Để lựa chọn và xây dựng được các động tác múa phù hợp thì trước hết bản thân cần nắm chắc phương pháp dạy múa, không ngừng học hỏi, luyện tập múa từng ngày để có kiến thức và phong cách
Trang 1Như chúng ta đã biết, nghệ thuật múa là một trong những loại hình nghệ thuật sớm nhất của loại người, múa gắn với con người từ đời sống hàng ngày đến lễ hội Nghệ thuật múa đem lại cho chúng ta những cung bậc cảm xúc khác nhau và được thể hiện qua các động tác múa khác nhau, lúc uyển chuyển, lúc nhẹ nhàng, lúc mạnh mẽ dứt khoát, đưa chúng ta vào một bộ môn nghệ thuật
Đó chính là múa
Múa là một hoạt động nghệ thuật tích cực không chỉ giúp trẻ phát triển về mặt thể chất, mà còn phát triển về mặt trí tuệ, thẩm mĩ, đạo đức,… giúp cơ thể trẻ linh hoạt, mềm dẻo, luôn hướng tâm hồn đến cái đẹp, cái thiện, biết yêu cuộc sống Mặt khác, trẻ 4 tuổi trở lên, cơ thể trẻ đã hoàn thiện dần về tất cả, trẻ sẽ chủ động được việc điều khiển cơ thể, khả năng tập trung lâu hơn, biết lắng nghe sự chỉ dẫn của cô giáo Đây chính là thời điểm tốt nhất cho trẻ bắt đầu học múa
Thực tế, qua khảo sát ở các trường mầm non, tôi nhận thấy việc tổ chức cho trẻ múa tập thể còn ít Chỉ có một số trẻ được tham gia múa trong các ngày
lễ hội và những trẻ đó thường có năng khiếu về múa hơn các trẻ khác Trẻ chưa
có kiến thức cơ bản về các động tác múa, thời gian cô giáo dạy trẻ múa trong hoạt động chung chưa nhiều Bên cạnh đó, một số bài múa mà cô giáo dạy thường rập khuôn máy móc, chưa thực sự lôi cuốn trẻ và gợi niềm đam mê cho trẻ về nghệ thuật múa
Vậy làm thế nào nâng cao khả năng vận động múa cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non? Đó là điều khiến tôi luôn băn khoăn, suy nghĩ để tìm ra biện pháp, cách làm hay nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng dạy múa cho trẻ
Vì vậy, tôi chọn “Biện pháp nâng cao khả năng vận động múa cho trẻ
4 -5 tuổi ở trường mầm non” làm đề tài của mình.
2 Mục đích và kết quả cần đạt của biện pháp:
a Mục đích:
- Giúp trẻ có những kĩ năng múa cơ bản theo bản nhạc bài hát, biết múa đúng, nhịp nhàng dưới sự hướng dẫn của cô giáo
- Giúp trẻ phát triển tính tích cực, sáng tạo, khả năng khéo léo khi tham gia vào hoạt động múa, thể hiện được tính nghệ thuật khi múa
- Trẻ hứng thú, mạnh dạn, tự tin, chủ động tham gia vào các hoạt động múa do cô tổ chức; biết hợp tác nhóm cùng nhau
b Kết quả cần đạt của biện pháp:
- 95 - 97% trẻ có những kĩ năng múa cơ bản về tư thế tay, chân, cách di chuyển đội hình, cách phối hợp với nhau khi múa
- 92 - 95% trẻ biết hợp tác nhóm với nhau khi múa, biết múa đúng, nhịp nhàng
- 90 - 95% trẻ tích cực, sáng tạo và thể hiện được tính nghệ thuật múa
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
1 Đánh giá thực trạng:
Lớp 4-5 tuổi của tôi phụ trách với sĩ số 31 cháu, số lượng trẻ nữ nhiều hơn trẻ nam Sau khi quan sát, tìm hiểu trẻ tại lớp tôi nhận thấy rằng, trẻ trong lớp bước đầu đã có một số vận động nhún nhảy theo bài hát, bản nhạc Muốn
Trang 2nâng cao khả năng vận động múa cho trẻ cần phải có sự đầu tư về chuyên môn
và phương pháp giảng dạy Trong thời gian thực hiện tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:
a Thuận lợi
- Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm và trang cấp đầy đủ các trang thiết bị dạy học, phòng âm nhạc …cho hoạt động múa
- Bản thân tôi thật sự yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình trong công tác, có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng khiếu về múa, đã từng biên đạo nhiều tiết mục múa cho trẻ mầm non Là một giáo viên dạy khá lâu năm, tôi luôn tìm tòi, học hỏi những cái mới lạ, giúp trẻ múa đúng, múa đẹp và thể hiện tốt nhất khả năng múa của mình
b Khó khăn
- Đa số trẻ chưa thực hiện được các kĩ năng múa cơ bản về tay, chân, cách di chuyển đội hình, sự phối hợp với bạn khi múa Trẻ thiếu mạnh dạn, tự tin khi biễu diễn văn nghệ
- Một số phụ huynh chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của hoạt động múa cho trẻ mẫu giáo để quan tâm, bồi dưỡng kịp thời cho trẻ
- Một số dụng cụ, phương tiện phục vụ cho hoạt động múa còn thiếu như đàn organ, đạo cụ múa…
c Khảo sát thực trạng:
Từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi tiến hành khảo sát khả năng múa của trẻ như sau:
1 Trẻ có những kĩ năng múa cơ bản theobản nhạc bài hát. 12 38,7 19 61,3
2 Trẻ biết hợp tác nhóm với nhau khi múa,biết múa đúng, nhịp nhàng. 10 32,3 21 67,7
3 Trẻ tích cực, sáng tạo và thể hiện đượctính nghệ thuật khi múa. 9 29 21 71 Qua khảo sát thực tế đầu vào, tôi thấy trẻ chưa có đam mê nhiều về bộ môn múa nên kết quả còn thấp Chính vì thế, tôi mạnh dạn đưa ra những biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển khả năng vận động múa một cách tốt nhất
2 Các biện pháp thực hiện:
Biện pháp 1: Lựa chọn và xây dựng các động tác múa, đội hình múa phù hợp.
Để lựa chọn và xây dựng được các động tác múa phù hợp thì trước hết bản thân cần nắm chắc phương pháp dạy múa, không ngừng học hỏi, luyện tập múa từng ngày để có kiến thức và phong cách nghệ thuật múa tự nhiên nhất truyền thụ đến trẻ
Múa có rất nhiều loại múa khác nhau như múa dân gian, múa đương đại, múa balê,… nhưng trong đề tài này tôi tập trung hướng dẫn cho trẻ một số động tác múa cơ bản, phù hợp với lứa tuổi mầm non
Trang 3Tôi lựa chọn cho trẻ làm quen với với 6 thế tay, chân cơ bản trong múa dân gian như sau:
- Thế 1: Hai tay bắt chéo trước ngực, hai bàn tay dựng thẳng tạo thành hình búp hoa, chân mở V
- Thế 2: Hai cánh tay đưa cao lên cao, khuỷu tay hơi gập vào một chút, bàn tay mở hướng lên Một chân trụ, chân kiễng
- Thế 3: Hai bàn tay đưa vào, lên cao mở hướng lên phía trên, các ngón tay chạm nhau thành vòng khép kín Một chân trụ, chân kiễng
- Thế 4: Tay trái đưa ra cao phía trước mặt, khuỷu tay hơi co lại, lòng bàn tay hướng ra phía ngoài của thân người, tay phải vuốt nhẹ đưa xuống thấp xế hông phải Một chân trụ, chân ký
- Thế 5: Tay trái hơi cao, khủy tay hơi co, lòng bàn tay hướng lên Tay phải đưa ngang vai, cổ tay dựng thẳng, lòng bàn tay hướng ra phía ngoài của thân người Một chân trụ, chân ký
- Thế 6: Tay trái giữ nguyên ở vị trí cao, xế trước mặt, tay phải vuốt lên phía trước ngực, thấp hơn tay trái, 2 tay về 1 hướng Một chân trụ, chân kí Ngoài 6 thế tay, chân cơ bản, tôi cũng cho trẻ làm quen với các động tác múa khác như: Múa hái đào một tay, múa hái đào 2 tay,…
Qua nghiên cứu kĩ những động tác múa, tôi đã giúp trẻ nắm được kĩ năng múa cơ bản, đồng thời, trẻ đã biết vận dụng sáng tạo các động tác múa mà cô hướng dẫn vào các bài múa một cách nhẹ nhàng, linh hoạt
Đội hình trong các bài múa luôn thay đổi linh hoạt, phù hợp với giai điệu, lời ca của bài hát Các đội hình có thể sử dụng để tập luyện cho trẻ như đội hình vòng tròn, hình ngang, đội hình hàng dọc, đội hình hàng chéo, vòng cung, kết đôi từng cặp,… Khi xếp đội hình cho trẻ luyện tập tôi luôn chú ý bao quát trẻ, cho những trẻ nhỏ lên trước, trẻ lớn đứng sau Tuỳ theo số lượng trẻ tham gia múa, tính chất âm nhạc, sân khấu,…mà tôi lựa chọn đội hình và động tác múa sao cho phù hợp
Biện pháp 2: Cô dạy múa giúp trẻ cảm thụ tác phẩm âm nhạc trong hoạt động chung.
Trong giờ hoạt động âm nhạc, dạy múa giúp trẻ nắm được chính xác nhất
kĩ thuật của từng động tác múa mà cô truyền đạt
Trước khi tổ chức dạy múa cho trẻ, tôi luôn chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, giáo án, đạo cụ, trang phục cho tiết dạy Trước hết, tôi dùng thủ thuật ổn định tổ chức, thu hút trẻ vào hoạt động, sau đó tôi cho trẻ khởi động kĩ các động tác để
mở các cơ khớp Đối với bài múa mới, tôi tập trung trẻ lại, cho trẻ suy nghĩ và nói lên ý tưởng của mình về một vài động tác múa Sau đó, tôi cùng trẻ nhận xét, đánh giá xem động tác đó có phù hợp với lời bài hát và tính chất nhạc không? Nếu phù hợp tôi có thể lựa chọn động tác của trẻ đưa ra cùng với những động tác tôi định hướng để tổng hợp thành các động tác múa của bài và hướng dẫn trẻ múa
Tôi tiến hành làm mẫu và hướng dẫn kĩ từng động tác múa cho trẻ quan sát Làm mẫu có vai trò quan trọng trong việc dạy múa cho bé Để thực hiện tốt phương pháp này đòi hỏi cô giáo phải làm mẫu chính xác, nhiều lần, rõ ràng, tạo dáng có đường nét đẹp
Trang 4Sau đó, cho trẻ thực hiện từng động tác múa cùng cô Trong khi trẻ thực hiện, tôi bao quát trẻ, hướng dẫn thêm cho những trẻ còn chậm Tôi luân phiên kiểm tra trẻ múa, khi trẻ đã múa thuần thục thì tôi mở nhạc để trẻ múa theo cô Trẻ thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần theo hình thức tổ, nhóm, cá nhân; cô kiểm tra, sửa sai kịp thời cho trẻ Cuối cùng, tôi cho trẻ thực hiện một số động tác thư giãn nhẹ nhàng để lấy lại cân bằng cho cơ thể Nhờ vậy, mà trẻ lớp tôi tiến bộ rất nhanh, rất hứng thú mỗi khi có giờ học múa
Và điều quan trọng hơn cả là để có một bài múa đẹp, hoàn chỉnh, ngoài việc trẻ múa đẹp, múa đều, đội hình cân đối thì sự kết hợp giữa tay, mắt, chân, hình thể trong quá trình múa và trang phục, đạo cụ thích hợp cho các tiết mục múa là không thể thiếu
Ví dụ: Với những bài hát mang âm hưởng nhẹ nhàng, tình cảm như “ Múa cho mẹ xem” thì tôi đã sử dụng những động tác cho trẻ như múa hái đào 2 tay, nhún mềm, thế tay chân 2,3…kết hợp sử dụng trang phục là váy bồng, hoa cài đầu cho trẻ múa
Với những bài hát dạng hành khúc như bài “Làm chú bộ đội” tôi đã sử dụng những động tác như giậm chân, vỗ tay một cách mạnh mẽ, dứt khoát kết hợp trang phục bộ đội và trang trí sân khấu
Với những bài hát mang đặc trưng của các dân tộc khác nhau như bài múa “cô giáo bản em” tôi sử dụng động tác nhún mềm, tay đưa lên xuống kết hợp với trang phục dân tộc vùng cao, ô múa; với bài hát “ cô giáo em là hoa ê ban” tôi dùng động tác múa tay sát cong, dứt khoát kết hợp với trang phục dân tộc Tây Nguyên rất đẹp sẽ gây hứng thú cho trẻ mỗi khi biểu diễn
Đối với những bài múa mang âm hưởng dân gian như “ Hoa thơm bướm lượn” tôi sử dụng những động tác múa mềm mại, uyển chuyển với các thế tay chân 1,2,3, hay điệu múa hái đào sẽ kết hợp với cho trẻ mang trang phục đồng dao, yếm đụp với mấn cài đầu, nón,…sẽ góp phần làm cho trẻ hứng thú hơn trong các điệu múa của mình
Biện pháp 3: Tổ chức nâng cao khả năng múa cho trẻ thông qua các hoạt động khác:
Ngoài việc tổ chức cho trẻ vận động múa trong giờ hoạt động chung thì việc tổ chức cho trẻ múa thông qua các hoạt động khác cũng giữ một vai trò hết sức quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ, giúp rèn luyện thể chất, trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ cho trẻ
Và tôi đã thực hiện việc nâng cao khả năng múa cho trẻ thông qua các hoạt động sau:
- Trong giờ đón trẻ, trả trẻ: Tôi đã tranh thủ kèm một vài bạn còn non về
một số động tác múa theo hình thức từng nhóm nhỏ và cá nhân, qua đó tôi sẽ phát huy tính độc lập hoạt động của trẻ, phát triển năng khiếu của trẻ và dễ dàng sửa sai cho trẻ hơn
- Trong giờ hoạt động ngoài trời: Tôi cũng dành nhiều thời gian để cho
trẻ làm quen những động tác múa mới hoặc rèn luyện và nâng cao kỹ năng múa
đã học cho trẻ
- Trong giờ hoạt động góc hay các giờ sinh hoạt chiều: Tôi thường tổ
chức cho trẻ ôn luyện lại những kĩ năng múa đã học để khắc sâu lại những động
Trang 5tác, những điệu múa mà trẻ còn chưa thành thạo hoặc có thể cùng trẻ xây dựng một số động tác cho bài múa mới, từ đó giúp trẻ khắc sâu kiến thức hơn, khả năng múa mềm mại hơn và thể hiện tình cảm yêu thích bộ môn múa nhiều hơn nữa
- Thông qua hoạt động ngày hội, ngày lễ:
Hoạt động âm nhạc trong các dịp lễ, hội là một hoạt động không thể thiếu
ở các trường mầm non, thông qua hoạt động này tạo cơ hội cho trẻ được rèn luyện những kĩ năng múa đã học, biết vận dụng sáng tạo vào các bài múa khác nhau, đem lại cho trẻ cảm giác hào hứng muốn được tham gia và tự khẳng định bản thân mình trên sân khấu
Ví dụ: Trong lễ khai giảng năm học mới, những bài hát múa được lựa chọn thường là những bài mang âm hưởng vui tươi về trường, lớp, nên cô giáo cùng tham gia múa với trẻ sẽ gây thêm nhiều hứng thú về niềm vui, yêu thích của trẻ khi được đến trường
Hoặc trong ngày hội “ Vui tết trung thu” hình ảnh cô giáo trong vai chị Hằng, chú Cuội cùng hát múa với các bạn nhỏ luôn cuốn hút trẻ xem và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng trẻ và phụ huynh
- Thông qua công tác phối kết hợp với phụ huynh:
Tăng cường công tác tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động âm nhạc nói chung và khả năng múa nói riêng cho trẻ mầm non Những lúc đón, trả trẻ, họp phụ huynh hay qua các trang mạng xã hội như zalo, facebook,…tôi thường mạnh dạn trao đổi với phụ huynh
về những kiến thức múa đã được học trên lớp, phối hợp với phụ huynh về luyện thêm cho trẻ ở nhà, quay video lại gửi cho cô giáo,…để từ đó phụ huynh hiểu hơn về bộ môn múa, quan tâm hơn đến con mình và có thể mua thêm băng đĩa cho trẻ xem, đầu tư thêm trang phục, đạo cụ cho trẻ học múa được thoải mái nhất
PHẦN III: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1 Đối với trẻ:
Qua quá trình áp dụng biện pháp nâng cao khả năng vận động múa cho
trẻ, tôi nhận thấy trẻ rất hứng thú mỗi khi có giờ học múa Trẻ mạnh dạn, tự tin
khi biểu diễn múa, trẻ có khả năng sáng tạo múa tốt hơn Trẻ cảm thụ âm nhạc một cách tự nhiên, biết hợp tác với nhóm bạn khi múa Trẻ cảm thấy vui thích, biết cách giao tiếp tốt với mọi người xung quanh, được thể hiện kết quả như sau:
Trước khi áp dụng biệp pháp
Trước khi áp dụng biệp pháp
1 Trẻ có những kĩ năng múa cơ bản
2 Trẻ biết hợp tác nhóm với nhau khi
múa, biết múa đúng, nhịp nhàng 10 32,3 29 93,5
3 Trẻ tích cực, sáng tạo và thể hiệnđược tính nghệ thuật khi múa. 9 29 28 90,3
Trang 62 Đối với giáo viên:
Bản thân tôi nắm chắc kiến thức, kĩ năng múa, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm và rèn luyện khả năng múa theo nhạc một cách tự tin, thuần thục Nắm được đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ, lựa chọn nội dụng múa phù hợp, hình thức tổ chức đa dạng, phong phú, từ đó đưa ra những biện pháp giáo dục trẻ tốt nhất Sử dụng đạo cụ, trang phục, âm thanh ,… đạt hiệu quả cao
3 Đối với phụ huynh:
Phụ huynh đã hiểu sâu hơn về vai trò, ích lợi của hoạt động múa đối với trẻ mầm non, từ đó ngày càng quan tâm hơn, hỗ trợ trang phục, nguyên vật liệu
để làm thêm đạo cụ biểu diễn cho trẻ hoạt động
Từ những thực tế của việc áp dụng biện pháp nâng cao khả năng vận động múa cho trẻ 4-5 tuổi ở lớp tôi và những kết quả đã đạt được, mong rằng biện pháp này sẽ áp dụng có hiệu quả trong nhà trường và được lan tỏa ra các trường bạn trong toàn huyện, toàn tỉnh nhằm đem lại hiệu quả cao
Trong quá trình thực hiện biện pháp không tránh khỏi những bất cập, thiếu sót Kính mong Hội đồng khoa học góp ý để biện pháp thực thi mang lại hiệu quả cao nhất
Tôi xin chân thành cảm ơn!
HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO
Nguyễn Thị Tịnh Nguyễn Thành Tâm