1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn biện pháp rèn đọc đúng cho học sinh lớp 1 dân tộc bru vân kiều nhằm phát triển năng lực đọc theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Rèn đọc đúng cho học sinh lớp 1 dân tộc Bru Vân Kiều nhằm phát triển năng lực đọc theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018
Tác giả Trần Thị Diền
Trường học Trường PTDTBT Tiểu học Kim Thủy
Chuyên ngành Tiếng Việt
Thể loại Tài liệu giáo viên
Năm xuất bản 2024
Thành phố Lệ Thủy
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 69,42 KB

Nội dung

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc BIỆN PHÁP RÈN ĐỌC ĐÚNG CHO HỌC SINH LỚP 1 DÂN TỘC BRU VÂN KIỀU NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PH

Trang 1

BIỆN PHÁP RÈN ĐỌC ĐÚNG CHO HỌC SINH LỚP 1

DÂN TỘC BRU VÂN KIỀU NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC THEO CHƯƠNG TRÌNH

GIÁO DỤC PHỔ THÔNG NĂM 2018

Lệ Thủy, tháng 01 năm 2024

Trang 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIỆN PHÁP RÈN ĐỌC ĐÚNG CHO HỌC SINH LỚP 1

DÂN TỘC BRU VÂN KIỀU NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC THEO CHƯƠNG TRÌNH

GIÁO DỤC PHỔ THÔNG NĂM 2018

Họ và tên: Trần Thị Diền

Chức vụ: Giáo viên

Lớp/ môn dạy: 1

Đơn vị công tác: Trường PTDTBT Tiểu học Kim Thủy

Lệ Thủy, tháng 01 năm 2024

Trang 3

1 Lý do chọn biện pháp

Tiếng Việt một trong những môn quan trọng và cần thiết nhất ở bậc Tiểu học Đối với lớp 1 nội dung môn Tiếng Việt tập trung hình thành cơ sở ban đầu cho việc học đọc, học viết, định hướng cho việc học nghe, nói trên vốn Tiếng Việt mà các em đã có Cũng chính vì vậy Tiếng Việt là một môn không thể thiếu trong hệ thống giáo dục của đất nước Trong đó kĩ năng đọc đúng là một trong

các kĩ năng của môn Tiếng Việt cấp Tiểu học Để học sinh phát triển năng lực

đọc đòi hỏi giáo viên cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc đúng, kĩ năng mở rộng vốn từ phong phú tạo điều kiện cho học sinh học tốt các môn học khác Nên khi dạy giáo viên phải dạy đọc đúng và hình thành được năng lực đọc cho các em Việc đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, lưu loát, trôi chảy, đảm bảo tốc độ giúp các em học sinh lĩnh hội được ngôn ngữ để sử dụng trong giao tiếp và hoạt động học tập, đồng thời là điều kiện cần để cho học sinh có khả năng tự học Đối với học sinh lớp 1, lớp đầu cấp việc dạy đọc đúng cho các em là hết sức quan trọng, bởi các em có đọc tốt ở lớp 1 thì khi học các lớp tiếp theo, các em mới nắm bắt được những yêu cầu cao hơn

Thực trạng, dạy đọc đúng cho học sinh lớp 1 dân tộc Bru-Vân Kiều quả thực là rất khó Vì các em sinh ra đã tiếp cận với tiếng mẹ đẻ Khi bước vào lớp

1, các em chủ yếu từ hoạt động vui chơi chuyển sang hoạt động học là chính Nên đọc đúng và có năng lực đọc tốt là kĩ năng trong môn Tiếng Việt mà các em còn nhiều gặp nhiều bỡ ngỡ, khó khăn nhất định trong quá trình học tập của các em

Trang 4

Từ những lí do trên, là giáo viên nhiều năm dạy lớp 1 Tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu, đổi mới phương pháp để rèn đọc đúng âm, vần, tiếng, từ, câu, dấu thanh, văn bản, ngắt nghỉ, đảm bảo tốc độ và hiểu nghĩa văn bản cho học sinh của mình

Đây chính là lí do mà Tôi quyết định chọn biện pháp: “Rèn đọc đúng cho học sinh lớp 1 dân tộc Bru-Vân Kiều nhằm phát triển năng lực đọc theo chương trình GDPT 2018”.

2 Mục đích của biện pháp

- Coi việc đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng dạy học kĩ năng đọc đúng trong môn Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình GDPT 2018 là không thể thiếu

- Giúp học sinh hình thành phẩm chất, năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng với mức độ cơ bản cho học sinh lớp 1 Bru Vân Kiều

- Giúp học sinh đọc đúng âm, vần, tiếng, từ, câu, dấu thanh, văn bản, ngắt nghỉ, đảm bảo tốc độ và hiểu nghĩa văn bản Nhằm tạo sự giao tiếp, hợp tác, chia

sẻ, mạnh dạn, tự tin trước tập thể

3 Cơ sở lý luận

3.1 Cơ sở khoa học

Lớp 1 được coi là nền tảng, là điểm xuất phát, là cái gốc của quá trình học tập đối với mỗi con người Để có được năng lực đọc đúng, đọc tốt thì việc hình thành 4 kĩ năng nghe- nói- đọc- viết có vị trí đặc biệt quan trọng Qua nhiều năm Tôi được giảng dạy học sinh lớp 1 Bru Vân Kiều Tôi nhận thấy khi dạy môn

Trang 5

Tiếng Việt việc đọc đúng và có năng lực đọc tốt của các em có nhiều hạn chế.

Vì các em có nhiều ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ, ngôn ngữ địa phương Do đó các em có những phát âm chưa chuẩn sai lỗi nhiều

3.2 Cơ sở pháp lí

Thông tư số 32/2018/TT/BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ giáo dục và đào

tạo về Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và Chương trình giáo dục môn Ngữ văn ( Tiếng Việt ở cấp Tiểu học )

Thông tư số 27/2020/TT- BGDĐT ngày 04 / 9/2020 của Bộ giáo dục đào tạo ban hành quy định đánh giá học sinh Tiểu học

Đối với học sinh lớp 1 dân tộc Bru Vân Kiều căn cứ thêm Quyết định 631/QĐ- BGDĐT ngày 15/3/2019 về việc tăng cường Tiếng Việt cho học sinh vùng dân tộc thiểu số

3.3 Cơ sở thực tiễn

- Xuất phát từ nhu cầu bồi dưỡng kiến thức và năng lực sư phạm cho bản thân nhằm đưa chất lượng dạy “đọc” ngày một nâng cao hơn

- Những vấn đề chung của phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học (GS-TS Lê Phương Nga)

- Giáo trình dạy học Tiếng Việt: Phương pháp dạy Tập đọc (GS-TS Lê Phương Nga)

- Module dạy học Tiếng Việt Theo chương trình GDPT 2018( Module 2,3,4,9)

Trang 6

- Sách giáo viên Tiếng Việt 1 bộ sách“ Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục” nhà xuất bản Giáo dục

- Từ thực tế của lớp đang giảng dạy tôi thấy việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ luyện đọc cho học sinh lớp 1 dân tộc Bru-Vân Kiều còn nhiều hạn chế

ở chỗ: Kết quả học tập của phân môn Tập đọc chưa cao, mức độ học sinh đọc hoàn thành bài còn rất ít Điểm hạn chế này là do đặc thù các em đều là người dân tộc Bru-Vân Kiều, kỹ năng giao tiếp còn nhiều hạn chế Đa số học sinh còn nói tiếng mẹ đẻ nên khó khăn cho việc phát âm chuẩn và đọc đúng Vốn từ của các em còn quá ít ỏi, một số em chưa thuộc hết các chữ cái khi vào lớp 1 Bên cạnh đó, một số phụ huynh không biết chữ nên khó hỗ trợ việc học của các em Điều này gây không ít khó khăn cho giáo viên ngày từ những buổi đầu nhận lớp

Năm học 2023-2024, Tôi được lãnh đạo nhà trường phân công giảng dạy lớp 1 Tôi vừa giảng dạy vừa chủ động khảo sát chất lượng nhằm nắm chắc đối tượng học sinh để lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp.Cụ thể:

Khảo sát chất lượng kĩ năng đọc của học sinh lớp 1 Bru Vân Kiều (Khảo sát giữa học kì 1)

46

2

3

23

1

4

30 7

2

Đọc đúng âm, vần,

tiếng, từ, câu

46

2

3

23

1

4

30 7

38

5

3

23

1

5

38 5

Trang 7

4 Đọc to rõ, mạch lạc 13 5

38

5

3

23

1

5

38 5

* Đánh giá sau khi khảo sát:

- Học sinh còn cầm sách sai tư thế, khoảng cách giữa mắt và sách còn quá gần

- Học sinh đọc sai âm, vần, tiếng, từ câu

+ Phát âm sai: nh/d; x/s; ng/g;

+ Vần: ưu/iu; ai/ay; iêng/iên;

+ Dấu thanh: Học sinh thường đọc thêm thanh đối với tiếng không thanh, đọc sai những tiếng từ có thanh sắc sang thanh nặng

+ Vốn từ Tiếng Việt còn hạn chế

- Đọc chưa đúng tốc độ

- Giọng đọc nhỏ và thiếu mạch lạc

Xuất phát từ thực tiễn trên Tôi suy nghĩ làm thế nào để các em phát âm chuẩn, đọc đúng và có năng lực đọc tốt

4 Cách thức tiến hành biện pháp

4.1 Tìm hiểu chương trình, nội dung, yêu cầu cần đạt của kĩ năng đọc lớp 1 – CTGDPT 2018.

* Yêu cầu cần đạt đối với Đọc lớp 1

- Ngồi (hoặc đứng) thẳng lưng; sách, vở mở rộng trên mặt bàn (hoặc trên hai tay) Giữ khoảng cách giữa mắt với sách, vở khoảng 25cm

Trang 8

- Đọc đúng âm, vần, tiếng, từ, câu (có thể đọc chưa thật đúng một số tiếng có vần khó, ít dùng)

- Đọc đúng và rõ ràng đoạn văn hoặc văn bản ngắn Tốc độ đọc khoảng 40 - 60 tiếng trong 1 phút Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, dấu kết thúc câu hay ở chỗ kết thúc dòng thơ

- Bước đầu biết đọc thầm

- Nhận biết được bìa sách và tên sách

Dựa vào yêu cầu cần đạt để xây dựng, lựa chọn các phương pháp và hình thức dạy học phát huy năng lực đọc giúp học sinh đọc đúng Tiếng Việt

4.2 Luyện đọc đúng

Đọc đúng là sự tái hiện về mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không có lỗi, không thừa, không sót âm, vần, tiếng, từ, câu Đọc đúng phải thể hiện đúng ngữ âm, tức là đọc đúng chính âm, nói cách khác là không đọc theo cách phát âm địa phương, phát âm tự do Đọc đúng bao gồm việc đọc đúng các

âm thanh (đúng các âm vị) ngắt nghỉ hơi đúng chỗ (đọc đúng ngữ điệu) Để giúp học sinh đọc đúng

Bước 1: Đọc mẫu

Đọc mẫu của giáo viên đòi hỏi phải chuẩn mực, chính xác có tác dụng làm cơ sở định hướng cho học sinh Để học sinh nghe và đọc đúng, đọc tốt

Bước 2: Hướng dẫn đọc

a Luyện đọc đúng âm, vần

Trang 9

Đối với học sinh Bru – Vân Kiều mà lớp tôi dạy thường hay mắc các lỗi

âm, vần, dấu thanh khi đọc các tiếng, từ sau:

Sai phụ âm đầu: như âm nh/ d; x/ s; gi/d - ngôi nhà/ ngôi dà; chim sẻ/ chim xẻ; ngọn gió/ ngọn dó

Sai âm chính: như âm ưu/iu; ay/ai - quả lựu/ quả lịu; máy bay/ máy bai Sai âm cuối: như âm iêng/ iên; uôn/ uông - sầu riêng/ sầu riên; chuồn chuồn/chuồng chuồng

Sai dấu thanh: như thanh sắc/thanh huyền; thanh ngang/ thanh hỏi; thanh nặng/ thanh sắc; thanh huyền/thanh ngang -hôm nay/ hồm này; bạn bè quý mến/bàn bè quỳ mên, lạ lùng/là lung, con rồng/còn rông, cái bọc/cài boc,

cô Diền/cồ Diên

Dựa vào các lỗi sai của các em Tôi sửa sai kịp thời như sau:

Sai phụ âm đầu: ngôi nhà ngôi dà

chim sẻ chim xẻ

ngọn gió ngọn dó

Sai âm chính: quả lựu quả lịu

máy bay mái bai

Sai âm cuối: sầu riêng sầu riên

chuồn chuồn chuồng chuồng

Sai dấu thanh: hôm nay hồm này

Bạn bè quý mến Bán bè quỳ mên

con rồng còn rông

Hướng dẫn đọc đúng các phụ âm đầu.

Hướng dẫn đọc đúng các âm chính.

Hướng dẫn đọc đúng các âm cuối.

Hướng dẫn đọc đúng các dấu thanh.

Trang 10

cái bọc cài boc

b Luyện đọc đúng tiếng, từ, câu

Đối với lớp 1 dạy dạng bài văn xuôi hoặc thơ thì học sinh thường hay đọc sai một số tiếng, từ, dấu thanh,… ở trong bài Trước khi vào học bài mới Tôi đều hướng dẫn học sinh ôn luyện âm, vần đã học qua nhiều hình thức như vật thật, tranh ảnh, thẻ từ, video, nhằm củng cố kiến thức để giúp các em đọc đúng, phát huy khả năng về năng lực đọc tốt

Ví dụ: Bài “Ai có tài ?” – Sách Tiếng Việt 1 – Trang 57 – Vì sự bình

đẳng và dân chủ trong giáo dục Học sinh lớp tôi thường đọc sai dấu thanh, vần

như các tiếng, từ sau: tấm tắc, xuýt xoa, nhẹ nhàng, rung râu.

Tôi đã sử dụng hình ảnh, video, bằng hành động, kí hiệu… kết hợp với phát âm của giáo viên Yêu cầu các em vừa quan sát, nhận biết, nêu và làm theo, đọc theo với hình thức ưu tiên học sinh đọc sai sẽ được đọc trước nhiều lần sau đó đọc nhóm, lớp

c Đọc đúng dạng thơ, văn xuôi

Giáo viên đọc mẫu, đưa bài lên màn hình và giới thiệu cho học sinh biết dạng bài thơ hoặc văn xuôi Khi dạy đọc thơ hoặc thể loại văn xuôi giáo viên phải hướng dẫn học sinh ngắt, nghỉ đúng dấu câu cần phải đọc đúng dòng thơ, vần thơ, thể thơ để thể hiện sắc thái, tình cảm

Ví dụ: Bài “Bé vào lớp Một” – Sách Tiếng Việt 1 – Trang 48 – Vì sự

bình đẳng và dân chủ trong giáo dục

Đồng hồ báo thức /

Trang 11

Reng reng kêu vang /

Bé đã sẵn sàng /

Mặc quần,/ mặc áo //

Giáo viên cần chú trọng rèn cho các em biết ngắt, nghỉ hơi cho đúng Cần phải dựa vào nghĩa của từ và các dấu câu để ngắt hơi Khi đọc không được tách một từ ra làm hai, tức là không ngắt hơi trong một từ Việc ngắt hơi phải phù hợp với các dấu câu, ngắt hơi ở dấu phẩy, nghỉ hơi ở dấu chấm Đối với những câu văn dài cần hướng dẫn học sinh ngắt hơi cho phù hợp

Ví dụ: Bài “Ca sĩ đẹp nhất rừng xanh” – Sách Tiếng Việt 1 – Trang 139

– Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục

Câu dài trong bài cần hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi là:

“Sóc nhỏ muốn trang điểm thật đẹp để biểu diễn tại lễ hội âm nhạc.”

Tôi có thể hướng dẫn như sau:

“Sóc nhỏ muốn trang điểm thật đẹp/ để biểu diễn tại lễ hội âm nhạc.//”

“Sóc nhỏ/ muốn trang điểm thật đẹp/ để biểu diễn/ tại lễ hội âm nhạc.//”

d Luyện đọc củng cố

Để giúp học sinh đọc bài một cách chắc chắn, giáo viên cần dành thời gian để luyện đọc củng cố Trong phần này Tôi cho học sinh luyện đọc cá nhân

và cần chú ý tới các em đọc sai để em đó được tham gia đọc nhiều lần Trong quá trình học sinh đọc giáo viên quan tâm theo dõi, uốn nắn, sửa sai triệt để, kịp thời cho các em

4.3 Sử dụng trò chơi tạo hứng thú đọc cho học sinh.

Trang 12

Trên thực tế hiện nay, giáo viên thường chú trọng tới việc dạy kiến thức,

kĩ năng cho học sinh chứ chưa quan tâm nhiều đến việc học sinh có thích học hay không Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến các tiết học Tiếng Việt rất nhàm chán, đơn điệu và hiệu quả chưa cao Vì vậy, trong quá trình dạy Tiếng Việt tôi đã sử dụng các phương pháp trò chơi để giúp các em vừa thoả mãn nhu cầu được chơi, được giải trí vừa góp phần phát triển kĩ năng đọc đúng và phát huy năng lực đọc

Tôi đã xây dựng một ngân hàng trò chơi đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ

tổ chức như trò chơi: Đi chợ, Chuyền bóng, Đố bạn, Gọi thuyền, Ai nhanh hơn,

Khi tổ chức trò chơi cho học sinh trong giờ Tiếng Việt cần lưu ý: Lựa chọn trò chơi phù hợp bài dạy, vừa sức học sinh Xác định rõ mục tiêu trò chơi, luật chơi và nhiều học sinh được tham gia chơi

Ví dụ: Để giúp học sinh ghi nhớ và tìm tiếng chứa vần an/at, giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò: Ai nhanh hơn? – Tìm tiếng chứa vần an/at

4.4 Vận dụng dạy học Em nói Tiếng Việt cho học sinh Bru-Vân Kiều

Bản thân đã vận dụng kiến thức dạy học Em nói Tiếng Việt để rèn đọc đúng, có năng lực đọc tốt cho học sinh lớp tôi Tôi chủ động lựa chọn vốn từ đưa ra cho các em để các em đọc và từ đó các em tự mở rộng vốn từ Tiếng Việt

về các tiếng, từ, mẫu câu Tăng số lần luyện đọc trong mỗi bài đọc, sử dụng tranh ảnh, vật thật để học sinh thảo luận, luyện nói, luyện đọc đúng Ngoài ra còn sử dụng tiếng mẹ đẻ vào giải nghĩa từ giúp các em hiểu và nắm bắt nghĩa

Trang 13

của Tiếng Việt Ví dụ: Muốn giúp các em hiểu được nghĩa từ “đứng dậy” thì

giáo viên có thể phát âm “tà dưng” đồng thời thực hiện hành động đứng dậy để

học sinh hiểu nghĩa từ nhanh và chính xác

Ví dụ: Phát triển vốn từ theo chủ điểm: Bản thân em – Bài 12: Em thích ăn kẹo

* Nói về những đồ ăn yêu thích của em

Ngoài những món ăn có trong sách thì giáo viên tổ chức cho học sinh nói thêm

về những đồ ăn khác mà em yêu thích

+ Cá: cá kho, cá nướng, cá rán

+ Thịt: thịt kho, thịt nướng, thịt luộc

* Nói mẫu câu

Giáo viên đưa ra mẫu câu sau đó tổ chức cho học sinh nói theo mẫu đã cung cấp + Em thích ăn kẹo

+ Kẹo rất ngọt

Học sinh lựa chọn món ăn yêu thích để thực hành nói theo mẫu câu:

+ Em thích ăn thịt nướng

+ Thịt nướng rất thơm

4.5 Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học

Bản thân tôi đã tích cực vận dụng Công nghệ thông tin giúp bài giảng thêm sinh động, cung cấp được nhiều thông tin cho học sinh, gây được hứng thú của các em qua các bài giảng môn Tiếng Việt để giờ học thêm sinh động, mới

lạ Bên cạnh đó, Tôi thường xuyên lên mạng internet để tìm kiếm những thông tin, tranh ảnh để phục vụ dạy đọc cho học sinh

Trang 14

Ví dụ:

+ Để giúp học sinh hiểu nghĩa của từ “cuốn lịch, công viên” trong bài Cuốn lịch

của dê con, giáo viên có thể dùng hình ảnh để giải thích

+ Để giúp học sinh nắm và hiểu nội dung câu chuyện Quạ trồng đậu, giáo viên

sẽ cho học sinh xem video câu chuyện

+ Giáo viên sử dụng bài giảng Powerpoint trong các bài học để tiết học sinh động hơn và tiết kiệm được thời gian thao tác với bảng lớp

4.6 Vận dụng dạy đọc đúng thông qua Đọc mở rộng

Dạy học đọc mở rộng là vô cùng cần thiết Đọc mở rộng giúp học sinh phát triển ngôn ngữ Không những nâng cao kĩ năng đọc đúng, đọc hiểu mà còn giúp học sinh phát triển các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết Tôi thường lựa chọn bài đọc theo chủ đề để các em luyện đọc thêm

Ví dụ: Trong phần Đọc mở rộng của tuần 26: Tìm đọc 1 bài thơ về gia

đình, cách thực hiện như sau: Giáo viên tìm và cho học sinh đọc bài thơ Thương ông tại lớp Giáo viên giới thiệu bài thơ, tổ chức cho học sinh đọc nối tiếp từng

dòng thơ, đọc nối tiếp 3 khổ thơ trong nhóm, trước lớp, đọc cả bài Khi đọc xong, giáo viên hướng dẫn học sinh nêu cảm nghĩ về bài thơ Có thể cho học sinh viết cảm nhận về tình cảm của cháu dành cho ông vào nhật kí hoặc có thể

vẽ tranh về ông của mình,

Trước khi tổ chức: Tìm các bài đọc phù hợp với tiến độ chương trình.

Mượn sách cho học sinh đọc Có thể cho học sinh đọc sách ở lớp, ở thư viện Dự kiến hình thức đọc

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w