1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 6 tuổi

34 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Khám Phá Khoa Học Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi
Tác giả Phạm Thị Ngọc Cài
Trường học Trường Mầm Non Xã Nghĩa Trung
Chuyên ngành Giáo Dục Mầm Non
Thể loại Báo cáo sáng kiến
Năm xuất bản 2024
Thành phố Nghĩa Hưng
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 27,69 MB

Nội dung

- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sángkiến theo ý kiến tác giả: Cho trẻ tham gia hoạt động khám phá khoa học là mộthoạt động quan trọng trong việc giáo

Trang 1

TRƯỜNG MẦM NON XÃ NGHĨA TRUNG

BÁO CÁO SÁNG KIẾNMỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG

KHÁM PHÁ KHOA HỌC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI

Lĩnh vực,cấp học : GD (03)/ Mầm non

Tác giả: Phạm Thị Ngọc Cài

Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Sư phạm Mầm non

Chức vụ: Giáo viên

Nơi công tác: Trường Mầm non xã Nghĩa Trung

huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định

Nghĩa Hưng, ngày 25 tháng 5 năm 2024

Trang 2

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: PGD&ĐT huyện Nghĩa Hưng;

BGH Trường Mầm non xã Nghĩa Trung

Tôi ghi tên dưới đây:

Số

TT Họ và tên

Ngày thángnăm sinh

Nơi côngtác

Chứcdanh

Trình độchuyênmôn

Tỷ lệ (%)đóng gópvào việctạo ra sángkiến

1 Phạm Thị Ngọc

Cài 11/12/1969

Trườngmầm non

xã NghĩaTrung

Giáoviên mầmnon hạngIII

Cao đẳng

sư phạmmầm non

100%

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi”.

- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (03)/ Mầm non

- Ngày biện pháp được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Từ ngày 01 tháng 09năm 2023

- Mô tả bản chất của sáng kiến:

Nghiên cứu áp dụng các biện pháp mới vào công tác tổ chức các hoạt động

trong trường mầm non, chia sẻ “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động

Trang 3

khám phá khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi” mà tôi đã và đang thực hiện.

Tính mới của sáng kiến đó là: Bên cạnh biện pháp dùng lời và trực quan, tôiluôn cố gắng tìm ra những biện pháp, hình thức để trẻ được tiếp thu, được khám phákhoa học một cách chủ động bằng cách tăng cường cho trẻ được thí nghiệm, thựcnghiệm để nâng cao chất lượng khám phá khoa học cho trẻ 5 - 6 tuổi Điều này càngkhẳng định phương châm “dạy học lấy trẻ làm trung tâm” mà toàn ngành giáo dụcđang hướng tới

- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sángkiến theo ý kiến tác giả: Cho trẻ tham gia hoạt động khám phá khoa học là mộthoạt động quan trọng trong việc giáo dục trẻ ở tuổi mầm non, nó có tác dụng gópphần tích cực vào việc giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục tình cảm trí tuệ,tình cảm thẩm mỹ đạo đức Qua một thời gian áp dụng sáng kiến tôi thấy đã đạtđược những kết quả như mong đợi, các cháu đã thích thú, tích cực với hoạt độngkhám phá hơn, mạnh dạn đưa ra câu hỏi và các kỹ năng của trẻ được nâng cao rõrệt Đây chính là động lực lớn để tôi tiếp tục thực hiện những bước tiến tiếp theotrong kế hoạch chăm sóc và giáo dục các cháu

Danh sách những người tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu:

TT Họ và tên Ngày tháng

năm sinh

Nơi công tác

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Nội dung công việc

hỗ trợ

1 Nguyễn Thị Hiền 27/02/1984

Trường mầm non Nghĩa Trung

Giáo viên lớp

5 tuổi

Cao đẳng

sư phạm mầm non

Áp dụng thử

2 Nguyễn Thị Liên 15/04/1972

Trường mầm non Nghĩa Sơn

Giáo viên lớp

5 tuổi

Đại học sư phạm mầm non

Áp dụng thử

3 Nguyễn Thị Thuỷ 22/11/1988

Trường mầm non thị trấn Liễu Đề

Giáo viên lớp

5 tuổi

Đại học sư phạm mầm non

Áp dụng thử lần đầu

Trang 4

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật vàhoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Nghĩa Trung, ngày 22 tháng 5 năm 2024

Người nộp đơn

Phạm Thị Ngọc Cài

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

Trang 5

1 Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa

học cho trẻ 5 – 6 tuổi”

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (03)/ mầm non

3 Thời gian áp dụng sáng kiến:

Từ ngày 06 tháng 09 năm 2023 đến ngày 15 tháng 05 năm 2024

4 Tác giả:

Họ và tên: Phạm Thị Ngọc Cài

Năm sinh: 1969

Nơi thường trú: Xã Nghĩa Trung - Huyện Nghĩa Hưng- Tỉnh Nam Định

Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm mầm non

Chức vụ công tác: Giáo viên

Nơi làm việc: Trường mầm non xã Nghĩa Trung

Điện thoại: 0833129693

Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%

5 Đồng tác giả: Không có

6 Đơn vị áp dụng biện pháp:

Tên đơn vị: Trường mầm non xã Nghĩa Trung

Địa chỉ: Đội 9 - Nghĩa Trung - Nghĩa Hưng - Nam Định

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

Trang 6

I Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến

Những nghiên cứu về trẻ mầm non cho thấy rằng, khi trẻ càng lớn lên, đam

mê tìm kiếm kiến thức và hiểu biết về thế giới vào lúc nào cũng tăng lên, và câuhỏi phản ánh được sự phức tạp hơn so với những câu hỏi của trẻ khi còn nhỏ.Nghiên cứu về tính tò mò, tính sang tạo của trẻ mầm non cho thấy rằng, trẻ thíchchơi mà học và học mà chơi, xem thế giới quanh mình qua "ánh nhìn của trẻ" màtất cả đều mới lạ Trẻ luôn có những câu hỏi như "tại sao thế?" hoặc "tại sao nhưvậy?" và luôn có đam mê tìm hiểu và khám phá Vì vậy, giúp trẻ trả lời những câuhỏi và có những kiến thức về thế giới quanh mình là một nhiệm vụ rất quan trọngcho giáo viên mầm non Bằng cách đó, chúng ta đảm bảo rằng trẻ sẽ tiếp tục tìmhiểu và khám phá thế giới mà chúng ta muốn chia sẻ và giúp đỡ trẻ phát triển đầy

đủ, hoàn thiện nhất Tại trường mầm non của trẻ, trẻ được nhận được sự chú ý vàchăm sóc tận tâm Trong đó, trẻ có thể tham gia nhiều hoạt động học tập khácnhau, bao gồm các hoạt động nhằm phát triển thể chất; các hoạt động làm quen vớitoán, làm quen với văn học Trong đó, hoạt động khám phá khoa học có ý nghĩaquan trọng đối với việc phát triển nhận thức cho trẻ và hình thành kỹ năng

Để thỏa mãn sự tò mò, thắc mắc của trẻ đối với mong muốn tìm hiểu về thếgiới Từ đó trẻ sẽ vận dụng khả năng quan sát, so sánh, phân loại, dự đoán, suyluận, chia sẻ, giải quyết và đưa ra quyết định Khi thực hành các kỹ năng này, trẻ

sẽ xây dựng một cơ sở kiến thức phong phú và phát triển thêm các kỹ năng quantrọng trong cuộc sống

Với những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chấtlượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 – 6 tuổi”

II Mô tả giải pháp kỹ thuật

II.1 Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến

Trang 7

a Thuận lợi

- Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Nghĩa Hưng và nhà trường thường xuyênquan tâm đến việc phát triển năng lực chuyên môn của giáo viên mầm non trongnhà trường

- Giáo viên được nhận được sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường

và ý kiến đánh giá hữu ích từ sự góp ý của bạn bè, đồng nghiệp sau mỗi lần tổchức cho trẻ các hoạt động khám phá khoa học

- Giáo viên mầm non trong nhà trường luôn tìm kiếm phương pháp mới đểthúc đẩy sự phát triển khả năng tìm tòi, tự học của trẻ Giáo viên mầm non của nhàtrường luôn tạo ra những đồ dùng và đồ chơi liên quan đến khoa học, giáo viêncòn tạo điều kiện cho trẻ có thể tham gia các hoạt động khám phá khoa học và cáchoạt động vui chơi phù hợp với hứng thú và khả năng của trẻ

- Trẻ 5 – 6 tuổi trong lớp giảng dạy của tôi thường được nhận sự quan tâm,chăm sóc sát sao nhưng bản thân tôi cũng đòi hỏi cao ở cả khả năng tìm tòi, khámphá của trẻ Bên cạnh đó, trẻ cũng có tính cách tích cực trong việc tham gia cáchoạt động trong lớp và tương tác cùng giáo viên và các bạn trong lớp Điều nàygiúp tạo nên môi trường học tập thân thiết và sáng tạo, mang lại điều kiện tích cựccho sự phát triển của học sinh

- Cơ sở vật chất của nhà trường học được cải tạo và trang trí đẹp để tạo ramôi trường học tập thân thiện và thoải mái cho trẻ Trong đó, không gian phònggiảng dạy được cung cấp đầy đủ đồ dùng cho thí nghiệm và đảm bảo cho trẻ 5 – 6tuổi có thể tham gia các hoạt động khám phá khoa học

- Ban Giám Hiệu nhà trường luôn ủng hộ và quan tâm đến sự phát triển củatừng trẻ, ủng hộ lớp và giáo viên Phụ huynh luôn đảm bảo đồng hành và ủng hộlớp, phối hợp theo thông báo và yêu cầu của giáo viên, để tạo ra một sự thống nhất

và đẩy mạnh sự phát triển của từng trẻ

Trang 8

b.Khó khăn

- Góc tự nhiên vẫn có những khiếm khuyết như: số lượng cây và loại cây màtrẻ có thể tìm kiếm còn ít Trong khi đó, không có khu vực phù hợp để nuôi cácloài động vật như chim, thỏ hoặc bể cá Ngoài ra, kiến thức của trẻ về môi trườngxung quanh cũng chưa đủ nhiều và rộng

- Giáo viên sử dụng phương pháp trực quan và dùng lời để tổ chức cho trẻkhám phá khoa học, nhưng việc cung cấp kiến thức khoa học trừu tượng cho trẻ lạigặp nhiều khó khăn bởi chưa đủ kinh phí để tổ chức được nhiều những hoạt độngthực tế Điều này có thể làm giảm hiệu quả trong quá trình học tập và phát triểncủa trẻ

- Tài liệu và sách giới thiệu về thí nghiệm khám phá khoa học cho trẻ thường cógiới hạn vì chúng không thể phù hợp với tất cả những độ tuổi và tình huống khácnhau

- Trẻ cũng thường có đặc điểm về khả năng học tập đó là: dễ tiếp thu hiến thứcnhưng lại dễ quên những gì vừa học Vì vậy, việc tạo ra các hoạt động thú vị và liênquan đến khoa học giúp trẻ giữ lại kiến thức đó một cách dễ dàng hơn Trong quátrình đưa ra các giải pháp cho vấn đề này, bản thân tôi đã lưu ý rằng trẻ dễ bị nhầmlẫn khi gọi tên các con vật

Tổng hợp số liệu về các hoạt động đã diễn ra trong bảng sau:

Bảng 1 : Kết quả tổng kết khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán

đoán, suy luận của trẻ (Số trẻ là 29) ST

T

Các khả năng của trẻ Kết quả (Tỉ lệ %)

Loại tốt Loại khá Loại TB Loại yếu

Trang 9

II.2 Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến

Thông qua kết quả trên, tôi luôn cố gắng tìm kiếm và áp dụng những giải pháp mới

để tạo nên các hoạt động khám phá khoa học hiệu quả hơn Bằng cách này, tôi đã giúptạo nên nền tảng cho trẻ phát triển khả năng quan sát, so sánh, phán đoán và suy luậncủa trẻ

a.Biện pháp 1: Giáo viên cần nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý và khả năng nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi

Trong việc giảng dạy cho trẻ mẫu giáo từ 5 - 6 tuổi, giáo viên cần nắm bắt đượcđặc điểm tâm sinh lý và khả năng nhận thức của trẻ để lựa chọn các phương phápgiáo dục phù hợp Từ đó, giáo viên có thể định hướng những kiến thức và kỹ năng

mà trẻ có thể tiếp thu và áp dụng cụ thể trong cuộc sống Điều này quan trọng vì từlứa tuổi này (5 – 6 tuổi), trẻ đã có những đặc điểm tâm sinh lý và nhận thức khácnhau so với trẻ nhỏ hơn

Nếu giáo viên không nắm bắt được đặc điểm này, họ có thể dẫn đến tình trạnghoặc kiến thức quá tải cho trẻ, làm cho trẻ mệt mỏi và khó tiếp thu kiến thức mới.Các phương pháp giáo dục cũng phải đáp ứng nhu cầu và khả năng của trẻ để tạo ramôi trường học tập thân thiết và hiệu quả

Việc nắm chắc đặc điểm tâm lý và khả năng nhận thức của trẻ đặc biệt quantrọng với độ tuổi mẫu giáo lớn Đây là thời điểm hiếu động, tò mò và yêu thích họctập nhất, cũng như đòi hỏi kiến thức cao nhất Giáo viên phải hiểu rõ tình yêu và tâm

Trang 10

trạng của học sinh để tạo ra môi trường học tập tốt nhất và đẩy mạnh sự phát triểncủa chúng.

Tính tích cực của trẻ từ 5-6 tuổi có thể nâng cao và hiệu quả hơn nếu giáo viên

có kiến thức và kỹ năng nắm bắt được đặc điểm tâm lý của trẻ trong giai đoạn này.Bằng cách này, giáo viên có thể tạo ra các hoạt động học tập và môi trường thú vị,thú vui và đẩy mạnh khả năng học tập và tự học của trẻ 5 – 6 tuổi khi chuẩn bị trẻbước vào một môi trường mới – chuẩn bị vào lớp 1

Trẻ được tham quan trường Tiểu học

b Biện pháp 2: Kích thích sự hứng thú của trẻ trong hoạt động KPKH

Để kích thích sự hứng thú của trẻ trong hoạt động khám phá khoa học, và tạomôi trường lớp học thú vị các biện pháp được đề xuất như sau:

Để tạo môi trường học tập thú vị, nhà trường có thể xây dựng các nội dung,hình thức, phương pháp các hoạt động khám phá khoa học một cách phong phú và

Trang 11

thu hút sự chú ý của trẻ Môi trường này không chỉ tạo ra cảm giác thoải mái và thỏamãn nhu cầu vui chơi, giao tiếp của trẻ mà còn giúp phát huy kỹ năng vận dụng và ápdụng trong nhiều hoạt động khác và trong những tình huống khác nhau trong hoạtđộng khám phá khoa học Tìm kiếm phương pháp mới để kích thích tính tò mò củatrẻ

Trẻ được thực hành đong đo nước

Bản thân tôi đã luôn tích cực làm mới góc thiên nhiên để giúp trẻ tập trung vàohoạt động thực hành chăm sóc cây cối, bao gồm nhặt cỏ, bắt sâu… từ đó giúp trẻphát triển khả năng quan sát, khám phá

Trang 12

Trẻ thực hành chăm sóc cây cối, bao gồm nhặt cỏ, bắt sâu và tưới nước

Trong góc thiên nhiên, trẻ có thể tham gia các hoạt động chăm sóc cây cối vàquan sát sự phát triển của cây một cách trực tiếp và chi tiết Điều này giúp phát triểnkhả năng quan sát, tư duy, so sánh và thảo luận của trẻ Trong đó, tôi chọn các loàicây xanh như hoa loa kèn, hoa cúc, cây quất … để trẻ dễ quan sát

Góc thiên nhiên được cải tiến với các đồ dùng học tập gọn gàng, dễ thấy và dễ

sử dụng, như kính lúp, bảng ghi chép quá trình theo dõi thời tiết, sự nảy mầm củacây, tranh ảnh và lô tô Bằng cách sử dụng những đồ dùng này, trẻ sẽ có cơ hội tậptrung vào việc khám phá và giải thích những điều mới và thú vị trong thiên nhiên

Trong không gian học tập, tôi đã đặt lại giá sách với chủ yếu là nội dung vềcon vật, cây cối, hoa lá và quả hạt Điều này giúp trẻ có thể dễ dàng quan sát và đọctheo những sách này Để tạo điều kiện cho trẻ tham gia, tôi cũng đặt các hộp đựngcho vỏ cây khô, hoa lá ép khô và các loại hạt, đồ đó được lắp với nhãn mác và hìnhảnh rõ ràng Tôi cũng sử dụng nguyên liệu tự nhiên như vỏ hến, ốc trai, sò và vỏtrứng… để làm những đồ dùng và đồ chơi linh hoạt và tiết kiệm chi phí Bằng cách

sử dụng những đồ đó, trẻ có thể tự chơi và tự làm ra những sản phẩm phong phú vàhữu ích

Trang 13

Trẻ đọc sách truyện và tự làm đồ chơi từ các nguyên vật liệu thiên nhiên

* Giáo viên chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi đa dạng, đầy đủ và đẹp mắt

Chuẩn bị đồ dùng và đồ chơi đầy đủ, đa dạng và đẹp mắt là yếu tố quan trọng

để kích thích sự hứng thú của trẻ Những đồ chơi có màu sắc ấn tượng, thiết kế độcđáo và bắt mắt sẽ tăng cường sức hút của chúng đối với trẻ Khi sử dụng những đồdùng và đồ chơi này trong các hoạt động học tập và chơi, trẻ sẽ cảm thấy sự kíchthích và thú vị hơn Vì vậy, việc chuẩn bị đồ dùng và đồ chơi đúng đắn và đẹp mắttrong môi trường học tập rất quan trọng để tạo ra một không gian học tập thú vị vàthu hút sự quan tâm của trẻ

Giáo viên nên tạo môi trường khám phá khoa học đa dạng và hấp dẫn cho trẻbằng các đồ dùng, đồ chơi và nguyên vật liệu khác nhau Đồ dùng như bàn, ghế,bảng, tranh, mô hình giúp tiết học sinh động trong các hoạt động của giáo viên và trẻ.Bằng cách sử dụng từ gắn với mỗi hình ảnh và vật mẫu, giáo viên có thể tạo điềukiện tốt để trẻ nắm bắt kiến thức và tham gia các hoạt động khoa học thú vị hơn

Nhằm làm phong phú cho nội dung học tập và giải trí cho trẻ, tôi khuyến khíchbậc phụ huynh sưu tầm những đồ dùng, tranh truyện, sách và ảnh về con vật, cây cối,

Trang 14

hoa lá, quả Bằng cách sử dụng các câu ca dao, tục ngữ, đồng dao, tôi muốn tạo ramột cơ sở kiến thức về môi trường xung quanh cho trẻ Tôi cũng sử dụng nguyên vậtliệu có sẵn như chai nhựa, hộp sữa, vải vụn, cọng rơm, lá khô và hoa ép khô để tạo ranhững nhân vật và tạo ra cảm giác tự nhiên và thân thiện cho môi trường học tập củatrẻ.

Hình ảnh trẻ làm thí nghiệm “Đài phun nước” bằng những

nguyên liệu sẵn có

Bản thân tôi đề xuất sử dụng hình ảnh từ đốc lịch, bìa, hoạ báo, ảnh cũ và cáctài liệu hiện có để trang trí lớp học và làm đồ dùng cho các hoạt động giải trí, khámphá Điều này giúp tạo nên một cảnh quan thú vị và độc đáo, kích thích niềm đam mê

và tò mò của trẻ trong việc học tập

Các loại hạt và vỏ trai ốc, hến sò cũng có thể sử dụng như đồ chơi và bổ sungcho các hoạt động khám phá Tôi còn ưu tiên việc tạo ra bài thơ về môi trường xungquanh và minh hoạ chúng bằng hình ảnh Ngoài giúp trẻ củng cố hình ảnh, nó còngiúp trẻ rèn luyện ngôn ngữ và phát triển tư duy trong quá trình đọc và hiểu chữ viết.Bằng cách sử dụng những kiến thức và tài liệu đa dạng này, trẻ sẽ có cơ hội tốt nhất

để phát huy tối đa khả năng học tập và tham gia các hoạt động vui chơi

Bằng cách sử dụng đồ dùng và đồ chơi tự làm trong hoạt động khám phá khoahọc, tôi đã nhận thấy trẻ trong thời gian đó trở nên hào hứng và hứng thú học tập Trẻ

đã có khả năng quan sát tốt, tìm vật mẫu nhanh chóng và có khả năng so sánh vàphân loại rõ ràng Ngoài ra, trẻ cũng phát triển nhiều hơn trong ngôn ngữ, hiểu biết

Trang 15

về các con vật, cây hoa và loại quả Tư duy của trẻ cũng trở nên nhanh và chính xáchơn Trong quá trình này, trẻ thường xuyên tham gia các câu đố và tục ngữ liên quanđến chủ đề đang học, giúp tăng cường khả năng tư duy và nhận thức về các thể loạikhác nhau.

* Giáo viên luôn luôn cập nhật và tạo ra những điều mới và lạ cho trẻ

Để tạo sự hứng thú của trẻ trong quá trình tham gia hoạt động, chúng ta cầnluôn cập nhật và tạo ra những điều mới và lạ cho trẻ Trẻ thích những điều mới lạ, ấntượng và sinh động, nhưng lại dễ bị mệt mỏi với những điều quen thuộc và lặp đi lặplại Vậy, cần phải luôn tìm kiếm và cập nhật những hoạt động mới và thú vị để giữđược sự hứng thú của trẻ trong quá trình học tập và thực tế

Trong giai đoạn 5-6 tuổi, sự quan tâm và chú ý của trẻ tăng lên, nhưng yêu cầu

về sự hứng thú cũng tăng lên mạnh mẽ Vì vậy, khi nói và thực hiện những điềukhông kích thích sự chú ý của trẻ, trẻ sẽ rất nhanh chóng mất sự tập trung, khôngmuốn tìm hiểu và suy nghĩ Để giữ lại sự hứng thú và tập trung của trẻ trong quátrình học tập và thực tế, cần có nội dung và hoạt động phù hợp với khả năng nhậnthức và tư duy của trẻ trong thời điểm này Điều này giúp trẻ phát huy tối đa khảnăng tìm hiểu và tham gia các hoạt động phù hợp với tuổi trẻ, cũng như phát triển kỹnăng quan sát và phân tích trong cuộc sống học tập và thực tế Để đạt được mục đíchcủa giờ học khám phá và phát triển kỹ năng của trẻ, việc tạo sự chú ý của trẻ trongquá trình tham gia hoạt động là rất quan trọng Vì vậy, trong quá trình dạy trẻ, côphải lựa chọn những hình thức giảng dạy đầy sáng tạo, sinh động và thường xuyênthay đổi để kích hoạt sự quan tâm của trẻ Trong đó, giới thiệu bài giảng là một phầnquan trọng để gây hứng thú nhất cho trẻ trong giờ học Để đạt được điều này, cô cầnphải tập trung vào các phương pháp giảng dạy mới, đầy tính thú vị và thú vị để kíchhoạt sự chú ý của trẻ và giúp trẻ tham gia hoạt động với sự hứng thú và đam mê caonhất

Trang 16

Trẻ tham gia hoạt động với chiếc cốc giấy

Để truyền tải thông tin một cách hấp dẫn và kích thích tính tò mò của trẻ,chúng ta nên tránh đưa ra đối tượng chính và tình huống liên quan trực tiếp, vì thế tanên tìm kiếm các tình huống và hình thức sinh động, sáng tạo khác như chơi các tròchơi giải trí, tham gia các hoạt động khác hơn… Bằng cách làm như vậy, chúng ta cóthể lôi cuốn sự chú ý và khởi động tình tò mò của trẻ trong quá trình khám phá vàhọc hỏi Để tạo một câu chuyện hấp dẫn và lấy lòng trẻ, ta có thể áp dụng các hìnhthức giới thiệu phù hợp với nội dung dạy, đảm bảo đầy đủ, thú vị và thu hút sự chú ýcủa trẻ Để đảm bảo sự sinh động và hấp dẫn trong quá trình dạy học, những hìnhthức giới thiệu phải được thay đổi thường xuyên trong các giờ học, để tránh việc trẻ

bị nhàm chán và giữ sự quan tâm của trẻ

Một hoạt động học tập thú vị được giới thiệu là "Tìm hiểu một số loại rau, củ"

Cô sẽ tổ chức cho trẻ tham gia trò chơi "đi siêu thị" bằng cách chia lớp thành nhóm

và cho các nhóm đi tìm và chọn những thực phẩm thích hợp (mô hình đã được côchuẩn bị) Khi trở lại lớp, trẻ sẽ cảm thấy sự thú vị và thích khi kể về những cây rau,

Trang 17

cây củ mà trẻ mang được về và mong muốn cùng cô và các bạn khám phá và tìmhiểu ý nghĩa của nó Bằng cách tham gia trong hoạt động này, trẻ có cơ hội tìm hiểu

về những loại rau, củ và giúp trẻ nắm bắt rõ hơn về sự đa dạng thực phẩm trong cuộcsống hàng ngày

Thay vì sử dụng giọng nói thông thường, giáo viên cố gắng sử dụng cảm xúc vàmạch lạc trong tiếng nói để tạo ra ảnh hưởng sâu hơn và dễ hiểu hơn cho trẻ Bằngcách nói chậm và nhấn mạnh nội dung quan trọng, trẻ sẽ dễ dàng hơn để nhớ và hiểuđược kiến thức được chia sẻ

Để tạo cảm giác mới lạ và giúp trẻ đầy hứng thú, nên thay đổi hình thức trongcác hoạt động vui chơi Trẻ sẽ cảm thấy sự thú vị và nghe những điều mới khi quansát đối tượng và tìm hiểu nó Quá trình này giúp phát triển khả năng phân tích, sosánh, phân loại, phóng đoán và suy luận của trẻ

Để trẻ khắc sâu và củng cố kiến thức, các trò chơi giải trí mà cô tổ chức cầnđược sáng tạo và tạo ra môi trường vui vẻ, sinh động Điều này giúp trẻ tránh bịnhàm chán và mệt mỏi sau khi tập trung chú ý cao độ đối với việc quan sát đốitượng Bằng cách này, trẻ có thể tiếp cận và cứu chúng vào bộ nhớ lâu dài hơn

* Đưa công nghệ thông tin vào trong quá trình tổ chức các hoạt động khám phá khoa học

Với cách mạng 4.0 và bùng nổ về công nghệ thông tin như hiện nay, hệ thốngmạng và nhiều tiện ích ứng dụng phong phú đã mang lại sự đột phá trong giáo dục

Từ cấp học mầm non, công nghệ thông tin được xem là một phần quan trọng của quátrình giáo dục Điều này không chỉ ảnh hưởng đến người lớn mà còn mang lại nhữngkinh nghiệm hữu ích và kì thú cho trẻ em mầm non trong quá trình học tập và tiếpthu kinh nghiệm sống Công nghệ thông tin giúp tạo ra một cơ hội để trẻ nhận biết vàtưởng tượng về thế giới xung quanh chúng, mở rộng không gian học tập và giúp họphát triển kỹ năng tìm kiếm thông tin, so sánh và áp dụng nhanh chóng

Trong quá trình giáo dục trẻ, không tất cả các đối tượng và hiện tượng đều cóthể được trực tiếp để giúp trẻ tri giác Vì vậy, việc khám phá và tìm hiểu những điều

về tự nhiên và khoa học khác nhau, như tìm hiểu các động vật sống dưới biển, máybay hoặc các hiện tượng tự nhiên, trở nên quan trọng Trong trường hợp như việc tìm

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w