1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Công nghệ sinh học: Nghiên cứu về tỷ lệ lưu hành huyết thanh (seroprevalence) của covid-19 ở trung tâm xét nghiệm PathLab

69 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

-   -

NGUYỄN THỊ XUÂN TRANG

NGHIÊN CỨU VỀ TỶ LỆ LƯU HÀNH HUYẾT THANH (SEROPREVALENCE) CỦA COVID-19 Ở TRUNG TÂM

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG TP HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thúy Hương

Cán bộ chấm nhận xét 1: TS Hoàng Mỹ Dung Cán bộ chấm nhận xét 2: TS Bùi Hoàng Phúc

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp HCM ngày 06 tháng 01 năm 2023

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:

1 PGS.TS Nguyễn Tiến Thắng – Chủ tịch 2 TS Hoàng Mỹ Dung – Phản biện 1 3 TS Bùi Hoàng Phúc – Phản biện 2

4 PGS.TS Hoàng Anh Hoàng – Ủy viên thư kí 5 PGS.TS Nguyễn Thuý Hương – Ủy viên

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)

Trang 3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Nguyễn Thị Xuân Trang MSHV: 2070450 Ngày, tháng, năm sinh: 28/11/1993 Nơi sinh: Long An Chuyên ngành: Công nghệ sinh học Mã số : 8420201 I TÊN ĐỀ TÀI:

Nghiên cứu về tỷ lệ lưu hành huyết thanh (seroprevalence) của COVID-19 ở trung tâm xét nghiệm Pathlab

Seroprevalence study of COVID-19 at Pathlab laboratory center II NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

1 Thu nhận thông tin tiêm vắc xin và tỷ lệ âm tính, dương tính và tái dương 2 Xác định nhóm máu

3 Định lượng kháng thể SARS-CoV-2 IgG

 Ảnh hưởng của số mũi tiêm vắc xin đến tỷ lệ âm tính, dương tính, tái dương?  Tỷ lệ tái dương của 4 nhóm máu A+, B+, AB+ và O+ ?

 Tỷ lệ kháng thể SARS-CoV-2 IgG giữa nhóm dương tính 1 lần và nhóm tái dương?  Tỷ lệ kháng thể SARS-CoV-2 IgG giữa 4 nhóm máu A+, B+, AB+ và O+?

III NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 05/09/2022

IV NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 18/12/2022 V CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS Nguyễn Thúy Hương

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO (Họ tên và chữ ký)

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC (Họ tên và chữ ký)

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến:

Phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thúy Hương đã cho em cơ hội, những trao đổi, hướng dẫn nhiệt tình Luôn tạo không khí gần gũi và động viên em những lúc cần thiết nhất trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Quý Thầy, Cô trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian học tập tại trường

Cảm ơn anh Phụng và công ty SIEMENS đã hỗ trợ hóa chất cho đề tài nghiên cứu của em

Công ty xét nghiệm Pathlab đã hỗ trợ địa điểm cũng như trang thiết bị để em thực hiện đề tài

Gia đình và những người bạn thân thiết đã luôn quan tâm, lắng nghe, chia sẻ và tin tưởng

Xin chân thành cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, 12/2022

Nguyễn Thị Xuân Trang

Trang 5

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2022 bao gồm 200 người đã tiêm liều vắc xin thứ hai và thứ ba Mục đích của nghiên cứu là điều tra tỷ lệ huyết thanh của kháng thể SARS-CoV-2 IgG của 200 người tại PathLab Nghiên cứu cho thấy tất cả 200 người đều có kháng thể sau khi tiêm vắc xin Tuy nhiên, số lượng 2-3 mũi tiêm vắc xin không ảnh hưởng đến việc nhiễm hoặc tái nhiễm với vi rút (p=0,731) Tỷ lệ nhiễm bệnh là 100% Tỷ lệ tái nhiễm là 32% khi biến chủng Omicron xuất hiện Hiện tại, nghiên cứu đã xác định rằng nhóm máu A+ nhạy cảm hơn với COVID-19, trong khi nhóm máu O+ cho thấy khả năng bảo vệ chống lại sự tái nhiễm với vi rút Số lượng kháng thể SARS-CoV-2 IgG có sự khác biệt đáng kể giữa người chỉ dương tính 1 lần và người tái nhiễm (p= 0,000) Các nhóm máu A+, B+, AB+ và O+ không có sự khác nhau về số lượng kháng thể IgG SARS-CoV-2 (p = 0,842)

Trang 6

ABSTRACT

The study was conducted between September and December 2022 included 200 peoples who received the second dose and third dose of vaccine The aim of the study was to investigate the seroprevalence of SARS-CoV-2 IgG antibodies of 200 peoples at PathLab center The research showed that all 200 peoples had antibody after their vaccination However, second dose and third dose of vaccine did not affect the virus infection or re-infection (p = 0.731) The ratio of infection was 100% The ratio of re-infection was 32% when VietNam in the fourth wave of COVID-19 with the appearance of Omicron The results have been established that A+ blood group is associated with more susceptibility of COVID-19, while the O+ blood group showed protection against viral re-infection The quantity of SARS-CoV-2 IgG antibody is significant diferrent between peoples infected one time and re-infected peoples (p=0.000) Blood groups A+, B+, AB+ and O+ did not different in quantity of SARS-CoV-2 IgG antibody (p = 0.842)

Trang 7

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu trong nghiên cứu là khách quan và trung thực Nếu có sai sót liên quan đến đề tài, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Nguyễn Thị Xuân Trang

Trang 8

MỤC LỤC

1.1 COVID-19 và vi rút SARS-CoV-2 3 1.2 Huyết thanh học, kháng thể và động học kháng thể 6 1.3 Nhóm máu và sự liên quan của nhóm máu đến SARS-CoV-2 IgG 9 1.4 Các loại vắc xin và tình hình tiêm phòng COVID-19 10 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

2.6.1 Xác định nhóm máu (A+, B+, AB+ và O+ ) 18 2.6.2 Định lượng kháng thể SARS-CoV-2 IgG 20

Trang 10

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.3: Quy trình định lượng kháng thể SARS-CoV-2 IgG 21

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.3: Giai đoạn phát hiện kháng thể IgM/IgG sau khi nhiễm và tái nhiễm 8

Trang 12

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Số lượng cá thể dương tính 1 lần và tái dương theo số mũi tiêm 27

Biểu đồ 3.3: Kết quả định lượng kháng thể SARS-CoV-2 IgG giữa nhóm dương 34 tính 1 lần và nhóm tái dương

Biểu đồ 3.4: Giá trị trung bình của kháng thể SARS-CoV-2 IgG giữa 4 nhóm máu 36 A+, B+, AB+ và O+

Trang 13

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SIG: SARS-CoV-2 Interagency Group

VBM: Variant Being Monitored VOI: Variant of Interest

VOC: Variant of Concern

VOHC: Variant of High Consequence EUA: Emergency Use Authorization WHO: World Health Organization

Trang 14

MỞ ĐẦU

Hiện tại Việt Nam đã thực hiện tiêm chủng đạt 86% hai mũi tiêm cho lứa tuổi từ trên 18 đến 65 tuổi Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào đề cập đến nội dung tỷ lệ lưu hành huyết thanh của COVID-19 được thực hiện tại Việt Nam sau khi tiêm vắc xin Xét nghiệm huyết thanh để khảo sát tỷ lệ kháng thể SARS-CoV-2 IgG Khảo sát tỷ lệ lưu hành huyết thanh bằng cách tiến hành xét nghiệm máu để xác định đối tượng trong dân số có kháng thể chống lại SARS-CoV-2 sau khi tiêm vắc xin

Lý do nghiên cứu khảo sát tỷ lệ lưu hành huyết thanh ở những người đã tiêm vắc xin từ 2-3 mũi là do chính phủ Việt Nam đã triển khai rất thành công chiến dịch tiêm vắc xin trên diện rộng.

Hiện vẫn chưa xác định được những người có kháng thể SARS-CoV-2 IgG có thể bảo vệ cơ thể chống lại sự tái nhiễm hay không Bằng chứng cho thấy lượng kháng thể được ghi nhận ở một số bệnh nhân có thể giảm dần theo thời gian khi dùng một số xét nghiệm nhất định như định lượng kháng thể SARS-CoV-2 IgG Tác giả Zahra Yousefi và cộng sự (2022) đã chỉ ra rằng kháng thể SARS-COV-2 IgG có thể phát hiện được ở mức cao trong vòng 3 tháng và sau đó giảm dần theo thời gian Tuy nhiên, những kháng thể này có thể được phát hiện một cách đáng tin cậy trong tối đa 15 tháng và chúng có thể tồn tại trong một thời gian dài [1]

Hiệu quả của việc tiêm vắc xin có làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh hoặc giảm khả năng tái dương khi có sự xuất hiện của biến chủng mới Tại Việt Nam, biến chủng Omicron gây nhiễm bệnh 90% so với biến thể Delta đã xuất hiện trước đó Nghiên cứu về tỷ lệ tái nhiễm được Juliet R.C Pulliam và cộng sự thực hiện vào 12/2021, kết quả 35.670 người tái nhiễm đã được xác định trong số 2.796.982 người có SARS-CoV-2 được phòng thí nghiệm xác nhận có kết quả xét nghiệm dương tính ít nhất 90 ngày trước 11/2021 [2]

Mối liên hệ giữa hệ thống nhóm máu ABO và khả năng nhiễm cũng như số lượng kháng thể SARS-CoV-2 IgG cũng đang là vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm Tác động của hệ thống nhóm máu ABO đối với nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 và mức độ nghiêm trọng của bệnh đã được xác định bởi một số nghiên cứu Kết quả nghiên cứu của tác giả Liu N và cộng sự (2020) cho thấy rằng những nhóm máu không thuộc

Trang 15

nhóm máu O có liên quan đến sự tăng khả năng nhiễm SARS-CoV-2 đáng ghi nhận so với những người có nhóm máu O Nghiên cứu đã đề xuất rằng các kháng thể anti-A trong các cá thể nhóm máu O có thể can thiệp vào sự tương tác giữa SARS-CoV-2 và thụ thể của vi rút SARS-CoV-2, làm giảm tính nguy cơ nhiễm bệnh của ca thể nhóm máu O [3] Costanza Vicentini, Gabriele Memoli và các cộng sự (2021) đã nghiên cứu về sự ảnh hưởng của nhóm máu ABO đến khả năng phản ứng sản sinh kháng thể của cơ thể sau tiêm Kết quả nghiên cứu này cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về mức độ kháng thể giữa các nhóm máu ABO được xác định ở 85 sinh viên y khoa [4]

Để thu nhập thông tin chính xác và khoa học về tỷ lệ lưu hành huyết thanh và sự ảnh hưởng của nhóm máu đến tỷ lệ kháng thể trong huyết thanh, nghiên cứu tiến hành khảo sát tỷ lệ lưu hành huyết thanh của COVID-19 thông qua quần thể là 200 khách hàng đến xét nghiệm kiểm tra sức khỏe tại trung tâm xét nghiệm Bệnh Lý Học Việt Nam (PATHLAB VN) Chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu về tỷ lệ lưu hành huyết thanh (Seroprevalence) của COVID-19 tại Trung tâm xét nghiệm Pathlab” với bốn nội dung chính như sau:

1 Ảnh hưởng của số mũi tiêm vắc xin đến tỷ lệ âm tính, dương tính và tái dương? 2 Tỷ lệ tái dương giữa 4 nhóm máu A+, B+, AB+ và O+?

3 Sự khác biệt về tỷ lệ SARS-CoV-2 IgG giữa nhóm dương tính 1 lần với nhóm tái dương?

4 Sự khác biệt về tỷ lệ SARS-CoV-2 IgG giữa 4 nhóm máu A+, B+, AB+ và O+?

Trang 16

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 COVID-19 và vi rút SARS-CoV-2

Giới thiệu về COVID-19

COVID-19 là bệnh đường hô hấp truyền nhiễm do vi-rút SARS-CoV-2 [5-9] Vi-rút lây truyền từ người sang người hoặc có khả năng qua tiếp xúc trong môi trường [10] Có bằng chứng cho thấy lây truyền xuất hiện ở cả cá nhân có triệu chứng và không có triệu chứng [11] Đại dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát từ tháng 12/2019 tại thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc sau đó lây lan ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ Ngày 11/3/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức tuyên bố dịch COVID-19 là đại dịch toàn cầu Tại Việt Nam thời gian xảy ra dịch bệnh từ ngày 23/01/2020, khi có ca mắc đầu tiên Ngày 01/4/2020 Thủ tướng chính phủ công bố dịch COVID-19 bệnh truyền nhiễm nhóm A trên phạm vi cả nước [12]

Chạm ngưỡng 2 năm sau khi WHO tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu, đến hết ngày 10/03/2022, thế giới có hơn 450 triệu ca mắc, 6,01 triệu ca tử vong Trong đó, Mỹ ghi nhận 79,3 triệu ca mắc và 961.000 ca tử vong; Ấn Độ - 43 triệu và 515.000 ca tử vong; Brazil - 29,2 triệu và 653.000 ca tử vong; Pháp - 22,5 triệu (137.000); Anh - 19,4 triệu và 163.000 ca tử vong Iran đứng đầu châu Á với 7,1 triệu ca mắc và 138.000 ca tử vong Indonesia đứng đầu ở Đông Nam Á với 5,8 triệu ca mắc và 151.000 ca tử vong Việt Nam có hơn 5,26 triệu ca nhiễm đứng thứ 20/225 quốc gia và vũng lãnh thổ

Hình 1.1: Dữ liệu số ca nhiễm trên thế giới

Trang 17

Ngày 09/02/2022, ông Abdi Mahamud, giám đốc quản lý sự cố WHO, cho biết, 130 triệu ca mắc mới và 500.000 ca tử vong trên toàn thế giới đã được ghi nhận kể từ khi biến thể Omicron được tuyên bố là biến thể đáng lo ngại vào cuối 11/2021 Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở Việt Nam, sự xuất hiện của biến chủng Omicron làm tăng số ca mắc chưa từng thấy, mỗi ngày ghi nhận hơn 100,000 ca mắc mới Kể từ đó, Omicron đã vượt Delta trở thành biến thể chủ đạo trong đại dịch COVID-19 trên thế giới vì khả năng lây lan nhanh [13] Tiêm ngừa vắc xin chính là giải pháp giúp hệ thống miễn dịch của chúng ta chống lại vi rút gây bệnh COVID-19 [14]

Vi-rút SARS-CoV-2

Vi rút SARS-CoV-2 là một phần của họ vi rút corona, bao gồm các loại vi rút phổ biến gây ra nhiều loại bệnh từ cảm thông thường hoặc viêm phế quản đến các bệnh nghiêm trọng hơn (nhưng hiếm gặp hơn) như hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS) và Hội Chứng Hô Hấp Trung Đông (MERS)

Vi rút SARS-CoV-2 có hình cầu với đường kính khoảng 125nm, có các protein bề mặt nổi lên hình gai Vi rút chứa 4 protein cấu trúc chính là: protein gai (S), protein màng (M), protein vỏ (E) và nucleocapsid (N)

Bên trong vỏ là RNA sợi đơn dương tính, không phân đoạn, khoảng 30 kb [15]

Hình 1.2: Cấu trúc của vi rút SARS-CoV-2 [50]

Trang 18

Theo các nghiên cứu, bộ gen của vi rút corona có các mặt tương đồng như sau: + Tương đồng 50% mã gen so với chủng vi rút MERS-CoV;

+ Tương đồng 79,5% mã gen so với chủng vi rút SARS-CoV;

+ Tương đồng 96% mã gen so với chủng vi rút Corona được phát hiện trong dơi, đặc biệt là dơi móng ngựa;

+ Tương đồng 99% mã gen so với chủng vi rút Corona có trong loài tê tê Những biến thể hiện tại của vi rút SARS-CoV-2

Vi rút SARS-CoV-2 liên tục biến đổi trong mã di truyền trong quá trình sao chép bộ gen Một biến thể có một hoặc nhiều đột biến tách biệt với các biến thể khác Nhiều biến thể của SARS-CoV-2 đã được ghi nhận ở Hoa Kỳ và trên toàn cầu Các nhà khoa học đã so sánh sự khác biệt về gen để xác định các biến thể và cách chúng liên quan với nhau Lược đồ phân loại biến thể SIG xác định bốn loại biến thể SARS-CoV-2:

(1) Một số biến thế chính đang được theo dõi (VBM): Alpha (B.1.1.7 và biến thể dòng Q)

Beta (B.1.351 và các dòng phụ) Gamma (P.1 và các dòng phụ)

(2) Biến thể đáng quan tâm (VOI): hiện tại không có

(3) Biến thể có hậu quả nghiêm trọng (VOHC): hiện tại không (4) Biến thể đáng lo ngại (VOC) của vi rút SARS-CoV-2 Delta - B.1.617.2 còn gọi là “đột biến kép”

- Phát hiện lần đầu tiên: Maharashtra vào cuối 2020 và lan rộng khắp Ấn Độ - Lây lan: Có thể lây lan dễ hơn các biến thể khác

- Tại Việt Nam: 18/05/2021 ở TP.HCM trong đợt dịch bùng phát lần thứ 4 - Các thuộc tính: (1) Khả năng lây truyền tăng và gần như các dòng là Delta đều nhạy cảm với các phương pháp điều trị kháng thể đơn dòng đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp (EUA) Các dòng AY.1 và AY.2 không nhạy với một số điều trị bằng kháng thể đơn dòng (2) Giảm trung hòa bằng huyết thanh trong thời kỳ sau tiêm chủng [16]

Omicron (B.1.1.529)

- 24/11/2021 phát hiện lầu đầu tiên: Nam Phi

- 26/11/2021: WHO đã đặt tên biến thể B.1.1.529 là Omicron

- 30/11/2021: Hoa Kỳ đã chỉ định Omicron là một Biến Thể Đáng Lo Ngại [17]

Trang 19

- 28/12/2021: Việt Nam ghi nhận ca mắc COVID-19 biến thể Omicron đầu tiên - Lây lan: Lây lan dễ dàng hơn các biến thể khác

- Các thuộc tính: (1) Lây truyền tăng và (2) giảm trung hòa bởi một số điều trị bằng kháng thể đơn dòng EUA (3) Khả năng giảm trung hòa bằng huyết thanh trong thời kỳ hậu tiêm chủng

1.2 Huyết thanh học, kháng thể và động học kháng thể Huyết thanh học

Huyết thanh học là nghiên cứu về các kháng thể trong huyết thanh Kháng thể là một phần của phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với nhiễm trùng Các kháng thể hoạt động chống lại vi rút SARS-CoV-2 gây ra đại dịch COVID-19 được phát hiện trong vài tuần đầu (1-3 tuần) sau khi nhiễm bệnh hoặc khởi phát triệu chứng Sự hiện diện của các kháng thể cho thấy một người đã bị nhiễm vi rút SARS-CoV-2 [18,19] Nghiên cứu tỷ lệ huyết thanh được thực hiện để đo mức độ nhiễm trùng, được đo bằng mức độ kháng thể, trong một quần thể đang được nghiên cứu Với bất kỳ loại vi rút mới nào, kể cả SARS-CoV-2, tỷ lệ lưu hành huyết thanh ban đầu trong quần thể được coi là thấp hoặc không tồn tại do thực tế là vi rút chưa lưu hành trước đó [20]

Khác với chuyển đổi huyết thanh điển hình, ở những bệnh nhân có triệu chứng được xác nhận mắc SARS-CoV-2 đã quan sát được hiện tượng tạo ra gần như đồng thời cả IgM và IgG Hiệu giá kháng thể có thể cao hơn ở người bệnh có triệu chứng, tuy nhiên cần có thêm dữ liệu để xác nhận nhận định này [21,22] Kháng thể được tạo ra bao gồm kháng thể spike và kháng thể nucleocapsid Dữ liệu cho thấy cả kháng thể IgM và IgG cho các protein cấu trúc này xuất hiện cùng với chuyển đổi huyết thanh Cuối cùng, IgM biến mất nhưng IgG thì vẫn được phát hiện ở hầu hết các bệnh nhân

Kháng thể SARS-CoV-2 IgG

Kháng thể là các protein được tạo ra bởi tế bào B của hệ thống miễn dịch để chống lại các tác nhân vi rút gây nhiễm và giúp phòng ngừa sự xuất hiện của các đợt nhiễm tương tự sau này

Lần đầu nhiễm vi rút, các tế bào B có thời gian sống ngắn, gọi là nguyên tương bào nhanh chóng tăng sinh và tạo ra một lượng lớn kháng thể Các kháng thể sau khi tiếp xúc với SARS-CoV-2 có thể mất vài tuần để phát triển và không biết được sẽ tồn tại bao lâu Nguyên tương bào sẽ thoái lui sau khi vi rút được loại trừ khỏi cơ thể, do

Trang 20

đó nồng độ kháng thể luôn giảm sau vài tháng nhiễm cấp tính, tốc độ giảm kháng thể trong máu sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại nhiễm trùng và từng bệnh nhân Tuy nhiên, các tế bào B đặc biệt có thời gian sống lâu hơn, gọi là ‘tế bào nhớ’, sẽ nằm trong tủy xương và các hạch bạch huyết, duy trì trạng thái tĩnh và sẵn sàng hoạt động khi cần Các tế bào B này có khả năng bảo vệ lâu dài giúp chống lại tình trạng tái nhiễm có thể kéo dài trong nhiều năm sau khi đã loại trừ vi rút, bằng cách nhanh chóng tạo ra kháng thể trung hòa nếu tái nhiễm vi rút đó

Các bằng chứng cho thấy kháng thể hình thành sau khi nhiễm COVID-19 tạo ra một mức độ miễn dịch chống lại việc tái nhiễm trong ít nhất 6 tháng và có thể lâu hơn Tuy nhiên, hiện vẫn chưa xác định được các biến thể mới ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ khỏi sự tái nhiễm ở mức độ nào [23]

IgG (Immunoglobulin G) là loại kháng thể chính có ở trong dịch ngoại bào và tuần hoàn máu, nó chiếm 75% kháng thể, được tạo ra khi cơ thể được tiêm chủng hoặc tiếp xúc với mầm bệnh IgG có khả năng kiểm soát nhiễm trùng trong cơ thể rất tốt nhờ khả năng bắt dính với các mầm bệnh

Trong hệ thống miễn dịch, IgG là một trong 5 loại globulin miễn dịch được tạo ra để bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh IgG có khả năng ghi nhớ kháng nguyên, sau khi tiêm chủng, nó sẽ được sinh ra và nhờ vào khả năng đó mà nó có thể chống lại mầm bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể trong các lần sau Kháng thể SARS-CoV-2 IgG là một trong hai loại kháng thể của SARS-CoV-2 cùng với IgM là các protein đặc hiệu giúp chống lại vi rút SARS-CoV-2 IgG có ở trong máu người đã bị COVID-19 sau một khoảng thời gian nhất định hoặc người đã tiêm vắc xin [24]

Nhiễm vi rút bắt đầu bằng việc liên kết protein spike của vi rút với các thụ thể ACE2 trên tế bào người Kháng thể trung hòa liên kết trực tiếp với protein spike của vi rút, giúp ức chế sự gắn kết của vi rút với thụ thể ACE2 ở người Kết quả là, các tế bào của người được bảo vệ khỏi sự lây nhiễm của vi rút [25]

Kháng thể SARS-CoV-2 IgG là một trong hai loại kháng thể của SARS-CoV-2 cùng với IgM là các protein đặc hiệu giúp chống lại vi rút SARS-CoV-2 IgG có ở trong máu người đã bị COVID-19 sau một thời gian nhất định hoặc người đã tiêm vắc xin

Trang 21

Động học kháng thể

Đáp ứng huyết thanh với vi rút corona chỉ là thoáng qua Kháng thể do vi rút corona gây bệnh theo mùa ở người có thể biến mất chỉ sau vài tháng Dữ liệu sơ bộ cho thấy kháng thể đối với SARS-CoV-2 tương tự như SARS-CoV (Xiao DAT 2020) Đối với SARS-CoV, kháng thể không được phát hiện trong 7 ngày đầu tiên của bệnh, nhưng hiệu giá IgG tăng đáng kể vào ngày 15, đạt cực đại vào ngày 60 và duy trì ở mức cao cho đến ngày 180 và giảm dần cho đến ngày 720 IgM là được phát hiện vào ngày 15 và nhanh chóng đạt đến đỉnh điểm, sau đó giảm dần cho đến khi không thể phát hiện được vào ngày 180 (2006) Kháng thể IgM xảy ra sớm hơn so với kháng thể IgG, trong khi IgG đặc hiệu hơn [26]

Sau khi tiếp xúc ban đầu với SARS-CoV-2, nồng độ IgM tăng trong tuần đầu tiên và sau đó đạt đỉnh vào tuần thứ hai trước khi giảm xuống gần mức nền Trong khi IgG, thường có thể phát hiện được sau 1 tuần, được duy trì ở mức cao trong thời gian dài Việc phát hiện các kháng thể này là cần thiết để xác định chuyển đổi huyết thanh, tình trạng miễn dịch và phục hồi ở những cá nhân tiếp xúc với vi rút [27]

Hình 1.3: Giai đoạn phát hiện kháng thể IgM/IgG sau khi nhiễm và tái nhiễm SARS-CoV-2 [28]

Trang 22

1.3 Nhóm máu và sự liên quan của nhóm máu đến SARS-CoV-2 IgG

Hệ thống nhóm máu ABO được phát hiện vào năm 1901 Nhóm máu là một đặc điểm sinh học cơ bản của con người và do gen quyết định Nhóm máu gồm 3 alen A, B và O đều do gen ABO mã hóa Có rất nhiều loại nhóm máu nhưng hiện nay người ta thường sử dụng hai hệ nhóm máu phổ biến bao gồm hệ ABO và hệ Rh

Nếu phân loại theo hệ ABO thì sẽ có 4 nhóm máu chính đó là: Nhóm máu O, A, B và nhóm máu AB Người mang nhóm máu AB sẽ có cả kháng nguyên A và kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu Người mang nhóm máu A đồng nghĩa với việc có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu, nhóm máu B thì sẽ có kháng nguyên B, nhóm máu O thì trên hồng cầu sẽ không có 2 kháng nguyên A và kháng nguyên B Hình 1.4 cho thấy kháng nguyên trên tế bào hồng cầu và các kháng thể trong huyết tương tương ứng trong mỗi nhóm máu

Hệ nhóm máu Rh có các loại kháng nguyên chính gồm D, C, c, E, e, trong đó kháng nguyên D là có ý nghĩa thực tế hơn cả Bởi vậy hệ Rh còn gọi là Rh (D) Nhóm máu Rh (+) hay Rh (-) phụ thuộc vào việc bề mặt hồng cầu có hay không có kháng nguyên D Rh (-) là nhóm máu hiếm Đa số người Việt Nam đều mang nhóm Rh (+), chỉ có khoảng 0,04 - 0,07% dân số có nhóm máu Rh (-)

Hình 1.4: Kháng nguyên và kháng thể của mỗi nhóm máu ABO [29]

Trang 23

Từ thời điểm phát hiện ra hệ thống nhóm máu, những nỗ lực đã được thực hiện nhằm để nghiên cứu mối liên kết tiềm năng của hệ thống nhóm máu ABO với các rối loạn và nhiễm bệnh khác nhau Tính đa hình của nhóm máu ABO được báo cáo là có liên quan đến tính nhạy cảm và kết quả của một số bệnh và sự nhiễm vi khuẩn/vi rút, bao gồm khối u, bệnh tim mạch vành, viêm gan B, SARS-CoV và Helicobacter pylori [3,30] Ngoài ra, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy vai trò tiềm năng của nhóm máu ABO đối với mức độ nhạy cảm và mức độ nghiêm trọng khi nhiễm SARS-CoV-2 [31]

Tác động của nhóm máu ABO đối với nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 và mức độ nghiêm trọng của bệnh đã được một số nghiên cứu điều tra Kết quả của một đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp gần đây cho thấy rằng các nhóm máu không phải nhóm máu O có liên quan đến xác suất nhiễm SARS-CoV-2 tăng đáng kể so với những người có nhóm máu O [32] Người ta đã đề xuất rằng các kháng thể kháng A ở những người nhóm máu O có khả năng cản trở sự tương tác giữa vi rút SARS-CoV-2 và thụ thể của chính nó Giảm tương tác dẫn đến việc làm giảm khả năng nhiễm bệnh của những người mang nhóm máu O [32]

Một nghiên cứu khác về “COVID-19 và nhóm máu: Nồng độ kháng thể ABO cũng đóng vai trò quan trọng” Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng mức độ kháng thể ABO ở bệnh nhân COVID-19 thấp hơn đáng kể so với nhóm chứng Những phát hiện này chỉ ra rằng những bệnh nhân có lượng kháng thể ABO thấp có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao hơn [33]

1.4 Các loại vắc xin và tình hình tiêm phòng COVID-19 Các loại vắc xin

Đến thời điểm hiện nay, tại Việt Nam đã có 9 loại vắc xin phòng COVID-19 được Bộ Y tế cấp phép sử dụng

(1) Vắc xin AstraZeneca do Tập đoàn AstraZeneca sản xuất được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp AstraZeneca được Việt Nam phê duyệt ngày 01/02/2021 và triển khai tiêm chủng từ tháng 03/2021 Đây là loại vắc xin sản xuất theo công nghệ vector

(2) Vắc xin Gam-COVID-Vac (tên khác là SPUTNIK V) do Viện Nghiên cứu Gamaleya của Nga sản xuất được Bộ Y tế phê duyệt vào ngày 23/03/2021 Đây là vắc

Trang 24

xin sử dụng công nghệ tái tổ hợp hợp mang gen mã hóa protein S của SARS-CoV-2 (3) Vắc xin Vero Cell do Sinopharm phát triển và Beijing Institute of Biological Products Co Ltd - Trung Quốc sản xuất Ngày 03/06/2021, vắc xin Vero Cell đã được Bộ Y tế phê duyệt Vắc xin này sản xuất theo công nghệ bất hoạt vi rút

(4) Vắc xin Comirnaty của Pfizer/BioNTech được Bộ Y tế phê duyệt vào ngày 16/06/2021 Vắc xin được sản xuất theo công nghệ mRNA

(5) Vắc xin Spikevax (Tên khác là Moderna) do Moderna sản xuất được Bộ Y tế đã phê duyệt vào ngày 28/06/2021 Vắc xin được sản xuất dựa trên công nghệ mRNA

(6) Vắc xin Janssen do Janssen Pharmaceutica NV (Bỉ) và Janssen Biologics B.V (Hà Lan) sản xuất Vắc xin được sản xuất bằng công nghệ véc-tơ vi rút Việt Nam chưa tiếp nhận loại vắc xin này nhưng Bộ Y tế đã phê duyệt đối với loại vắc-xin này vào ngày 15/07/2021

(7) Vắc xin Hayat - Vax do Công ty TNHH Viện Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc Tập đoàn Biotec Quốc gia Trung Quốc Vắc xin Hayat - Vax mỗi liều 0,5 ml chứa 6,5 đơn vị kháng nguyên SARS-CoV-2 (tế bào vero) bất hoạt, bào chế ở dạng hỗn dịch tiêm Bộ Y tế đã có quyết định phê duyệt đối với vắc xin này vào ngày 10/09/2021

(8) Vắc xin Abdala được sản xuất thành phẩm tại Công ty AICA Laboraries - Cuba và được xuất bán thành phẩm, đóng gói cấp 2 tại Trung tâm Kỹ thuật Di truyền và Công nghệ Sinh học (CIGB) - Cuba Vắc xin protein tái tổ hợp chứa vùng liên kết với thụ thể (RBG) của vi-rút SARS-CoV-2 Bộ Y tế đã phê duyệt loại vắc xin này vào ngày 17/09/2021

(9) Vắc xin Covaxin (phê duyệt ngày 10/11) hiệu quả 93,4% ngăn ngừa ca nhiễm nặng, 77,8% với ca nhiễm có triệu chứng Hãng cũng cho biết vắc xin tác dụng 65,2% ngăn ngừa biến thể Delta Vắc xin Covaxin điều chế bằng vi rút bất hoạt [34]

Tình hình tiêm phòng COVID-19 ở thế giới và Việt Nam Thế giới

Đối mặt với COVID-19, trong 2 năm qua cả thế giới nỗ lực đối phó với đại dịch Bên cạnh những biện pháp phòng dịch, nhiều nước có nền y học hiện đại đã chạy đua với thời gian để nhanh chóng giải mã thành công bộ gene vi rút corona chủng mới, từ đó đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu, sản xuất vắc xin, thuốc đặc trị

Trang 25

Nhiều loại vắc xin ra đời có hiệu quả phòng ngừa cao như vắc xin của Pfizer/BioNTech (Mỹ-Đức), AstraZeneca/Đại học Oxford (Anh)…

Tính đến sáng 09/03/2022, thế giới đã có gần 5 tỉ người (tổng dân số là hơn 7,8 tỉ người) được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin, chiếm hơn 64%; hơn 4,43 tỉ người đã được tiêm đủ liều, chiếm gần 56,8%; gần 1,44 tỉ người được tiêm mũi tăng cường, chiếm gần 18,5%

Việt Nam

Tính đến hết năm 2021, Việt Nam đã chạm mốc 150 triệu liều vắc xin 19, đã có 100% người từ 18 tuổi trở lên tiêm ít nhất một liều vắc xin, 90% người trên 18 tuổi tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 Đây được coi là thành công của Việt Nam trong chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử

COVID-Trong một năm, từ ngày tiêm mũi vắc xin COVID-19 đầu tiên (8/3/2021) đến ngày 06/03/2022, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 219 triệu liều vắc xin, thực hiện tiêm chủng hơn 197,5 triệu liều Trong đó người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm mũi 1 đạt 100%, mũi 2: 98,7% và mũi 3: 38,4% Trẻ em trong độ tuổi 12-17 tuổi đã tiêm mũi 1 là 99%, mũi 2 là 93,8%

Việt Nam đang tiếp tục thực hiện và đẩy mạnh chiến dịch tiêm vắc xin mũi 3 Tiêm vắc xin hỗ trợ việc tạo khả năng miễn dịch chủ động cho cơ thể do kháng thể được sinh ra và sẽ có xu hướng giảm dần theo thời gian sau khi tiêm vắc xin khoảng 4-6 tháng Vì vậy cần thực hiện việc tiêm nhắc lại (tiêm mũi 3 tăng cường) nhằm tăng mức độ phản ứng miễn dịch làm cho kháng thể trong cơ thể lại được tăng lên nhằm chống lại tác nhân gây bệnh là vi rút SARS-CoV-2 Do đó, tiêm mũi vắc xin tăng cường là rất quan trọng [35].

Theo dữ liệu của Our World In Data Lần cập nhật gần nhất: 03/11/2022Tổng số liều được cung cấp 267.3 Triệu

Số người đã tiêm đủ liều 229.96 Triệu % đã tiêm đủ liều vắc xin 86.03% [36]

Bên cạnh chiến dịch tiêm vắc xin mũi 3 cho người dân có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên, bộ y tế Việt Nam tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin cho trẻ em từ 5-11 tuổi và đang nghiên cứu triên khai tiêm mũi vắc xin thứ 4

Trang 26

COVID-19 là đại dịch toàn cầu gây ra bởi vi rút SARS-CoV-2 Vi rút liên tục phát triển các biến chủng, đáng chú ý nhất là biến chủng Omicron có khả năng lây lan rất nhanh xuất hiện ở đợt dịch thứ 4 Trải qua 4 đợt dịch COVID-19 Việt Nam ghi nhận 86,03% đã tiêm đủ 2 liều vắc xin Chính phủ vẫn đang thực hiện hiệu quả chính sách tiêm vắc xin tăng cường mũi 3 cho người dân trên cả nước Hiện vẫn chưa xác định được những người có kháng thể SARS-CoV-2 IgG có thể bảo vệ cơ thể chống lại sự tái nhiễm khi có sự xuất hiện của biến chủng mới hay không Mối liên hệ giữa hệ thống nhóm máu ABO và khả năng nhiễm cũng như số lượng kháng thể SARS-CoV-2 IgG cũng đang là vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm Nghiên cứu tiến hành xác nhận đối tượng và các phương pháp nghiên cứu để thực hiện đề tài “Nghiên cứu về tỷ lệ lưu hành huyết thanh (Seroprevalence) của COVID-19 tại Trung tâm xét nghiệm Pathlab”

Trang 27

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

Cỡ mẫu được sử dụng trong nghiên cứu này là 200 khách hàng thực hiện xét nghiệm kiểm tra sức khỏe định kỳ tại chuyên khoa xét nghiệm Bệnh Lý Học Việt Nam trong tháng 09/2022 Danh sách 200 khách hàng tham khảo phụ lục 7 Nghiên cứu tại một thời điểm hay nghiên cứu cắt ngang (cross-sectional study) Nghiên cứu chọn quần thể gồm 200 cá thể Mục đích của nghiên cứu là tìm hiểu tỉ lệ hiện hành (prevalence) của kháng thể SARS-CoV-2 IgG Xác định cỡ mẫu theo ước lượng tổng thể trong trường hợp biết được tổng thể (Yamane Taro, 1967)

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn

 Tiêm phòng vắc xin: Đã tiêm 2-3 mũi vắc xin

 (1) Không dương tính (2) Dương tính sau khi tiêm (3) Tái nhiễm

Lý do: hiện tại tỷ lệ cá thể/người dân chưa tiêm phòng tại TP.HCM là rất thấp  Tình trạng nhiễm vi rút tại thời điểm lấy máu: Đã nhiễm sau 14 ngày hoặc không

nhiễm

 Đồng ý tham gia nghiên cứu

 Hồ sơ được ghi chép đầy đủ bao gồm: - Họ và tên được mã hóa code - Năm sinh/ giới tính

- Số mũi vắc xin 2 – 3 mũi

- Loại vắc xin và thời điểm thực hiện tiêm

Trang 28

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ

Khách hàng có một trong các điều kiện dưới đây đều được loại khỏi nghiên cứu: - Chưa tiêm phòng vắc xin

- Kit xét nghiệm nhóm máu có xuất xứ từ công ty Atlas của Anh Hóa chất được phân phối bởi công ty Hồng Thiện Mỹ tại Việt Nam

- Tủ lạnh và tủ đông Alaska, nhiệt kế theo dõi nhiệt độ bảo quản sinh phẩm - Máy ly tâm Eppendorf AG của Đức Tốc độ ly tâm tối đa 4400 rpm

- Tube đựng mẫu máu Improvacuter® được cung cấp và phân phối bởi công ty Hồng Thiện Mỹ tại Việt Nam

- Plastic Pipette dùng để hút huyết thanh sau quá trình ly tâm mẫu được cung cấp và phân phối bởi công ty Hồng Thiện Mỹ tại Việt Nam

Tham khảo hình ảnh minh họa cụ thể của các trang thiết bị ở phụ lục 1 2.3 Thiết kế nghiên cứu

- Thiết kế nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang

- Cỡ mẫu: 200 khách hàng tự nguyện tham gia kiểm tra kháng thể SARS-CoV-2 IgG và nhóm máu điền đầy đủ thông tin

- Thời gian thực hiện: 09/2022 – 12/2022 Giấy xác nhận thực hiện đề tài được đính kèm ở trang cuối của phụ lục

Trang 29

2.4 Sơ đồ nghiên cứu tổng quát

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tiến hành nghiên cứu

Nội dung 2: Kết quả nhóm máu và thông tin tái dương để trả lời câu hỏi “Tỷ lệ tái dương giữa 4 nhóm máu

A+, B+, AB+ và O+?”

Nội dung 1: Thông tin âm tính, dương tính và tái dương để trả lời câu hỏi “Ảnh hưởng của số mũi tiêm vắc xin đến tỷ lệ âm tính, dương tính và tái dương?”

Nội dung 4: Kết quả nhóm máu và định lượng kháng thể SARS-CoV-2 IgG để trả lời câu hỏi “Sự khác biệt về tỷ lệ SARS-CoV-2 IgG giữa 4 nhóm máu A+, B+, AB+ và O+?” Nội dung 3: Kết quả

định lượng kháng thể để trả lời câu hỏi “Tất cả 200 cá thể đều dương tính với SARS-CoV-2 IgG?” và “Sự khác biệt về tỷ lệ SARS-CoV-2 IgG giữa nhóm dương tính 1 lần với nhóm tái dương?”

Thu nhập thông tin người tham gia nghiên cứu

Thu nhận mẫu máu

Ly tâm 4000 rpm trong 10 phút Thu nhận huyết thanh

Định lượng SARS-CoV-2 IgG

Thu nhận và phân tích số liệu 1 Tỷ lệ âm tính, dương tính, tái dương 2 Tỷ lệ các nhóm máu

3 Định lượng kháng thể SARS-CoV-2 IgG Xét nghiệm nhóm máu

Trang 30

2.5 Thuyết minh sơ đồ

 Bước 1: Lập hồ sơ, tư vấn tham gia nghiên cứu Phân loại đối tượng Bảng 2.1: Thông tin cá nhân

Họ và tên – code Ngày sinh dd/mm/yy

Giới tính Nhóm máu

Mã số xét nghiệm

Bảng 2.2: Lịch sử tiêm vắc xin

COVID-19 Loại vắc xin: √

7 KHÁC:

………

Loại vắc xin: √ 1 AstraZeneca  

2 Pfizer  

3 Moderna  

4 Sinopharm  

5 Vero Cell   6 SPUTNIK V  

7 KHÁC:

………

Đánh dấu √ 1.Chưa nhiễm 2 Đã nhiễm Ngày: / / 3 Tái nhiễm - Ngày nhiễm lần đầu: / / - Ngày nhiễm lần hai: / / Ngày: / / 20 Ngày: / / 20 Ngày: / / 20

Triệu chứng khi dương tính: ……… Triệu chứng khi tái nhiễm:………

 Bước 2: Thu nhận mẫu máu

 Bước 3: Lấy máu xét nghiệm SARS-CoV-2 IgG  Bước 4: Ly tâm mẫu ở 4000 rpm trong 10 phút  Bước 5: Thu nhận huyết thanh

 Bước 6: Thực hiện định lượng kháng thể SARS-CoV-2 IgG có trong mẫu  Bước 7: Thực hiện xét nghiệm nhóm máu

 Bước 8: Thu nhận và phân tích số liệu

Trang 31

2.6 Phương pháp

2.6.1 Xác định nhóm máu Nguyên lý

Nghiệm pháp hồng cầu trực tiếp nhằm phát hiện kháng nguyên hệ ABO trên bề mặt tế bào hồng cầu Sử dụng huyết thanh mẫu đã được chuẩn hoá có chứa kháng thể đã biết: anti A, anti B, anti AB và anti D trộn với mẫu máu cần thử Dựa và phản ứng ngưng kết của kháng thể với kháng nguyên tương ứng trên màng của tế bào hồng cầu để xác định nhóm máu [35]

Hình 2.1: Cơ chế phản ứng ngưng kết [35]

Trang 32

Các bước tiến hành

Sơ đồ 2.2: Quy trình xét nghiệm nhóm máu [37] Bước 1: Thu nhận mẫu máu

Bước 2: Nhỏ 4 giọt máu toàn phần từ ống EDTA vào phiến kính

Bước 3: Sau đó nhỏ lần lượt Anti-A, Anti-B, Anti AB và Anti-D vào lần lượt 4 giọt máu đã nhỏ trước đó

Bước 4: Dùng que trải đều tạo hình tròn trên miếng thử Bước 5: Lắc đều trong 3 phút

Bước 6: Đọc và ghi nhận kết quả Chỉ tiêu đánh giá

Sự ngưng kết giữa kháng nguyên và kháng thể xuất hiện rõ ràng Thu nhận mẫu máu

Nhỏ riêng biệt 4 giọt máu

Nhỏ lần lượt 4 kháng thể

Trộn đều kháng thể với máu

Lắc đều

Quan sát sự ngưng kết

Trang 33

2.6.2 Định lượng kháng thể SARS-CoV-2 IgG Nguyên lý

Định lượng kháng thể SARS-CoV-2 IgG là phương pháp xét nghiệm máu nhằm mục đích tìm các kháng thể chống lại vi rút SARS-CoV-2, từ đó đánh giá miễn dịch của cơ thể [38]

Xét nghiệm ADVIA Centaur COV2G là xét nghiệm miễn dịch kiểu sandwich hai bước sử dụng công nghệ hóa phát quang gián tiếp

Mẫu bệnh phẩm được ủ với pha rắn chứa phức hệ gồm các vi hạt phủ streptavidin và kháng nguyên tái tổ hợp SARS-CoV-2 được gắn biotin Sau đó, các hạt được bao bọc bởi kháng nguyên bắt kháng thể đặc hiệu SARS-CoV-2 trong mẫu Rửa sạch phức hợp và thêm vào thuốc thử Lite gồm một kháng thể đơn dòng của chuột kháng IgG người được gắn acridinium ester Toàn bộ phức hợp được rửa sạch và tín hiệu được tạo ra khi có thuốc thử Lite liên kết với pha rắn thông qua kháng SARS-CoV-2 IgG:Phức hợp kháng nguyên SARS-CoV-2 Lượng kháng thể IgG kháng SARS-CoV-2 có trong bệnh phẩm tỷ lệ thuận với lượng đơn vị ánh sáng tương đối (RLU) do hệ thống phát hiện [39]

Tổ chức y tế Thế Giới WHO đã công bố đơn vị để so sánh giữa các thiết bị và hóa chất cho xét nghiệm định lượng kháng thể SARS-CoV-2 IgG là BAU/mL Công ty Siemens đã dùng mẫu chuẩn của WHO để đưa ra hệ số chuyển đổi từ bán định lượng đơn vị index sang định lượng là BAU/mL

Quy đổi của nhà sản xuất theo tiêu chuẩn WHO NIBSC 20/136 (BAU/mL) là 1 đơn vị index tương đương với 21,8 BAU/ml

Trang 34

Hình 2.2: Hệ số chuyển đổi qua đơn vị WHO Standard 20/136 Các bước tiến hành

Sơ đồ 2.3: Quy trình định lượng kháng thể SARS-CoV-2 IgG Thu nhận mẫu máu

Ly tâm 4000 rpm trong 10 phút

Thu nhận huyết thanh

Đặt mẫu huyết thanh vào máy

Thu nhận kết quả

Ngày đăng: 30/07/2024, 23:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN