Sự cần thiết đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh YênBá

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Yên Bái hiện nay pot (Trang 58 - 61)

- Nguyên nhân của tồn tại:

2.3.2.Sự cần thiết đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh YênBá

Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Yên Bái đang là một đòi hỏi bức bách. Bởi vì như vậy mới phát huy được những thành quả đã đạt được và khắc phục những hạn chế yếu kém hiện nay.

Vấn đề mấu chốt là đổi mới phương pháp vận động đồng bào các dân tộc thiểu số thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án đã đề ra, muốn vậy phải thiết lập cho được mối quan hệ giữa cán bộ với dân, gần dân cùng bàn bạc với họ, lắng nghe ý kiến của họ, phân tích việc làm đúng sai để đồng bào tự quyết định công việc của mình, làm cái gì? làm cho ai? làm như thế nào? nên tổ chức theo nhóm, theo cụm dân cư như thôn, bản, để người dân nắm được chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước từ đó phát huy quyền làm chủ tập thể, ý thức trách nhiệm của họ, thực hiện nghiêm chỉnh "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".

Vấn đề quan trọng không kém là đổi mới việc tuyên truyền, giáo dục cho đồng bào dân tộc để họ hiểu được chủ trương, pháp luật của Nhà nước, nâng cao trình độ dân trí, trình độ hiểu biết để đồng bào dân tộc thiểu số nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình đối với Đảng, đối với Nhà nước, nhằm phát huy được khả năng sẵn có về nhân lực và những sáng kiến kinh nghiệm mà đồng bào các dân tộc có thể đóng góp. Khắc phục tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ từ bên ngoài vào, tăng cường mối quan hệ

hợp tác tương trợ giữa các dân tộc với nhau, để mỗi dân tộc tự khẳng định được mình trong phát triển kinh tế trên địa bàn.

- Tính bức thiết của việc đổi mới thực hiện chính sách dân tộc còn do nhu cầu nâng cao cảnh giác và đấu tranh chống mọi biểu hiện kỳ thị chia rẽ dân tộc mà các thế lực phản động trong nước và ở nước ngoài đang ra sức kích động và lợi dụng hiện nay.

- Đổi mới thực hiện chính sách dân tộc còn do nhu cầu giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa cái thống nhất và cái đa dạng trong vấn đề dân tộc ở nước ta.

- Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc để gắn kết tốt hơn việc thực hiện chính sách dân tộc với thực hiện chính sách tôn giáo, giải quyết kịp thời những yêu cầu chính đáng của đồng bào có tôn giáo, kiên quyết đấu tranh và cảnh giác với các hành vi lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo làm trái với pháp luật.

Như vậy, đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Yên Bái nhằm tạo nên sức mạnh đoàn kết giữa các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam nói chung và giữa các dân tộc tỉnh Yên Bái nói riêng. Thành công đó là điều kiện vững chắc cho việc triển khai thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội mà Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra, các dân tộc tỉnh Yên Bái cùng nhau xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Kết luận chương 2

Yên Bái trải qua một thế kỷ đấu tranh xây dựng và trưởng thành. 30 dân tộc anh em là những bông hoa tạo nên bức tranh đậm bản sắc dân tộc. Với truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, đồng bào các dân tộc tỉnh Yên Bái tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đã nỗ lực vươn lên, bằng sức lực của mình, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương, các bộ, ngành nhằm từng bước nâng cao mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc.

Quá trình thực hiện chính sách dân tộc đã mang lại kết quả khả quan. Tuy vậy, Yên Bái hiện nay vẫn nằm trong tốp các tỉnh kém phát triển, đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa.

Cần sự quan tâm hơn nữa của Đảng và Nhà nước, đồng thời tỉnh Yên Bái phải có phương hướng giải pháp đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc trong thời gian tới cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, đặc điểm của các dân tộc ở địa phương Yên Bái hiện nay.

Chương 3

Phương hướng và giải pháp

nhằm đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Yên Bái hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Yên Bái hiện nay pot (Trang 58 - 61)