Thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu tập thể như: Bóng chuyền, thinấu ăn, tổ chức ca hát, chơi kéo co, nhảy bao bố….Ban giám hiệu, năng động trong sự đổi mới quản lý điều hành và luôn
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIẢI PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC CHO TRẺ 3 - 4 TUỔI TẠI LỚP C1 TRƯỜNG
MẦM NON NGA LIÊN
Người thực hiện: Mai Thị Hương Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường mầm non Nga Liên SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
THANH HÓA, NĂM 2024
Trang 2NỘI DUNG Trang
1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Mục đích nghiên cứu 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 5
Giải pháp 1: Học tập thay đổi nhận thức để trở thành “Người
Giải pháp 2: Xây dựng các tiêu chí lớp học hạnh phúc cho trẻ. 8
Giải pháp 3: Xây dựng môi trường lớp học hạnh phúc cho trẻ. 10 Giai pháp 4: Tạo động lực và truyền cảm hứng cho trẻ thông
qua các hoạt động học với hình thức lấy trẻ làm trung tâm. 12
Giai pháp 5: Phối hợp với đồng nghiệp và phụ huynh trong công
2.4 Hiệu quả sau khi áp dụng các biện pháp đã lựa chọn 17
Trang 31 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết trường học hạnh phúc là khi người học được đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình, được tôn trọng, lắng nghe, chia sẻ Để xây dựng trường học hạnh phúc cần thực hành tốt tinh thần dân chủ, không áp đặt, rập khuôn, một chiều, không nhồi nhét kiến thức Vì thế có thể nói, công tác xây dựng trường học hạnh phúc là việc làm rất cần thiết của các nhà trường hiện nay Xuất phát từ thực tiễn của nền giáo dục và định hướng phát triển lâu dài của nhà trường, bên cạnh việc nâng cao chất lượng chuyên môn thì việc tạo ra môi trường học tập tích cực, thân thiện tiến đến mục tiêu “Trường học hạnh phúc -Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc” không chỉ là đích đến mà còn là khát vọng của toàn xã hội đã và đang hướng tới Để mô hình trường học hạnh phúc không dừng lại khẩu hiệu, phong trào nhất thời, cần nâng cao nhận thức của toàn thể đội ngũ thầy cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh, phụ huynh và toàn
xã hội trong việc kiến tạo môi trường học tập, giáo dục lành mạnh
Thực tế thì sao? Đâu đó những câu chuyện không vui, bạo lực học đường đang là vấn đề nóng, nhức nhối trong xã hội Còn tại lớp tôi một số trẻ chưa thấy hứng thú khi đến lớp, tâm lý chưa thoải mái, một số trẻ chưa hòa đồng với bạn
bè, một số trẻ thì sống khép kín chưa cởi mở nói chuyện cùng cô với các bạn khi đến lớp mẫu giáo Một số giáo viên còn áp dụng các biện pháp cũ, và giáo viên chúng tôi đôi khi còn nặng nề về chất lượng, cũng như những nhu cầu của phụ huynh hiện nay
Từ thực trạng đó, những năm gần đây,"Trường học hạnh phúc” đã trở thành một từ khóa quen thuộc và quan trọng của ngành Giáo dục Cùng với trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh, việc tạo dựng ngôi trường hạnh phúc cũng được ngành Giáo dục hết sức chú trọng Mô hình Trường học hạnh phúc lấy cảm hứng từ mô hình Happy School của UNESCO (Tổ chức Giáo dục khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc), được triển khai thí điểm vào tháng 4.2018 ở một số trường học tại Thành phố Huế và hiện đang được nhân rộng trên địa bàn
cả nước Trường học hạnh phúc là trường học thân thiện, đem đến sự hài lòng, thỏa mãn và đáp ứng tốt nhu cầu, quyền được học tập, giáo dục, rèn luyện một cách toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ của người học Trường học hạnh phúc là nơi mà ở đó kỷ luật vẫn nghiêm, kỷ cương vẫn được thực hiện, nhưng niềm vui và hạnh phúc vẫn có được từ sự tự giác và ý thức tích cực của mỗi cá nhân Khi con người có hạnh phúc, sẽ tạo động lực tinh thần để người học không ngừng nỗ lực vươn lên chiếm lĩnh những đỉnh cao tri thức
Trong đó Mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân
có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ và nhân cách của trẻ “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” Để trẻ em có được hạnh phúc trước hết là được sống trong một gia đình hạnh phúc, được học tập trưởng thành trong một ngôi trường hạnh phúc “Hạnh phúc” hai từ giản dị ấy luôn là mong muốn, khát khao trong trái tim mỗi con người
Hiểu được tầm quan trọng, những lợi ích giáo dục của việc xây dựng lớp học hạnh phúc mang lại, tôi nhận thấy mình cần phải thay đổi một số biện pháp
và tác phong khi dạy trẻ, thay vào đó là cái nhìn mới, không phải là hiệu lệnh là
Trang 4nghiêm khắc là nôn nóng để có được kết quả mà là những cử chỉ ân cần hơn, những cái ôm tình cảm và những lời nói yêu thương Tôi lắng nghe nhiều hơn để hiểu trẻ, giao tiếp nhiều hơn để tạo nên sự thân mật để trẻ luôn có cảm giác ấm
áp vui vẻ thân thiện Từ những lí do trên sau một thời gian nghiên cứu, học hỏi
tôi mạnh dạn áp dụng giải pháp “Xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3 - 4
tuổi tại lớp C1 trường mầm non Nga Liên”.
1.2 Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu xây dựng lớp học hạnh phúc, để cô và học trò có được niềm vui hân hoan, hạnh phúc mỗi khi đến trường Nghiên cứu để nắm được tâm lí, năng lực, sở trường của người học để có giải pháp tác động phù hợp
Nghiên cứu để tìm ra một số giải pháp và tác phong khi dạy trẻ, thay đổi một số kỹ năng mềm, không phải là hiệu lệnh là nghiêm khắc là nôn nóng để có được kết quả mà là những cử chỉ ân cần hơn, những cái ôm tình cảm hơn và những lời nói yêu thương Cô lắng nghe nhiều hơn để hiểu trẻ, giao tiếp nhiều hơn để tạo nên sự thân mật để trẻ luôn có cảm giác ấm áp vui vẻ thân thiện, để câu nói “Mỗi ngày đến lớp là một ngày vui” không còn là khẩu hiệu mà trẻ luôn
thấy rằng “Trường học là ngôi nhà thứ 2 của trẻ” và “Cô giáo đúng là mẹ hiền”
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 3 – 4 tuổi tại lớp C1 trường mầm non Nga Liên để nhằm xây dựng một môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và tôn trọng giữa cô và trẻ
1.4 Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu tài liệu, mạng internet, tạp chí giáo dục mầm non
* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp quan sát trực quan: Quan sát trẻ qua các hoạt động
- Phương pháp dùng lời: Trò chuyện, động viên khuyến khích trẻ
- Phương pháp thực hành, trải nghiệm: Cho trẻ được thực hành để tạo ra sản phẩm qua các hoạt động, trẻ được trải nghiệm đóng các vai phù hợp với chủ đề
* Phương pháp thống kê: Xử lý các số liệu khảo sát
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Hạnh phúc là một khái niệm vô cùng rộng lớn, mỗi con người, mỗi lứa tuổi lại có một quan niệm khác nhau về hạnh phúc Hạnh phúc vốn tồn tại xung quanh mỗi người, xuất phát từ chính bản thân mỗi người, từ những điều nhỏ bé, dung dị nhất Hạnh phúc là gì? Có lẽ mỗi người đều tự đặt câu hỏi như vậy và mỗi người đều có câu trả lời cho riêng mình Hạnh phúc có thể lớn lao mang tầm nhân loại, khi ta mong cho trái đất hết đói nghèo, hết chiến tranh, mong cho hết dịch bệnh covid
Nhưng cũng có khi hạnh phúc chỉ nhỏ nhoi đơn giản như hình ảnh một bà
mẹ làm việc quần quật suốt ngày để kiếm tiền lo cho con ăn học, thành người, với bà đó là niềm hạnh phúc Với tuổi trẻ, hạnh phúc là đứng trước sự sôi động của đời sống xã hội, có những ấp ủ, khao khát được thể hiện mình, được thành công và được thừa nhận năng lực Với người già, hạnh phúc là được sống giữa
Trang 5tình yêu thương, chia sẻ của những đứa con, của những người hàng xóm mời nhau bát nước chè xanh, ngồi vui kể chuyện tâm tình
Với mỗi một chúng ta, hạnh phúc là được làm những công việc phù hợp với khả năng, năng lực mình,những niềm vui và nỗi buồn, được quan tâm, yêu thương chăm sóc những người thân, sống chan hòa, nhân ái, có trách nhiệm với cộng đồng
Hạnh phúc không quá lớn lao, xa vời mà đôi khi thật giản dị, gần gũi, nó luôn hiện hữu trong đời sống, từng giây phút, từng ngày, với tất cả mọi người Những đứa trẻ hạnh phúc luôn được lắng nghe Điều này nuôi dưỡng sự tự tin của trẻ và làm trẻ hạnh phúc Lắng nghe khi trẻ nói, đó là cách tốt nhất để xây dựng một mối quan hệ cởi mở và trung thực với trẻ và làm cho trẻ hạnh phúc Những đứa trẻ hạnh phúc luôn được yêu thương con vô điều kiện: Dù lũ trẻ thật
là rắc rối và phiền toái, chúng cũng thường hay mắc sai lầm, nhưng hãy luôn bao dung, tha thứ và yêu thương chúng vô điều kiện Bởi vì, khi bọn trẻ biết rằng cô giáo luôn yêu thương và sẵn sàng hỗ trợ chúng dù có chuyện gì xảy ra đi nữa thì chúng sẽ rất tự tin và an toàn trong các quyết định của mình Khi trẻ biết rằng cô giáo luôn ở bên, dù con tốt đẹp hay tồi tệ thì con sẽ hạnh phúc Lớp học hạnh phúc là yêu thương, an toàn và tôn trọng
Lớp học hạnh phúc phải là điểm đến thân thiện và vui thích của trẻ, là môi trường giáo dục hoàn hảo tạo được cho trẻ tâm lí thoải mái khi trẻ đến lớp Lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác muốn đến khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung động Bên cạnh đó, học sinh cảm thấy có niềm tin, có động lực khi đến lớp và dễ nhớ nhung nếu không đến lớp Lớp học hạnh phúc không áp đặt trẻ phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích và say mê Ở đó, trẻ được học những gì có ý nghĩa với chúng, được khơi gợi niềm yêu thích, các bài học được thông qua các trò chơi và những trải nghiệm
2.2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
* Thuận lợi: Trường mầm non Nga Liên có cơ sở hạ tầng khang trang và
đã được công nhận trường chuẩn Quốc gia mức độ I
Ban giám hiệu quan tâm về tinh thần, động viên khích lệ giáo viên trong công tác Thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu tập thể như: Bóng chuyền, thi nấu ăn, tổ chức ca hát, chơi kéo co, nhảy bao bố…
Ban giám hiệu, năng động trong sự đổi mới quản lý điều hành và luôn tạo điều kiện để bản thân được tham gia dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp
vụ, tham dự và thực hiện chuyên đề, tiết dạy thao giảng trao đổi, rút kinh nghiệm trong quá trình tổ chức các hoạt động lấy trẻ làm trung tâm, đặc biệt có rất nhiều ý kiến thảo luận xây dựng tìm giải pháp để nâng cao hiệu quả việc xây dựng lớp học hạnh phúc - trường học hạnh phúc
Bản thân tôi là một giáo viên chịu khó học tập, yêu nghề, mến trẻ say sưa với công việc, có kiến thức ứng dụng công nghệ, luôn chịu khó sưu tầm các nguyên vật liệu sáng tạo cho trẻ hoạt động
Trong trường có nhiều giáo viên có kinh nghiệm trong giảng dạy hỗ trợ, góp ý giúp tôi xây dựng những ý tưởng thành hiện thực Tôi là một giáo viên ham học hỏi, luôn tích cực tìm tòi, sáng tạo trong mọi hoạt động, tôi cũng có khả
Trang 6năng tổ chức các trò chơi, tổ chức các chương trình lễ hội, các hoạt động trải nghiệm, tham quan Luôn yêu nghề, mến trẻ coi trẻ như con em của mình Tôi là một giáo viên hạnh phúc vì đơn giản tôi yêu thương trẻ, hàng ngày được nghe tiếng cười nói bi bô của trẻ là tôi cảm thấy hạnh phúc rồi
Về trẻ, đa số trẻ ngoan ngoãn, khỏe mạnh, mạnh dạn, tích cực chủ động tham gia các hoạt động giáo dục
Một số phụ huynh có nhận thức tốt và quan tâm hơn đến sự phát triển của con mình nên tích cực phối hợp và hưởng ứng các phong trào sưu tầm, góp các nguồn nguyên vật liệu cùng cô làm các đồ dùng tạo môi trường đa dạng cho trẻ hoạt động trải nghiệm Được phụ huynh quan tâm và tin tưởng ở giáo viên
*Khó khăn
Dựa trên thực tế ở lớp tôi phụ trách tuy trẻ cùng chung độ tuổi là 3-4 tuổi nhưng phát triển tâm lý và kỹ năng chơi của trẻ lại không đều, tuy cùng độ tuổi nhưng lại nhận thức khác nhau, đặc biệt 1 số trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn
tự tin
Một số ít phụ huynh còn xem nhẹ việc chăm sóc - giáo dục, xem việc hoạt động vui chơi của trẻ ở độ tuổi mầm non chỉ là sự tiêu khiển cho vui, chưa ý thức được vui chơi đóng vai trò chủ đạo quyết định ý thức và sự phát triển tri thức cho trẻ
Cơ sở vật chất của trường gặp nhiều khó khăn như: đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động trải nghiệm còn đơn giản, thô sơ, chưa phong phú và chưa đảm bảo tính thẩm mỹ
Cách tạo môi trường cho trẻ hoạt động của giáo viên còn nghèo nàn, các bài tập sàn, các nguyên vật liệu mở còn hạn chế, các trò chơi chưa phong phú, hấp dẫn trẻ, trẻ chưa thực sự có cơ hội để khám phá, trải nghiệm
Để tiến hành tổ chức thực hiện các giải pháp của đề tài, tôi xác định các mục tiêu giải quyết của các giải pháp qua các nội dung khảo sát chất lượng cho trẻ như sau:
Dưới đây là bảng thống kê kết quả khảo sát khi chưa áp dụng biện pháp.
Nội dung Số lượng
trẻ
Trẻ hứng thú, tích cực.
Trẻ chưa hứng thú, tích cực.
SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % Trẻ vui vẻ tự giác chào cô, bố
mẹ và đi vào lớp 35 15 42,9 20 57,1 Trẻ vô tư thể hiện nhiều cảm
xúc, bộc lộ suy nghĩ, tính cách
của bản thân
Trẻ hoà đồng, yêu thương bạn
bè, cô giáo 35 17 48,6 18 51,4 Trẻ hứng thú khi tham gia vào
các hoạt động 35 15 42,9 20 57,1
Trang 7Từ kết quả khảo sát trên tôi thấy số trẻ hứng thú, tích cực còn thấp Phụ huynh thấy lo lắng, băn khoăn khi con không vui vẻ đến lớp
- Còn ngần ngại chưa tin tưởng cô giáo
- Chưa nhiệt tình quan tâm trao đổi với cô về tình hình của con ở trên lớp
* Từ kết quả khảo sát, tôi xác định tiến hành giải quyết mục tiêu của sáng
kiến bằng một số giải pháp như sau:
2.3 Các giải pháp thực hiện
Hạnh phúc là khi được làm điều mình yêu thích, là có thể thỏa sức sáng tạo
và thực hiện đam mê của mình, là trạng thái cảm xúc hân hoan, thỏa mãn nhu cầu về đời sống vật chất và sự vừa lòng của cả đời sống tinh thần Tôi đã đưa ra
1 số giải pháp để xây dựng lớp học hạnh phúc sau:
Giải pháp 1: Học tập thay đổi nhận thức để trở thành “Người giáo viên hạnh phúc”
Nghề giáo là một nghề nhiều áp lực và là giáo viên mầm non lại càng áp lực hơn nữa Chịu áp lực từ kiến thức và chương trình, áp lực của phụ huynh học sinh, áp lực từ trẻ, áp lực từ chính bản thân với mong muốn trẻ lớp mình phụ trách phải hoàn hảo, phải ngoan ngoãn, phải nghe lời, phải đạt các mục tiêu giáo dục Bên cạnh đó giáo viên mầm non còn luôn phải làm việc quá thời gian quy định hay việc quá tải trẻ tại lớp cũng tạo nên áp lực không nhỏ đối với đội ngũ giáo viên
Trước đây trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ với nhiều khó khăn áp lực vô tình chúng tôi lại tạo thêm áp lực cho mình do muốn trẻ phải
có nề nếp, chúng tôi thường siết chặt nội quy, quy định của lớp, muốn trẻ phải học theo khuôn khổ, sẵn sàng kỷ luật với những trẻ chưa ngoan, hay nói chuyện, hay đùa nghịch, trẻ hiếu động, trẻ hay đánh bạn, trẻ không tập trung trong các hoạt động Thậm chí tôi còn đưa ra khẩu hiệu “ Kỉ luật là sức mạnh” Tôi muốn lớp mà tôi phụ trách phải hoàn hảo, phải quy củ như môi trường quân đội Đổi lại trẻ lớp tôi ngoan, biết nghe lời cô giáo, lớp luôn xếp loại tốt, cuối năm được phụ huynh, nhà trường và đồng nghiệp ghi nhận Nhưng theo đó tôi thấy mình dần như cái máy, trẻ tỏ ra nghiêm túc khi tiếp xúc với cô giáo, mối quan hệ của
cô giáo và học sinh của mình trở nên xa cách hơn, mỗi ngày qua đi chúng tôi cảm nhận được trẻ của chúng tôi không có sự “phá cách” để tạo ra cái mới, cái sáng tạo của riêng mình hơn, ít nụ cười vang một góc chơi và tôi cũng ít được nghe những câu chuyện ngây thơ chân thật từ cảm xúc của các con Thậm chí có những lúc tôi đứng hình khi nhận được những phản ứng ngược từ học trò của mình bằng những cái lườm, những lời lẩm bẩm không rõ lời, những ức chế không nói thành lời và cả những giọt nước mắt của các con Sự cầu toàn của tôi đặt ra bắt buộc trẻ phải theo “Khuôn mẫu” mà tôi không nghĩ trẻ muốn làm theo những gì mà mình muốn Liệu rằng trẻ có hạnh phúc không khi cứ “lập trình” trẻ như một con robot như thế?
Mỗi ngày tôi thấy mình thật sự mệt mỏi, tôi thiết nghĩ mình yêu thương các con như vậy, dành nhiều tâm huyết cho các con như vậy mà sao tôi không có được tình yêu thương của bọn trẻ, tôi rất buồn, và tôi nghĩ mình phải thay đổi
Và thay đổi như thế nào?
Trang 8Thứ nhất, tôi tiếp tục tự bồi dưỡng lý tưởng sống từ tình yêu nghề, yêu trẻ
Với mỗi cá nhân khi chọn nghề đều vì yêu nghề, nhưng theo thời gian với những áp lực của nghề, của cuộc sống tình yêu nghề, nhiệt huyết ban đầu dần dần phai nhạt dần Chính vì vậy, cá nhân tôi thấy rằng mỗi giáo viên mầm non cần phải tự bồi dưỡng tình yêu nghề để thấy được rằng việc gắn bó với nghề là một điều quý giá, được trực tiếp chăm sóc, nuôi dạy những mầm non tương lai của đất nước là một việc đáng trân trọng và mình thực sự là người có lý tưởng sống, có ích cho xã hội Mỗi người có một cách riêng nhưng cá nhân tôi tự tìm lại lý tưởng của mình chính từ những kỷ niệm ban đầu khi chọn nghề, từ nhưng
nụ cười hạnh phúc của các con, từ những thành công dù là nhỏ nhất của trẻ, nghe thêm những câu chuyện truyền lửa từ các thầy cô giáo vùng cao nơi khó khăn nhất cho việc dạy và học, nhưng những người thầy, người cô ấy vẫn bám làng, bám bản cõng những con chữ đến những em nhỏ…
Thứ hai, tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng, tự bồi dưỡng cảm xúc tích cực cho bản thân
Công việc áp lực, cường độ lao động cao dễ dẫn tới nảy sinh những cảm xúc tiêu cực và những cảm xúc tích cực giảm dần, đây là nguy cơ dễ dẫn các hành vi không tích cực chính vì vậy mà vai trò của cảm xúc tích cực vô cùng quan trọng, cảm xúc tích cực có ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định của giáo viên mầm non, giúp giáo viên có thể làm chủ được cảm xúc của mình, suy nghĩ
và hành động tốt, chính xác và đạt được thành công, tình yêu nghề cũng ngày một đi lên, trẻ cũng được nhận nhiều hơn tình yêu thương Nhưng những cảm xúc tích cực không phải tự nhiên mà có, nó phải được bồi dưỡng, được chính bản thân mỗi người tự nuôi dưỡng Theo tôi, cần phải bồi dưỡng tình yêu nghề, biết và thực hiện các cách thức để quản lý, điều khiển các cảm xúc trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ em, và đặc biệt là biết cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực, phát triển những cảm xúc tích cực Để thực hiện được đòi hỏi mỗi cá nhân phải tự đưa ra cho mình một cách thức phù hợp với bản thân
Ví dụ: Trong 1 giờ hoạt động ngoài trời, tôi cho ra chơi với đồ chơi cát nước, khi thông báo hết giờ chơi tất cả trẻ lớp tôi đã đứng lên đi rửa tay, duy nhất còn 1 bạn nhất quyết không chịu đứng lên vẫn muốn chơi tiếp, tôi đã nói nhẹ nhàng giải thích cho bạn ấy hiểu thời gian chơi đã hết và gợi ý cho bạn ấy đến hoạt động tiếp theo, nhưng bạn ấy vẫn bướng bỉnh không chịu nghe lời và thái độ với tôi Thực sự lúc đó tôi rất bực mình, ức chế nhưng tôi đã kiềm chế cảm xúc của mình Tiếp tục cho các bạn trong lớp đi rửa tay đến bạn cuối cùng Tôi dẫn bạn đó đến và tạo tình huống thi đua với bạn đó: Cô cháu mình thi đua xem ai vào rửa tay nhanh và sạch hơn nhé? Tôi đã dẫn dắt trẻ vào tình huống mới để trẻ quên đi việc đang chơi cát nước Với những biện pháp mềm mỏng như vậy tôi đã thuyết phục được trẻ đứng lên đi rủa tay với tâm trạng thoải mái vui vẻ Và đặc biệt là biết cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực, phát triển những cảm xúc tích cực Để thực hiện được đòi hỏi mỗi cá nhân phải tự đưa ra cho mình một cách thức phù hợp với bản thân
Thứ ba, cần xác định được công việc của mình
Trang 9Để thực hiện tốt công việc của mình giáo viên mầm non cần: Yêu thương,
ân cần với trẻ, không cáu gắt, đánh mắng, trách phạt trẻ, đối xử công bằng với tất cả trẻ, tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân trẻ, luôn cởi mở, vui vẻ với trẻ, tích cực tìm hiểu, phát hiện khả năng và sự khác biệt của trẻ, giúp đỡ trẻ trong các tình huống cụ thể, thấu hiểu trẻ, nắm bắt được nhu cầu cá nhân của trẻ, trạng thái, diễn biến tâm lý tình cảm, nhận ra những thay đổi nhỏ của trẻ để giúp trẻ biết thể hiện tình cảm, thái độ của mình với mọi người xung quanh Đồng thời, giáo viên cần tạo được niềm tin ở trẻ, gần gũi với trẻ, có lòng yêu nghề, tận tụy, tâm huyết, kiên nhẫn
Bên cạnh đó tôi chú ý hơn đến các chương trình trên VTV7, các tài liệu bồi dưỡng và Chương trình “Thầy cô chúng ta đã thay đổi” là một chương trình như thế, chương trình đã cho chúng ta thấy một cách toàn diện về người giáo viên hiện nay, người giáo viên hạnh phúc, tôi đã tự nghiên cứu, tìm tòi và đọc các tài liệu nói về hạnh phúc nói chung và hạnh phúc của trẻ em nói riêng như cuốn: Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới của thiền sư Thích Nhất Hạnh và Katherine Weare Tôi nhận thấy trước tiên tôi phải là người hạnh phúc thì mới mang đến hạnh phúc cho các con
Hình ảnh: Chương trình Thầy cô chúng ta đã thay đổi
Ví dụ: Nếu như trước đây với trẻ đầu năm đi học còn quấy khóc tôi dỗ dành,
cũng động viên nhưng trẻ vẫn như vậy, thậm trí có những lúc tôi còn thể hiện sự nghiêm khắc thái quá, phạt các con Nhưng hiện giờ, trong giờ đón trẻ tôi luôn thay đổi nhiều hình thức chào hỏi thông qua các hình ảnh để cho trẻ có nhiều sự lựa chọn như đập tay, bắt tay, ôm Và cảm thấy vui vẻ thoải mái khi đến lớp Khi trẻ mới đến lớp còn quấy khóc tôi sử dụng các lời nói ân cần, những cái ôm ấm áp thể hiện sự đồng cảm với trẻ, với những khó khăn mà trẻ gặp phải khi đến lớp, dần dần tâm sự để tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra những giải pháp cho trẻ, nếu như trẻ sợ môi trường mới thì có thể cho trẻ làm quen dần với cô, với bạn, nhóm bạn, với lớp học Nếu như trẻ nhớ mẹ thì cô có thể cho trẻ thấy tình yêu thương của cô của bạn và hướng trẻ vào các hoạt động để trẻ quên dần đi
Kết quả: Sau khi áp dụng tôi thấy trẻ bắt nhịp nhanh hơn với lớp học, trẻ
tự tin hơn khi đến lớp và sự dỗi hờn, khóc lóc thậm chí gào thét dần được thay thế bằng nét mặt buồn và nụ cười dần tươi trên mỗi khuôn mặt khi được đến lớp Bản thân tôi đã thực sự thấy được niềm vui, thấy hạnh phúc, thấy mình lại
là người có lý tưởng trong cuộc sống và công việc, sống tích cực hơn, cười nhiều hơn, lắng nghe, tôn trọng, quan tâm bản thân nhiều hơn Tôi luôn nhìn mọi việc theo chiều hướng tích cực, nghĩ đến những điều tích cực, nhìn người khác bằng con mắt yêu thương, bao dung và muốn lan tỏa niềm vui của mình cho người khác Tôi đã biết giáo dục bằng cả trái tim và khối óc, trái tim để yêu thương, để tôn trọng, để lắng nghe, khối óc để biết kiểm soát những cảm xúc tiêu cực, biết chơi cùng trẻ nhiều hơn, tôi đã trao đi những cái ôm, trao đi những
nụ cười và sử dụng thật nhiều những lời khen gợi động viên và khuyến khích trẻ, trẻ đã thực sự coi cô giáo như một người mẹ, một người bạn, đã xóa đi khoảng cách cô trò
Trang 10Hình ảnh: Cô và trẻ vui vẻ trong giờ đón trẻ Giải pháp 2: Xây dựng các tiêu chí lớp học hạnh phúc cho trẻ.
Việc xây dựng tiêu chí lớp học hạnh phúc cho trẻ giúp chúng tôi và giáo viên trong lớp cùng có một định hướng rõ ràng, giúp các Giải pháp thực hiện xây dựng lớp học hạnh cho trẻ phúc đạt kết quả tốt nhất, phù hợp với khă năng, năng lực, tinh thần của giáo viên, học sinh và phụ học sinh trong lớp tôi
Dựa vào kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường cũng như của lớp Tôi đã thảo luận cùng giáo viên trong lớp lựa chọn, thay đổi nội dung để xây dựng những tiêu chí phù hợp với đặc điểm của giáo viên, học sinh, phụ huynh và điều kiện thực tế của lớp Chúng tôi đã mạnh dạn xây dựng tiêu chí lớp học hạnh phúc cho lớp mình như sau:
trường
lớp học
xanh,
sạch
đẹp, an
toàn,
thân
thiện
1.1 Môi trường lớp học đảm bảo xanh, sạch, đẹp
- Có góc thiên nhiên được sắp xếp hợp lý, tạo điều kiện cho trẻ khám phá, trải nghiệm
- Trong lớp học cây xanh có lợi cho sức khỏe phải được sắp xếp phù hợp và thường xuyên chăm sóc
1.2 Đảm bảo an toàn
- 100% trẻ được an toàn về thể chất và tinh thần, không xảy
ra tình trạng bạo hành
- Thiết bị dạy học, đồ đùng, đồ chơi đảm bảo an toàn, thường xuyên được lau chùi, vệ sinh
- Không gian lớp học, các góc chơi được sắp xếp hợp lý, khoa học