1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp nâng cao chất lượng kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 5 tuổi tại trường mầm non nga tiến

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 296,5 KB

Nội dung

Để lưu truyền đến muôn đời sau về tinh thần cao đẹp ấy chúng ta phảiluôn dạy mọi thế hệ phải biết đồng sức, đồng lòng, biết cùng mọi người vì mộtviệc, đây chính là một trong những kỹ năn

Trang 1

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 22.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh

2.3.4 Nâng cao một số kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ thông qua

“Tổ chức các hoạt động ngoại khoá, các ngày hội ngày lễ hội” 122.3.5 Tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh trong việc nâng

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với việc nâng cao

chất lượng kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mẫu giáo lớn 4-5 tuổi

tại Trường mầm non Nga Tiến

16

Tài liệu tham khảo

Danh mục các SKKN đã được Hội đồng các cấp xếp loại

Phụ lục

Trang 2

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài.

Việt Nam có câu tục ngữ: Một cây làm chẳng lên non, ba cây chụm lại nênhòn núi cao” Đúng vâỵ, chúng ta đều biết một cọng rơm không thể cháy hết,nhưng một bó thì có thể những ngọn lửa sẽ được chúng truyền cho nhau cứ nhưthế cho đến hết Cũng như con người không thể tự mình làm mọi việc mà phảinhiều người luôn đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau thì mới có thể hoàn thành đượcviệc lớn Để lưu truyền đến muôn đời sau về tinh thần cao đẹp ấy chúng ta phảiluôn dạy mọi thế hệ phải biết đồng sức, đồng lòng, biết cùng mọi người vì mộtviệc, đây chính là một trong những kỹ năng sống cần thiết cho con người chúng

ta - Kỹ năng làm việc nhóm.[1]

Kỹ năng làm việc nhóm là kỹ năng phối hợp, tương tác chia sẻ thông tingiữa các thành viên trong nhóm nhằm hoàn thành tốt công việc mà nhóm giaocho, đặc biệt là các thành viên trong nhóm phải có sự tin tưởng đoàn kết, giúp

đỡ lẫn nhau thì mọi công việc mới có thể hoàn thành tốt hơn được

Đối với trẻ mầm non 4 - 5 tuổi thì kỹ năng làm việc nhóm là năng lực phốihợp làm việc cùng nhau của nhóm trẻ nhằm phát triển khả năng của mỗi trẻ vàcùng hoàn thành tốt công việc chung của cá nhân trẻ trong nhóm, để công việcchung của nhóm đạt được một hiệu quả cao nhất thì mỗi một cá nhân trẻ cầnphải biết phối hợp ăn ý cùng nhau, biết cách dung hòa với nhóm, mỗi một ý kiến

đề xuất xây dựng, chia sẻ của mỗi một cá nhân trẻ trong nhóm sẽ trở thành một

ý tưởng lớn lao và vô cùng hiệu quả Bên cạnh đó, sự đồng lòng, đoàn kết, nhấttrí của các thành viên trong nhóm cũng là một yếu tố then chốt đi đến sự thànhcông của nhóm

Khi tham gia làm việc nhóm trẻ có cơ hội chia sẻ ý kiến cá nhân của mình,biết lắng nghe ý kiến của các bạn hoặc thuyết trình trước đám đông Việc giaolưu và chia sẻ với các bạn trong nhóm không những giúp trẻ phát triển khả năng

sử dụng ngôn ngữ, trẻ có kỹ năng giao tiếp phù hợp, mà còn giúp trẻ cảm thấyvui vẻ, hòa đồng và tăng khả năng gắn kết tình bạn trong lớp Tạo ra các hoạtđộng nhóm thông qua các trò chơi mang tính thi đua cũng giúp trẻ trở nên đoànkết hơn, tự tin hơn, biết phối hợp và giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau hoàn thànhnhiệm vụ, đồng thời giúp trẻ có thể phát huy cá tính, sự sáng tạo, rèn cho trẻ khảnăng tổ chức tốt, lãnh đạo tốt ngay từ khi còn nhỏ Đó là nền tảng vững chắc chotrẻ phát triển tốt nhất trong tương lai và là hành trang cho trẻ bước vào lớp cấphọc tiếp theo [2]

Là một giáo viên được phân công trực tiếp giảng dạy trẻ ở độ tuổi 4-5 tuổivới số trẻ là 28 trẻ Sau khi quan sát, tìm hiểu trẻ tại lớp mà tôi phụ trách, tôithấy trẻ lớp tôi bước đầu đã có sự tạo nhóm trong các hoạt động Tuy nhiên kỹnăng làm việc nhóm ở các nhóm trẻ đang còn rời rạc, trẻ thường chơi đơn lẻ, kỹ

Trang 3

năng hợp tác chưa cao, trẻ đang còn nhút nhát, chưa tự tin, chưa dám phát biểu ýkiến của mình khi làm việc nhóm, một số trẻ có phát biểu ý kiến nhưng nói cònquá nhỏ lí nhí trong miệng, mặt khác, hầu hết trẻ chưa biết cách phân chia côngviệc cho các thành viên, những việc dễ làm thì có bạn giành hết về phần mìnhrồi xua đuổi các bạn trong nhóm Đặc biệt trẻ còn chưa biết cách diễn đạt ýtưởng riêng của mình, cũng như ý tưởng chung của nhóm.

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên nên tôi đã lựa chọn và đưa ra “Một số giải pháp nâng cao chất lượng kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 - 5 tuổi tại Trường Mầm non Nga Tiến - Huyện Nga Sơn”.

1.2 Mục đích nghiên cứu.

Nhằm tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng kỹ năng làm việc nhómcho trẻ 4 - 5 tuổi (Hoa Hồng) tại Trường Mầm non Nga Tiến, huyện Nga Sơn

1.3 Đối tượng nghiên cứu.

Tổng 32 trẻ mẫu giáo độ tuổi 4 - 5 tuổi Trường Mầm non Nga Tiến, huyệnNga Sơn

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, tôi sử dụng một số phương phápnghiên cứu sau:

- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:

Nghiên cứu lý luận về quy trình, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạtđộng nâng cao chất lượng kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ 4 - 5 tuổi

- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu:

Sử dụng toán thống kê để tính tỷ lệ % đạt được trong quá trình khảo sát,(kết quả trước và sau khi áp dụng các giải pháp)

- Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập thông tin:

Dùng phiếu điều tra, quan sát, đàm thoại tự nhiên, xử lý tình huống, để xácđịnh thực trạng, mức độ về kỹ năng làm việc nhóm của trẻ 4-5 tuổi

Như chúng ta đã biết, làm việc nhóm là một trong những hình thức tổ chức

áp dụng phương pháp dạy học tích cực theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm,nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động của trẻ Với hình thức này, côgiáo đã trao quyền cho trẻ để trẻ tự bàn bạc, quyết định và tìm cách giải quyếtnhiệm vụ Trẻ làm việc nhóm cùng nhau thì trẻ sẽ học được cách làm việc vớinhau cũng như với trẻ khác, trẻ được giao lưu, học hỏi lẫn nhau Từ đó trẻ dầnbiết tự chịu trách nhiệm với hành động của mình, trẻ học được cách chấp nhận

Trang 4

(Lắng nghe, tuân theo ý kiến chung) và công nhận thành công hay thất bại củanhóm Mỗi một thành viên trong nhóm có một ưu điểm riêng, kiến thức hiểubiết, kỹ năng khác nhau, nên khi làm việc nhóm, sự hợp tác, hỗ trợ, tương tácgiữa các thành viên sẽ giúp cho công việc hoàn thiện nhanh chóng và hiệu quảtốt hơn Thông qua làm việc nhóm trẻ có những cơ hội được nói, được trình bày,chia sẻ những suy nghĩ của riêng cá nhân mình với các bạn trong nhóm Cácthành viên trong nhóm cùng thảo luận, tranh luận một vấn đề, ý kiến của mỗi cánhân trong nhóm sẽ được điều chỉnh với sự góp ý, bổ sung và đi đến thống nhấtcủa tập thể nhóm Mặt khác, thông qua thảo luận, tranh luận của mỗi cá nhân trẻtrong nhóm mà mối quan hệ giữa trẻ với trẻ được thiết lập, đồng thời cũng giúptrẻ tự tin hơn trong giao tiếp với mọi người, trẻ học được cách làm việc độc lậpcũng như làm việc với bạn bè, và có tinh thần trách nhiệm hơn trong cuộc sống.Điều này giúp trẻ hòa đồng hơn, yêu thích mọi người xung quanh hơn, để từ đótrẻ vui vẻ, học tập tốt hơn Sự hợp tác trong công việc, học tập là một trongnhững phương pháp tốt nhất để đi đến thành công

Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì làmviệc nhóm trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết Bởi không ai là hoànhảo, làm việc nhóm sẽ tập trung những mặt mạnh của từng người và bổ sung hỗtrợ cho nhau Bên cạnh đó nó cũng trang bị cho các thành viên những kiến thứcquan trọng để xây dựng nhóm và làm việc hiệu quả, từ đó có thể áp dụng vàocông việc học tập cũng như mọi lĩnh vực của cuộc sống Không những thế, kỹnăng làm việc nhóm là môi trường tốt để trẻ có thể phát triển kiến thức, kỹ năng

và kinh nghiệm Làm việc nhóm là sự cộng hưởng tốt nhất cho mọi người nóichung, cho trẻ nói riêng bởi một mục tiêu lớn thường đòi hỏi nhiều cá nhân làmviệc với nhau [3]

Trên thế giới có tổng thống Mỹ F.D.Roosevelt (1882-1945) đã phátbiểu: “Khi trẻ hành động cùng nhau với tư cách là một nhóm, trẻ có thể hoànthành được những việc mà không một cá nhân riêng lẻ nào có thể thực hiệnđược” [4]

Còn ở Việt Nam thì theo PGS.TS Hoàng Thị Phương - Chủ nhiệm khoaGiáo dục Mầm non trường Đại học Sư Phạm Hà Nội cho rằng: “Làm việc nhóm

là cách thức tổ chức hoạt động có hiệu quả trong mọi hoạt động của trẻ” [5] Cũng theo TS Mai Thị Nguyệt Nga - Trường Đại Sư phạm Thành Phố HồChí Minh: “Làm việc nhóm là một trong những cách giúp trẻ chia sẻ công việcvới người khác Đổng thời, trong quá trình làm việc nhóm sẽ tạo cho trẻ hứngthú hơn trong công việc Việc rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm ngay từ hômnay, sẽ giúp trẻ có thể hòa nhập với nhiều môi trường khác nhau hơn khi đãtrưởng thành” [6] Trẻ biết làm việc nhóm sẽ có khả năng hòa nhập và gắn kếtbạn bè tốt hơn Bên cạnh đó, làm việc nhóm cũng giúp trẻ dễ dàng hơn trong

Trang 5

công việc sau này, rèn luyện cho trẻ khả năng hợp tác, tổ chức, lãnh đạo tốt vàgiúp cho mỗi trẻ có sự phối hợp ăn ý giữa các thành viên, tăng thêm sự gắn kết,

ý thức kỷ luật, tinh thần tập thể tốt và có được tình bạn lâu bền trong học tập vàđời sống

2.2 Thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của lớp trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

Năm học 2023 - 2024 tôi tiếp tục được nhà trường phân công phụ trách lớpmẫu giáo lớn 4 - 5 tuổi, với số trẻ là 32 cháu, trong đó có 17 cháu nữ và 15 cháunam Trong quá trình giảng dạy tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau:

2.2.1 Thuận lợi.

Về cơ sở vật chất: Trường Mầm non Nga Tiến là trường mầm non đạtchuẩn Quốc gia mức độ 1, được trang bị đầy đủ các loại đồ dùng đồ chơi, đadạng, phù hợp, tạo môi trường hấp dẫn cho trẻ được chơi và tự do hoạt độngtheo nhóm dưới nhiều hình thức khác nhau

Về phía phụ huynh: Một số phụ huynh rất quan tâm đến việc học tập củacon em mình, nhất là luôn phối hợp với cô giáo để hướng dẫn con làm việcnhóm tại nhà

Về bản thân: Có trình độ chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm trong công tácchăm sóc, giáo dục trẻ nhất là trẻ độ tuổi 4-5 tuổi

2.2.2 Khó khăn

Bên cạnh những mặt ưu điểm còn có những khó khăn sau:

Về bản thân: Bản thân chưa thường xuyên rèn luyện kỹ năng hoạt động

theo nhóm, đang còn theo hướng thụ động, tổ chức theo hình thức cả lớp và cánhân nên kết quả hoạt động chưa cao, chưa phát huy được tính tích cực của trẻ.Các hoạt động cho trẻ trải nghiệm hoạt động nhóm chưa được xây dựng mộtcách khoa học, chưa theo hướng tích hợp với các hoạt động trong ngày

Về phía trẻ: Trẻ lớp tôi nhiều cháu còn non tháng, nhiều cháu sinh vào cuối

năm nên kỹ năng làm việc nhóm còn hạn chế Một số trẻ chưa thực sự mạnhdạn, tự tin khi tham gia vào hoạt động nhóm Kĩ năng hoạt động nhóm của trẻcòn hạn chế, chưa đoàn kết, hợp tác trong nhóm bạn chơi

Một số trẻ chịu ảnh hưởng quá nhiều về môi trường sống từ gia đình “luôn

có lòng ích kỷ, mọi thứ luôn muốn của bản thân mình như: ý tưởng, đồ dùng, đồchơi ở lớp; ít quan tâm đến bạn…”

Về phía phụ huynh: Còn một vài phụ huynh chưa nhận thức và hiểu được

tầm quan trọng của việc cho trẻ làm việc nhóm nên chưa có sự tương tác giữaphụ huynh với con về việc học của con em mình, chưa tạo cơ hội, điều kiện chotrẻ giao lưu, học hỏi cùng bạn bè ở tại gia đình

Trang 6

2.2.3 Kết quả của thực trạng:

Đứng trước thuận lợi và khó khăn trên tôi tiến hành khảo sát “Kỹ năng làmviệc nhóm” của trẻ đầu năm học tại lớp tôi như sau:

Phụ lục 1: Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm (Tháng 9/2023)

Qua bảng khảo sát kết quả cho thấy: Kỹ năng làm việc nhóm của trẻ tronglớp còn quá thấp như: Kỹ năng phát biểu ý kiến của trẻ trong nhóm là 68,8%, kỹnăng phân chia công việc là 68,8%, kỹ năng hợp tác với các bạn trong nhóm là65,6%, kỹ năng diễn đạt ý tưởng của nhóm là 62,5% Một kết quả rất còn thấp

Vì vậy tôi đã luôn trăn trở và suy nghĩ làm thế nào để giúp trẻ lớp tôi nâng caochất lượng kỹ năng làm việc nhóm Chính vì vậy mà tôi đã tìm tòi và đưa ra một

số giải pháp sau:

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

2.3.1 Nâng cao một số kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ thông qua hoạt động học có chủ định.

Thông qua hoạt động học có chủ định, tôi thường xuyên rèn cho trẻ các

kỹ năng khi làm việc nhóm, các kỹ năng tôi rèn cho trẻ là các kỹ năng cần cócho trẻ khi làm việc nhóm, các kỹ năng tôi rèn cho trẻ như:

+ Kỹ năng phát biểu ý kiến

Đây là một kỹ năng quan trọng cần có trong một nhóm Trẻ hiểu biết vấn

đề và mạnh dạn tự tin nói lên suy nghĩ của mình về vấn đề đó Có rất nhiều trẻ

do bản tính nhút nhát, biết nhưng không dám nói, không dám phát biểu ý kiếncủa mình, một phần do chưa quen và một phần cũng sợ sai Do đó tôi cần làm làlàm sao trẻ có thể mạnh dạn đưa ra ý kiến, suy nghĩ riêng của mình khi tham giahoạt động nhóm Một mặt tôi thường xuyên khuyến khích, khen ngợi để trẻ tựnói ra bằng ngôn ngữ của mình Mặt khác tôi gợi ý cho trẻ nói để đưa ra nhậnxét, bàn luận cùng nhóm, dần dần trẻ sẽ quen và mạnh dạn nêu ý kiến của mìnhtrong nhóm, mặc dù trẻ vẫn còn nói nhỏ hoặc thiếu tự tin Tôi cũng cho trẻ hiểulợi ích khi đưa ra ý kiến, nhận xét trong nhóm Mỗi người cần đóng góp ý kiếnthì mới có thể đạt được kết quả tốt cho nhóm [7]

Ví dụ: Với hoạt động khám phá khoa học “Một số đồ dùng ăn, uống” – Chủ đề “Gia đình”, tôi gợi ý cho trẻ tự chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm sẽ tìm hiểu

về một loại đồ dùng khác nhau bát, đĩa, cốc, thìa Khi về nhóm mỗi thành viêntrong nhóm sẽ đưa ra ý kiến của mình để nhận xét về đồ dùng đó Tuy nhiên tôiquan sát thấy có một số trẻ trong các nhóm cứ ngồi im lặng không tham gia ýkiến với các bạn trong nhóm Lúc này tôi đến các nhóm gợi ý, khuyến khíchkhơi gợi cho những trẻ nhút nhát, chưa mạnh dạn nhận xét về cái đồ dùng mànhóm mình quan sát như: Con thấy cái bát này, cái đĩa này, cái cốc này nhưthế nào? con giúp cô kể về cái bát này, cái đĩa này, cái cốc này xem cái bátnày, cái đĩa này, cái cốc này đẹp như thế nào, con cứ mạnh dạn nói cho cô và

Trang 7

các bạn nghe, con thấy gì con cứ nói Sau khi khuyến khích trẻ nói thì cô sẽkhuyến khích các bạn khen trẻ dù trẻ Cứ như thế dần dần bé sẽ thấy quen vàmạnh dạn tự tin nêu ý kiến của mình khi tham gia cùng với nhóm Và hơn hếtcháu đã tự chủ động phát biểu ý kiến khi tham gia hoạt động nhóm

Phụ Lục 2: Hình ảnh tôi đang đi đến các nhóm gợi ý cho trẻ phát biểu

nêu ý tưởng cho nhóm

Kết quả đạt được: Sau khi áp dụng phương pháp khuyến khích, động viên,

khen ngợi trẻ khi tham gia làm việc nhóm Đến nay đã trẻ làm việc nhóm đã có

sự tự tin, mạnh dạn, chủ động tham gia phát biểu ý kiến của mình khi tham gialàm việc nhóm Đây chính là chìa khóa vàng trong giải pháp rèn kỹ năng phátbiểu ý kiến trong nhóm

+ Kỹ năng phân chia công việc

Đây là kỹ năng trẻ thực hiện những thao tác, hành động cụ thể nhằm đạtđược mục đích của nhóm đề ra Làm việc nhóm ngày càng trở thành một yêucầu thiết yếu trong các tổ chức với mục tiêu để phân công công việc và phối hợpcông việc Tôi giải thích cho trẻ hiểu, trong thực tế có những công việc mà mộtmình các con làm sẽ không đủ khả năng giải quyết hoặc giải quyết hiệu quảkhông cao, vì thế, lựa chọn làm việc cùng với các bạn trong nhóm là phươngpháp thực hiện công việc hợp lý nhất Theo đó, mỗi cá nhân trẻ trong nhóm sẽtham gia đóng góp vào nội dung làm việc chung của nhóm để đảm bảo hoànthành nhiệm vụ đối với vấn đề và yêu cầu công việc mà nhóm được giao Mỗitrẻ khi tiếp nhận phần việc của mình sẽ buộc phải có sự tương tác với công việccủa các bạn khác trong nhóm

Bên cạnh đó, tôi cũng gợi ý rằng mỗi nhóm phải có nhóm trưởng lãnh đạonhóm, để phân công việc cụ thể cho từng thành viên trong nhóm, các thành viêntrong nhóm không được xua đuổi các bạn khác trong nhóm và tranh giành hếtviệc của các bạn khác khi thấy công việc đó quá dễ Khi đã cùng chung mộtnhóm thì bạn nào cũng phải được giao một công việc cụ thể, như thế công việccủa nhóm mới nhanh chóng hoàn thành và có hiệu quả hơn Sự phân công côngviệc không tạo nên những hoạt động độc lập mà thực chất là sự phân công phốihợp công việc khi tham gia làm việc nhóm

Khi làm việc chung trong một nhóm là trẻ phải biết chấp nhận sự phân chiacông việc của nhóm và hoàn thành nhiệm vụ nhóm giao cho Trẻ vui vẻ nhậnnhiệm vụ theo sự phân công hoặc thỏa thuận của nhóm sự “chấp nhận” không cónghĩa là “a dua”, làm theo ý của người khác mà là sự tôn trọng ý kiến của tập thể

để đạt được mục tiêu chung Trẻ cảm thấy thoải mái mà không phải bực bội, ấm

ức vì phải làm điều mình không thích Khi có một thái độ tự nguyện, tâm lí thoảimái, chắc chắn trẻ sẽ cố gắng trong công việc để hoàn thành nhiệm vụ đượcgiao, góp phần đem lại kết quả cao cho hoạt động của nhóm Quá trình trao đổi

Trang 8

để thống nhất về việc phân công nhiệm vụ cho nhau đòi hỏi ở trẻ tinh thần tráchnhiệm cao đối với mục tiêu chung của tập thể [8] Đồng thời, sự linh hoạt vàchấp nhận thỏa hiệp khi cần thiết cũng là một yếu tố không thể thiếu được, đảmbảo để mỗi trẻ đều thấy được và cố gắng hoàn thành nghĩa vụ của mình Trẻphối hợp thực hiện nhiệm vụ với các thành viên trong nhóm: điều chỉnh việcthực hiện nhiệm vụ của bản thân để theo kịp với tiến độ của các bạn trong nhóm,không ỷ lại người khác; hướng dẫn hoặc giúp đỡ, cùng làm với bạn khi bạn làmchậm, gặp khó khăn

Ví dụ: Hoạt động tạo hình: Đề tài “Làm tranh đàn cá từ lá cây” Chủ đề Thế giới thực vật.

Tôi cho trẻ tự chia làm 3 nhóm Sau khi trẻ về nhóm của mình để thực hiệnnhiệm vụ làm tranh, thì tôi quan sát thấy một nhóm trẻ trong đó có bé Hà Anh

cứ giành hết mọi việc trong nhóm như (Tự mình lấy đồ dùng tự làm không chiacác đồ dùng cho các bạn trong nhóm), không cho các bạn trong nhóm lấy đồdùng như bạn Trà My và bạn Ngọc Lan Khi tôi đến nhóm 2 trẻ cứ ngồi tôi hỏisao 2 bạn không làm thì 2 bạn trả lời là bạn Hà Anh không cho con làm Tôi đãnhắc khéo Hà Anh là “Con có thể chia công việc bạn cho bạn Trà My và bạnNgọc Lan cùng giúp con cùng làm cho nhanh để còn kịp hoàn thành bức tranhcho đẹp? Có bạn giúp, mỗi bạn một việc thì công việc sẽ nhanh hơn và hiệu quảhơn Bên cạnh đó tôi cũng gợi ý trẻ cử ra một bạn đội trưởng biết cách làm việc,phân chia nhiệm vụ cụ thể cho mỗi bạn trong nhóm (Bạn thì chia bút, bạn thìchia màu, kéo….)

Phụ lục 3: Hình ảnh trẻ phân chia công việc trong nhóm

Kết quả đạt được: Khi tham gia làm việc nhóm trẻ biết cách phân chia

công việc, không tranh giành công việc trong nhóm và trẻ hấp nhận sự phâncông công việc trong nhóm một cách vui vẻ và tự nguyện

+ Kỹ năng hợp tác với bạn:

Trong hoạt động nhóm kỹ năng hợp tác với bạn là sự kết nối giữa trẻ vớitrẻ, mọi trẻ cùng đóng góp công sức vào một công việc chung, hướng đến mụctiêu chung và lợi ích chung của nhóm Sự đóng góp của mỗi thành viên trongnhóm đều ảnh hưởng đến kết quả Vậy nên, sự tương trợ lẫn nhau trong hợp tác

là vô cùng quan trọng Các thành viên hỗ trợ và chia sẻ công việc cho nhau nếutrong quá trình thực hiện gặp khó khăn Điều này không chỉ nâng cao tinh thầnđồng đội, mà còn thúc đẩy kết quả chung của công việc, sớm thu nhận đượcthành quả hơn Hợp tác cùng bạn là kỹ năng quan trọng rất cần thiết trong hoạtđộng nhóm Sự hợp tác trong công việc, trong học tập là phương pháp tốt nhất

đi đến thành công Trong một nhóm, mặc dù công việc đã được phân côngnhưng những phần công việc của mỗi cá nhân đều có liên quan với các bạntrong nhóm, nó tương tác với nhau để giúp nhóm hoàn thành tốt nhiệm vụ

Trang 9

được giao, kết quả tuy là của cả nhóm nhưng là kết quả của mỗi cá nhân lậpthành Muốn nhóm đạt kết quả tốt thì mỗi thành viên trong nhóm phải biết hợptác với nhau [9]

Ví dụ: “Trong hoạt động thể dục” với nội dung trò chơi “Chuyền bóng

qua đầu, qua chân”, chủ đề “Gia đình”, tôi cho trẻ tự chia thành 2 nhóm và yêucầu “Bây giờ 2 nhóm hãy thi đua với nhau xem nhóm nào nhanh hơn và có kếtquả nhiều hơn thì nhóm đó sẽ chiến thắng và nhóm chiến thắng được tặng mộtphần quà” Thời gian cho trò chơi là một đoạn nhạc thì mỗi cá nhân trong nhóm

sẽ cố gắng hợp tác cùng nhau thực hiện thật tốt để nhóm mình giành chiến thắngđạt được phần quà đó

Phụ lục 4: Hình ảnh trẻ hợp tác chơi chuyền bóng qua đầu, qua chân

Kết quả đạt được: Khi hoạt động cùng nhóm với bạn, trẻ trong nhóm đã

biết cách hợp tác với nhau để hoàn thành công việc chung, nhiệm vụ chung củanhóm một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất

+ Kỹ năng diễn đạt ý tưởng của nhóm

Đây là kỹ năng cuối cùng khi nhóm đã hoàn thành công việc và đưa ra kếtquả Làm việc nhóm là dịp để mỗi cá nhân đóng góp ý tưởng với những sángkiến của mình Những vấn đề do một cá nhân không thể giải quyết sẽ có sự thamgia đề xuất ý kiến, giải pháp của nhóm Từ những ý kiến, quan điểm và giảipháp khác nhau, thông qua hoạt động nhóm sẽ thống nhất các nội dung, vấn đề

về một mối, tránh được sự chủ quan, độc đoán Quyết định cuối cùng của nhómkhông bao giờ là của một thành viên bởi đó là thành quả làm việc của cả nhóm

Để thực hiện được điều này tôi có hai hình thức Hình thức thứ nhất, cả nhómcùng phát biểu ý tưởng sau khi đã thống nhất Hình thức thứ hai, nhóm cử ramột người đại diện ý tưởng của cả nhóm, thống nhất ý kiến của tất cả các bạntrong nhóm, và đó là nhóm trưởng Nhóm trưởng sẽ quyết định đưa ra cách làmtốt nhất và kết quả cuối cùng cho nhóm mình

Ví dụ: Với hoạt động tạo hình “Vẽ theo ý thích” – Chủ đề “Gia đình”,

tôi gợi ý cho trẻ chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm sẽ vẽ một đề tài về gia đình Tôigợi ý chủ đề cho từng nhóm chọn như (Nhóm thì vẽ các đồ dùng trong gia đình,nhóm thì vẽ nhà của bé, nhóm thì vẽ về các thành viên trong gia đình…) Khi vềnhóm vẽ trẻ sẽ chọn ý tưởng và thống nhất với nhau về nội dung và ý tưởng, sau

đó tự phân công công việc cho nhau (Bạn thì vẽ nhà, bạn thì vẽ rau, hoa, bạn thì

vẽ cây, bạn thì tô màu…) Các thành viên trong nhóm phối hợp với nhau đểhoàn thành sản phẩm của nhóm mình Sau khi sản phẩm hoàn thành thì bạn độitrưởng sẽ thay mặt nhóm lên trình bày ý tưởng của nhóm mình vừa thực hiện

Phụ lục 5: Hình ảnh nhóm trưởng thay mặt nhóm nhận xét

về ý tưởng của nhóm

Trang 10

Kết quả đạt được: Qua giải pháp của tôi thì trẻ khi làm việc nhóm đã

biết từ các ý kiến, quan điểm của từng cá nhân trẻ đã thaau tóm, thống nhấtthành một vấn đề chung của nhóm, biết bầu ra nhóm trưởng đại diện cho nhóm

mình diễn đạt kết quả chung của nhóm

2.3.2 Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm thông qua một số hoạt động khác trong ngày.

Ngoài việc nâng cao môt số kỹ năng làm việc nhóm thông qua hoạt độnghọc có chủ định, tôi còn dạy trẻ kỹ năng làm việc nhóm thông qua một số hoạtđộng khác của trẻ như:

+ Thông qua hoạt động góc:

Chơi trong góc chơi là một môi trường rất tốt để giáo dục kỹ năng làmviệc theo nhóm cho trẻ Vì trong trò chơi sẽ có những tình huống mà nếu ngườichơi không phối hợp được với nhau thì sẽ không thể nào chơi được Điều mà tôiquan tâm là phải làm sao để tạo những cơ hội giao tiếp, thảo luận và làm việccùng nhau nhiều nhất Bên cạnh đó tôi chú ý đến cách trẻ xử sự với nhau, phânchia vai chơi, cách trẻ giao nhiệm vụ khi chơi và giáo dục kịp thời cách trẻ ứng

xử với bạn chơi cho tốt

Ví dụ: Trong giờ hoạt động vui chơi – chủ đề “Gia đình” tôi quan sát thấy

các bạn chơi ở nhóm chơi xây dựng về nhóm chơi mà không phân chia côngviệc mà lao vào chơi ngay, có bé chỉ biết nhìn mà chưa biết cần phải làm gì.Hiểu được xu thế chung này tôi về nhóm chơi gợi ý: “Trước khi về nhóm chơicác con làm gì? Khi cùng làm một công việc chung trong nhóm các con cần phảilàm gì tiếp theo? Gợi ý trẻ cử ra một bạn đội trưởng biết cách làm việc, phânchia nhiệm vụ cụ thể cho mỗi bạn trong nhóm (Bạn thì xây tường rào, bạn thì đimua nguyên liệu, bạn thì trồng hoa - trồng cây…)

Phụ lục 6: Hình ảnh trẻ chơi hoạt động góc + Thông qua hoạt động ngoài trời:

Giúp trẻ hình thành kỹ năng làm việc nhóm thông qua hoạt động ngoàitrời rất quan trọng, đồng thời mang lại hiệu quả cao.Hoạt động ngoài trời luônmang lại niềm vui và hứng thú cho trẻ, không chỉ bởi ở không gian thay đổi màmôi trường ngoài trời luôn là cơ hội tốt để trẻ được tham gia các hoạt động tậpthể, các trò chơi nhóm Tận dụng cơ hội này tôi cho trẻ chơi các trò chơi trêntinh thần hợp tác và làm việc nhóm hiệu quả

Hoạt động ngoài trời không thể thiếu các trò chơi vận động và trò chơi dângian Để chơi được các trò chơi trẻ không thể chơi một mình mà phải có sự hợptác nhóm

Ví dụ như trong trò chơi vận động: “Đua thuyền trên cạn” – Chủ đề nghề

nghiệp, tôi cho trẻ chia làm 2 nhóm Trẻ ngồi thành hàng dọc theo nhóm, trẻngồi sau cặp chân vào hết bụng của trẻ ngồi trước thành một chiếc thuyền đua

Trang 11

Khi nghe hiệu lệnh của cô, tất cả các “Thuyền” đua dùng sức của 2 tay của tất cảcác thành viên trong nhóm nâng cơ thể lên và tiến về phía trước cho đến đích

Phụ lục 7: Hình ảnh trẻ chơi “Đua thuyền trên cạn”

+ Thông qua hoạt động lao động.

Thông qua hoạt động lao động, tôi giúp trẻ nhận thức rằng không ai có thểlàm việc hiệu quả nếu không có sự đoàn kết, hợp tác với các bạn Bằng nhữngviệc làm hàng ngày như bày bàn ăn, bàn học, lau dọn bàn ăn, lau chùi, sắp xếpgóc chơi, thu dọn đồ dùng sau khi chơi, xếp nệm gối…tôi giúp trẻ học cách cùnglàm việc với bạn Tôi cũng cho trẻ tự nhận xét hiệu quả làm việc giữa cá nhân vàtập thể Một bạn tự thu dọn đồ dùng sau khi chơi sẽ như thế nào so với cả tổcùng thu dọn đồ dùng, từ đó rút trẻ ra kết quả

Phụ lục 8: Hình ảnh nhóm trẻ lau chùi, sắp xếp góc chơi

Kết quả đạt được: Thông qua các hoạt động hàng ngày ở trên lớp trẻ đã

có một số ký năng cơ bản và cần có khi làm việc nhóm Các kỹ năng này sẽ giúptrẻ chủ động, tự tin, mạnh dạn trong mọi hoạt động, đồng thời trẻ có ý thức tậpthể, và sự đoàn kết cao trong nhóm

2.3.3 Nâng cao một số kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ thông qua trò chơi tập thể

Với trẻ mầm non khả năng giao tiếp tốt trong tập thể giúp trẻ thích nghi

dễ dàng, nhanh chóng với môi trường mới, bạn bè mới, và những đòi hỏi mớicủa hoạt động học tập Ý thức và tinh thần tập thể sẽ giúp trẻ tránh được nhữngxung đột không đáng có giữa trẻ với nhau, giữa trẻ với cô, làm nảy sinh ở trẻlòng vị tha, sự quan tâm đến người khác và trên cơ sở đó phát triển những mốiquan hệ thân thiện, gần gũi, cảm thông giữa trẻ với những người xung quanh.Tất cả những điều này tác động một cách tích cực lên trẻ, làm cho trẻ cảm thấyhứng thú muốn đến trường, muốn giao tiếp với cô, bạn bè và muốn làm việcnhóm cùng các ban

Vào đầu năm học tôi tổ chức cho trẻ chơi một số trò chơi nhằm gắn kết trẻvới nhau

- Trò chơi này sử dụng đầu năm học và các buổi giao lưu với các bạn trong lớp

Ngày đăng: 16/06/2024, 06:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w