Vì vậy, trong giờ học Toán, tổ chức trò chơi học tập không những gây hứng thú, phấn khởi học tập mà còn giúp cho các em khắc sâu kiến thức, phát huy tinh thần đoàn kết, tích cực tham
Trang 11 Lý do chọn biện pháp.
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 8 khóa XI, Nghị quyết số 29 – NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ:
“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”
Mục tiêu của chương trình GDPT 2018 ở cấp Tiểu học nêu rõ: “Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất
và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.”
Trong thực tế giảng dạy hiện nay, chất lượng dạy học môn Toán còn nhiều hạn chế Môn Toán vốn khô khan nên chưa tạo được hứng thú cho các em Một
số, học sinh học tập một cách thụ động, chủ yếu nghe giảng, ghi nhớ và làm theo mẫu, vì vậy kiến thức nhanh quên, luyện tập thực hành chậm Rất ít em tự suy nghĩ, tư duy để phát hiện kiến thức mới cho nên kết quả học tập không cao
Ở bậc Tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1 - lớp đầu cấp, từ môi trường hoạt động vui chơi là chính chuyển sang môi trường chủ yếu là hoạt động học tập nên các em rất bỡ ngỡ, dễ uể oải, nhanh chán với việc tiếp thu kiến thức bài học Vì vậy, trong giờ học Toán, tổ chức trò chơi học tập không những gây hứng thú, phấn khởi học tập mà còn giúp cho các em khắc sâu kiến thức, phát huy tinh thần đoàn kết, tích cực tham gia vào các trò chơi, linh hoạt sáng tạo…Chính vì lí
do đã nêu ở trên, tôi đã mạnh dạn đưa ra biện pháp: “Tổ chức trò chơi học tập cho học sinh trong dạy học môn Toán lớp 1 theo chương trình GDPT 2018”
2 Mục đích của biện pháp
Biện pháp tổ chức trò chơi học tập cho học sinh trong dạy học môn Toán lớp 1 nhằm tạo hứng thú cho học sinh khi học Toán; giúp học sinh dễ dàng tiếp cận kiến thức mới, củng cố kiến thức, vận dụng làm bài tập một cách chủ động, tích cực, phát triển khả năng tư duy, năng lực tự học, giao tiếp và hợp tác cho học sinh
Đồng thời trang bị thêm cho giáo viên một số phương pháp, hình thức dạy học đáp ứng với yêu cầu đổi mới hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục môn Toán
Trang 23 Cơ sở lý luận
3.1 Cở sở khoa học
Trò chơi học tập là trò chơi có nội dung gắn với hoạt động học tập của học sinh, thông qua trò chơi giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức mới hoặc củng cố kiến thức, luyện tập kĩ năng
Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh Tiểu học: Hiếu động, dễ nhớ, dễ quên, thích tìm hiểu, khám phá nhưng cũng chóng nhàm chán Do vậy, trong dạy học giáo viên cần đưa ra phương pháp dạy học phù hợp “ Học mà chơi, chơi
mà học” tạo sự hấp dẫn, thu hút các em tham gia học tập
3.2 Cơ sở pháp lí
Trong những năm vừa qua, Đảng, Bộ giáo dục và Đào tạo đã có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện đổi mới giáo dục như:
Nghị quyết số 29 – NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;
Luật Giáo dục 2019 số 43/2019/QH14 ngày 14/06/2019 của Quốc hội về phương pháp giáo dục phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học và hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên
Chương trình GD tổng thể ban hành theo Thông tư 32/2018/TT- BGDĐT,
đã nêu rõ: Giáo dục Toán học góp phần hình thành và phát triển cho học sinh các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn
3.3 Cơ sở thực tiễn
Từ trước đến nay đã có khá nhiều tài liệu nghiên cứu về việc thiết kế và sử dụng trò chơi trong học tập như: Học thông qua chơi của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, các giáo trình về tổ chức phương pháp dạy học tích cực của nhiều tác giả trong nước, tài liệu tập huấn đổi mới SGK lớp 1 theo CTGDPT 2018, các luận văn, sáng kiến kinh nghiệm, Nhìn chung, các nghiên cứu khoa học tuy xuất phát ở nhiều góc độ giáo dục khác nhau nhưng cũng đã chỉ ra được lợi ích của trò chơi mang lại trong dạy học toán và giới thiệu một số trò chơi học tập sử dụng trong dạy học Tuy nhiên, trên địa bàn huyện Lệ Thuỷ, chưa đề tài nghiên cứu nào đi sâu về biện pháp tổ chức trò chơi học tập toán học hiệu quả và tạo hứng thú cho học sinh lớp 1 theo CTGDPT2018 Vì vậy, bản thân tôi nhận thấy việc tổ chức trò chơi học tập cho học sinh trong từng hoạt động dạy học góp phần phát triển nhận thức, năng lực sáng tạo, kĩ năng xã hội và kĩ năng cảm xúc của học sinh
4 Cách thức tiến hành
4.1 Tìm hiểu chương trình nội dung dạy học Toán 1
Trong chương trình dạy học Toán 1 gồm có những kiến thức và kĩ năng
toán học cơ bản ban đầu, thiết yếu về:
Số và phép tính: Số tự nhiên: Đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 100, So sánh các số trong phạm vi 100; Các phép tính với số tự nhiên: Phép cộng, phép
Trang 3trừ, tính nhẩm, thực hành giải quyết vấn đề liên quan đến các phép tính cộng, trừ
Hình học và Đo lường: Hình phẳng và hình khối: Quan sát, nhận biết, mô
tả hình dạng và đặc điểm (ở mức độ trực quan) của một số hình phẳng và hình khối trong thực tiễn, thực hành lắp ghép, xếp hình gắn với một số hình phẳng và hình khối đơn giản; Đo lường: biểu tượng về đại lượng và đơn vị đo đại lượng, thực hành đo đại lượng
Hoạt động thực hành và trải nghiệm: Thực hành ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn, tổ chức các hoạt động ngoài giờ chính khoá (ví dụ: các trò chơi học toán, ) liên quan đến ôn tập, củng cố các kiến thức cơ bản
Dựa vào nội dung kiến thức và kĩ năng toán 1, tôi tiến hành khảo sát học sinh lớp14 kết quả như sau:
KHẢO SÁT GIỮA HỌC KÌ I Nội dung đánh giá Số
lượn g
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Đếm, đọc, viết các số 23 9 39,1 11 47,
Thực hành các vấn đề
liên quan đến các phép
cộng, phép trừ
Qua thực tế khảo sát tôi nhận thấy:
Tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành môn học còn cao Học sinh hoàn thành tốt môn học còn ít Đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 10 còn hạn chế So sánh các số trong phạm vi 10 chưa chính xác, kĩ năng tính cộng chưa nhanh, tính nhẩm còn lúng túng, thực hành các vấn đề liên quan đến phép cộng chưa thành thạo
Học sinh chưa phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập Các em còn rụt rè, ngại giao tiếp, hợp tác với bạn trong hoạt động nhóm Học sinh chưa được trải nghiệm, thực hành gắn với thực tiễn cuộc sống
4.2 Tìm hiểu quy trình tổ chức trò chơi học tập
Trong quá trình dạy học, tôi dựa theo nội dung của từng mạch kiến thức, từng bài và điều kiện thời gian trong mỗi tiết học để thiết kế trò chơi sao cho phù hợp Trò chơi học tập có thể tổ chức ở nhiều hoạt động dạy học trong một tiết học
Trang 4Đối với mỗi trò chơi, tôi đều thiết kế chu đáo theo quy trình sau:
Bước 1: Giới thiệu trò chơi: Tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi (Luật
chơi), các kiến thức sử dụng trong trò chơi
Bước 2: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: học sinh thao tác trên
phương tiện, thiết bị dạy học, trả lời các câu hỏi trong trò chơi (Trong khi học sinh chơi, giáo viên hướng dẫn, hỗ trợ nếu cần)
Bước 3: Tổng kết trò chơi: Giáo viên thông báo kết quả trò chơi, tặng
thưởng cho người (đội) thắng cuộc (trả lời đúng), nhận xét tinh thần, thái độ của học sinh tham gia chơi
Bước 4: Chốt lại kiến thức đã sử dụng trong trò chơi.
4.3 Sử dụng trò chơi học tập trong hoạt động khởi động
Tổ chức trò chơi vừa ôn lại kiến thức đã học liên quan đến nội dung bài học vừa tạo hứng thú đầu giờ cho học sinh và kết nối kiến thức đã học rồi từ đó đặt vấn đề vào bài mới
Ví dụ 1: Khi dạy bài “Lớn hơn, bé hơn Dấu >, <” ( Tiết 1, SGK Toán 1, tập 1- trang 30), để khởi động cho tiết học, tôi tổ chức chơi trò chơi “VÒNG QUAY MAY MẮN” để các em ôn lại cách nhận biết nhóm nào có nhiều vật
hơn trong hai nhóm đồ vật cho trước:
Bước 1: Giới thiệu trò chơi:
+ GV chiếu lên màn hình trò chơi “VÒNG QUAY MAY MẮN” và
hướng dẫn học sinh luật chơi:
- Có 3 ô số khác nhau, mỗi ô số tương ứng với một câu hỏi, học sinh giơ tay lựa chọn ô số và trả lời câu hỏi
- Nếu bạn nào trả lời đúng thì sẽ được quay vòng quay may mắn và nhận phần thưởng mình quay được
- Nếu trả lời sai cơ hội sẽ dành cho các bạn còn lại
Bước 2: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi
Tôi cho học sinh quan sát hình ảnh các con vật trên tivi Mỗi lượt chơi có
2 bức tranh A và B chứa hình ảnh các con vật,…Em hãy quan sát:“ Tìm bức
Trang 5tranh có số lượng các con vật nhiều hơn, ít hơn ở từng bức tranh và ghi nhanh đáp án đúng vào bảng con ”
+ Học sinh hoạt động cá nhân lần lượt chọn đáp án đúng và ghi nhanh vào bảng con
+ Giáo viên chất vấn Học sinh chất vấn lẫn nhau
Bước 3: Tổng kết trò chơi: nhận xét tinh thần, thái độ của học sinh tham
gia chơi
Giáo viên đánh giá kết quả trò chơi dựa vào các tiêu chí: Chọn đáp án và giải thích đúng nội dung
Bước 4: Chốt lại kiến thức đã sử dụng trong trò chơi
Thông qua trò chơi, các em nắm được cách nhận biết nhóm nào có nhiều
vật hơn, ít hơn trong hai nhóm đồ vật Vậy để giúp các em biết trong hai số đã cho số nào lớn hơn, biết sử dụng dấu >, < để thay cho diễn đạt bằng lời Từ đó giáo viên dẫn vào bài mới
4.4 Sử dụng trò chơi học tập trong hoạt động khám phá
Thông qua trò chơi, học sinh được trải nghiệm, thao tác trên các đồ vật cụ thể để phát hiện vấn đề mới, tự khám phá lĩnh hội kiến thức vừa gây hứng thú, kích thích tính tích cực của học sinh
Trang 6Ví dụ 2: Khi dạy Hoạt động khám phá bài “Cộng trong phạm vi 9” ( Tiết
1, SGK Toán 1, tập 1 – trang 52), tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “AI NHANH? AI ĐÚNG?” như sau:
Bước 1: Giới thiệu trò chơi: “AI NHANH? AI ĐÚNG?”
Chuẩn bị: Học sinh chuẩn bị 7 tấm thẻ hình vuông
Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành 3 đội và yêu cầu học sinh làm theo hiệu lệnh của giáo viên trên 7 hình vuông đã chuẩn bị sẵn Đội nào có nhiều bạn làm đúng và nhanh thì đội đó giành chiến thắng.( mỗi lượt chơi là hình thành một phép tính)
Bước 2: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi:
+ Học sinh thao tác trên các hình vuông và thành lập nhanh phép tính và ghi kết quả vào bảng con
Bước 3: Tổng kết trò chơi: GV thông báo kết quả trò chơi, , nhận xét tinh
thần, thái độ của HS tham gia chơi
Tiêu chí đánh giá: Lập được đúng phép tính Tính đúng kết quả Trả lời nhanh
Bước 4: Chốt lại kiến thức đã sử dụng trong trò chơi
Qua trò chơi, học sinh được trải nghiệm thao tác trên các hình vuông để hình thành được các phép cộng trong phạm vi 7
4.5 Sử dụng trò chơi học tập trong hoạt động luyện tập
Trò chơi học tập trong hoạt động luyện tập được sử dụng để học sinh thực hành tương tự kiến thức vừa hình thành Qua đó, học sinh được củng cố và hiểu
rõ hơn kiến thức đã học
Ví dụ 3: Khi dạy hoạt động luyện tập (bài 1) của bài Cộng trong phạm vi
6 (tiết 1- SGK toán 1, tập 1 – trang 28), tôi tổ chức trò chơi “ĐOÀN KẾT” Tôi
thay đổi không gian học tập bằng hình thức chơi tại sân trường như sau:
Bước 1: Giới thiệu Trò chơi: ĐOÀN KẾT
Cách chơi: Giáo viên đưa ra hiệu lệnh: “Đoàn kết, Đoàn kết” Học sinh
đáp: “ Kết mấy, kết mấy?” Giáo viên hô: “ Kết 2, kết 2 ” thì học sinh kết lại 2 bạn theo yêu cầu của giáo viên Tương tự như vậy, tôi tăng dần độ khó lên Ví dụ: “Kết 3: 1 nam, 2 nữ” hoặc “ Kết 3 nam, 3 nữ”,…
Trang 7Bước 2: Tổ chức cho HS chơi trò chơi
Học sinh kết thành nhóm nam nữ theo yêu cầu và nhẩm nhanh được kết quả
Bước 3: Tổng kết trò chơi: Giáo viên thông báo kết quả trò chơi, nhận xét
tinh thần, thái độ của HS tham gia chơi
Tiêu chí đánh giá: Học sinh ghép đúng số lượng, đúng số nam, số nữ,
ghép nhanh
Bước 4: Chốt lại kiến thức đã sử dụng trong trò chơi
Trang 8Kết thúc trò chơi, học sinh biết cộng thành thạo các phép cộng trong phạm vi 6 Học sinh phản ứng nhanh để thực hành phép cộng Tìm số thành viên trong nhóm theo yêu cầu Học sinh có tinh thần đoàn kết trong khi chơi
4.6 Sử dụng trò chơi học tập trong hoạt động vận dụng
Tổ chức trò chơi học tập giúp học sinh sử dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng đã có vào giải quyết một số tình huống trong thực tiễn đời sống, học tập của học sinh
Ví dụ 4: Đối với hoạt động vận dụng của bài Trừ trong phạm vi 5 (tiết
1-SGK toán 1, tập 1 – trang 68), tôi tổ chức trò chơi “GIẢI CỨU BẠCH
TUYẾT” như sau:
Bước 1: Giới thiệu trò chơi: GIẢI CỨU BẠCH TUYẾT
Lồng ghép cách chơi vào câu chuyện cổ tích để tạo hấp dẫn: Mụ phù thủy độc ác nham hiểm đã nhốt nàng Bạch Tuyết ở một nơi bí mật Để giải cứu được nàng Bạch Tuyết chúng mình phải hành trình mở lần lượt 4 mảnh ghép này Mỗi mảnh ghép đều có chứa một câu hỏi Sau khi trả lời đúng các câu hỏi và mở được 4 mảnh ghép thì nàng Bạch Tuyết sẽ được giải cứu
Bước 2: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi
+ Học sinh nào giơ tay nhanh thì dành được quyền lật mảnh ghép và trả lời câu hỏi
+Nếu học sinh trả lời đúng sẽ nhận được một phần thưởng từ cô
+ Trả lời sai thì nhường quyền trả lời cho bạn khác
Các ô cửa có chứa đề bài như sau: Nhìn tranh và nêu phép tính:
- Ô cửa 1: (Có 5 chiếc diều, rơi xuống đất 1 chiếc diều Còn ? chiếc diều đang bay lên )
- Ô cửa 2: (Có 5 con chim đậu trên hàng rào, đã bay đi 5 con Còn lại ? con chim đậu hàng rào)
- Ô cửa 3: (Trên bàn có 3 chiếc bánh, Nam để dành cho phần bố mẹ và
em Còn lại ? chiếc bánh)
- Ô cửa 4: (Có 5 cốc kem, chúng mình đã ăn 3 cốc Còn lại ? cốc kem chưa ăn)
Trang 9Bước 3: Tổng kết trò chơi: Giáo viên thông báo kết quả trò chơi, tặng
thưởng cho người giải cứu được nàng Bạch Tuyết, nhận xét tinh thần, thái độ của học sinh tham gia chơi
Tiêu chí đánh giá: Nhìn tranh nêu đúng phép tính.
Bước 4: Chốt lại kiến thức đã sử dụng trong trò chơi
Sau khi tham gia trò chơi, học sinh có kĩ năng thực hiện các phép trừ trong phạm vi 5, vận dụng để nêu đúng các tình huống trong cuộc sống hằng
ngày của các em Rèn kĩ năng phản xạ nhanh Học sinh biết giúp đỡ lẫn nhau,
giáo dục các em biết giữ vững niềm tin là cái thiện sẽ chiến thắng cái ác
4.7 Sử dụng trò chơi học tập trong hoạt động trải nghiệm.
Trò chơi học tập giúp học sinh có cơ hội thực hành và trải nghiệm các năng lực, kĩ năng toán học ngoài giờ lên lớp
Ví dụ 7: Để Ôn tập kiến thức học kì I, tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: KHỈ CON QUA SÔNG vào tiết ôn luyện Toán như sau:
Bước 1: Giới thiệu trò chơi: KHỈ CON QUA SÔNG
Trang 10
Hướng dẫn cách chơi: Giáo viên cho học sinh trả lời 10 câu hỏi theo mạch kiến thức từ dễ đến khó Bạn nào trả lời sai thì dừng cuộc chơi Bạn nào trả lời đến câu cuối cùng thì giúp khỉ con qua sông
Bước 2: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi
+ Học sinh đọc câu hỏi và ghi đáp án vào bảng con trong thời gian 15 giây đếm ngược
+ Giáo viên quan sát học sinh làm bài
Bước 3: Tổng kết trò chơi: Giáo viên thông báo kết quả trò chơi, tặng
thưởng cho học sinh giúp khỉ con qua sông, nhận xét tinh thần, thái độ của học sinh tham gia chơi
Tiêu chí đánh giá: Học sinh trả lời nhanh, đúng các câu hỏi.
Bước 4: Chốt lại kiến thức đã sử dụng trong trò chơi
Qua trò chơi, học sinh hệ thống lại kiến thức trong học kì 1 Vận dụng các kiến thức để trả lời đúng, nhanh các câu hỏi Học sinh hào hứng, mạnh dạn giao tiếp tốt trong khi chơi
4.8 Điều kiện để tổ chức trò chơi học tập hiệu quả
Để tổ chức trò chơi học tập môn Toán lớp 1 đạt hiệu quả, cần rất nhiều yếu tố để thành công, sau đây tôi xin chia sẻ một số điều kiện cần thiết sau:
Ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng một số phần mềm để thiết kế
và tổ chức trò chơi học tập phong phú và đa dạng về kênh hình, kênh chữ, màu sắc và âm thanh…