1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 4

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 4
Tác giả Nguyễn Thị Tuyết
Trường học Trường Tiểu học Cam Thượng
Chuyên ngành Công tác chủ nhiệm
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2022 - 2023
Thành phố Ba Vì
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 551,5 KB

Nội dung

Đồng thời cũng là người trực tiếp giải quyết mọi vấn đề có liên quan đến học sinh lớp mình chủ nhiệm.Vậy người giáo viên tiểu học cần phải có những trang bị gì để hoàn thành tốt công tác

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA VÌ TRƯỜNG TIỂU HỌC CAM THƯỢNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Tên tác giả: Nguyễn Thị Tuyết

Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Cam Thượng Chức vụ: Giáo viên

Năm học: 2022 - 2023

Trang 2

IV Đối tượng khảo sát thực nghiệm 3

V Phương pháp nghiên cứu 3

VI Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 4 VII Đóng góp mới của đề tài 4

B PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 5

2 Khuyến nghị - đề xuất 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

A.PHẦN THỨ NHẤT: PHẦN MỞ ĐẦU

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Xuất phát từ mục tiêu của giáo dục nhằm : Đào tạo con người Việt Nam

phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Mặt khác, xuất phát từ nhiệm vụ của người giáo viên tiểu học là giảng dạy

và quản lí độc lập trong một năm học Ngoài việc giảng dạy kiến thức, ngườigiáo viên tiểu học còn phải hướng dẫn, điều khiển lớp tham gia các phong trào

nhà trường đề ra Người giáo viên là người chịu trách nhiệm về kết quả học tập,

đạo đức, nề nếp của học sinh lớp mình Đồng thời cũng là người trực tiếp giải quyết mọi vấn đề có liên quan đến học sinh lớp mình chủ nhiệm.Vậy người giáo

viên tiểu học cần phải có những trang bị gì để hoàn thành tốt công tác chủ nhiệmcủa mình

Xuất phát từ thực tế ở các lớp trong trường Tiểu học và khối lớp 4 nóiriêng, lớp luôn luôn dẫn đầu về các phong trào hoạt động, về nề nếp học tậpcũng có lớp luôn đứng tụt hậu ở phía sau Mặc dầu, mỗi giờ chào cờ đầu tuầnđều được nêu gương, nhắc nhở Hơn nữa, học sinh ở khối lớp 4 rất hiếu động,

đôi khi cũng thích “lí luận” tức là có nhu cầu được giáo viên giải thích các vấn

đề, không muốn bị áp đặt Tuy nhiên, nhìn chung các em cũng rất tin tưởng vàolời nói của thầy giáo, cô giáo Vì thế, người giáo viên tiểu học hằng ngày tiếpxúc với học sinh lớp mình cần phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo từcách ăn nói, cử chỉ, hành động đối với từng học sinh, với bạn bè đồng nghiệp,với phụ huynh học sinh Làm thế nào để các em yêu trường, mến lớp, yêu bạn

bè, kính trọng thầy cô giáo? Làm thế nào để các em cảm nhận được sự ấm cúng

ở ngôi nhà thứ hai - ở trường để các em luôn luôn thi đua học tập, lao động tốt,

xây dựng lớp có tính kỉ luật cao? Đó là điều mà mỗi giáo viên chủ nhiệm chúngtôi phải trăn trở Chính vì thế, tôi đã nghiên cứu và thực hiện đề tài: "Một sốbiện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 4 "

II MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI:

Để tăng cường sự kết hợp giữa giáo viên, nhà trường và gia đình trongviệc giáo dục học sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả củacông tác giảng dạy, tạo nên sự đồng bộ và tác động tích cực đến việc xây dựng

mục tiêu “Trường học thân thiện, Học sinh tích cực".Phải làm thế nào để Nhàtrường không chỉ là nơi cho các em học sinh đến và thực hiện một nhiệm vụ duynhất là học tập, tiếp thu kiến thức từ các Thầy, Cô giáo truyền đạt mà Nhà

Trang 4

trường còn là môi trường để các em có thể phát triển tư duy, năng lực sở trường,đồng thời cũng là nơi bắt nguồn để hình thành nên các mối quan hệ thật sự chân

tình giữa “Thầy và Trò”; giữa “Trò và Trò” ; giữa các khối lớp hiện đang học

tập trong nhà trường và kể cả các thế hệ học sinh đã rời khỏi ghế nhà trường, Khi các em học sinh dần dần trưởng thành trong môi trường có sự gắn bó và hòađồng như vậy, cùng với những kiến thức đã tích lũy được sẽ tạo điều kiện chocác em có một sự tự tin nhất định, giúp cho các em có thể mạnh dạn trao đổitrước bạn bè, trước các thầy, cô giáo; có khả năng giao tiếp, ứng xử hoạt báttrước tập thể, trước đám đông Điều này tác động rất lớn đến tâm lý của các em

và là tiền đề để hình thành nên yếu tố “Tích cực” từ trong mỗi học sinh Nhà

trường và các Thầy, Cô giáo khai thác hữu hiệu yếu tố này sẽ là đòn bẩy cho các

em học sinh được thể hiện “Học sinh tích cực” trong từng tiết học, từng mônhọc và ngay cả từng bậc học

III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Trong việc nghiên cứu, đối tượng thực tế của tôi là 42 học sinh lớp 4C.Một số học sinh cá biệt và 3 gia đình phụ huynh em Nguyễn Đăng Việt, NguyễnTiến Dũng, Lã Tiến Bảo, trong năm học 2022 – 2023

IV ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM

Học sinh lớp 4C năm học 2022- 2023

V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Để hoàn thành đề tài này tôi sử dụng một số phương pháp sau:

- Đọc, phân tích các tài liệu có liên quan

- Phương pháp quan sát : quan sát về hoạt động học tập và hoạt động nềnnếp của học sinh

- Phương pháp điều tra: Tổ chức điều tra thực trạng Điều tra tình hình

học tập, nếp vở sạch chữ đẹp, nếp truy bài, nếp hoạt động giữa giờ của học sinh.Khảo sát chất lượng học sinh của lớp đầu năm học

- Phương pháp nêu gương: nêu gương các học sinh điển hình

- Phương pháp đàm thoại: Trực tiếp trò chuyện với giáo viên, học sinh,

phụ huynh

- Phương pháp lấy ý kiến đồng nghiệp: Gặp trực tiếp những giáo viên cókinh nghiệm , các nhà quản lí xin ý kiến, trao đổi về những vấn đề có liên quanđến đề tài, lấy ý kiến của giáo viên và học sinh, phụ huynh để thu thập thông tinnghiên cứu

- Phương pháp thực nghiệm: kiểm nghiệm tính khoa học, tính khả thi của

các biện pháp đề xuất Đề xuất một số kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm

lớp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cũng như mọi mặt hoạt động,thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học

Trang 5

- Phương pháp thống kê toán học, phân tích số liệu

VI PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

1 Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu 42 học sinh lớp 4C

Nghiên cứu, tìm hiểu về kiến thức kỹ năng, năng lực, phẩm chất và chữviết của học sinh trong lớp ở năm học trước và đặc biệt là năm học thực nghiệm

sáng kiến kinh nghiệm

2 Kế hoạch nghiên cứu:

Lập kế hoạch nghiên cứu, tập hợp số liệu thống kê cụ thể về kiến thức kỹnăng, năng lực, phẩm chất và chữ viết của học sinh, đối chiếu, so sánh các mẫubiểu và rút ra kết luận Từ các kết luận đưa ra các giải pháp

Thời gian thực hiện: Từ 5-9-2022 đến 5-2023

-Từ tháng 9-2022 đến tháng 10- 2022: Giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu đềtài Khảo sát thực trạng

- Từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023: giai đoạn nghiên cứu đềtài và kiểm nghiệm đề tài

- Từ tháng 4 năm 2022 đến tháng 5 năm 2023: giai đoạn soạn thảo và viết

đề tài

VII ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

Trong quá trình dạy - học thì công tác chủ nhiệm đóng vai trò rất quantrọng Giáo viên chủ nhiệm là người có vai trò định hướng dẫn đường cho họcsinh Để đánh giá về giáo viên chủ nhiệm chính là thông qua tấm gương phảnchiếu đó là học sinh: một học sinh ý thức ngoan, tôn trọng , lễ phép với ngườilớn, thầy cô giáo chính là nhờ sự dạy dỗ và rèn ý thức cho học sinh của giáoviên chủ nhiệm Bên cạnh đó còn có sự hỗ trợ đặc biệt từ phía phụ huynh họcsinh Kết quả học tập của các em có sự tiến bộ cũng phần lớn nhờ vào việc giảngdạy của các thầy cô trong trường và việc kèm cặp các em ở nhà của phụ huynh

Để tạo môi trường thân thiện khi các em bước chân đến trường coi trườnghọc như Ngôi nhà thứ hai của em và cô giáo chủ nhiệm như Người mẹ thứ hai

Ở đây , các em thấy được tình yêu thương, sự thân thiện và an toàn khi ở trường

để học tập

Cùng với những kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm, tôi đã đưa ranhững biện pháp để khắc phục những hạn chế để công tác chủ nhiệm đạt kết quảcao nhưng điều quan trọng là mình phải tạo được sự tin tưởng với phụ huynh vàhọc sinh

Trang 6

B PHẦN THỨ HAI: PHẦN NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC

HIỆN I: CƠ SỞ LÍ LUẬN

+ Một số căn cứ khoa học:

- Công văn 896/BGD&ĐT-GDTH Về việc Hướng dẫn điều chỉnh việcdạy và học cho học sinh tiểu học

- Hướng dẫn số 35/HD-SGD&ĐT Giảm thiểu học sinh lưu ban, học sinh

bỏ học và khắc phục tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp bậc Tiểu học

- Hướng dẫn số 9890/BGĐT-GĐT Về việc hướng dẫn nội dung phươngpháp giáo dục học sinh có hoàn cảnh khó khăn

- Thông tư số 30/2014/TT-BGDDT về quy định đánh giá học sinh Tiểu học

- Những nội dung - nhiệm vụ trong chương trình dạy học ở Tiểu học

- Điều lệ Trường Tiểu học

+ một số khái niệm cơ bản

II THỰC TRẠNG

1+ Vài nét về đặc điểm và thực trạng:

Được sự phân công của Ban Giám Hiệu nhà trường, tôi giảng dạy và chủnhiệm lớp 4C gồm 42 em với 19 nữ và 23 nam Phần đông các em là con em cógia đình kinh tế hiện nay tương đối đầy đủ, có kế hoạch hóa gia đình nên các emđến trường đúng độ tuổi (42 em) Bước vào năm học mới, các em đã có đầy đủsách giáo khoa , vở viết và đồ dùng học tập Thế nhưng cuộc sống gia đình củacác em có hoàn cảnh khác nhau, nhiều em bố mẹ đều là nông dân nên , có em thìgia đình buôn bán, có em bố mẹ đi làm ăn xa chỉ ở với ông bà, cũng có em giađình ít có sự đầm ấm … Song đa số các bậc phụ huynh rất quan tâm đến con emcủa mình

Về mặt học tập và rèn luyện thì có nhiều em học tốt, ngoan, lễ phép thamgia các phong trào rất sôi nổi Bên cạnh đó, có những em học tập chưa tốt, haynói tục, tham gia các phong trào không hào hứng tích cực, sách vở cẩu thả, chữviết sai lỗi chính tả, nét chữ không đúng mẫu, sai quy trình viết

Ngay từ khi bước vào năm học, tôi đã tiến hành làm quen và tìm hiểu tìnhhình học tập, chữ viết và rèn luyện đạo đức của các em vào thời điểm đó và kếtquả của năm học trước Kết hợp với việc khảo sát chất lượng đầu năm lớp tôi đã

t k t qu sau :

đạt kết quả sau : ết quả sau : ả sau :

CÁC MẶT XẾP LOẠI KẾT QUẢ KHẢO SÁT

Trang 7

Với đặc điểm, tình hình học tập và rèn luyện của lớp đồng thời cũng là

năm học tiếp tục "Thiếu nhi thủ đô thi đua làm theo 5 điều Bác Hồ dạy”,

tiếp tục triển khai cuộc vận động "nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh

thành tích trong giáo dục"; Xây dựng phong trào thi đua "Trường học thân thiện, học sinh tích cực; Xây dựng nhà trường văn hóa, nhà giáo mẫu mực, học sinh thanh lịch; Xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích" Với

trách nhiệm của người giáo viên - người mẹ hiền thứ hai đã thôi thúc tôi nghiêncứu, tìm tòi các biện pháp trong công tác chủ nhiệm để nâng cao chất lượng họctập và rèn luyện đạo đức cũng như mọi hoạt động cho học sinh, đáp ứng đượcchủ trương, nhiệm vụ và chủ đề của năm học

2 Mục đích và yêu cầu của điều tra thực trạng:

2.1 Mục đích của điều tra thực trạng:

Đất nước đang bước vào giai đoạn hết sức quan trọng và mang tính quyếtđịnh, giai đoạn mới mang tính khách quan khoa học phù hợp với thực tiễn Đểđạt được mục tiêu giáo dục của ngành, đáp ứng được nguyện vọng của phụhuynh và học sinh Nhằm góp phần vào sự nghiệp giáo dục nói chung, đặc biệt ởđịa phương nơi tôi đang dạy nói riêng

Với mục đích người giáo viên tiểu học phải tìm tòi nghiên cứu nhữngphương pháp tốt nhất trong công tác chủ nhiệm của mình để tổ chức và điều

khiển một lớp học có nề nếp tốt, có tính kỉ luât cao … Để đáp ứng mục tiêu giáo

dục, tôi đã lấy “Năm điều Bác Hồ dạy” làm nền tảng trong phương pháp giáo

dục của tôi

2.2 Yêu cầu của điều tra thực trạng:

Người giáo viên cần phải xác định được mình cần phải làm gì ? Mọi việcphải làm như thế nào để phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và của thời đại? Bước vào năm học mới háo hức đầu tiên của các em học sinh là được gặpgiáo viên chủ nhiệm Người sẽ như thế nào: dữ, hiền, khó chịu, có công bằng,

có lo cho lớp những dấu hỏi trong các em Đó cũng chính là những điều màngười làm công tác chủ nhiệm phải quan tâm Để làm công tác chủ nhiệm thành

Trang 8

công không phải tính như kết quả học tập, đó là sự thông cảm chia sẻ, sự độngviên không ngừng trong học tập, trong cuộc sống của các em Ngay từ buổi đầugặp gỡ, nhận lớp người giáo viên phải đạt được yêu cầu nhiệm vụ đề ra củamình như:

- Gặp gỡ, trò chuyện, gây cảm tình với học sinh

- Tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình của từng em: Qua trò chuyện hay thăm hỏi

- Nắm bắt được đặc điểm tâm lí của từng em: Hoàn cảnh, điều kiện kinh tế,năng lực học, sức khỏe, thể lực, cách ăn mặc, cử chỉ, nói năng … Sau đó, giáoviên chủ nhiệm cần có sổ để ghi chép những điều mình tìm hiểu được

Tiếp đó, khi tiến hành những buổi đầu học tập, người giáo viên chủ nhiệmcần chú trọng đến khâu tổ chức lớp học (chia tổ, chia nhóm) nhất là phân côngđội ngũ cán bộ lớp

Những học sinh là ban cán sự lớp, giáo viên cần chọn :

Khi người giáo viên đã có những định hướng đúng đắn rồi thì chúng ta rất

dễ dàng xây dựng được một tập thể lớp đoàn kết, nề nếp có kết quả chất lượngcao Bằng hình thức, đôn đốc các em trong mọi hoạt động, rèn luyện thói quenđúng giờ giấc, kích động hướng phấn đấu vươn lên, đúc kết những kinh nghiệmhay trong việc tổ chức điều khiển một lớp học có thói quen tốt

2.3 Nội dung và cách tiến hành:

Điều tra thực tế tình hình học sinh lớp 4C

2.4 Kết quả đạt được:

Là các số liệu cụ thể thông qua các bảng thống kê về kiến thức kỹ năng,năng lực phẩm chất, chữ viết của học sinh lớp 4C

2.5 Đề xuất các giải pháp:

Giải pháp 1: Xây dựng đội ngũ cán sự lớp:

Giải pháp 2: Xây dựng tập thể lớp đoàn kết:

Giải pháp 3: Rèn luyện thói quen đúng giờ giấc, có nề nếp:

Giải pháp 4: Phát huy tính hăng hái, thi đua:

Giải pháp 5: Kết hợp với tổ khối, ban giám hiệu và phụ huynh:

Trang 9

- Tổ chức thực nghiệm phải khách quan, trung thực.

- Phải đảm bảo tính khoa học

- Phải đảm bảo tính toàn diện

Bên cạnh đó, giáo viên cần tập cho các em lắng nghe, quan sát theo dõinhững lớp có nề nếp tốt, quan sát học hỏi những bạn có ý thức học tập tốt,những bạn có năng lực hoạt động phong trào, những bạn có năng lực chỉ huy,điều hành tập thể tốt Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên cần phải nhắcnhở, chỉnh đốn và nêu gương kịp thời Ví dụ:

Khi xếp hàng ra - vào lớp, giáo viên cần quan sát tổng thể và nhận xét tổnào xếp hàng nhanh - chậm, tổ nào xếp hàng thẳng …

Giáo viên cần có sổ ghi chép cụ thể về số liệu đó là theo dõi về hành viđạo đức của các em: cách đối xử với mọi người, các ý thức chấp hành các hoạtđộng và hoàn cảnh của từng em (sống trong gia đình thế nào? Có kinh tế rasao?) Giáo viên cần điều tra về thời gian biểu của các em, phỏng vấn các em vềthực hiện thời gian biểu ở nhà Gặp gỡ phụ huynh để trao đổi thống nhất quanđiểm dạy giữa nhà trường và phụ huynh Đặc biệt, tìm gặp những phụ huynh củahọc sinh có cá tính đặc biệt Hỏi xem sở thích cũng như cá tính của các em nhưthế nào? Thăm dò để tìm hiểu tâm sự của các em về việc học tập ở lớp, về thầy

Trang 10

cô và các bạn như thế nào? Để từ đó suy nghĩ tìm ra phương pháp dẫn dắt,hướng các em hòa chung một tập thể đoàn kết

3.2.1.3 Phương pháp nêu gương:

Nêu gương tốt, việc tốt của những tấm gương có thật trong lớp, ở trường,

ở nhà, ở khối Kết hợp với phương pháp thuyết trình giảng giải để giáo dục tínhthật thà và tự trọng Phương pháp này nhằm xây dựng một lớp học có ý thức tựtrọng, đoàn kết, thật thà để không xảy ra tình trạng vi phạm (chửi bậy, đánhnhau, trộm cắp, đối xử không tốt với nhau) mà học sinh biết bảo quản chung đồdùng của nhau, biết yêu thương giúp đỡ nhau trong lớp, trong trường

Ví dụ : Các phong trào “ Giúp bạn đến trường; Noi gương chú bộ đội Cụ

Hồ ; Mừng Đảng – Mừng Xuân; Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp”

3.2.1.4 Phương pháp thống kê, phân tích số liệu :

Phương pháp này tôi sử dụng bằng cách thống kê so sánh, phân tích về kếtquả xếp loại ở các mặt như đạo đức, học lực, vở sạch chữ đẹp, các mặt nề nếp,các phong trào thi đua

Phân tích và so sánh mức độ tiến bộ Nguyên nhân dẫn đến tiến bộ haychưa tiến bộ để đưa đến kết luận về sự thành công hay rút kinh nghiệm trongcông tác chủ nhiệm lớp, đưa ra phương pháp hợp lý phù hợp với từng đối tượng

3.2.2 Cách tiến hành

3.2.2.1 Xây dựng đội ngũ cán sự lớp:

Người giáo viên chủ nhiệm nếu có được một ban cán sự lớp có năng lựchoạt động có uy tín với các bạn thì việc quản lý lớp sẽ rất nhẹ nhàng Ngay từtuần đầu năm học, giáo viên cần thống kê lại danh sách cán sự lớp năm trước.Giáo viên phỏng vấn trực tiếp để các em trả lời về nhiệm vụ đã làm và kết quảlàm

Chẳng hạn: Đối với lớp trưởng, nhiệm vụ của em làm gì? Hay tổ trưởng,lớp phó Từ đó giáo viên có thể nắm bắt tình hình tổ chức của lớp trước, vạch

ra kế hoạch cụ thể cho mình Đội ngũ cán bộ lớp phải là những học sinh cóhạnh kiểm đạt, học tốt, chăm học, luôn gương mẫu về mọi mặt Đặc biệt, tácphong phải nhanh nhẹn, nhẹ nhàng, khéo ăn nói, được bạn bè tin yêu

Giáo viên họp ban cán sự lớp, phân công trách nhiệm và hướng dẫn cáchghi chép, theo dõi trong sổ

* Lớp trưởng :

Nhiệm vụ: Hướng dẫn và theo dõi các hoạt động chung: xếp hàng ra

-vào lớp, chuyên cần, nề nếp học tập, quy định đồng phục, sinh hoạt 15 phút đầugiờ, tổng hợp kết quả thi đua, điều hành tiết sinh hoạt cuối tuần và các giờ ngoạikhoá

Trang 11

- Sổ ghi chép : Tập hợp ghi từ các sổ của tổ

THEO DÕI THI ĐUA THÁNG LỚP 4C - Năm học: 2022- 2023

Phongtrào Xếp loại

1 2 3 4

* Lớp phó phụ trách học tập:

- Nhiệm vụ: Theo dõi nề nếp học tập chung và tổng hợp để đánh giá hoạt

động học tập vào tiết sinh hoạt cuối tuần Hướng dẫn theo dõi các tổ sinh hoạt

15 phút đầu giờ, thảo luận nhóm, học theo tổ

THÀNH TÍCH ĐẠT

ĐƯỢC

SINH HOẠT NHÓM

Cóphép

Khôngphép

Chữa bài Trả bài

Vắngai

Cóphép

Khôngphép

Làmđúng

Làmsai

Hoànthànhtốt

chưahoànthành

* Lớp phó phụ trách về văn nghệ, thể dục:

- Nhiệm vụ: Theo dõi, đôn đốc các hoạt động văn nghệ, thế dục giữa

giờ, tổng hợp để đánh giá vào tiết sinh hoạt cuối tuần

Hátnhỏ

Hátđúng

Xếphàngchậm

tập

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w