1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4 5 tuổi ở trường mầm non

18 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non
Tác giả Hoàng Thị Thỏa
Trường học Trường mầm non Hồng Thuỷ
Chuyên ngành Giáo dục thể chất
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Quảng Bình
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 328,36 KB

Nội dung

Một đứa trẻ có một trí tuệ tốt, thông minh, nhanh nhẹn thì yếu tố đầu tiên là phải có một thể chất tốt, đó là trẻ khỏe mạnh, có cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi

Trang 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

THỂ CHẤT CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON

Quảng Bình, tháng 05 năm 2023

Trang 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

THỂ CHẤT CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON

Họ và tên: Hoàng Thị Thỏa

Chức danh: Giáo viên

Đơn vị: Trường mầm non Hồng Thuỷ

Quảng Bình, tháng 05 năm 2023

Trang 3

1 PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Lí do chọn đề tài.

Trẻ em là tương lai của đất nước là hạnh phúc của mọi gia đình, việc bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ không là trách nhiệm của riêng ai mà mọi người trong xã hội cùng với gia đình đều có trách nhiệm, chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu của cuộc đời là một việc làm hết sức cần thiết và vô cùng quan trọng

Một đứa trẻ có một trí tuệ tốt, thông minh, nhanh nhẹn thì yếu tố đầu tiên là phải có một thể chất tốt, đó là trẻ khỏe mạnh, có cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi, thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế, có khả năng phối hợp các giác quan, vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian, có kỹ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay, đôi chân……

Giáo dục thể chất là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục nhằm góp phần phát triển toàn diện về mặt cơ thể cho trẻ mầm non Cơ thể trẻ em là cơ thể đang lớn, đang phát triển không ngừng theo từng ngày, từng giai đoạn Sự phát triển thể chất của trẻ được đánh giá dựa vào một số chỉ số thông thường như: Chiều cao, cân nặng, vòng ngực, vòng đầu, tỷ lệ các phần của cơ thể

Từ những đặc điểm đó cơ thể trẻ luôn phát triển tuân theo những quy luật cơ bản của sinh học Trình tự và tốc độ của sự phát triển phụ thuộc vào những yếu tố

về di truyền, môi trường sống đặc biệt là phương pháp nuôi dưỡng và rèn luyện thân thể một cách có ý thức Như vậy để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ thì việc tìm hiểu các hình thức tổ chức giáo dục thể chất là vô cùng cần thiết Điều đó

sẽ góp phần tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ

Đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo qua từng độ tuổi thì cơ thể trẻ lớn lên, khỏe mạnh hơn, hệ thần kinh trung ương phát triển, quá trình hưng phấn và ức chế cân bằng hơn, môi trường sống mở rộng hơn, có nhiều thử thách mới giúp trẻ phát triển tốt kĩ năng vận động Trẻ có sự phát triển rõ rệt các vận động cơ bản như đi, chạy, nhảy và các vận động khác đòi hỏi sức mạnh, sức nhanh và sự khéo léo cũng được trẻ thực hiện khá tốt như ném, bò Song trong quá trình thực hiện các vận động thì việc thực hiện kỹ thuật các vận động trẻ vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn theo từng lứa tuổi

Là một giáo viên mầm non vấn đề đặt ra hiện nay đối với tôi là làm sao để tổ chức các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ 4-5 tuổi ở trường một cách hiệu quả

và tích cực Tìm ra phương pháp để tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng việc tổ chức các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ từ đó chọn lọc các hình thức giáo dục thể chất phù hợp nhất

Trang 4

Xuất phát từ những lý do trên tôi luôn trăn trở trong lòng mình phải làm sao đây để tìm ra những biện pháp, cách làm hay để tổ chức tốt hoạt động giáo dục thể chất một cách có hiệu quả nhất Từ những thực tế của lớp mình phụ trách, tôi đã

nghiên cứu và quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non”.

1.2 Điểm mới của đề tài.

Với nhiều sáng kiến nâng cao chất lượng giáo dục thể chất đã được thực hiện trong nhiều năm học vừa qua Đã có rất nhiều đồng nghiệp ở các đơn vị bạn nghiên cứu, tuy nhiên mỗi đề tài đề cập đến những khía cạnh khác nhau của việc nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo, phù hợp với tình hình thực

tế của từng đơn vị Đối với sáng kiến kinh nghiệm của tôi, điểm mới của đề tài mà tôi chú trọng là hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục thể chất nhằm phát huy tính tích cực hoạt động của trẻ trong tổ chức hoạt động giáo dục “Phát triển thể chất" Kích thích sự sáng tạo, hứng thú của trẻ trong quá trình tham gia hoạt động

“Vận động cơ bản” Giúp trẻ phát triển các tố chất vận động nhanh, mạnh, bền, dẻo dai, khéo léo và khỏe mạnh, nâng cao tầm vóc và thể lực của trẻ em trong giai đoạn mới

2 PHẦN NỘI DUNG.

2.1 Thực trạng của đề tài.

Trong bối cảnh xã hội hiện nay, cùng với tốc độ phát triển như vũ bão của nền kinh tế, các bậc phụ huynh thường bận rộn với công việc mà ít có thời gian quan tâm đến con cái, ít có thời gian để giải thích ý nghĩa về việc tập luyện vận động thể lực cho các cháu cũng như chưa hiểu rõ tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa của giáo dục phát triển thể chất đối với sự phát triển toàn diện của con trẻ Chính vì vậy mà cơ thể của một số trẻ chưa được tạo điều kiện tốt để hoàn thiện và phát triển về sức khỏe Cơ thể phát triển không cân đối, hài hoà với độ tuổi, trẻ lười vận động hoặc không thích tham gia các hoạt động giáo dục thể chất v.v

Qua quá trình nuôi dưỡng-chăm sóc-giáo dục trẻ tôi đã tìm hiểu thực trạng tiếp thu hoạt động “Phát triển thể chất” của trẻ như thế nào? tính tích cực hoạt động của trẻ ra sao? Và tôi đã thấy được thực trạng của lớp tôi như sau:

- Trẻ chưa tập trung chú ý trong giờ hoạt động “Phát triển thể chất”, chưa hứng thú với các “Bài tập phát triển chung”, “Bài tập vận động”, “Trò chơi vận động” mà giáo viên trong lớp tổ chức

- Về phía giáo viên: Năng khiếu thể dục thể thao của giáo viên còn hạn chế,

cơ thể không được cân đối nên việc tổ chức hoạt động giáo dục “Phát triển thể chất” cho trẻ còn có nhiều bất cập

Trang 5

Năm học 2022 - 2023 tôi được nhà trường phân công nuôi dưỡng-chăm sóc-giáo dục trẻ lớp mẫu sóc-giáo 4 - 5 tuổi Tôi đã tiếp nhận lớp và nghiên cứu hồ sơ của trẻ, nắm bắt tình hình tâm sinh lý của từng trẻ để có kế hoạch giáo dục Vào đầu năm học, tôi đã tổ chức nhiều hình thức vận động nhằm khảo sát kỹ năng thực hiện các vận động của trẻ Qua đó tôi nhận thấy một số trẻ chưa tích cực hứng thú tham gia vận động, cho nên trong quá trình khảo sát lớp tôi đã đạt được kết quả khá thấp Qua thực tế khảo sát, nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:

* Thuận lợi:

Được sự quan tâm nhiều mặt của lãnh đạo địa phương, bậc học mầm non, của Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị như: Phòng học khang trang, có khuôn viên rộng rãi thoáng mát với nhiều loại đồ chơi vận động, có khu vui chơi «Phát triển vận động », có «Sân bóng đá mi ni », có các

sơ đồ, mô hình cho trẻ hoạt động đầy đủ Bản thân được tham gia tổ chức các hoạt động giáo dục thao giảng, được dự giờ thường xuyên các hoạt động giáo dục của đồng nghiệp trong các đợt sinh hoạt chuyên môn của nhà trường trong công tác bồi dưỡng lý thuyết lẫn thực hành

Là một giáo viên đứng lớp mẫu giáo 4-5 tuổi, với kinh nghiệm nhiều năm công tác, tinh thần trách nhiệm cao trong việc nuôi dưỡng-chăm sóc-giáo dục trẻ, hiểu tâm sinh lý và nguyện vọng của trẻ trong độ tuổi khi tham gia vào hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động thể chất nói riêng

Bản thân tôi có trình độ chuyên môn Đại học sư phạm mầm non, đạt giáo viên dạy giỏi nhờ đó kiến thức, năng lực chuyên môn nghiệp vững vàng; có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề mến trẻ, chịu khó học hỏi và tích cực nghiên cứu tài liệu, tham khảo qua internet

Với số lượng 35 trẻ/lớp, 100% trẻ đã được học qua lớp mẫu giáo bé nên trẻ khá mạnh dạn tự tin khi tham gia một số hoạt động giáo dục thể chất

Trẻ thích tìm tòi khám phá những điều mới lạ về hoạt động giáo dục thể chất

* Khó khăn:

Đa số trẻ là con của những gia đình nông dân thuần tuý nên chưa có điều kiện chăm sóc cho các cháu đầy đủ, bên cạnh đó có những cháu sinh đầu năm, có những cháu sinh cuối năm dẫn đến sự tiếp thu của các cháu không đồng đều Số lượng học sinh nam trong lớp các cháu rất hiếu động Một số dụng cụ thể dục chưa phù hợp đối với trẻ Một số phụ huynh chưa quan tâm đến các hoạt động “Giáo dục thể chất” mà chỉ xem đó là một hoạt động mà trẻ vui chơi hàng ngày

Trang 6

Việc lồng ghép tích hợp các hoạt động «Giáo dục thể chất » vào các hoạt động trong ngày của trẻ chưa được logic nên khi tổ chức hoạt động « Giáo dục thể » chất chưa mang lại hiệu quả cao

Khả năng chú ý để ghi nhớ vận động của một số trẻ còn hạn chế, trẻ dễ dàng nhập cuộc vào hoạt động «Giáo dục thể chất» nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra

khỏi hoạt động «Giáo dục thể chất» khi không còn hứng thú

Ngay từ những ngày đầu nhận lớp, tôi đã tiến hành khảo sát lớp, với tổng số

35 trẻ nhưng có đến 18 nam và 17 nữ Phần đa trẻ chưa tự tin với hoạt động «Giáo dục thể chất», chưa nắm bắt và thực hiện đúng tư thể của bài tập vận động

* Kết quả khảo sát như sau:

Mức độ

Số trẻ tự tin tham gia vận động Số trẻ còn hạn chế

Trẻ yêu thích, hứng thú tham

Kỹ năng thực hiện các bài tập

Trẻ nhanh nhẹn, khỏe mạnh,

Từ kết quả trên bản thân tôi rất lo lắng, trăn trở, luôn suy nghĩ tìm tòi các biện pháp tối ưu, để áp dụng nhằm tích hợp hoạt động giáo dục phát triển thể chất vào các hoạt động khác một cách có hiệu quả nhất là kích thích tính tò mò, nhanh nhẹn, mạnh dạn, bền bỉ, khéo léo, sự năng động sáng tạo và lòng ham hiểu biết của trẻ để

Dựa vào mục tiêu giáo dục mầm non nói chung và yêu cầu cần đạt của lứa tuổi Mẫu giáo nhỡ nói riêng, nhằm đảm bảo phát triển các yếu tố về nhận thức, trí tuệ, ngôn ngữ, đặc biệt là thể lực, và các nhu cầu của trẻ nên tôi đã tìm hiểu và đưa

ra một số biện pháp, hình thức tổ chức phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ Đây là một việc cần thiết, nó không chỉ mang lại cho trẻ niềm vui, thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ mà quan trọng hơn, nó góp phần giúp trẻ có một sức khỏe tốt để có thể tham gia vào tất cả các hoạt động trong gia đình, nhà

trường và cả ngoài xã hội

2.2 Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non.

2.1 Biện pháp 1 : Lập kế hoạch phù hợp với điều kiện tình hình của từng lớp.

Trang 7

Như chúng ta đã biết việc nâng cao chất lượng giáo dục thể chất là hoạt động đặc trưng của trẻ được thể hiện rất rõ trong cuộc sống hằng ngày, trong các hoạt động của trẻ ở trường mầm non Qua hoạt động với giáo dục thể chất trẻ được bộc lộ hết năng khiếu của mình một cách tích cực và chủ động Những màu sắc xúc cảm chân thật của trẻ được thể hiện Hoạt động giáo dục thể chất đã tạo ra sự biến đổi về chất trong tâm sinh lý của trẻ Vì hoạt động giáo dục thể chất là một hoạt động khá đơn giản nếu như trẻ kiên trì, mạnh dạn trẻ có thể tự tin hoà nhập vào các vận động một cách thoả mái Khi tham gia các trò chơi, các vận động cơ bản trẻ được hít thở không khí trong lành, bồi đắp sự phong phú về mặt tâm hồn, được trải nghiệm những điều mới mẻ, thú vị qua đó giúp cơ thể của trẻ phát tiển hài hoà, cân đối, tâm hồn được mở mang, thanh lọc Và đặc biệt, qua hoạt động giáo dục thể chất các trẻ nhút nhát, rụt rè, ngại giao tiếp sẽ được hoà đồng hơn với các bạn trong lớp, tập làm quen với hoạt động tập thể Để thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4-5 tuổi thì bản thân tôi phải xây dựng kế hoạch cụ thể, rõ ràng, phù hợp với lớp mình phụ trách Căn cứ kế hoạch năm học của nhà trường, căn cứ vào nội dung chương trình theo độ tuổi, căn cứ vào thời gian và thời điểm thực hiện các bài tập của từng giai đoạn, Căn cứ vào mức độ phát triển, khả năng thực tế của trẻ, xác định độ khó của từng bài tập và sắp xếp theo trình tự để đưa vào hướng dẫn trẻ cho phù hợp đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phúc tạp đảm bảo phát triển vận động cho trẻ, đồng thời chuẩn bị cho những

kỹ năng vận động cao hơn, khó hơn đồng thời phù hợp với từng chủ đề, phù hợp với các hoạt động khác và các sự kiện

Khi lập kế hoạch tổ chức hoạt động “Giáo dục phát triển thể chất” tôi bám sát nội dung chương trình, mục tiêu một cách cụ thể

Ví dụ:

1 Trường mầm

non

- Đi trên vạch kẻ thẳng trên sàn nhà

- Bò bằng bàn tay bàn chân qua 4m

- Trườn theo hướng thẳng

- Thi xem tổ nào nhanh

- Kéo co

- Bắt chước tạo dáng

2 Bản thân

- Bật liên tục về phía trước

- Tung bóng lên cao và bắt bóng- Đi trên vạch kẻ thẳng trên sàn

- Chạy liên tục 15 m

- Mèo đuổi chuột

- Thi xem ai nhanh

- Tung bóng

3 Gia đình

- Bò dích dắc qua 5 điểm

- Bật nhảy từ trên cao xuống (cao 30

- 35 cm)

- Mèo và chim sẻ

- Chuyền bóng qua chân

Trang 8

Tôi luôn bám sát kế hoạch để tổ chức hoạt động, cho trẻ làm quen thực hiện và rèn luyện các bài tập vận động cho trẻ Đặc biệt đối với những trẻ nhút nhát, chưa

tự tin khi tham gia vận động tôi luôn tìm cách động viên, lôi cuốn để trẻ tham gia vào các bài tập vận động, các trò chơi một cách hứng thú

2.2 Biện pháp 2 Xây dựng môi trường phát triển vận động.

Xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng để thực hiện đạt được được mục tiêu chuyên đề đặt ra cùng với sự chỉ đạo sát sao, thường xuyên của PGDMN-Sở GD&ĐT Quảng Bình, phòng GD& ĐT huyện Lệ Thủy Tôi nhận thấy để thực hiện chuyên đề có hiệu quả, cần phải có môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ Như nhà giáo dục người Ý Maria Monetssori đã nói: “Chỉ khi ở trong một môi trường thuận lợi, đứa trẻ mới có cơ hội phát triển đầy đủ và bộc lộ những tính cách tiềm ẩn của mình” Môi trường luôn đặt ra cho trẻ những thử thách, tìm tòi khám phá trong các hình thức phát triển vận động hấp dẫn, lôi cuốn trẻ, tích cực hứng thú tham gia vận động một cách tự nguyện và tự giác Môi trường cần cung cấp cho trẻ em nhiều cơ hội để thực hiện các hoạt động phát triển vận động phù hợp Môi trường kích thích nhu cầu trải nghiệm và thử thách khả năng vận động của trẻ

Có thể nói môi trường như “Người giáo viên thứ hai” khuấy động sự tò mò, ham thích khám phá của trẻ Môi trường do giáo viên xây dựng sẽ đặt trẻ vào vị thế chủ thể tích cực của quá trình lĩnh hội kinh nghiệm xã hội, góp phần hình thành tính tự lực sáng tạo của trẻ

Môi trường với nội dung hoạt động mang tính chất phát triển vận động luôn đặt ra cho trẻ những thử thách, tìm tòi khám phá trong các hình thức hoạt động phát triển vận động hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tích cực vận động một cách tự nguyện và

tự giác

Môi trường cho trẻ không chỉ bó gọn trong lớp, vì thực trạng một số giáo viên ngại cho trẻ vận động ở ngoài lớp vì sợ không quản lý được trẻ, không đảm bảo được an toàn cho trẻ, nên chủ yếu là cho trẻ vận động ở trong lớp Tuy nhiên việc tổ chức vận động cho trẻ không thể thiếu môi trường ngoài lớp học, hai môi trường này phải được người giáo viên khai thác và tận dụng những ưu thế riêng của chúng để hai loại môi trường này hỗ trợ lẫn nhau để trẻ tham gia vận động một cách có hiệu quả nhất

* Đối với môi trường trong lớp: Thông thường môi trường trong lớp có

không gian giới hạn nên người giáo viên phải biết cách bố trí sao cho lớp học được rộng rãi, thoáng mát, đồ dùng đồ chơi ngăn nắp, khoa học không nên để cồng kềnh làm mất khoảng không cho trẻ thực hiện vận động Chính vì vậy tiêu chí “Ngăn nắp gọn gàng, sạch đẹp” là một khẩu hiệu cho cả cô và trò của lớp tôi

Trang 9

Tôi luôn dành cho trẻ một khoảng không gian đủ rộng cho góc vận động riêng và gần cửa ra vào để có thể tận dụng cả hành lang, để trẻ có thể thực hiện vận động một cách thoải mái Trẻ được thực hiện nhiều vận động đa dạng thông qua thiết kế của tôi như: Đi thăng bằng trên dây thừng, nhảy dây, ném còn, ném vòng

cổ chai…Ngoài ra tôi còn thiết kế những đồ dùng gây hứng thú cho trẻ, các loại đồ dùng được trưng bày trên giá riêng để trẻ dễ lựa chọn, dễ lấy Đồ dùng được sắp xếp khoa học theo chủ đề Trong mỗi một chủ đề tôi xây dựng nội dung vận động phù hợp cho trẻ thực hiện, sau đó lựa chọn, làm thêm đồ dùng phù hợp với nội dung các vận động

Ví dụ : Chủ để trường mầm non

+ Trẻ thực hiện các vận động: Tung bóng, bật xa, ném xa

+ Trẻ tham gia trò chơi vận động: Kéo co, rồng rắn lên mây…thì trên góc trưng bày tôi chỉ để các loại bóng nhựa có nhiều màu sắc khác nhau, bao cát to nhỏ được tôi tự làm bằng vải màu để gây hứng thú cho trẻ

* Đối với môi trường ngoài trời: Đây là môi trường tạo cho trẻ nhiều cơ hội

được trải nghiệm thử thách vận động Không gian ngoài trời có rất nhiều lợi thế cho việc tổ chức vận động cho trẻ, nó thỏa mãn nhu cầu vận động mà phòng học không thể đáp ứng Tất cả những trò chơi vận động ngoài trời đều giúp trẻ phát triển sự thăng bằng, dẻo dai và khả năng phối hợp Mỗi một ngày trẻ được vận động ngoài trời khoảng 30- 40 phút, làm thế nào để trẻ tích cực vận động luôn là một bài toán đặt ra cho người giáo viên để trẻ không bị nhàm chán?

Bản thân tôi ngoài việc vệ sinh sân chơi sạch sẽ hàng ngày cho trẻ còn tham mưu với ban giám hiệu mua sắm trang thiết bị bền đẹp cho trẻ vận động, như: Cầu trượt, thang leo con gấu, bập bênh…Năm học này tôi cùng các giáo viên trong trường đã làm được một số đồ dùng phát triển vận động, thiết kế đan xen trong vườn cổ tích đã gây được hứng thú cho trẻ vận động như thang dây leo làm bằng dây dù, cổng chui làm bằng lốp ô tô được sơn các màu cho trẻ chơi các trò chơi củng cố vận động bò, trườn, cầu treo làm bằng tre nứa cho trẻ rèn khả năng thăng bằng, sân cầu lông mini, các chướng ngại vật làm bằng các mẩu gỗ vụn…Cùng với các thiết bị nhà trường mua sắm, sự tích cực sáng tạo thiết kế môi trường ngoài lớp học, tôi nhận thấy trẻ tham gia các vận động rất hào hứng, các vận động của trẻ được củng cố tự nhiên mà hiệu quả

Với hai loại môi trường có sự đầu tư và thiết kế như trên khi tổ chức cho trẻ vận động tôi luôn tận dụng tối đa những điểm ưu việt của chúng, khắc phục những hạn chế của từng loại môi trường để trẻ tham gia vận động một cách thoải mái và tích cực nhất

Trang 10

- Trang trí “Góc vận động” cũng là một yếu tố gây được hứng thú cho trẻ, khiến trẻ tích cực vận động Những hình ảnh vận động ngộ ngĩnh minh họa cho vận động mà trẻ được tham gia sẽ khiến trẻ thích thú và chú ý hơn Nhờ có sự sáng tạo và khéo léo tôi đã thiết kế được rất nhiều bức tranh trang trí cho góc vận động theo chủ đề Tôi nhận thấy trẻ khi chơi ở góc vận động có những bức tranh như vậy trẻ rất hưng phấn

- Xây dựng góc vận động:

Góc vận động là một phần quan trọng không thể thiếu trong việc xây dựng môi trường phát triển vận động cho trẻ Cho nên để có được góc vận động thuận tiện, tôi sắp xếp các đồ dùng dụng cụ để cho trẻ dễ lấy, dễ sử dụng như: Vòng, gậy, xù… Đến mỗi hoạt động như thể dục sáng, giờ học thể dục, hoạt động ngoài trời

và các hoạt động khác trẻ có thể tự lấy đồ dùng đồ chơi phù hợp với vận động mà giáo viên yêu cầu Ngoài ra khi xây dựng góc vận động trẻ có thể tự tham gia vận động, khi trẻ được bố mẹ đón và cho chơi ở sân trường, trẻ có thể rủ bạn cùng tập lại bài tập mà buổi sáng đã học cho bố mẹ xem Khi xây dựng góc vận động tôi nhận thấy trẻ lớp tôi tiến bộ nhiều hơn, trẻ tham gia vận động tự nhiên và tích cực hơn, đồng thời phụ huynh lớp tôi thấy được rõ hơn tầm quan trọng của giáo dục thể chất, quan tâm hơn đến sự vận động của con mình, xem với vận động này, vận động kia con mình thực hiện được đến đâu, có thực hiện tốt bài tập không, có mạnh dạn tự tin khi trèo thang hay bò dích dắc không

Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi vận động cũng vô cùng đa dạng và phong phú, mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của từng trò chơi Mỗi trò chơi vận động có một hoặc nhiều loại đồ dùng, đồ chơi tương ứng

mà thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành được

VD: Khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: “Mèo và chim sẻ” dụng cụ cần có là

mũ mèo và mũ chim sẻ… Hay đơn giản như trò chơi “Bịt mắt bắt dê” cũng không thể tổ chức được nếu không có dải vải hoặc dải khăn bịt mắt Trò chơi kéo co nếu không có một sợi dây thừng, hoặc dây vải dài và to thì cũng không thể tổ chức đợc trò chơi này Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi vận động nào đó, giáo viên cần tìm hiểu kỹ lưỡng về luật chơi, cách chơi cũng như việc có hay không có đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi để từ đó có thể chuẩn bị đầy

đủ các yếu tố cần thiết cho trò chơi

2.3 Biện pháp 3 Rèn luyện tố chất vận động qua giờ hoạt động giáo dục thể chất.

Trong bất kỳ hoạt động thể lực nào, các tố chất thể lực không biểu hiện một cách đơn độc mà luôn phối hợp hữu cơ với nhau Các tố chất thể lực có liên quan chặt chẽ với kỹ năng vận động Sự hình thành kỹ năng vận động phụ thuộc nhiều

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w