1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh giải pháp xây dựng trường học hạnh phúc ở trường thpt lam kinh huyện thọ xuân tỉnh thanh hóa

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

Vì thế, giáo dục với vai trò quan trọng của nó cũng cần phải được nhìn nhận,được tiếp cận ở việc mang lại hạnh phúc cho người học và nhà trường phải trở thànhtrường học hạnh phúc, ở đó mọi người đều có được cảm giác sung sướng vì đạt được ýnguyện Trong đó quan trọng nhất là làm thế nào để mỗi thầy giáo, cô giáo của chúngta được hạnh phúc, để họ có thể mang đến hạnh phúc cho học sinh theo kiểu dâychuyền mà hiệu trưởng là người khởi nguồn và tổ chức, kiến tạo; ngược lại, sự thànhcông và hạnh phúc của học sinh, của giáo viên lại là thành công và niềm vui của hiệu

trưởng Tôi rất tâm đắc với câu nói “Người giáo viên hạnh phúc sẽ thay đổi cả thếgiới”.

Trường học là thiết chế văn hóa - giáo dục đặc biệt, việc quan tâm, đầu tư chogiáo dục được xem là nhân tố quan trọng cho sự phát triển, cho tương lai tương sángcủa dân tộc như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới, xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng đặc biệt của giáo dục - đào tạo, coigiáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu.

Tất cả vì mục tiêu “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, việc giáo dục, đào tạo

thế hệ trẻ có tri thức, trí tuệ, nhân cách là trách nhiệm của thế hệ đi trước, của cả cộngđồng, trong đó đội ngũ thầy cô giáo giữ vai trò quan trọng Mục tiêu của giáo dục làlấy người học làm trung tâm, giúp họ phát triển toàn diện năng lực và tố chất để ngàycàng hoàn thiện nhân cách, trở thành những con người hữu ích cho xã hội Hãy nghehọc sinh nói, để thấu hiểu những mong ước giản dị, từ đó mang lại những giá trị hạnhphúc cho họ từ những điều giản dị, thân thương nhất.

Hiện nay, khái niệm trường học hạnh phúc đang ngày càng phổ biến, được cáccấp lãnh đạo, các nhà trường quan tâm Các hội thảo xây dựng trường học hạnh phúcđược tổ chức khá nhiều Bộ GD - ĐT cũng đã có công văn số 2033/BGDĐT-

NGCBQLGD ngày 13/5/2019 về việc “Chỉ đạo, triển khai Kế hoạch nâng cao năng

lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo”; Ban Thường vụ Công đoàn ngành giáo dục

Việt Nam có công văn số 57/CĐN ngày 15/12/2019 về việc hướng dẫn các đơn vị

trường học tổ chức và tham gia xây dựng trường học hạnh phúc theo “Kế hoạch nângcao năng lực ứng xử sư phạm đạo đức nhà giáo, người lao động đáp ứng yêu cầunhiệm vụ trong tình hình mới”.

Trang 2

Thực hiện phong trào thi đua do công đoàn ngành giáo dục Thanh Hóa phátđộng: “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” được cán bộ, nhà giáo và người lao độnghưởng ứng tích cực; Phong trào: “nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức, nhà

giáo, người lao động” gắn với xây dựng “Trường học hạnh phúc” giai đoạn 2021-2025;Xây dựng “Trường học hạnh phúc” cấp ngành với các chủ đề “xây dựng trường học

hạnh phúc”, “Hiệu trưởng thay đổi, nhà giáo đồng hành hướng tới trường học hạnhphúc”

Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi chọn đề tài “Giảipháp xây dựng trường học hạnh phúc ở trường THPT Lam Kinh, huyện ThọXuân, tỉnh Thanh Hóa” để làm đề tài nghiên cứu cho sáng kiến của của mình

1 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1 3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Cơ sở lý thuyết về trường học hạnh phúc

- Biện pháp để xây dựng trường học hạnh phúc tại trường THPT Lam Kinh

1 3.2 Phạm vi nghiên cứu

Hoạt động xây dựng trường học hạnh phúc tại trường THPT Lam Kinh

1 4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện các nhiệm vụ trên chúng tôi sử dụng phối hợp các phương phápnghiên cứu sau:

- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu cơ sở lí luận về trường học hạnh

phúc

- Phương pháp thống kê: Thống kê, phân tích số liệu thu thập được trong quá

trình điều tra, tìm hiểu về nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh vàhọc sinh nhà trường về trường học hạnh phúc.

1 5 Những điểm mới của SKKN: Đề xuất được các biện pháp xây dựng trường

học hạnh phúc từ đó khái quát thành các tiêu chí xây dựng trường học hạnh phúc tạitrường THPT Lam Kinh.

1 5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về trường học hạnh phúc.

- Điều tra, tìm hiểu về nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh vàhọc sinh nhà trường về trường học hạnh phúc

- Đề xuất biện pháp để xây dựng trường học hạnh phúc tại trường THPT LamKinh

1.6 Thời gian nghiên cứu tạo ra các giải pháp: Từ tháng 09/2023 đến tháng

3/2024

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lí luận và thực tiễn về trường học hạnh phúc.2.1.1 Cơ sở lý luận về trường học hạnh phúc

Trường học hạnh phúc (Happy Schools) được tổ chức UNESCO khuyến cáo vào

năm 2016, được báo cáo thường niên: “Trường học hạnh phúc: Khuôn khổ cho người

học ở châu Á-Thái Bình Dương”.

UNESCO xác định 22 tiêu chí để tạo ra những gì họ xem là Trường học hạnhphúc 22 tiêu chí này xoay quanh 3 chữ P Chữ P đầu tiên là People (con người), gồm

Trang 3

các yếu tố: tình bạn và các mối quan hệ trong cộng đồng nhà trường, thái độ tích cựccủa giáo viên, tôn trọng sự đa dạng và khác biệt của các cá nhân, sự tích cực và hợptác giữa các thành viên trong nhà trường, điều kiện làm việc của giáo viên, kỹ năng vànăng lực của giáo viên Chữ P thứ hai là Process (Hệ thống), bao gồm các yếu tố như:khối lượng công việc hợp lý và công bằng, tinh thần hợp tác và làm việc nhóm,phương pháp giảng dạy và học tập hấp dẫn, học tập tự do, sáng tạo… Đây là các quytrình, chính sách, hoạt động được thiết kế để vận hành ngôi trường một cách hợp lý.Chữ P thứ ba là Place (Môi trường), bao gồm các yếu tố như: môi trường học tập thânthiện, an toàn, không gian xanh…

Ngày 22.4.2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức lễ phát động “Triển khai Kếhoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnhphúc” Tại đây, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã nêu ra 3 yếutố cốt lõi trong một trường học hạnh phúc, đó là: yêu thương, an toàn và tôn trọng.Theo ông, đây cũng chính là nhu cầu tự thân, là động lực để các thành viên trong nhàtrường phấn đấu thực hiện

Hạnh phúc là một khái niệm có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ (Etuxia) biểu hiệntrình độ tư duy của con người, tưởng đã rất quen thuộc, dễ hiểu, được dùng một cáchphổ thông, thể hiện ở ngôn ngữ của các dân tộc khác nhau trên toàn cầu Các nhà triếthọc và tâm lý học thì cho rằng hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao, chỉ có ở loài người,nó mang tính nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lý trí Hạnh phúc gắn liềnvới quan niệm về niềm vui trong cuộc sống C.Mác, nhà duy vật biện chứng theo đuổimột chủ nghĩa nhân đạo cao cả, trọn đời mang nặng nỗi ưu tư, lòng trắc ẩn và sự cảmthông đối với những người lao động thì cho rằng khái niệm hạnh phúc tương đồng,cùng cấp độ với khái niệm tự do “Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúccho nhiều người nhất”1

2.1.2 Khái niệm trường học hạnh phúc

Theo tác giả Đặng Hoàng Ngân (2019)2, “hạnh phúc” thường được mô tả với sựliên quan về cảm xúc tích cực và sự thoả mãn trong cuộc sống Khi bàn về sự hạnhphúc, đó là cảm nhận của bản thân trong thời điểm hiện tại, hoặc sự đề cập chung hơnvề cách mỗi cá nhân cảm nhận về cuộc sống nói chung Bormans (2019)3 định nghĩahạnh phúc là “mức độ mà một cá nhân tin rằng chất lượng tổng thể của cuộc sống củahọ là thuận lợi về tổng thể” Hay “Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc liên quan đếnsự vui vẻ, hài lòng hoặc mãn nguyện”

Trường học hạnh phúc là điều mà nhiều nhà quản lý, nhiều thầy cô giáo đanghướng đến Tuy nhiên, như thế nào là trường học hạnh phúc? làm gì để có trường họchạnh phúc? trường học hạnh phúc cần gì? vẫn luôn là những trăn trở của mỗi thầy côgiáo, mỗi nhà quản lý giáo dục

Với nhận thức ấy, muốn có trường học hạnh phúc phải có những con người(những chủ thể) hạnh phúc: Các chủ thể trong một nhà trường bao gồm cán bộ, giáoviên, nhân viên, phụ huynh và học sinh Những yếu tố tâm lý nào để cho các chủ thểđó được hạnh phúc, làm sao để thỏa mãn được những mong muốn, nguyện vọng củahọ ở trong trường học? Nhận thức như thế nào cho chính xác và đầy đủ nhất về trườnghọc hạnh phúc? Để từ đó làm cho bản thân được hạnh phúc, xây dựng trường học hạnhphúc Một trường học hạnh phúc phải chăng nên xuất phát đầu tiên là có những người

Trang 4

https://tamlyvietphap.vn/tin-dạy hạnh phúc Giáo viên cảm thấy hạnh phúc và giúp các học sinh được hạnh phúc.Đó là những vấn đề trăn trở cần được suy xét và có lẽ đây cũng là một trong nhữngvấn đề đang cần được nghiên cứu Từ việc nhận thức chính xác về trường học hạnhphúc sẽ giúp tìm ra cách xây dựng trường học hạnh phúc Đây là kênh thông tin để cácnhà quản lý điều chỉnh, thay đổi phương pháp chỉ đạo, tạo môi trường phù hợp với sựmong đợi của giáo viên và học sinh Các giáo viên sẽ biết cách làm cho mình đượchạnh phúc trong công việc, biết cách gần gũi, quan tâm, yêu thương giúp cho học sinhcũng được hạnh phúc.

Xuất phát từ mục đích của trường học hạnh phúc là thúc đẩy sự phát triển toàndiện và đem lại hạnh phúc cho người học, chúng ta có thể coi triết lý trường học hạnh

phúc như là: Con người ta tồn tại và phát triển mạnh mẽ hơn nhờ có hạnh phúc Từ đócó thể hiểu trường học hạnh phúc “Là ngôi trường mà ở đó học sinh được phát triển

toàn diện, trở thành chính mình và các em được che chở bởi môi trường học tập antoàn, thân thiện và đầy tình thương” Ngoài ra, có những tên gọi khác của trường học

hạnh phúc như là “Trường học vui vẻ”; “Trường học sung sướng” hay “Trường học

có phước”.

Có thể hiểu “Trường học hạnh phúc” là nơi không có bạo lực học đường, không

có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những hành xử xúc phạm danh dự,nhân phẩm, thân thể nhà giáo và học sinh; là nơi thầy cô và học sinh vui sống trong sẻchia, cảm thông và yêu thương nhau; nơi đó cũng là mái nhà chung mà mỗi ngày giáoviên và học sinh đến trường là một niềm hạnh phúc.

Xây dựng “Trường học hạnh phúc” là một trong những hoạt động trọng tâm củangành Giáo dục từ năm học 2018 - 2019, nhằm giúp cho đội ngũ giáo viên ngày càngvững mạnh mọi mặt và sẵn sàng tích cực đồng hành với lộ trình đổi mới giáo dục củanước nhà Biểu hiện của tình yêu thương là sự quan tâm, chia sẻ, tin tưởng, hỗ trợ vàbao dung giữa các cá nhân với nhau “Trường học hạnh phúc” là nơi thầy cô, học sinhcũng như phụ huynh đều cảm thấy hạnh phúc trong quá trình dạy và học Đó là nơitình yêu thương giữa các nhà giáo với nhau, giữa thầy và trò, giữa học sinh với nhauđược trân trọng và bồi đắp hằng ngày.

Nhà trường giúp cho học sinh tiến bộ, không gây áp lực điểm số; cần tạo cơ hộiđể các em mạnh dạn bộc lộ những tâm tư, nguyện vọng, và nhà trường tìm cách giảiquyết những vướng mắc, đáp ứng những yêu cầu chính đáng của học sinh Thườngxuyên tổ chức các buổi tiếp học sinh, phụ huynh để kịp thời nắm bắt về hoàn cảnh, tâmtư học sinh Xây dựng hộp thư điện tử, đường dây nóng để các em kịp thời trao đổichia sẻ với giáo viên khi cần Nhà trường tôn trọng tinh thần tự chủ và sáng tạo tronggiảng dạy, đảm bảo các điều kiện vật chất cho dạy học, hỗ trợ giáo viên về kỹ năngquản lý học sinh, đảm bảo môi trường làm việc an ninh, an toàn.

Xây dựng “Trường học hạnh phúc” luôn là nỗi trăn trở của mỗi nhà giáo Đâychính là mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục trong chặng đường dàitrước mắt, đòi hỏi từ lãnh đạo, giáo viên đến học sinh đều phải phấn đấu chuyển biến.Để xây dựng thành công “Trường học hạnh phúc”, trước hết phải xây dựng môi trườnghạnh phúc, giáo viên hạnh phúc Thầy cô hạnh phúc trong công việc của mình, từ đómới lan tỏa hạnh phúc đến học sinh Thầy cô hạnh phúc, học sinh hạnh phúc sẽ tạo nênlớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc Khi ấy, niềm hạnh phúc không chỉ bó hẹpdưới mái trường, mà còn lan tỏa, song hành cùng gia đình hạnh phúc, xã hội hạnhphúc.

2.1.3 Cơ sở thực tiễn.

Trang 5

2.1.3.1 Ngành Giáo dục Thanh Hóa triển khai xây dựng mô hình “Trườnghọc hạnh phúc”

Nhằm tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức và hành động của đội ngũcán bộ, nhà giáo, người lao động hướng tới sự chuẩn mực trong ứng xử, không viphạm các quy chế, quy định của ngành theo tinh thần Công văn số 2033/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 13/5/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Kế hoạch số 103/KH-CĐN ngày 02/4/2019 của Công đoàn Giáo dục (CĐGD) Việt Nam về việc triển khainâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo, người lao động đáp ứng yêu cầunhiệm vụ trong tình hình mới.

Trong những năm học vừa qua, CĐGD tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với SởGD&ĐT tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh Ban hành Kế hoạch số 223/KH-UBND, ngày05/11/2021 về triển khai thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục giaođoạn 2021-2025, theo đó: Các cấp công đoàn trong ngành đã chủ động phối hợp vớichuyên môn tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý cơ bản đủ về sốlượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo về chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục;làm tốt việc đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, nhà giáo, người lao động trong ngành; Chủđộng nắm bắt tình hình, kịp thời phát hiện những vi phạm để có giải pháp, nhất là hiệntượng xâm hại danh dự nhân phẩm đối với nhà giáo, người lao động Tham gia giámsát chế độ chính sách; quan tâm chăm lo, tới đội ngũ nhà giáo, người lao động thôngqua việc nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, đẩy mạnh những hoạt độngmang tính ngành nghề, đảm bảo để thầy, cô giáo được đổi mới, khơi dậy tâm huyết,nhiệt tình, đổi mới sáng tạo của đội ngũ nhà giáo giúp đỡ lẫn nhau để cùng vượt khóhoàn thành tốt nhiệm vụ để “không ai bị bỏ lại phía sau”.

Đặc biệt nhằm lan tỏa những giá trị cốt lõi trong việc xây dựng “Trường họchạnh phúc”, Sở GD&ĐT, CĐGD tỉnh đã ban hành Kế hoạch liên tịch số 242/KHLT-SGDĐT-CĐN, ngày 09/02/2022 về việc nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đứcnhà giáo, người lao động giai đoạn 2021-2025 gắn với việc xây dựng “Trường họchạnh phúc” trong toàn ngành, trong đó lấy tiêu chí trường học không có hiện tượng viphạm đạo đức nhà giáo làm tiêu chí chính.

Qua ba năm triển khai, thực hiện trong ngành, phong trào xây dựng “Trườnghọc hạnh phúc” đã được các nhà trường trong ngành tích cực đón nhận; các trường họcđã và đang từng bước xây dựng được môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, antoàn và bầu không khí thân thiện, vui vẻ trong CBNGNLĐ và học sinh đáp ứng tiêuchí yêu thương, an toàn, tôn trọng trong trường học Bước đầu đã có sự thay đổi, sựchuyển biến căn bản trong nhận thức và hành động về đạo đức, năng lực ứng xử sưphạm của đội ngũ CBNGNLĐ hướng tới sự chuẩn mực trong ứng xử, thực hiện đạođức nhà giáo, không vi phạm các quy định, quy chế của Ngành, chính sách pháp luậtcủa Nhà nước Với những kết quả đó, CĐGD tỉnh đã được CĐGD Việt Nam đánh giálà một trong những đơn vị tiêu biểu trong việc xây dựng mô hình “Trường học hạnhphúc”; “Nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo; hiệu trưởng gieo mầmhạnh phúc” để nhân rộng cách làm mới hiệu quả và sáng tạo trong cả nước.

Xác định xây dựng mô hình Trường học hạnh phúc không phải một sớm mộtchiều mà cần phải có một quá trình Chúng ta không thể tuyên bố “năm học này xâydựng trường học hạnh phúc” mà phải trải qua lộ trình xây dựng tổ chức nhà trường,xây dựng văn hóa nhà trường, xây dựng các quy chế ứng xử, quy chế làm việc trongnhà trường để làm cơ sở pháp lý cho giáo viên, học sinh và phụ huynh tham gia.

2.1.2.3 Công đoàn trường THPT Lam Kinh hưởng ứng phong trào xâydựng “Trường học hạnh phúc”

Trang 6

Thực hiện phong trào thi đua do công đoàn ngành giáo dục Thanh Hóa phátđộng: “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” được cán bộ, nhà giáo và người lao độnghưởng ứng tích cực; Phong trào: “nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức, nhà

giáo, người lao động” gắn với xây dựng “Trường học hạnh phúc” giai đoạn 2021-2025;Xây dựng “Trường học hạnh phúc” cấp ngành với các chủ đề “xây dựng trường học

hạnh phúc”, “Hiệu trưởng thay đổi, nhà giáo đồng hành hướng tới trường học hạnhphúc”.

Năm học 2023-2024, BCH công đoàn trường THPT Lam Kinh đã lập Kế hoạchsố 16/KH-CĐTHPTLK ngày 24/10/2023 về Kế hoạch xây dựng “Trường học hạnhphúc” Tuyên truyền sâu rộng tới từng CBGVNV và học sinh nhận thức đầy đủ, đúngđắn về tầm quan trọng của việc tạo dựng và duy trì nhà trường hạnh phúc mà ở đó họcsinh, CBGVNV được yêu thương, tôn trọng, an toàn, được thấu hiểu Nói rộng hơnxây dựng và phát triển môi trường thân thiện, văn minh, tiến bộ cùng hợp tác vì sựphát triển phù hợp với bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiệnnay

Trong hành trình xây dựng trường học hạnh phúc, thì việc trước tiên cần giúp đội ngũ CBGVNV nhà trường hiểu được về ý nghĩa, tầm quan trọng và các giá trị cốtlõi của mô hình này Bởi vì thay đổi phải từ nhận thức, tư duy rồi mới thay đổi tới tháiđộ, cảm xúc và hành động Để thực hiện được điều đó, BCHCĐ trường THPT LamKinh phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường mời chuyên gia tư vấn để truyền đạt,chia sẻ về mô hình THHP tới đội ngũ CBGVNV, tổ chức một số chuyến thăm quan,học hỏi kinh nghiệm thực tế như chuyến đi học tập tại một số trường THPT thực hiệnxây dựng mô hình THHP bước đầu thành công Qua những đợt tập huấn, học tập nhưvậy, mỗi đoàn viên công đoàn học tập được các kỹ năng giải quyết vấn đề, giải toảcăng thẳng, áp lực để có thể ứng biến với mọi tình huống phát sinh trong quá trình dạyhọc Đảm bảo bốn trụ cột của nhà trường được cải thiện hướng đến một ngôi trườnghạnh phúc, đó là: đội ngũ giáo viên, cách thức điều hành, các phương pháp giáo dục vàdạy học hiệu quả, cách ứng xử và nhìn nhận đối với đồng nghiệp, với học sinh.

Xây dựng các mối quan hệ giữa tập thể BGH; tập thể HĐSP; mối quan hệ giữaCBQL với giáo viên; giữa giáo viên với học sinh; giữa nhà trường, giáo viên với phụhuynh học sinh Với chức năng, nhiệm vụ của mình, BCHCĐ đã xây dựng một bộ quytắc ứng xử trong CBGVNV bám sát theo 5 giá trị cốt lõi, đó là: “YÊU THƯƠNG - ANTOÀN - TÔN TRỌNG - ĐƯỢC HIỂU - ĐƯỢC KHẲNG ĐỊNH GIÁ TRỊ” Nhờ môitrường làm việc dựa trên các tiêu chí trên nên đã khuyến khích CBGVNV luôn hợptác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau Việc triển khai các kế hoạch, nhiệm vụ củaBGH tới CBGVNV, phụ huynh và học sinh nhận được sự nhất trí, đồng thuận cao hơn.Học sinh sẽ được đón nhận sự yêu thương, thấu cảm từ thầy cô giáo và cảm thấy đượccó giá trị Qua đó tạo nên một môi trường văn hóa học đường văn minh, an toàn, lànhmạnh và thân thiện cho Thầy và trò nhà trường.

Để đoàn viên công đoàn yên tâm công tác, sẵn sàng cống hiến thì cần đáp ứngđược các quyền lợi chính đáng, đồng thời phù hợp với điều kiện đơn vị là rất cần thiết.Công đoàn đã tham mưu Ban Giám hiệu nhà trường phân công nhiệm vụ cho cácCBGV đúng sở trường, năng lực, tránh tạo ra áp lực, giảm tải hồ sơ, sổ sách Hơn thếnữa, để nâng cao sức khoẻ thể chất, tinh thần cho CBGVNV, công đoàn tổ chức cáchoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh như : câu lạc bộ khiêu vũ, bóng bàn, bóngchuyền hơi, cầu lông cho toàn thể đoàn viên công đoàn tham gia theo sở trường củamỗi người Đồng thời, công đoàn nhà trường tăng cường các hoạt động ý nghĩa nhằmtruyền cảm hứng, tái tạo năng lượng cho mỗi thầy cô bằng những chuyến đi dã ngoại,

Trang 7

tham quan du lịch, hoạt động Team building, khám phá những vùng đất mới Điều đócàng tạo thêm động lực, tinh thần, sự gắn bó đoàn kết và giúp Thầy cô nhiều nănglượng tích cực hơn, hạnh phúc hơn.

2.2 Thực trạng trường THPT Lam Kinh trước khi thực hiện xây dựng môhình “Trường học hạnh phúc”

Xây dựng “Trường học hạnh phúc” là xây dựng những giá trị cốt lõi về tinh thần,xây dựng bầu không khí sư phạm mà ở đó mỗi thầy cô giáo được tôn trọng, được tựchủ, được thỏa sức sáng tạo và nỗ lực trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao Bêncạnh đó, mỗi học sinh đều được quan tâm, ghi nhận những năng lực vượt trội để tự tinphát triển Nhà trường và đội ngũ giáo viên được phụ huynh, Nhân dân tin tưởng, đồngthuận để yên tâm tổ chức các hoạt động giáo dục trong môi trường an toàn

Nhưng, nhìn nhận thực tế, ở một khía cạnh, thì xây dựng “trường học hạnh phúc”vẫn còn đó nhiều nỗi niềm Hạnh phúc đồng nghĩa không có nỗi buồn, không có thùghét, bạo lực Tuy nhiên, trong môi trường giáo dục tại trường THPT Lam Kinh hiệnđang tồn tại nhiều vấn đề Đơn cử như câu chuyện thừa, thiếu giáo viên Từ việc thiếugiáo viên bộ môn, CSVC phòng học, bàn ghế, đồ dùng dạy học xuống cấp GVTHPT17 tiết/tuần thì nay do thiếu giáo viên bộ môn nên nhiều thầy cô đều dạy quá nhiều tiếtso với quy định Với cường độ làm việc gấp rưỡi, gấp đôi và kéo dài liên tục như vậy,thầy cô quá mệt mỏi, thử hỏi có thể hạnh phúc, vui vẻ, để kiên nhẫn, khéo léo vàtruyền năng lượng tích cực cho học sinh trong mọi tình huống?

Bên cạnh đó, là vấn đề bạo lực học đường Hiện, không chỉ dừng ở việc học sinhmâu thuẫn với học sinh mà học sinh còn mâu thuẫn với thầy, cô giáo, phụ huynh mâuthuẫn với giáo viên Trong môi trường giáo dục đã xảy ra vấn đề bạo lực học đườngvới tính chất nghiêm trọng hơn, vô đạo đức hơn Sự bất an đã đến với giáo viên, họcsinh và cả phụ huynh Một bộ phận cha mẹ học sinh coi thầy cô như “làm dâu trămhọ” còn con mình thì như “con trời” khiến thầy cô đối diện với áp lực nhiều hơn Mộtsố đông gia đình lại kỳ vọng quá nhiều vào thành tích học tập của con Ngoài ra, việcđánh giá chất lượng giáo dục của học sinh, nhà trường, địa phương qua các kỳ thi cũnglà áp lực lớn cho giáo viên, học sinh, ảnh hưởng đến tâm lý, cảm giác “hạnh phúc” củahọ “Hiệu trưởng được tự chủ, sáng tạo trong việc quản trị nhà trường nhưng nếu làmkhác một tí thì lại sợ một vài phụ huynh hoặc ai đó thiếu thiện chí gửi đơn phản ánhđến cơ quan chức năng kiểm tra mà chờ được kết luận thì cũng đã rất phiền hà”.

Những mâu thuẫn, những bất cập vừa đề cập ở trên cho thấy đã có sự lo lắng vàđã có những nỗi buồn khi xây dựng “Trường học hạnh phúc” Nỗi niềm là có, điều nàykhông tránh khỏi Khi nào giải quyết được những mâu thuẫn, những bất cập đó thìtrường học mới thực sự trở thành nơi hạnh phúc.

Xây dựng trường học hạnh phúc là một hành trình dài, không có điểm dừng Vớitất cả những áp lực, khó khăn, để xây dựng được trường học hạnh phúc thì việc tậphuấn, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kỹ năng cho đội ngũ nhà giáo là rất cần thiết.“Chỉ khi đội ngũ nhà giáo nhận thức đầy đủ về trường học hạnh phúc, có đủ kỹ năngđể quản trị được cảm xúc của mình, chủ động tích cực xử lý mọi tình huống sư phạmthì thầy cô mới làm cho bản thân mình hạnh phúc Từ đó, mới truyền cho học sinhnguồn năng lượng tích cực, làm cho các em hạnh phúc trong quá trình học tập và chínhhọc sinh lại là nguồn hạnh phúc vô tận của thầy cô Chỉ như thế mới có trường họchạnh phúc”.

2.3 Nội dung thực hiện các giải pháp xây dựng “Trường học hạnh phúc” tạitrường THPT Lam Kinh

Trang 8

Lấy cảm hứng từ mô hình "Happy School" của UNESCO, mô hình "Trườnghọc hạnh phúc" được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai từ năm 2019 và nhanh chóngđược nhân rộng trong nhiều cơ sở giáo dục trên cả nước Tùy theo điều kiện mà mỗiđịa phương có những tiêu chí khác nhau nhưng một trường học hạnh phúc có 3 tiêu chíquan trọng, có tính cốt lõi là: yêu thương, an toàn và tôn trọng.

Một môi trường học đường chỉ có thể có hạnh phúc nếu các mối quan hệ đượcxây dựng và thực thi dựa trên yêu thương Yêu thương bắt đầu từ sự thấu hiểu, chia sẻvới người khác mà không phải là sự ích kỉ, đơn phương thực hiện Yêu thương cũng làmột giá trị truyền thống của dân tộc ta, nên phát huy nó không phải là việc khó khăn.Song, bối cảnh xã hội phức tạp, khiến cho nhiều hoạt động của nhà trường bị rời rạc.Nhận thức coi trọng các yếu tố kinh tế, về lợi ích cá nhân… hoặc những khó khăn rìnhrập đời sống của mỗi người, mỗi gia đình đã khiến cho việc quan tâm lẫn nhau, làmviệc cùng nhau, vì nhau đang có phần bị xem nhẹ Để xây dựng một nhà trường trongtình yêu thương đòi hỏi sự nỗ lực của mỗi người, trong đó cần nhất là sự chuyển biếnvề công tác lãnh đạo, Công đoàn.

Sự tôn trọng trong mỗi nhà trường cần mỗi người thay đổi nhận thức và cáchthực hiện dựa trên dân chủ trường học và cách huy động lực lượng tham gia vào cáchoạt động trong nhà trường Các chuyên gia giáo dục khuyến cáo rằng, dựa trên tôntrọng, hầu hết các công việc sẽ diễn ra suôn sẻ và có trách nhiệm cao Đặc biệt, với cácgiáo viên, khi thấu hiểu giá trị tôn trọng, biết tôn trọng, họ sẽ làm được việc tôn trọnghọc sinh, dẫn đến thay đổi lớn về nội dung, cách thức giáo dục Từ đó sẽ tạo ra nhữngthành tựu lớn cho giáo dục con người Mối quan hệ giữa các giá trị này có tính hữu cơ,tạo ra môi trường để mỗi người có thể nhận ra bản thân mình, và những điều mình cóthể làm cho nhà trường trở nên tốt đẹp hơn, từ đó có hạnh phúc.

Thế nhưng, trong thực tế, nhiều nhà giáo của chúng ta còn thiếu kĩ năng sống,chuyên môn chưa tốt khiến họ lúng túng trong thực hiện nhiệm vụ Ở trường hợp đó,những nhà giáo này khó có thể cảm nhận được hạnh phúc, cùng tạo ra hạnh phúc chonhà trường Vì thế, giúp cho họ có chuyên môn, có hiểu biết chính là một trong nhữngviệc quan trọng mà mỗi nhà trường cần phải làm ngay, cũng như mỗi người làm côngtác giáo dục cần nhận ra để tự thay đổi Sự tôn vinh, kính trọng đối với nhà giáo khôngchỉ ở kiến thức uyên thâm hay ở tài nghệ sư phạm mà quan trọng hơn cả là ở sự môphạm về phẩm chất đạo đức, lòng yêu nghề, yêu trò, sự mẫu mực trong lối sống, ở giátrị cao cả và trong sáng của nhân cách nhà giáo Hãy yêu thương học trò bằng tất cảtrái tim và tấm lòng nhân ái của mình, hãy lan tỏa cho các con niềm tin và tình yêu vàocuộc sống, vào tương lai bằng chính những ứng xử đầy tính nhân văn của mình Hãylàm cho mỗi lớp học, mỗi ngôi trường thực sự trở nên hạnh phúc, mỗi ngày đến trườngcủa các học sinh thực sự là một ngày vui.

Tôi thiết nghĩ, muốn xây dựng một trường học hạnh phúc, bản thân mỗi nhàgiáo, nhà quản lý giáo dục chúng ta phải thay đổi, từ nhận thức đến hành động, từnhững điều nhỏ nhặt nhất Và để cùng nhau xây dựng “Trường học hạnh phúc” cầnlắm sự chung tay của tất cả chúng ta Trước tiên là sự quan tâm của các cấp lãnh đạotới các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của các nhà trường, tăngcường bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng sống cho đội ngũ nhàgiáo, tới việc động viên tinh thần cũng như quan tâm và có chế độ chính sách phù hợpvới nhà giáo, làm thế nào để đảm bảo được đời sống tối thiểu của thầy cô, để họ yêntâm công tác, yêu nghề và mong muốn được cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáodục

Trang 9

Không ai có thể định nghĩa hạnh phúc là gì? Và theo cách mỗi người tự cảm nhận và thấy đó là hạnh phúc Nhà thơ Dương Hương Ly đã từng trăn trở:

Hạnh phúc là gì? Bao lần ta lúng túngHỏi nhau hoài mà nghĩ mãi vẫn chưa ra

Phải chăng, Hạnh phúc là trạng thái vui vẻ vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.Đó là mục tiêu sống, mục tiêu hành động của bất cứ cá nhân nào trong cuộc đời này.Trong môi trường giáo dục, người giáo viên cần xác định được công việc của mình làmang lại hạnh phúc cho học sinh và Nhà trường phải trở thành trường học hạnhphúc.Trường học hạnh phúc, hiểu một cách đơn giản nhất, là giáo viên, học sinh mỗingày đến trường là một ngày vui Vì thế, nhiệm vụ của các thầy cô bây giờ, không chỉđơn giản là lên lớp với những bài giảng trong sách vở và những vận dụng thực tế, màcòn là làm thế nào để đối với học sinh, trường học trở thành một nơi thú vị để sống vàhọc được một điều thú vị để làm Đó là một mục tiêu mà tất cả chúng ta đều hướngđến vì tương lai của học sinh Vì thế, sứ mệnh của người thầy lại càng trở nên thiêng

liêng và cao cả hơn bao giờ hết

Vậy giải pháp để xây dựng “trường học hạnh phúc” là gì?

Thật ra, ai cũng có thể nhận ra, tạo ra hạnh phúc của riêng mình Đó là hãy quantâm đến việc làm cho mình khỏe, duy trì cảm xúc tích cực để từ đó làm việc tốt, sốngtốt Mỗi thầy cô có thể tạo ra sức khỏe của mình bằng cách duy trì tập thể dục, laođộng có kế hoạch, hợp lý, ưu tiên việc quan trọng Ở ngôi trường của chúng tôi, việcduy trì và phát triển phong trào thể dục thể thao luôn được quan tâm chú trọng Ngoàicác giờ lên lớp, cả thầy và trò đều tích cực tham gia các hoạt động thể dục thể thao rènluyện sức khỏe cũng như giao lưu gắn kết các thành viên với nhau.

Ngày đăng: 13/06/2024, 20:16

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w