1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở trường mầm non nga giáp huyện nga sơn tỉnh thanh hoá

26 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÂYDỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6

TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON NGA GIÁP- NGA SƠN- THANH HOÁ

Trang 2

Tên đề mụcTrang

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3-42.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 5

2.3.1 Học tập và bồi dưỡng kiến thức về tình yêu thương và sự

2.3.2 Đảm bảo an toàn phòng tránh tai nạn thương tích, phòng

tránh bạo lực học đường cho trẻ mọi lúc, mọi nơi 72.3.3 Rèn luyện một số kỹ năng sống cần thiết cho trẻ để xây

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo

Tài liệu tham khảo

Danh mục các đề tài SKKN đã được Hội đồng các cấp đánh giá.Phụ lục

Trang 3

1 MỞ ĐẦU1.1 Lý do chọn đề tài

Như chúng ta đã biết:” Lớp học hạnh phúc là yêu thương, an toàn và tôntrọng, lớp học hạnh phúc phải là điểm đến thân thiện và vui thích của trẻ, làmôi trường giáo dục hoàn hảo tạo được cho trẻ tâm lí thoải mái khi trẻ đến lớp.Lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác muốn đến “Mỗingày đến trường là một ngày vui” khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mongchờ và những rung động” [1].

Đối với lứa tuổi mầm non, xây dựng lớp học hạnh phúc là một trongnhững mục tiêu quan trọng của nghành giáo dục và đào tạo trong thời đại mới “

Một lớp học hạnh phúc được định nghĩa là lớp học mà ở đó các thành viêntrong lớp tự xây dựng cho mình sứ mệnh, mục tiêu phù hợp với giáo viên, trẻcũng như bối cảnh giáo dục hiện tại Một trong những mục tiêu của xây dựnglớp học hạnh phúc là “ làm cho giáo viên, trẻ yêu trường, yêu lớp, cùng tiến bộtrên cơ sở những giá trị tốt đẹp” Từ “hạnh phúc” trong xây dựng lớp học hạnhphúc có thể tập trung vào 03 giá trị cốt lõi: An toàn, tôn trọng và yêu thương.Đứa trẻ khoẻ mạnh, phát triển hài hoà, cân đối về cơ thể sẽ là cơ sở về mặt thểchất để phát triển toàn diện nhân cách sau này” [2]

Đối với trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 5 – 6 tuổi nói riêng, khi được họctập ở một lớp học hạnh phúc trẻ được phát triển chức năng tâm lý và hình thànhnhân cách Khi tham gia các hoạt động trong lớp học hạnh phúc là dịp tốt để trẻkhám phá về khoa học, xã hội… qua đó kích thích tính tò mò, khả năng quansát, năng lực phán đoán, trí tưởng tượng…Trẻ có thể tham gia nhiều các hoạtđộng như học tập, trải nghiệm, vệ sinh, lao động, các loại trò chơi như trò chơihọc tập, trò chơi đóng vai ở các góc hoạt động, trò chơi có luật, trò chơi dângian…trong lớp học hạnh phúc sẽ có tác dụng phát triển trẻ một cách toàn diện.

Bác Hồ từng khẳng định rằng: “ Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền

được sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc Theo đó, hạnh phúc là mưu cầu củamỗi cá nhân, là mục tiêu phấn đấu trong cuộc đời mỗi người Với trẻ, đề cóđược hạnh phúc trước hết được sống trong gia đình hạnh phúc và trẻ cần đượctrưởng thành trong ngôi trường hạnh phúc- nơi các trẻ được học tập, vui chơi,chia sẻ, yêu thương” [3] Nhưng thực tế có hàng loạt những chuyện không vuiđã và đang xảy ra trong môi trường học đường như tỷ lệ trẻ bị tai nạn thươngtích, bạo lực học đường ở mức báo động,…những điều đó được phản ánhthường xuyên qua các kênh truyền thông, là một điều nhức nhối của xã hội vànền giáo dục.

Câu hỏi lớn đặt ra là làm sao để mỗi ngày trẻ đến trường là một ngày vui,giáo viên đến trường là một niềm hạnh phúc,…Theo tôi, xây dựng trường họchạnh phúc là việc làm cấp thiết cần được quan tâm trong năm học này Muốnvậy, cần bắt đầu xây dựng hạnh phúc từ chính lớp học của mình Vì vậy tôi

quyết định chọn đề tài “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng lớphọc hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường Mầm non Nga Giáp –Nga Sơn- Thanh Hóa” làm đề tài nghiên cứu và thực hiện trong năm.

Trang 4

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

Tập trung nghiên cứu:“ Một số giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng

lớp học hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường Mầm non Nga Giáp –Nga Sơn- Thanh Hóa”

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu tài liệu: Sách lý luận, chương trình giáo dục mầm non, thông

tư, công văn, báo, đài, mạng internet…

- Phương pháp phỏng vấn: Thu thập thông tin để giáo viên nắm bắt một sốnội dung liên quan đến việc xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ.

- Quan sát điều tra, ghi chép: Quan sát quá trình trẻ tham gia các hoạt độngcủa trẻ nhằm điều tra khảo sát khả năng và nhu cầu của trẻ tại lớp Sau khi quansát thu thập những vấn đề liên quan và ghi chép lại một cách cụ thể, chính xácvới từng trẻ.

- Thực nghiệm sư phạm.

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM2.1 Cơ sở lý luận.

“ Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn

một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng Hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao.Ở loài người, nó mang tính nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lýtrí” [4] Vấn đề về xây dựng lớp học hạnh phúc đã có khá nhiều tác giả trong vàngoài nước quan tâm nghiên cứu.

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ cho rằng: “ Việc xây dựng lớp học, trường

học hạnh phúc là việc làm của người dạy và người học, của gia đình, của địaphương và nhiều tổ chức xã hội liên quan” [5].

Để có một lớp học hạnh phúc cần chú trọng xây dựng những giá trị nhânvăn và những chuẩn mực hành xử tích cực Chuẩn mực giữa cô và trò, giữa côvới đồng nghiệp, với Ban giám hiệu nhà trường và với phụ huynh Và điều quantrọng nữa muốn trẻ được hạnh phúc thì trước hết cô phải là người hạnh phúc Kểcả các bậc phụ huynh, mỗi ngày đến trường đều cảm thấy là một ngày vui vàthực sự ý nghĩa

Đặc điểm của trẻ ở lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ 5 – 6 tuổi nói riênglà “Học mà chơi chơi bằng học” nên việc xây dựng lớp học hạnh phúc phải hấpdẫn đối với trẻ Môi trường áp dụng các phương pháp học tập linh hoạt, hiện đạiđể có thể kích thích các tư duy tìm tòi, khám phá cho trẻ Môi trường an toàn vềthể chất và tinh thần Giáo viên và học sinh phải được bảo vệ, không có sự xúcphạm về thể xác và tinh thần để mỗi khi đến trường như là về nhà

Trang 5

Trong những năm gần đây, thực hiện công văn số 3676/BGDĐT-GDMN

ngày 26/8/2021 của Bộ GDĐT về thực hiện Chủ đề năm học “Xây dựng trườngmầm non xanh - an toàn - thân thiện” và đặc biệt năm học 2023- 2024, thực

hiện nhiệm vụ năm học của ngành giáo dục và đào tạo Huyện Nga Sơn xâydựng trường học hạnh phúc gắn với việc lấy trẻ làm trung tâm

Để thực hiện nội dung của chủ đề năm học thì chúng ta phải nhận thứcđược rằng: Lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác “ muốnđến” Trẻ sẽ yêu thích việc đến trường nếu như ở đó trẻ được lên tiếng và đượclắng nghe một cách đầy tôn trọng Thay vì la mắng, dọa dẫm, hãy cho trẻ đượcsai lầm, được nói ra cảm xúc của mình trong môi trường học đường Điều đó sẽgiúp trẻ tiếp thu tốt hơn, tự tin và hòa đồng hơn Từ đó, rèn luyện ý thức và khảnăng tập trung từ chính nhận thức của bản thân mình.Tôn trọng cảm xúc là mộttrong những yếu tố tạo nên lớp học hạnh phúc.

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm2.2.1 Thuận lợi và khó khăn

a.Thuận lợi:

* Về phía nhà trường:

Trường mầm non Nga Giáp được công nhận lại đạt chuẩn mức độ I vàkiểm định chất lượng mức độ 2 vào tháng 06/2022, vì thế cơ sở vật chất khangtrang xanh, sạch, đẹp; có đầy đủ trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc nuôidưỡng giáo dục trẻ Đặc biệt, nhà trường đã trang bị đồ dùng, đồ chơi phục vụcho các trò chơi dân gian tương đối đầy đủ cho các lớp Nhà trường đã có đầyđủ các khi hoạt động cho trẻ như: Khu phát triển vận động; khu vườn cổ tích;khu chợ quê; khu phát triển cảm giác; giác quan; khu sáng tạo nghệ thuật; khusân chơi giao thông; khu vườn thiên nhiên….

* Về phía giáo viên:

- Nhà trường có đội ngũ giáo viên trẻ, yêu nghề, mến trẻ, đoàn kết, luôn sẵnsàng giúp đỡ hỗ trợ nhau về chuyên môn.

* Về phía phụ huynh:

- Được phụ huynh quan tâm, ủng hộ về cả trang thiết bị phục vụ cho côngtác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và luôn động viên tinh thần cho đội ngũcán bộ giáo viên, nhân viên.

* Về phía trẻ:

- Trẻ đến lớp đông, 100% trẻ mẫu giáo ra lớp, 100% trẻ được ăn bán trú tạilớp, 100% trẻ được tiêm chủng, cân đo theo dõi biểu đồ và khám sức khỏe địnhkỳ 4 lần/năm.

b Khó khăn:

* Về phía nhà trường

- Tuy được đầu tư, trang bị đầy đủ đồ dùng trang thiết bị dạy học nhưngchủ yếu là các đồ dùng, đồ chơi mua sẵn, sản xuất hàng loạt, chất liệu chủ yếubằng nhựa chưa có nguyên liệu thiên nhiên, chưa đáp ứng được nhu cầu khámphá, sáng tạo của trẻ, mà trẻ luôn thích cái mới, lạ, đẹp, hấp dẫn…

* Về phía giáo viên:

Trang 6

- Giáo viên luôn mong muốn học sinh phải hoàn thành tốt mọi điều mà

mình lập trình sẵn Có như vậy mới là con ngoan, trò giỏi Và thế là, dồn tất cảmọi áp lực lên vai người giáo viên Rồi giáo viên đã dồn tất cả những áp lực ấylên đôi vai bé nhỏ của học trò lúc nào không hay Đến khi thực tế học trò khôngđạt được những kì vọng: học tập không tiến bộ, không chăm chỉ và có thái độkhông đúng đắn Khiến cho chúng ta nhiều lúc cảm thấy chán nản, mệt mỏi,đam mê, nhiệt huyết với nghề giảm sút Thậm chí có giáo viên còn định bỏnghề Và thế là… với giáo viên và học sinh mỗi ngày đến trường không còn làmỗi ngày vui; lớp học không còn là lớp học theo đúng nghĩa của giáo dục.

* Về phía phụ huynh

- Nhiều phụ huynh hiện nay cho con em mình chơi, nghịch điện thoại diđộng, xem ti vi nhiều như vậy các bậc phụ huynh đã vô tình biến con mìnhthành người nhút nhát, thụ động chỉ biết đến mình, không chịu giao tiếp ứng xửđối với người xung quanh dẫn đến một số trẻ bị tự kỉ.

* Về phía trẻ:

- Trẻ tuy cùng độ tuổi nhưng khả năng tiếp thu của trẻ không đồng đều Trẻbị ảnh hưởng bởi cuộc sống hiện đại như: Internet, tivi, các trò chơi điện tử Một số trẻ sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm, không cótính tự lập, ích kỷ, lãnh cảm với môi trường xung quanh.

- Một số trẻ sự mạnh dạn, tự tin chưa cao, còn thụ động trong các hoạtđộng Đa số trẻ chưa tham gia vào các hoạt động một cách say sưa, tích cực,chưa chủ động, tự tin mà còn nhút nhát, sợ sệt, chưa đoàn kết với các bạn bètrong khi tham gia các hoạt động

* Tổng hợp kết quả khảo sát trẻ về nội dung kỹ năng xã hội của trẻ tạilớp đầu năm học (tháng 9/ 2023)

TTNội dungkhảo sát

Tổng sốtrẻ

Tỉ lệ

%1 Trẻ chủ động tự tin giao tiếp

với mọi người xung quanh

2 Trẻ tự tin, vui vẻ, hạnh phúc

3 Trẻ vui vẻ hòa đồng, đoàn kết,hợp tác với bạn trong mọi hoạt

4 Trẻ hiểu quy tắc xã hội, biết thểhiện tình cảm yêu thương, chiasẻ, với cô giáo và các bạn

5 Trẻ thể hiện được các cảm xúcvà tình cảm của mình với mọingười xung quanh

Trang 7

* Bảng khảo sát chất lượng về kỹ năng xã hội của cá nhân trẻ đầu nămhọc 2023- 2024.(Xem PHỤ LỤC I- Bảng 1).

Qua bảng khảo sát cho thấy kết quả chung trên trẻ còn thấy: Tỷ lệ trẻ đạtbình quân còn thấp, tỷ lệ chưa đạt còn cao Với thực trạng trên để tạo niềm hạnhphúc, niềm tin và nân cao các kỹ năng cho trẻ nhằm xây dựng lớp học hạnhphúc tôi đã nghiên cứu tìm tòi sáng tạo và áp dụng các phương pháp mới nhằmnâng cao chất lượng các trò chơi dân gian đến từng trẻ Tôi xin đưa ra một số giảipháp nâng cao chất lượng xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổitại trường Mầm non Nga Giáp- Nga Sơn- Thanh Hóa.

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

2.3.1 Học tập và bồi dưỡng kiến thức về tình yêu thương và sự chia sẻ,và tôn trọng cảm xúc của trẻ

Để xây dựng được lớp học hạnh phúc cho trẻ trước hết là giáo viên mầmnon tôi không chỉ nghiên cứu nắm vững mục đích yêu cầu của hoạt động mà tôicòn cần phải nắm chắc được các phương pháp và biện pháp thực hiện tạo ra môitrường hạnh phúc đúng nghĩa, mỗi ngày đến trường là một ngày vui, tạo sânchơi cho trẻ vừa học vừa chơi và giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng,không bị gò bó, áp đặt giúp trẻ hiểu bài sâu và vận dụng những điều đã học vàothực tế hàng ngày của trẻ.Vì vậy để trẻ lớp tôi cùng cô xây dựng được một lớphọc hạnh phúc nhằm phát huy tính tích cực của trẻ đến trường thì tôi luôn.

+ Bản thân tôi không ngừng học tập để phấn đấu+ Tôi và trẻ luôn có cảm xúc tích cực;

+ Phương pháp dạy học vui vẻ, lôi cuốn;

+ Trẻ được tự do sáng tạo và có môi trường gắn kết thân thiện với nhau.

Tôi luôn tạo cơ hội để trẻ thể thể hiện và được công nhận giá trị bản thântrẻ

Ví dụ: Khi tổ chức hoạt động tạo hình vẽ theo ý thích chủ đề “ Bản thân”,

tôi để cho trẻ tự vẽ theo ý thích những điều mà bản thân trẻ muốn và luôn tôntrọng kết quả của trẻ

Hình ảnh: Giáo viên tổ chức cho trẻ vẽ theo ý thích

( Xem PHỤ LỤC II- Ảnh 1)

Một đặc trưng của cảm xúc là có tính đối cực: yêu và ghét, ưa thích vàkhông ưa thích, xúc động và dửng dưng Khái niệm “Tôn trọng”, “ Cảm xúc”đó là trên lý thuyết trên định nghĩa rất đúng nhưng khi thực tế để lựa chọn tôntrọng cảm xúc quả là khó và khó hơn nữa khi tôi ở trong môi trường giáo dục vàcác trò lại là lứa tuổi mầm non.

Ví dụ: Những buổi đầu tiên khi bước vào năm học mới, khi có trẻ đến lớp

tôi gặp không ít khó khăn vì chưa quen nếp của trẻ, trẻ nghỉ hè lâu nên các kỹnăng đơn giản nhất trẻ không đạt, rồi tính cách trẻ khác nhau, trẻ khóc vì khôngmuốn đến lớp, cô mới nên trẻ chưa có cảm giác an toàn … Tôi bắt đầu quan sátchú ý đến từng trẻ rồi tính cách trẻ…dần dần tôi quen nếp của trẻ và trẻ bướcđầu theo nếp của cô Cứ như vậy qua mấy tháng đầu năm học tôi đã hiểu hết tínhcủa trẻ Tôi đánh giá sự tiến bộ của trẻ so với bản thân trẻ, không so sánh với trẻ

Trang 8

khác Kiên nhẫn với trẻ, chờ đợi trẻ, khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ vàtự tin diễn đạt bằng lời.

Hình ảnh: Giáo viên vỗ về trẻ ngày đầu đến lớp.

( Xem PHỤ LỤC II- Ảnh 2)

Luôn động viên trẻ tự tin vào bản thân: Tôi luôn động viên, khuyến khíchtrẻ trong các hoạt động khi trẻ gặp khó khăn

Ví dụ: “Cô nghĩ nhất định con sẽ làm được”, “Lần sau con sẽ làm tốt

hơn”…khuyến khích trẻ tham gia, hợp tác để cùng phát triển Khuyến khích trẻ

trao đổi, hợp tác thực hiện ý tưởng chơi (cùng hoạt động và giúp đỡ lẫn nhau).

Khuyến khích trẻ tham gia thảo luận xây dựng nội quy lớp học, xây dựng quytắc hoạt động trong các góc Khuyến khích trẻ hợp tác chuẩn bị, làm đồ dùng, đồchơi, trang trí, sắp xếp, vệ sinh môi trường hoạt động cùng cô.

Hình ảnh: Cô và trẻ cùng sắp xếp đồ dùng, đồ chơi tại lớp

( Xem PHỤ LỤC II- Ảnh 3)

Tôi thường giành thời gian vào lúc đón và trả trẻ để hiểu về trẻ nhiều hơntôi nói chuyện chia sẻ với trẻ và lắng nghe trẻ Trong tất cả các hoạt động mộtngày của trẻ tôi luôn lắng nghe, hỗ trợ trẻ kịp thời khi cần thiết Chấp nhận các ýkiến của trẻ Cùng chia sẻ ý tưởng chơi với trẻ, không áp đặt ý của mình Hỗ trợnhóm trẻ và hỗ trợ từng cá nhân trẻ đúng lúc, nếu trẻ không giải quyết được, tôihỗ trợ trẻ tìm cách giải quyết.

Luôn tin tưởng, khuyến khích trẻ Khen gợi, động viên những thành côngdù nhỏ của trẻ một cách kịp thời không chê cười khi trẻ thất bại, động viên đểtrẻ tiếp tục cố gắng.

Thay vì la mắng, dọa dẫm, hãy cho trẻ được sai lầm, được nói ra cảm xúccủa mình Điều đó sẽ giúp trẻ tiếp thu tốt hơn, tự tin và hòa đồng hơn Từ đó, rènluyện ý thức và khả năng tập trung từ chính nhận thức của bản thân mình Lớphọc hạnh phúc là nơi giúp giáo viên và học sinh hình thành cũng như duy trì cáctrạng thái cảm xúc tích cực Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ tạo nên một môi trườngmà ai tham gia cũng cảm thấy hạnh phúc Được tham gia vào các lớp học hạnhphúc sẽ giúp cho mỗi cá nhân thiết lập được các tình cảm lành mạnh, góp phầnphát triển nhân cách tốt đẹp.

Ví dụ : Ngay đầu năm học khi trẻ mới đến lớp một số cháu như: Cháu

Anh Thư, cháu Việt… đi học còn khóc nhiều, đến lớp chưa chào cô, khi đến lớptrẻ còn nhút nhát chưa chơi cùng các bạn cô phải hướng dẫn trẻ: Con khoanh tayvà nói con chào cô, chào các bạn và cho các cháu hiếu động lại rủ các bạn chơi.Hay khi đang giảng bài trẻ chạy lộn xộn, nói chuyện không tập trung chú ý,đánh nhau…Tôi liền dừng lại và giải thích cho trẻ hiểu đó là việc làm không tốt,chưa ngoan Như vậy sẽ làm ảnh hưởng tới các bạn khác, cuối ngày sẽ khôngđược cắm cờ, và nếu lặp lại lần nữa thì cuối tuần sẽ không được cô phát bé

ngoan Với tinh thần của:” Hoa bé ngoan” và “ Phiếu bé ngoan” là động lực

thúc đẩy các bé nhanh chóng đi vào nề nếp thói quen.

Hình ảnh: Giờ nêu gương cuối tuần

( Xem PHỤ LỤC II- Ảnh 4)

Trang 9

Kết quả: Với cách làm như trên tôi đã ổn định được lớp đưa các cháu vào

nề nếp, từ đó động viên trẻ tập trung chú ý tham gia tích cực tham gia các tròchơi cùng cô và các bạn một cách thoải mái Kết quả đa số các cháu đã tham giatích cực các hoạt động, nhất là khi chơi các trò chơi mang tính tập thể trong tròchơi dân gian.

2.3.2 Đảm bảo an toàn phòng tránh tai nạn thương tích, phòng tránhbạo lực học đường cho trẻ mọi lúc, mọi nơi.

Lớp học hạnh phúc là môi trường giáo dục phải tuyệt đối an toàn, nóikhông với bạo lực, tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và trẻ đều được sống trongtình yêu thương, tôn trọng lẫn nhau Mỗi ngày đến trường cô và trò đều trongtâm thế vui tươi, thoải mái.

Môi trường giáo dục an toàn đối với trẻ lứa tuổi mầm non bao gồm antoàn về “ thể chất ” và “ tinh thần ” Do vậy an toàn về thể chất, trước hết làchúng ta phát triển để khỏe mạnh Các con được đảm bảo an toàn mọi lúc, mọinơi Tôi luôn chú ý bao quát trẻ khi trẻ ra khám phá hoạt động ngoài trời haygiao lưu tập thể các lớp trong khối cũng như giao lưu toàn trường luôn đượcđảm bảo Có những hoạt động tôi chia trẻ theo nhóm và có hoạt động các contham gia cả lớp nhưng vẫn được đảm bảo an toàn 100 % Luôn đặt an toàn củatrẻ lên hàng đầu

Ví dụ: Sau giờ hoạt động chơi ở các góc: Tôi và trẻ cùng sắp xếp, kiểm

tra đồ dùng, đồ chơi sau mỗi buổi học, buổi chơi kết thúc, loại bỏ đồ chơi sắcnhọn ngây nguy hiểm cho trẻ Luôn chú ý vệ sinh sạch sẽ môi trường trong vàngoài, đặc biệt là khi trẻ đi vệ sinh, tôi luôn chú ý sàn nhà vệ sinh phải khô, cácđồ dùng chất tẩy rửa tôi để lên kệ cao, chậu, thùng tôi luôn úp khô không chứanước trong nhà vệ sinh, các con rất có ý thức xếp hàng và cất gọn gàng dép lêngiá đúng nơi quy định

Hoặc khi cho trẻ đi thăm quan dã ngoại, tôi cho trẻ đội mũ, đi dép, đeokhẩu trang bảo hộ Đi theo hàng lối và đảm bảo an toàn xuyên suốt quá trình đitrên đường Quan tâm, để ý và theo dõi những trẻ yếu hơn về thể lực để đảm bảoan toàn tuyệt đối cho trẻ

Hình ảnh: Cô và trẻ đi thăm quan dã ngoại có trang phục đồ bảo hộ

phù hợp ( Xem PHỤ LỤC III )

Bên cạnh đảm bảo việc an toàn về thể chất cho trẻ, tôi còn luôn chú ý đếnviệc đảm bảo an toàn về tinh thần cho trẻ Một thực tế cho thấy an toàn cónhững sự tổn thương về tinh thần thậm chí còn nguy hiểm hơn là tổn thương thểxác và có thể đi hết cả cuộc đời Chính vì vậy trẻ phải có một tâm thế gọi là vuimừng, phấn khởi nhất và cảm nhận thấy vui vẻ khi đi học Và biện pháp đầu tiênkhi nghĩ đến an toàn về tinh thần chính là ở bản thân cô giáo Cô là tinh thầnmón ăn của trẻ, tôi đã nắm bắt được tâm lý của trẻ theo đúng độ tuổi, việc nắmbắt được tâm lý của trẻ nghĩa là mình đã nắm bắt được niềm vui ước muốn vàcũng như khát khao của trẻ

Ví dụ: Khi trò chuyện với trẻ,tôi đưa ra hệ thống câu hỏi, động viên trẻ

như “ Con cần gì” “ Cô nghĩ là còn làm được” Biết được trẻ cần gì bản thân tôicó phương pháp như nói chuyện trao đổi dạy dỗ nhẹ nhàng, luôn động viên

Trang 10

khích lệ trẻ kịp thời, tôi khen trẻ chứ không chê bai hay trì trích trẻ đồng thờibản thân không được vi phạm những điều giáo viên không được làm đối với trẻ

Kết quả: Trẻ lớp tôi có một tâm thế tốt khi đến lớp Trẻ đến trường học

với một niềm vui và đặc biệt là phụ huynh phản ánh lại trẻ rất thích đi học, nhà cóviệc bảo trẻ nghỉ một buổi là trẻ không chịu nghỉ

2.3.3 Rèn luyện một số kỹ năng sống cần thiết cho trẻ để xây dựng lớphọc hạnh phúc

* Kỹ năng tự phục vụ, tự lập bản thân của trẻ và phòng chống một sốloại dịch bệnh nguy hiểm.

Người lớn luôn nghĩ rằng trẻ chưa biết và không làm được việc màthường làm mọi việc giúp trẻ Vì vậy để hình thành tính tự lập, người lớn cần tintưởng trẻ, động viên và khuyến khích trẻ làm những công việc vừa sức và phùhợp với khả năng của trẻ Tôi dạy trẻ tính tự lập, sống bằng đôi tay của mìnhngay từ nhỏ Tùy thuộc vào mỗi độ tuổi khác nhau chúng ta có thể để đặt ranhững mục tiêu và cách thức thực hiện khác nhau để dạy trẻ về tính tự lập, nhưlời Bác dạy: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”

Dạy cho trẻ biết các kỹ năng tự phục vụ, trẻ ý thức được sự cần thiết củaviệc tự phục vụ bản thân, tăng cường tính độc lập, trẻ có trách nhiệm sống hơnđối với chính mình, dạy trẻ biết quan sát làm theo hướng dẫn của người lớntrong các công việc nhỏ hàng ngày Trong những kỹ năng về chăm sóc bản thântôi lựa chọn một số những kỹ năng cơ bản sau để dạy trẻ: Kỹ năng tự chăm sócbản thân, kỹ năng tự mặc quần áo, kỹ năng tự chăm lo vệ sinh cá nhân

+ Kỹ năng tự xúc ăn:

Ví dụ: Trước khi vào giờ ăn tôi thường kể cho trẻ nghe một số câu chuyện

do tôi sưu tầm có nội dung liên quan đến việc tự xúc cơm ăn, sau đó gợi hỏi trẻ:Bạn nhỏ trong câu chuyện có ngoan không? Vì sao lại chưa ngoan? Sau đó côgiáo dục trẻ: các con lớn rồi phải tự xúc ăn thì mới ngoan, nếu bạn nào không tựxúc cơm ăn thì các em lớp bé sẽ cười chúng mình đấy!

+ Kỹ năng tự mặc áo, cởi áo, gấp quần áo:

Hàng ngày, nhất là vào mùa đông, trẻ thường mặc nhiều áo đi lớp, trướckhi đi ngủ trẻ phải cởi bớt áo ra, trẻ thường để quần áo lộn xộn dẫn đến việcgiáo viên mất rất nhiều thời gian để gấp quần áo cho trẻ Chính vì vậy hoạtđộng chiều tôi đã dạy cho trẻ kỹ năng gấp quần, áo, cách cởi áo, mặc áo Để việcdạy trẻ có hiệu quả, ở góc kỹ năng tôi làm một số bộ sách về kỹ năng cho trẻđược tập luyện: Tập cài cúc áo, cởi cúc áo, mặc áo, gấp áo, kéo khóa…để từ đótrẻ có thể ứng dụng vào thực tế đạt hiệu quả cao.

Trang 11

trẻ rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn, rèn cho trẻ biết tự rửa taydưới vòi nước bằng xà phòng đúng quy trình, đúng kỹ năng

Ví dụ: Hoạt động hướng dẫn trẻ đeo khẩu trang , tôi đã hướng dẫn trẻ đeo

khẩu trang theo các bước mà bộ y tế khuyến cáo:

+ Chỉ sử dụng 1 lần rồi bỏ vào thùng rác an toàn, có nắp đậy Không tái dửdụng khẩu trang dùng một lần, còn đối với khẩu trang vải thì sau khi sử dụngcần giặt và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời

+ Đeo mặt trắng vào trong: do mặt trắng có tính hút ẩm để hơi thở thoát rathấm vào khẩu rang

+ Đeo mặt xanh ra ngoài: do mặt xanh có tính chống nước, các giọt nước bọt lớn bắn vào sễ không thấm vào trong

+ Dùng ngón cái và ngón trỏ cầm vào hai bên dây của khẩu trang, lồng dâycủa khâu trang qua hai tai

+ Điều chỉnh khẩu trang che kín cả mũi lẫn miệng

+ Khi đeo khẩu trang tuyệt đối không sờ tay vào, sẽ vô tình làm chi bàn taylây nhiễm vi rút và các tác nhân gây bệnh khác, sau đó lây nhiễm cho chínhmình và những người xung quanh

+ Khi tháo khẩu trang chỉ được cầm vào dây đeo qua tai, tháo ra cho vàothùng rác an toàn, Tuyệt đối không dùng tay cầm vào khẩu trang để tháo ra, thóiquên lấy khẩu trang ravo khẩu trang lại sẽ gây lây nhiễm viruts và các tác nhângây bệnh khác cho bàn tay

+ Rửa tay với xà phòng và nước sạch ngay sau khi vứt bỏ khẩu trang

Hình ảnh: Trẻ thực hành kỹ năng đeo khẩu trang

( Xem PHỤ LỤC IV- Ảnh 2)

* Kỹ năng sống tự bảo vệ

- Kỹ năng phân biệt nguy hiểm:

Dạy trẻ học cách nhận biết đồng thời hành động những hành động đúng vàkịp thời bảo vệ bản thân qua các tình huống

Các mối nguy hiểm trong nhà như: gas, bàn ủi, điện, nước nóng, dao kéo Các mối nguy hiểm ngoài xã hội: Quấy rối, bắt cóc, bắt nạt, trộm cắp,cướp, lạc đường

Các mối nguy hiểm bất ngờ: Cháy nổ, kẹt thang máy, chó cắn, ong đốt, ngộđộc Các mối nguy hiểm ngoài môi trường: động đất, lũ lụt, bị sa vào vũng lầy,sông nước

- Kỹ năng tự xoay sở: Khi trẻ gặp phải một vấn đề nào đấy, tôi không thaytrẻ giải quyết mọi vấn đề, trừ trường hợp bắt buộc phải làm như thế Thay vàođó hãy giúp trẻ tìm kiếm giải pháp thích hợp, điều này chứng tỏ bạn tin tưởngtrẻ có khả năng tự giải quyết vấn đề

* Kỹ năng sống tự tin:

Trang 12

Tự tin là điều hết sức cần thiết để có thể thành công trong cuộc sống, sựnghiệp Tuy nhiên không phải ai cũng có thể luôn đạt được sự tự tin cần thiếttrong nhiều tình huống Sự tự tin sẽ giúp trẻ dám nỗ lực, không ngại thử thách;trẻ tự tin sẽ có khả năng sống độc lập, hòa nhập xã hội tốt và dễ thành công hơntrong cuộc sống

Những ngày đầu đến lớp nhiều trẻ còn hay khóc, rất ít nói, trong giờ họckhi được tôi gọi lên trả lời câu hỏi trẻ không đứng lên trả lời mà trẻ còn khóc.Vì vậy khi phân tổ tôi thường phân những trẻ nhút nhát ngồi gần những trẻmạnh dạn để giúp trẻ có thể giao lưu, trò chuyện giúp trẻ mạnh dạn hơn Đối vớinhững trẻ nhút nhát trong giờ học tôi thường quan tâm, gọi trẻ trả lời nhiều hơn,khen, động viên khích lệ trẻ kịp thời để giúp trẻ tự tin với bản thân hơn

Ví dụ: Trong lớp tôi có bé An Nhiên, bé Bảo Ngọc, bé Đức Việt … rất

ngại đi học và hay đòi về Đối với những trẻ đó vào các buổi chiều trước khi trẻtrả, tôi thường trò chuyện gần gũi, động viên khuyến khích trẻ bằng các hìnhthức như:

* Kỹ năng sống hợp tác

Ở độ tuổi này trẻ bắt đầu quan tâm đến bạn trong nhóm, trẻ sẵn sàng chiasẻ với bạn những suy nghĩ của mình, biết hợp tác với nhau để xây dựng mộtcông trình (Khi chơi ở góc xây dựng), biết hợp tác với nhau để tạo ra một bứctranh (Khi chơi góc tạo hình…) Tuy nhiên trẻ vẫn làm việc theo nhóm với cáchhiểu đơn giản là gộp bạn lại chứ chưa có sự gắn kết Vì vậy, tôi tổ chức thườngxuyên và đa dạng hóa các hoạt động theo nhóm để trẻ biết tạo ra tinh thần đồngđội, tạo niềm vui với kết quả đạt được.

Để làm được điều này, tôi thường tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi theonhóm, trò chơi dân gian, trò chơi vận động: kéo co, rồng rắn lên mây, mèo đuổichột, chèo thuyền bắt cua…các trò chơi có luật tiếp sức để trẻ thể hiện rõ tinhthần đồng đội giúp đỡ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ.

Hình ảnh: trẻ chơi mèo đuổi chuột thể hiện tinh thần hợp tác

( Xem PHỤ LỤC IV- Ảnh 3)

Ngoài ra trong giờ hoạt động góc, nhất là góc đóng vai, góc xây dựng vàgóc tạo hình trẻ cũng thể hiện rõ và tinh thần hợp tác với bạn để xây dựng mộtcông trình, tạo ra một sản phẩm Biết phân công vai chơi, biết cùng nhau làmviệc để tạo nên một công trình, một sản phẩm.

* Kỹ năng sống giao tiếp ứng xử

Tôi dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho ngườikhác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xungquanh Đây là một kỹ năng cơ bản và khá quan trọng đối với trẻ Nó có vị tríchính yếu khi so với tất cả các kỹ năng khác như đọc, viết, làm toán và nghiêncứu khoa học Nếu trẻ cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng hay chính kiến

Trang 13

nào đó, trẻ sẽ trở nên dễ dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới.Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp trẻ sẳn sàng học mọi thứ.

Ví dụ: Khi cho trẻ chơi trò chơi “ Bán hàng”, người bán hàng khi thấy có

khách đến mua thì phải niềm nở, dùng ngôn ngữ của mình để trả lời khách, dùngngôn ngữ của mình để mời chào khách, còn trẻ đóng vai người mua hàng sẽ phảivề giá cả các mặt hàng như thế nào?

Hình ảnh: Trẻ chơi ở góc bán hàng thể hiện sự tự tin.

( Xem PHỤ LỤC IV- Ảnh 4)

Kết quả: Với việc dạy cho trẻ những kỹ năng trên, qua một thời gian tôi

thấy trẻ lớp tôi đã có sự tiến bộ rõ rệt, hầu hết trẻ đã mạnh dạn, tự tin, và tíchcực tham gia phát biểu trong giờ học, tích cực tham gia các hoạt động của lớp,những trẻ nhút nhát đã tự tin hơn khi đứng trước lớp biểu diễn văn nghệ hoặcmạnh dạn hơn trong việc đưa ra các ý kiến cá nhân của mình Thích nghi vớimôi trường bên trong và môi trường bên ngoài Trẻ quan tâm và đoàn kết vớicác bạn bè trong các hoạt động

2.3.4 Xây dựng môi trường giáo dục hạnh phúc lấy trẻ làm trung tâmqua cách bố trí, sắp xếp, trang trí linh hoạt, phù hợp theo hướng mở, tạo môitrường ấm cúng, thân thiện.

Xây dựng môi trường hạnh phúc giúp cho trẻ chơi bằng học, học bằngchơi Từ đấy trẻ sẽ hứng thú hơn vào các hoạt động học Tôi luôn tạo cho trẻhứng thú khi đến lớp Bản thân tôi có suy nghĩ để trẻ được hạnh phúc khi đếnlớp Người đầu tiên là giáo viên Vì giáo viên có hạnh phúc khi truyền đạt thôngđiệp niềm hạnh phúc đến các con thì các con mới cảm thấy hạnh phúc Vì vậygiáo viên cần phải cung ứng các điều kiện cần thiết về môi trường vật chất vàtinh thần để kích thích và phục vụ trẻ hoạt động một cách tích cực.

* Xây dựng môi trường vật chất

Môi trường vật chất trong trường mầm non bao gồm môi trường vật chấtbên trong lớp học và môi trường vật chất bên ngoài lớp học.

* Xây dựng và sử dụng môi trường vật chất trong lớp học

Với môi trường vật chất cho trẻ hoạt động trong phòng, tôi luôn phối hợpcùng cô trên lớp xây dựng môi trường hạnh phúc theo từng chủ đề Tôi luôn tạocơ hội cho trẻ tìm tòi – khám phá, phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trongcuộc sống, trẻ được tự lựa chọn hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm một cáchtích cực, qua đó kiến thức và kỹ năng ở trẻ dần được hình thành.

Lớp tôi đã xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động một cách thuận tiện đólà: Phải chọn đồ chơi, đồ dùng, học liệu an toàn, có kích thước, trọng lượng,chất liệu, kết cấu phù hợp với thể chất và tâm lý của trẻ Sắp xếp đồ dùng, đồchơi, học liệu khoa học, gọn gàng ở nơi trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ dùng, dễ cất, treo

Ngày đăng: 16/06/2024, 06:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w