Tài liệu đến từ một học sinh lớp 8, có thể là nguồn tham khảo cho các khóa học sinh sau, đang theo học chương trình giáo dục phổ thông 2018
Trang 1Lá cờ thêu sáu chữ vàng
“Lá cờ thêu sáu chữ vàng” là tiểu thuyết lịch sử tiêu biểu, kinh điển dành cho thiếu nhi Tác phẩm ra đời năm 1960, ở thời kì cam go của công cuộc chống Mỹ cứu nước Đây là một trong ba tác phẩm cuối cùng của người nghệ sĩ tài hoa Nguyễn Huy Tưởng, được viết khi ông gian nan chống lại bệnh tật Với sự chau chuốt, tỉ mỉ trong từng câu chữ, Nguyễn Huy Tưởng đã cho ra đời một tác phẩm mang tính giáo dục cao, khơi dậy lòng yêu nước của biết bao thế hệ độc giả đúng như tâm nguyện trước khi từ giã cuộc đời Để rồi sau hơn nửa thế kỉ, những giá trị sâu sắc được truyền tải dưới hình bóng của người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản vẫn trường tồn qua thời gian
Tác giả mở đầu câu chuyện dưới bối cảnh loạn lạc của đất nước khi bị quân Mông Nguyên xâm lược, nhân dân chịu áp bức, bóc lột khi phải cống nạp vàng bạc, châu báu, nộp người có tài khéo nghề tinh Lúc bấy giờ, quân giặc tự tiện qua Tử Cấm Thành, ngang nhiên vào cửa Dương Minh, lính canh ngăn lại thì cầm roi quất túi bụi khiến nhân dân phẫn uất, dù vậy ai nấy đều ngậm đắng nuốt cay vì không muốn vướng phải chuyện can qua Thế nhưng Hoài Văn Hầu nhất định không bỏ qua, lòng yêu nước, thương dân cùng sự căm thù sâu sắc đối với giặc Nguyên đã đi vào giấc mơ của chàng thiếu niên nhỏ tuổi Trong giấc mơ, Hoài Văn bắt sống được Sài Thung – tên sứ hống hách của nhà Nguyên, vốn đã là mong mỏi của biết bao người dân vô tội phải sống dưới sự bạo ngược của giặc Nguyên – Mông Có lẽ đây đã là lời cảnh tỉnh, khiến cho ngọn lửa căm thù giặc đã âm ỉ, nay sục sôi trong Hoài Văn khiến chàng quyết đi tìm các vương hầu để cùng bàn việc nước ngay khoảnh khắc tỉnh dậy khỏi giấc mơ kì lạ Ý chí ấy khó mà tìm được ở cái tuổi thiếu niên còn bồng bột, nông cạn, nhưng đối với Trần Quốc Toản, nó lại được coi là làm trái phép nước Không được xem trọng ý kiến, Hoài Văn trong phút nóng vội của tuổi thiếu niên mà xô ngã quân Thánh Dực Khi được chú của mình – Chiêu Thành Vương khuyên ngăn, Trần Quốc Toản đã bộc lộ rõ những phẩm chất đáng quý của mình Dù biết phạm tội chết, lời của người anh hùng ấy nói ra vẫn dõng dạc, đanh thép: “Cháu trộm nghĩ rằng khi quốc biến thì đến đứa trẻ cũng phải lo”, “cháu có phải giống cỏ cây đâu mà ngồi yên được?”, “cháu liều chết đến đây chỉ để nói một vài lời” Câu hỏi “Cháu không sợ tội chết hay sao?” của Chiêu Thành Vương đã tô điểm cho cao trào của câu chuyện, làm nổi bật ý chí của người thiếu niên trẻ tuổi Có lẽ vì vậy mà Hoài Văn không những được tha tội mà còn được ban cho cam quý Theo lẽ thường, người thiếu niên trẻ tuổi ấy ắt phải quý trọng Thế nhưng, dưới ngòi bút của người nghệ sĩ Nguyễn Huy Tưởng, Trần Quốc Toản khi ấy vẫn ở tuổi niên thiếu còn nóng vội, còn bồng bột, khi chàng vì hờn tủi mà bóp nát cam quý vua ban Tuy vậy, sự kiện này cũng trở thành dấu mốc quan trọng của câu chuyện, từ đây, ngọn lửa của lòng yêu nước, lòng căm thù giặc sâu sắc ở Hoài Văn lại càng rực sáng cháy bỏng khi viết nên lá cờ mang rõ chí mình: “Phá cường địch, báo hoàng ân” – dòng chữ tuy ngắn gọn nhưng ẩn chứa bên trong một lời thề sắt son với tổ quốc bằng 6 chữ vàng mà theo Hoài Văn phải “quyết liệt, làm cho quân sĩ phấn khởi, kẻ địch kinh hồn” Ý chí của vị anh hùng trẻ tuổi ấy đã cảm phục được nhân dân, để rồi sau từng nấy thời gian sống trong đói khổ, tất
cả đã dũng cảm đứng lên giành độc lập cho đất nước Đội binh hơn 600 người của Hoài Văn khi kết nghĩa anh em đã dũng cảm truy tìm quân giặc để chứng minh ý chí trước sự hoài nghi của triều đình Trải qua biết bao khó khăn, trong thời khắc quyết định nghỉ chân, Hoài Văn lại có duyên được gặp Thế Lộc – người bạn chí cốt đã cùng Quốc Toản mang lá cờ thêu sáu chữ vàng trong trận chiến đầu tiên đầy thắng lợi ở trại Ma Lục, đưa tên tuổi của vị tướng tuổi nhỏ mà chí lớn đi xa, những đóng góp của Hoài Văn và Thế Lộc đã vượt ra khỏi tưởng tượng của tất cả mọi người, làm cho Chiêu Thành Vương vô thức cảm thán: “Nước Nam ta còn nhiều hồng phúc mới sinh ra những người anh hùng vô danh ấy” Hẳn Chiêu Thành Vương không ngờ đến chàng tướng trẻ mà ông được nghe kể chính là cháu của mình Sự
Trang 2bất ngờ ấy còn xen lẫn cả sự tự hào, tuy nhiên, sự xuất hiện của Vương cũng đồng nghĩa với việc Hoài Văn phải gác lại nghiệp riêng để về lo việc triều chính Ở đây, tác giả đã khắc họa người tướng sĩ trẻ tuổi với phẩm chất trung nghĩa, không nỡ rời xa những người anh em đã cùng mình khổ luyện ròng rã Về với triều đình, ý chí đánh giặc của Trần Quốc Toản vẫn chẳng vợi đi, thấy quân giặc hoành hành, Hoài Văn đứng ngồi không yên, chẳng ít lần nóng nảy mà muốn đem quân ra đánh Nhưng vì có người tướng già trung thành khuyên ngăn, Hoài Văn đã có những lựa chọn chín chắn Trong thời gian luyện tập võ nghệ, Hoài Văn cùng những người tráng sĩ đã cùng chịu nỗi đau xé da, xé thịt mà khắc lên tay hai chữ “Sát thát”
Thời cơ tới, Hoài Văn đứng trước trận đánh lớn đầu tiên của mình, nhưng lần này, vị anh hùng trẻ tuổi phải đối mặt với Toa Đô – viên tướng giỏi nhất của nhà Nguyên, ấy vậy mà Trần Quốc Toản chẳng tỏ ra nao núng Với tài năng cùng lòng căm thù giặc đã ngấm vào xương tủy, người tướng sĩ trẻ tuổi đã không sợ hãi, không nản chí mà quyết truy đuổi giặc đến cùng
Cái kết mở của “Lá cờ thêu sáu chữ vàng là ý đồ của nhà văn, mang đến cho người đọc cảm xúc khó tả, lắng đọng rằng những trang sử hào hùng của dân tộc không dừng lại ở đây mà sẽ có được nối tiếp ở những thế hệ sau này Ngòi bút Nguyễn Huy Tưởng đã để lại một tác phẩm để đời, thắp lên ngọn lửa yêu nước trong bao thế hệ độc giả Việt Nam