Cụ thể hóa chính sách dân tộc trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế phù hợp với nguồn lực của địa phương và thị trường tiêu thụ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Yên Bái hiện nay pot (Trang 61 - 65)

- Nguyên nhân của tồn tại:

3.2.1.Cụ thể hóa chính sách dân tộc trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế phù hợp với nguồn lực của địa phương và thị trường tiêu thụ

phù hợp với nguồn lực của địa phương và thị trường tiêu thụ

Sự phát triển của các dân tộc phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ phân công lao động, quan hệ giao lưu kinh tế giữa các dân tộc. Nó đánh dấu bước trưởng thành về mọi mặt của từng dân tộc trong quá trình xã hội hóa và quốc tế hóa đời sống xã hội.

Từ sau Đại hội VI, Đảng ta đã có những chính sách và biện pháp thiết thực nhằm giải phóng mọi mặt năng lực sản xuất hiện có ở miền núi, khuyến khích mở rộng thị trường, mọi thành phần kinh tế, mở rộng giao lưu hàng hóa, thực hiện bình đẳng trong sản xuất và kinh doanh trên thị trường, trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước.

Muốn thực sự giải phóng mọi năng lực sản xuất và tiềm năng vốn sẵn có trong nền kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số, vấn đề quan trọng nhất là xác định và khai thác một cách hiệu quả mọi nguồn lực, tiềm năng thế mạnh của các vùng dân tộc.

* Về đất đai:

Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai theo đúng luật định, sớm hoàn tất hồ sơ giao đất, giao rừng cho nhân dân.

Thực hiện chủ trương chính sách giao đất, giao rừng với mục đích "đất nào cũng phải có chủ cụ thể".

Khuyến khích đồng bào sử dụng đất hiện có để phát triển cây con có giá trị kinh tế cao như:

Trồng cây nguyên liệu giấy: bạch đàn, keo, bồ đề.

Cây ăn quả đặc sản: hồng không hạt, cam sành Lục Yên, nếp Tú Lệ, chè Suối Giàng.

Phát triển chăn nuôi đại gia súc: trâu, bò, dê theo phương pháp bán công nghiệp. Từ đó tạo ra nguồn thu nhập thường xuyên cho đồng bào.

Khuyến khích các hộ gia đình xây dựng mô hình trang trại lâm - nông nghiệp, giúp đồng bào nhận thức rõ về quyền làm chủ và gắn nghĩa vụ trên mảnh đất mà mình đang sử dụng.

* Về vốn sản xuất:

Thứ nhất: thực hiện phương châm huy động tối đa nguồn nội lực tích luỹ của đồng bào.

Thứ hai: các ngân hàng, quỹ tín dụng, các ngành, các đoàn thể phải tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc vay vốn với lãi suất ưu đãi.

Thứ ba: nâng mức vay bình quân từ 1,6 triệu đồng/ hộ/ lượt lên mức 5 triệu đồng/ hộ/ lượt.

Cần điều chỉnh lãi suất tiền vay, thời hạn vay, các hộ vay phải có kế hoạch sử dụng với từng chế độ vay ngắn hạn, dài hạn, để đảm bảo đúng thời vụ sản xuất cho từng cây, con cho đúng thực tế.

* Khoa học công nghệ phục vụ sản xuất:

- Đầu tư mở rộng hệ thống nghiên cứu thực nghiệm ứng dụng những thành tựu khoa học tại địa phương để sản xuất và cung cấp đủ giống mới có năng suất và chất lượng cao cho phù hợp với từng vùng, từng bước đưa giống lúa cạn và gieo cấy ở chân ruộng cạn thay thế lúa nương.

- Bình tuyển lựa chọn, chuyển hóa một số rừng giống như: Quế, Pơmu, bồ đề, mỡ, keo... nhằm cải tạo giữ giống lâu dài cho sản xuất lâm nghiệp.

- Mở rộng hệ thống vườn ươm cây giống mới tận hộ gia đình bằng phương pháp phổ cập khuyến nông, khuyến lâm nhằm giảm giá thành và bảo đảm chất lượng cây giống.

- Tăng cường công tác chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ sản xuất mới cho nông dân thông qua tập huấn, xây dựng các mô hình, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng: báo, đài, truyền hình nêu các điển hình tiên tiến nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

- Phát triển mạng lưới khuyến nông tại cơ sở gồm: khuyến nông xã, khuyến nông thôn bản, câu lạc bộ khuyến nông tự nguyện.

- Công tác khuyến nông cần có sự phối hợp chặt chẽ với cấp chính quyền ở địa phương, các cấp, các ngành, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp cùng tham gia công tác khuyến nông, trợ giúp đồng bào dân tộc cùng phát triển sản xuất.

Thực hiện tốt mối liên kết bốn nhà là: Nhà nước (chính sách vốn) - nhà khoa học (nghiên cứu chuyển giao) - nhà nông (sản xuất) - nhà doanh nghiệp (chế biến tiêu thụ).

Thực hiện tốt công tác chuyển giao kỹ thuật đến tận các thôn bản, cụm dân cư giúp đồng bào dân tộc nắm bắt được kiến thức cơ bản về kỹ thuật sản xuất thâm canh các giống cây trồng vật nuôi chủ yếu tại địa bàn, đồng bào dân tộc thiểu số từng bước đẩy lùi

tư tưởng bảo thủ, trì trệ, bằng lòng với cuộc sống hiện tại, tạo cho họ có tư duy sản xuất hàng hóa.

* Về chính sách trợ cước, trợ giá vận chuyển các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và sinh hoạt: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chính sách trợ cước là sự cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa là không để một bộ phận dân cư vùng dân tộc và miền núi quá khó khăn đến mức bần cùng hóa, khắc phục mặt trái của cơ chế thị trường. Đó cũng là một trong những biện pháp để chúng ta xây dựng một đất nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

* Tiếp tục thực hiện chính sách trợ giá.

Thứ nhất: trợ cước vận chuyển một số mặt hàng thiết yếu lên 85 xã vùng cao Yên Bái: muối, dầu hỏa, thuốc chữa bệnh, giấy viết, phân bón, giống cây trồng, máy thu thanh đơn giản.

Thứ hai: trợ cước, trợ giá cho các sản phẩm do nhân dân làm ra như: quả sơn tra, hạt y dĩ, chè shan, nhựa thông.

Thứ ba: thực hiện trợ cước, trợ cước phải đúng: về số lượng, chất lượng, địa bàn, định mức, điểm giao hàng trợ cước.

Thứ tư: các cấp các ngành cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thường xuyên, phát hiện những lệch lạc, xử lý nghiêm những sai phạm trong quá trình thực hiện chính sách trợ cước trợ giá.

* Về thị trường tiêu thụ sản phẩm:

Vấn đề tiêu thụ sản phẩm là vấn đề khó khăn đối với các tỉnh miền núi nước ta nói chung và đối với Yên Bái nói riêng.

Vì vậy, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm sẽ đảm bảo được đầu ra đối với các sản phẩm của đồng bào các dân tộc.

Đối với tỉnh Yên Bái, tiêu thụ sản phẩm cần làm tốt vấn đề mấu chốt sau:

Một là: củng cố và sắp xếp, xây dựng theo hướng đổi mới đối với các doanh nghiệp nhà nước làm chức năng lưu thông hàng hóa, vật tư, có cơ sở đến các điểm dân cư, cụm xã và liên xã vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc, đảm bảo cung cấp đến

người dân các mặt hàng thiết yếu, thuộc diện chính sách, các loại vật tư thiết yếu phục vụ sản xuất không để địa bàn trống.

Hai là: từng bước tổ chức hợp tác xã mua bán trên nguyên tắc tự nguyện cùng góp vốn kinh doanh phục vụ, cùng chia lợi nhuận.

ở khu vực cụm liên thôn, liên xã, mở rộng mạng lưới đại lý bán lẻ để cùng thương nghiệp nhà nước đủ sức giữ vai trò chủ đạo. Hạn chế tư thương ép giá.

Ba là: cùng với sự hình thành các chợ liên thôn liên xã, từng bước xây dựng phát triển các trung tâm thương mại, thị trấn, thị tứ.

Trước mắt đầu tư hai trung tâm thương mại lớn: Thành phố Yên Bái thành trung tâm thương mại lớn nhất tỉnh và là đầu mối giao lưu kinh tế với cả nước.

Thị xã Nghĩa Lộ là trung tâm thứ hai, là đầu mối giao lưu hàng hóa hỗ trợ sản xuất và đời sống của nhân dân vùng phía Tây, đặc biệt là hai huyện vùng cao: Trạm Tấu, Mù Căng Chải.

Các trung tâm này không những làm nhiệm vụ mua bán hàng hóa sản phẩm của nhân dân mà còn là nơi thu hút các nguồn hàng tổ chức thu mua sơ chế bảo quản phát luồng hàng đi tỉnh bạn và xuất khẩu.

Bốn là: thành lập một số hiệp hội chuyên ngành chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm: chè, cà phê nhằm gắn giữa sản xuất - lưu thông và xuất khẩu tạo đà cho sự phát triển nông - lâm nghiệp miền núi.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Yên Bái hiện nay pot (Trang 61 - 65)