1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN: Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Yên Bái hiện nay pot

91 1,4K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 1 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, việc giải quyết một cách đúng đắn các quan hệ dân tộc, hoạch định và thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc của Đảng và

Trang 1

LUẬN VĂN:

Đổi mới việc thực hiện chính sách

dân tộc ở tỉnh Yên Bái hiện nay

Trang 2

mở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, việc giải quyết một cách đúng đắn các quan hệ dân tộc, hoạch định và thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trong bối cảnh quốc tế và trong nước hiện nay, vấn đề dân tộc đang có những diễn biến phức tạp, vừa mang tính đặc thù riêng của từng quốc gia, vừa mang tính toàn cầu Dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, nhân quyền luôn là những vấn đề nhạy cảm mà các thế lực thù địch tìm mọi cách lợi dụng, để chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, nhằm gây mất ổn định cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng

Đảng ta từ khi thành lập đến nay luôn coi việc hoạch định và thực hiện chính sách dân tộc là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hàng chục năm qua đã đưa lại nhiều thành tựu: kinh tế, văn hóa, xã hội rất quan trọng, khẳng định tính ưu việt của chế độ mới trong thời đại Hồ Chí Minh

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng bộc lộ nhiều vấn đề mà chính sách dân tộc trong thời

kỳ mới chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra và sự mong đợi của các đồng bào dân tộc trên phạm

vi cả nước nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng

Yên Bái là một tỉnh miền núi nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa miền Tây Bắc và trung du Bắc Bộ, có vị trí trọng yếu về quân sự và kinh tế của nước ta; là nơi quần tụ của

30 dân tộc anh em, có truyền thống yêu nước đoàn kết giúp đỡ nhau chống giặc giã và khắc phục những khó khăn của hoàn cảnh thiên nhiên Từ khi có Đảng truyền thống vẻ vang đó càng được hun đúc và trở thành sức mạnh to lớn cùng cả nước làm nên cuộc cách mạng Tháng 8-1945 và ngày nay vững bước đi lên trong thời kỳ đổi mới

Trang 3

Những năm qua ở Yên Bái việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, đã đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện, đời sống nhân dân cơ bản ổn định và có vùng được cải thiện rõ rệt, an ninh trật tự

an toàn xã hội được giữ vững

Bên cạnh đó việc thực hiện chính sách dân tộc còn nhiều bất cập Tỷ lệ đói nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số còn cao, khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, xã hội so với dân tộc Kinh vẫn còn rõ rệt Do đó việc thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị để đồng bào dân tộc tỉnh Yên Bái tránh tụt hậu, hội nhập với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước là nhu cầu cấp thiết

Xuất phát từ đòi hỏi cấp bách đó, tác giả chọn đề tài: "Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Yên Bái hiện nay" làm luận văn thạc sĩ Triết học chuyên

ngành CNXHKH

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Vấn đề dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc ở nước ta trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu và được tiếp cận dưới các góc độ của các môn khoa học: Xã hội học, Dân tộc học, Sử học, CNXHKH tiêu biểu là một số công trình đáng chú ý sau:

- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Phân viện Hà Nội - Khoa Dân tộc

(1995), "Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước" Trên góc độ dân

tộc học cuốn sách đã làm rõ những điều cơ bản nhất của vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong những năm đổi mới đất nước

- PGS.PTS Trần Quang Nhiếp (1997), "Phát triển quan hệ dân tộc ở Việt Nam

hiện nay", Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội Tác giả đã nêu những đặc điểm chủ yếu, thực

trạng của quan hệ dân tộc, những yếu tố tác động, các hình thức biểu hiện quan hệ dân tộc ở nước ta

- PGS.TS Nguyễn Quốc Phẩm - GS.TS Trịnh Quốc Tuấn (1999), "Mấy vấn đề lý

luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam", Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Trang 4

Nội Các tác giả đưa ra sự lý giải về một số khái niệm liên quan đến vấn đề dân tộc và trình bày thực tiễn vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc Việt Nam hiện nay

- ủy ban dân tộc và miền núi (2001), "Về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc ở

nước ta" (Tài liệu bồi dưỡng cán bộ về công tác dân tộc), Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội Cuốn sách trình bày hệ thống quan điểm lý luận về công tác dân tộc và nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng

- Viện Nghiên cứu chính sách dân tộc và miền núi (2002), "Vấn đề dân tộc và

định hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa"

Cuốn sách đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách dân tộc của Đảng ta, và những định hướng cơ bản trong việc quy hoạch dân cư, đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh

tế hàng hóa phù hợp với đặc điểm từng vùng nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đồng thời kiến nghị những giải pháp sớm ổn định và cải thiện đời sống đồng bào dân tộc

- "Chính sách dân tộc của các chính quyền nhà nước phong kiến Việt Nam X -

XIX" (2001, đề tài KX.04-05); Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay (2001, đề tài KX.04-05); Xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp (2002, đề tài KX.04-05)

Về luận văn, luận án có quan hệ đến đề tài luận văn này:

- "Mấy suy nghĩ về đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ta" của

tác giả Bùi Xuân Vinh (1995)

- "Một số suy nghĩ về vấn đề dân tộc ở tỉnh Yên Bái" (1995) của tác giả Hà Văn

Định

- "Đổi mới chính sách của Đảng và Nhà nước trong đào tạo sử dụng đội ngũ cán

bộ các dân tộc ở miền núi phía Bắc nước ta hiện nay" của tác giả Lô Quốc Toản (1993)

- "Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào các dân tộc thiểu

số tỉnh Kiên Giang hiện nay" của tác giả Ngô Kim Y (2001)

Trang 5

- "Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp

hóa, hiện đại hóa (từ thực tiễn các tỉnh miền núi phía Bắc)" của tác giả: Nguyễn Thị

Phương Thủy (2001)

Qua phân tích thực trạng, các tác giả đã đề xuất nhiều giải pháp để thực hiện chính sách dân tộc trong thời gian tới

Ngoài ra còn có các công trình, bài nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà quản lý

về chính sách dân tộc Tuy nhiên vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu trực tiếp về

"Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc tỉnh Yên Bái hiện nay"

Vấn đề này cần phải được nghiên cứu dưới góc độ chính trị - xã hội, tìm hiểu thực trạng và đưa ra những giải pháp cơ bản để nhằm đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở tỉnh Yên Bái hiện nay

3 Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta

về chính sách dân tộc, phân tích thực trạng của việc thực hiện chính sách dân tộc tỉnh Yên Bái, đề xuất các giải pháp chủ yếu để nhằm đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Yên Bái trong thời gian tới

- Nhiệm vụ của đề tài:

+ Hệ thống hóa quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về chính sách dân tộc

+ Phân tích thực trạng việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước

Trang 6

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận của đề tài: Dựa trên cơ sở lý luận, quan điểm của chủ nghĩa Mác

- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta, những chủ trương, chính sách của Đảng bộ và UBND tỉnh Yên Bái về chính sách dân tộc

- Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử và lôgíc, phân tích tổng hợp, so sánh, hệ thống

5 Đóng góp mới về khoa học của đề tài

- Luận văn góp phần làm rõ thực trạng và những yêu cầu khách quan của sự đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng nhằm phát triển kinh tế - xã hội miền núi

ở tỉnh Yên Bái hiện nay

- Trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng cho phù hợp với tình hình thực tế ở tỉnh Yên Bái hiện nay

6 ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

- ý nghĩa lý luận: Kết quả đạt được trong luận văn có thể sử dụng làm tài liệu

tham khảo trong nghiên cứu giảng dạy những vấn đề có liên quan đến dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước

- ý nghĩa thực tiễn của đề tài:

Từ thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Yên Bái, luận văn có thể là tài liệu cho các cấp lãnh đạo, các ngành của tỉnh Yên Bái tham khảo để thực hiện chính sách dân tộc đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu

số, vùng núi vùng đặc biệt khó khăn hiện nay

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu gồm 3 chương, 7 tiết

Trang 7

1.1 Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin

Mác và Ăngghen sống trong thời đại tư bản chủ nghĩa trước độc quyền Quan điểm của Mác, Ăngghen về vấn đề dân tộc thể hiện rõ khi hai ông nghiên cứu phong trào giải phóng dân tộc ở Ba Lan, Airơlan, các nước vùng Ban Căng và các nước khác, và cũng thể hiện rõ khi hai ông phê phán các Chính phủ Anh và Nga sa hoàng trong vấn đề

Ba Lan cũng như Airơlan Mác và Ăngghen đã kêu gọi: "Hãy xóa bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xóa bỏ Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng đồng thời mất theo" [29, tr.624]

Hai ông đã nêu ra khẩu hiệu nổi tiếng "Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại!"

Tư tưởng đoàn kết giai cấp công nhân toàn thế giới, đấu tranh chống áp bức bóc lột, xóa bỏ tình trạng người bóc lột người để từ đó xóa bỏ tình trạng dân tộc này nô dịch dân tộc khác là nguyên tắc lý luận, đồng thời cũng là nền tảng của chính sách dân tộc mác xít của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản Điều đó đã thể hiện thái độ chính trị của những người cộng sản, thái độ của giai cấp công nhân nói chung trong cuộc đấu tranh giai cấp nhằm đánh đổ chủ nghĩa tư bản Quan điểm đó cũng chỉ rõ chiến lược, giải pháp cơ bản tập hợp lực lượng giai cấp công nhân tất cả các dân tộc vùng lên đấu tranh chống ách áp bức, nô dịch đang đè lên đầu họ

Những quan điểm của Mác và Ăngghen nêu trên được coi là cương lĩnh đầu tiên, là nguyên tắc lý luận, kim chỉ nam cho hành động của các Đảng Cộng sản giải quyết vấn đề dân tộc Quan điểm đó thể hiện hai vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất: Chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa là cơ sở sinh ra nạn người bóc

lột người; nạn áp bức giai cấp, áp bức dân tộc Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì nạn

Trang 8

Thứ hai: Cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản xét

về bản chất là một cuộc đấu tranh quốc tế - toàn bộ giai cấp vô sản chống lại toàn bộ giai cấp tư sản, nhưng ban đầu lại diễn ra trong phạm vi dân tộc mang hình thức đấu tranh dân tộc Vì thế, trước tiên giai cấp vô sản phải giành lấy chính quyền ở nước mình, phải tự mình trở thành dân tộc, phải biến lợi ích của mình thành lợi ích của dân tộc, biến lợi ích của dân tộc thành lợi ích của mình, để trở thành người lãnh đạo toàn thể dân tộc trong cuộc đấu tranh cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới

Trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, thời đại mà Lênin sống và hoạt động cách mạng, vấn đề bình đẳng và tự quyết dân tộc lại càng bức thiết hơn Trong những điều kiện ấy, Lênin đã phát triển những luận điểm của Mác và Ăngghen về vấn đề dân tộc Lênin đã phát hiện hai xu hướng lịch sử trong sự phát triển dân tộc và trong mối quan hệ dân tộc Người viết:

Xu hướng thứ nhất là: Sự thức tỉnh của đời sống dân tộc và của các phong trào dân tộc, cuộc đấu tranh chống mọi ách áp bức dân tộc, việc thiết lập các quốc gia dân tộc

Xu hướng thứ hai là: Việc phát triển và tăng cường đủ mọi thứ quan hệ giữa các dân tộc, việc xóa bỏ những hàng rào ngăn cách của các dân tộc và việc thiết lập sự thống nhất quốc tế của tư bản, của đời sống kinh tế nói chung, của chính trị, của khoa học [24, tr.158]

Cương lĩnh dân tộc của những người mác xít chú ý đến cả hai xu hướng đó

Từ những luận chứng khoa học về vấn đề dân tộc, Lênin đề ra Cương lĩnh dân tộc của các Đảng Cộng sản "các dân tộc hoàn toàn bình đẳng; các dân tộc được quyền tự quyết; liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại: Đó là Cương lĩnh dân tộc mà chủ nghĩa Mác, kinh nghiệm toàn thế giới và kinh nghiệm của nước Nga dạy cho công nhân"

Trang 9

[25,tr.375] Đây là tư tưởng chỉ đạo, nội dung cốt lõi của chủ nghĩa Mác - Lênin về chính sách dân tộc

- Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng:

Theo Lênin, bình đẳng dân tộc là quyền được đối xử như nhau của mọi dân tộc không phân biệt nhiều người hay ít người, trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hay thấp, không phân biệt chủng tộc, màu da, tôn giáo

Theo Lênin: "Nguyên tắc bình đẳng hoàn toàn gắn liền chặt chẽ với việc đảm bảo quyền lợi của các dân tộc thiểu số bất cứ một thứ đặc quyền nào dành riêng cho một dân tộc, và bất cứ một sự vi phạm nào đến quyền lợi của một dân tộc thiểu số, đều bị bác bỏ" [24, tr.179]

Quyền bình đẳng dân tộc, theo Lênin, bao gồm tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội Đây là cơ sở pháp lý chung giải quyết các quan hệ dân tộc trên thế giới, trong khu vực hay trong quốc gia Bình đẳng giữa các dân tộc cũng chính là kết quả đấu tranh của nhân dân lao động các nước, là thành quả của văn hóa văn minh và tiến bộ xã hội

Lênin chỉ rõ: "ý nghĩa thật sự của việc đòi quyền bình đẳng chung quy là đòi thủ tiêu giai cấp" [28, tr.136]

Bình đẳng dân tộc, trước hết là sự bình đẳng về kinh tế Lợi ích kinh tế gắn liền với lợi ích giai cấp, dân tộc, quốc gia, bởi vậy giải quyết các mối quan hệ liên quan đến dân tộc, đều phải tính đến quan hệ kinh tế, lợi ích kinh tế Chỉ có trên cơ sở có sự bình đẳng về kinh tế, quyền bình đẳng trên các lĩnh vực khác mới được thực hiện đầy đủ Nếu tách rời các quyền bình đẳng dân tộc về kinh tế thì quyền bình đẳng dân tộc trên các lĩnh vực khác chỉ là những khẩu hiệu có tính chất cải lương

Bình đẳng chính trị cũng là quyền thiêng liêng của mỗi dân tộc Đối với các dân tộc bị áp bức, bị lệ thuộc, đấu tranh giành quyền bình đẳng về chính trị, chính là điều kiện

để có bình đẳng trên các phương diện khác của đời sống xã hội

Nhận thức và giải quyết đúng vấn đề bình đẳng chính trị và quyền tự quyết trong các quốc gia cụ thể, nhất là các quốc gia đa dân tộc là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với giai cấp vô sản và những người mác xít chân chính trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của

Trang 10

mình Để thực hiện bình đẳng về chính trị, những người mác xít phải đấu tranh không khoan nhượng chống chủ nghĩa dân tộc cực đoan, phản động dưới mọi hình thức

Lênin chỉ rõ: "Chủ nghĩa Mác không thể điều hòa được với chủ nghĩa dân tộc, dù

là chủ nghĩa dân tộc "công bằng", "thuần khiết", tinh vi và văn minh đến đâu nữa" [24, tr.167]

Bình đẳng trên lĩnh vực văn hóa - xã hội:

Lênin cho rằng, bình đẳng về văn hóa không tách rời bình đẳng về chính trị, kinh

tế Đó là lý do Lênin phê phán khẩu hiệu "tự trị dân tộc về văn hóa' của những người dân chủ xã hội áo và những người thuộc phái Bun Vì khẩu hiệu đó đã thu hẹp quyền bình đẳng và tự quyết dân tộc rộng lớn chỉ vào một lĩnh vực văn hóa

Theo Lênin, khẩu hiệu "tự trị dân tộc về văn hóa" là một ảo tưởng

Trong chừng mực mà các dân tộc khác nhau còn chung sống trong một quốc gia, thì họ gắn bó với nhau bằng hàng ức hàng triệu mối liên hệ về kinh

tế, pháp luật và tập quán Vậy làm thế nào lại có thể tách việc giáo dục khỏi những mối liên hệ này? liệu có thể "tách" công việc đó "ra khỏi quản lý" của nhà nước được không; như công thức của phái Bun đã tuyên bố, một công thức điển hình về cách nhấn mạnh một điều vô nghĩa? Nếu như nền kinh tế gắn bó các dân tộc cùng sống trong một quốc gia với nhau, mà lại toan chia cắt họ một cách dứt khoát trong lĩnh vực những vấn đề "văn hóa" và nhất là vấn đề giáo dục, thì thật là ngu ngốc và phản động

Trái lại, cần phải ra sức liên hợp các dân tộc lại trong lĩnh vực giáo dục

để cho cái đang được thực hiện trong cuộc sống thì đã được chuẩn bị ngay trong nhà trường [24, tr.221]

Sau Cách mạng Tháng Mười Nga, nguyên tắc bình đẳng dân tộc được nêu trong Tuyên ngôn dân quyền của nước Nga, sau đó được ghi vào Hiến pháp Liên Xô, quy định quyền bình đẳng của mọi công dân Xô viết không phụ thuộc dân tộc, trong mọi lĩnh vực, kinh tế, chính trị, văn hóa, nó là một pháp lệnh bất di bất dịch

Trang 11

Trong phạm vi quốc tế, đấu tranh cho sự bình đẳng giữa các dân tộc gắn với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa Xô vanh, chủ nghĩa phát xít mới, đồng thời cũng đấu tranh chống chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hẹp hòi

Có như vậy mới thực hiện được sự bình đẳng thật sự giữa các dân tộc

- Các dân tộc có quyền tự quyết:

Theo Lênin, quyền tự quyết là quyền tự chủ của mỗi dân tộc đối với vận mệnh của dân tộc mình

Quyền tự quyết bao gồm: tự quyết định về chính trị - xã hội và con đường phát triển của dân tộc mình Quyền tự quyết cũng được thể hiện ở quyền tự do phân lập thành quốc gia độc lập hay quyền tự nguyện liên hiệp lại của các dân tộc trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi

và đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân các dân tộc vì mục tiêu phát triển hòa bình, phồn vinh và hữu nghị

Trong "Đề cương cách mạng xã hội chủ nghĩa và quyền dân tộc tự quyết" Lênin viết:

Chủ nghĩa xã hội thắng lợi nhất thiết phải được thực hiện chế độ dân chủ hoàn toàn, và do đó, không những làm cho các dân tộc hoàn toàn bình quyền với nhau, mà còn thực hành quyền tự quyết của các dân tộc bị áp bức, tức là quyền tự do phân lập về mặt chính trị Cả hiện nay, lẫn trong thời kỳ cách mạng, và sau khi cách mạng thắng lợi, các Đảng xã hội chủ nghĩa nào mà không chứng minh bằng toàn bộ hoạt động của mình rằng họ sẽ giải phóng các dân tộc nô dịch và sẽ xây dựng những quan hệ của mình với các dân tộc đó trên cơ sở một liên minh tự do và liên minh tự do sẽ là một lời dối trá - nếu nó không bao hàm quyền tự do phân lập thì Đảng đó sẽ phản bội chủ nghĩa xã hội [26, tr.323-324]

Lênin luôn luôn thể hiện quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét và giải quyết vấn

đề tự quyết của các dân tộc Những năm trước cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười, Lênin ủng hộ yêu sách của các dân tộc bị áp bức đòi phân lập Yêu sách đó góp phần làm suy yếu chế độ Nga hoàng, làm thất bại chính sách dân tộc Sô vanh Đại Nga, tạo điều kiện đưa cách mạng đi tới thắng lợi Sau Cách mạng Tháng Mười, Lênin ủng hộ nguyện

Trang 12

vọng liên hiệp lại của các dân tộc, vì điều đó là tất yếu và cần thiết để đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân tộc, xóa bỏ những hằn thù để liên kết các dân tộc tạo thành một quốc gia rộng lớn nhằm bảo vệ những thành quả cách mạng đã giành được và cùng nhau xây dựng xã hội mới

Phân tích ý nghĩa về quyền tự quyết và quan hệ của nó với chế độ liên bang, Lênin cho rằng:

Quyền dân tộc tự quyết hoàn toàn chỉ có nghĩa là các dân tộc có quyền độc lập chính trị, có quyền tự do phân lập, về mặt chính trị, khỏi dân tộc áp bức họ Nói một cách cụ thể, yêu sách đòi dân chủ chính trị có nghĩa là hoàn toàn tự do tuyên truyền cho việc phân lập và có nghĩa là giải quyết vấn đề phân lập bằng con đường trưng cầu dân ý trong dân tộc muốn phân lập Như vậy là yêu sách đó hoàn toàn không đồng nghĩa với yêu sách đòi phân lập, phân tán, thành lập những quốc gia nhỏ Nó chỉ là biểu hiện triệt để của cuộc đấu tranh chống mọi áp bức dân tộc [26, tr.327]

- Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc:

Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định rằng quyền bình đẳng và quyền tự quyết dân tộc không phải tự nhiên có được và đương nhiên thực hiện, ngược lại, chúng là kết quả của cuộc đấu tranh chống mọi thế lực xâm lược, áp bức dân tộc và gây nên sự đồng hóa cưỡng bức đối với nhiều dân tộc Đồng thời, bình đẳng và tự quyết dân tộc cũng tùy thuộc vào sự đoàn kết, thống nhất giai cấp công nhân các dân tộc trong từng quốc gia cũng như trên toàn thế giới Chỉ có đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân mới thực hiện được quyền bình đẳng và tự quyết đúng đắn, khắc phục được thái độ kỳ thị và thù hằn dân tộc Cũng từ đó mới đoàn kết được nhân dân lao động các dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập, dân chủ và chủ nghĩa xã hội

Chính vì vậy, nội dung đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc được nêu trong cươnglĩnh không chỉ là lời kêu gọi mà còn là biện pháp hữu hiệu đảm bảo việc thực hiện quyền bình đẳng và tự quyết dân tộc Nội dung đó đóng vai trò liên kết cả ba nội dung của Cương lĩnh thành một chỉnh thể

Lênin cho rằng: Sự giải phóng khỏi ách tư bản, sự xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa là nhiệm vụ quốc tế của tất cả những người vô sản, của tất

Trang 13

Với bản chất quốc tế và những ưu điểm vốn có, giai cấp công nhân các dân tộc vừa đại diện cho lợi ích, nguyện vọng của giai cấp công nhân vừa đại diện cho lợi ích nhân dân lao động và lợi ích dân tộc Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc cũng chính

là sự kết hợp hài hòa giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với tinh thần quốc tế cao cả của giai cấp công nhân các nước

Những người cộng sản lấy đoàn kết công nhân tất cả các dân tộc làm mục tiêu phấn đấu và tổ chức lực lượng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc

Những quan điểm về vấn đề dân tộc và giải quyết các quan hệ dân tộc được Lênin khái quát thành Cương lĩnh chung cho các Đảng mác xít, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trên phạm vi toàn thế giới, trong từng quốc gia cũng như từng dân tộc

Thực tế, thời đại ngày nay không bác bỏ Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin, mà ngược lại còn cung cấp thêm sự kiện, con số để xác nhận sự đúng đắn của Cương lĩnh đó và đòi hỏi chi tiết hóa Cương lĩnh đó khi vận dụng vào mỗi quốc gia, từng dân tộc cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể của quốc gia dân tộc đó

1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về chính sách dân tộc 1.2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách dân tộc

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng cao đẹp nhất của tinh thần dân tộc chân chính, chủ nghĩa yêu nước và tinh thần quốc tế cao cả của nhân dân ta Người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam và góp phần

Trang 14

to lớn vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội

Tư tưởng của Người về chính sách dân tộc được thể hiện rõ ở những điểm sau:

- Thứ nhất: tư tưởng về giải phóng dân tộc, và con đường giải phóng dân tộc Việt Nam

Sinh ra và lớn lên ở một nước thuộc địa nửa phong kiến giàu truyền thống yêu nước, Hồ Chí Minh đã sớm nhận được nỗi đau của một dân tộc mất nước Với lòng yêu nước, thương nòi, Người quyết định ra đi tìm đường cứu nước với khát vọng giải phóng dân tộc

Trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước, Người đến nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều dân tộc ở châu á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ ở đâu Người cũng gặp những cảnh người dân lao động có cuộc sống khổ cực bần hàn, đối lập với cuộc sống ăn chơi, xa xỉ của các giai cấp thống trị, Người chứng kiến sự áp bức bóc lột tàn bạo của bọn đế quốc, thực dân đối với đại đa số nhân dân lao động ở các nước thuộc địa

Trước khi gặp chủ nghĩa Mác - Lênin và đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười vĩ đại, Hồ Chí Minh đã tìm hiểu nhiều học thuyết và các hình mẫu cách mạng điển hình như cách mạng tư sản Pháp và Mỹ Hồ Chí Minh đã nhận rõ điều căn bản của các cuộc cách mạng đó là không triệt để giải phóng người lao động và các dân tộc bị

áp bức, ngược lại các cuộc cách mạng đó nhằm duy trì tình trạng áp bức, bóc lột chỉ thay đổi về hình thức bóc lột mà thôi

Từ hiện thực trái ngược với những Tuyên ngôn của hai cuộc cách mạng ở Pháp

và cách mạng ở Mỹ và khi yêu sách của nhân dân Việt Nam mà Người gửi tới Hội nghị Véc xây năm 1918 không được chú ý tới, Hồ Chí Minh đã thấy rõ những tuyên bố của giai cấp tư sản "chỉ là trò bịp lớn", Người càng khẳng định ý tưởng phải giải quyết vấn đề dân tộc và vấn đề con người theo học thuyết khoa học - cách mạng khác các học thuyết tư sản và bằng một con đường cách mạng triệt để

Lần đầu tiên Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin khi Người đọc luận cương của Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa đăng trên báo Nhân đạo Người viết:

Trang 15

Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: "Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta! [32, tr.127]

Như vậy, xuất phát từ yêu cầu giải phóng dân tộc, từ chủ nghĩa yêu nước Người

đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tiếp thu truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam và sớm ý thức được rằng, cách mạng thuộc địa, cách mạng giải phóng dân tộc là bộ phận của cách mạng vô sản thế giới

"Cách mệnh An Nam cũng là một bộ phận trong cách mệnh thế giới" [30, tr.301] Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã sớm ý thức được tính chất của thời đại mới, thời đại thắng lợi của cách mạng vô sản mở đầu bằng thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, Người so sánh hình ảnh của chủ nghĩa đế quốc là con đỉa có hai cái vòi, một vòi hút máu nhân dân lao động chính quốc, một vòi kia bám vào giai cấp vô sản ở các thuộc địa Muốn đánh đổ chủ nghĩa đế quốc phải chặt cả hai vòi của nó; cách mạng vô sản ở các nước tư bản và cách mạng ở thuộc địa phải như hai cái cánh của một con chim, phải thực hiện được sự liên minh chiến đấu giữa vô sản ở "chính quốc" với vô sản và nhân dân các thuộc địa; phải xóa bỏ cách áp bức của thực dân ở thuộc địa, cách mạng thuộc địa không nhất thiết phải chờ đợi, phải phụ thuộc vào cách mạng ở "chính quốc" mà phải chủ động, "đem sức ta mà giải phóng cho ta", cách mạng thuộc địa có thể giành thắng lợi trước, từ đó giúp cho cách mạng vô sản ở "chính quốc" giành thắng lợi

Với sự xác định con đường cách mạng đúng đắn, Hồ Chí Minh đã thành lập chính đảng đó là Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930, đường lối cách mạng nước

ta được xác định rõ: làm cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới do giai cấp công nhân lãnh đạo, đánh đổ đế quốc và phong kiến tay sai, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa mà mục đích cuối cùng là thực hiện chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam

Trang 16

Theo Người, làm cách mạng là giành độc lập dân tộc Nhưng nếu độc lập dân tộc rồi dân cứ đói, rét, chỉ một số người được hạnh phúc, đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa vẫn cứ nghèo khổ, bệnh tật, thì độc lập chẳng có ý nghĩa gì

Do vậy các dân tộc miền núi, cũng như các dân tộc miền xuôi phải giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển, cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội "Đồng bào miền núi phải đoàn kết giúp đỡ đồng bào miền xuôi Và đồng bào miền xuôi phải đoàn kết giúp đỡ đồng bào miền núi" [33, tr.135]

Người yêu cầu Đảng và Chính phủ phải có chính sách, kế hoạch phát triển kinh

tế - xã hội để phát triển toàn diện miền núi tiến kịp miền xuôi, để đồng bào cả nước ai cũng có cơm ăn, ai cũng được học hành, ai cũng được làm chủ đất nước

- Thứ ba: chính sách dân tộc phải chú ý đến tính đặc thù dân tộc

Các dân tộc Việt Nam đều xuất phát từ cội nguồn lịch sử như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán; Gia rai hay Êđê, Xê đăng hay Ba na và các dân tộc thiểu số khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau" [31, tr.217]

Là thành viên của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, nhưng mỗi dân tộc có một nền văn hóa bản sắc, một tâm lý, phong tục tập quán riêng, bởi thế, trong mọi công tác, nhất là công tác tuyên truyền phải chú ý tới đặc điểm riêng này

Người nói: "Một tỉnh có đồng bào Thái, đồng bào Mèo, thì tuyên truyền huấn luyện đối với đồng bào Thái khác, đồng bào Mèo khác, phải có sự thay đổi thích hợp" [33, tr.128]

Trang 17

Người yêu cầu các chương trình, kế hoạch công tác phát triển miền núi không chỉ phù hợp với đồng bào miền núi, mà ngay cả cách thể hiện cũng được diễn tả "nôm na" để đồng bào dễ hiểu, dễ làm theo Người căn dặn:

Nếu cứ nói nào là làm "cách mạng xã hội chủ nghĩa", nào là "tiến lên chủ nghĩa xã hội", nào là "xây dựng chủ nghĩa xã hội", đồng bào các dân tộc thiểu

số khó hiểu, ít người hiểu Phải nói rõ xây dựng chủ nghĩa xã hội là cái gì? Nói nôm na để cho người ta dễ hiểu, hiểu để người ta làm được [33, tr.130]

Tâm lý, phong tục tập quán của đồng bào miền núi khác so với đồng bào miền xuôi Do điều kiện địa lý - văn hóa miền núi, nên Hồ Chí Minh đòi hỏi chính sách dân tộc phải có nội dung biện pháp và bước đi thích hợp "Miền núi đất rộng người thưa, tình hình vùng này không giống tình hình vùng khác Vì vậy, áp dụng chủ trương và chính sách phải thật sát thực tế của mỗi nơi Tuyệt đối chớ rập khuôn, chớ máy móc, chớ nóng vội" [32, tr.611]

- Thứ tư: chính sách dân tộc phải hướng vào sự phát triển toàn diện miền núi

Hồ Chí Minh luôn quan tâm tới yêu cầu phát triển của đồng bào miền núi, khả năng phát triển của miền núi Theo Người đi lên chủ nghĩa xã hội phải đi bằng hai chân, công nghiệp và nông nghiệp ở miền núi, tiềm năng, thế mạnh là đất và rừng Người đã chỉ ra một số nhiệm vụ cụ thể: đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; phát triển giao thông đến từng làng bản; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất; xây dựng đời sống văn hóa - xã hội cho đồng bào các dân tộc, cải tạo dần những phong tục tập quán lạc hậu Tuy nhiên, Người cũng lưu ý phải làm một cách dần dần, không chủ quan, nóng vội được

- Thứ năm: Chính sách dân tộc phải chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển và chăm sóc đội ngũ cán bộ, con em của đồng bào dân tộc

Theo Người: Cán bộ là gốc của mọi công việc công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém Người đòi hỏi công tác cán bộ: "Phải chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, cất nhắc cán bộ miền núi Cố nhiên cán bộ người Kinh phải giúp đỡ anh em

Trang 18

Chính vì vậy, đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số nói chung, cán

bộ nữ dân tộc thiểu số nói riêng là đòi hỏi của thực tiễn miền núi của cách mạng nước ta

Những tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chính sách dân tộc đã được thực tiễn mấy chục năm qua chứng minh là đúng đắn Việc hiện thực hóa những tư tưởng

ấy đã đem lại những thành tựu to lớn trong công cuộc bảo vệ và xây dựng vùng đồng bào các dân tộc cũng như trong cả nước

1.2.2 Quan điểm của Đảng ta về chính sách dân tộc

Đảng ta từ khi ra đời (3-2-1930) cho đến nay luôn luôn coi trọng vấn đề dân tộc

và đề ra đường lối, chính sách, chủ trương, nhiệm vụ đúng đắn về vấn đề này trong từng thời kỳ cách mạng của nước ta

Đặc biệt quan trọng là Đảng và Nhà nước ta đã từng bước đề ra và hoàn chỉnh

các nguyên tắc cơ bản của chính sách dân tộc Chính sách dân tộc của Đảng mang tính

toàn diện, tổng hợp tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội của các dân tộc và quan hệ dân tộc trong cộng đồng quốc gia; trong đó phát triển kinh tế là nền tảng để phát triển các mặt của đời sống đồng bào các dân tộc

Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta là sự vận dụng đúng đắn học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoàn cảnh cụ thể các dân tộc ở nước ta Có thể nêu một số quan điểm cơ bản của Đảng ta về chính sách dân tộc như sau:

- Một là: thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ cùng phát triển

Văn kiện cực kỳ quan trọng của Đảng ta là Nghị quyết về chính sách dân tộc thiểu số của Đảng (3-1952), trong đó khẳng định: Từ khi Đảng ta thành lập (1930) đến nay, tuy chưa có chính sách cụ thể đối với dân tộc thiểu số, nhưng Cương lĩnh chung của

Trang 19

Bước vào giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, các nguyên tắc ấy được thể hiện trong nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ III:

Làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, các dân tộc thiểu số tiến kịp dân tộc đa số, giúp các dân tộc phát huy tinh thần cách mạng và khả năng to lớn của mình Trong cán bộ cũng như trong nhân dân cần khắc phục tư tưởng hẹp hòi, đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc để cùng nhau tiến lên chủ nghĩa xã hội [9, tr.193]

Trong thông tri của Trung ương Đảng (1962) về vấn đề tăng cường công tác dân tộc ở các ngành các cấp có nhấn mạnh như sau: "Cần có những biện pháp cụ thể hợp với đặc điểm từng dân tộc để thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, của Chính phủ nhằm đưa miền núi nói chung, từng dân tộc nói riêng tiến lên thực hiện nguyên tắc: Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc"

Đến Đại hội IV (1976) các nguyên tắc trên lại được khẳng định, đồng thời Đảng còn nêu lên một nguyên tắc nữa là cùng làm chủ tập thể Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội IV có đoạn viết:

Chính sách dân tộc của Đảng là thực hiện triệt để quyền bình đẳng vể mọi mặt giữa các dân tộc, tạo những điều kiện cần thiết để xóa bỏ tận gốc sự chênh lệch về trình độ kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc ít người và dân tộc đông người, đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, vùng cao tiến kịp vùng thấp, làm cho tất cả các dân tộc đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đều phát triển về mọi mặt, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, cùng làm chủ tập thể Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa [10, tr.164]

Trang 20

Văn kiện Đại hội Đảng V ghi rõ: "Phải tăng cường hơn nữa khối đoàn kết các dân tộc, phát triển mối quan hệ tốt đẹp gắn bó giữa các dân tộc trên nguyên tắc bình đẳng, tương trợ và cùng làm chủ tập thể" [11, tr.97]

Như vậy, Đảng ta từ khi thành lập đến Đại hội V đã đề ra và thực hiện ba nguyên tắc cơ bản của chính sách dân tộc là: Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ

Việc đề ra và thực hiện kiên trì các nguyên tắc cơ bản của chính sách dân tộc của Đảng ta là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong các thời kỳ lịch sử đã qua

Tuy nhiên, trên tinh thần cách mạng và sáng tạo, qua từng bước tìm tòi năm

1986, tại Đại hội lần thứ VI Đảng ta đề ra đường lối đổi mới toàn diện các lĩnh vực trong

đó có đổi mới chính sách dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc

Sau hơn mười năm đổi mới, Đảng ta đã đúc kết thêm được những bài học trong việc giải quyết các vấn đề miền núi, vùng dân tộc thiểu số Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã xác định: "Vấn đề dân tộc có vị trí chiến lược lớn Thực hiện "bình đẳng, đoàn kết, tương trợ" giữa các dân tộc trong sự nghiệp đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" [12, tr.125]

Đại hội lần thứ IX của Đảng khẳng định: "Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc luôn luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng Thực hiện tốt chính sách các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển " [16, tr.73]

- Hai là: Thực hiện sự phát triển toàn diện miền núi

Để thực hiện mục tiêu đưa các dân tộc cùng nhau tiến lên chủ nghĩa xã hội, Đảng

ta chủ trương tập trung phát triển lực lượng sản xuất, coi công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ Với chiến lược phát triển toàn diện miền núi, Đảng ta coi trọng phát triển kinh tế, coi phát triển kinh tế là nền tảng và nâng cao trình độ dân trí, thực hiện xóa đói giảm nghèo, phát huy bản sắc dân tộc trong đó nâng cao dân trí

là khâu đột phá

Báo cáo Chính trị đọc tại Đại hội lần thứ IX của Đảng đã xác định:

Trang 21

Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, phát triển sản xuất hàng hóa, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xóa đói giảm nghèo, mở mang dân trí, giữ gìn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; thực hiện công bằng xã hội giữa các dân tộc, giữa miền núi và miền xuôi, đặc biệt quan tâm vùng gặp nhiều khó khăn, vùng trước đây là căn cứ cách mạng và kháng chiến Tích cực thực hiện chính sách ưu tiên trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số, động viên, phát huy vai trò của những người tiêu biểu, có uy tín trong dân tộc và ở địa phương Chống kỳ thị, chia rẽ dân tộc, chống tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan, khắc phục tư tưởng tự ti, mặc cảm dân tộc [16, tr.73]

- Ba là: phát triển kinh tế - xã hội miền núi là bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển kinh tế quốc dân

Các khu vực miền núi và vùng đồng bào dân tộc đều có bước phát triển cùng với

sự phát triển chung của cả nước Nhưng, khu vực có điều kiện thuận lợi sẽ phát triển với tốc độ nhanh hơn và sẽ hỗ trợ các khu vực khác cùng phát triển Phát triển kinh tế - xã hội của miền núi, trước hết là sự nghiệp của đồng bào dân tộc miền núi và của đồng bào miền xuôi định cư ở miền núi, đồng thời cũng là sự nghiệp chung của cả nước Cần phải thực hiện điều chỉnh quan hệ sản xuất ở miền núi cho phù hợp với tính chất, trình độ của lực lượng sản xuất trong đó, lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn hàng đầu Phấn đấu giảm bớt khoảng cách giữa các vùng về mặt tiến bộ xã hội

Việc thể chế hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc miền núi trong thời kỳ đổi mới được đánh dấu bằng sự ra đời Nghị quyết 22/NQ-TW ngày 27/11/1989, Quyết định 72-HĐBT ngày 18/3/1990 của Hội đồng

Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về một số chủ trương, chính sách cụ thể phát triển kinh tế -

xã hội miền núi, hướng mục tiêu cơ bản vào xóa đói giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách về phát triển giữa các vùng trong cả nước Trên cơ sở đó nhiều biện pháp, chính sách, giải pháp cụ thể khác được thể chế hóa như:

- Chỉ thị 525-TTg ngày 2/11/1993 về chủ trương biện pháp phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Trang 22

- Bốn là: Tôn trọng truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc, chống mọi hình thức lợi dụng dân tộc, tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Kết luận chương 1

Chương 1 khái quát quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách dân tộc Đó là cơ sở định hướng cho việc nghiên cứu đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Yên Bái hiện nay (sẽ được đề cập ở chương sau)

Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quán triệt những nguyên

lý, những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là thực hiện giải phóng các dân tộc khỏi tình trạng áp bức của đế quốc phong kiến giành độc lập dân tộc, giải phóng các dân tộc khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, cùng phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội

Những nguyên lý chung đó cần được vận dụng vào tình hình thực tiễn nước ta với tinh thần sáng tạo, đổi mới Từ đó nhận thức sâu sắc hơn, toàn diện hơn về nội dung

cơ bản của chính sách dân tộc của Đảng để thực hiện có hiệu quả cao hơn

Trang 23

Chương 2

Thực trạng đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc

ở tỉnh Yên Bái và những vấn đề đặt ra

2.1 khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái

2.1.1 Vị trí địa lý - điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh

Tỉnh Yên Bái được thành lập cuối thế kỷ 19 (11-4-1900) Hiện nay, so với khi mới thành lập, địa dư và tổ chức hành chính của tỉnh đã có nhiều thay đổi Năm 1976, ba tỉnh: Yên Bái - Lào Cai - Nghĩa Lộ sát nhập thành tỉnh Hoàng Liên Sơn Đến ngày 1-10-

1991, tỉnh Hoàng Liên Sơn được chia thành hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái (tách ba huyện Than Uyên, Văn Bàn, Bảo Yên của Yên Bái cũ nhập vào tỉnh Lào Cai)

Hiện nay, tỉnh Yên Bái có tổng diện tích tự nhiên là 6.882,922 km2, với dân số 720.000 người (số liệu điều tra dân số 1-4-1999)

Yên Bái được chia ra làm 9 đơn vị hành chính trong đó có một thành phố, 1 thị

xã (thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ) và 7 huyện (Văn Chấn, Mù Căng Chải, Trạm Tấu, Trấn Yên, Yên Bình, Lục Yên, Văn Yên) Đầu năm 2002 thị xã Yên Bái được Chính phủ quyết định nâng cấp là thành phố trực thuộc tỉnh

Yên Bái là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa thuộc vùng núi phía Bắc có vị trí địa lý:

Phía bắc giáp tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và phía Tây giáp tỉnh Sơn La

Nằm sâu trong nội địa nhưng Yên Bái tương đối thuận lợi về giao thông Với một mạng lưới đường sắt, đường bộ, đường thủy khá thuận lợi, Yên Bái là vị trí quan trọng, một đầu mối huyết mạch của đất nước

Tuyến đường sắt Hà Nội - Yên Bái - Lào Cai đến cửa khẩu Hồ Kiểu thị trấn Hà Khẩu tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) dài hơn 300 km trong đó có 87,862 km đi qua địa bàn Yên Bái chia thành 10 ga Đây là tuyến đường sắt liên vận quốc tế nối cảng Hải Phòng với Côn Minh thủ phủ của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) Tuyến đường thủy sông Hồng từ

Trang 24

- Vùng cao: là vùng có độ cao trung bình 600m trở lên so với mặt nước biển, bao gồm 70 xã vùng cao có diện tích tự nhiên chiếm 67,56% diện tích toàn tỉnh Vùng này dân cư thưa thớt đại bộ phận là đồng bào thiểu số: Mông, Dao, Khơ Mú, tập quán canh tác lạc hậu, còn du canh du cư, đời sống gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, cơ

sở hạ tầng yếu kém Nhưng tiềm năng đất đai, lâm sản khoáng sản có khả năng huy động vào phát triển kinh tế thời kỳ tới tương đối khá

- Vùng thấp: là vùng có độ cao dưới 600m, chủ yếu là địa hình đồi núi thấp, thung lũng bồn địa chiếm 32,44% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Dân cư vùng này đông đúc, đại bộ phận là người Kinh, Thái, Tày, Nùng Có tập quán canh tác tiến bộ hơn, đời sống dân cư khá hơn, trình độ dân trí cao hơn, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, đặc biệt là những vùng thị trấn, thị xã Đây cũng là vùng tạo ra tỷ trọng tăng trưởng nền kinh tế của tỉnh

Về thời tiết và khí hậu:

Yên Bái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 22-230C, tổng nhiệt độ cả năm 7.500-8.0000C, lượng mưa trung bình 1.500 - 2.200 mm/năm, độ

ẩm trung bình 83-87% rất thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp

Dựa trên các yếu tố địa hình khí hậu có thể chia Yên Bái thành 5 tiểu vùng khí hậu:

Biểu 2.1: 5 tiểu vùng khí hậu tỉnh Yên Bái

T Các tiểu Độ Nhiệt Tổng Lượn Độ Ghi chú

Trang 25

T vùng khí

hậu

cao trung bình (m)

độ T.bìn

h ( 0 C)

nhiệt

độ cả năm

g mưa T.bìn

h (mm)

ẩm trung bình (%)

1 Mù Cang

Chải 900 18-20

6.500- 7.000

1.800

- 2.000

80

- Về mùa đông nhiệt độ

có khi xuống tới 00C

- Thích hợp phát triển các động thực vật vùng

84

- Phía Bắc tiểu vùng mưa nhiều, phía nam là vùng mưa ít nhất tỉnh

- Thích hợp phát triển các động thực vật á nhiệt đới; ôn đới

83

- Phát triển cây LT-TP, chè vùng tháp, vùng cao, cây ăn quả có múi,

có cùi và cây lâm nghiệp

87

- La vùng mưa phùn nhiều nhất tỉnh

- Phát triển cây LT, TP, cây CN, LN, cây ăn quả (chuối)

5 Lục Yên -

Yên Bình < 30 20-23 8.000

1.800

- 2.000

87

- Là vùng có mặt nước nhiều nhất tỉnh, có hồ Thác Bà 19.050 ha

- Phát triển cây LT, TP,

LN và nuôi trồng thủy sản có tiềm năng du lịch

Nguồn: [65, tr.3]

Về tài nguyên rừng:

Theo số liệu điều tra 1998 toàn tỉnh có 180.410,2 ha rừng tự nhiên, 78.330 ha rừng trồng, tỷ lệ tán che 37,59% Tổng trữ lượng gỗ các loại 17.200.000m3, 51.133.000 cây tre vầu nứa và các loại lâm sản khác Về khai thác lâm sản từ khi có chủ trương đóng cửa rừng sản lượng khai thác gỗ đã giảm xuống đáng kể từ 114.114m3 năm 1991 (trong

Trang 26

đó rừng tự nhiên 42.830 m3, rừng trồng 71.284 m3) xuống 37.747 m3 năm 1998 (trong đó rừng tự nhiên 9.325 m3, rừng trồng 28.422 m3)

Năm 2002, diện tích đất rừng tăng lên 274.410 ha, so với năm 1995 tăng 66.802

ha (rừng tự nhiên 184.410 so với năm 1995 tăng 22.122 ha, rừng trồng 90.000, so với năm1995 tăng 4.680 ha), đưa tỷ lệ tán che lên 40% so với năm 1995 tăng 9,5%, đạt giới hạn cho phép của độ an toàn môi trường và sản lượng khai thác

Về tài nguyên nước:

Yên Bái có ba hệ thống sông suối lớn: sông Hồng, sông Chảy và suối Nâm Kim (một chi nhánh của sông Đà) với tổng chiều dài 320 km có diện tích lưu vực trên 3.400

km2 Hệ thống chi lưu của nó phân bố tương đối đồng đều trên toàn lãnh thổ Ngoài hệ thống sông suối còn có 20.193 ha mặt nước hồ ao, trong đó hồ Thác Bà 19.050 ha Trong nhiều năm nguồn tiềm năng này đã được khai thác sử dụng để xây dựng thủy điện, sản xuất nông lâm nghiệp và vận chuyển lâm sản, hàng hóa, hành khách giao lưu giữa các vùng trong tỉnh với nhau và với đồng bằng sông Hồng

Về tiềm năng du lịch:

Yên Bái là một tỉnh miền núi có phong cảnh thiên nhiên đa dạng, nhiều hang động; hang Thẩm Lé (Văn Chấn), Thẩm Khuôi, động Thủy Tiên(Yên Bình) , sông hồ lớn như: hồ Thác Bà, du lịch sinh thái suối Giàng và nhiều di tích cách mạng Song do điều kiện kinh tế chậm phát triển, cơ sở hạ tầng thấp kém nên chưa có điều kiện khai thác những tiềm năng này để phát triển ngành du lịch Trong tương lai gần cần đầu tư để xây dựng và phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh

Về kinh tế - xã hội:

Cách mạng Tháng Tám năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Đảng

bộ tỉnh Yên Bái được thành lập với vài chục đảng viên đã lãnh đạo toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền thành công Cách mạng Tháng Tám thành công đã tạo tiền đề để Đảng

bộ, nhân dân, lực lượng vũ trang Yên Bái bước vào thời kỳ mới, góp phần cùng cả nước đánh bại thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước Từ một ban cán sự Đảng ban đầu với vài chục đảng viên, trải qua 60 năm phấn đấu và trưởng thành, hiện nay Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã có 544 tổ chức cơ sở đảng, gần 2.200 chi bộ nhỏ, gần 33.000 đảng viên Trong thời kỳ đổi mới Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể các

Trang 27

cấp và nhân dân Yên Bái đã năng động sáng tạo trong việc cụ thể hóa đường lối đổi mới của Đảng vào thực tiễn xã hội, giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, từng bước cải thiện đời sống nhân dân

Đặc biệt, gần 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, thời

kỳ 5 năm (2001-2005) tốc độ tăng trưởng (GDP) bình quân đạt 9,5%/năm Trong đó:

- Nhóm nông lâm ngư thủy sản tăng 5 đến 5,5%/năm

- Nhóm công nghiệp - xây dựng tăng 11 đến 12%/năm

- Nhóm nông lâm ngư

Trang 28

Như vậy, từ năm 2001-2005 tốc độ tăng trưởng GDP chung luôn tăng với mức

độ cao liên tục và tương đối ổn định: Từ 9,15% năm 2001 lên 10% năm 2005, năm sau cao hơn năm trước Đạt tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2001-2005 là 9,55%: Hoàn thành mục tiêu Đại hội XV (kế hoạch là 9,5 trở lên)

Sản xuất nông - lâm nghiệp đã hình thành vùng lúa 1 vạn ha, vùng sắn công nghiệp 5.000 ha, vùng quế 3 vạn ha, vùng chè 12.000 ha

Diện tích rừng che phủ đạt 49,44%, mô hình chăn nuôi theo hướng công nghiệp

và bán công nghiệp dần hình thành Chủ trương lấy công nghiệp làm khâu đột phá để phát triển kinh tế nhanh, bền vững đã đem lại kết quả quan trọng Bốn năm qua, đã đầu tư xây dựng 58 dự án công nghiệp, tổng vốn trên 3.900 tỷ đồng, 48 công trình đã hoàn thành Tỉnh có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư hợp lý và tổ chức chỉ đạo sáng tạo, linh hoạt, tập trung lực cho xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội Nhiều công trình lớn được xây dựng và đưa vào sử dụng như cầu Mậu A, cầu Văn Phú, đường Yên Thế - Vĩnh Kiên, đường Nghĩa Lộ - Trạm Tấu, quốc lộ 32C từ Nghĩa Lộ đi Mù Căng Chải, thủy lợi Nậm Có - Bản Kìn, Cửa Nhì, Đồng Khê 85% số xã có đường ô tô, trên 91% số

xã có điện lưới quốc gia

Trang 29

Kinh tế vùng cao được ưu tiên đầu tư, thực hiện xóa đói giảm nghèo, trồng rừng phòng hộ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đời sống đồng bào được cải thiện, bộ mặt vùng cao có nhiều đổi mới

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo có tiến bộ, 90% số trẻ mẫu giáo 5 tuổi lên lớp, đẩy mạnh phổ cập tiểu học và trung học cơ sở, thực hiện kiên cố 4.200 phòng học

Sự nghiệp y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân, văn hóa thông tin tuyên truyền có nhiều tiến bộ Đó là những thành tựu quan trọng mà tỉnh Yên Bái đã đạt được, làm tiền

đề cơ bản để tiến nhanh, tiến mạnh trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Tuy nhiên, Yên Bái vẫn là một tỉnh nghèo, nền kinh tế kém phát triển (có nơi nền kinh tế vẫn còn mang tính tự nhiên, tự túc tự cấp) Kết cấu hạ tầng cơ sở thấp kém, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc còn trở ngại Do đi lên từ điểm xuất phát quá thấp cả

về cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ dân trí nên đại bộ phận các xã nông thôn, vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào các dân tộc hiện còn rất khó khăn, rất cần sự quan tâm hơn nữa của Đảng và Nhà nước Đặc biệt là trong chiến lược phát triển thì phát triển nông nghiệp

và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa mới nhanh chóng đưa Yên Bái thoát nghèo, ổn định và trở thành tỉnh giàu mạnh

2.1.2 Đặc điểm - truyền thống lịch sử văn hóa các dân tộc Yên Bái

- Đặc điểm lịch sử - văn hóa:

ở vị trí cửa ngõ miền Tây Bắc của Tổ quốc, Yên Bái còn là điểm dừng chân của dòng người thiên di từ đồng bằng Bắc bộ lên, từ phương Bắc xuống sinh cư lập nghiệp Hiện nay vùng đất Yên Bái là nơi quần cư của 30 dân tộc anh em, gồm 12 dân tộc có số dân trên 500 người cư trú tại một đơn vị hành chính nhất định Trong tổ chức đời sống sinh hoạt của 12 dân tộc nói trên còn lưu giữ truyền thống văn hóa của dân tộc mình như: ăn, ở, phong tục tập quán Còn 18 dân tộc có từ dưới 500 người sống xen kẽ với các dân tộc khác 10 dân tộc thiểu số vùng cao tiêu biểu ở Yên Bái hiện

nay là:

+ Dân tộc Tày: chiếm 18,6% dân số toàn tỉnh, sống tập trung đông ở 7/7

huyện thị trong tỉnh (trừ 2 huyện Trạm Tấu và Mù Căng Chải) Trong đó, đông

Trang 30

Là cư dân nông nghiệp, người Tày thường sống tập trung theo từng thôn bản từ

20, 30 đến trăm nóc nhà

Hướng bản đều quay ra cánh đồng, sông suối, dựa lưng vào núi Nhà ở của người Tày chủ yếu là nhà sàn, dùng vật liệu xây dựng sẵn có ở địa phương, được lợp bằng lá cọ hoặc lá gianh

Đồng bào Tày Yên Bái có phong cách sôi nổi, mạnh mẽ, lãng mạn Những dịp tết

ta, lễ hội lồng tồng, lễ tăm khảu mảu, lễ cưới của bạn bè họ hát giao duyên slíp sí suốt ngày đêm

Đồng bào Tày có truyền thống yêu nước, đấu tranh anh dũng Người Tày ở xã Đại Lịch (Văn Chấn) tự hào về hai người con ưu tú của quê hương là Phạm Thọ (Lãnh Năm) và Phạm Tế (Lãnh Tế) là tướng tin cẩn trong phong trào Cần Vương chống Pháp dưới sự chỉ huy của Nguyễn Quang Bích

Từ khi có Đảng lãnh đạo, đồng bào Tày Yên Bái một lòng tin theo Đảng Chiến khu Vần - Hiền Lương (làng Vần nay thuộc xã Việt Hồng - huyện Trấn Yên) là địa danh

đã trở nên nổi tiếng và trở thành di tích lịch sử với nhiều thành tích trong thời gian chống Pháp Làng Vần là nơi xuất phát của ba đội quân vũ trang tuyên truyền đi phát động quần chúng phá kho thóc, đánh địch trừ gian lập chính quyền cách mạng

Trang 31

+ Dân tộc Dao: chiếm 10,3% dân số toàn tỉnh, người Dao sống tập trung nhất ở

huyện Văn Yên, chiếm 30% tổng số người Dao ở Yên Bái; sau đó đến các huyện Yên Bình, huyện Lục Yên, huyện Văn Chấn và huyện Trấn Yên [59, tr.27] Người Dao hiện sinh sống ở tỉnh Yên Bái chủ yếu gồm 4 nhóm chính là: Dao đỏ (còn gọi là Dao đại bản), Dao quần chẹt, Dao quần trắng và Dao làn tuyển mặc áo dài, đội mũ nhỏ như cái đấu gỗ

Kinh tế chủ yếu của người Dao là nông nghiệp với hai loại hình: lúa nương và lúa nước Trong sinh hoạt xã hội - gia đình của người Dao Yên Bái có "lễ cấp sắc" là một tục lệ phổ biến và bắt buộc tất cả đàn ông Dao đều phải qua lễ này, thậm chí lúc còn sống chưa được cấp sắc sau khi chết con cháu phải làm lễ cho Đồng bào Dao quan niệm: người nhà được cấp sắc mới được xã hội coi là người lớn; được cấp sắc thì làm ăn mới được may bắn, dòng họ mới được phát triển và đặc biệt nếu muốn làm được nghề thì bắt buộc phải qua lễ cấp sắc

+ Dân tộc Mông: chiếm 8,9% dân số toàn tỉnh, tập trung chủ yếu ở 44 xã vùng

cao của 5 huyện:

Mù Căng Chải (14 xã chiếm 89,5% dân số của huyện)

Trạm Tấu (10 xã chiếm 75,5% dân số của huyện)

Văn Chấn (11 xã chiếm 4,87% dân số của huyện)

Trấn Yên (2 xã chiếm 1,15% dân số của huyện)

Văn Yên (6 xã chiếm 3,51% dân số của huyện)

Trong đó có 2 huyện trọng điểm dân tộc Mông là Mù Căng Chải và Trạm Tấu,

có dân số gần 100% người Mông [59, tr.12]

Địa bàn cư trú của người Mông hầu hết ở vùng cao, nơi xung yếu, địa hình hiểm trở, hẻo lánh, đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, sản xuất trước đây chủ yếu là nương rẫy, trồng lúa nương, trồng cây thuốc phiện, chăn nuôi gia súc, sống du canh du cư, nay

đã định cư được 80% dân số Do đặc điểm cư trú biệt lập, người Mông ít có quan hệ với dân tộc khác Nếu có sống trên địa bàn xen cư với dân tộc khác thì bao giờ người Mông cũng quần tụ với nhau thành thôn, bản riêng Đồng bào ở nhà đất, nguyên liệu làm nhà là

gỗ và đất, mái nhà chủ yếu lợp bằng gỗ pơ mu chẻ mỏng

Trang 32

Người Mông có vốn nghệ thuật dân gian rất phong phú; vào mùa xuân, dịp tết (từ

30 tháng 11 âm lịch) hay lễ cưới, người Mông đều hát dân ca và múa khèn Trong các làn điệu dân ca, đặc biệt là hát kể chuyện lịch sử dân tộc gọi là hát "Thản Chù" Người Mông

có hát "gầu gềnh" trai gái hát trong khi chơi pa pao, hát qua sợi chỉ nối với ống nứa bịt da ếch cho riêng hai người Trong đám cưới còn hát đố giải Cùng với hát người Mông còn

có múa khèn rất đặc sắc Trong hội "gầu tào" là nghi lễ mở hội, ngoài khèn bè, người Mông còn sử dụng đàn môi, khèn lá, kéo nhị, thổi sáo

Người Mông ở Yên Bái tự hào đã đóng góp một phần xứng đáng vào phong trào giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp trong các cuộc kháng chiến

+ Dân tộc Thái: chiếm 6,1% dân số toàn tỉnh, sống tập trung tại 4 huyện: Văn

Chấn, thị xã Nghĩa Lộ, Trạm Tấu và Mù Căng Chải [59, tr.47] Cộng đồng người Thái sống tập trung thành bản mường ở các thung lũng lòng chảo, không cách xa nhau, với sở trường trồng lúa nước, trồng bông, dệt vải thổ cẩm, đệm bông lau bền đẹp Một phần nhờ truyền thống văn minh lúa nước của người Thái mà Yên Bái có được cánh đồng nổi tiếng như cánh đồng Mường Lò, Tú Lệ hay Mường Than, Mường Tấc trước đây Cư trú lâu dài trên vùng đất này đồng bào Thái ở Yên Bái tự hào với truyền thống lịch sử của mình, đoàn kết với các dân tộc anh em vươn lên xóa đói giảm nghèo góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp

+ Dân tộc Nùng: Người Nùng chiếm 2% dân số toàn tỉnh, đồng bào Nùng cư trú

xen kẽ với các dân tộc Tày, Mường, Kinh, Dao, Sán Chay ở rải rác hầu hết các huyện trong tỉnh [59, tr.63] Nơi tập trung đông nhất là huyện Lục Yên và huyện Yên Bình Dân tộc Nùng đang sinh sống ở Yên Bái hầu hết di cư từ tỉnh Cao Bằng sang Dân tộc Nùng mang các họ: Nông, Mông, Hoàng Người Nùng có một kho sử thi phong phú Những điệu hát đối, hát ru con được đồng bào Nùng sử dụng trong dịp cưới và ngày thường Nhạc cụ sử dụng là đàn tính 2 dây hoặc 3 dây Người Nùng Yên Bái sống chân thực, giàu chất lao động sáng tạo bảo lưu được truyền thống văn hóa của mình Từ khi có Đảng, thanh niên trí thức trong dân tộc Nùng đã sớm giác ngộ cách mạng, theo Đảng theo Bác

Hồ, nhiều gia đình nuôi dấu cán bộ cách mạng

Trang 33

+ Dân tộc Mường: chiếm 1,92% dân số toàn tỉnh, sống tập trung ở 11 xã của

huyện Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ và xã Quy Mông của (huyện Trấn Yên) ngoài ra còn

cư trú rải rác ở các huyện, thị xã trong tỉnh [59, tr.55] Người Mường ở Yên Bái chủ yếu

di cư từ huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) lên từ 300-400 năm trước, một số ít di cư từ huyện Phù Yên (tỉnh Sơn La) sang

Đồng bào Mường có nền văn hóa khá phong phú và đặc sắc Họ thường ở nhà sàn, dáng nhà chững chạc, bề thế, thường từ ba đến năm gian lợp ván thông hoặc gianh

+ Dân tộc Giáy: người Giáy chiếm 0,3% dân số toàn tỉnh, họ sống tập trung tại

xã Gia Hội huyện Văn Chấn [59, tr.80] Người Giáy không có chữ viết riêng, một số rất ít người già, thầy cúng sử dụng thành thạo chữ Nôm Tày, còn đa phần trí nhớ là phương tiện duy nhất để lưu truyền qua truyện cổ, tục ngữ, thơ ca, đồng dao, câu đố nội dung các bài hát của người Giáy phong phú về đề tài hát giao duyên, mỗi chủ đề đều có kịch tính và phong cách thể hiện riêng Đồng bào giáy sống hòa thuận, tôn trọng tập quán dân tộc khác, không có tính biệt lập dân tộc riêng, họ luôn sát cánh cùng các dân tộc khác, cần cù lao động sáng tạo, xây dựng quê hương

+ Dân tộc Khơ Mú: Người Khơ Mú ở Yên Bái có rất ít khoảng 1.100 người, theo

các nhà nghiên cứu, người Khơ Mú di cư từ Lào đến Việt Nam khoảng trên 100 năm [59, tr.84] Người Khơ Mú từ Lào đến Sơn La, Lai Châu rồi tới xã Nghĩa Sơn huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái

Ngôn ngữ của Khơ Mú là sự vay mượn nhiều của ngôn ngữ Thái, người Khơ Mú không có chữ viết, nhưng lại có nền văn hóa dân gian phong phú: truyện cổ, truyền thuyết, tiểu biểu là "lễ Hơ rê ngọ mạ" (đón mẹ lúa) mang đậm nét nhân văn

Dân tộc Khơ Mú trước Cách mạng Tháng Tám sống rất cực khổ, suốt đời chỉ đi làm phu phen, nô dịch cho bọn phìa, tạo, thống lý của các dân tộc khác Sau cách mạng, đồng bào mới được tự do làm ăn, không còn bị áp bức, bóc lột Khi có Đảng, có Bác Hồ dân Khơ Mú mới có được cuộc sống mới

+ Dân tộc Cao Lan: hay còn gọi là dân tộc Sán Chay hiện ở Yên Bái có khoảng

7.000 người [59, tr.72], sinh sống tập trung ở 8 xã của huyện Yên Bình là: Tân Hương, Vĩnh Kiên, Bạch Hà, Vũ Kinh, thị trấn Yên Bình, Phúc An, Xuân Lan, Đại Đồng, 2 xã

Trang 34

thuộc Trấn Yên: Hà Cuông, Minh Quân và các xã Phú Yên, Yên Hợp thuộc huyện Văn Yên Người Sán Chay ở nhà sàn bốn mái, truyền thống văn hóa tinh thần của người Cao Lan khá phong phú đa dạng Chỉ riêng phần hát ví dân gian gọi là "xình ca" hay "xướng co" đã có tới hàng chục tập sách hát được ghi chép bằng chữ nôm Cao Lan

Các dân tộc ở tỉnh Yên Bái không có lãnh thổ riêng rõ rệt, họ sống xen kẽ với nhau Tuy vậy mỗi dân tộc đều có những nơi quần tụ đông đảo của mình ở các nơi này dân số dân tộc nào đó chiếm tỷ lệ cao hơn so với dân tộc khác cùng cư trú Tiêu biểu như: Người Mông cư trú tập trung ở Trạm Tấu và Mù Căng Chải; người Thái người Mường ở Văn Chấn, người Sán Chay ở Yên Bình; người Kinh ở thành phố Yên Bái; thị xã Nghĩa Lộ; người Tày, người Nùng ở Lục Yên, người Khơ Mú ở xã Nghĩa Sơn (Văn Chấn); người Phù Lá ở xã Châu Quế thượng (Văn Yên)

Các dân tộc cư trú ở những độ cao khác nhau nên phân thành vùng cao, vùng thấp và rẻo giữa; nhà ở, tập quán sản xuất, đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào ở mỗi vùng có những nét đặc thù riêng

Người Mông ở vùng cao có ngôi nhà truyền thống là nhà đất, làm lúa nương; người Tày, Nùng, Thái, Mường ở nhà sàn với nền văn minh lúa nước; người Dao cư trú ở rẻo giữa trồng lúa nương và lúa nước, có ba loại hình nhà ở: nhà sàn, nhà đất, nhà nửa sàn nửa đất

Các dân tộc vùng cao Yên Bái đều có lễ hội riêng của dân tộc mình Tết "xếp xí" (14 tháng 7 âm lịch) của người Thái là dịp cúng ma bản, và cúng mùa lúa mới Ngày mồng 5 tết hàng năm là lễ hội Đông Cuông tưởng nhớ những anh hùng giữ gìn biên viễn thời Trần, lễ đón "mẹ lúa" của người Khơ Mú những nét văn hóa đó đều mang chung quan niệm "vạn vật hữu linh" và lễ hội là dịp họ mời tổ tiên chứng giám

Đồng thời các dân tộc Yên Bái có lòng tự hào dân tộc Điều đó thể hiện ngay trong sự tôn trọng dòng họ, quan hệ gia đình, thân tộc, thông gia liên đới Đồng bào vùng cao ít nhiều vẫn giữ được tinh thần cộng đồng dân chủ, bình đẳng trong sinh hoạt của thời kỳ công xã xưa Đồng bào Mông, Dao có quan hệ trong dòng họ và trong làng khá chặt chẽ, những mối quan hệ này có điểm tích cực là giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, trong những công việc lớn của đời người như làm nhà, ma chay, cưới xin hoặc tương trợ

Trang 35

nhau những khi hoạn nạn ý thức tương trợ, hợp tác phát triển thành tinh thần đề cao vai trò tập thể, mọi công việc chung của làng do cả làng bàn bạc và quyết định Phát huy tư tưởng tốt đẹp này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng tinh thần làm chủ tập thể với lẽ sống "mọi người vì mỗi người, mỗi người vì mọi người" Tất nhiên trong việc phát huy truyền thống dân chủ, bình đẳng đề cao vai trò tập thể cần gạt bỏ tư tưởng bình quân chủ nghĩa Bởi nó kìm hãm sự phát triển của mỗi dân tộc, dẫn đến thái độ trì trệ, bảo thủ trong việc tiếp cận cái mới Trong lĩnh vực đời sống văn hóa của mỗi dân tộc Yên Bái cần xóa bỏ những thủ tục lạc hậu trong cưới xin, ma chay, giỗ tết Quán triệt chính sách đoàn kết các dân tộc, thực hiện nghị quyết Trung ương VIII về việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, ban chấp hành Đảng bộ tỉnh qua các nhiệm kỳ đều có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, từng bước rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa vùng cao và vùng thấp của tỉnh

- Truyền thống yêu nước và đấu tranh kiên cường của các dân tộc thiểu số Yên Bái

Khi thực dân Pháp đặt chân đến Yên Bái cũng là lúc đồng bào các dân tộc thiểu

số nổi lên chống Pháp ở khắp mọi nơi

Năm 1913, các tộc trưởng Triệu Tiến Lộc, Triệu Tiến Tiên người Dao xây dựng

cơ sở ở vùng Lục yên với khẩu hiệu tuyên truyền trong nhân dân: "chống đi phu, chống nộp thuế cho Pháp, người Dao được tự do, sung sướng không bị áp bức khổ sở" Riêng nghĩa quân ở Lục yên do Triệu Tiến Lộc là người dân tộc Dao chỉ huy đã lên tới 3.000 người Tháng 10-1914, cuộc nổi dậy của người Dao bị thực dân Pháp đàn áp dã man, 67 nghĩa quân bị kết án tử hình Phong trào chống Pháp nêu trên là tự phát, chưa có một Đảng chính trị tiên phong lãnh đạo nên cuối cùng bị thực dân Pháp đàn áp

Năm 1943, Trung ương Đảng đã chọn Yên Bái để xây dựng một trong những chiến khu cách mạng của cả nước Chiến khu cách mạng Vần Hiền Lương ra đời Tháng 3-1945, đội du kích Âu Cơ thành lập với 23 chiến sĩ, trong đó có nhiều chiến sĩ là người dân tộc thiểu số của làng Vần - Dọc tham gia ở Lục Yên, tháng 6-1945, đội du kích Cổ

Trang 36

Tháng 10-1952, chiến dịch Tây Bắc mở màn, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc Yên Bái đã phối hợp với bộ đội chủ lực đồng loạt tiến công và sau 10 ngày chiến đấu đã giải phóng toàn bộ tỉnh Yên Bái Trong chiến dịch Tây Bắc giải phóng Nghĩa Lộ, quân và dân Yên Bái đã tiêu diệt hơn 1.100 quân Pháp Trong chiến dịch Điện Biên Phủ

đã có 31.000 người thuộc các dân tộc Yên Bái tham gia dân công hỏa tuyến Nhân dân các dân tộc Yên Bái đã đóng góp 1.650.000 ngày công, 2.700 thuyền, 650 xe đạp thồ, 1.840 tấn gạo, 1.200 con trâu, 480 con lợn phục vụ mặt trận, đã góp phần cùng cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử

Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, có trên hai vạn thanh niên Yên Bái lên đường nhập ngũ, trong đó gần một vạn là thanh niên các dân tộc thiểu số Đồng bào các dân tộc thiểu số đã làm trọn nghĩa vụ với tiền tuyến: "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người", thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, đã có 12.669 thanh niên dân tộc thiểu số lên đường nhập ngũ, gồm 2.837 người tham gia chống Pháp, 9.832 người tham gia chống mỹ và đã có 1.760 người hy sinh vì độc lập, tự do của

Tổ quốc Các chiến sĩ du kích, bộ đội, nhân dân là người dân tộc thiểu số Yên Bái đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng 9 ngàn huân, huy chương các loại Sáu chiến sĩ đã được tuyên dương anh hùng lực lượng vũ trang, trong đó có hai người dân tộc thiểu số Thị xã Yên Bái, huyện Trấn Yên và các xã Đại Lịch, xã Cao Phạ, xã Đại Phúc với nhiều dân tộc thiểu số anh em đã được tuyên dương là đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang Trong 64 bà mẹ Việt Nam anh hùng của Yên Bái, thì có 19 bà mẹ là người dân tộc thiểu

số

2.2 Thực trạng thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Yên Bái

Trang 37

2.2.1 Những thành tựu

Trong những năm thực hiện đổi mới, Đảng bộ và các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái luôn quan tâm giải quyết các vấn đề liên quan đến miền núi, vùng dân tộc thiểu số Triển khai những chỉ thị, quyết định của Đảng, Chính phủ liên quan đến vấn đề dân tộc ở địa phương, Đảng bộ và các cấp chính quyền trong tỉnh căn cứ vào tình hình cụ thể của từng vùng, từng dân tộc, đề ra những chủ trương tìm các biện pháp thích hợp giải quyết tốt vấn đề dân tộc, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Vấn đề dân tộc miền núi được đề cập trong các nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, trong các báo cáo định kỳ (6 tháng, 1 năm), Tỉnh ủy, ủy ban Nhân dân, Ban dân tộc thường xuyên tổng kết các mặt công tác vùng dân tộc thiểu số kịp thời khắc phục những khó khăn trong quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách miền núi Tỉnh cử các đoàn công tác, điều tra đến các vùng dân tộc tìm hiểu có hệ thống và cơ sở khoa học vùng dân tộc thiểu số để có những định hướng đúng về phát triển kinh tế - xã hội miền núi, dân tộc đưa đồng bào đi lên chủ nghĩa xã hội từ điều kiện và tình hình thực tế địa phương

Trong những năm thực hiện đổi mới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Yên Bái

đã có thay đổi rõ rệt Đó là minh chứng về sự đúng đắn trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở Yên Bái

Nghị quyết 04-NQ/TU ngày 14/7/1997 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX "về phát triển kinh tế - xã hội vùng cao" Nghị quyết số 04 NQ/TU là Nghị quyết chuyên đề, tiếp tục cụ thể hóa Nghị quyết 22 -NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa VI) và Quyết định 72 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về một số chủ trương chính sách lớn về phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Tỉnh Yên Bái có 70 xã vùng cao và 15 xã vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn (xem phụ lục 1) chiếm 44% số xã toàn tỉnh với 652 thôn bản (chiếm 40% số thôn bản toàn tỉnh) Các xã vùng cao, đặc biệt khó khăn phân bố rộng trên 7 huyện, trong đó Trạm Tấu, Mù Cang Chải là 2 huyện trong 9 huyện đặc biệt khó khăn [66, tr.4] Vùng cao Yên Bái là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, có một vị trí hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái; là khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn không chỉ với Yên Bái mà còn đối với cả một

Trang 38

số tỉnh trung du và đồng bằng Bắc Bộ Vùng cao có tổng diện tích tự nhiên 510.734 ha, dân số 271.508 người chiếm 74,2% về diện tích tự nhiên và 39,95% dân số toàn tỉnh Mật

độ dân số bình quân 53 người/km2 phân bố rộng ở 7/9 huyện, thị xã thành phố, trong đó

có 2 huyện vùng cao trọng điểm của cả nước là huyện Trạm Tấu và Mù Căng Chải

Địa hình các xã vùng cao chia cắt phức tạp chịu ảnh hưởng của những tiểu vùng khí hậu khác nhau, độ cao trung bình so với mặt biển là trên 600m, nơi cao nhất là 2.985m Vùng cao là nơi cư trú của đa số đồng bào dân tộc thiểu số; nhìn chung trình độ dân trí của nhân dân còn thấp, khoảng 80% không thạo tiếng phổ thông (một số không biết tiếng phổ thông), dân số phát triển còn ở tỷ lệ cao có nơi trên 30%, tỷ lệ đói nghèo bình quân 26,37% (xem phụ lục 2) Các tệ nạn xã hội như nghiện hút, hủ tục lạc hậu ở một số nơi vẫn còn là vấn đề bức xúc

Kết cấu hạ tầng cơ sở còn thiếu và yếu, hiện nay vẫn còn 9 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã, 40 trụ sở xã chưa có máy điện thoại liên lạc, trên 40% dân số chưa được sử dụng nước sạch trong sinh hoạt

Qua những năm đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Yên Bái đã đạt được một số kết quả cụ thể trên từng lĩnh vực (từ 1989 - 2004)

Về thực hiện chính sách phát triển kinh tế ở vùng dân tộc thiểu số:

Mười lăm năm qua tình hình kinh tế - xã hội ở Yên Bái đã có bước tăng trưởng với nhịp độ cao hơn hẳn so với các năm trước đó, tạo tiền đề cho sự phát triển trong những năm tiếp theo, khắc phục một bước quan trọng tình trạng lạc hậu, kém phát triển ở các dân tộc thiểu số tại địa phương Yên Bái

Sự chuyển biến trước hết biểu hiện trong lĩnh vực nông nghiệp:

Phát triển sản xuất cây lương thực, thực phẩm với quan điểm đảm bảo an ninh lương thực là yếu tố quan trọng, là cơ sở ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững Những năm qua tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, xóa bỏ 1.500 ha cây thuốc phiện, đẩy mạnh sản xuất cây lương thực, cây công nghiệp và bảo vệ rừng, trồng rừng Thực hiện chủ trương đầu tư phát triển kinh tế - xã hội bằng lồng ghép các chương trình 327, chương trình định canh định cư, chương trình 135

Trang 39

1999 đạt 8,4 tấn/ha Nhiều xã, hợp tác xã của đồng bào các dân tộc đạt năng suất khá cao, như hợp tác xã Phù Nham đạt 11,3 tấn/ha, Nghĩa An, An Hòa, Đại Phác, An Thịnh đạt

10 tấn/ha Với chủ trương tăng 2 vụ, đồng bào dân tộc mỗi năm đã tăng vụ được gần 2.000 ha Một số đồng bào người Mông ở Mù Căng Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn những năm gần đây đã tập trung làm lúa Đông Xuân được trên 400 ha, tăng thêm 1.200 - 1.500 tấn lương thực mỗi năm, góp phần giải quyết đói và đói giáp hạt ở nhiều xã vùng cao, bình quân lương thực tăng từ 214 kg năm 1995, lên 261 kg năm 2003 Đặc biệt, trong công cuộc đổi mới, xã Phù Nham huyện Văn Chấn với 80% đồng bào người Thái, Mường là xã điển hình về mọi mặt được tỉnh đề nghị Nhà nước công nhận là đơn vị anh hùng lao động

Ngoài phát triển cây lương thực còn phát triển các loại cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày: đậu, lạc, vừa tạo nguồn thực phẩm vừa góp phần cải tạo đất Đã hướng dẫn sử dụng lương thực một cách hợp lý, tích luỹ phòng khi giáp hạt Nhờ đó, hiện tượng thiếu đói kéo dài không còn, đói giáp hạt cơ bản đã được giải quyết, chất lượng bữa ăn được tăng lên, sự lựa chọn lương thực, thực phẩm ngày càng rộng rãi hơn

Phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả:

Cây chè là cây công nghiệp mũi nhọn của tỉnh, trong đó cây chè shan tuyết được coi là cây có ưu thế của vùng cao và có thị trường ưu tiên rộng rãi trong ngoài nước Cây chè shan phù hợp với khí hậu đất đai vùng cao, vừa có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu, vừa phủ xanh đất trống đồi trọc Từ năm 1999 - 2004, đã trồng mới được 2.625 ha chè, sản lượng chè búp tươi hàng năm đạt 2.500 tấn [74, tr.3]

Phát triển cây ăn quả, cây dược liệu tạo nguyên liệu cho cây công nghiệp chế biến, tăng nông sản hàng hóa, phát triển mở rộng diện tích các loại cây ăn quả có múi (cam, quýt, bưởi), hồng ở các huyện Lục Yên, Yên Bình, Trấn Yên; cây vải, nhãn, mận,

Trang 40

Thực hiện ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đã thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng trình độ quản lý, kỹ thuật và nâng cao năng lực công tác cho đội ngũ cán

bộ chủ chốt như: mở các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý hợp tác xã, các lớp tập huấn kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt, phát triển kinh tế trang trại, hình thành các câu lạc bộ khuyến nông, khuyến lâm ngành nông nghiệp cũng đã tăng cường cán bộ có trình độ đại học chuyên ngành nông lâm nghiệp lên hai huyện vùng cao để hướng dẫn bà con nông dân trong phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp

Tuy nhiên, phát triển kinh tế nông nghiệp vùng cao còn chậm, chưa khai thác hết tiềm năng, phát huy thế mạnh về nguồn tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Nguyên nhân do xuất phát điểm của nền kinh tế ở vùng cao còn rất thấp, trình độ dân trí, phong tục, tập quán sản xuất nhiều nơi chưa đổi mới, nặng về sản xuất tự cung tự cấp và độc canh cây lúa Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi chậm, chưa đẩy nhanh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Về phát triển lâm nghiệp, kinh tế đồi rừng:

Nghị quyết về xây dựng vốn rừng và phát triển kinh tế rừng (năm 1989), Nghị quyết về phát triển nông, lâm nghiệp toàn diện (1993) để khuyến khích đồng bào các dân tộc nhận đất, nhận rừng phát triển kinh tế đồi, rừng, mở ra hướng sản xuất mới cho đồng bào miền núi trong tỉnh

Hàng loạt trang trại ra đời, trong số 7.252 trang trại, thì số trang trại của đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm trên 40%

Ngày đăng: 27/06/2014, 19:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2002), Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam
Tác giả: Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
2. Hoàng Hữu Bình (2004), "Một số vấn đề đặt ra trong phát triển ở vùng dân tộc và yêu cầu đổi mới quản lý nhà nước về công tác dân tộc", Tạp chí Dân tộc học, (5), tr.53-60 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề đặt ra trong phát triển ở vùng dân tộc và yêu cầu đổi mới quản lý nhà nước về công tác dân tộc
Tác giả: Hoàng Hữu Bình
Năm: 2004
5. Phan Hữu Dật (2004), Góp phần nghiên cứu dân tộc Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần nghiên cứu dân tộc Việt Nam
Tác giả: Phan Hữu Dật
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2004
6. Phan Hữu Dật - Lâm Bá Nam (2001), Chính sách dân tộc của các chính quyền nhà nước phong kiến Việt Nam (X-XIX), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách dân tộc của các chính quyền nhà nước phong kiến Việt Nam (X-XIX)
Tác giả: Phan Hữu Dật - Lâm Bá Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
7. Khổng Diễn (1995), Dân số và dân số tộc người ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân số và dân số tộc người ở Việt Nam
Tác giả: Khổng Diễn
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1995
8. Hoàng Công Dũng (2005), "Sự tham gia của người dân trong xây dựng và thực hiện các chính sách dân tộc", Tạp chí Dân tộc học, (52), tr.27-30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự tham gia của người dân trong xây dựng và thực hiện các chính sách dân tộc
Tác giả: Hoàng Công Dũng
Năm: 2005
9. Đảng Lao động Việt Nam (1960), Văn kiện đại biểu toàn quốc lần thứ III, tập 1, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam xuất bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại biểu toàn quốc lần thứ III
Tác giả: Đảng Lao động Việt Nam
Năm: 1960
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1977
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại biểu toàn quốc lần thứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1982
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1992
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ II Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ II Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1997
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1998
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (4/2001), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương khóa IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
19. Lê Mậu Hãn (2003), Sức mạnh dân tộc của cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sức mạnh dân tộc của cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh
Tác giả: Lê Mậu Hãn
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
20. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2001), Tập bài giảng lý luận dân tộc và chính sách dân tộc (hệ cử nhân chính trị), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập bài giảng lý luận dân tộc và chính sách dân tộc
Tác giả: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
21. Trần Đình Hoan (chủ biên) (1996), Chính sách xã hội và đổi mới cơ chế quản lý việc thực hiện, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách xã hội và đổi mới cơ chế quản lý việc thực hiện
Tác giả: Trần Đình Hoan (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
23. Phạm Quỳnh Hương (2005), "Từ một thực tế nghĩ đến chính sách phát triển vùng đặc biệt khó khăn dân tộc và miền núi", Tạp chí Dân tộc, (52), tr.31-33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ một thực tế nghĩ đến chính sách phát triển vùng đặc biệt khó khăn dân tộc và miền núi
Tác giả: Phạm Quỳnh Hương
Năm: 2005
24. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 24, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: V.I.Lênin
Nhà XB: Nxb Tiến bộ
Năm: 1980

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w