1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp rèn nề nếp cho học sinh lớp 1 ở trường tiểu học

23 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài: 1

2 Mục đích nghiên cứu: 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Nhiệm vụ nghiên cứu: 3

5 Phương pháp nghiên cứu: 3

PHẦN II: NỘI DUNG 4

1 Thực trạng nề nếp của học sinh lớp 1: 4

2 Một số biện pháp xây dựng nề nếp cho học sinh lớp 1 ở trường Tiểu học: 5

2.1 Biện pháp 1: Giúp học sinh làm quen với ngôi trường mới 5

2.2 Biện pháp 2: Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức cho học sinh 7

2.3 Biện pháp 3: Xây dựng nề nếp học tập trên lớp 10

2.4 Biện pháp 4: Xây dựng nề nếp học tập ở nhà 11

2.5 Biện pháp 5: Xây dựng nề nếp xếp hàng ra vào lớp và thể dục giữa giờ 12

2.6 Biện pháp 6: Xây dựng nề nếp giữ gìn trường lớp sạch, đẹp 13

2.7 Biện pháp 7: Xây dựng nề nếp cho học sinh khi tham gia các hoạt động ngoại khóa 14

3 Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 15

Trang 2

PHẦN I: MỞ ĐẦU1 Lí do chọn đề tài:

Bác Hồ - Người cha già kính yêu của dân tộc ta đã từng nói: “Có đức màkhông có tài thì làm việc gì cũng khó, còn có tài mà không có đức thì là người vôdụng ” Với bao biến động của lịch sử, câu nói ấy dường như chưa bao giờ trở

nên lạc hậu Mà ngược lại, ngày càng chứng tỏ được sự đúng đắn của nó: Muốntrở thành người có ích cho xã hội thì cần phải hội đủ hai điều kiện : Đức và Tài.Trong đó, cái Đức là gốc rễ cho cái Tài nảy lộc, đơm hoa.

Nói về cái Tài, Việt Nam ta ngày càng có thêm nhiều cái tên được ghi danhtrên những trang vàng của thế giới Như Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn,đại tướng Võ Nguyên Giáp là hai trong số 10 nhà quân sự vĩ đại nhất thời đại,hay giáo sư Ngô Bảo Châu được cả thế giới tôn vinh với công trình chứng minhBổ đề cơ bản, doanh nhân Phạm Nhật Vượng được tạp chí Forbes vinh danh trênbản đồ tỉ phú thế giới, rồi những huy chương Vàng, Bạc, Đồng mà học sinhViệt Nam đạt được trong những kì thi quốc tế như: Olympic các môn khoa họctrẻ quốc tế tại Ấn Độ, cuộc thi Vô địch Tin học Văn phòng Thế giới

Còn về cái Đức, chúng ta sinh ra với điểm xuất phát công bằng như nhau:

“nhân chi sơ, tính bản thiện”, cùng là một “tờ giấy trắng” Do sự tác động của môi

trường, quá trình giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội, và sự nỗ lực tự thân,mới hình thành nên một thứ bản ngã, một thứ nhân cách như chúng ta hiện tại Câu nói ấy cho thấy đã từ lâu Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vấn đềgiáo dục Đặc biệt trong công cuộc xây dựng đất nước hôm nay, hơn bao giờhết, Giáo dục luôn được quan tâm, đặc biệt vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em rấtđược coi trọng Đây là sự nghiệp cao quý, là trách nhiệm to lớn bởi trẻ em làtương lai của đất nước, việc đầu tư cho giáo dục được xác định là quốc sáchhàng đầu.

Bản thân tôi là giáo viên chủ nhiệm trực tiếp giảng dạy học sinh lớp 1.Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng, là nền tảng, là tiền đề cho tất cả các cấphọc Nếu các em được học và vui chơi trong một môi trường khoa học, lànhmạnh, có tri thức thì đó là cơ sở vững chắc để tạo ra một thế hệ khỏe về thể chất,mạnh về tinh thần Nếu các em được học tập và rèn luyện theo một nề nếp thì sẽlà cơ sở tốt cho việc học tập và rèn luyện ở các lớp trên và các cấp học khác.Nhưng thực tế không được như thế Không phải học sinh lớp 1 nào cũng có mộtnề nếp học tập tốt Các em mới từ mẫu giáo lên, làm quen với một môi trườnghoàn toàn mới, hoàn toàn xa lạ Tất cả đều bỡ ngỡ Các em xem cô như người

Trang 3

mẹ thứ hai, tất cả mọi cử chỉ, hành vi giao tiếp của học sinh lớp 1, hơn bao giờhết, rất cần giáo viên chủ nhiệm uốn nắn theo chuẩn mực.

Biết bao câu hỏi cứ quanh quẩn trong tôi: Phải làm sao tạo cho các em sựyêu thích và hứng thú trong từng hoạt động học tập, cũng như luôn hăng háitham gia các hoạt động tập thể? Phải làm sao để hình thành cho các em từng kĩnăng sống, kĩ năng học tập khoa học? Phải làm sao để các em cảm nhận đượctrường học là ngôi nhà thứ hai của mình và mỗi ngày đến trường thực sự là mộtngày vui? Và phải làm sao để ngay từ đầu, các em được rèn nề nếp trong học tậpmột cách nghiêm túc và có hiệu quả để tạo tiền đề, để làm cơ sở vững chắc chocả một quá trình học tập lâu dài sau này?

Từ những trăn trở trên, tôi đã quyết định chọn và nghiên cứu đề tàì:“Mộtsố biện pháp rèn nề nếp cho học sinh lớp 1 ở trường tiểu học”.

2 Mục đích nghiên cứu:

Việc giáo dục đạo đức là vấn đề cấp thiết không chỉ ở một quốc gia nào.“Trong tương lai tri thức là quyền lực, giáo dục đạo đức là chìa khóa cuối cùngmở cánh cửa vào tương lai” Đảng và nhà nước ta cũng xác định được rằng giáodục đạo đức cho học sinh Tiểu học là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu Để giáodục đạo đức cho các em nhiệm vụ đó trước hết của các thầy cô giáo Trên cơ sởđiều tra chất lượng giáo dục đạo đức của trường Tiểu học Ngũ Hiệp, từ đó rút ramột số kết luận về tâm lý lứa tuổi điển hình, đề xuất một số biện pháp giáo dụcđạo đức nhằm nâng cao chất lượng đạo đức cho học sinh của trường tiểu họcNgũ Hiệp Việc tìm hiểu và đánh giá chất lượng đạo đức học sinh nhằm giúpgiáo viên nắm được tình hình đạo đức của lớp mình, trường mình, nhìn nhậnđược thái độ, ý thức của học sinh, hiểu được yếu tố và nguyên nhân nào đã tácđộng đến đạo đức của các em Từ đó tìm cho mình phương pháp giảng dạythông qua các môn học và các hoạt động tập thể có hiệu quả cao nhất trong việcgiáo dục đạo đức cho các em học sinh nhàm nâng cao phẩm chất đạo đức chocác em học sinh, cũng từ đó rút ra cho bản thân những bài học quý báu trongviệc hình thành nhân cách học sinh Tiểu học.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: *Đối tượng :

“Một số biện pháp rèn nề nếp cho học sinh lớp 1 ở trường tiểu học”

*Phạm vi nghiên cứu:

-Học sinh lớp 1E Trường Tiểu học Ngũ Hiệp, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội năm học 2023 -2024.

Trang 4

- Học sinh Trường Tiểu học Ngũ Hiệp, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, HàNội, năm học 2023 – 2024.

- Phạm vi về quy mô: Là vấn đề giáo dục đạo đức thông qua các môn họcvà các hoạt động tập thể ngoài giờ lên lớp.

- Phạm vi về không gian: Tại trường Tiểu học

- Phạm vi về thời gian: Từ tháng 9 năm 2023 đến tháng 4 năm 2024

4 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nghiên cứu lí luận của vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học.- Điều tra thực trạng trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trườngTiểu học

- Tìm hiểu nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượnggiáo dục đạo đức cho học sinh trường Tiểu học.

- Trên cơ sở những hiểu biết đó, từng bước bồi dưỡng cho học sinh Tiểuhọc ý thức, thái độ, hành vi trong mối quan hệ với thầy cô, bạn bè, ông bà, chamẹ.

5 Phương pháp nghiên cứu:

Để hoàn thành đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:

- Đọc, phân tích các tài liệu có liên quan về vấn đề đạo đức và giáo dục đạođức cho học sinh Tiểu học.

- Phương pháp điều tra: Điều tra thực trạng trong công tác giáo dục đạo đứccho học sinh.

- Phương pháp đàm thoại: Trực tiếp trò chuyện với giáo viên, học sinh đểtìm hiểu nhận thức như thế nào về vai trò, ý nghĩa của việc rèn nề nếp cho họcsinh

- Phương pháp quan sát: Dự giờ và quan sát giờ dạy của giáo viên Quansát cử chỉ, thái độ, hành động, sự biểu hiện phẩm chất đạo đức qua hành vi củahọc sinh trong học tập, giao tiếp thông qua các tiết học trên lớp Quan sát cáchoạt động ngoại khóa trên sân trường, hoạt động tập thể ngoài giờ lên lớp,… đểtừ đó điều chỉnh hành vi và ý thức đạo đức cho học sinh.

- Phương pháp lấy ý kiến đồng nghiệp: Gặp trực tiếp những giáo viên cókinh nghiệm, các nhà quản lý xin ý kiến, trao đổi về những vấn đề có liên quanđến đề tài

- Phương pháp thực nghiệm: Kiểm nghiệm tính khoa học, tính khả thi củacác biện pháp đã đề xuất.

- Phương pháp thống kê toán học.

Trang 5

PHẦN II: NỘI DUNG1 Thực trạng nề nếp của học sinh lớp 1:

Trường Tiểu học nơi tôi công tác là ngôi trường có bề dày thành tích vàtruyền thống hiếu học Để có được những thành tích trên, ngoài chất lượng họctập không thể không kể đến nền nếp đạo đức tốt của các em học sinh.

Do nằm trên địa bàn dân cư đông đúc, phức tạp có nhiều dân ngụ cư nênkhông tránh khỏi vẫn còn một số học sinh chưa ngoan, nghịch ngợm, chưa chămhọc Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học, tôi đã rất chú trọng việc giáo dục đạođức cho học sinh lớp mình Trong quá trình thực hiện tôi nhận thấy có một số ưu

điểm và bất cập như sau: 1.1Những ưu điểm

Lớp 1E nói riêng và tất cả các khối lớp khác luôn nhận được sự quan tâmchỉ đạo sát sao từ ban giám hiệu nhà trường Do đó chúng tôi luôn được cập nhậtnhững quy định ban hành mới nhất, những hướng dẫn cụ thể nhất, cơ sở vật chấtkhang trang hiện đại nhất.

Cá nhân tôi được thường xuyên tập huấn đổi mới phương pháp giảng dạy,được tham gia các chuyên đề Hoạt động trải nghiệm của Huyện, của trường, củakhối.

Với đặc thù của học sinh lớp 1, các em đang ở độ tuổi “nhân chi sơ tính bảnthiện”, tâm hồn sáng trong như tờ giấy trắng của các em là mảnh đất màu mỡ đểnhững giáo viên như chúng tôi ươm mầm những hạt giống đạo đức tốt đẹp.

Thêm vào đó, hình thức dạy học trong nhà trường tiểu học rất phong phú vàđa dạng, không chỉ đóng khung trong các phòng học với các giờ giảng dạy theochương trình quy định mà còn đưa các nội dung, chủ đề giáo dục vào mọi hoạtđộng thực tiễn của cá nhân và tập thể học sinh tại trường lớp, ngoài xã hội quacác hoạt động ngoài giờ lên lớp như: hoạt động ngoại khóa, lao động công ích,thể thao, văn nghệ, tham quan di tích… hoặc các hoạt động xã hội từ thiện như:giúp đỡ các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, cứu trợ đồng bào bị thiên tai địchhoạ v.v.

Ngoài ra, tôi luôn được nhận quan tâm của các bậc cha mẹ phụ huynh trongviệc phối kết hợp với nhà trường để giáo dục đạo đức cho con em mình

1.2 Những bất cập

Bên cạnh phần lớn học sinh có ý thức và kết quả tu dưỡng đạo đức tốt, tôi nhận thấy vẫn còn một số học sinh sau một quá trình dài tiếp xúc, giáo dục

Trang 6

vẫn có nhiều biểu hiện chưa tốt về đạo đức, như chưa lễ phép kính trọng thầy côvà những người lớn tuổi, chưa trật tự trong giờ học, còn hay đánh bạn, bôi bẩnra bàn, ra tường lớp, chưa tự nhận lỗi và chịu trách nhiệm trước những việc làmmình gây ra…Nhìn chung nề nếp chưa tốt, còn tự do, chưa ý thức được việc làmcủa mình.

Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của chínhnhững em học sinh đó mà còn làm ảnh hưởng đến môi trường học tập của nhữnghọc sinh khác.

Sau một thời gian trăn trở, tôi đã tìm được một số nguyên nhân dẫn đến tìnhtrạng trên như sau:

Do đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 1: còn quen với những

tác phong từ lớp mẫu giáo, nên ham chơi hơn ham học, còn tự do hoạt động trong giờ học, chưa tập trung nghe giảng chưa hiểu rõ và thực hiện theo nộiquy của trường của lớp Bản thân các em giống như một tờ giấy trắng.

Do ảnh hưởng của các kênh thông tin, lại tập trung phần nhiều học sinh tựkỉ, tăng động, hiếu động, đua đòi theo phim ảnh và một số trò chơi trên Internet.

Một số phụ huynh dân trí chưa cao, công việc không ổn định hay quá bậnrộn không có thời gian giáo dục con em Một số học sinh có hoàn cảnh gia đìnhphức tạp, ở với ông bà già yếu nên giáo viên chủ nhiệm rất khó khăn trong việctrao đổi, phối kết hợp với gia đình.

Đa phần học sinh tập trung ở những địa bàn dân cư đông đúc, phức tạp Sựhỗn tạp, ồn ào, những lời ăn tiếng nói không chuẩn mực ở những khu vực này dễkhiến trẻ bắt chước và làm theo.

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã kéo theo nhiều hệ lụy: trẻ ham mêđiện thoại, internet hơn ham đọc, bị ảnh hưởng bởi những trò chơi bạo lực haynhững lời lẽ thiếu văn hóa

Từ những ưu điểm và bất cập nắm bắt được kể trên, sau một quá trình dàinghiên cứu, vừa áp dụng vừa chỉnh sửa, tôi mạnh dạn đề xuất một số biện phápnhằm rèn nề nếp cho học sinh lớp 1 trường Tiểu học Ngũ Hiệp như sau:

2 Một số biện pháp xây dựng nề nếp cho học sinh lớp 1 ở trường Tiểu học:

2.1 Biện pháp 1: Giúp học sinh làm quen với ngôi trường mới Mục tiêu:

Trẻ bắt đầu bước vào lớp 1 là một sự thay đổi lớn Chính vì vậy, để giúpcác em tự tin và yêu thích ngôi trường mới mà các em sắp được học, bố mẹ và

Trang 7

thầy cô giúp cần trang bị cho con một số hiểu biết ban đầu về ngôi trường màcác em sắp được học để các em không có cảm giác bỡ ngỡ và tự tin hơn Từ đócô và trò dễ làm quen với nhau.

Cách thực hiện:

Ngay từ khi được nhận danh sách lớp 1 mới, tôi đã xây dựng cho lớp

mình một kế hoạch làm quen với các con một cách tỉ mỉ Đầu tiên , tôi tạo cholớp mình một nhóm zalo lớp Dựa trên nhóm zalo, tôi xin được gửi tới quý phụhuynh cũng như các con một số hình ảnh về ngôi trường mới, về cô giáo mớicủa các con Thông qua nhóm zalo, tôi muốn nhờ các bậc phụ huynh bước đầugiới thiệu cho các con ngôi trường mới, cô giáo của các con Trên nhóm zalo, tôitìm hiểu một số thông tin cá nhân của các con trong đó đặc biệt chú ý đến sởthích cũng như ưu, nhược điểm của các con Đây là một việc làm rất cần thiết vìnhờ đó tổi có được những thông tin ban đầu về các bậc phụ huynh cũng như cácem học sinh mà mình sắp được chủ nhiệm Bắt đầu từ đây, tôi sẽ xây dựng chomình một kế hoạch rèn nề nếp cho các em dựa trên những thông tin mà bố mẹcác em đã cung cấp cho cô giáo Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm chúng tôi đãkết hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc chào đón các em đến với ngôi trườngmới Với một suy nghĩ vô cùng đơn giản nhưng đầy ý nghĩa đã được thống nhấttừ Ban giám hiệu đên các cô giáo dạy lớp 1 của nhà trường đó là phải làm thếnào cho các em cảm thấy yêu trường, yêu lớp, không cảm thấy bỡ ngỡ, phụhuynh yên tâm từ đó chúng ta mới tạo được sự tin tưởng với phụ huynh cũngnhư các em học sinh Chính vì vậy , ngay từ những buổi đầu đến trường, các emrất thích đây là bước khởi đầu vô cùng quan trọng giúp tôi trong việc bắt tay vào rènnề nếp cho các em Vì với các bạn lớp 1 khi mới bắt đầu đến trường, việc rèn nề nếpvô cùng quan trọng, có nề nếp tốt thì các em mới có được kết quả học tập tốt

Một số hình ảnh của các em bên ngôi trường mới.

Trang 8

2.2 Biện pháp 2: Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức cho học sinh.Mục tiêu:

Đối với trẻ tiểu học, ngoài cha mẹ, thầy cô giáo có vị trí hết sức quan trọngvà có sức tác động rất lớn đối với trẻ Do vậy, hơn tất cả các bài giảng lý thuyết,mỗi thầy cô giáo hãy là một tấm gương sáng về đạo đức cho học sinh noi theo.Hãy biến những dòng chữ khô khan trong sách vở: “chúng ta phải…”, “ chúngta hãy…” , “chúng ta nên…” thành những hành động cụ thể, thiết thực, sinhđộng và gần gũi với các em, từ đó các em sẽ hình dung rõ nét hơn và dễ dànglàm theo.

Cách thực hiện:

Trước hết, mỗi thầy cô giáo phải tự giác thực hiện tốt chuẩn đạo đức củangười thầy, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động:

“Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.

Theo đó, thầy cô phải chấp hành tốt nội quy của ngành, của trường, yêungành, yêu nghề, quan tâm tới phụ huynh, đồng nghiệp, thương yêu học sinh,đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ, đấu tranh, ngănchặn mọi hiện tượng vi phạm pháp luật, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và cáctiêu cực khác…

Trên hết, mọi hành động, lời nói cũng như cử chỉ của giáo viên phải đượcgắn với tất cả những nội dung bài học cụ thể Ví dụ: giáo viên cần vào lớp đúnggiờ, không làm việc riêng trong giờ dạy, không nên sử dụng điện thoại hay đứngchuyện trò cùng các đồng nghiệp khác, để noi gương cho học sinh biết “trật tựtrong giờ học”; hoặc để dạy các em biết “giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập”, họcsinh sẽ dễ dàng tiếp thu hơn khi ngày ngày được trực tiếp quan sát cô giáo sắpxếp sách vở, đồ dùng của mình ngay ngắn trên bàn và trong tủ giáo viên, hoặcđể giúp các em biết ăn mặc “gọn gàng, sạch sẽ”, không có biện pháp nào hiệuquả hơn việc người giáo viên chỉn chu trong những trang phục đúng mực củamình… Hoặc khi giao tiếp với bạn bè đồng nghiệp, phụ huynh học sinh haychính các em học sinh lời nói của giáo viên cũng cần có sự chuẩn mực.

Với trẻ thơ, khi được nhìn, được nghe những điều đó từ chính các thầy côgiáo của mình, chắc hẳn các em sẽ tự giác làm theo nhanh hơn bất cứ lời dặn dòlý thuyết nào từ sách vở.

Đặc biệt, muốn quản lí giáo dục toàn diện một lớp học, người giáo viênchủ nhiệm phải làm tất cả những công việc để phối hợp, tổ chức tốt việc khai

Trang 9

thác tiềm năng trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàndiện học sinh một lớp học.

- Giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện việc điều tra nắm vững đối tượnggiáo dục là từng học sinh và những đặc điểm của một tập thể lớp học.

- Phải xây dựng kế hoạch thực hiện các mặt giáo dục toàn diện.

- Phải triển khai các hoạt động theo dõi sự tiến bộ của từng em theo mụctiêu kế hoạch chủ nhiệm đã đặt ra.

Giáo viên cần tổ chức cho các em vui chơi trong quá trình học tập và xâydựng “những đôi bạn cùng tiến” để các em hăng hái hơn trong các hoạt động ởlớp Muốn xây dựng tốt phong trào “đôi bạn cùng tiến” điều đầu tiên người giáoviên phải biết cách bố trí lớp học Trong lớp có 4 tổ, tôi bố trí cho học sinh ngồibàn hai em xen kẽ giữa nam và nữ, cứ một em khá ngồi gần một em trung bìnhhoặc một em giỏi ngồi gần một em tiếp thu bài chậm; làm như vậy trong quátrình học tập, các em kèm cặp lẫn nhau, bắt chước từng nét chữ của nhau, luyệnđọc cùng nhau, nhất là trong việc thảo luận nhóm các em biết thảo luận gợi mởcho nhau để đạt kết quả tốt.

Như chúng ta đã biết tâm lí của học sinh Tiểu học rất thích được khen,được động viên nên tôi thường cho học sinh thi đua trong học tập thông quahình thức tổ chức dạy học.

Ví dụ : Trong các tiết học, tôi tận dụng các thời gian nghỉ giữa giờ để đưa

những trò chơi mang tính giáo dục đạo đức và rèn nề nếp cho các con như:*Trò chơi Lời chào

Mục đích: Giúp học sinh giữ phép lịch sự, tôn trọng khi gặp người lớn, thầy cô Biết cách chào phù hợp với từng người mà con gặp.Phản ứng nhanh, tạo không khí vui vẻ thoải mái

Người t/gia: Không giới hạn

 Chào bác: Giống chào thầy nhưng cúi xuống

 Chào em: Tay đưa ra phía trước giống động tác mời

Trang 10

 Người chơi hô to và làm theo

 Cô giáo hô một kiểu và làm một kiểu-Luật chơi:

+ Ai làm khác với lời hô của cô giáo là sai + Làm không rõ động tác là sai

Chắc chắn tổ nào cũng muốn được tuyên dương nên các em sẽ cố gắngtrong học tập, thao tác nhanh nhẹn.

Hay đến phần đọc từ ứng dụng tôi cho các em đại diện các tổ lên thi đuatìm tiếng mới trong bài và từ mới ngoài bài học.

Như vậy trong một tiết học nếu giáo viên biết vận dụng linh hoạt cácphương pháp dạy học cũng như hình thức dạy học thì không khí lớp học sẽ sôinổi hơn và đạt kết quả cao hơn.

Hay trong thực tế giáo viên phải tạo môi trường học tập cởi mở không khívui tươi, thân thiện.

Bởi theo tâm lí chung của con người thì ai cũng biết Người giỏi giangthường rất tự tin Còn những người kém hơn lại hay tự ti và rất ngại thể hiện bảnthân trước mọi người.

Là giáo viên chủ nhiệm và giảng dạy tôi nhận thấy điều này rất rõ qua họcsinh của mình Những học sinh khá giỏi thường có tâm lí rất tự tin trước các bạnvà cô giáo Các em có thể mạnh dạn trình bày ý kiến của mình trước cô giáo vàcác bạn trong lớp Còn phần đa các em học sinh có học lực chậm hơn thườngmang tâm lí tự ti trước các bạn Khi cô đưa ra câu hỏi vì ngại hoặc đôi khi sợ trảlời sai bị các bạn chên cười, có khi bị cô la mắng, nên nhiều khi không dám trảlời Nhưng tôi đã vận dụng linh hoạt các phương pháp lên lớp, nghệ thuật sưphạm để khích lệ, động viên các em như: các em cứ phát biểu tự do, nếu chưađúng hoặc chưa đủ thì cô cùng các bạn sửa sai hoặc bổ sung thêm, cô không phêbình đâu Qua câu khích lệ đó, tôi thấy hầu hết học sinh đều tự tin giơ tay phátbiểu xây dựng bài Như vậy đối với học sinh lớp 1 tuyên dương đúng lúc, kịpthời giúp các em tự tin càng hứng thú trong học tập.

Như vậy, muốn cho học sinh lớp Một có nề nếp học tập, thói quen tốt thìngay từ đầu năm học, giáo viên phải hướng dẫn học sinh một cách kiên trì, tỉmỉ, từ việc chuẩn bị đồ dùng học tập ở nhà đến việc lấy vở, cất vở khi chuyểntiết, giơ tay phát biểu bài, chú ý nghe giảng, giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập,đọc bài, làm bài, viết bài, vệ sinh cá nhân, ăn ngủ nghỉ, rèn cho học sinh kĩ năng

Trang 11

sống , tự phục vụ bản thân , tất cả mọi việc sao cho kịp tốc độ chung, để đảmbảo thời gian hoạt động, học tập, sinh hoạt Thì thầy cô phải thực sự là ngườicha, người mẹ thứ hai của các con ở trường.

2.3 Biện pháp 3: Xây dựng nề nếp học tập trên lớp.Mục tiêu:

Học sinh lớp 1 vừa bước qua ngưỡng cửa mầm non Việc xây dựng nề nếphọc tập cho học sinh nhằm tạo thói quen học tập ngay từ những buổi đầu đihọc

Khi đến lớp các em có đủ điều kiện được trau dồi những lĩnh vực tri thứcdưới sự hướng dẫn khoa học của các giáo viên Lần đầu tiên bước vào lớp các

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w