1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp nâng cao việc sử dụng đồ dùng dạy học trong khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi ở trường mầm non nga tân

31 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số giải pháp nâng cao việc sử dụng đồ dùng dạy học trong khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi ở trường mầm non Nga Tõn
Tác giả Phạm Thị Sỏu
Trường học Trường Mầm non Nga Tõn
Chuyên ngành Giáo dục mầm non
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 5,19 MB

Nội dung

Xây dựng kế hoạch các đề tài, chọn lựa, sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả về khám phá khoa học và tuyên truyền với cha mẹ sưu tầm, tìm kiếm vật chất để phục vụ khám phá khoa của trẻ tạ

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VIỆC SỬ DỤNG

ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TRONG KHÁM PHÁ KHOA HỌC ĐỐI VỚI TRẺ MẪU GIÁO 3-4 TUỔI Ở TRƯỜNG

MẦM NON NGA TÂN

Người thực hiện: Phạm Thị Sáu Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường Mầm non Nga Tân SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HÓA, NĂM 2024

Trang 2

STT NỘI DUNG TRANG

6 2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2

7 2.1 C¬ së lý luËn của sáng kiến kinh nghiệm 2

8 2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinhnghiệm 3

9 2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 5

10 2.3.1 Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao kiếnthức cho bản thân. 611

2.3.2 Xây dựng kế hoạch các đề tài, chọn lựa, sử dụng đồ

dùng dạy học có hiệu quả về khám phá khoa học và tuyên

truyền với cha mẹ sưu tầm, tìm kiếm vật chất để phục vụ

khám phá khoa của trẻ tại trường

7

12 2.3.2.1 Xây dựng kế hoạch các đề tài, chọn lựa, sử dụngdụng cụ dạy học có hiệu quả về khám phá khoa học 7

13 2.3.2.2 Tuyên truyền với cha mẹ sưu tầm, tìm kiếm vật chấtđể phục vụ khám phá khoa học của trẻ tại trường. 814

2.3.3 Tạo môi trường hoạt động khám phá khoa học phong

phú, hấp dẫn với các đồ dùng đồ chơi, các nguyên vât liệu

khác nhau nhằm động viên, khuyến khích trẻ tham gia một

17 2.3.6 Tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên được tiếp xúc với

các sự vật hiện tượng xung quanh và tổ chức hoạt động tham

quan theo hướng trải nghiệm cho trẻ khám phá khoa học

16

18 2.3.6.1 Tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên được tiếp xúc

19 2.3.6.2 Tổ chức hoạt động tham quan theo hướng trải

20 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 19

21 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 19

22 3.1 Kết luận, kiến nghị 19

Trang 3

1.1 Lí do chọn đề tài:

Trong mọi thời đại, giáo dục luôn là đòn bẩy cho sự phát triển của xã hội.Trong thời đại hiện nay giáo dục lại càng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sựphát triển kinh tế, văn hóa, chính trị và quyết định sự vững mạnh, phồn vinh của

dân tộc Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Viêt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần vào công học tập của các cháu"[1].

Song mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất, tìnhcảm, xã hội, trí tuệ, hoàn cảnh gia đình, văn hóa và tâm lý Do đó, mỗi trẻ em cóhứng thú, cách học và tốc độ học tập khác nhau và chúng cần môi trường họctập thực sự tốt làm bước đệm bền vững để phát triển Trẻ học bằng chơi tốt nhấtkhi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì chúng đang hứng thú và đang thựchiện

Ở các cấp học từ tiểu học trở lên phương tiện học là sách giáo khoa, cònđối với trẻ mầm non chưa biết đọc, chưa biết viết nên đồ dùng đồ chơi là dụng

cụ, là sách giáo khoa của trẻ, nó có vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ Nócòn là phương pháp hữu hiệu để truyền thụ kiến thức cho trẻ Vì trẻ lứa tuổi này

"Chơi mà học, học bằng chơi" Qua vui chơi giúp trẻ tiếp thu những kiến thức,

kỹ năng một cách tích cực[2] Đồ dùng đồ chơi có tác dụng lớn lao đến việchình thành và phát triển nhân cách trẻ Chính những đồ dùng đồ chơi này giúptrẻ được thao tác, được hoạt động, được trải nghiệm, được thể hiện những nhucầu cá nhân, được phát triển cân đối hài hoà, từ đó phát triển toàn diện

Chính vì thế, Trẻ cần được xây dựng một nền tảng tốt ngay từ khi còn nhỏ,

đó là điều vô cùng quan trọng để gia đình và nhà trường cùng khuyến khích trẻ.Bởi có nền tảng tốt trẻ sẽ phát triển toàn diện và có được những ý thức rõ ràngcho những năm phát triển tiếp theo cho đến khi trưởng thành Một giờ họccủa khám phá khoa học sẽ đem lại cho trẻ không chỉ là những kiến thức thôngthường mà giúp trẻ khám phá xung quanh cuộc sống hàng ngày, trẻ được xem,được học, được chơi và quan trọng là trẻ được trải nghiệm, chính những điềunày đã mang lại sự hấp dẫn riêng đến từ khám phá khoa học

Chính vì những lợi ích trên mà tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao việc sử dụng đồ dùng dạy học trong khám phá khoa học đối với trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non Nga Tân”.

1.2 Mục đích nghiên cứu:

- Nhằm đưa ra một số biện pháp cho bản thân chọn lựa và sử dụng học cụ,

đồ dùng dạy học sao cho trẻ 3 - 4 tuổi khám phá một cách khoa học và có hiệuquả nhất

- Tạo cho trẻ cơ hội sử dụng đồ dùng khám phá khoa học qua học tập, quachơi và bằng nhiều cách khác nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năngbản thân của trẻ

- Trang bị cho trẻ trí thức đơn giản, chính xác, cơ bản và cần thiết về các sựvật hiện tượng gần gũi trong môi trường xung quanh

Trang 4

- Kích thích sự tập trung chú ý, tư duy và cảm xúc tích cực của trẻ, thúcđẩy trẻ tham gia hiệu quả vào các hoạt động học - chơi và trải nghiệm đa dạngnhằm phát triển toàn diện.

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

Căn cứ vào yêu cầu của đề tài tôi chọn đối tượng nghiên cứu là trẻ 3 - 4tuổi A2 trường mầm non Nga Tân

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp sau: Phươngpháp dùng lời nói là việc dùng ngôn ngữ để truyền đạt ý tưởng hay thông tin chongười khác Thông qua, việc sử dụng ngôn từ và từ ngừ Sử dụng đúng nhịp điệucủa giọng nói sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc truyền tải nội dung

- Nhóm phương pháp dạy học trực quan: là phương tiện giúp trẻ hiểu sâubản chất kiến thức, trẻ dễ dàng nhận biết và tiếp thu bài học một cách hứng thúnhất

- Nhóm phương pháp dạy học thực tiễn: là việc sử dụng những bối cảnh, tưliệu đưa vào các bài giảng hoặc lấy làm đề tài cho học sinh vận dụng các kiếnthức để giải quyết các vấn đề của địa phương ấy

- Phương pháp dạy học bằng trò chơi: một cách tiếp cận “lấy trẻ làm trungtâm”, trẻ được học và chơi theo nhu cầu, hứng thú, theo ý thích cá nhân còn giáoviên (GV) là người hỗ trợ, giúp đỡ, khuyến khích trẻ học tích cực thông quacác trò chơi

- Phương pháp thực hành, thử nghiệm: là phương pháp giúp trẻ trong quátrình tìm hiểu, khám phá và lĩnh hội sự vật, hiện tượng một cách sâu sắc, ngoàinghe giáo viên nói, quan sát, trẻ cần trực tiếp tham gia các hoạt động thực tế đểphát hiện ra những tính chất đặc trưng của sự vật hiện tượng

- Phương pháp thống kê, toán học: là một quá trình, bao gồm điều tra thống

kê, khái quát hóa thông tin (còn gọi là tổng hợp thống kê), phân tích và dự báo.Đây chính là quá trình mô hình hóa toán học các vấn đề cần phân tích theo mụcđích của nghiên cứu

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:

- Khoa học không chỉ là kiến thức mà còn là quá trình hay con đường tìmhiểu khám phá thế giới vật chất Khoa học với trẻ nhỏ là quá trình tìm hiểu,khám phá thế giới tự nhiên Khám phá khoa học với trẻ nhỏ là quy trình tích cựctham gia hoạt động thăm dò, tìm hiểu thế giới tự nhiên Ở giai đoạn này, giáoviên không nhất thiết phải dạy hoặc giải thích những kiến thức khoa học cho trẻ

mà chủ yếu giúp trẻ suy nghĩ nhiều hơn về những gì chúng nhìn thấy và đanglàm, kích thích trẻ quan sát, xem xét, phòng đoán các sự vật hiện tượng xungquanh và thảo luận/chia sẻ điều trẻ nhìn thấy, điều trẻ nghĩ và điều còn bănkhoăn, thắc mắc[3]

- Đối với trẻ 3 - 4 tuổi bắt đầu hình thành và thể hiện cái “tôi”, trẻ thích tựlàm mọi việc, thích tự chơi theo ý thích Quan tâm nhiều hơn đến thế giới xungquanh, chú ý hơn các vật dụng xung quanh mình, quan sát các hiện tượng ngoàicửa sổ, bắt chước động tác của con vật, thích nghịch nước và chơi bóng, thíchhoạt động với đồ dùng trực quan, muốn tìm tòi khám phá bên trong của đồ dùng,

Trang 5

đồ chơi Biết thể hiện cảm xúc của mình: biết bày tỏ tình cảm của mình với ông,

bà, cha, mẹ; thể hiện “tinh thần đoàn kết” với các bạn cùng chơi; đặc biệt trẻthích được khen, biết mình mắc lỗi khi làm sai[4]

- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non chu kỳ II - bài11: Tìm và làm đồ chơi từ nguyên vật liệu có sẵn (sản xuất của vụ giáo dục mầmnon) có nêu trong nội dung:

+ Đồ chơi tự tạo có ưu điểm nổi bật là sẵn có, không tốn kém, thườngxuyên đổi mới, phong phú và đặc biệt sáng tạo

+ Đồ chơi tự tạo là dụng cụ học tập đơn giản, dễ dàng phục vụ hoạt độngchơi của trẻ Cách thức chơi với đồ chơi và những thứ đồ chơi mà trẻ thích thayđổi theo sự phát triển của trẻ Càng có nhiều cách để trẻ chơi với đồ chơi thì trẻcàng học được nhiều

+ Nhu cầu đồ chơi của trẻ là thiết yếu và vô tận Tuy nhiên, có thể chúng takhông có tiền mua hoặc không có khả năng mua tất cả đồ chơi cho trẻ Để thoảmãn hoạt động vui chơi của trẻ, chúng ta có thể tự làm đồ chơi cho trẻ Đồ chơi

tự tạo được làm từ nguyên vật liệu dễ kiếm đa dạng và cũng dễ chế tạo, sảnphẩm gần gũi với hoạt động của trẻ và luôn đổi mới [5]

- Khả năng nhận thức của trẻ đuợc phát triển qua việc tiếp xúc, tìm hiểu các

đồ dùng đồ chơi và các nguyên vật liệu, qua các hoạt động tìm hiểu cây, con vât,các hiện tượng tự nhiên, xã hội và qua làm quen với toán Trẻ em cần các cơ hộinhìn nghe, tiếp xúc nếm, ngửi… các sự vật Khả năng nhận thức của trẻ emđược phát triển trong giải quyết vấn đề, suy luận và hình thành kiến thức về các

sự vật và hiện tượng xung quanh Chơi là con đường chủ yếu để trẻ nhận thứcthế giới xung quanh[6]

- Trong giáo dục, trải nghiệm được coi là xu hướng, cách tiếp cận có hiệuquả và mang tính thực tế Vì vậy, Giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầmnon là phương thức sử dụng các hoạt động giáo dục, trong đó giáo viên là ngườithiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để trẻ được tham dự hay tiếp xúc,tương tác trực tiếp, được chiêm nghiệm, tự lực tích luỹ kiến thức, kỹ năng, thái

độ, tạo thành kinh nghiệm riêng của bản thân Mà tổ chức hoạt động giáo dụctheo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non là quá trình tác động có hệ thống củanhà giáo dục trong việc tổ chức kinh nghiệm học tập của trẻ thông qua các hoạtđộng thực tiễn để trẻ tự mình chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, thái độ tạo thànhnăng lực thực tiễn [7]

- Chúng ta có thể thấy trẻ từ 3 tuổi hoàn toàn nhận biết được những hiệntượng liên quan đến khoa học Bằng những hoạt động hàng ngày, trẻ tự rút racác định nghĩa, các quy luật và luôn không ngừng đặt ra những câu hỏi Trẻ vốnyêu thích khám phá khoa học một cách tự nhiên, nhưng dưới suy nghĩ chủ quancủa người lớn, trẻ quá nhỏ để tìm hiểu những lý thuyết xa vời đó Nếu cứ giữquan điểm như vậy, chúng ta đang vô tình hạn chế sự phát triển của trẻ bởi khoahọc không chỉ có ích cho cuộc sống mà khám phá khoa học hỗ trợ trẻ phát triểnrất tốt về tư duy và sự sáng tạo, góp phần vào việc học tập và làm việc sau nàycủa trẻ

Đôi khi người lớn đã vô tình làm trẻ hạn chế tiếp xúc với những khám phá,trẻ mất đi khả năng quan sát, kỹ năng tư duy, phán đoán sự vật hiện tượng nào

Trang 6

đó Do đó, người giáo viên phải biết cách vận dụng làm sao để đưa dụng cụ dạyhọc vào hoạt động khám phá khoa học giúp trẻ trực tiếp thao tác một cách thànhthạo đạt hiệu quả cao và thu hút sự hứng thú của trẻ khi tham gia, giúp trẻ pháttriển toàn điện

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

2.2.1 Thuận lợi:

* Đối với Nhà trường:

- Nhận thấy được tầm quan trọng và cần thiết của việc tạo môi trường vàviệc sử dụng đồ dùng cho trẻ khám phá thế giới xung quanh Nên Nhà trườngluôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, các ban ngành đoànthể Xây dựng được các phòng học đạt chuẩn tạo điều kiện cho trẻ hoạt độngthoải mái, an toàn Khuôn viên nhà trường xanh- sạch- đẹp

- Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi bồi dưỡng chuyên môn, nângcao năng lực giảng dạy cho đội ngũ giáo viên

- Trường tổ chức bán trú đạt 100% cháu ăn tại trường nên có đầy đủ cơ sởvật chất phục vụ cho quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ

- Hàng năm trường đã tổ chức 1 năm/1 lần Hội thi “Đồ dùng đồ chơi” cấptrường

* Đối với Ban giám hiệu Nhà trường:

- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm và tạo điều kiện về cơ sở vậtchất lẫn tinh thần tạo môi trường sư phạm thành một khối đại đoàn kết trong tậpthể cán bộ giáo viên

- Lãnh đạo toàn diện, chú trọng công tác nâng cao chất lượng giáo dục và đảmbảo an toàn cho trẻ

- Luôn quan tâm đến chuyên môn trong việc xây dựng phương pháp tổchức hoạt động giáo dục cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các giáo viêntrong trường thực hiện tốt chương trình mầm non mới

* Đối với Bản thân:

- Bản thân tôi luôn yêu nghề, mến trẻ, ham học hỏi, nâng cao chuyên môn,tìm tòi và luôn tự làm rất nhiều đồ dùng đồ chơi đẹp, sáng tạo; sưu tầm tranhảnh sách báo để phục vụ các hoạt động học và hoạt động vui chơi của trẻ

- Bản thân có sức khỏe tốt, nhiệt tình, năng động, sáng tạo, luôn có ý thứccao trong mọi hoạt động của nhà trường

Tôi thường xuyên nghiên cứu, tiếp thu những kiến thức về chăm sóc nuôi dưỡng - giáo dục trẻ qua các chuyên đề, chương trình hội thi, hội thảo, qua

-dự giờ thăm lớp, học qua các mô đun mầm non trong chương trình bồi dưỡngthường xuyên cho giáo viên,…

* Đối với phụ huynh:

- Phụ huynh lớp tôi nhiệt tình hưởng ứng, quan tâm chăm lo tạo điều kiệnxây dựng cơ sở vật chất mua sắm đồ dùng, trang thiết bị phục vụ công tác chăm

Trang 7

sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học cho cô

và trò

2.2.2 Khó khăn:

Bên cạnh đó tôi cũng đã gặp phải những khó khăn là:

* Đối với Nhà trường:

- Các thiết bị dạy học, giáo cụ trực quan phục vụ cho quá trình phám pháchưa phong phú, hấp dẫn về chủng loại, màu sắc, chưa đáp ứng được nhu cầucủa trẻ hiện nay

- Chưa có những đồ dùng thí nghiệm phù hợp để phục vụ cho trẻ trảinghiệm khám phá khoa học

* Đối với Ban giám hiệu:

- Ban giám hiệu đôi khi kiểm tra, sát sao việc làm đồ dùng đồ chơi chưanghiêm khắc, chưa khơi gợi tiềm năng sẵn có của giáo viên về làm đồ dùng đồ chơi

và cách thiết kế, cách sử dụng và tổ chức cho trẻ hoạt động

* Đối với Bản thân:

- Các năm học trước bản thân chưa nắm rõ hình thức tổ chức khám phákhoa học, hay chưa linh hoạt trong việc lựa chọn đồ dùng, dụng cụ thí nghiệmsao cho dễ kiếm, rẻ tiền và sử dụng hết công dụng của dụng cụ đó

- Chưa tạo cơ hội cho trẻ sử dụng đồ dùng vào hoạt động khám phá khoa học

- Chưa kích thích được sự tập trung chú ý, tư duy của trẻ, đôi khi còn sửdụng các câu hỏi kín khi khám phá khoa học

- Đôi khi còn sử dụng các hình thức chưa thật sự sinh động, chưa phù hợp;

Sử dụng thiết bị, đồ chơi, nguyên vật liệu thiết thực chưa hiệu quả phù hợp

* Đối với phụ huynh:

- Cha mẹ cũng rất quan tâm đến con cái nhưng đa số cha mẹ đi làm công ty

nên thời gian dành để chăm sóc, chơi đùa cùng con là rất ít Do đó làm ảnh hưởngkhông nhỏ đến việc cùng thống nhất các biện pháp chăm sóc, giáo dục trẻ

Mặc dù vậy nhưng với tình yêu nghề của mình tôi đã cố gắng để cùng vớinhà trường và các bậc cha mẹ của lớp khắc phục khó khăn làm tốt khâu chămsóc, nuôi dưỡng, giáo dục đảm bảo an toàn cho trẻ về mọi mặt tạo điều kiện tốtnhất để trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần

2.2.3 Kết quả của thực trạng:

Năm học vừa qua, tôi chủ nhiệm lớp 3 - 4 tuổi, với tổng số trẻ là 24 cháu.Tôi nhận thấy đa số trẻ không tích cực tham gia hoạt động khám phá khoa học,trẻ chưa biết cách sử dụng đồ dùng để khám phá khoa học Bản thân tôi các nămtrước còn chưa nắm rõ các hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động khám phá,

Trang 8

hơn nữa chưa biết cách sử dụng đồ dùng dạy học khám phá khoa học nên tiếtdạy chưa thật sự hiệu quả Để có phương pháp, biện pháp, hình thức dạy trẻ và

sử dụng đồ dùng đạt chất lượng, hiệu quả cao tôi đã tiến hành khảo sát trên trẻ

để nắm được kết quả cụ thể Tôi tiến hành khảo sát với nhiều hình thức: tronggiờ hoạt động, đón trả trẻ, hoạt động chiều,…mọi lúc, mọi nơi Đặc biệt tronggiờ hoạt động khám phá khoa học

* Kết quả thực trạng:

Vào đầu năm học tôi đã khảo sát chất lượng trẻ với kết quả như sau:

(Kèm theo các bảng khảo sát chất lượng đầu năm phụ lục 1)

Nhìn vào bảng thực trạng khảo sát chất lượng đầu năm như trên, chúng tathấy kết quả thu được qua các hoạt động khám phá rất là thấp Điều này gây ảnhhưởng lớn đến phát triển nhận thức của trẻ nói chung, Từ thực trạng này đặt ravấn đề cấp thiết phải có những biện pháp nâng cao việc sử dụng đồ dùng dạyhọc khám phá khoa học có hiệu quả Từ tình hình đó, tôi mạnh dạn đưa ra một

số biện pháp để sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:

Đứng trước thực trạng trên, tôi luôn trăn trở và suy nghĩ tìm nhiều biệnpháp để hoạt động khám phá khoa học đạt kết quả cao, từ đó tăng dần khả năngquan sát, xem xét, phỏng đoán, so sánh và phân loại cho trẻ; dành thời gian chotrẻ tự khám phá, trải nghiệm và chia sẻ, bày tỏ ý kiến của mình; Luôn khích lệtrẻ suy nghĩ về những gì chúng đang nhìn thấy, đang làm và phát triển nhữngsuy nghĩ, ý tưởng của mình và quan tâm đến môi trường xung quanh Từ đó làmphong phú biểu tượng về Thế giới xung quanh trong mỗi trẻ, góp phần cho trẻphát triển một cách toàn diện, dựa vào vốn kiến thức đã học và các biện phápchuyên môn tôi đã đưa ra các giải pháp như sau:

2.3.1: Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao kiến thức cho bản thân.

Trẻ mầm non được ví như “trang giấy trắng” gia đình, cô giáo, nhữngngười lớn xung quanh trẻ viết lên điều gì thì trẻ sẽ tiếp nhận điều ấy Bản thântôi hiểu được điều này nên tự nhận thức được rằng: Cô giáo có vai trò quantrọng trong việc dẫn dắt trẻ bước những bước đi đầu tiên Trẻ sẽ rất nhớ nhữngkiến thức đầu tiên mà trẻ được khám phá mà cô giáo là người truyền đạt cho trẻ.Tôi nhận thức bản thân phải nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 3-4tuổi thì mới đưa ra những biện pháp chăm sóc giáo dục phù hợp nhất Trẻ 3 - 4tuổi thích thể hiện cái “tôi”, trẻ thích tự làm mọi việc, thích tự chơi theo ý thích

Ví dụ: Trẻ muốn thể hiện cái tôi cá nhân của mình: muốn tự chọn và mặcquần áo, tự đánh răng rửa mặt, tự bưng bát xúc cơm ăn, tự chải tóc, tự đi dép, tựđeo ba lô đi học…mà không cần đến người lớn giúp đỡ

Hay quan tâm đến thế giới xung quanh mình và chú ý các vật dụng xungquanh: Trẻ có thể đứng một mình ngắm nhìn những cành cây gió đung đưa,ngắm nhìn những con ong, con bướm hút nhụy; hoặc những động tác đi, chạy,nhảy của chú gà, hay chú chó rồi trẻ làm theo…Hoặc có thể trẻ cầm nắm, sờ mó,ngắm nghía thao tác, sử dụng những đồ dùng trong gia đình, hay đồ chơi ở lớp.Đặc biệt hơn trẻ thích nghịch nước như: Có thể trẻ tự cho nước lên đầu tóc, lênquần áo hay đổ nước vào bất cứ một vật dụng xung quanh trẻ, mà trẻ không cần

Trang 9

biết việc làm của mình lúc đó như thế nào có đúng hay sai không, nhưng khi làmxong trẻ biết mình mắc lỗi điều đó là sai; Trẻ còn thích hoạt động với đồ dùng

đồ chơi, thích tìm tòi khám phá bên trong của đồ chơi, vì thế các đồ chơi của trẻhay bị trẻ làm hỏng, đồ dùng của trẻ dùng cũng nhanh vỡ, nhanh hỏng hơn…Song, điều đặc biệt hơn đó chính là trong khi chơi cùng với các bạn bèn trẻthể hiện được tinh thần đoàn kết, nhường nhịn bạn bè, giúp đỡ lẫn nhau… Biếtthể hiện cảm xúc của mình với mọi người xung quanh như vui, buồn…

Ý thức được điều đó tôi luôn để trẻ tự làm những việc theo khả năng củamình Khuyến khích trẻ giúp đỡ ông, bà, bố, mẹ những công việc phù hợp vớilứa tuổi và sức khỏe cuả mình

Trẻ mầm non thường hỏi những điều tưởng như đơn giản nhưng nếu côgiáo hạn chế hiểu biết và kiến thức cơ bản thì sẽ không giải thích cho trẻ được.Hoặc nếu có giải thích chỉ sơ sài qua loa cho trẻ, rồi một lúc nào đó trẻ chưahiểu lại tiếp tục hỏi cô giáo Vì thế trang bị kiến thức cho bản thân là thực sựquan trọng và cần thiết

Để một hoạt động khám phá khoa học thành công và trẻ được tiếp thu bàitốt thì trước tiên cô giáo phải nắm vững phương pháp, biện pháp và cách thức để

tổ chức một giờ học Bản thân tôi tự nhận thấy rằng: Hoạt động khám phá nếu

giáo viên nào không tự nghiên cứu, học hỏi thì không thể hiểu hết được để cungcấp kiến thức cũng như cách lựa chọn, sử dụng đồ dùng cho một hoạt độngkhám phá; nên nhiều giáo viên cũng thấy rộng và khó trong việc cung cấp kiếnthức và lựa chọn vật dụng Vì vậy để một hoạt động Khám phá khoa học đạthiệu quả cao, trẻ hứng thú thì cô giáo phải là người nắm vững kiến thức, phươngpháp lý luận diễn giải, đàm thoại, cách thức quan sát, cách sử dụng đồ dùng phùhợp mát mắt; bên cạnh đó cũng cần có lời nói diễn cảm, ngắn gọn, dễ hiểu,thuyết phục đó là phương pháp chính để giúp trẻ khám phá khoa học Vì vậymỗi khi lên kế hoạch tôi bám sát vào chương trình khung của Bộ Giáo dục &Đào tạo đưa ra để lựa chọn nội dung phù hợp vừa sức với nhận thức của trẻ.Bản thân luôn phải tìm tòi học hỏi đồng nghiệp, đọc sách báo, tham khảotài liệu và intenet; qua kiểm tra dự giờ báo trước và đột xuất của Ban kểm tranhà trường, giáo viên đến dự sau đó đóng góp ý, rút kinh nghiệm những gì làmđược và chưa làm được trong hoạt động để lần sau làm tốt hơn Từ đó giáo viêncung cấp kiến thức chính xác cho trẻ, khơi dậy tính tò mò ham hiểu biết ở trẻ.Thường xuyên tự rèn luyện để có năng lực, kỹ năng vận dụng thành thạo vàsáng tạo trong các tiết dạy Tôi tập luyện phương pháp nói chuẩn, nói diễn cảmthu hút trẻ vào tiết học, đưa ra những câu hỏi gợi mở để trẻ thích thú tìm tòi vàkhám phá về những điều mới lạ trong cuộc sống, thiên nhiên, xã hội Để từ đótrẻ hứng thú tham gia vào tiết học

Bên cạnh đó tôi còn tham gia đầy đủ các đợt chuyên đề bồi dưỡng chuyênmôn do Phòng Giáo Dục và Đào Tạo mở, cũng như của trường để nắm bắt đượcnhững vấn đề đổi mới, áp dụng vào trong công tác giảng dạy Đặc biệt được nhàtrường tổ chức các lớp chuyên đề cho cán bộ giáo viên tham gia 100%, sau đótrong năm học được áp dụng trên thực tế rồi đưa ra đóng góp các ý kiến qua họpchuyên môn của trường, tổ để cùng nhau rút kinh nghiệm

(Hình ảnh minh hoạ kèm theo phụ lục 2)

Trang 10

Tôi thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học, đầu tư soạn bài, làm đồdùng đồ chơi tự tạo để các hoạt động trở nên sôi nổi, hấp dẫn, thu hút sự chú ýcủa trẻ Đặc biết tôi luôn chú trọng đầu tư nghiên cứu các đề tài trước khi dạy.Nghiên cứu tìm tòi những thủ thuật phù hợp với đề tài, nội dung chủ đề để thuhút, hấp dẫn, lôi cuốn trẻ hoạt động một cách tích cực nhất.

* Kết quả: Trong quá trình nâng cao nhận thức, kỹ năng cho bản thân tôi

đã tích luỹ thêm được nhiều kinh nghiệm như: Việc hiểu đặc điểm tâm sinh lýcủa trẻ sẽ giúp tôi có phương pháp giao tiếp phù hợp để trẻ phát triển toàn diện

cả thể chất và tinh thần Xác định được những kiến thức cơ bản cần truyền đạtcho trẻ mỗi chủ đề, tích luỹ được nhiều hình thức tổ chức, lựa chọn, sử dụngnhiều đồ dùng phù hợp, phong phú cho trẻ khám phá khoa học về môi trườngquanh trẻ với phương châm “Học mà chơi, chơi mà học”; tránh gò bó áp đặtgiúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên

2.3.2 Xây dựng kế hoạch các đề tài, chọn lựa, sử dụng đồ dùng dạy học

có hiệu quả về khám phá khoa học và tuyên truyền với cha mẹ sưu tầm, tìm kiếm vật chất để phục vụ khám phá khoa của trẻ tại trường.

2.3.2.1 Xây dựng kế hoạch các đề tài, chọn lựa, sử dụng dụng cụ dạy học có hiệu quả về khám phá khoa học

Khám phá khoa học là một trong những chiến lược quan trọng giúp pháttriển tư duy và năng lực của trẻ Các bé không chỉ học hỏi những kiến thức khoahọc qua hình ảnh, lời kể mà còn trực tiếp trải nghiệm, tìm tòi, khám phá những

gì trẻ quan tâm, muốn tìm hiểu Khoa học xuất hiện hầu hết trong mọi mặt củacuộc sống, bao gồm khoa học về vật lý, hóa học, sinh học, khoa học cuộc sống,khoa học trái đất… Trẻ 3 - 4 tuổi chủ yếu học mà chơi, chơi mà học nên bằngnhững trò chơi vui nhộn và gần gũi, giáo viên sẽ giúp trẻ hứng thú khám phákhoa học và tích cực tiếp thu kiến thức

Chúng ta nên thay đổi tư duy tiếp cận khoa học bằng thí nghiệm khoa học,khái niệm khoa học nên “dễ thương hóa”, như vậy sẽ gợi nên cảm hứng yêukhoa học đối với trẻ Thay cho các thao tác khô khan, những thiết bị thí nghiệm

có vẻ nghiêm túc, chúng ta nên cho trẻ tham gia vào các trò chơi

Đứng trước thực tế trên tôi đã mạnh dạn xây dựng kế hoạch cụ thể cho từngchủ đề có những đề tài gì về khám phá khoa học, từ đó thiết kế các hoạt độngtìm ra những phương pháp và các hình thức phong phú để thu hút trẻ vào thếgiới xung quanh mình như một phép màu muôn hình muôn vẻ Nhằm nâng caochất lượng dạy và học của cô và trẻ theo các chủ đề ở độ tuổi, rồi đưa ra hỏi ýkiến ban giám hiệu, được ban giám hiệu nhất trí và góp ý kiến cho bản thân, sau

đó tôi thực hiện trên lớp Chính vì vậy tôi đã đưa vào kế hoạch mỗi tuần, chủ đềphải phù hợp với độ tuổi Việc xây dựng kế hoạch cụ thể như trên nhằm đưa vàomột số các mục tiêu đánh giá chất lượng trẻ

Ví dụ: Xây dựng kế hoạch thực hiện các đề tài khám phá khoa học theo

tuần, tháng, chủ đề: Thế giới động vật, thế giới thực vật, Phương tiện và luật

giao thông và Các hiện tượng tự nhiên.

(Kế hoạch thực hiện xem phần phụ lục 3 )

2.3.2.2 Tuyên truyền với cha mẹ sưu tầm, tìm kiếm vật chất để phục

vụ khám phá khoa học của trẻ tại trường.

Trang 11

Tâm lý của trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo đang ở thời kỳ phát triển mạnh mẽ,song chưa hoàn thiện, trẻ chưa có hoạt động tư duy logíc - tư duy trìu tượng hay

tư duy khái niệm Bởi vậy, hoạt động học của trẻ mẫu giáo chưa thể diễn ra đầy

đủ và hoàn thiện như ở trường phổ thông Bặc biệt ở các cấp học từ tiểu học trởlên phương tiện học là sách giáo khoa, còn đối với trẻ mầm non chưa biết đọc,chưa biết viết nên đồ dùng đồ chơi là dụng cụ, là sách giáo khoa của trẻ, nó cóvai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ Nó còn là phương pháp hữu hiệu đểtruyền thụ kiến thức cho trẻ…Toàn bộ những vấn đề lý luận dạy học cho trẻmẫu giáo ở trên đã phân biệt sự khác biệt, sự khác nhau trong nội dung, phươngpháp và các hình thức tổ chức dạy học với phổ thông [8]

Đứng trước quan niệm trên để tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên đượckhám phá khoa học bằng đồ dùng đồ chơi đối với trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi tạitrường mầm non Tôi đã mạnh dạn phối kết hợp với cha mẹ sưu tầm, tìm kiếmvật chất để phục vụ khám phá khoa học bằng vật thật thông qua hoạt động thực

tiễn tại trường, từ đó cha mẹ và cô giáo tìm tòi những vật thật sẵn có của địa

phương để đưa vào hoạt động của trẻ

Qua các chủ đề trước tôi đưa ra ý tưởng về tuyên truyền với cha mẹ sưutầm, tìm kiếm vật thật hay đồ dùng cũ để phục vụ khám phá khoa học thông quahoạt động thực tế của trẻ tại trường Lúc đầu một đến hai chủ đề trước cha mẹchưa hiểu những đồ dùng đó dùng để làm gì?, tại sao trẻ phải tiếp xúc với đồdùng đó?, vật đó cung cấp gì cho trẻ? Tại sao đến trường, lớp phải tìm hiểunhững vật đó? Cha mẹ đưa ra rất nhiều các câu hỏi khác nhau, chưa biết nhưthế nào?, nên tôi đã viết bài truyên truyền và kế hoạch tên các đề tài về khámphá khoa học treo ở góc trao đổi với cha mẹ Đặc biệt đến buổi họp phụ huynhđầu năm học tôi đã có kế hoạch lồng ghép nội dung tuyên truyền này vào buổihọp của lớp và giải thích cho cha mẹ hiểu

Từ những nội dung trên cha mẹ có biết đồ dùng ở xung quanh ta tác độngrất lớn đối với trẻ như thế nào không? Bởi cha mẹ đa số làm nghề nông, đicông ty, buôn bán nhỏ lẻ, nên thu nhập cũng không cao, đóng góp hàng năm rấthạn chế, tiền mua đồ dùng đồ chơi lại không có để mua thêm phong phú cho trẻhoạt động Vì thế tại sao đồ dùng đồ chơi ngay ở gia đình mình mà không tìmkiếm, thu thập cho trẻ khám phá, nhằm đỡ tốn tiền, không mất tiền mua mà trẻlại gây hứng thú cho trẻ nhằm khích thích và tạo cơ hội tích cực khám phá, thửnghiệm và sáng tạo ở các hoạt động một cách vui vẻ, kích thích óc sáng tạo,tưởng tượng, phát triển tư duy, trí nhớ một cách đơn giản cho trẻ Hiểu đượcnhững vấn đề trên từ các chủ đề tiếp theo cha mẹ luôn quan tâm đến việc họccủa trẻ, cũng như việc thường xuyên thu thập, tìm kiếm các đồ dùng đồ chơixung quanh cha mẹ Qua đó làm cho các hoạt động khám phá của trẻ sử dụngphong phú rất nhiều về đồ dùng đồ chơi

Ví dụ: Đối với chủ đề Thế giới động vật

Với đề tài: “Một số con vật sống trong gia đình”: Thì khi đón - trả trẻ tôi

trao đổi đề tài đó với cha mẹ về các con vật mà mình cần cung cấp cho trẻ nhưcon chim bồ câu, con gà, con ngan, con chó, con mèo mang đến cho lớpmượn, có cha mẹ thì mang lồng để đựng các con vật Qua đó trẻ được tìm hiểukhám phá những con vật bằng vật thật trẻ rất thích thú, giúp trẻ khám phá một

Trang 12

cách thoải mái sinh động, trao đổi, trả lời các câu hỏi khi cô hỏi một cách nhanhnhẹn, quyết đoán, thông minh Hơn nữa còn giáo dục trẻ biết ăn thức ăn các convật đó cung cấp chất đạm, giúp cho cơ thể khỏe mạnh thông minh, nhanhlớn Từ đó giúp trẻ đến lớp hay ở nhà ăn đa dạng các món ăn chế biến từ thịtcác con vật đó.

Ví dụ: Chủ đề thế giới thực vật:

Với đề tài: “Tìm hiểu một số cây lương thực” Ở đề tài này thì vật thật rất

sẵn có trong gia đình của cha mẹ nên được cha mẹ mang đến lớp rất phong phú

đa dạng về lương thực như ngô, khoai, sắn, lạc, vừng, đậu đây là những sảnphẩm mà cha mẹ đã làm ra Ngoài việc trẻ tìm hiểu về kiến thức tên gọi, đặcđiểm, lợi ích còn phát triển khả năng quan sát, phán đoán đưa ra nhận xét, phát

âm đúng, phát triển vốn từ cho trẻ, chơi đúng luật, hứng thú trong khi chơi Giáodục cho trẻ tính đoàn kết, tính tập thể, mạnh dạn, tự tin Giúp trẻ được vui chơithoải mái, đảm bảo an toàn trong khi chơi Đặc biệt biết bảo vệ môi trường sạch

sẽ, giữ gìn sản phẩm, biết quý trọng sản phẩm của cha mẹ làm ra từ mồ hôi vàcông sức, biết lấy và cất đồ chơi đúng nơi quy định Hay khi củng cố kiến thức

cô cho trẻ chơi trò chơi “Đi qua đường dích zắc, chuyển lương thực về kho (theoyêu cầu của cô cho từng tổ)” lương thực như ngô, khoai, sắn, lạc, vừng, đậu côđóng thành túi cho trẻ vận chuyển Qua các trò chơi này trẻ rất hứng thú, nhanhnhẹ, sáng tạo, chú ý trong quá trình chơi

Hoặc với đề tài: “Tìm hiểu một số loại hoa” Tôi cho trẻ sử dụng vật thật

để khám phá khoa học thì cha mẹ phải biết thứ, ngày nào con mình khám phá vềcác loại hoa, rồi cần cung cấp hoa gì cha mẹ đã nắm bắt được và tìm kiếm hay ởnhà mình mang đến cho cô giáo rất đa dạng phong phú nhiều loại hoa như: HoaCúc, Hoa Đào, Hoa Hồng, Hoa Đồng Tiền, Hoa Thược Dược Đây cũng là thóiquen hàng ngày của cha mẹ trẻ mang vật thật đến cho cô giáo dạy trẻ Hay vớichủ đề này tôi tổ chức cho trẻ và cô làm đồ dùng đồ chơi phục vụ các đề tàitrong chủ đề mà nguyên vật liệu từ huy động của cha mẹ đã làm ra nhiều sảnphẩm

(Hình ảnh minh hoạ kèm theo phụ lục 4)

* Kết quả: 100% cha mẹ đã nhất trí, nhiệt tình, ủng hộ kế hoạch của tôi

đưa ra, nên cha mẹ mang vật thật có sẵn, đồ chơi của con mình chơi chán rồimang đến lớp, hay tìm kiếm ở địa phương mình mang đến cho cô giáo ngàycàng phong phú hơn Cha mẹ thấy con em mình ngày một nhanh nhẹn, khéo léo,thông minh và hiểu biết sâu hơn về các đồ vật mà trẻ đã khám phá Từ đó cha

mẹ rất phấn khởi, nhiệt tình tìm những nguyên vật liệu, vật thật ủng hộ cô giáo,ngày càng tin tưởng vào việc chăm sóc - nuôi dưỡng - giáo dục trẻ và đưa trẻđến lớp ngày một đông hơn so với năm học trước

100% trẻ tìm hiểu khám phá bằng đồ dùng trực quan rất thích thú, giúp trẻkhám phá một cách thoải mái sinh động, trao đổi, trả lời các câu hỏi khi cô hỏimột cách rõ ràng, nhanh nhẹn, quyết đoán hơn

2.3.3 Tạo môi trường hoạt động khám phá khoa học phong phú, hấp dẫn với các đồ dùng đồ chơi, các nguyên vât liệu khác nhau nhằm động viên, khuyến khích trẻ tham gia một cách tích cực.

Trang 13

Quá trình khám phá khoa học có đạt được hiệu quả hay không phụ thuộcvào nhiều yếu tố, trong đó môi trường xung quanh trẻ giữ một vị trí quan trọng.

Nó chứa đựng các phương tiện cần thiết để tổ chức cho trẻ khám phá Trẻ mầmnon phần lớn sống trong gia đình và đến trường mầm non lớp mẫu giáo vì vậyviệc tạo môi trường cho trẻ thực hiện các hoạt động khám phá là vô cùng quantrọng và cần thiết

Đồ dùng, trực quan, đồ chơi phục vụ hoạt động khám phá khoa học như:Bàn, ghế, bảng, tranh, mô hình, các từ gắn với mỗi hình ảnh, vật mẫu Cần phảiđầy đủ cho cô và trẻ cùng hoạt động

Đồ dùng của trẻ cũng phải đẹp, hấp dẫn, phong phú sinh động nhằm kíchthích hứng thú, tò mò lòng ham hiểu biết của trẻ, tôi thường sử dụng đồ thật, vậtthật hoặc hình ảnh động cho hoạt động học sinh động và có sự sáng tạo và đảmbảo an toàn cho trẻ

Xác định được môi trường rất quan trọng trong quá trình hoạt động của trẻngay từ đầu năm học tôi đã chú trọng trang trí môi trường trong và ngoài lớp đểgây hứng thú cho trẻ

Để khích thích tính tò mò của trẻ tôi căn cứ vào từng chủ đề để xây dựnggóc “Khám phá khoa học” để trẻ tham gia vào hoạt động trải nghiệm môi trường

xã hội và môi trường khám phá khoa học tôi luôn luôn thay đổi không cố định,

bố trí phù hợp sao cho giáo viên dễ tổ chức và dọn dẹp, trẻ hoạt động thoải mái.Quan trọng cách tổ chức hoạt động khám phá khoa học là tạo ra được tình huốngbất ngờ gây sự tò mò của trẻ và trẻ bị cuốn hút vào hoạt động khám phá theocách dẫn dắt của giáo viên

Vị trí để đồ dùng, dụng cụ để trẻ khám phá phải đa dạng, dễ kiếm, trẻ cóthể sử dụng vật thay thế và trẻ sẽ dễ lấy, dễ sử dụng Có thể tận dụng nhữngdụng cụ ở góc khác trong lớp để trẻ hoạt động

Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề “Thế giới động vật” tôi xây dựng góc mở và

góc kín - Đối với góc mở: tôi tạo một phong cảnh có cây, ngôi nhà, ao cá, xa xa

có dãy núi trùng trùng điệp điệp, có ông mặt và khi trẻ đến góc mở trẻ lấy tranhgắn các con vật sống ở môi trường đó như con cá sống nưới ao, con gà sốngtrong gia đình (ngôi nhà)…và tương tự con vật khác

- Đối với góc kín: tôi chuẩn bị đồ chơi các con vật nuôi như: chim, thỏ,chó, mèo gà, lợn, ngan sắp xếp thành một góc riêng biệt tạo cho trẻ chú ý; Haycon vật sống trong rừng như các con vật làm bằng thú nhồi bông, bằng nhựa:con Hưu, Vai, Voi, Sóc, Dê, Ngựa Vằn tôi cũng sắp xếp thành một góc; Hay convật sống dưới nước có các loại cá, tôm, cua làm bằng xốp hay nhồi bong…bể cá,

vỏ trai, vỏ sò, vỏ hến… tôi cũng sắp riêng biệt Hoặc các bộ tranh sưu tập về cáccon vật như: Cạnh bể cá có thể treo ảnh về cá hoặc sách sẽ kích thích trẻ nhậndạng các loại cá, quan sát, so sách, các loại cá…để trẻ được quan sát cụ thể Khitạo môi trường góc kín tôi sắp xếp các đồ dùng thật mát mắt, dễ lấy, đễ cất, dễtìm…làm sao cho thật khoa học Các đồ dùng sắp xếp ở góc khám phá hay làcác góc khác đa số là đồ dùng đồ chơi tự tay cô - trò - cha mẹ cùng làm từnguyên vật liệu sẵn có của địa phương, nên cũng rất đa dạng về chủng loại, màusắc…

(Hình ảnh minh hoạ kèm theo phụ lục 5)

Trang 14

Ví dụ: Khi khám phá môi trường xã hội ở chủ đề “Quê hương đất nước

Bác Hồ” chủ đề nhánh “Bác Hồ kính yêu” Với đề tài “Quan sát tranh ảnh về Bác

Hồ đối với các cháu thiếu thiếu nhi” tôi cho trẻ xem một đoạn tư liệu kể về Bác

và các cháu thiếu nhi như hình ảnh (bác tặng quà cho các cháu thiếu nhi, cùngvui chơi với các cháu, ôm hôn các cháu) để trẻ quan sát và trò chuyện Tôi thấytrẻ tỏ ra rất thích thú và trẻ kính yêu Bác như người thân trong gia đình

(Hình ảnh minh hoạ kèm theo phụ lục 6)

Ngoài ra tôi đưa ra các nguyên vật liệu để trẻ cùng cô làm mô hình để phục

vụ vào hoạt động học như

Ví dụ: Ở chủ đề “Giao thông” tôi cùng trẻ làm mô hình phương tiện giao

thông đường thuỷ như: làm thuyền buồm, ka nô, tàu thuỷ để trẻ khắc sâu thêmhơn về một số phương tiện giao hông đường thuỷ

Như vậy từ thực hiện ở góc đã giúp cho trẻ rèn luyện kỹ năng quan sát, tìmtòi, tự khám phá, và khắc sâu trong trí nhớ của trẻ về từng công việc trong xã hội

và qua đó trẻ biết được đặc điểm, ý nghĩa, ích lợi của các nghề đối với cuộcsống con người

Ở lứa tuổi này trẻ luôn tò mò, quan sát và bắt đầu đưa ra suy nghĩ của mìnhbằng những câu hỏi tại sao như vậy? Để làm gì? nên tôi quyết tâm khơi gợi trí tò

mò thích phán đoán của trẻ bằng cách vẽ hoặc xé dán các bức tranh treo bênngoài lớp theo các chủ đề Thông qua các bức tranh để khơi gợi nhân cách, trítuệ đạo đức trong con người trẻ

Ví dụ: Ở chủ đề “Gia Đình” tôi treo những bức tranh xé dán bông hoa tặng

mẹ trong bài thơ “Dán hoa tặng mẹ” nhằm giáo dục trẻ biết yêu thương, qúytrọng những thành viên trong gia đình và từ đó biết quan tâm đến ngày lễ, kỷniệm của người thân để biết tặng quà, trẻ tích cực làm ra món quà từ bàn tay củamình làm ra

Ngoài ra tôi còn vẽ những bức tranh “Trẻ rửa tay dưới vòi nước sạch, đeokhẩu trang…” Qua những bức tranh trẻ biết mình cần bảo vệ môi trường, bảo vệsức khoẻ và biết vệ sinh cá nhân hàng ngày cho sạch sẽ để cùng nhau phòngchống dịch bệnh, đặt biệt dịch covid-19 hiện nay

Nhiệm vụ cơ bản của giáo viên trong hoạt động này là khuyến khích trẻsáng tạo khi sử dụng đồ chơi, biết chơi thành thạo, sử dụng đồ chơi phù hợp vớitrò chơi, đặc biệt cô luôn quan sát, theo dõi trẻ chơi để ghi nhận, động viên trẻ,giúp đỡ trẻ khi gặp khó khăn, đáp ứng nhu cầu của trẻ sNhưng khi tổ chức mộttrò chơi cô không nên quá đà vì như vậy dễ làm cho trẻ mau chán, vì khônghứng thú với trò chơi nữa

Kết quả: Khi thực hiện giải pháp này tôi thấy trẻ thích thú tham gia vào

hoạt động, trẻ không còn thấy nhàm chán Đồ dùng, đồ chơi của trẻ được hoạtđộng màu sắc đẹp, hấp dẫn, phong phú sinh động nhằm kích thích hứng thú, tò

mò lòng ham hiểu biết của trẻ từ đó trẻ tích cực hoạt động

2.3.4 Tổ chức hoạt động khám phá khoa học thông qua hoạt động học

và thông qua các hoạt động khác giúp trẻ sử dụng đồng dùng khám phá khoa học.

*Tổ chức hoạt động khám phá khoa học thông qua hoạt động học.

Trang 15

Việc tiếp xúc trực tiếp với các sự vật, hiện tượng sẽ tạo ra sự rung độngtrước cái đẹp xung quanh cho trẻ gắn bó hơn, tạo ra những xúc cảm, tình cảmtích cực và hành động thiết thực để bảo vệ môi trường xung quanh chúng Vìvậy trong quá trình cho trẻ khám phá thế giới xung quanh trong hoạt động khámphá khoa học tôi đã sử dụng các phương pháp như: phương pháp đàm thoại,quan sát, phương pháp trò chuyện, phương pháp sử dụng trò chơi Trong hoạtđộng tôi đã sử dụng đồ dùng, vật thật cho trẻ khám phá, để trẻ tiếp xúc trực tiếpvới đồ dùng, vật thật bằng cách nhìn, sờ, nếm và cảm nhận, qua đó trẻ trảinghiệm bằng chính bản thân của mình sẽ giúp trẻ hứng thú, ham tìm hiểu và ghinhớ một cách có chủ định Tôi đã bám vào kế hoạch đã xây dựng từ đầu nămhọc rồi chuẩn bị đồ dùng trực quan sinh động, thực tế để cho trẻ quan sát, trảinghiệm hứng thú nhất Tránh dạy chay, dạy lý thuyết, không hợp lứa tuổi của trẻ

sẽ làm trẻ không hứng thú, khắc sâu biểu tượng mờ nhạt Bằng các vật thật dễtìm kiếm, sưu tầm, sẵn có trong thực tế giáo viên tận dụng tối đa sử dụng trongcác tiết dạy sẽ giúp trẻ tham gia khám phá khoa học đạt hiệu quả cao nhất

Ví dụ: Thực hiện chủ đề “ Thế giới thực vật”

Đề tài: “Cho trẻ làm quen một số loại quả”: Như làm quen với “quả cam”tôi đã chuẩn bị cái túi kỳ diệu rồi mời một trẻ lên lấy sờ, đoán và đưa quả ra vàohỏi trẻ Bạn cầm quả gì? Con có nhận xét gì về quả ? (hình dạng, màu sắc, mùi

vị, vỏ quả như thế nào?), cô cho trẻ sờ và hỏi: con có nhận xét gì về quả cam?,Nếu trẻ không trả lời hết được thì cô gợi mở cho trẻ: Quả có hình dạng như thếnào?, màu, mùi của quả cam cô đã chuẩn bị sẵn quả cam đã bóc cắt thànhmiếng cho trẻ mếm rồi nhận xét, giáo dục lợi ích của quả cam….Tương tự cácquả khác cô cho trẻ trẻ lên thò tay vào túi kỳ diệu để lấy quả ra và cho trẻ quansát, đàm thoại

- Trò chơi củng cố: Trò chơi “Nhanh tay lẹ mắt”: Tôi đã chuẩn bị mỗi bạnmột rổ các loại quả bằng vật thật mà phụ huynh mang đến để trẻ chơi Nhiệm vụcủa các con là khi nghe cô nói tên gọi hay đặc điểm của quả nào thì con cầm quảđưa lên và đọc ta cho cô (Trẻ lấy theo yêu cầu của cô) Với trò chơi này trẻ rấthứng thú và khi cầm quả cam hay các loại quả trên tay trẻ muốn được chính bảnthân mình được bóc vỏ để khám phá tìm hiểu bên trong, được ngửi, nếm…

- Khi thực hiện cho trẻ quan sát bằng vật thật bao giờ trẻ cũng rất thích thú

và trẻ không những được nhìn, được nghe tiếng kêu của con vật mà trẻ còn được

sờ mó vào đồ vật, con vật nhằm giúp trẻ tiếp nhận, mở rộng hiểu biết của mìnhmột cách đầy đủ về đối tượng

Ví dụ: Chủ đề Thế giới Động vật “Làm quen các con vật sống dưới nước”.

Tôi cho trẻ quan sát cá, tôm, cua, ốc…còn sống, thả vào bể cá để trẻ dễ quan sátnên trẻ rất thích thú

Kết quả: Như vậy việc tổ chức cho trẻ khám phá khoa học thông qua các

hoạt động học tôi đã tổ chức cho trẻ hoạt động tôi thấy trẻ rất hứng thú, hăng háitham gia hoạt động và trẻ biết lễ phép, biết vâng lời ,biết yêu thương mọi người

và đặc biệt trẻ biết giữ gìn tài sản chung ở trường, ở lớp, ở những nơi công cộng

* Khám phá khoa học thông qua hoạt động ngoài trời.

Trong các giờ hoạt động ngoài trời trẻ được tìm hiểu thêm về sự vật hiệntượng vì thế ngoài kiến thức trẻ được biết trong giờ hoạt động chính thì hay chú

Ngày đăng: 16/06/2024, 06:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w