1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 1 bằng giáo dục kỉ luật tích cực

21 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp 1 bằng giáo dục kỷ luật tích cực
Tác giả Trần Thị Thanh Hương
Trường học Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang
Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học
Thể loại Sáng kiến
Năm xuất bản 2022
Thành phố Quảng Bình
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 419,44 KB

Nội dung

Trong bối cảnh xã hội hiện nay đang có những biến đổi mạnh mẽ, việc nuôidạy, giáo dục trẻ em ở nhà và ở trường ngày càng trở nên khó khăn, thách thức hơn.Tất cả chúng ta đều mong muốn co

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 1 BẰNG GIÁO DỤC KỈ LUẬT TÍCH CỰC

Quảng Bình, tháng 10 năm 2022.

Trang 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP 1 BẰNG GIÁO DỤC KỈ LUẬT TÍCH CỰC

Họ và tên: Trần Thị Thanh Hương

Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường Tiểu học số 2 Kiến Giang

Quảng Bình, tháng 10 năm 2022.

Trang 3

1 Phần mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài, sáng kiến, giải pháp

Nhân loại đã bước vào những năm đầu của thế kỉ XXI, yêu cầu của chiếnlược con người đặt ra hết sức cấp bách Ngành Giáo dục và Đào tạo cũng khôngngoài phạm vi ấy Đặc biệt sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp trồng người, là nguồncung cấp nhân lực cho toàn xã hội mà bậc Tiểu học là bậc học nền tảng của hệthống giáo dục quốc dân Mục tiêu của giáo dục tiểu học là hình thành những cơ sởban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ

và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở Để đạt được mụctiêu đó đòi hỏi người thầy phải có kiến thức, năng lực trong công tác giảng dạy vàgiáo dục HS đặc biệt là công tác chủ nhiệm lớp ở bậc tiểu học

Trong bối cảnh xã hội hiện nay đang có những biến đổi mạnh mẽ, việc nuôidạy, giáo dục trẻ em ở nhà và ở trường ngày càng trở nên khó khăn, thách thức hơn.Tất cả chúng ta đều mong muốn con em, học sinh của mình có ý thức kỷ luật, giữgìn nề nếp tốt, chủ động, tự tin, là “con ngoan trò giỏi”

Làm thế nào để đạt được điều đó luôn là câu hỏi khiến nhiều phụ huynh, giáoviên trăn trở, đặc biệt là đối với những trẻ em thường bị coi là bướng bỉnh, nghịchphá, hay mắc lỗi Trong rất nhiều trường hợp, khi trẻ mắc lỗi, người lớn thườngdùng các hình phạt hà khắc như đánh đập, la mắng để mong muốn trẻ thay đổi, sửasai và không phạm lại lỗi đó nữa Tuy nhiên, kết quả thường không được như họmong muốn, thay vì làm theo ý người lớn, nhiều trẻ trở nên khó bảo hơn, lì lợm vàchống đối Cũng có nhiều trẻ trở nên khép mình hơn, trầm cảm và thiếu tự tin Hậuquả là trẻ thường học tập kém, phát triển không đồng đều về thể chất, tinh thần vàmối quan hệ với người lớn ngày càng trở nên căng thẳng hơn

Hiện nay trong công tác giáo dục của toàn xã hội nói chung và việc giảngdạy trong nhà trường của các thầy cô giáo nói riêng, chúng ta không khỏi bănkhoăn về một số phương pháp quản lí lớp học truyền thống trước đây tỏ ra thiếuhiệu quả, thậm chí còn gây tổn thương ảnh hưởng phần nào về thể chất cũng nhưtinh thần của học sinh

Vì thế, đổi mới phương pháp trong công tác chủ nhiệm lớp bằng các biệnpháp giáo dục kỷ luật tích cực thực sự là mong mỏi và thu hút được sự quan tâmcủa xã hội và đặc biệt của những người đang đứng trên bục giảng Đó cũng là lí do

tôi đã nghiên cứu và đưa ra sáng kiến: "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công

tác chủ nhiệm lớp Một bằng giáo dục kỉ luật tích cực”

Trang 4

1.2 Điểm mới của đề tài, sáng kiến, giải pháp

Quan niệm của ông cha chúng ta từ xưa đến nay : "Thương cho roi cho vọt,

ghét cho ngọt cho bùi" và “Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời” Người lớn

chúng ta vẫn cho rằng, khi các em mắc lỗi thì chỉ có cách giáo dục duy nhất, hiệuquả nhất là “kỉ luật trừng phạt” bao gồm việc trừng phạt về tinh thần (la mắng, làmcho học sinh xấu hổ trước tập thể…) và trừng phạt về thân thể (quỳ, úp mặt vàotường, khẽ tay…) Đó là những phương pháp diễn ra khá phổ biến Điều đó gây ranhững hậu quả nghiêm trọng, làm các em học sinh mất đi sự tự tin, giảm ý thức kỉluật

Thực tế học sinh bị xử phạt bằng đòn roi hay phải lắng nghe những lời lamắng nặng nề sẽ không làm cho các em biết cách cư xử đúng hơn, làm chủ hành vicủa mình tốt hơn mà sẽ tạo cho các em thói quen né tránh, đổ lỗi, biện minh hoặctìm cách không để bị phạt khi mắc sai lầm

Giáo dục kỷ luật tích cực là giáo dục dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của học sinh, không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của học sinh, tạo điều kiện tốt nhất để học sinh tự giác sửa chữa khuyết điểm, tự giác rèn luyện Cùng với phương pháp dạy học mới lấy học sinh làm trung tâm và phong

trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, phương pháp giáo dục kỷluật tích cực sẽ tạo điều kiện để học sinh có cơ hội chia sẻ, bày tỏ cảm xúc, đượcmọi người quan tâm, tôn trọng, lắng nghe ý kiến, được khích lệ, động viên, khiếntrẻ tự tin và yêu thích học tập, yêu thầy cô, bạn bè, trường lớp Từ đó các em có ýthức tự giác, tự nhận ra khuyết điểm và tự sửa chữa khuyết điểm, được phát triểntoàn diện về trí tuệ và nhân cách, trở thành công dân tốt cho tương lai Chính vì vậygiáo dục kỷ luật tích cực đang được các nhà trường quan tâm, chỉ đạo đổi mới thựchiện trong các hoạt động dạy và học đặc biệt trong công tác chủ nhiệm lớp

Chính vì hiểu rõ điều đó nên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, song songvới việc giảng dạy các môn học, tôi luôn cố gắng phấn đấu làm tốt vai trò, nhiệm

vụ của một giáo viên chủ nhiệm ở lớp 1, quản lí lớp học bằng các biện pháp giáodục kỷ luật tích cực để giúp các em có những bước phát triển các kĩ năng về nănglực, phẩm chất cũng như ngày càng tiến bộ trong học tập

2 Phần nội dung

2.1 Thực trạng của vấn đề mà đề tài, sáng kiến, giải pháp cần giải quyết

Đầu năm học, sau khi nhận lớp, tôi tìm hiểu những khó khăn, thuận lợicủa lớp chủ nhiệm và nhận thấy:

a Thuận lợi: Sĩ số học sinh: 33/ 21

* Giáo viên:

Trang 5

- Được sự quan tâm của Chi bộ, Ban Giám hiệu nhà trường tạo điều kiệngiúp đỡ, chỉ đạo sâu sát công tác dạy và học cũng như các công tác phong trào.

- Học sinh trong lớp đa số sống ở gần trường nên thuận tiện cho việc đi lại,liên lạc trực tiếp giữa nhà trường và gia đình

- Các em có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập và đồng phục khi đến trường

- Học sinh học 2 buổi/ngày nên tôi có nhiều thời gian để tìm hiểu theo dõi sátsao các em trong các hoạt động học tập và sinh hoạt Qua đó tôi có thể nắm đượctâm tư nguyện vọng của các em và có những điều chỉnh hành vi không đúng củacác em một cách kịp thời

- Được học tập có hiệu quả dưới sự giúp đỡ của giáo viên

- Được vui chơi, giải trí, được rèn luyện mình qua sự chăm lo, hướng dẫncủa giáo viên chủ nhiệm

- Bên cạnh đó là học sinh với lối tư duy cụ thể, một số phụ huynh chưa thực

sự quan tâm đến con em mình còn có quan điểm '' khoán trắng '' cho nhà trường

- Tính cách của học sinh có nhiều điểm khác nhau, có em hơi trầm, nhútnhát, rụt rè, thiếu tự tin và ngược lại có những em nghịch phá, không vâng lời,thiếu tập trung

- Một số ít học sinh khi gặp điều không vừa ý thì tỏ ra thô lỗ, xưng hô vớibạn cộc cằn, thiếu hòa đồng với bạn như em Công Ước, Lê Khôi, Đức Nhân …

- Một số học sinh chưa có ý thức thực hiện nề nếp nội quy ở trường cũng như

ở nhà, một số em lại thường xuyên quên sách vở, đồ dùng học tập

Trang 6

- Một số học sinh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, bố mẹ li hôn, bố mẹ làm ăn

xa nhà ảnh hưởng đến tâm lí học tập của các em

Sau một tuần nhận lớp 1/6 , tôi đã nắm được số học sinh thực hiện nề nếp, nộiquy trường lớp; ý thức và thái độ học tập như sau :

vì lời la mắng của người lớn Đa số các em mong muốn được người lớn nhắc nhở

và hướng dẫn các em các biện pháp sửa lỗi thay vì trừng phạt bằng bạo lực 72,7%(24/33 gia đình học sinh) cho rằng cần xử phạt nghiêm khắc các hành vi sai của các

em thì các em mới không tái phạm và thường xuyên sử dụng các hình thức kỉ luậtbằng bạo lực khi các em phạm lỗi, 24,2 % ( 8/33 gia đình học sinh) phụ huynh chorằng cần tôn trọng và lắng nghe khi trẻ mắc lỗi

2.2 Nội dung đề tài, sáng kiến, giải pháp

Để giải quyết những thực trạng trên, tôi nghĩ cần có những thay đổi cácphương pháp giáo dục học sinh ngay trong chính lớp học của mình, từ đó góp phầntác động đến cộng đồng và xã hội

2.2 Giải pháp phù hợp với tên và mục tiêu của đề tài:

Có nhiều giải pháp được nêu ra như lấy sự nghiêm khắc, mệnh lệnh và dùngcác biện pháp mạnh để giáo dục học sinh nhưng giải pháp đó đem lại hạn chế làmgiảm sự hứng thú học tập của học sinh, làm hạn chế khả năng sáng tạo của các em.Giải pháp tôi chọn và theo tôi sẽ có hiệu quả nhất là áp dụng các biện pháp giáodục kỉ luật tích cực để làm tăng chất lượng học tập và rèn luyện cho học sinh lớp1/6

2.2.1 Tìm hiểu học sinh lớp mình phụ trách:

Trang 7

Để thực hiện tốt chức năng quản lý, giáo dục học sinh, ngay từ khi nhận lớp,giáo viên chủ nhiệm lớp phải tìm hiểu và nắm vững về từng học sinh lớp mình phụtrách như:

- Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của học sinh, hoàn cảnh kinh tế, địa vị bố mẹtrong xã hội, nếp sống của gia đình, sự quan tâm của bố mẹ đến vấn đề giáo dụccon cái để từ đó giáo viên có thể tìm ra những nguyên nhân về hiện tượng tâm lýcủa học sinh

- Tìm hiểu và nắm được đặc điểm của từng học sinh: tìm hiểu xem nhữnghọc sinh nào bị khuyết tật (cận, nói lắp, điếc…) để sắp xếp chỗ ngồi cho phù hợp,tìm hiểu trình độ nhận thức, năng lực hoạt động, mối quan hệ với tập thể, vớinhững người xung quanh và năng lực trí tuệ của học sinh

Ví dụ : Trong lớp 1 tôi chủ nhiệm năm học qua có nhiều em như Nguyễn Tài

Đức Nhân, Nguyễn Đại Liêm, … nhận thức rất nhanh nhưng sau đó lại quên ngay

vì ghi nhớ của các em không bền Từ đó giáo viên cho học sinh rèn luyện thường xuyên, lặp đi lặp lại kiến thức đã học nhiều lần để ghi nhớ bền vững vàng phối hợp cùng giáp viên bộ môn để giúp đỡ các em học tập tốt hơn.

- Tìm hiểu về xu hướng, hứng thú động cơ của học sinh trong học tập và cáchoạt động khác, từ đó giáo viên hiểu được nguyên nhân để hướng dẫn, giáo dụchọc sinh đạt kết quả tốt

Ví dụ : Trong thực tế, có một số em học chậm các bộ môn như Toán hoặc

Tiếng Việt nhưng các môn năng khiếu như Âm nhạc, Mĩ thuật,… thì học rất tốt do các em có hứng thú và say mê các môn học này Từ đó, giáo viên tạo điều kiện giúp các em có hứng thú với môn Toán, Tiếng Việt.

2.2.2 Xây dựng nề nếp lớp học:

Để nề nếp lớp đi vào hiệu quả, theo tôi việc đầu tiên là cần xây dựng nội quylớp cụ thể dựa trên sự thỏa thuận của tất cả các thành viên trong lớp, đây là nhữngtiêu chí để lớp hoạt động một cách kỉ luật và nề nếp

Nội quy lớp tôi do giáo viên và học sinh xây dựng vào đầu năm học và có thểđiều chỉnh và bổ sung thường xuyên theo quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.Được thay đổi theo thời gian, điều chỉnh các hành vi chưa phù hợp trong các thờiđiểm khác nhau

Tôi và các em thống nhất: ai ngoan sẽ được thưởng, ai chưa ngoan sẽ xửphạt để khuyến khích cả lớp thực hiện tốt nội quy, đồng thời thông báo đến phụhuynh để cùng giám sát và hỗ trợ học sinh trong việc thực hiện nội quy của lớp, củatrường

Vd: Nếu em xả rác, em sẽ cùng các bạn thực hiện trực vệ sinh lớp trong một tuần thay vì một ngày để giáo dục các em ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp.

Trang 8

Vd: Khi có học sinh nói chuyện trong lớp, tôi sẽ cho em nhắc lại nội dung bài học và giao nhiệm vụ cho em nghe cô đọc câu chuyện mang tính giáo dục vào giờ ra chơi rồi chia sẻ nội dung câu chuyện vào tiết sinh hoạt lớp Qua đó giáo dục các em giữ trật tự, nâng cao tinh thần tự quản trong giờ học.

Ngay từ tuần đầu tiên giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khinhận lớp mới là bầu Hội đồng tự quản của lớp Những năm học trước, Hội đồng tựquản lớp có thể là do giáo viên chọn lựa và chỉ định học sinh làm Nhưng lên lớp

1, các em đã lớn hơn, tôi muốn tạo dựng và rèn luyện cho các em thể hiện tinhthần dân chủ và y thức trách nhiệm đối với tập thể, nên tôi tổ chức cho các em ứng

cử và bầu cử để chọn lựa Hội đồng tự quản của lớp

2.2.3 Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Hội đồng tự quản của lớp:

Sau khi đã bầu chọn được Hội đồng tự quản của lớp, tôi giao nhiệm vụ cụ thể

cho từng em như sau:

* Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng:

- Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp

- Điểm danh và ghi sĩ số của lớp vào góc trên (bên phải bảng) ngay sau khi xếphàng vào lớp

- Điều khiển các bạn xếp hàng vào lớp, xếp hàng chào cờ đầu tuần, xếp hàngtập thể dục

- Giữ trật tự lớp khi giáo viên chữa bài, khi giáo viên có việc phải ra khỏi lớp

và khi lớp dự lễ chào cờ đầu tuần

- Đề nghị giáo viên tuyên dương, phê bình cá nhân hoặc các Ban có thành tíchtốt

* Nhiệm vụ của Phó chủ tịch Hội đồng( Phụ trách học tập; đối ngoại):

- Tổ chức lớp truy bài 15 phút đầu giờ; giúp đỡ các bạn học yếu học bài, làmbài

- Điều khiển các bạn trao đổi, thảo luận hoặc trả lời câu hỏi trong tiết học khigiáo viên yêu cầu

- Theo dõi việc học tập của lớp

- Làm mọi việc của Chủ tịch Hội đồng khi Chủ tịch Hội đồng vắng mặt hoặcnghỉ học

* Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng ( Phụ trách văn nghệ, lao động, thể dụcthể thao):

- Phân công, theo dõi và kiểm tra các tổ trực nhật và chịu trách nhiệm tắtđèn, quạt khi ra về

- Theo dõi, kiểm tra các bạn khi tham gia các buổi lao động do trường, lớp

tổ chức

Trang 9

Để học sinh thực hiện tốt vai trò của mình, tôi tổ chức cho các em thi đua Các em sẽ được thưởng ngôi sao khi thực hiện những hành vi đúng với nội quy và

bị thu hồi ngôi sao khi thực hiện những hành vi không nên làm Các thành viêntrong Hội đồng tự quản sẽ có trách nhiệm theo dõi và thực hiện đánh giá trong từngtuần, từng tháng và có tuyên dương, nhắc nhở kịp thời để kích thích sự cố gắng củatừng học sinh Không so sánh học sinh với nhau mà đánh giá việc thực hiện củahọc sinh với các tiêu chí chung đã được tập thể lớp thông qua

Trẻ em luôn học và làm theo những gì các em thấy từ cuộc sống và nhữngngười xung quanh Chính vì vậy tôi luôn cố gắng chỉnh chu các hành vi của mình

để làm gương cho học sinh noi theo như: đi dạy đúng giờ, chú ý tác phong sưphạm, trang phục, cách cầm sách, chữ viết, thái độ với mọi người xung quanh…

Vd: Thay vì yêu cầu học sinh phải có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, thấy rác là nhặt, tôi sẽ làm gương trước cho các em Hành động cô giáo cúi xuống nhặt rác bỏ vào đúng nơi quy định sẽ mang lại một thông điệp lớn hơn cả việc nhắc nhở

và giáo dục các em tên lý thuyết Qua đó giáo dục các em thấy rác là nhặt,năng cao ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp.

2.2.4 Xây dựng mối quan hệ thầy- trò và bạn bè trong lớp:

- Khi nói chuyện, khi giảng bài, cũng như khi nghiêm khắc phê bình lỗi lầmcủa học sinh, tôi luôn thể hiện cho các em thấy tình cảm yêu thương của một ngườithầy đối với học trò Theo qui luật phản hồi của tâm lí, tình cảm của thầy trước saucũng sẽ được đáp lại bằng tình cảm của học trò Lòng nhân ái, bao dung, đức vị thacủa người thầy luôn có sức mạnh to lớn để giáo dục và cảm hóa học sinh “Lớp họcthân thiện” chỉ có được khi người thầy có tấm lòng nhân hậu, bao dung, hết lòng vìhọc sinh thân yêu của mình Có một người thầy như vậy thì chắc chắn học sinh sẽchăm ngoan, tích cực và ham học, thích đi học

- Trong lớp tôi luôn khuyến khích học sinh giúp đỡ lẫn nhau trong học tậpcũng như trong cuộc sống hằng ngày như: Hướng dẫn bạn cách làm bài; thăm hỏikhi có bạn trong lớp bị ốm

Khi có chuyện xích mích giữa em này với em kia, tôi kịp thời can thiệpkhông để mâu thuẫn kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến tình bạn Tôi gặp gỡ trao đổiriêng với từng học sinh hoặc nhóm học sinh để biết rõ đầu đuôi Sau đó phân tích

rõ ai đúng, ai sai Ai sai thì phải nhận lỗi và xin lỗi bạn Sau đó giảng hòa và bắt taynhau vui vẻ trở lại Từ đó giáo dục các em tình thân ái và cách giải quyết nhữngmâu thuẫn theo hướng tích cực

Khi học sinh làm bài chưa đúng, tôi yêu cầu học sinh suy nghĩ, làm lại chứkhông đánh giá chưa hoàn thành ngay Tôi giúp đỡ, hướng dẫn học sinh làm lạingay tại lớp, đưa ra những lời nhận xét mang tính tư vấn, gợi mở để giúp học sinh

Trang 10

hoàn thành nhiệm vụ đó Bởi tôi quan niệm rằng đối với học sinh tiểu học đánh giákhông phải để bắt lỗi, để la mắng học sinh mà đánh giá, nhận xét để nhằm pháthiện những chỗ chưa đúng của học sinh, giúp các em làm lại cho đúng, cho hoànthiện hơn Với cách nói đúng, làm đúng trong học tập, các em trở thành những conngười tự tin, trung thực, không gian dối

Khi có học sinh mắc sai lầm, thiếu sót, tôi luôn cố gắng kiềm chế và tôntrọng học sinh, tìm hiểu cặn kẽ thấu đáo nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ các

em sửa chữa Tôi hạn chế tối đa những lời nói, cử chỉ xúc phạm các em

Giáo viên cần nắm bắt kịp thời hoàn cảnh của từng học sinh, quan tâm đếnnhững khó khăn của các em để đưa ra các biện pháp xử lí phù hợp Khi học sinhquậy phá, hay lơ đãng không học bài, làm bài, tôi không phạt ngay mà bình tĩnhchờ đến hết buổi học gặp riêng các em để hỏi cho rõ nguyên nhân Lần đầu các em

vi phạm, tôi nhẹ nhàng nhắc nhở Nếu lần thứ hai, các em vẫn tái phạm, tôi phảiđến nhà tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ, giáo dục các em

Hàng ngày, tôi luôn khích lệ và biểu dương các em kịp thời, khen ngợinhững ưu điểm của các em nhiều hơn là phê bình khuyết điểm Tôi cố tìm ra những

ưu điểm nhỏ nhất để khen ngợi động viên các em

Khi nói chuyện, khi giảng bài, cũng như khi nghiêm khắc phê bình lỗi lầmcủa học sinh, tôi luôn thể hiện cho các em thấy tình cảm yêu thương của một ngườithầy đối với học trò

Ví dụ như trường hợp của em Lê Khôi, sau khi tìm hiểu tôi nhận thấy rằng

em có hoàn cảnh gia đình khá đặc biệt, gia đình bố mẹ li thân, gia đình làm ăn nợ nần chồng chất, bố mẹ thuê chung 1 căn nhà và thường xuyên cãi nhau, đánh nhau Em thường xuyên sống trong tình trạng bố say xỉn, xưng hô cộc cằn và thường xuyên sử dụng bạo lực với ba mẹ con Có lẽ đây cũng chính là một phần nguyên nhân dẫn đến hành vi nóng tính và thiếu hòa đồng với các bạn của Khôi Thông qua trò chuyện, phân tích, khuyên bảo em và trao đổi với phụ huynh, tôi nhận thấy cậu học trò nhỏ của mình dần có những chuyển biến tích cực hơn trong tính cách.

Trong các tiết học, tôi tổ chức cho học sinh thành lập các đôi bạn cùng tiến,nhóm học tập Luân phiên các nhóm trưởng để chia sẻ trách nhiệm, gắn kết vớinhau trong công việc Qua đó hình thành tính trách nhiệm, làm việc theo lề lối, tôntrọng và phát huy vai trò của mỗi cá nhân trong nhóm

Trong quá trình học tập, bên cạnh việc xếp chia chỗ ngồi, chia nhóm ngẫunhiên vào đầu năm, tôi chú ý thay đổi, luân chuyển thành viên trong các nhóm Đổichỗ, sắp xếp các bạn rụt rè, nhút nhát ngồi gần các bạn năng động, tự tin; nhữnghọc sinh nghịch ngợm, thiếu tập trung ngồi với các học sinh chăm ngoan, học tốt để

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w