1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp rèn luyện thói quen vệ sinh hàng ngày cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi có kỹ năng bảo vệ bản thân
Tác giả Nguyễn Thị A
Trường học Trường Mầm non 1-6
Chuyên ngành Giáo dục mầm non
Thể loại SKKN
Năm xuất bản 2021-2022
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 15,36 MB

Nội dung

Tôi nhận thấy phải trang bị cho trẻ những kỹ năng bảo vệ bản thân ngay từ lứa tuổi mầm non để giúp trẻ biết tránh xa những nơi nguy hiểm, việc nguy hiểm với bản thân và khám phá thế giới

Trang 1

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Tên đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi có kỹ năng bảo vệ bản thân” 1: Lý do chọn đề tài:

1.1.Cơ sở lý luận:

Là một nhà giáo tôi luôn ghi nhớ lời dạy của Bác " Vì tương lai của con em

ta, dân tộc ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc và giáo dục các cháu bé cho tốt" Chính vì vậy Đảng và Nhà nước luôn coi trọng con người, chú

trọng đến giáo dục đặc biệt là cấp học mầm non được coi là nấc thang đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân

Đặc biệt chương trình giáo dục mầm non 2020 đã đưa ra nội dung giáo dục

an toàn cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi Trong đó một số mục tiêu được đưa ra để đánh giá trẻ "Biết một số nguy cơ không an toàn và phòng tránh"

Mục tiêu 15: Nhận ra và tránh một số vật dụng nguy hiểm: bàn là, bếp điện, bếp lò đang đun, phích nước nóng khi được nhắc nhở

Mục têu 16: Biết tránh nơi nguy hiểm như: hồ, ao, bể chứa nước, giếng, hố vôi

… khi được nhắc nhở

Mục tiêu 17: Biết tránh một số hành động nguy hiểm khi được nhắc nhở: không cười đùa trong khi ăn, uống hoặc khi ăn các loại quả có hạt Không tự lấy thuốc uống Không leo trèo bàn ghế, lan can Không nghịch các vật sắc nhọn Không theo người lạ ra khỏi khu vực trường lớp

Modum 30: Lồng ghép giới trong giáo dục mầm non

Xã hội phát triển, kinh tế phát triển, khoa học công nghệ ngày một hiện đại hơn chính vì vậy mà con người cũng cuốn theo sự phát triển đó, nhiều bậc cha mẹ mải lo làm ăn kinh tế mà không có thời gian chăm sóc con, thay vì trò chuyện cùng con, dạy con những kỹ năng cơ bản thì bố mẹ lại cho con chơi điện

tử, xem điện thoại, nhờ người giúp việc trông con, gửi hàng xóm, chị em tự trông nhau, đây chính là những nguy cơ tiềm ẩn gây nguy hiểm đối với con em mình

Nhiều trường hợp trẻ bị ngã, bị bỏng, bị điện giật, bị đuối nước, bị hóc đồ chơi, bị xâm hại, bị bắt dẫn đến tử vong Đây là một hồi chuông cảnh báo đối với xã hội hiện nay Điều này sảy ra là do đâu? Để hạn chế những hệ lụy đó chúng ta phải làm gì? Tôi nhận thấy phải trang bị cho trẻ những kỹ năng bảo vệ bản thân ngay từ lứa tuổi mầm non để giúp trẻ biết tránh xa những nơi nguy hiểm, việc nguy hiểm với bản thân và khám phá thế giới trong phạm vi an toàn

1.2 Cơ sở thực tiễn:

Trong 2 năm học gần đây, do tình hình dịch covid 19 diễn biến hết sức phức tạp và gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng Do vậy học sinh trên cả nước nói chung và trẻ mầm non nói riêng không thể tiếp tục đến trường.Tuy không thể triển khai các hoạt động giáo dục trực tiếp cho trẻ nhưng thay vào đó, trường

đã sử dụng các phương tiện, nền tảng mạng xã hội để xây dựng video dạy trẻ học tại nhà trong mùa dịch, cũng như truyền tải kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà cho phụ huynh Và đây là khoảng thời gian bố mẹ thực sự là những người bạn của con, cùng học cùng chơi và đồng hành với các con trong mọi hoạt

Trang 2

động.Theo Bộ giáo dục và đào tạo đã quyết định “tạm dừng đến trường nhưng không dừng học” đối với trẻ Mầm non Do đó, việc đảm bảo được kiến thức cơ bản, kỹ năng sống và kỹ năng bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong thời gian ở nhà là rất cần thiết và quan trọng Như chúng ta đã biết, xã hội hiện đại mang đến cho cuộc sống con người nhiều tiện ích, sự thoải mái nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt là đối với con trẻ Điều này đòi hỏi mỗi trẻ phải có kỹ năng

để xử lý cũng như bảo vệ chính bản thân mình Ngay khi trẻ sinh ra, bố mẹ đã cố gắng tạo ra môi trường an toàn với trẻ Nhưng theo thời gian trẻ càng ngày càng

tò mò, tìm hiểu và khám phá về môi trường xung quanh nhiều hơn nhưng đồng thời cũng có thể là mối nguy hại khôn lường đối với trẻ Việc trang bị cho trẻ những kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ giúp trẻ có thể an toàn hơn và tự tin hơn để khám phá cuộc sống muôn màu

Trên thực tế cha mẹ thường sợ hãi tìm cách ngăn cấm con trước các rủi ro nhưng lại quên giải thích cho trẻ hiểu nguyên nhân và cách phòng vệ hậu quả xảy ra Điều này hiến trẻ dễ trở thành nạn nhân nếu như không được trang bị kiến thức tự bảo vệ bản thân Mặt khác, trẻ em luôn hiếu kì, tò mò và luôn muốn khám phá những điều mới lạ nhưng lại chưa có kỹ năng để thu thập thông tin, phán đoán những mối nguy hiểm coa thể sảy ra với bản thân mình

Trẻ 3-4 tuổi tư duy mang tính trực quan, sự quan sát và đánh giá mang tính chủ quan, cảm tính dễ thuyết phục, vì vậy đây là cơ hội cho kẻ xấu lợp dụng

và dụ dỗ trẻ như mua kẹo, cho đồ chơi, Hay trong tình huống trẻ đang đi cùng người thân nhưng bị lạc hoặc bị bắt cóc, bị xâm hại cơ thể thì trẻ không đủ bình tĩnh để xử lí Vì vậy giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 3-4 tuổi

là vô cùng cần thiết

Vì vậy, dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân giúp trẻ tư duy, phán đoán được những nguy hiểm xảy ra và tìm cách tránh xa Hoặc trẻ tự vạch cho mình một khu vực đảm bảo an toàn để khám phá, tìm hiểu mọi thứ Dạy trẻ những kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ giúp trẻ có khả năng xử lí tình huống, biết lên tiếng kêu cứu

và tìm hiểu những sự trợ giúp đúng khi cần Trẻ được trang bị kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ tự tin hơn và làm chủ cuộc sống của mình

Là một giáo viên mầm non, bản thân luôn nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ trước thực trạng

xã hội hiện nay Vì vậy tôi đã chọn đề tài " Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi

có kỹ năng bảo vệ bản thân" để nghiên cứu nhằm góp phần vào việc hình thành

và rèn luyện các kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ

2 Mục đích nghiên cứu của SKKN.

Đề tài này tôi thực hiện với mục đích đưa ra một số phương pháp nhằm giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trang bị cho mình những kỹ năng bảo vệ bản thân

Một đứa trẻ khi được trang bị đầy đủ các kỹ năng bảo vệ bản thân, sẽ biết cách ứng phó, xử lý những tình huống xảy ra đối với mình, trẻ biết cần làm gì để

Trang 3

bảo vệ bản thân và tránh xa những mối nguy hiểm Hơn nữa tôi mong các bậc phụ huynh hiểu được thông điệp " Theo sát con không bằng dạy con những kỹ năng đối phó với tai nạn" và nhận ra sự cần thiết của việc trang bị cho trẻ những

kỹ năng tự bảo vệ bản thân ngay từ nhỏ Hãy bên trẻ nhiều hơn, cùng trẻ vui chơi, học tập dạy trẻ những kỹ năng không phải ép trẻ làm những gì người lớn muốn

3 Đối tượng nghiên cứu:

“ Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi có kỹ năng bảo vệ bản thân ”

4 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:

Tôi thực hiện đề tài này với 30 trẻ Lớp mẫu giáo bé 3-4 tuổi C2 trường

mầm non 1-6

5 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp trải nghiệm, thực hành

Phương pháp thống kê

Phương pháp kiểm nghiệm

Phương pháp đánh giá

6 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu

Phạm vi: Lớp mẫu giáo 3-4 tuổ C2 trường mầm non 1-6.

Kế hoạch nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022 và

những năm học tiếp theo

PHẦN II:NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Cơ sở lý luận của vấn đề:

Trước tiên Kỹ năng bảo vệ bản thân là gì? Là những hiểu biết của một

người về những sự việc xung quanh mình cũng như cách để hành động đúng, an toàn đối với sự vật đó Trẻ có kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ biết cách làm thế nào

để tránh xa những mối nguy hiểm hoặc khám phá thế giới trong phạm vi an toàn

Bác Hồ kính yêu đã từng viết " Dạy trẻ như trồng cây non Trồng cây non được tốt sau này cây sẽ lên tốt Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt" Giai đoạn trẻ từ 4 đến 12 tuổi có thể coi là giai đoạn mà trẻ gặp phải nhiều mối nguy hiểm nhất Bởi vì giai đoạn này trẻ thích khám phá thế giới xung quanh nhưng lại chưa có những kỹ năng cơ bản để tìm hiểu thế giới Mà trong

xã hội hiện nay người tốt kẻ xấu lẫn lộn, xung quanh trẻ luôn luôn tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm Vì vậy ngày càng nhiều phụ huynh quan tâm đến việc dạy kỹ năng cho con để con có thể tự tin, bình tĩnh, năng động, sáng tạo, thích nghi với mọi điều kiện và hoàn cảnh Tuy nhiên không phải phụ huynh nào cũng hiểu được tầm quan trọng của việc dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân và tại sao cần

Trang 4

được học kỹ năng đó? Nhiều người còn nhầm lẫn giữa kỹ năng và hành động nên trong việc dạy con còn nhiều điều hiểu chưa đúng Vậy dạy trẻ kỹ năng chính là phải đưa hành động vào ý thức

Vì vậy, ngoài trang bị cho trẻ những kiến thức, mỗi chúng ta nhất là trẻ cần trang bị những kỹ năng bảo vệ bản thân Vậy đó là những kỹ năng gì? Theo tôi cần trang bị cho trẻ mầm non 3-4 tuổi những kỹ năng sau: Kỹ năng an toàn khi chơi, Kỹ năng ứng xử khi bị lạc, kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông, kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể

2 Thực trạng của vấn đề:

Năm học 2021-2022 lớp có 30 học sinh, trong đó nữ: 17 trẻ, nam: 13 trẻ Lớp được phân công 2 giáo viên phụ trách, cả 2 giáo viên đều đạt trình độ đào tạo chuẩn và trên chuẩn

2.1.Thuận lợi.

- Ban giám hiệu tạo điều kiện cho tôi được tham gia các buổi tập huấn, lớp học ngoại khóa nâng cao chuyên môn và phần mềm tin học, cũng như các thiết

kế bài giảng power point hay sáng tạo để làm video dạy trẻ

- Bản thân là một giáo viên trẻ, có năng lực có trình độ chuyên môn trên chuẩn, luôn cố gắng trong quá trình tự học, tự rèn luyện và tổ chức tốt các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ

- Lập được nhóm Zalo phối kết hợp với phụ huynh trong việc hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ học tại nhà trong thời gian trẻ nghỉ phòng chống dịch

- Xây dựng kế hoạch cụ thể, có những kiến thức cụ thể, rõ ràng hướng dẫn trẻ lồng ghép kỹ năng sống vào trong các hoạt động của trường, lớp

- Quay được các video clip gửi phụ huynh để dạy trẻ tại nhà trong lúc các con không thể đến trường Gây được hứng thú, khai thác tính tò mò giúp trẻ là quen dần tin học Trẻ nhớ nhanh, thích sử dụng máy vi tính

- Bước đầu có sự phối hợp giữa phụ huynh với nhà trường, phụ huynh với giáo viên Đa số phụ huynh học sinh đều phối hợp với cô khi đưa ra các hoạt động dạy trẻ kỹ năng sống

2.2 Khó khăn.

- Cả giáo viên và học sinh gặp khó khăn về kỹ thuật thiết bị máy móc không phải lúc nào cũng hoạt động tốt, nhiều khi còn hư hỏng, mất điện, nhiễm

vi rút, chương trình giáo dục trẻ luôn phải đáp ứng từng hoạt động theo từng ngày trong các chủ đề

- Gia đình đông con ,gia đình có hoàn cảnh khó khan ,không sắm đầy đủ máy vi tính hoặc điện thoai thông minh cho các con học ,mà thường các con ở cấp học mầm non thường ưu tiên máy tính hoặc điện thoại thông minh cho các

Trang 5

anh ,chị ở cấp học cao hơn Một số trẻ ở nhà được bố mẹ nuông chiều và chưa quan tâm đến việc rèn kỹ năng cho trẻ nên kỹ năng bảo vệ bản thân khi gặp nguy hiểm còn hạn chế

- Đa số phụ huynh mải đi làm lo kinh tế nên , thời gian dành cho các con

là ít

- Trẻ bị ảnh hưởng nhiều bởi intenet nhiều trẻ lạm dụng quá nhiều trò chơi trên điện thoại cũng như xem tivi

- Khi lập nhóm Zalo phụ huynh còn lúng túng, sử dụng chưa nhanh nhẹn

- Do dịch bệnh Covid 19 nên trẻ chưa được đến lớp nên việc đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động bằng hình thức gửi video truyền thônghướng dẫn phụ huynh chăm sóc, nuôi dưỡng và vui chơi tại nhà trong thời gian nghỉ phòng, chống dịch Covid 19 chưa thực sự phát huy hết khả năng của trẻ

Khi triển khai cho trẻ xong, việc kiểm tra, giám sát còn gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân

Chương trình giáo dục kỹ năng bản vệ bản thân chưa được đặt ra như một yêu cầu bắt buộc của chương trình giáo dục nên chưa được chú trọng còn xem nhẹ việc giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ

2.3 Khảo sát chất lượng đầu năm:

Từ những khó khăn, thuận lợi trên, trước khi áp dụng các biện pháp mới tôi

đã tiến hành khảo sát thực tế các kỹ năng bảo vệ bản thân của trẻ 3-4 tuổi C2 trường mầm non 1-6 như sau:

B NG KH O SÁT TH C TR NG ẢNG KHẢO SÁT THỰC TRẠNG ĐẦU NĂM ẢNG KHẢO SÁT THỰC TRẠNG ĐẦU NĂM ỰC TRẠNG ĐẦU NĂM ẠNG ĐẦU NĂM ĐẦU NĂMU N MĂM

T

T

Phân loại kỹ năng

bảo vệ bản thân

Số trẻ

Kết quả

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1 Kỹ năng an toàn khi

chơi

10%

6

20%

14

47%

7

23%

2 Kỹ năng ứng xử khi

bị lạc

10%

6

20%

12

40%

9

30%

3 Kỹ năng an toàn khi

tham gia giao thông

13%

9

30%

9

30%

8

27%

4 Kỹ năng tránh bị

xâm hại cơ thể

10%

6

20%

8

27%

13

43%

3 Biện pháp thực hiện:

Biện pháp 1: Thường xuyên sưu tầm tài liệu tham khảo, tìm hiểu, nghiên cứu các biện pháp hình thành kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ.

Trang 6

Biện pháp 2: Xây dựng các hoạt động truyền thông gần gũi, hấp dẫn, sinh động để thu hút sự tham gia của trẻ.

Biện pháp 3: Lồng ghép tích hợp kỹ năng bảo vệ bản thân thông qua một

số hoạt động.

Biện pháp 4: Giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân qua bài tập trắc nhiệm và tình huống.

Biện pháp 5: Phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục

kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ.

4 Biện pháp thực hiện từng phần:

4.1.Biện pháp 1: Thường xuyên sưu tầm tài liệu tham khảo, tìm hiểu, nghiên cứu các biện pháp hình thành kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ Xác định kỹ năng cần giáo dục cho trẻ 3-4 tuổi

Để tìm ra được các biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi có kỹ năng bảo vệ bản thân tôi đã đi sâu nghiên cứu, tìm tòi, sưu tầm nhiều tài liệu sách báo sao cho phù hợp

và vận dụng linh hoạt có kết quả cao Tôi thường xuyên lên thư viện của trường

để mượn sách, báo, tạp chí " Giáo dục mầm non", sách hướng dẫn kỹ năng sống cho trẻ, tâm lý học trẻ em, qua các phương tiện thông tin

Buổi tối về nhà tôi lên các trang mạng để chọn lọc những bài báo viết về những mối nguy hại tiềm ẩn xung quanh trẻ, đồng thời tải một số video, clip về các tình huống nguy hiểm xảy ra với trẻ, cách trang bị cho trẻ kỹ năng kỹ năng

xử lí tình huống nguy hiểm xảy ra học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp và mọi người xung quanh

Vào đầu năm học tôi cùng giáo viên trong khối xây dựng kế hoạch năm học, tháng, tuần, ngày, tôi luôn lồng ghép kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ

Ví dụ: Ở chủ đề " Gia đình" tôi lồng ghép vào kỹ năng trẻ biết bàn là, bếp điện, bếp lò đang đun, phích nước nóng là những vật dụng nguy hiểm khi đến gần, không nghịch các vật sắc, nhọn Biết cách xử lí tình huống khi sảy ra

Tôi sưu tầm sáng tác các bài hát, bài thơ, bài vè lồng ghép vào các tháng có liên quan đến kỹ năng bảo vệ bản thân.Từ việc nghiên cứu tài liệu tôi đã tìm ra một

số biện pháp bảo vệ bản thân phù hợp với trẻ như:

- Kỹ năng an toàn khi chơi

- Kỹ năng chống xâm hại cơ thể

- Kỹ năng khi bị lạc

- Kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông

Việc lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân vào hàng tháng thông qua các chủ đề sự kiện trẻ đã bước đầu có ý thức tự bảo vệ bản thân

Có thể nói, để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân đạt kết quả cao việc nghiên cứu

Trang 7

tài liệu, đưa ra phương pháp nghiên cứu hình thức phù hợp là nhiệm vụ quan trọng của mỗi giáo viên Do vậy tôi cùng các giáo viên trong khối thường xuyên trao đổi

để đưa ra các phương pháp dạy trẻ tốt nhất

Minh chứng 1: Hình ảnh giáo viên trong khối trao đổi

4.2.Biện pháp 2: Xây dựng các hoạt động truyền thông gần gũi, hấp dẫn, sinh động để thu hút sự tham gia của trẻ.

Năm học 2021-2022 diễn ra trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid

19 Điều mà tôi băn khoăn là làm cách nào để kết nối với phụ huynh và học sinh

dù trong thời gian trẻ không được đến trường cô và trẻ vẫn có thể gần gũi và hiểu nhau, cô có thể truyền đạt được nhiều kiến thức bổ ích cho các con Và tôi biết rằng, muốn làm được điều đó chỉ có thể nhờ vào các hoạt động truyền thông Để công tác truyền thông đạt hiệu quả tôi đã thực hiện:

Tôi đã lập zalo nhóm, phòng zoom của lớp để trẻ học và phụ huynh có thể trao đổi cùng cô Tổ chức các hoạt động kết nối giao lưu với trẻ và gửi những video hoạt động theo kế hoạch vào zalo của nhóm, lớp nhờ phụ huynh mở cho trẻ xem Ở từng hoạt động tôi đã biến hóa thành bài học thú vị qua những trò chơi, trải nghiệm Ở những hoạt động kết nối trẻ được tương tác, giao lưu với bạn, với cô Đặc biệt là các hoạt động tôi tổ chức linh hoạt, thiết kế bài giảng poweroint, phần mềm Quizizz… phù hợp với đặc điểm để đa số trẻ có thể tham gia và thực hiện trực tuyến Qua đó giúp trẻ tự tin, hào hứng trong mọi hoạt động với cô và các bạn

Minh chứng 2: Hoạt động kết nối giao lưu với trẻ

4.3.Biện pháp 3: Lồng ghép tích hợp các kỹ năng bảo vệ bản thân thông qua một số hoạt động

Trong quá trình dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân, tôi lên kế hoạch cụ thể dựa trên khả năng của trẻ, hoạt động hàng ngày sao cho phù hợp nhất Như ở giờ học này cần lồng ghép kỹ năng bảo vệ bản thân nào cho trẻ, ở hoạt động kia thì lồng ghép kỹ năng nào Để làm sao những kỹ năng cô lựa chọn phải phù hợp, thực tế

* Kỹ năng vệ sinh cơ thể:

Kỹ năng tự phục vụ, rèn tính tự lập cho trẻ rất cần thiết như: Trẻ biết rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh Khi đó tôi có thể hỏi trẻ những câu hỏi như: + Các con thường rửa tay khi nào?

( Trước khi ăn, sau khi ho, hắt hơi, sổ mũi, sau khi đi vệ sinh, sau khi vứt

rác….)

+ Vì sao các con phải rửa tay cho thật sạch ?

( Vì bàn tay có rất nhiều vi khuẩn gây hại cho cơ thể co người nếu không được giữ gìn sạch sẽ Khi rửa tay sạch, sẽ tránh được một số bệnh lây truyền như: cúm

vi rút H5N1, H7N9, bệnh tay chân miệng, bệnh lao, bệnh thủy đậu, bệnh quai

Trang 8

bị ) Không chỉ thế mà trẻ còn vệ sinh răng miệng như : đánh răng, xúc miệng nước muối

(Minh chứng 3: Trẻ thực hiện kỹ năng rửa tay, đánh răng)

* Kỹ năng an toàn khi chơi.

Trong qua trình vui chơi học tập các con có thể gặp phải những mối nguy hiểm từ những đồ chơi, đồ vật như: chạy nhảy vấp ngã, các ổ điện, đồ chơi, khu vực chơi ở nhà, đâu là đồ vật an toàn, đồ vật không an toàn, Để giúp trẻ phân biệt, nhân thức được tôi đã đưa nội dung " Nhận biết đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm quanh bé trong chủ đề " Trường mầm non", " gia đình".lớn luôn chú ý giám sát trẻ, không để trẻ đi ra những nơi không đảm bảo an toàn như ao, hồ, kênh rạch, không để trẻ chơi cạnh những xô, chậu chứa nước

Do đó, người lớn luôn ở bên cạnh để giám sát trẻ, không để trẻ vào nhà

vệ sinh một mình

Không để trẻ chơi những nơi không đảm bảo an toàn như ao, hồ, kênh rạch, xô,

chậu chứa nước; không để trẻ vào nhà vệ sinh một mình, luôn theo dõi trẻ em khi chúng nghịch nước hoặc tắm rửa; các giếng nước, bể nước phải xây cao thành, các dụng cụ chứa nước như chum, vại, xô phải có nắp đậy chắc chắn

Phụ huynh không cho trẻ cầm các đồ chơi quá nhỏ có thể cho vào miệng, mũi (nhất là các loại hạt nhỏ, mẫu bút sáp màu nhỏ, đất nặn được vo tròn nhỏ…) khi cho trẻ ăn các loại quả có hạt cần bóc bỏ hạt trước khi cho trẻ ăn (mãng cầu, nhãn, chôm chôm, nho, táo, saboche…), nghiền nhỏ các loại hạt (hạt óc chó, hạt mắc ca, hạt điều, hạt đậu phộng…); giáo dục trẻ khi ăn không được vừa ăn vừa đùa nghịch hoặc nói chuyện; không ép trẻ ăn, uống, khi trẻ đang khóc, đang buồn ngủ, đang ho

+ Không cho trẻ chơi với những hột, hạt quá nhỏ sẽ rất nguy hiểm

+ Khi trẻ ăn không cho trẻ đùa nghịch nhau

+ Nếu cho trẻ chơi phải quan sát trẻ suốt tầm nhìn của người lớn

Minh chứng 4: Trẻ ăn hoa quả bỏ hạt

VD: Khi cô quay video và gửi video trong zalo của nhóm, lớp tôi đề nghị các bậc phụ huynh mở cho các con xem và động viên, hướng dẫn các con thực hiện theo video hướng dẫn của cô, nếu các con hoàn thành có thể chụp bài tập hoặc quay video trẻ thực hiện gửi vào zalo của lớp Khi ở nhà các đồ dùng gia đình, như đồ dùng nhà bếp, phích nước, ổ điện, bếp ga Tôi nhờ phụ huynh cho trẻ phân loại đồ dùng nguy hiểm và đồ dùng không nguy hiểm

* Kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể.

Tôi thường xuyên trò chuyện với trẻ về giới tính của bản thân, trang phục thường dùng cho các bạn nam, bạn nữ Tôi hỏi trẻ, có biết vùng kín của bản thân mình ở đâu không? 100% lớp trả lời là không biết, tôi liền phân tích cho trẻ hiểu, phần kín là chỗ mà chúng mình mặc đồ lót, Sau khi nghe tôi phân tích 100% lớp tôi đã biết đâu là "vùng kín"

Trang 9

Các bạn nữ thường hay mặc váy, nhất là trẻ mầm non bố mẹ thường không để ý nên hay cho con mặc váy ngắn Tôi đã thường xuyên trò chuyện vào hoạt động trò chuyện buổi sáng, giáo dục trẻ không nên mặc váy quá ngắn, không tự ý vén váy hay cho bất kỳ ai vén váy của mình Khi ngồi tôi nhắc trẻ khép đùi lại để giữ lịch sự Đặc biệt là không cho ai sờ vào chỗ mặc đồ lót Khi thay đồ ở nhà hay ở trường cần thay ở trong phòng Nếu như có ai đó có hành động sờ vào vùng mặc đồ lót, các con hãy tránh và kể cho bố mẹ và cô giáo nghe

Ví dụ: Ở chủ đề " Bản thân" tôi cho trẻ tìm hiểu khám phá các bộ phận trên cơ thể bé, giáo dục trẻ những bộ phận không được ai động đến ngoài bố mẹ,

bà, bác sỹ khi có bố mẹ Trò chuyện với trẻ về giới tính bản thân, trang phục thường dùng cho bạn nam, bạn nữ Tôi hỏi trẻ, có biết vùng kín của cơ thể mình

là đâu không? Tôi liền phân tích cho trẻ hiểu vùng kín tức là chỗ mà chúng mình mặc đồ lót, sau khi nghe tôi phân tích trẻ lớp biết được định nghĩa đâu là “vùng kín”.Trẻ trả lời chính xác các bộ phận trên cơ thể, việc trả lời thuật ngữ " Vùng kín " chính xác cũng là một cách để bảo vệ trẻ

(Minh chứng 5:Tranh minh họa bộ phận nhậy cảm trên cơ thể trẻ)

Ngoài ra tôi còn dạy trẻ học cách bảo vệ bản thân theo" quy tắc 5 ngón tay" vô cùng đơn giản và dễ thuộc

- Ngón cái gần nhất tượng trưng cho những người thân ruột thịt trong gia đình như; Ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột Bé có thể ôm thơm hoặc cho họ ôm, thơm tắm rửa khi còn bé Nhưng khi đã lớn bé cần tự tắm và thay quần áo trong phòng kín

- Ngón trỏ: Tượng trưng cho thầy cô, bạn bè ở trường lớp hoặc những người thân trong gia đình Những người này bé có thể nắm tay, khoác vai, hoặc chơi đùa Song chỉ dừng lại ở đó, nếu ai chạm vào " vùng kín " bé hãy hét to và gọi mẹ

- Ngón giữa: Là người quen biết nhưng ít khi gặp như hàng xóm, bạn bè của bố mẹ Những người này bé chỉ bắt tay, cười và chào hỏi

- Ngón áp út: Người quen trong gia đình mà bé mới gặp lần đầu Với những người này bé chỉ dừng lại ở mức vẫy tay, chào hỏi

- Ngón út: Ngón xa bé nhất thể hiện cho những người hoàn toàn xa lạ hoặc những người có cử chỉ thân mật, khiến bé thấy lo sợ, bất an Với những người này bé hoàn toàn có thể bỏ chạy, hét to để thông báo với mọi người xung quanh khi họ cố ý đến gần tiếp cận

( Minh chứng 6:Tranh minh họa " Quy tắc 5 ngón tay" )

* Kỹ năng xử lí khi bị lạc.

Với kỹ năng này giáo viên sẽ lồng ghép giáo dục trong các giờ hoạt động học như: Khám phá môi trường xung quanh, truyện thơ, các chủ đề như " gia đình" "giao thông" Hoặc giáo viên có thể tổ chức cho trẻ một giờ hoạt động

Trang 10

cho trẻ xem các tình huống, trò chuyện, hoặc đóng kịch về các kỹ năng cần thiết nếu trẻ bị lạc

Dạy trẻ tự bảo vệ mình cực kì quan trọng nên cần phải dạy ngay từ khi trẻ còn nhỏ, chứ không phải thụ động đến lớn hay khi sự việc đã sảy ra rồi mới lo lắng Để dạy trẻ cần kiên nhẫn từng ngày rất kỳ công chứ không phải dặn dò xuông

Ví dụ: Cô nhờ phụ huynh đặt tình hống khi bị lạc và trao đổi cùng trẻ, cho trẻ chọn cách giải quyết

Dạy trẻ khi bị lạc nói không với: Không nhận đồ từ người lạ, không đi theo người lạ, không tiếp tục đứng gần, tiếp xúc hay nói chuyện với người đó nữa Đến nơi có đám đông nhờ công an giúp đỡ

Vì vậy giáo viên cần lồng ghép vào hoạt động học để trẻ nhớ số điện thoại của bố mẹ, địa chỉ gia đình, thường xuyên hỏi lại để trẻ ghi nhớ hoặc viết lên balo cá nhân của trẻ, để cần khi bị lạc

* Kỹ năng Phòng, tránh cháy, bỏng:

- Phụ huynh cần phải kiểm tra thức ăn trước khi cho trẻ ăn, uống

- Tránh cho trẻ ăn thức ăn, uống nước khi còn quá nóng: không cho trẻ đến gần nồi đun bếp ga, bếp củi, nồi canh hoặc phích nước còn nóng; không để trẻ nghịch diêm, bật lửa và các chất khác gây cháy, bỏng Không để trẻ tự tắm với vòi nước nóng, lạnh Để điện, bật lửa, bàn là, nước nóng, nến, đèn dầu… xa với tầm với của trẻ Không để trẻ đến gần ống xả của xe máy khi vừa dùng vì rất dễ gây bỏng, khi bị bỏng thường bỏng sâu, dễ nhiễm trùng và để lại sẹo.Giáo dục cho trẻ biết đồ vật và nơi nguy hiểm

Minh chứng 7: Hình ảnh phụ huynh dạy trẻ tránh cháy, bỏng.

* Kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông.

Đây là một kỹ năng quan trong đối với trẻ khi trẻ tham gia vào xã hội, giáo viên nên giúp trẻ hiểu một số biển báo cơ bản, một số loại đường cơ bản, một số người có vai trò quan trọng trong việc điều hành giao thông, cách sang đường hay cách đi qua ngã ba, ngã tư Không cho trẻ ra đường một mình, không

để các anh, chị chở trẻ đi trên các phương tiện giao thông Khi cho trẻ đi bộ phải dắt trẻ đi trên vỉa hè, đi phía tay phải để tạo thói quen cho trẻ Khi người lớn chở trẻ đi trên các phương tiện giao thông xe đạp, xe máy cần cho trẻ ngồi an toàn Khi tham gia giao thông phải đôi mũ bảo hiểm

Minh chứng 8: Trẻ đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

4.4.Biện pháp 4: Giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân qua bài tập trắc nhiệm và tình huống

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w