1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN Một số biện pháp rèn luyện nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 24-36 tháng

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

A ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài.

Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói:

“ Hiền dữ phải đâu là tính sẵnPhần nhiều là do giáo dục mà nên”

Vâng, đúng như vậy, khi mới sinh ra con người đâu phải tự nhiên ngoan ngoãn,lễ phép ngay được mà phải qua thời gian trưởng thành lớn lên, được rèn luyện vàgiáo dục thì mới trở thành người công dân tốt Chính vì vậy, từ trước đến nay Đảngvà Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục nhất là giáo dục Mầm Non,luôn coi đó là một nhiệm vụ trọng tâm của sự nghiệp phát triển con người một cáchtoàn diện vì thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước Giáo dục cho trẻnhững kỹ năng và thói quen giữ gìn vệ sinh trong đời sống hàng ngày là mộtnhững hành vi sống có văn hóa, văn minh, có mối quan hệ mật thiết với giáo dụcđạo đức, thẩm mĩ và lao động.

Xuất phát từ thực tế cho thấy, mỗi đứa trẻ đều có một sự khác biệt về tính cách,thể chất, năng lực, trí lực và sự hứng thú khác nhau Tất cả những sự khác biệt đóđều phải được quan tâm, đáp ứng được nhu cầu của trẻ Để bộc lộ năng lực tiềm ẩnnày trẻ cần có một môi trường học tập cho phép chúng được học tập mọi lúc, mọinơi, học theo nhiều cách khác nhau Chính vì vậy, cô giáo cần tạo cho trẻ một tâmthế tốt khi đến lớp, một không khí tình cảm yêu thương, tôn trọng trẻ Điều nàygiúp trẻ nghe lời cô và phát triển khả năng bẩm sinh sẵn có của mình Trẻ chỉ có thểphát triển, khỏe mạnh, thông minh, có nề nếp khi được sống trong môi trường thậtsự yêu thương chăm sóc và biết giúp đỡ người lớn.

Là một giáo viên mầm non được phân công phụ trách công tác chăm sóc giáodục trẻ ở độ tuổi 24 - 36 tháng, tôi nhận thấy trẻ ở tuổi này tuy còn rất bé nhưngđặc điểm tâm sinh lý của trẻ phát triển rất mạnh Vì vậy trẻ rất dễ bị tổn thương vềtâm lý, do đó việc giáo dục đưa các cháu vào nề nếp để tham gia mọi hoạt độngtrong ngày của trẻ là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong suốt quá trình pháttriển của các cháu Vì trẻ chưa tách rời bố mẹ, gia đình nên khi mới nhập lớp,nhập trường trẻ thường có thái độ sợ hãi, mọi thứ đều lạ lẫm, tránh né bạn, khôngchấp nhận sự giúp đỡ của các cô giáo, thậm chí còn la khóc, không ăn ngủ…hoặctrẻ có thể không tham gia bất kì một hoạt động nào trong lớp.

Từ những lý do nêu trên bản thân tôi luôn chăn chở suy nghĩ làm thế nào đểgiúp mình hiểu một cách sâu sắc và có biện pháp rèn luyện nề nếp cho trẻ đơn giản,nhẹ nhàng mà lại mang lại hiệu quả cao và làm sao giáo dục cho trẻ biết ứng xử tốtvới mọi tình huống trong cuộc sống đời thường một cách văn minh và hồn nhiên

đúng với độ tuổi của trẻ Do đó tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháprèn luyện nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 24-36 tháng” tại trường nơi

Trang 2

tôi đang công tác để góp phần tích cực vào việc rèn luyện nề nếp trong sinh hoạthàng ngày cho bản thân và bạn bè đồng nghiệp.

3 Đối tượng nghiên cứu.

Đề tài tập trung nghiên cứu: Một số biện pháp rèn luyện nề nếp trong sinh hoạthàng ngày cho trẻ 24-36 tháng.

4 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm.

Khảo sát, thực nghiệm trên học sinh của lớp nhà trẻ 24-36 tháng tuổi D3, vớitổng số 15 học sinh.

5 Phương pháp nghiên cứu.

+ Phương pháp nghiên cứu lý luận

+ Phương pháp đọc và nghiên cứu tài liệu + Phương pháp quan sát.

+ Phương pháp điều tra thực trạng.

* Kế hoạch nghiên cứu.

- Tháng 9/2018 : Khảo sát điều tra nắm được thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân.- Tháng 10/ 2018 - 4/2019: Thực hiện các giải pháp.

- Tháng 5/2019: Kiểm tra, tổng kết, viết đề tài

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Cơ sở lý luận.

Rèn nề nếp thói quen cho trẻ nhà trẻ lứa tuổi 24 -36 tháng tuổi là vô cùng quantrọng Theo tư tưởng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh về chăm sóc, giáo dục trẻ nêu rõvấn đề trách nhiệm của xã hội, của nhân dân, của Đảng, Nhà nước, nhà trường, giađình đối với thế hệ trẻ Trẻ nhỏ là người chủ tương lai của đất nước Vì vậy chămsóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân Tất cả vì tươnglai con em chúng ta, dân tộc ta mọi người, mọi ngành cần phải chăm sóc và giáodục trẻ cho tốt.

Nhà trường có nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ phát triển toàn diện, songkhông thể coi đây là nơi duy nhất để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ Hằngngày trẻ chỉ sống, sinh hoạt ở trường mầm non với một thời gian nhất định, còn lại

Trang 3

trẻ sống ở gia đình, chịu sự giáo dục của gia đình, và phản ánh nề nếp thói quen củagia đình Nếu gia đình và nhà trường cùng có mục đích, nội dung, phương phápgiáo dục thống nhất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhân cách của trẻ Bảo vệ và rèn luyện cơ thể cho trẻ đảm bảo phát triển đúng đắn về mặt thể chấtvà rèn luyện cơ thể nhằm nâng cao khả năng thích ứng môi trường bên ngoài Đâylà nhiệm vụ cần thiết và quan trọng vì đặc điểm cơ thể của trẻ ở lứa tuổi này pháttriển nhanh nhưng còn non nớt, sức đề kháng yếu, trẻ rất dễ mắc bệnh do ảnhhưởng của môi trường bên ngoài Do đó, giáo dục dinh dưỡng và rèn luyện thể chấtcho trẻ phải hướng vào việc phát triển hài hòa cân đối, hướng vào việc bảo vệ, giữgìn, rèn luyện cơ thể cho trẻ một cách hợp lý để trẻ có khả năng thích ứng vớinhững biến đổi môi trường bên ngoài và thích nghi với những nề nếp thói quen mớiở trường lớp mầm non.

Chế độ sinh hoạt của trẻ là một quy trình khoa học nhằm phân phối thời gianvà trình tự các hoạt động trong ngày cũng như ăn uống, nghỉ ngơi một cách hợp lý,nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ Chế dộ sinh hoạt hợp lý của trẻ đượcxây dựng trên cơ sở khoa học có tính đến sự phân phối thời gian, trình tự, các hìnhthức hoạt động và nghỉ ngơi phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.

Do đó, việc tổ chức thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt có ý nghĩa rất lớnđến sự phát triển về hành vi, nề nếp thói quen tốt cho trẻ Trước hết, nó đảm bảocho trẻ thỏa mãn nhu cầu về ăn, ngủ, hoạt động, giữ cho hệ thần kinh được thăngbằng, trẻ luôn ở trạng thái thoải mái, vui vẻ Đồng thời thực hiện ổn định chế độsinh hoạt còn góp phần giáo dục hành vi có tổ chức, những nề nếp, thói quen tốttrong sinh hoạt hằng ngày của trẻ.

2 Khảo sát thực trạng.

* Đặc điểm tình hình nhà trường:

- Trường tôi là một trường mầm non nằm trên địa bàn thuộc bảy xã miền núi cóđiều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn Trường có 2 điểm trường, một khu trungtâm và một khu lẻ với tổng số trẻ là 294 cháu, gồm 12 nhóm lớp trong đó nhà trẻ có3 nhóm lớp với 58 học sinh, mẫu giáo có 9 nhóm lớp với 236 học sinh Tổng số cánbộ giáo viên, nhân viên là: 34 đồng chí; Trong đó cán bộ quản lý: 3; Giáo viên: 23 ;Nhân viên: 8 đồng chí Các phòng học xây dựng sạch đẹp và kiên cố, PGD & ĐThuyện thường xuyên quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và các thiết bị đồ chơi phục vụviệc dạy và học cho trẻ.

- Năm học 2018-2019 tôi được phân công chủ nhiệm lớp nhà trẻ 24-36 tháng D3,thuộc khu lẻ của trường với số cháu là 15, trong đó 7 cháu nam và 8 cháu nữ Số trẻdân tộc là 12, với những thuận lợi và khó khăn sau:

a Thuận lợi:

- Trong những năm học vừa qua được sự chỉ đạo sát sao bên chuyên môn củaban giám hiệu nhà trường cũng như cơ sở vật chất, phòng học rộng thoáng mát,bàn ghế đúng quy cách lớp tôi phụ trách giảng dạy có một ti vi, thuận lợi cho việcphục vụ giảng dạy của giáo viên

Trang 4

- Lãnh đạo nhà trường luôn luôn quan tâm tới giáo viên trong việc bồi dưỡng vàtham gia các chuyên đề để giáo viên được học hỏi và trau dồi những kinh nghiệmđể góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy

- 2 giáo viên của lớp có trình độ chuyên môn đạt chuẩn,luôn yêu nghề mến trẻ vànhiệt tình trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.

- Trẻ cùng một độ tuổi vì vậy thuận lợi cho việc rèn nề nếp và giáo dục trẻ.

- Bản thân tôi luôn học hỏi bạn bè đồng nghiệp trong trường và trường bạn traudồi những kiến thức thông qua những buổi tiếp thu chuyên đề, dự giờ đồng nghiệpcác buổi họp chuyên môn để nâng chuyên môn nghiệp vụ

- Luôn được sự quan tâm giúp đỡ của phụ huynh về việc sưu tầm tranh ảnh phếliệu để làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho giảng dạy thêm hấp dẫn và sinh động.Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tôi cũng gặp không ít những khó khăn và trởngại sau:

b Khó khăn:

- Bản thân tôi là giáo viên mới ra trường kinh nghiệm trong nghề chưa có

nhiều,chưa nắm rõ phương pháp rèn luyện nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày chotrẻ 24-36 tháng nên chưa phát huy được sự tập trung của trẻ Chưa có kinh nghiệmtrong công tác tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh học sinh.

- Đồ dùng chưa được đẹp mắt vì vậy chưa gây được sự chú ý của các cháu - Trẻ mới bắt đầu đến lớp còn quáy khóc vì vậy chưa có nề nếp, thói quen banđầu về ăn, ngủ, nếp chơi, nếp học

- Một số phụ huynh nhận thức chưa đồng đều cho là lứa tuổi bé việc rèn nề nếpcho trẻ chưa quan trọng nên ở nhà các cháu được nuông chiều, muốn gì được nấy,nhiều phụ huynh cho con nghỉ học bừa bãi khiến việc rèn trẻ lại càng khó khănhơn; và điều đó khiến trẻ trở nên ì ạch, ỉ lại, lười hoạt động Khi đến lớp trẻ mangtheo thói quen ở nhà nên không có tổ chức kỷ luật, nhiều trẻ đi lại lung tung, đếnlớp không chào hỏi ai mặc dù đã được cha mẹ và cô giáo nhắc nhở Mỗi sáng đếnlớp luôn mang theo quà bánh, ngoài việc khiến trẻ ăn uống không theo giờ qui địnhmà cũng khiến cho lớp học mất vệ sinh vì trẻ xả rác bừa bãi không vào nơi quiđịnh Đến giờ ăn cũng vậy, nghịch trong giờ ăn làm cho lớp học náo loạn…

Để tạo được nề nếp thói quen ban đầu của trẻ ngay vào đầu năm học tôi đãtiến hành khảo sát trên trẻ tại lớp tôi kết quả thực tế cụ thể như sau:

Trang 5

STTTiêu chíTổngsố

Kết quảĐạtTỉ lệChư

11 73,3%3 Trẻ có nề nếp thói quen thực

hiện yêu cầu của cô

Trẻ có thói quen thực hiện các yêu cầu của cô trong các giờ chơi,học có chủ đích

4 26,7%

11 73,3%5

Trẻ có thói quen đi vệ sinh

4 26,7%

11 73,3%6

Trẻ có thói quen tham gia vào các hoạt động vui chơi

5 33,3%

10 77,3%

(Bảng khảo sát thực trạng đầu năm)

Kết quả khảo sát thực trạng có thể thấy nề nếp của trẻ trong lớp còn nhiều hạnchế, đa số trẻ chưa có nề nếp thói quen trong sinh hoạt hàng ngày.

Có phụ huynh cho rằng: Cho trẻ đi nhà trẻ là chỉ để: “cô giáo trông coi và dạyhát vài bài là được, trẻ nhỏ thì biết gì là học”và không coi trọng đến việc dạy nềnếp cho trẻ Vì vậy rất cần có sự thống nhất về phương pháp giáo dục của nhàtrường và gia đình sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhân cách của trẻ Từnhững thực trạng trên tôi đưa ra một số biện pháp nhằm làm tốt hơn công tác rènnền nếp thói quen cho trẻ 24-36 tháng trong trường mầm non như sau:

3 Những biện pháp thực hiện:

3.1 Biện pháp thứ nhất: Rèn nề nếp thói quen cho trẻ thông qua giờ đón trả

trẻ và nêu gương bé ngoan.

3.2.Biện pháp thứ hai: Rèn nề nếp thói quen cho trẻ thông qua việc tổ chức vệ

sinh cá nhân cho trẻ

3.3Biện pháp thứ ba: Rèn nề nếp thói quen cho trẻ thông qua việc tổ chức ăn

uống, tổ chức giấc ngủ cho trẻ.

Trang 6

3.4 Biện pháp thứ tư: Rèn nề nếp thói quen cho trẻ thông qua việc tổ chức

rèn luyện cơ thể cho trẻ.

3.5 Biện pháp thứ năm: Rèn nề nếp thói quen cho trẻ chơi tự do với đồ vật ở

các góc.

3.6.Biện pháp thứ sáu: Rèn nề nếp thói quen trong giờ chơi tập có chủ định 3.7 Biện pháp thứ bảy: Làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh học sinh

trong việc rèn luyện nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 24-36 tháng.

4 Các biện pháp thực hiện (biện pháp từng phần)

4.1 Biện pháp 1: Rèn nề nếp thói quen cho trẻ thông qua giờ đón trẻ giờ trả trẻvà nêu gương bé ngoan.

*Giờ đón trẻ và trả trẻ:

- Trong giờ đón trẻ cô cần thể hiện thái độ vui vẻ niềm nở, gần gũi âu yếm trẻtạo cho trẻ có cảm giác an toàn Cô giáo tập cho trẻ có thói quen chào cô giáo, chàocác bạn trước khi vào lớp và biết chào bố mẹ, ông bà, người thân khi đưa bé đếnlớp Cô giáo hướng dẫn trẻ tự mình để dép, giày đúng nơi quy định.

(Hình ảnh bé đến lớp chào cô,cất đồ dùng đúng nơi quy định trước khi vào lớp)

- Trong giờ đón trẻ cô trao đổi nhanh với phụ huynh về tình hình sức khỏe củatrẻ, về những thói quen tốt, chưa tốt của trẻ để cùng phối hợp rèn nề nếp thói quencho trẻ, kịp thời khen khích lệ trẻ khi trẻ có thói quen tốt hoặc thông báo nhữngđiều cần thiết và nhắc nhở những quy định chung của nhà trẻ

- Khi trẻ đã quen với nề nếp của lớp, cô cho trẻ tự lấy đồ chơi theo ý thích vàhướng dẫn làm mẫu để trẻ có thói quen lấy và cất đồ chơi đúng quy định Nếu trẻnhỏ chưa biết cô nên cùng trẻ cất đồ chơi Cô làm mẫu vài lần trẻ sẽ quen dần vớinề nếp của nhóm, lớp.

Vì vậy, bất kì một hành động nào của trẻ cô cũng cần đặc biệt phải quan tâmđể kịp thời khích lệ động viên trẻ Ngược lại, nếu cô không quan tâm đến trẻ để trẻchơi tự do bừa bãi, thì trẻ sẽ có thói quen không tốt, chơi với bạn tranh giành đồ

Trang 7

chơi của bạn, đánh bạn, cắn bạn hay không biết giữ gìn đồ chơi, không biết cất đồchơi đúng quy định Là nhà giáo dục cần đặc biệt đến việc rèn cho trẻ những thóiquen tốt đây chính là những đặc điểm của hành vi nhân cách con người cần phảigiáo dục cho trẻ ngay từ nhỏ.

- Trước khi ra về, cô tập cho trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân, quần áo, đầu tóctrẻ gọn gàng, sạch sẽ Trong thời gian chờ đợi bố mẹ đến đón cô cho trẻ chơi tròchơi mang tính giáo dục nề nếp thói quen để trẻ khắc sâu những thói quen tốt ởtrường mầm non, tạo cho trẻ những ấn tượng tốt với nhóm lớp, với cô giáo để ngàyhôm sau trẻ lại thích đến lớp

- Cô luôn gương mẫu trong mọi hoạt động nếu trẻ không chào cô, cô chủ độngchào trẻ trước để trẻ dần hình thành thói quen.

- Khi gặp bố mẹ trẻ, cô cần hướng dẫn trẻ chào bố mẹ, chào cô giáo, chào cácbạn khi ra về và trao đổi với phụ huynh một số thông tin cần thiết trong ngày về cánhân trẻ cũng như một số thói quen trẻ thực hiện chưa tốt trong ngày để cha mẹ trẻnắm được cùng phối hợp với cô giáo rèn cho trẻ có những thói quen tốt không chỉ ởtrong gia đình mà có những thói quen tốt ở nhà trường, lớp học.

* Nêu gương bé ngoan:

Trẻ giai đoạn 24 -36 tháng tuổi với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ phát triểnmạnh, trẻ hay tò mò và thích bắt chước, giáo viên phải luôn tôn trọng trẻ và hết sứccông bằng, sử dụng khen, chê đúng mực Khen và chê có tác dụng mạnh đến hànhvi vâng lời của trẻ, nhưng nên khen và chê trách với mức độ vừa phải để không mấtlòng tự ái của trẻ.

Ví dụ: Cô khen những trẻ đi học ngoan, đúng giờ, mặc quần áo, đầu tóc gọngàng, sạch đẹp, biết chào cô khi đến lớp.

với trẻ về một số nề nếp chưa tốt hay trong lớp còn một vài cháu hay nhõng nhẽokhông nghe lời cô do sự nuông chiều của ông bà, bố mẹ Vào ngày cuối tuần côgiáo sẽ tuyên dương trước lớp các bạn ngoan, không khóc nhè, các bạn có ý thứctốt biết giữ gìn vệ sinh thân thể, biết cất đồ chơi vào đúng nơi qui định; đồng thờiđộng viên những trẻ còn khóc chưa hòa nhập với lớp tuần sau cố gắng hơn.Từ sựgiúp đỡ của cô giáo mà tính nhõng nhẽo của trẻ mất dần Do được cô tạo điều kiệngiúp đỡ, do được rèn luyện mà trẻ đã thực sự hoà nhập vào nề nếp, khuôn khổ củatập thể lớp một cách thoải mái, dễ dàng và tự tin.

4.2 Biện pháp 2: Rèn nề nếp thói quen cho trẻ thông qua việc tổ chức vệ sinhcá nhân cho trẻ:

- Việc tập cho trẻ 24 - 36 tháng biết vệ sinh cá nhân là rất cần thiết, nhằm gópphần giữ gìn và bảo vệ sức khỏe cho trẻ và là cơ sở để hình thành nếp sống có vănhóa vệ sinh, hình thành những nét tính cách tốt sau này.

Thông qua các bài hát, bài thơ, câu chuyện và mọi lúc mọi nơi, cũng có thểgiúp trẻ có thói quen nề nếp tốt hơn hoặc cô không nên chê trẻ trước tập thể lớp mànên gần gũi để góp ý nhỏ.

Trang 8

- Giáo viên cần tập cho trẻ 24 - 36 tháng có những kỹ năng và thói quen vệsinh ban đầu thích hợp như dạy trẻ biết giữ sạch sẽ tay chân, quần áo, rèn cho trẻ cóthói quen vệ sinh rửa tay trong lúc rửa tay cho trẻ cô nói cho trẻ phải rửa như thếnào để trẻ dần hình dung ra, dùng khăn, thói quen ngăn nắp gọn gàng.

(Cô đang rửa tay cho trẻ)

VD: Khi rèn thói quen vệ sinh tôi cho trẻ đọc bài thơ: Rửa tay sạch: “Cô dặnbé, Trước giờ ăn, Khi tay bẩn, Phải rửa ngay; Với xà phòng; Bé ghi lòng; Lời côdặn”.

Từ đó thông qua các bài thơ, bài hát trẻ vừa được rèn phát âm đọc thơ, hát nóivề rèn thói quen nề nếp trẻ sẽ còn nhớ các nếp vệ sinh đó khi đi vệ sinh.

3.Biện pháp 3: Rèn nề nếp thói quen cho trẻ thông qua việc tổ chức ăn uống, tổchức giấc ngủ cho trẻ:

* Rèn nền nếp thói quen thông qua việc tổ chức ăn uống cho trẻ:

- Ăn uống là nhu cầu cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ Hằngngày cần đảm bảo cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng và uống đủ nước Tùy từng độtuổi mà chế độ ăn uống phù hợp và lựa chọn chế biến thức ăn phù hợp với khả năngtiêu hóa của trẻ

- Cho trẻ ăn uống hợp lý, ăn đúng giờ, đảm bảo vệ sinh và tạo bầu không khí thoảimái vui vẻ khi trẻ ăn sẽ tạo cho trẻ có cảm giác ăn ngon miệng và muốn được ănkhi đến bữa.

Trang 9

( Hình ảnh giờ ăn ở lớp)

VD: Qua bài thơ, rèn nề nếp thói quen cho trẻ khi đến giờ ăn như bài thơ: Giờ ăn:

“Đến giờ ăn cơm; Vào bàn bạn nhé; Nào thìa bát đĩa; Xúc cho gọn gàng; Chớ cóvội vàng; Cơm rơi cơm vãi”

- Thông qua giờ ăn rèn cho trẻ có thói quen mời cô mời bạn, ngồi dúng vị trí củamình không đùa nghịch trong giờ ăn và trong khi ăn không nói chuyện và biết nhặtcơm rơi cơm vãi vào rổ.

- Đồng thời tập cho trẻ có thói quen ăn thức ăn đa dạng về khẩu vị và chất dinhdưỡng nhằm tăng cường sức khỏe cho trẻ Rèn cho trẻ có thói quen rửa tay, rửamặt trước khi ăn mặc dù trẻ nhỏ chưa biết tự rửa tay, rửa mặt Song cô giáo cần tậpcho trẻ sớm có thói quen tự xúc cơm trong khi ăn, cô nên cho trẻ làm quen với têngọi của các món ăn, các loại thực phẩm (Thịt, cá, trứng, sữa, đậu, rau…) bằng cáchnói chuyện về thức ăn mà trẻ đang ăn như: Con ăn món gì? Thức ăn gì? Có thíchthức ăn này không? Thức ăn đó có lợi gì cho sức khỏe? Đồng thời chú ý dạy trẻbiết dạy trẻ mời cô, mời bạn trước khi ăn, xin cô, biết cảm ơn cô khi cô lấy cơmcho trẻ, trong khi ăn không để rơi, vãi thức ăn, biết thưa cô để xin cơm và rèn chotrẻ thói quen khi ăn không cười đùa, nói truyện, nhai kỹ trước khi nuốt; Khi trẻmuốn đi vệ sinh cô cần rèn cho trẻ thói quen biết xin phép cô cho đi vệ sinh cô cầnlàm mẫu cho trẻ học nói theo cô Sau khi trẻ ăn xong cô rèn cho trẻ có thói quen lấykhăn lau miệng và uống nước.

* Rèn nề nếp thói quen cho trẻ thông qua việc tổ chức giấc ngủ cho trẻ:

Giấc ngủ rất cần thiết cho mọi người Nó là điều kiện để hồi phục khả nănglàm việc của các tế bào thần kinh sau những hoạt động của con người trước đó Đốivới trẻ nhỏ, hệ thần kinh còn yếu, vì thế trẻ dễ cảm thấy mệt mỏi, nên giấc ngủ là

Trang 10

rất cần thiết để trẻ lớn lên và phát triển Trong chế độ sinh hoạt ngày giáo viên cầntổ chức cho trẻ có thói quen:

+ Tạo cho trẻ có thói quen ngủ đủ giấc và ngủ sâu.

+ Tập cho trẻ có thói quen ngủ đúng giờ, tạo cho trẻ thói quen đã đi ngủ làngủ ngay.

+ Tạo cho trẻ trạng thái thoải mái, vui vẻ khi lên giường ngủ Không để trẻchơi đùa quá nhiều trước khi ngủ hoặc dọa nạt trẻ lảm ảnh hưởng đến giấc ngủ củatrẻ.

- Thông qua giờ ngủ rèn cho trẻ thói quen đi vệ sinh trước khi ngủ, khi đi ngủkhông mất trật tự làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn.

+ Để trẻ đi vào giấc ngủ nhanh, cô cần vỗ về, hát ru cho trẻ ngủ Trong khi trẻngủ cần giữ không khí yên tĩnh cho trẻ để tạo cho trẻ có thói quen ngủ đủ giấc vàngủ sâu Để làm được điều này giáo viên cần phải kiên trì và tỉ mỉ sẽ giúp trẻ cóthói quen tốt khi ngủ.

Trong giờ ngủ của trẻ tôi luôn có mặt tại phòng ngủ để trông và quan sát trẻngủ, để sửa lại các tư thế nằm cho trẻ mà khi ngủ say trẻ thường đạp chăn ra khỏngười, có trẻ bị hở lưng, hở bụng tôi kéo quần áo cho trẻ kịp thời hoặc có trẻ nằmngoài cựa mình dễ lăn ra khỏi dát xuống nền nhà, nếu có cháu nằm sấp không đúngtư thế tôi sửa lại luôn cho cháu ngủ được thoải mái hơn Có cháu khi ngủ saythường hay giật mình hoặc mê sảng khóc nhè, những lúc như thế tôi luôn có mặtkịp thời vỗ về và xoa đầu để cháu lại ngủ tiếp.

Ví dụ 1: Trong giờ ngủ có trẻ cựa mình hoặc mở mắt tôi nhắc trẻ nhẹ nhàngvà cho trẻ đi vệ sinh để tránh tè dầm ra quần Sau đó tôi đưa trẻ về chỗ ngủ tiếp Ví dụ 2: Khi ngủ có trẻ tè dầm ra quần áo, trẻ lạnh, người khó chịu, có trẻkhóc và không ngủ được Những lúc như thế tôi có mặt kịp thời để thay quần áocho trẻ, rồi đưa trẻ vào ngủ tiếp.

Ngày đăng: 26/07/2024, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w