tộc thiểu số.
Vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi, thông tin liên lạc) ở Yên Bái đã được quan tâm đầu tư và xây dựng. Bởi vì đối với vùng cao, cơ sở hạ tầng bao giờ cũng được đặt ở vị trí hàng đầu. Nhất là giao thông có phát triển thì mới thuận tiện cho lưu thông hàng hóa, cho việc vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ sản xuất và dân sinh.
- Giao thông: Tỉnh có nhiều cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư hợp lý và tổ chức chỉ đạo sáng tạo, linh hoạt, tập trung nguồn lực cho giao thông.
Nhiều công trình lớn được xây dựng và đưa vào sử dụng như Cầu Mậu A, cầu Văn Phú, đường Yên Thế - Vĩnh Kiên, đường Nghĩa Lộ - Trạm Tấu, Quốc lộ 32C từ Nghĩa Lộ đi Mù Căng Chải. Bằng nguồn vốn đầu tư ngân sách và với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, đến nay, Yên Bái đã có 2.000 km đường giao thông nông thôn, trong đó có 780 km đường ô tô đi được, 85% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã.
- Thủy lợi: đã xây dựng được 77 công trình (cả cầu và cống) (xem phụ lục 3). Cùng với đường giao thông, các công trình thủy lợi được đầu tư đã đem lại hiệu quả, đặc
biệt đối với các công trình thủy lợi Nậm có Bản Lìm, Cửa Nhì, Đồng Khê đã góp phần đảm bảo chủ động nguồn nước tưới cho cây lúa và hoa màu. Bình quân mỗi năm đầu tư cho thủy lợi từ 10-12 tỷ đồng, 1 - 1,5 tỷ đồng cho nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn [71, tr.4]. Nhờ vậy, từ năm 1999 đến nay, bình quân tăng diện tích cấy lúa nước trên chân ruộng 1 vụ là 80 ha/năm, tăng diện tích trồng màu trên chân ruộng 1 vụ lúa là 100 ha/năm. Các công trình này đã đem lại sự thay đổi mới cho bộ mặt nông thôn của xã vùng cao, tạo điều kiện cho công nghiệp chế biến nông, lâm sản phát triển, mở rộng và tăng mức hưởng thụ văn hóa đời sống tinh thần cho đồng bào các dân tộc.
- Về điện: từ năm 1999 - 2003 đã xây dựng được tổng số 32 công trình và 118 máy thủy điện nhỏ (xem phụ lục 3).
- Trường học: tổng số 137 công trình với số phòng học: 1.084 phòng học (xem phụ lục 3).
- Trạm xá: 4 công trình với 676 m2 sử dụng (xem phụ lục 3).