- Được sự quan tâm của phòng giáo dục đã mở các lớp chuyên đề về nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ trẻ và đã chỉ đạo sát xao công tác nuôi dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác phòng,
Trang 1UBND HUYỆN BA VÌ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số biện pháp nhằm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng
ở trường mầm non
Lĩnh vực: Quản Lý nuôi dưỡng
Cấp học: Mầm non
Tên tác giả: Nguyễn Thị Mai Anh
Đơn vị công tác: Trường mầm non Tản Lĩnh A
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Nă m họ c 2020 - 2021
Trang 2A ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài:
Sinh thời Bác Hồ đã nói:
“Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”
Trẻ em được ví như cây non, nếu chúng ta chăm bón, đủ chất dinh dưỡng thì cây sẽ phát triển tốt Đối với trẻ em, sức khoẻ phải được quan tâm chăm sóc ngay từ khi trong bào thai của người mẹ đến khi trẻ ra đời Sức khoẻ ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực, trí tuệ, là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này Để thế hệ trẻ được khoẻ mạnh, thông minh, có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì việc nuôi dạy trẻ là hết sức cần thiết
Mục tiêu của giáo dục mầm non hiện nay là hình thành cho trẻ những yếu
tố nhân cách đầu tiên của con người, đó là phát triển toàn diện 5 mặt: nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mỹ Để đạt được mục tiêu này thì nhiệm vụ trọng tâm trong giáo dục mầm non là giáo dục và chăm sóc nuôi dưỡng , chăm sóc sức khỏe và phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em là hết sức cần thiết Nuôi dưỡng đảm bảo chất lượng có tác dụng tăng cường và bảo vệ sức khoẻ cho trẻ, giúp cho trẻ phát triển tốt, tạo điều kiện để thực hiện nội dung giáo dục toàn diện Bởi lẽ đa số trẻ sinh ra đều bình thường khỏe mạnh xong sự phát triển của bé lại phụ thuộc rất nhiều vào sự chăm sóc nuôi dưỡng Nếu được chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì trẻ sẽ lớn nhanh, khỏe mạnh, phát triển tốt 5 mặt Ngược lại nếu trẻ không được chăm sóc nuôi dưỡng tốt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, trẻ sẽ chậm lớn và bị suy dinh dưỡng
Xuất phát từ những vấn đề trên về sức khoẻ của trẻ, kết quả của trẻ ở trường tôi trong những năm học trước vẫn còn nhiều cháu suy dinh dưỡng Bản thân tôi là một Hiệu phó phụ trách nuôi dưỡng của trường, tôi luôn suy nghĩ để tìm ra những giải pháp tốt nhất nhằm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong nhà trường Vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở trường mầm non” để nghiên cứu
2 Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm
- Giúp giáo viên, phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của nuôi dưỡng
- Giảm mức tối thiểu trẻ bị suy dinh dưỡng và béo phì
- Tạo được niềm tin tuyệt đối với phụ huynh khi họ gửi con em ở trường
3 Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài được áp dụng cho toàn bộ học sinh trong Trường Mầm non
4 Phương pháp nghiên cứu:
Trang 3- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Nhóm phương pháp phân tích
- Nhóm phương pháp dự giờ giáo viên và nhân viên
- Nhóm phương pháp kiểm tra đánh giá
5 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được áp dụng cho toàn bộ học sinh trong Trường Mầm non
- Kế hoạch nghiên cứu: Thời gian bắt đầu từ tháng 8/2020 đến tháng 5/2021
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Cơ sở lý luận
Cơ thể trẻ em là cơ thể đang lớn và đang trưởng thành, khái niệm “lớn” chỉ
sự tăng về kích thước, bao gồm sự phát triển về thể chất Khái niệm “trưởng thành” chỉ sự hoàn thiện về chức năng, bao gồm sự phát triển về tâm thần, vận động
Về mặt sinh học sự lớn lên và trưởng thành đòi hỏi phải được cung cấp đầy đủ năng lượng, các chất dinh dưỡng và chất xúc tác để kiểm soát sự biệt hóa, tăng kích thước số lượng tế bào…
Nếu thiếu dinh dưỡng, cơ thể sẽ chậm lớn, chậm phát triển Kéo dài tình trạng trên dẫn đến sụt cân, tiêu hao tổ chức và suy dinh dưỡng Ngược lại, nếu thừa dinh dưỡng (chủ yếu là thừa protein, song vẫn thiếu các chất dinh dưỡng khác) sẽ ảnh hưởng không tốt đến cấu trúc, chức phận của tế bào, làm tăng nguy
cơ mắc các bệnh béo phì, tim mạch, huyết áp…Vì vậy, dinh dưỡng hợp lý là vấn
đề vô cùng quan trọng đối với sức khỏe trẻ em Việc cung cấp đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng cho cơ thể trẻ em phụ thuộc vào 2 vấn đề:
Sự cung cấp thức ăn cho trẻ em bao gồm số lượng, chất lượng để đáp ứng nhu cầu cơ bản về dinh dưỡng cho trẻ em
Trong xã hội hiện nay dinh dưỡng với trẻ đang là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh Với sự phát triển về kinh tế hiện nay phụ huynh có điều kiện để cho con ăn, tuy nhiên không phải ai cũng biết cho con ăn theo khẩu phần, hay cho ăn đủ chất… mà vẫn còn rất nhiều phụ huynh cho con ăn nhiều, ăn theo
sở thích Do đó dẫn đến rất nhiều trẻ bị suy dinh dưỡng ở các thể khác nhau như béo phì, thấp còi và còn rất nhiều trẻ bị suy dinh sưỡng thể nhẹ cân
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng trong đó có nguyên nhân do các bậc phụ huynh chưa biết cách phối hợp các nhóm thực phẩm để cân đối khẩu phần ăn của trẻ Mà thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho sự phát triển của cơ thể Vậy các bậc phụ huynh và các nhà trường phải cho các con ăn uống như thế nào?
Trang 42 Thực trạng
a Thuận lợi
* Về cơ sở vật chất
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo địa phương đã tạo điều kiện về
cơ sở vật chất để trường được tổ chức ăn ở cả 3 điểm trường
* Về đội ngũ giáo viên và nhân viên
Toàn trường có: 44 giáo viên, 100% đội ngũ giáo viên có trình độ từ trung cấp
sư phạm mầm non trong đó có trên 70% giáo viên có trình độ cao đẳng, đại học
Có 11 nhân viên (trong đó có 6 nuôi dưỡng, 100% nhân viên có trình độ Cao đẳng nấu ăn; 01 kế toán, 01 y tế, 02 bảo vệ, 01 phục vụ)
Đội ngũ giáo viên, nhân viên trẻ có trách nhiệm, có trình độ, nhiệt tình tâm huyết với nghề, có tình yêu thương trẻ, luôn đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau, thẳng thắn góp ý, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
- Được sự quan tâm của phòng giáo dục đã mở các lớp chuyên đề về nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ trẻ và đã chỉ đạo sát xao công tác nuôi dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác phòng, chống dịch trong trường mầm non
* Về học sinh
- Các cháu khoẻ mạnh, hồn nhiên, tích cực tham gia vào các hoạt động
học và chơi tập của nhà trường 100% trẻ ăn bán trú
* Về phụ huynh
Rất tin tưởng cho con em mình đến học tại nhà trường
b Khó khăn
* Về cơ sở vật chất
- Diện tích đất của trường rộng nhưng lại chưa được quy hoạch chuẩn nên diện tích vườn để trồng rau sạch còn nhỏ chưa đủ để trồng nhiều rau cung cấp
cho các cháu
* Về đội ngũ giáo viên và nhân viên
Có hơn 50% số giáo viên và 50% số nhân viên nuôi dưỡng trẻ mới ra nghề từ
1 đến 4 năm nên kinh nghiệm nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ còn hạn chế
Trường thiếu nhân viên nuôi dưỡng
* Về học sinh
Kỹ năng vệ sinh cá nhân và công tác giữ vệ sinh chung còn nhiều hạn chế
Tỷ lệ chuyên cần ở độ tuổi nhà trẻ còn thấp
* Về phụ huynh
- Đời sống của nhân dân còn nghèo, nhiều phụ huynh đi làm ăn xa để con
ở nhà với ông bà, nhiều là người dân tộc do vậy nhận thức của phụ huynh về
Trang 5giáo dục mầm non nói chung và tầm quan trọng của giáo dục dinh dưỡng chưa
thực sự được quan tâm
- Tiền ăn còn thấp
BẢNG KHẢO SÁT
Tổng số trẻ: 470 ( Trong đó Trẻ MG: 390, NT: 80)
Tổng số CB,GV,NV: 58 ( Trong đó CBQL: 03; GV: 44; NV: 11)
1 Số trẻ đến trường ( Mẫu giáo) 470 100
2 Số trẻ ăn bán trú 470 100
3 Số trẻ đi học chuyên cần 330 70,2
4 Số trẻ suy dinh dưỡng cân nặng 30 6,4
7 Số phụ huynh có nhận thức tốt về công
tác chăm sóc nuôi dưỡng tại trường 320 68
Nhìn vào bảng khảo sát trên tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng vẫn chiếm tỷ lệ cao, chính vì những điều trên nên chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở trường mầm non” để giúp hạ tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng
3 BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Khi xác định những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã tìm ra một số biện pháp để chỉ đạo nhằm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở trường mầm non
Biện pháp 1 Xây dựng kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng
Kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng là một phàn không thể thiếu của người cán bộ quản lý nuôi dưỡng Nếu không có kế hoạch thì người cán bộ quản lý sẽ không xác định rõ được mục tiêu của mình, không biết mình cần gì và phải làm
gì Nhận thức rõ được tầm quan trọng này, ngay từ đầu năm học tôi đã căn cứ vào kế hoạch nhiệm vụ năm học để xây dựng kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng triển khai tới tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường trong đó chú trọng các nội dung sau:
Đảm bảo tuyệt đối vệ sinh an toàn thực phẩm, duy trì và giữ vững danh hiệu bếp ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Đối với trẻ mầm non công tác nuôi dưỡng là vấn đề hết sức nhạy cảm Trẻ đến trường được ăn như thế nào để vừa đủ chất, đủ lượng lại đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm giúp trẻ phát triển cân đối Vì vậy công tác vệ sinh an toàn thực phẩm là nhiệm vụ quan trọng để bảo vệ sức khoẻ cho các cháu Để làm tốt khâu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ngay từ đầu năm học tôi đã họp hội đồng nhà trường để triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau:
Trang 6* Xây dựng và tổ chức bếp ăn theo nguyên tắc 1 chiều
Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng và tổ chức quản lý bếp ăn theo nguyên tắc 1 chiều cụ thể: bếp ăn của tôi có 2 cửa và chia ra 3 khu vực:
+ Khu tập kết, sơ chế thực phẩm sống
+ Khu nấu thực phẩm
+ Khu chia ăn chín
Khu sơ chế thực phẩm sống thoáng, có độ dốc để thoát nước, hệ thống vòi nước và chậu rửa đảm bảo thuận tiện cho công tác sơ chế thực phẩm Bề mặt bàn sơ chế thực phẩm được làm bằng inox dễ cọ rửa lau chùi và luôn giữ sạch sẽ
Bếp có đầy đủ trang thiết bị hiện đại như tủ hấp cơm ga, bếp ga công nghiệp, nồi cơm điện, tủ sấy bát, bàn chia ăn chín… được bố trí sắp xếp hợp lý theo quy trình bếp 1 chiều
Kho chứa thực phẩm được đảm bảo: có tủ đựng thực phẩm (bột canh, nước mắm, dầu ăn…) của trẻ, gạo được cất giữ trong thùng tất cả được xếp gọn gàng, ngăn nắp
Hệ thống bảng biểu của bếp tương đối đầy đủ: có nội quy bếp, có bảng thực đơn của cô, của trẻ, có bảng định lượng thực phẩm sống chín…
Thực phẩm được đi theo một chiều từ khâu giao nhận thực phẩm sống đến khâu chia thức ăn chín đảm bảo quy trình bếp ăn một chiều
*Tạo vườn rau an toàn trong nhà trường
Mặc dù diện tích đất nhà trường hẹp xong tôi vẫn tham mưu với Hiệu trưởng tạo khoảng đất để làm vườn Tôi đã chỉ đạo công đoàn viên, đoàn thanh làm đất trồng rau tạo môi trường học tập cho trẻ và cải thiện bữa ăn cho trẻ
Tuy vườn rau hơi nhỏ nhưng cũng cung cấp lượng rau tương đối an toàn cho trẻ, tổng trị giá vườn rau cung cấp cho các cháu lên tới 1.700.000đ
* Hợp đồng thực phẩm
Để có nguồn thực phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn, ngay từ đầu năm học tôi cùng các nhân viên nhà bếp tìm nguồn cung ứng thực phẩm sạch, có độ tin cậy tham mưu với Hiệu trưởng để Hiệu trưởng ký hợp đồng cung cấp thực thẩm cho các cháu
*Thường xuyên kiểm tra chất lượng, nguồn gốc, đơn giá thực phẩm
Mặc dù có hợp đồng cung ứng thực phẩm nhưng người tiếp nhận thực phẩm tại trường phải có trách nhiệm và phải có kiến thức để có thể nhận biết được thực phẩm tươi sạch hoặc không đảm bảo vệ sinh an toàn vì vậy tôi luôn chỉ đạo sát xao nhân viên thực hiện tốt khâu giao nhận thực phẩm
Khi giao nhận thực phẩm, chúng tôi thường xuyên thực hiện tốt công tác giao nhận thực phẩm đủ, đúng thành phần, đảm bảo thực phẩm tươi ngon, đủ,
Trang 7đúng về số lượng và chất lượng Ngoài nhân viên nhà bếp còn có đại diện BGH, giáo viên, y tế, kế toán cùng giao nhận để kiểm tra chất lượng, nguồn gốc, đơn giá thực phẩm Kế toán cùng nhân viên nhà bếp có trách nhiệm cập nhật đầy đủ
hệ thống hồ sơ sổ sách theo quy định kịp thời, khoa học Hàng tuần ban thanh tra nhân dân tiến hành kiểm tra đột suất nhà bếp từ một đến hai lần Công tác thu chi được công khai tới 100% cán bộ giáo viên và các bậc phụ huynh học sinh qua bảng tài chính công khai của nhà trường
*Nguồn nước
Nước là một loại nguyên liệu tươi sống được sử dụng trong nhiều công đoạn chế biến thực phẩm cũng như trong sinh hoạt Nó có thể bị nhiễm bởi nhiều yếu tố nguy hại như vi sinh vật, hóa học và vật lý Nước nhiễm bẩn sẽ tạo mối nguy cơ ngộ độc cho trẻ.Vì vậy tôi đã tham mưu với hiệu trưởng lắp hệ thống máy lọc nước ở cả 3 khu để đảm bảo 100% trẻ được sử dụng nước sạch
*Thực hiện nghiêm túc chế độ lưu mẫu thực phẩm
Để phòng khi có ngộ độc thực phẩm xảy ra, tôi chỉ đạo nhân viên thực hiện nghiêm túc chế độ lưu mẫu vì mẫu lưu là căn cứ để các cơ quan chức năng tìm được nguyên nhân gây ngộ độc từ đó có biện pháp chữa ngộ độc kịp thời
Đối với khâu lưu mẫu thức ăn, tôi luôn sát xao, đôn đốc nhân viên lưu đúng, lưu đủ và cập nhật đầy đủ thông tin theo quy định vào sổ kiểm thực 3 bước và sổ lưu mẫu thực phẩm Giao đồng chí Y tế phụ trách kiểm tra, đôn đốc nhân viên bếp thực hiện nghiêm túc khâu lưu mẫu và khâu vệ sinh
Mẫu lưu đựng trong lọ thủy tinh và được bảo quản trong tủ lạnh theo thời gian quy định từ 24 đến 48 giờ mới được hủy Hàng tuần nhân viên bếp phải vệ sinh tủ lạnh không để tủ lạnh có mùi hôi
*Xây dựng thực đơn
- Thực đơn phải đảm bảo số lượng và chất lượng
Với mức tiền ăn 15.000đ/ngày/trẻ, để xây dựng được thực đơn cân đối về chất lại đảm bảo phong phú các loại thực phẩm đòi hỏi tổ nuôi và kế toán phải tính toán theo khả năng tài chính hiện có Trên thực tế nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày của trẻ hết sức quan trọng nếu ta không cung cấp đủ thức ăn cho trẻ thì không đủ năng lượng để trẻ hoạt động và trái lại trẻ cũng không thể ăn một lượng thức ăn lớn Bởi vậy ngay từ đầu năm học 2020 -2021 tôi đã chỉ đạo các
bộ phận như kế toán, y tế, tổ nuôi cùng kết hợp lên thực đơn sao cho phù hợp với trẻ trong nhà trường, phù hợp với nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, thực đơn được xây dựng theo mùa, tuần chẵn, tuần lẻ…, phù hợp với mức tiền phụ huynh đóng góp và đảm bảo được an toàn thực phẩm Chúng tôi lên thực đơn sao cho cân đối các chất dinh dưỡng và đa dạng về các loại thực phẩm, kết
Trang 8hợp hài hòa các loại thức ăn với nhau để thực đơn của trẻ luôn phong phú Biết tránh các loại thực phẩm không kết hợp cùng nhau được: Ví dụ: Thịt Lợn không nên nấu với Gan; Thịt Gà không nên ăn cùng rau cải…Từ đó xây dựng thực đơn một cách hợp lý đảm bảo cân đối các thành phần các chất dinh dưỡng:
Ví dụ:
phụ
Thứ 2
Mẫu giáo Cơm, cá giá đỗ nấu thịt
Lợn Thịt , Cá xốt cà chua
Mỳ gạo thịt Gà Nhà trẻ Mỳ gạo thịt Gà Sữa bột
HaVit
Thứ 3
Mẫu giáo
Cơm, Canh củ quả Nấu thịt lợn
Thịt lợn + Thịt Đà điểu Xốt cà chua
Xôi thịt Lợn
Nhà trẻ
Cơm tẻ;
Thịt lợn Xốt cà chua
Canh rau ngót Nấu thịt Lợn
Sữa bột HaVit
Thứ 4
Mẫu giáo Cơm, Thịt + Trứng
đảo bông Canh Bầu Nấu cua
Cháo dinh dưỡng Sữa bột
HaVit Nhà trẻ Cháo dinh dưỡng Sữa bột
HaVit
Thứ 5
Mẫu giáo Cơm, Canh bí đỏ + Đậu
xanh nấu thịt Gà, Thịt Gà + Thịt Lợn
Om củ quả
Mỳ gạo Nấu thịt bò
Nhà trẻ Cơm thịt rim
Canh rau nấu thịt
Sữa bột HaVit
Thứ 6
Mẫu giáo Cơm, Thịt bò + Thịt lợn
Xốt cà chua; Rau giá đỗ xào thịt; Canh bí xanh Nấu thịt lợn
Cháo thịt rau Sữa bột
HaVit Nhà trẻ Cháo thịt rau
Sữa bột HaVit
Hàng quý nhân viên y tế kết hợp với giáo viên tiến hành cân đo trẻ, theo dõi tăng trưởng của trẻ trên kênh biểu đồ, đối với những trẻ suy dinh dưỡng theo dõi cân trẻ theo tháng và có chế độ ăn hợp lý cho trẻ Từ đó xây dựng thực đơn hợp lý hơn
Trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, sự kết hợp giữa giáo viên và cô nuôi là vô cùng quan trọng, bởi hiện nay trong các trường mầm non nếu không
có sự giám sát kiểm tra lẫn nhau sẽ không tránh khỏi thất thoát thực phẩm Thức
Trang 9ăn được nấu tránh hao hụt tối đa các chất dinh dưỡng cần thiết nhưng mốt yếu tố quan trọng nữa là lượng thức ăn đó phải được đảm bảo 100% vào cơ thể trẻ hàng ngày Chính vì vậy nên ở trường tôi luôn có sự phối kết hợp từ Ban giám hiệu tới giáo viên và nhân viên trong các khâu giao nhận thực phẩm, nấu ăn, và chia ăn chín Trong mỗi giờ ăn của trẻ, ngoài những công việc thường ngày BGH thường xuyên lên lớp cùng giáo viên cho trẻ ăn xem các cháu ăn có ngon miệng không, có hết xuất không? Nhân viên y tế thường kiểm tra công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ Chính vì vậy các bữa ăn của trẻ luôn được các cháu ăn hết xuất và không còn thức ăn dư để lại
-Thực hiện tốt công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, vệ sinh phòng dịch cho trẻ, không để dịch bệnh và tai nạn thương tích xảy ra trong nhà trường
Song song với công tác chăm sóc nuôi dưỡng thì công tác chăm sóc sức khoẻ cũng không kém phần quan trọng Trẻ có sức khoẻ tốt sẽ ham thích hoạt động, ngược lại những trẻ hay ốm, suy dinh dưỡng sẽ không chịu hoạt động, thường hay quấy khóc Vì vậy tôi thường xuyên:
+ Cử cán bộ y tế trường kết hợp với trạm y tế khám sức khỏe cho các cháu 2lần/1năm
+ Giáo viên kết hợp với nhân viên y tế theo dõi cân nặng, chiều cao theo quý, sử dụng biểu đồ tăng trưởng để theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ (Đối với trẻ dưới 24 tháng, những trẻ suy dinh dưỡng và trẻ béo phì được theo dõi hàng tháng)
Kết quả cân đo và tình trạng sức khỏe của trẻ được thông báo trực tiếp tới phụ huynh và qua bảng tuyên truyền của lớp đẻ phối kết hợp với phụ huynh chăm sóc và can thiệp kịp thời cho trẻ
+ Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn và thường xuyên thực hành kỹ năng rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh và súc miệng nước muối sau khi ăn
+ Ban thanh tra nhân dân, ban giám hiệu, ban chấp hành công đoàn tăng cường kiểm tra quy trình chế biến thức ăn cho trẻ từ khâu giao nhận thực phẩm,
sơ chế, nấu chín, chia ăn cho trẻ của cô nuôi
+ Kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở giáo viên thực hiện tốt quy trình tổ chức giờ ăn, giờ ngủ, đối xử công bằng khi chia ăn cho trẻ, động viên trẻ ăn hết suất
và có sự chăm sóc đặc biệt đối với những trẻ bị suy dinh dưỡng
+ Khẩu phần ăn của trẻ được chia đúng định lượng khẩu phần, cân đo chính xác
Để làm tốt chương trình vệ sinh học đường và phòng chống dịch bệnh cho trẻ: + Nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền, phối kết hợp với trạm y tế xã khám, chăm sóc sức khỏe ban đầu và vệ sinh phòng bệnh cho trẻ
Trang 10+ Hàng ngày tổ chức cho trẻ được rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi vệ sinh dưới vòi nước sạch, được súc miệng bằng nước muối sau khia ăn
+ 100% các loại thực phẩm được cung cấp cho trẻ phải đảm bảo tươi ngon, rõ nguồn gốc và trong hạn sử dụng
+ Làm tốt công tác giáo dục thói quen vệ sinh, nếp sống văn minh cho phụ huynh, cho trẻ trong cộng đồng tạo cho trẻ có nhu cầu ăn, ở, vệ sinh sạch sẽ
Từ những mục tiêu trên tôi đã xây dựng kế hoach từng tháng cụ thể như sau:
KẾ HOẠCH THÁNG
Nội
dung
Thời
gian
truyền
Tháng
9/2020
-Chỉ đạo cân đo
trẻ và lên biểu đồ
theo dõi trẻ;
-Chỉ đạo giáo
viên lưu ý chăm
sóc trẻ chu đáo
nhất là những trẻ
mới đi học,
những trẻ suy
dinh dưỡng và
trẻ béo phì;
-Chỉ đạo nhân
viên y tế kiểm kê
và bổ sung thuốc
và một số đồ
dùng cho công
tác y tế trong
trường;
-Chỉ đạo giáo
viên nhân viên
vệ sinh phòng,
nhóm lớp và môi
trường xung
quanh khu vực
-Chỉ đạo xây dựng thực đơn phù hợp với mức đóng ăn của trẻ
là 15.000đ/ngày;
-Tham mưu với hiệu trưởng mua
bổ sung đồ dùng cho các lớp cũng như nhà bếp những đồ dùng còn thiếu;
-Tham mưu với hiệu trưởng ký hợp đồng với nhà cung cấp thực phẩm sạch cho trẻ;
-Tổ chức thực hiện quy chế chăm sóc nuôi dưỡng tại 100%
các nhóm lớp
-Kiểm tra khâu giao nhận thực phẩm của nhà bếp;
-Kiểm tra các lớp việc thực hiện quy chế
tổ chức giờ
ăn, ngủ của các cháu
-Chỉ đạo giáo viên, nhân viên xây dựng góc tuyên truyền của trường, lớp phù hợp với chủ đề đầu năm;
- Chỉ đạo giáo viên, nhân viên tuyên truyền vệ sinh phòng dịch cho trẻ