1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 3 4 tuổi ở trường mầm non

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non
Tác giả Trần Thị Vân Anh
Trường học Trường Mầm Non Chu Minh
Chuyên ngành Giáo dục Mầm Non
Thể loại Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Năm xuất bản 2021
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 4,86 MB

Nội dung

Lý do chọn đề tài: Cùng với sự phát triển không ngừng của ngành giáo dục trong cả nước nóichung và ngành giáo dục bậc học mầm non nói riêng, đã có nhiều vượt bậc về số lượng trường lớp

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

I SƠ YẾU LÝ LỊCH

- Họ và Tên : Trần Thị Vân Anh

- Giới tính : Nữ

- Dân tộc: Kinh

- Ngày tháng năm sinh : 30 / 11 / 1988

- Đơn vị công tác : Trường Mầm Non Chu Minh

- Trình độ đào tạo : Đại học

- Chuyên nghành : SP Mầm Non

Trang 2

MỤC LỤC

Mục lục

II Những biện pháp đổi mới để giải quyết vấn đề Trang 3

      

Trang 3

PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài:

Cùng với sự phát triển không ngừng của ngành giáo dục trong cả nước nóichung và ngành giáo dục bậc học mầm non nói riêng, đã có nhiều vượt bậc về

số lượng trường lớp cũng như chất lượng dạy và học ngày một nâng cao

Trẻ mẫu giáo “chơi mà học, học mà chơi” Trẻ rất hiếu động, tò mò, hammuốn học hỏi, tìm hiểu thế giới xung quanh Trong khi chơi, trẻ thực sự học đểlĩnh hội các khái niệm ban đầu hoặc các tri thức tiền khoa học Qua đó hìnhthành bước đầu của phẩm chất đạo đức, khuyến khích việc khám phá khoa học

và làm chủ những kiến thức công nghệ trong thời đại mới

Giáo dục mầm non là bậc giáo dục mở đầu trong hệ thống giáo dục Trẻ ởlứa tuổi mầm non là thời kỳ mà sự tăng trưởng về cơ thể và phát triển về trí tuệ,tình cảm, xã hội… diễn ra rất nhanh Có thể nói đây là giai đoạn đặt nền móngđầu tiên quan trọng nhất của nhân cách con người Nếu không làm tốt việcchăm sóc, giáo dục trẻ trong những năm này thì việc giáo dục lại hết sức khókhăn, phức tạp Hiện nay cả nước đang quan tâm tới giáo dục mầm non,đây lànền tảng cho sự phát triển sau này, như Bác Hồ đã nói “Mẫu giáo tốt mở đầunền giáo dục tốt” Chính vì thế ngành học mầm non luôn đòi hỏi đổi mớiphương pháp giáo dục, theo chuyên đề có xu hướng mở rộng vốn kiến thức củatrẻ phù hợp với các lứa tuổi, đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, thờiđiểm này tất cả mọi việc đếu bắt đầu: bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, nhìn

và vận động bằng đôi chân, đôi tay của mình, bắt đầu có sự tìm tòi khám phá,

có sự tò mò muốn hiểu biết “Khám phá khoa học” là một trong những môn họcquan trọng nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ trong trường mầm non

Trẻ được làm quen với khám phá khoa học là giúp trẻ rèn luyện và pháttriển quá trình tâm lý,củng cố tri thức và mở rộng sự hiểu biết của trẻ về sự vật

và các hiện tượng thiên nhiên, xã hội xung quanh trẻ Cho trẻ làm quen với

môn “khám phá khoa học” sẽ kích thích và phát triển tính tò mò ham hiểu biết

của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được tìm hiểu khám phá những điều mới lạ gần gũixung quanh trẻ Giúp trẻ sống hòa mình, gần gũi với môi trường tự nhiên, môitrường xã hội và có ý thức bảo vệ môi trường đó.…

Tuy nhiên ở các trường mầm non hiện nay, việc tổ chức các hoạt động thửnghiệm giúp trẻ khám phá khoa học còn rất hạn chế Một mặt do quá trình thựchiện các thí nghiệm khám phá khoa học rất phức tạp mất nhiều thời gian, bêncạnh đó việc tìm tài liệu, sách báo hướng dẫn các trò chơi thực nghiệm đơn giản

và gần gũi với trẻ chưa phong phú

Trang 4

Năm học 2021 - 2022, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3-4 tuổi Quaviệc chăm sóc và dạy dỗ trực tiếp trẻ ở lớp mình, cũng như được dự một số hoạtđộng khám phá khoa học ở các lớp khác trong khối Tôi nhận thấy khả năng và

kỹ năng nhận thức của trẻ còn hạn chế, chưa hứng thú vào hoạt động

Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non” làm sáng kiến

kinh nghiệm của mình trong năm học này

3 Đối tượng nghiên cứu:

Một số biện pháp nâng cao chất lượng khám phá khoa học cho trẻ 3-4 tuổi,Trường mầm non Chu Minh

4 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:

- Thực hiện và áp dụng vào trẻ 3-4 tuổi trong Trường mầm non Chu Minh

- Số trẻ nghiên cứu là 26 trẻ

5 Phương pháp nghiên cứu

a Nhóm thu thập xử lý thông tin lý thuyết:

- Tìm tài liệu

- Phân tích tổng quát hoá cơ sở lý luận

- Phương pháp thực nghiệm (khảo sát)

b Nhóm thu thập xử lý thông tin thực tiễn:

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp đàm thoại

- Phương pháp tuyên truyền

6 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:

- Đề tài thực hiện tại lớp 3-4 tuổi trong trường mầm non Chu Minh nơi tôicông tác

- Thời gian từ tháng 9/2021 đến tháng 5/2022 Củng cố và thực hiện cho

các năm tiếp theo

Trang 5

PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT

VẤN ĐỀ

1 Cơ sở lý luận:

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”

Vâng, đúng như lời Bác Hồ đã nói, trẻ em là chủ nhân tương lai của đấtnước Và giáo viên mầm non chính là những người thầy đầu tiên trong hệ thốnggiáo dục, chiếm vị trí quan trọng trong sự nghiệp trồng người Trẻ em là hạnhphúc của mọi gia đình, của mọi nhà và việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ khôngphải chỉ là trách nhiệm của mọi người mà là của toàn xã hội Trẻ em được pháttriển đầy đủ sẽ xây dựng một thế giới tương lai tốt đẹp, văn minh, tiến bộ

Khi nói đến trẻ mầm non không ai không biết trẻ ở độ tuổi 3-4 rất thích tìmhiểu, khám phá môi trường xung quanh bởi thế giới xung quanh thật bao la rộnglớn, có biết bao điều mới lạ hấp dẫn, và còn có bao lạ lẫm khó hiểu, trẻ tò mòmuốn biết, muốn được khám phá

Trẻ 3-4 tuổi thích các hoạt động chân tay và khám phá bằng các giác quanhay đặt câu hỏi nhưng không phải lúc nào cũng hiểu câu trả lời Bắt đầu nhận

ra các mối quan hệ nhân quả đơn giản dưới dạng các câu hỏi đơn giản: tại sao?

để làm gì? như thế nào? Có thể móc nối các sự kiện khi thảo luận nhưng có thểgặp khó khăn trong phát âm, diễn đạt bằng lời nói Trẻ cần được người lớn chú

ý nghe và nói lại rõ ràng hơn những gì trẻ nói Học tốt nhất trong những tìnhhuống cụ thể có ý nghĩa với bản thân chúng và khi có sự tin tưởng, khích lệ củangười lớn

Nếu giáo viên không sáng tạo trong việc tổ chức thì hiệu quả đạt khôngcao Nếu hoạt động học không có gì đổi mới để trẻ được khám phá trẻ sẽ pháttriển chậm hơn so với nhu cầu xã hội

Còn tôi những năm công tác, mỗi năm tôi lại rút ra cho mình một kinhnghiệm Khoa học không chỉ là kiến thức mà còn là cả một quá trình, là conđường tìm hiểu, khám phá thế giới vật chất Khoa học với trẻ nhỏ là quá trìnhtìm hiểu, khám phá tự nhiên và là quá trình tích cực tham gia hoạt động thăm

dò, tìm hiểu thế giới tự nhiên Khả năng nhận thức của trẻ được phát triển quaviệc tiếp xúc tìm hiểu các đồ dùng, đồ chơi và các nguyên vật liệu Vậy muốntrẻ phát triển toàn diện theo tôi chúng ta cần xây dựng biện pháp giáo dục haymới lạ cuốn hút trẻ, để hình thành thói quen ham mê tìm tòi khám phá khoa học

ở trẻ Vì vậy mà tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non” để nghiên

cứu tìm ra những biện pháp hay giúp trẻ học tốt môn học này

2 Khảo sát thực trạng.

Trang 6

a) Khảo sát thực tế:

Khảo sát về nhận thức của trẻ 3-4 tuổi trong lớp tôi thông qua hoạt độngdạy khám phá khoa học của giáo viên

* Thuận lợi:

+ Về phía giáo viên:

Được ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm, đầu tư về cơ sở vật chất tạođiều kiện cho tôi được đi học hỏi bồi dưỡng chuyên môn, học tập tham quan ởcác trường bạn Đồng thời cũng tự nghiên cứu tài liệu, luôn học hỏi, trao đổi vớiđồng nghiệp để nâng cao chất lượng giảng dạy

Bản thân rất tâm huyết với nghề, yêu nghề mến trẻ, năng lực chuyên mônkhá vững, nắm chắc phương pháp tổ chức các hoạt động, chịu khó sưu tầm vàcải tiến đồ dùng, đồ chơi sáng tạo phục vụ các môn học phù hợp với thực trạngđịa phương và tạo hứng thú cho trẻ khi sử dụng đồ dùng, đồ chơi trong lớp học

Ngoài những mặt thuận lợi trên đề tài cũng gặp một số khó khăn đó là:

+ Về phía giáo viên:

Quá trình tổ chức giáo viên vẫn còn chưa có sự linh hoạt trong hướngdẫn trẻ hoạt động

Khả năng tận dụng môi trường xung quanh để cho vào bài dạy còn hạn chế

Kinh phí mua vật thật cho trẻ hoạt động chưa có

Tạo môi trường học tập cho hoạt động còn chưa phong phú

Trang 7

- Trẻ: Đồ dùng học tập của trẻ còn đơn giản, đôi khi còn thiếu.

+ Đối với phụ huynh:

Đã quan tâm phối hợp dạy trẻ nhưng chưa thường xuyên và đồng đều

+ Cơ sở vật chất:

Số trẻ đông, điều đó ảnh hưởng đến môi trường hoạt động của trẻ

b) Số liệu điều tra thực tế trước khi thực hiện:

Trước khi thực hiện đề tài tôi đã thực hiện một số hoạt động cho trẻ khámphá khoa hoc, tôi thấy vốn hiểu biết về thế giới xung quanh của trẻ ít, đặc biệttrẻ rất dễ nhầm lẫn khi gọi tên các con vật ví dụ: Tất cả các con vật biết bay trẻđều gọi là chim chứ trẻ không gọi được là chim én hay chim chích bông, chim

bồ câu… Mặt khác khả năng quan sát, phân loại của trẻ gặp rất nhiều khókhăn, số liệu cụ thể qua từng tiết dạy được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 1: số liệu khảo sát trên trẻ.

1 Trẻ chú ý vào nội dung hoạt

2 Trẻ nói được kết quả khám

Dựa vào vốn kiến thức đã học, học hỏi và trao đổi với đồng nghiệp, được

bồi dưỡng chuyên môn, tôi đã tìm ra một số biện pháp sau:

3.1 Xây dựng môi trường lớp học các góc

3.2 Bổ sung đồ dùng, đồ chơi tự tạo

3.3 Sử dụng ca dao, tục ngữ, câu đố vào trong hoạt động khám phá khoa học.

3.4 Tổ chức các hoạt động thí nghiệm trực tiếp.

3.5 Nâng cao kỹ năng quan sát, so sánh và phân loại ở trẻ Rèn trẻ thông qua hoạt động học.

4 Biện pháp thực hiện:( Biện pháp từng phần)

Trang 8

4.1 Xây dựng môi trường lớp học ở các góc.

* Góc thiên nhiên

Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy hoạt động khám phá khoa học, môi trườngthiên nhiên góp phần rất lớn cho trẻ tư duy, phát triển tốt về nhận thức, tìm tòi,khám phá những điều mới…Từ đó giúp trẻ lĩnh hội được kiến thức dễ dàng ởlĩnh vực phát triển nhận thức, mà cụ thể ở đây là khám phá khoa học

Tôi bố trí hai mảng : “Bé yêu thiên nhiên” và “Bé vui khám phá”

- “Bé yêu thiên nhiên” là nơi dành cho các hoạt động chăm sóc cây cối:

Nhặt cỏ, bắt sâu, tưới nước, lau lá, nhặt lá khô,…

Trước cửa lớp có khoảng không gian rộng, tôi đã bố trí những đồ dùng,dụng cụ chăm sóc cây hợp lý để trẻ có thể làm được những công việc chăm sóccây theo sở thích của mình

Ngoài ra tôi còn tuyên truyền phụ huynh ủng hộ để bổ sung thêm chậu hoa,cây hoa, cây xanh Ở góc này tôi có những loại cây, hoa rất gần gũi với trẻ, dễchăm sóc, dễ quan sát như: cây hoa giấy, hoa mười giờ, hoa dừa…

Các bé đang chăm sóc cây

Đến giờ hoạt động góc trẻ sẽ rất hứng thú, muốn được chăm sóc cho cây, tướinước cho cây…giúp trẻ biết yêu thêm công việc, bảo vệ thành quả của mìnhlàm được, chăm chú quan sát tỉ mỉ hơn, giúp trẻ ngày càng nhanh nhẹn, yêuthiên nhiên hơn

- “Bé vui khám phá” là nơi trẻ được tham gia trực tiếp khám phá khoa học.

(Vườn ươm của bé, hay bé chơi khám phá cát, sỏi, nước )

+ Bé chơi khám phá cát, sỏi, nước:

Ở hoạt động này các bé được thỏa sức khám phá với các vật liệu trong tựnhiên như cát, sỏi, nước Từ đó trẻ biết các đặc điểm, tính chất của chúng Tôi đã chuẩn bị cho trẻ những rổ đựng sỏi to, sỏi nhỏ; xô cát sạch, dụng cụgóc thiên nhiên; bể nhỏ nước sạch, gáo múc nước, phễu, 3-4 chai đựng nướctrong đó có 1-2 chai cô đã đục 1 lỗ nhỏ

Trang 9

Với những nguyên liệu tự nhiên, đồ dùng dụng cụ đó trẻ được thỏa sứcchơi ở các nhóm cát, sỏi, nước Trẻ tự do khám phá và nêu ra nhận xét trong khichơi dưới sự gợi ý của cô (Tôi để trẻ tự nêu đặc điểm của cát, sỏi và nước màtrẻ thấy được).

Trẻ được vui chơi khám phá một cách tích cực và thích thú, vừa chơi lạivừa học tạo cho trẻ những cảm giác rất nhẹ nhàng khi tham gia vào các hoạtđộng Qua đó trẻ có thể tiếp nhận những kiến thức một cách tư nhiên, thoải mái

ma không hề có chút áp lực nào với trẻ cả

Bé chơi với sỏi

Từ những đồ dụng phụ huynh ủng hộ, tôi đã chuẩn bị những dụng cụ, đồ

dùng cho trẻ tự hoạt động và cùng trẻ chăm sóc cây cối, quan sát sự phát triển

sự phát triển của cây Từ đó giáo dục trẻ tình yêu thiên nhiên, biết chăm sóc,bảo vệ cây cối

Đồ dùng: hộp sữa chua, hạt đỗ ẩm cô đã chuẩn bị trước, bình tưới nước…chotrẻ tưới nước hằng ngày

Quá trình phát triển của cây đỗ

Ngoài góc thiên nhiên, tôi còn xây dựng ở các góc khác theo không gian

mở, giúp trẻ phát triển mọi mặt về ngôn nhữ, quan sát, so sánh…Chọn nhữngtrò chơi phù hợp giúp trẻ bổ trợ cho hoạt động khám phá

Trang 10

Tôi hướng dẫn trẻ cách làm sách từ giấy A4, gấp đôi dùng ghim bấm lại.Sau đó tôi gợi ý trẻ sưu tầm những hình ảnh theo tên gọi, đặc điểm, nơi hoạtđộng từ sách báo cũ, tờ rơi Trẻ sẽ cắt và dán tạo thành bộ sưu tập riêng củamình Qua đây vốn hiểu biết của trẻ không những được củng cố mà còn phongphú nên rất tốt Khả năng quan sát, so sánh, phân loại của trẻ cũng được nânglên rõ rệt.

Góc thư viện được bố trí sinh động và khoa học

4.2 Bổ xung đồ dùng đồ chơi tự tạo

Được nhà trường cấp cho tranh ảnh, lô tô các loại, ngoài ra tôi còn tự làm

đồ dùng đồ chơi phục vụ các hoạt động Tôi luôn sưu tầm tranh có hình ảnhđẹp, tận dụng các hình ảnh đẹp có trên đốc lịch, họa báo, ảnh cũ, xốp, ốnghút tôi vệ sinh sạch sẽ dùng để trang trí lớp và làm đồ dùng đồ chơi

Tôi tận dụng vải vụn, những miếng xốp bìa cát tông vẽ và cắt hình các convật có dây giật sinh động, hấp dẫn, gây hứng thú cho trẻ, sau đó để trẻ tự điềukhiển để trẻ biết con vật này có chân hay có cánh, có chân thì biết chạy, có cánhthì biết bay

Trẻ được tự làm một số sản phẩm như hoa lá, mặt nạ, con vật, cốc ,chén từ những phế liệu như vỏ kẹo, ống hút, hộp thạch Thể hiện được vốnhiểu biết phong phú của trẻ về môi trường xung quanh

Với những đồ dùng, đồ chơi được phát và tự làm khi tôi đưa vào sử dụngtrong hoạt động khám phá, tôi thấy trẻ rất hào hứng, trẻ hiểu biết nhiều, quan sátrất tốt, tìm rất nhanh các vật mẫu của cô đưa ra, so sánh và phân loại cũng rất rõràng, rành mạch, ngôn ngữ phát triển, trẻ thuộc rất nhiều thơ, ca giao, tục ngữ,đặc biệt là câu đố, bài vè về các con vật, các cây hoa, các loại quả Tư duy trẻcũng nhanh và chính xác hơn

Trang 11

Trẻ đang so sánh các con vật.

Tuyên truyền phụ huynh mang những hộp bánh, kẹo, hộp sữa chua, chai nướcngọt…để cho các con có thể làm đồ dùng đồ chơi đơn giản bằng khả năng củamình dưới sự hướng dẫn của cô giáo, cùng trò chuyện về sản phẩm và cách làmnên các đồ dùng đồ chơi đơn giản, về nhà trẻ có thể lấy các đồ dùng đơn giản đểlàm cùng bố mẹ mình Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường, giữ gìn, yêu quý, trântrọng sản phẩm mình làm ra

Trẻ làm đồ chơi từ những đồ dùng đơn giản

4.3 Sử dụng ca dao, tục ngữ, câu đố vào trong hoạt động khám phá khoa học

Xa xưa, ca dao, tục ngữ đã đi vào tiềm thức của trẻ, nhưng thế hệ trẻ bây giờ

ít tiếp xúc với ca dao, tục ngữ, tôi muốn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tìnhcảm… tôi chọn câu đố, bài hát, ca dao, tục ngữ, đồng dao giúp trẻ không bịnhàm chán, lại dễ tiếp thu để trẻ ghi nhớ và chính xác hóa thành biểu tượng củamình Trẻ có thể về đố lại bố mẹ những câu đố, hay đọc cho bố mẹ nghe nhữngbài ca dao, đồng dao, câu tục ngữ…tạo sự gắn kết hơn giữa bố mẹ và trẻ

Ví dụ: Khi cho trẻ làm quen với các con vật sống trong rừng:

+ Làm quen con thỏ, tôi đố trẻ:

“ Con gì đuôi ngắn, tai dài

Mắt hồng, lông mượt có tài chạy nhanh”

Trang 12

Trẻ đoán ngay được đó là con thỏ, nhưng trong đầu trẻ biểu tượng về conthỏ được chính xác là con thỏ có đuôi ngắn, có tai dài, mắt màu hồng, lôngmượt và còn chạy nhanh nữa.

+ Cho trẻ làm quen với con voi, tôi dùng câu đố:

“ Bốn chân như bốn cột nhà

Hai tai ve vẩy, hai ngà trắng phau

Vòi dài vắt veo trên đầu

Trong rừng thích sống với nhau từng đàn”

Trẻ trả lời đó là con voi Qua câu đố đó trẻ lại biết thêm con voi có đặcđiểm cụ thể có bốn chân to, co hai tai, hai ngà trắng, voi còn có cái vòi ở trênđầu,và con voi sống theo đàn ở trong rừng

Từ đó trẻ có thể so sánh xem con thỏ và con voi có đặc điểm gì giốngnhau, có đặc điểm gì khác nhau, sau đó trẻ có thể phân nhóm

Ngoài ra tôi còn dùng cách khác để vào bài cung cấp biểu tượng về thếgiới xung quanh cho trẻ, qua hình ảnh, mô hình, con vật thật, quả thật hoặc quabài hát Trẻ thể hiện rất hứng thú, vui vẻ cùng cô khám phá

Một số mô hình đồ dùng tự tạo cho trẻ quan sát, khám phá

Vì cho trẻ khám phá khoa học, nên trong mỗi hoạt động với mỗi mẫu vật,hay tranh ảnh, tôi đều cho trẻ quan sát kỹ, cho trẻ thảo luận đưa ra nhiều ý kiếnnhận xét để tìm ra đầy đủ và chính xác đặc điểm vật mẫu

Ví dụ: Cùng khám phá về con thỏ, trẻ đã tìm được đặc điểm của con thỏ cóhai tai dài, mắt màu hồng, có đuôi ngắn Sau đó đặt câu hỏi gợi mở : “Các con

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w