Đặc điểm truyền thống lịch sử văn hóa các dân tộc YênBá

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Yên Bái hiện nay pot (Trang 29 - 36)

- Đặc điểm lịch sử - văn hóa:

ở vị trí cửa ngõ miền Tây Bắc của Tổ quốc, Yên Bái còn là điểm dừng chân của dòng người thiên di từ đồng bằng Bắc bộ lên, từ phương Bắc xuống sinh cư lập nghiệp. Hiện nay vùng đất Yên Bái là nơi quần cư của 30 dân tộc anh em, gồm 12 dân tộc có số dân trên 500 người cư trú tại một đơn vị hành chính nhất định. Trong tổ chức đời sống sinh hoạt của 12 dân tộc nói trên còn lưu giữ truyền thống văn hóa của dân tộc mình như: ăn, ở, phong tục tập quán. Còn 18 dân tộc có từ dưới 500 người sống xen kẽ với các dân tộc khác. 10 dân tộc thiểu số vùng cao tiêu biểu ở Yên Bái hiện

nay là:

+ Dân tộc Tày: chiếm 18,6% dân số toàn tỉnh, sống tập trung đông ở 7/7 huyện thị trong tỉnh (trừ 2 huyện Trạm Tấu và Mù Căng Chải). Trong đó, đông

nhất là huyện Lục Yên: chiếm 53,18% dân số, huyện Văn Chấn chiếm 16,09%; Yên Bình 15,56%; Văn Yên 15% dân số huyện [59, tr.18].

Người Tày đã sinh sống ở Yên Bái từ lâu đời. Một số người Tày ở huyện Văn Yên di cư từ Lạng Sơn sang Yên Bái từ trước Cách mạng Tháng Tám. Một số người Tày ở các huyện Văn Chấn, Trấn Yên có nguồn gốc là người Kinh từ các tỉnh Nam Định, Hà Nam, Hải Dương lên Yên Bái, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà đã bị Tày hóa.

Nguồn sống chính của đồng bào Tày Yên Bái là nông nghiệp làm ruộng nước, phát triển nghề rừng và trồng mới các loại cây công nghiệp như chè, quế, cà phê. Nghề thủ công truyền thống dệt thổ cẩm phát triển từ lâu đời như nghề trồng bông dệt vải, nghề nuôi tằm để lấy dệt dây dao Slai cha. Hoa văn dệt trên vải thổ cẩm phong phú đa dạng riêng dây dao gần hai mươi bảy hình tượng, mỗi hình gắn với một truyện dân gian có nội dung giáo dục tình người sâu sắc, nghề làm giấy dó, nghề đan lát, nghề mộc, nghề rèn, nghề đục đá phát triển khá cao.

Là cư dân nông nghiệp, người Tày thường sống tập trung theo từng thôn bản từ 20, 30 đến trăm nóc nhà.

Hướng bản đều quay ra cánh đồng, sông suối, dựa lưng vào núi. Nhà ở của người Tày chủ yếu là nhà sàn, dùng vật liệu xây dựng sẵn có ở địa phương, được lợp bằng lá cọ hoặc lá gianh.

Đồng bào Tày Yên Bái có phong cách sôi nổi, mạnh mẽ, lãng mạn. Những dịp tết ta, lễ hội lồng tồng, lễ tăm khảu mảu, lễ cưới của bạn bè họ hát giao duyên slíp sí suốt ngày đêm.

Đồng bào Tày có truyền thống yêu nước, đấu tranh anh dũng. Người Tày ở xã Đại Lịch (Văn Chấn) tự hào về hai người con ưu tú của quê hương là Phạm Thọ (Lãnh Năm) và Phạm Tế (Lãnh Tế) là tướng tin cẩn trong phong trào Cần Vương chống Pháp dưới sự chỉ huy của Nguyễn Quang Bích.

Từ khi có Đảng lãnh đạo, đồng bào Tày Yên Bái một lòng tin theo Đảng. Chiến khu Vần - Hiền Lương (làng Vần nay thuộc xã Việt Hồng - huyện Trấn Yên) là địa danh đã trở nên nổi tiếng và trở thành di tích lịch sử với nhiều thành tích trong thời gian chống Pháp. Làng Vần là nơi xuất phát của ba đội quân vũ trang tuyên truyền đi phát động quần chúng phá kho thóc, đánh địch trừ gian lập chính quyền cách mạng.

+ Dân tộc Dao: chiếm 10,3% dân số toàn tỉnh, người Dao sống tập trung nhất ở huyện Văn Yên, chiếm 30% tổng số người Dao ở Yên Bái; sau đó đến các huyện Yên Bình, huyện Lục Yên, huyện Văn Chấn và huyện Trấn Yên [59, tr.27]. Người Dao hiện sinh sống ở tỉnh Yên Bái chủ yếu gồm 4 nhóm chính là: Dao đỏ (còn gọi là Dao đại bản), Dao quần chẹt, Dao quần trắng và Dao làn tuyển mặc áo dài, đội mũ nhỏ như cái đấu gỗ.

Kinh tế chủ yếu của người Dao là nông nghiệp với hai loại hình: lúa nương và lúa nước. Trong sinh hoạt xã hội - gia đình của người Dao Yên Bái có "lễ cấp sắc" là một tục lệ phổ biến và bắt buộc tất cả đàn ông Dao đều phải qua lễ này, thậm chí lúc còn sống chưa được cấp sắc sau khi chết con cháu phải làm lễ cho. Đồng bào Dao quan niệm: người nhà được cấp sắc mới được xã hội coi là người lớn; được cấp sắc thì làm ăn mới được may bắn, dòng họ mới được phát triển và đặc biệt nếu muốn làm được nghề thì bắt buộc phải qua lễ cấp sắc.

+ Dân tộc Mông: chiếm 8,9% dân số toàn tỉnh, tập trung chủ yếu ở 44 xã vùng cao của 5 huyện:

Mù Căng Chải (14 xã chiếm 89,5% dân số của huyện). Trạm Tấu (10 xã chiếm 75,5% dân số của huyện). Văn Chấn (11 xã chiếm 4,87% dân số của huyện). Trấn Yên (2 xã chiếm 1,15% dân số của huyện). Văn Yên (6 xã chiếm 3,51% dân số của huyện).

Trong đó có 2 huyện trọng điểm dân tộc Mông là Mù Căng Chải và Trạm Tấu, có dân số gần 100% người Mông [59, tr.12].

Địa bàn cư trú của người Mông hầu hết ở vùng cao, nơi xung yếu, địa hình hiểm trở, hẻo lánh, đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, sản xuất trước đây chủ yếu là nương rẫy, trồng lúa nương, trồng cây thuốc phiện, chăn nuôi gia súc, sống du canh du cư, nay đã định cư được 80% dân số. Do đặc điểm cư trú biệt lập, người Mông ít có quan hệ với dân tộc khác. Nếu có sống trên địa bàn xen cư với dân tộc khác thì bao giờ người Mông cũng quần tụ với nhau thành thôn, bản riêng. Đồng bào ở nhà đất, nguyên liệu làm nhà là gỗ và đất, mái nhà chủ yếu lợp bằng gỗ pơ mu chẻ mỏng.

Người Mông có vốn nghệ thuật dân gian rất phong phú; vào mùa xuân, dịp tết (từ 30 tháng 11 âm lịch) hay lễ cưới, người Mông đều hát dân ca và múa khèn. Trong các làn điệu dân ca, đặc biệt là hát kể chuyện lịch sử dân tộc gọi là hát "Thản Chù". Người Mông có hát "gầu gềnh" trai gái hát trong khi chơi pa pao, hát qua sợi chỉ nối với ống nứa bịt da ếch cho riêng hai người. Trong đám cưới còn hát đố giải. Cùng với hát người Mông còn có múa khèn rất đặc sắc. Trong hội "gầu tào" là nghi lễ mở hội, ngoài khèn bè, người Mông còn sử dụng đàn môi, khèn lá, kéo nhị, thổi sáo.

Người Mông ở Yên Bái tự hào đã đóng góp một phần xứng đáng vào phong trào giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp trong các cuộc kháng chiến.

+ Dân tộc Thái: chiếm 6,1% dân số toàn tỉnh, sống tập trung tại 4 huyện: Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ, Trạm Tấu và Mù Căng Chải [59, tr.47]. Cộng đồng người Thái sống tập trung thành bản mường ở các thung lũng lòng chảo, không cách xa nhau, với sở trường trồng lúa nước, trồng bông, dệt vải thổ cẩm, đệm bông lau bền đẹp. Một phần nhờ truyền thống văn minh lúa nước của người Thái mà Yên Bái có được cánh đồng nổi tiếng như cánh đồng Mường Lò, Tú Lệ hay Mường Than, Mường Tấc trước đây. Cư trú lâu dài trên vùng đất này đồng bào Thái ở Yên Bái tự hào với truyền thống lịch sử của mình, đoàn kết với các dân tộc anh em vươn lên xóa đói giảm nghèo góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.

+ Dân tộc Nùng: Người Nùng chiếm 2% dân số toàn tỉnh, đồng bào Nùng cư trú xen kẽ với các dân tộc Tày, Mường, Kinh, Dao, Sán Chay... ở rải rác hầu hết các huyện trong tỉnh [59, tr.63]. Nơi tập trung đông nhất là huyện Lục Yên và huyện Yên Bình. Dân tộc Nùng đang sinh sống ở Yên Bái hầu hết di cư từ tỉnh Cao Bằng sang. Dân tộc Nùng mang các họ: Nông, Mông, Hoàng. Người Nùng có một kho sử thi phong phú. Những điệu hát đối, hát ru con được đồng bào Nùng sử dụng trong dịp cưới và ngày thường. Nhạc cụ sử dụng là đàn tính 2 dây hoặc 3 dây. Người Nùng Yên Bái sống chân thực, giàu chất lao động sáng tạo bảo lưu được truyền thống văn hóa của mình. Từ khi có Đảng, thanh niên trí thức trong dân tộc Nùng đã sớm giác ngộ cách mạng, theo Đảng theo Bác Hồ, nhiều gia đình nuôi dấu cán bộ cách mạng.

+ Dân tộc Mường: chiếm 1,92% dân số toàn tỉnh, sống tập trung ở 11 xã của huyện Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ và xã Quy Mông của (huyện Trấn Yên) ngoài ra còn cư trú rải rác ở các huyện, thị xã trong tỉnh [59, tr.55]. Người Mường ở Yên Bái chủ yếu di cư từ huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) lên từ 300-400 năm trước, một số ít di cư từ huyện Phù Yên (tỉnh Sơn La) sang.

Đồng bào Mường có nền văn hóa khá phong phú và đặc sắc. Họ thường ở nhà sàn, dáng nhà chững chạc, bề thế, thường từ ba đến năm gian lợp ván thông hoặc gianh.

+ Dân tộc Giáy: người Giáy chiếm 0,3% dân số toàn tỉnh, họ sống tập trung tại xã Gia Hội huyện Văn Chấn [59, tr.80]. Người Giáy không có chữ viết riêng, một số rất ít người già, thầy cúng sử dụng thành thạo chữ Nôm Tày, còn đa phần trí nhớ là phương tiện duy nhất để lưu truyền qua truyện cổ, tục ngữ, thơ ca, đồng dao, câu đố... nội dung các bài hát của người Giáy phong phú về đề tài hát giao duyên, mỗi chủ đề đều có kịch tính và phong cách thể hiện riêng. Đồng bào giáy sống hòa thuận, tôn trọng tập quán dân tộc khác, không có tính biệt lập dân tộc riêng, họ luôn sát cánh cùng các dân tộc khác, cần cù lao động sáng tạo, xây dựng quê hương.

+ Dân tộc Khơ Mú: Người Khơ Mú ở Yên Bái có rất ít khoảng 1.100 người, theo các nhà nghiên cứu, người Khơ Mú di cư từ Lào đến Việt Nam khoảng trên 100 năm [59, tr.84]. Người Khơ Mú từ Lào đến Sơn La, Lai Châu rồi tới xã Nghĩa Sơn huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái.

Ngôn ngữ của Khơ Mú là sự vay mượn nhiều của ngôn ngữ Thái, người Khơ Mú không có chữ viết, nhưng lại có nền văn hóa dân gian phong phú: truyện cổ, truyền thuyết, tiểu biểu là "lễ Hơ rê ngọ mạ" (đón mẹ lúa) mang đậm nét nhân văn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dân tộc Khơ Mú trước Cách mạng Tháng Tám sống rất cực khổ, suốt đời chỉ đi làm phu phen, nô dịch cho bọn phìa, tạo, thống lý của các dân tộc khác. Sau cách mạng, đồng bào mới được tự do làm ăn, không còn bị áp bức, bóc lột. Khi có Đảng, có Bác Hồ dân Khơ Mú mới có được cuộc sống mới.

+ Dân tộc Cao Lan: hay còn gọi là dân tộc Sán Chay hiện ở Yên Bái có khoảng 7.000 người [59, tr.72], sinh sống tập trung ở 8 xã của huyện Yên Bình là: Tân Hương, Vĩnh Kiên, Bạch Hà, Vũ Kinh, thị trấn Yên Bình, Phúc An, Xuân Lan, Đại Đồng, 2 xã

thuộc Trấn Yên: Hà Cuông, Minh Quân và các xã Phú Yên, Yên Hợp thuộc huyện Văn Yên. Người Sán Chay ở nhà sàn bốn mái, truyền thống văn hóa tinh thần của người Cao Lan khá phong phú đa dạng. Chỉ riêng phần hát ví dân gian gọi là "xình ca" hay "xướng co" đã có tới hàng chục tập sách hát được ghi chép bằng chữ nôm Cao Lan.

Các dân tộc ở tỉnh Yên Bái không có lãnh thổ riêng rõ rệt, họ sống xen kẽ với nhau. Tuy vậy mỗi dân tộc đều có những nơi quần tụ đông đảo của mình. ở các nơi này dân số dân tộc nào đó chiếm tỷ lệ cao hơn so với dân tộc khác cùng cư trú. Tiêu biểu như: Người Mông cư trú tập trung ở Trạm Tấu và Mù Căng Chải; người Thái người Mường ở Văn Chấn, người Sán Chay ở Yên Bình; người Kinh ở thành phố Yên Bái; thị xã Nghĩa Lộ; người Tày, người Nùng ở Lục Yên, người Khơ Mú ở xã Nghĩa Sơn (Văn Chấn); người Phù Lá ở xã Châu Quế thượng (Văn Yên).

Các dân tộc cư trú ở những độ cao khác nhau nên phân thành vùng cao, vùng thấp và rẻo giữa; nhà ở, tập quán sản xuất, đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào ở mỗi vùng có những nét đặc thù riêng.

Người Mông ở vùng cao có ngôi nhà truyền thống là nhà đất, làm lúa nương; người Tày, Nùng, Thái, Mường ở nhà sàn với nền văn minh lúa nước; người Dao cư trú ở rẻo giữa trồng lúa nương và lúa nước, có ba loại hình nhà ở: nhà sàn, nhà đất, nhà nửa sàn nửa đất.

Các dân tộc vùng cao Yên Bái đều có lễ hội riêng của dân tộc mình. Tết "xếp xí" (14 tháng 7 âm lịch) của người Thái là dịp cúng ma bản, và cúng mùa lúa mới. Ngày mồng 5 tết hàng năm là lễ hội Đông Cuông tưởng nhớ những anh hùng giữ gìn biên viễn thời Trần, lễ đón "mẹ lúa" của người Khơ Mú... những nét văn hóa đó đều mang chung quan niệm "vạn vật hữu linh" và lễ hội là dịp họ mời tổ tiên chứng giám.

Đồng thời các dân tộc Yên Bái có lòng tự hào dân tộc. Điều đó thể hiện ngay trong sự tôn trọng dòng họ, quan hệ gia đình, thân tộc, thông gia liên đới. Đồng bào vùng cao ít nhiều vẫn giữ được tinh thần cộng đồng dân chủ, bình đẳng trong sinh hoạt của thời kỳ công xã xưa. Đồng bào Mông, Dao có quan hệ trong dòng họ và trong làng khá chặt chẽ, những mối quan hệ này có điểm tích cực là giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, trong những công việc lớn của đời người như làm nhà, ma chay, cưới xin hoặc tương trợ

nhau những khi hoạn nạn. ý thức tương trợ, hợp tác phát triển thành tinh thần đề cao vai trò tập thể, mọi công việc chung của làng do cả làng bàn bạc và quyết định. Phát huy tư tưởng tốt đẹp này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng tinh thần làm chủ tập thể với lẽ sống "mọi người vì mỗi người, mỗi người vì mọi người". Tất nhiên trong việc phát huy truyền thống dân chủ, bình đẳng đề cao vai trò tập thể cần gạt bỏ tư tưởng bình quân chủ nghĩa. Bởi nó kìm hãm sự phát triển của mỗi dân tộc, dẫn đến thái độ trì trệ, bảo thủ trong việc tiếp cận cái mới. Trong lĩnh vực đời sống văn hóa của mỗi dân tộc Yên Bái cần xóa bỏ những thủ tục lạc hậu trong cưới xin, ma chay, giỗ tết. Quán triệt chính sách đoàn kết các dân tộc, thực hiện nghị quyết Trung ương VIII về việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, ban chấp hành Đảng bộ tỉnh qua các nhiệm kỳ đều có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao, từng bước rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa vùng cao và vùng thấp của tỉnh.

- Truyền thống yêu nước và đấu tranh kiên cường của các dân tộc thiểu số Yên Bái.

Khi thực dân Pháp đặt chân đến Yên Bái cũng là lúc đồng bào các dân tộc thiểu số nổi lên chống Pháp ở khắp mọi nơi.

Năm 1913, các tộc trưởng Triệu Tiến Lộc, Triệu Tiến Tiên người Dao xây dựng cơ sở ở vùng Lục yên với khẩu hiệu tuyên truyền trong nhân dân: "chống đi phu, chống nộp thuế cho Pháp, người Dao được tự do, sung sướng không bị áp bức khổ sở". Riêng nghĩa quân ở Lục yên do Triệu Tiến Lộc là người dân tộc Dao chỉ huy đã lên tới 3.000 người. Tháng 10-1914, cuộc nổi dậy của người Dao bị thực dân Pháp đàn áp dã man, 67 nghĩa quân bị kết án tử hình. Phong trào chống Pháp nêu trên là tự phát, chưa có một Đảng chính trị tiên phong lãnh đạo nên cuối cùng bị thực dân Pháp đàn áp.

Năm 1943, Trung ương Đảng đã chọn Yên Bái để xây dựng một trong những chiến khu cách mạng của cả nước. Chiến khu cách mạng Vần Hiền Lương ra đời. Tháng 3-1945, đội du kích Âu Cơ thành lập với 23 chiến sĩ, trong đó có nhiều chiến sĩ là người dân tộc thiểu số của làng Vần - Dọc tham gia. ở Lục Yên, tháng 6-1945, đội du kích Cổ

Văn được thành lập, phần lớn là người dân tộc Tày. Các đội du kích lớn mạnh nhanh chóng, được đồng bào các dân tộc nhiệt tình ủng hộ.

Ngày 19 tháng tám 1945, bộ đội và nhân dân từ các chiến khu Vần, Đông Cuông, Yên Bình gần các dân tộc Kinh, Tày, Dao, Nùng tiến vào tỉnh lỵ Yên Bái giành chính quyền. Phát xít Nhật đầu hàng ngày 22 tháng tám 1945 thị xã Yên Bái hoàn toàn giải

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Yên Bái hiện nay pot (Trang 29 - 36)