC HẢI 2 PGS.TS TRẦN VĂN RIỆP

Phản biện:

1 2 3

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại: Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược Lâm sàng 108

Vào hồi giờ ngày tháng năm 2024

Có thể tìm hiểu luận án tại:

1 Thư viện Quốc gia Việt Nam 2 Thư viện Viện NCKH Y Dược lâm sàng 108

Trang 3

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh lý van động mạch chủ (ĐMC) hiện nay còn phổ biến trên thế giới trong đó có Việt Nam Phẫu thuật thay van là phương pháp chủ đạo trong điều trị bệnh lý van ĐMC Siêu âm tim là thăm dò tiêu chuẩn trong chẩn đoán và theo dõi các bệnh nhân trước và sau phẫu thuật thay van Phân suất tống máu thất trái (EF) dưới 50% được coi là một tham số khách quan để chỉ định phẫu thuật thay van Tuy nhiên, việc sử dụng EF có thể dẫn đến việc giải thích sai về sinh lý bệnh của rối loạn chức năng cơ tim EF bị suy giảm có thể là thứ phát do sự không phù hợp với hậu gánh trong khi khả năng co bóp cơ tim vẫn bình thường Ngược lại, EF có thể bình thường nhưng co bóp cơ tim bị suy giảm do sự phát triển bù trừ của phì đại thất trái EF thường chỉ phát hiện sự suy giảm co bóp cơ tim khi đã có biến chứng phì đại xơ hóa hoặc giãn buồng tim Ở giai đoạn này, tái cấu trúc thất trái được đặc trưng bởi xơ hóa cơ tim tiến triển sẽ khó hồi phục sau phẫu thuật Sức căng dọc thất trái (GLS) trên siêu âm đánh dấu mô cơ tim 2D là một thông số giúp phát hiện sớm sự suy giảm chức năng tim Vậy GLS có vai trò như thế nào trong việc chẩn đoán và theo dõi các bệnh nhân bệnh van ĐMC được phẫu thuật thay van là một vấn đề cần thiết mà chưa có một nghiên cứu nào tại Việt Nam đề cập đến

Vì thế chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm àng, cận lâm àng, iêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân đƣợc phẫu thuật thay van động mạch chủ” nhằm các mục tiêu sau:

1 Khảo sát sự biến đổi đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và sức căng dọc thất trái trên siêu âm đánh dấu mô cơ tim 2D ở bệnh nhân phẫu thuật thay van động mạch chủ được theo dõi trong 6 tháng

2 Tìm hiểu mối liên quan của sức căng dọc thất trái siêu âm đánh dấu mô cơ tim 2D với một số thông số siêu âm tim và lâm sàng ở bệnh nhân phẫu thuật thay van ĐMC được theo dõi trong 6 tháng

B cục của luận án: Luận án có 136 trang, bao gồm các phần: đặt

vấn đề (2 trang), tổng quan (33 trang), đối tượng và phương pháp nghiên cứu (25 trang), kết quả (32 trang), bàn luận (39 trang), kết luận (2 trang), kiến nghị (1 trang) Luận án có 41 bảng, 7 biểu đồ, 12 hình, 153 tài liệu tham khảo, trong đó có 8 tài liệu tiếng việt và 145

tài liệu tiếng anh

Trang 4

Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Đại cương về bệnh lý van động mạch chủ (ĐMC):

Bệnh van ĐMC thường gặp là hẹp chủ đơn thuần (HC) hoặc hở chủ đơn thuần (HoC) Nguyên nhân thường do hậu thấp, thoái hoá hoặc bẩm sinh Bệnh có thể diễn biến trong thời gian dài không có triệu chứng cơ năng Diễn biến sẽ xuống dốc nhanh chóng khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng

1.1.1 Sinh lý bệnh: HC hoặc HoC gây phì đại thất trái (TT) Sự gia

tăng tiêu thụ oxy cơ tim kèm với giảm cung cấp oxy cơ tim sẽ làm thiếu máu cơ tim Tổn thương thiếu máu dưới nội mạc thất trái bị ảnh hưởng sớm hơn Sức căng dọc thất trái ( GLS) bị chi phối chủ yếu bởi lớp dưới nội mạc nên sẽ suy giảm sớm hơn EF (chủ yếu được chi

phối bởi các sợi hướng tâm)

1.1.2 Triệu chứng lâm sàng: mệt mỏi, khó thở, đau thắt ngực, và

các triệu chứng của suy tim giai đoạn cuối Ngoài ra ở bệnh nhân HC

còn gặp các triệu chứng: choáng, ngất, đột tử

1.1.3 Điện tâm đồ: Dấu hiệu dầy thất trái 1.1.4 Siêu âm tim: giúp chẩn đoán xác định và chẩn đoán nguyên

nhân; đánh giá mức độ; đánh giá hình thái van ĐMC; hậu quả của nó

đối với chức năng TT; áp lực động mạch phổi; các tổn thương phối

hợp; theo dõi tiến triển của bệnh lý van ĐMC, đánh giá hoạt động của van nhân tạo

1.1.5 Chẩn đoán Hẹp van ĐMC khít: Theo khuyến cáo của hội siêu âm tim

Hoa Kỳ, nếu có bất kỳ một trong ba tiêu chí: diện tích van <1cm2, vận tốc dòng chảy tối đa ≥4m/s, hoặc chênh áp trung bình ≥40

mmHg đều có thể gợi ý là HC khít

Hở van ĐMC nhiều: Theo ACC 2020, Hở van ĐMC nhiều

nếu có một trong các tiêu chí: chiều rộng dòng hở >45% đường ra thất trái; Đường kính hở chủ tại gốc (VC) >6 mm; thể tích hở (RVol) ≥ 45ml/nhịp, phân số hởn (RF) ≥ 40%, Diện tích lỗ hở hiệu dụng (ERO) ≥0,2 cm2

1.1.6 Điều trị bệnh lý van ĐMC

- Điều trị nội khoa: có thể cải thiện triệu chứng nhưng không

cải thiện tiên lượng người bệnh Khi đã xuất hiện triệu chứng thì cần

phải phẫu thuật

Trang 5

- Nong van ĐMC bằng bóng: Kết quả trước mắt và lâu dài không thật tốt, khoảng 90% bị hẹp tái phát sau một năm

- Thay van ĐMC qua da: Giá thành cao vẫn là rào cản lớn - Phẫu thuật thay van ĐMC: Là kỹ thuật cắt bỏ van bị tổn

thương, thay vào đó một van nhân tạo Chỉ định phẫu thuật theo

ACC/AHA 2020 - Điều trị suy tim phẫu thuật: thuốc nền tảng cải thiện tiên lượng và các thuốc cải thiện triệu chứng (ACC 2020)

1.2 Siêu âm đánh dấu mô cơ tim 2D trong đánh giá ức căng dọc thất trái ở bệnh nhân bệnh van ĐMC đƣợc phẫu thuật thay van

Nguyên lý: Một đoạn nào đó của mô cơ tim thể hiện trên hình

ảnh siêu âm như một mẫu gồm những phần tử có màu xám gọi là mô hình đốm Các đốm này tạo ra do sự tương tác và phản chiếu của chùm tia siêu âm với chuyển động của mô cơ tim Mô hình đốm được theo dõi ở từng khung hình, là duy nhất cho từng phân vùng cơ tim và nó tương đối ổn định trong suốt chu kỳ tim Nếu vị trí của đoạn cơ tim trên hình ảnh siêu âm tim thay đổi, vị trí của các đốm siêu âm sẽ thay đổi theo Sự dịch chuyển của mô hình đốm này được coi như tuân theo chuyển động của cơ tim và sự thay đổi giữa các đốm thể hiện sự biến dạng của cơ tim (sức căng cơ tim)

Sức căng dọc thất trái (Global Longitudinal Strain: GLS)

được định nghĩa là phân số thay đổi chiều dài so với chiều dài ban đầu, tức là tổng biến dạng trong chu kỳ tim so với chiều dài ban đầu khi bắt đầu chu kỳ tim Điều này ngụ ý rằng sự rút ngắn theo chiều dọc (tâm thu) dẫn đến sức căng âm tính Thuật ngữ sức căng toàn thể nói lên trung bình sức căng của tất cả các đoạn Sức căng không có đơn vị và được mô tả bằng phần trăm

Khi bệnh lý van ĐMC ở giai đoạn đầu, cơ tim ở vùng giữa và vùng dưới thượng tâm mạc chưa bị ảnh hưởng trong khi lớp dưới nội mạc đã bị tổn thương do thiếu máu nội mạc Do vậy, ở giai đoạn sớm, sức căng chu vi và biến dạng xoắn của thất trái còn được duy trì bình thường, giúp bảo tồn chức năng bơm và phân suất tống máu thất trái trong khi GLS được chi phối chủ yếu bởi lớp dưới nội mạc sẽ suy

giảm GLS là sức căng quan trọng nhất vì về giải phẫu: thất trái có

70% cơ tim chạy theo chiều dọc

Giá trị bình thường của GLS là -18,9± 2,5%(Hội Siêu âm

tim Hoa Kỳ)

Trang 6

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đ i tượng nghiên cứu

2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: Gồm 170 bệnh nhân được phẫu

thuật thay van ĐMC tại bệnh viện tim Hà nội Chia bệnh nhân thành 2 nhóm:

Nhóm hẹp van ĐMC (96 bệnh nhân): gồm những bệnh nhân HC khít đơn thuần hoặc HC khít kèm HoC≤1/4

Nhóm hở van ĐMC (74 bệnh nhân): gồm những bệnh nhân HoC nhiều ≥3/4 đơn thuần hoặc HoC nhiều ≥3/4 kèm HC nhẹ

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ

- Bệnh nhân phẫu thuật thay van ĐMC đồng thời với các bệnh lý khác như: thay van hai lá, sửa các dị tật tim bẩm sinh, cầu nối mạch vành

- Bệnh lý van ĐMC hỗn hợp (HoC≥2/4 phối hợp với HC vừa hoặc khít)

- Rung nhĩ /cửa sổ siêu âm tim mờ / không đồng ý tham gia nghiên cứu

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu, cắt ngang, theo dõi dọc 6 tháng sau

phẫu thuật

Thời gian, địa điểm: Tại Bệnh viện Tim Hà Nội, từ năm 2020 đến năm 2022

2.3 Các bước tiến hành:

2.3.1 Trước phẫu thuật: hỏi bệnh, khám lâm sàng, cận lâm sàng, siêu

âm tim và siêu âm đánh dấu mô cơ tim theo mẫu bệnh án nghiên cứu

2.3.2 Phẫu thuật thay van ĐMC: Chỉ định phẫu thuật theo ACC 2020 Ở nhóm bệnh nhân hẹp chủ:

- HC khít có triệu chứng (khó thở, đau ngực, ngất) - HC khít không có triệu chứng nhưng có EF <50%

Trang 7

- HC khít không có triệu chứng và nguy cơ phẫu thuật thấp Nếu bệnh nhân giảm khả năng dung nạp khi gắng sức hoặc mức peptit lợi tiểu B huyết thanh > 3 lần bình thường hoặc tăng vận tốc qua van ĐMC ≥0,3 m/s mỗi năm

- HC rất khít (vận tốc qua van ĐMC ≥5 m/s), không có triệu chứng và rủi ro phẫu thuật thấp

Ở nhóm bệnh nhân hở chủ:

- HoC nhiều có triệu chứng - HoC nhiều không có triệu chứng và EF < 55% nếu không xác định được nguyên nhân nào khác gây giảm EF

- HoC nhiều không có triệu chứng với EF≥55% nhưng thất trái TT dãn (Dd>50mm hoặc Dd index > 25mm/m2)

- HoC nhiều không triệu chứng và EF ≥ 55%, nguy cơ phẫu thuật tim thấp, khi có sự suy giảm dần dần EF từ 55% đến 60% trong 3 lần thăm khám liên tiếp hoặc sự gia tăng tiến triển của dãn TT nặng (Dd >65 mm)

2.3.3 Sau phẫu thuật: Bệnh nhân được điều trị thuốc chống đông

kháng vitamin K, điều trị suy tim tối ưu bằng các thuốc cải thiện tiên lượng và cải thiện triệu chứng Khám lâm sàng (phân loại NYHA, CCS) và làm điện tâm đồ, siêu âm tim trong vòng 1 tuần, 1 tháng, 3

tháng, 6 tháng sau mổ

2.4 Siêu âm đánh dấu mô cơ tim:

Phương tiện: Máy siêu âm Phillip A 70 (Mỹ), đầu dò S5-1 Kỹ thuật siêu âm đánh dấu mô cơ tim 2D: Sử dụng phần mềm

QLAB

Ghi hình động 2D ở mặt cắt 3 buồng, 4 buồng và 2 buồng từ mỏm Tốc độ khung hình từ 50 đến 80 hình/giây, mỗi hình lấy ở 3 chu kỳ tim liên tiếp, vùng cần thăm khám đặt ở độ sâu trung gian

Chọn chương trình đánh giá tự động (AutoStrain LV), máy sẽ tự động nhận dạng các mặt cắt, viền tự động vùng quan tâm, đo lường tự động sức căng dọc cho 18 phân đoạn thất trái GLS thu được bằng cách lấy trung bình tất cả các giá trị biến dạng của 18 phân đoạn

Trang 8

2.5 Các thông s nghiên cứu chính:

- NYHA: chia là 4 độ theo Hiệp hội Tim mạch New York - CCS: chia là 5 độ theo thang điểm của Hiệp hội Tim mạch

Canada

- Điện tâm đồ: dầy thất trái khi Sokolow-Lyon SV1+RV5

≥35mm

- Siêu âm tim: Dd, Vd (đường kính, thể tích TT tâm trương),

LVMI (Chỉ số khối lượng cơ TT), LVMR (thoái triển khối lượng cơ

TT), LAVI (Chỉ số thể tích nhĩ trái), EF (Phân suất tống máu phương pháp Simpson biplane)

- GLS: Sức căng dọc thất trái trên siêu âm đánh dấu mô 2D

2.6 Xử lý s liệu th ng kê: Bằng phần mềm SPSS 20.0

Biến định lượng được mô tả bằng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn, biến định tính được mô tả bằng tỉ lệ % Phương trình hồi quy đơn biến để xác định mối tương quan của chỉ số GLS với EF hoặc LVMI.Sử dụng biểu đồ ROC xác định điểm cắt của chỉ số GLS có khả năng phân tách nguy cơ không hồi phục EF và NYHA sau phẫu thuật Khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p< 0,05

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong thời gian từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2022 chúng tôi đã nghiên cứu 170 bệnh nhân với 96 bệnh nhân hẹp chủ và 74 bệnh nhân hở chủ

3.1 Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu:

Tuổi trung bình là 60,9±10,6 tuổi, thấp nhất là 27 tuổi và cao nhất là 89 tuổi Nam giới chiếm tỷ lệ 59,4% BSA trung bình là 1,6±0,1 m2 BMI trung bình là 22,3±2,9; BMI bình thường chiếm đa số với tỷ lệ 77,6%

Các yếu tố nguy cơ tim mạch thường gặp là: tăng huyết áp (41,8%); đái tháo đường (15,9%); rối loạn lipid máu (17,1%) và hút thuốc lá (21,2%)

Trang 9

3.2 Khảo sát sự biến đổi đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và GLS

trên siêu âm đánh dấu mô cơ tim 2D ở bệnh nhân phẫu thuật thay van ĐMC được theo dõi trong 6 tháng

3.2.1 Sự biến đổi một số đặc điểm lâm sàng:

Phân loại NYHA:

Biểu đồ 3.1 Phân loại NYHA qua theo dõi 6 tháng sau phẫu thuật

Nhận xét: Phần lớn bệnh nhân có suy tim theo phân loại

NYHA từ độ 2 trở lên Phẫu thuật thay van ĐMC cải thiện NYHA rõ rệt Sau phẫu thuật 1 tháng, không còn bệnh nhân nào có mức NYHA III và IV, phần lớn ở mức NYHA II (71,8%) Sau 6 tháng phẫu thuật, NYHA I chiếm đa số với tỷ lệ 68,0%

Phân loại CCS: Phẫu thuật thay van cải thiện mức độ đau

ngực của người bệnh Sau phẫu thuật 1 tháng, tỷ lệ CCS 3 giảm từ 47,6% xuống còn 9,4%; không còn bệnh nhân nào ở CCS 4 Sau 6 tháng không có bệnh nhân nào đau ngực mức CCS 3 hoặc CCS 4; tỷ lệ CCS 0 tăng từ 14,7% lên 49,1%

Một số biến chứng và biến cố: rối loạn nhịp (17,1%); nhiễm

trùng (6,5%); tràn dịch màng tim, màng phổi (5,9%) và chảy máu (1,8%) Có 1 (0,58 %) trường hợp HC tử vong ở tháng thứ 2 sau phẫu thuật do xuất huyết não Có 11 trường hợp nhập viện vì suy tim (6,5%)

Thời gian nằm hồi sức và nằm viện sau mổ: Thời gian nằm

hồi sức trung bình là 3,8 ± 1,6 ngày Thời gian nằm viện sau mổ là

11,8 ± 4,7 ngày

1,2%

28,2%

60,4% 68,0% 26,5%

71,8%

39,6% 32,0% 62,4%

10,0%

0%20%40%60%80%100%

Trước PT Sau 1 tháng Sau 3 tháng Sau 6 tháng

Trang 10

3.2.2 Sự biến đổi một số đặc điểm cận lâm sàng Xét nghiệm máu: Trước phẫu thuật bệnh nhân thiếu máu chiếm

tỷ lệ 48,8% Bệnh nhân có NT-pro BNP > 300 pg/mL chiếm 67,1%

Điện tâm đồ: Chỉ số Sokolow-Lyon giảm sau ngay sau phẫu

thuật 1 tháng, tiếp tục giảm thêm tại các thời điểm theo dõi; p<0,001 Sau mổ 6 tháng chỉ số Sokolow-Lyon của nhóm HC giảm từ 37,5 ± 2,1 mm xuống 25,1 ± 3,8 mm; HoC giảm từ 41,7 ± 2,8 mm xuống 28,8 ± 2,9 mm; p<0,001

Đặc điểm giải phẫu van ĐMC: Van ĐMC có 3 lá van chiếm tỷ lệ

là 63,5% Tỷ lệ van ĐMC hậu thấp là 52,9%, thoái hóa là 47,1%

Phân bố cỡ van và loại van ĐMC nhân tạo: Van cơ học

chiếm tỷ lệ 71,2%; chủ yếu cỡ van 23 (28,1%) và cỡ van 25 (19,0%) Van sinh học chủ yếu cỡ 21 (44,9%); cỡ 23 (36,7%) Sau mổ 6 tháng, van nhân tạo đều có chỉ số Doppler DVI và diện tích lỗ van (EOA) trong giới hạn bình thường

Sự biến đổi chênh áp và diện tích van ĐMC ở bệnh nhân HC: Ngay sau phẫu thuật 1 tuần chênh áp tối đa qua van giảm từ

103,6 mmHg xuống 27,60 mmHg, diện tích lỗ van tăng từ 0,66 cm2 lên 1,94 cm2 Sau đó các chỉ số này gần như không thay đổi trong 6 tháng tiếp theo

Bảng 3.13 Sự biến đổi LAVI và LVMI sau 6 tháng phẫu thuật thay van

Hở chủ (n2=74)

LAVI

(ml/m2) 53,2±15,3 43,3±8,9* 37,0±5,2* 32,8±3,3* 29,2±2,7* LVMI

(g/m2)

186,9±29,1 170,3±28,7* 154,3±28,3* 138,7±28,4* 122,9±29,2*

T test ghép cặp *: p<0,001 so sánh với trước phẫu thuật

Trang 11

Nhận xét: Phẫu thuật thay van làm giảm đáng kể LVMI và

LAVI ở cả hai nhóm bệnh nhân HC và HoC tại tất cả thời điểm đánh giá sau mổ; p<0,001 LAVI giảm nhanh chóng và trở về bình thường vào tháng thứ 3 sau phẫu thuật thay van, trong khi LVMI giảm nhưng sau 6 tháng mới trở về giá trị gần bình thường

Sự biến đổi kích thước TT ở bệnh nhân HoC: Dd index và

Vd index giảm ngay sau mổ 1 tuần và ở các thời điểm theo dõi sau mổ; p<0,001 Sau mổ 6 tháng sau, Dd index giảm từ 37,8 ± 5,5 mm/m2xuống 27,8 ± 3,9 mm/m2; Vd index giảm từ 114,7 ± 34,0 ml/m2

xuống 56,2 ± 15,4 ml/m2; p<0,001

Bảng 3.16: Sự biến đổi EF 6 tháng sau phẫu thuật thay van

AR EF 58,8±11,1 51,4±11,9 59,4±9,9 64,5±9,4 69,8±9,6

Nhận xét: Ngay sau mổ 1 tuần, EF Biplane đều giảm ở cả 2

nhóm HC và HoC Sự cải thiện EF rõ rệt nhất là vào 3 tháng sau mổ Sau 6 tháng theo dõi EF ở nhóm HC tăng từ 61,4 ± 11,1% lên 71,8 ± 9,8% (p<0,001); ở nhóm HoC tăng từ 58,8 ± 11,1% lên 69,8 ± 9,6%

thuật

Sau phẫu thuật 1 week 1 month 3 months 6 months AS GLS -16,1±3,5 -15,8±3,6 -17,2±3,0 -18,5±2,2 -19,4±1,9

p <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 AR GLS -14,7±3,2 -14,2±3,3 -15,6±2,9 -17,4±2,1 -18,7±1,9

p <0,001 <0,001 <0,001 <0,001

Trang 12

Nhận xét: Ngay sau mổ 1 tuần, GLS giảm ở cả nhóm HC và

HoC GLS cải thiện rõ rệt sau mổ 1 tháng và trở về mức bình thường sau mổ 6 tháng (p <0,001)

3.3 M i liên quan của GLS trên iêu âm đánh dấu mô cơ tim 2D với một s thông s siêu âm tim và lâm sàng ở bệnh nhân phẫu thuật thay van ĐMC được theo dõi trong 6 tháng

3.3.1 Mối liên quan của GLS với một số thông số siêu âm 3.3.1.1 Mối liên quan của GLS với phân suất tống máu Phân tầng bệnh nhân

Bảng 3.18: Phân tầng bệnh nhân dựa trên giá trị GLS và EF

Bệnh lý EF<50%

(n1=35)

EF≥50% (n2=135) GLS giảm

GLS>-18,9%

GLS bình thường GLS≤- 18,9%

(n1=96)

16 (16,7%) 44 (45,8%) 36 (37,5%) Hở chủ (n2=74) 19 (25,7%) 52 (70,3%) 3 (4,1%)

Chung (n=170)

35 (20,6%) 96 (56,5%) 39 (22,9%) Nhận xét: Trong số 170 bệnh nhân nghiên cứu có 35 bệnh

nhân có EF giảm, 135 bệnh nhân có EF bảo tồn Bệnh nhân có EF giảm đã có GLS giảm Có 45,8% bệnh nhân HC và 70,3% bệnh nhân HoC có GLS giảm mặc dù EF bảo tồn

a Bệnh nhân hẹp chủ b Bệnh nhân hở chủ

Biểu đồ 3.4: Mối tương quan giữa GLS và EF Biplane trước phẫu

thuật

Trang 13

Nhận xét: GLS và EF tương quan tuyến tính chặt chẽ;

p<0,001 Phương trình tương quan nghịch: Nhóm hẹp chủ: GLS= – 0,247 x EF– 0,947; r= 0,776 Nhóm hở chủ: GLS= – 0,240 x

EF – 0,529; r= 0,833

Biểu đồ 3.5: Vai trò của chỉ số GLS trước phẫu thuật trong tiên lượng sự hồi phục EF Biplane ≥ 50% sau phẫu thuật 6 tháng

Nhận xét: Diện tích dưới đường cong ROC là 0,968; khoảng

tin cậy 95%; p<0,001 Điểm cắt tách biệt nhóm có EF ≥ 50% sau phẫu thuật 6 tháng của chỉ số GLS là -11,85% với độ nhạy là 0,895 và độ đặc hiệu là 0,920

Với điểm cắt tách biệt GLS trước phẫu thuật là -11,85 như trên, tiếp tục kiểm định mối liên hệ giữa GLS trước phẫu thuật với sự cải thiện EF ở bảng 3.20

Bảng 3.20: GLS trước phẫu thuật trong dự đoán phục hồi EF sau

phẫu thuật 6 tháng

GLS trước mổ

Phân loại EF biplane sau 6

tháng

OR

p-value EF<50% EF≥50%

GLS 11,85% 17 (10,1%) 12 (7,1%)

≥-1

<0,001

11,85% 2 (1,2%) 138 (81,7%)

GLS<-97,8 474,3)

(20,1-Nhận xét: Bệnh nhân có GLS trước mổ ≥ -11,85% có nguy

cơ phân suất tống máu không hồi phục (EF <50%) sau 6 tháng phẫu

thuật cao gấp 97,8 lần so với bệnh nhân có GLS < -11,85%; p<0,001

Ngày đăng: 25/09/2024, 06:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w