1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác truyền thông đến các bậc cha mẹ trẻ trong trường mầm non

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác truyền

thông đến các bậc cha mẹ trẻ trong trường mầm non.

2 Mô tả bản chất của sáng kiến

Chúng ta đã biết đối với ngành học mầm non, công tác phối hợp giữa giađình và nhà trường là một nhiệm vụ thiết thực, tạo sự liên kết và thống nhất giữatrường mầm non và cha mẹ trẻ về nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức nuôidưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở lớp cũng như ở gia đình Đây chính là điều kiệnthuận lợi để nhà trường thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến những kiến thứckhoa học về giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho các bậc cha mẹ và cộng đồng,nhằm giúp trẻ có sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần góp phần thựchiện tốt các mục tiêu chăm sóc và giáo dục trẻ mà ngành giáo dục đã đề ra cũngnhư việc thực hiện nhiệm vụ năm học Hiểu được tầm quan trọng của công táctuyên truyền với các bậc cha mẹ trẻ trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Cũngnhư tuyên truyền nhằm huy động sự hưởng ứng tham gia đóng góp về mặt tinhthần lẫn vật chất là điều kiện giúp nhà trường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị,môi trường xung quanh đáp ứng nhu cầu giáo dục hiện nay Thực tế cho thấy rằngcông tác truyền thông của nhà trường chưa thực sự mang lại hiểu quả cao Từ cácban ngành cho đến giáo viên phụ trách các lớp chưa tích cực, năng nổ trong côngtác truyền thông các vấn đề về giáo dục mầm non đến cha mẹ trẻ và cộng đồng xãhội, phần lớp giáo viên chưa có kỹ năng truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, dễhiểu, chưa lựa chọn được nội dung cũng như các hình thức truyền thông phong phúđa dạng đến với cha mẹ trẻ và cộng đồng xã hội, giáo viên còn rụt rèn, chưa mạnhdạn tự tin trong quá trình giao tiếp với cha mẹ trẻ Chính vì thế nhà trường và chamẹ trẻ chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáodục trẻ, chưa huy động được sự đồng tình ủng hộ từ phía cha mẹ trẻ và cộng đồngxã hội cho giáo dục mầm non Với vai trò là phó hiệu trưởng phụ trách công tác

Trang 2

chăm sóc, nuôi dưỡng tôi luôn tìm hiểu và suy nghĩ để công tác chăm sóc, nuôidưỡng không chỉ ở một phía nhà trường, mà có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhàtrường và gia đình thì chất lượng giáo dục mầm non mới đạt hiệu quả Bên cạnh đóviệc tuyên truyền, phối hợp có hiệu quả giúp nhà trường hoàn thành tốt các nhiệmvụ mà giáo dục mầm non yêu cầu, là điều kiện thuận lợi tạo mối quan hệ mật thiếtgiữa nhà trường, gia đình và xã hội vì một tương lai tươi sáng của trẻ Thấy được

tầm quan trọng đó mà năm học này tôi quyết định chọn đề tài “ Một số biện pháp

nâng cao hiệu quả công tác truyền thông đến các bậc cha mẹ trẻ trong trường mầm non”

2.1 Các bước và cách thức thực hiện giải pháp:

*Biện pháp 1: Bồi dưỡng kiến thức về công tác truyền thông cho độingũ giáo viên trong nhà trường.

Việc bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về công tác truyền thông cho độingũ giáo viên trong nhà trường là nhiệm vụ rất quan trọng, quyết định đến chấtlượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em trong trường mầm non Trước hết đểgiáo viên nhận thức đúng đắn về vai trò của công tác phối hợp sẽ là cơ sở quantrọng để cha mẹ trẻ và cộng đồng xã hội chủ động hơn trong việc chia sẻ thông tin,với nhau và tham gia tích cực trong công tác phối hợp nhằm nâng cao chất lượngchăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong nhà trường Giáo viên là lực lượng trựctiếp thực hiện mọi hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong trường mầmnon Hơn ai hết giáo viên phải có năng lực, trình độ chuyên môn, có phẩm chất đạođức, trách nhiệm với trẻ em, với nghề nghiệp, cùng với năng lực giao tiếp và hợptác, năng lực thích ứng và giải quyết vấn đề từ đó giáo viên sẽ có khả năng truyềnthông đến cha mẹ trẻ sẽ đem lại hiệu quả cao Thấy được tầm quan trọng đó bảnthân tôi giúp giáo viên xác định được vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và tráchnhiệm của một giáo viên mầm non và gợi ý xây dựng kế hoạch truyền thông có lựachọn nội dung truyền thông đa dạng, phong phú phù hợp với từng độ tuổi Bêncạnh đó tôi cũng chú ý đến khả năng giao tiếp, phong cách trình bày, ngôn ngữmạch lạc, dễ hiểu truyền đạt thông tin đến đối tượng, biết lắng nghe tóm tắt nhanhcâu hỏi, các ý kiến thắc mắc để trả lời, giải thích tư vấn cho phụ huynh, biết sử

Trang 3

dụng phương tiện nghe, nhìn, các đồ dùng học cụ hỗ trợ cho các bước tiếp xúc vớicha mẹ trẻ thêm phong phú, ấn tượng Chúng ta biết rằng ở cấp học nào cũng cầncông tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội Hơn thế nữa bậchọc mầm non công tác phối hợp ấy lại rất quan trọng, góp phần cho sự phát triểncủa nhà trường Nếu giáo viên, không được bồi dưỡng thường xuyên thì khảnăng giao tiếp, giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác chăm sóc, nuôi dưỡng,giáo dục trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn, Nâng cao năng lực cho giáo viên về khả năngtruyền thông đến cha mẹ trẻ và cộng đồng xã hội tôi thường lồng ghép thông quacác buổi họp, sinh hoạt chuyên môn giúp giáo viên có nhiều cơ hội trao đổi, giaolưu và chia sẻ nhiều kinh nghiệm và kỹ năng giao tiếp, giải quyết các vấn đề vềchăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm non Đây cũng là cơ hội để rèn khả năngmạnh dạn, tự tin đứng trước đám đông cho một số giáo viên chưa có kinh nghiệmtrong giao tiếp, giải quyết các vấn đề, truyền tải thông tin đến người nghe có hiệuquả Chính vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch bồidưỡng kiến thức về công tác truyền thông cho đội ngũ Để nâng cao nhận thức vàtinh thần trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên, nhân viên trong nhà trường thì côngtác bồi dưỡng thường xuyên, liên tục, kịp thời giúp giáo viên vững về chuyên môn,nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí và nhiệm vụ của bản thân với sự nghiệp giáodục Với trách nhiệm của một nhà giáo, một cán bộ quản lý tôi luôn suy nghĩ làmthế nào để thực hiện tốt công tác bồi dưỡng kiến thức về công tác truyền thông chođội ngũ giáo viên trong nhà trường Đây là nhiệm vụ quan trọng và cần phải có sựnổ lực phấn đấu, quyết tâm cao của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhàtrường Đầu tư cho công tác bồi dưỡng cho đội ngũ, góp phần không nhỏ nâng caochất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, Tạo thương hiệu đáng tin cậy vớicha mẹ trẻ, cộng đồng xã hội Bên cạnh đó việc tìm kiếm những tài liệu về chămsóc, nuôi dưỡng, giáo dục mầm non, cũng như triển khai kịp thời các hướng dẫn,thông tư của cấp trên đến với giáo viên, nhân viên cũng được tôi đặc biệt quan tâm,đây cũng là điều kiện giúp giáo viên có thêm những kiến thức, kinh nghiệm trongcông tác thông tin tuyên truyền kịp thời đến cha mẹ trẻ và cộng đồng xã hội.

Trang 4

*Biện pháp 2: Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch truyền thông nội dungphong phú, đa dạng phù hợp với từng độ tuổi.

Đối với giáo dục mầm non công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ làmục tiêu, nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu và tách rời với chương trình giáodục mầm non Chính vì vậy để công tác tuyên truyền nâng cao chất lượng nuôidưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non đạt kết quả cao điều không thểthiếu đó là sự phối hợp giữa gia đình nhà trường, đây là một thực tế, tạo sự thốngnhất, hợp tác, thỏa thuận giữa trường mầm non và cha mẹ trẻ về nội dung, phươngpháp, cách thức, hình thức tổ chức trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dụctrẻ ở nhà trường cũng như trong gia đình Đây cũng là điều kiện thuận lợi nhất đểnhà trường thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học cho cácbậc cha mẹ trẻ về cách nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tới các bậc cha mẹ trẻvà cộng đồng xã hội, nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần,nhận thức, tình cảm, thẩm mỹ, ngôn ngữ, giao tiếp, ứng xử… Chính vì điều nàymà việc xây dựng kế hoạch tuyên truyền, triển khai công tác tuyên tuyền, phổ biến kiếnthức nuôi dạy trẻ với cha mẹ trẻ và cộng đồng là những nội dung quan trọng đối vớitrường mầm non Nhà trường xây dựng kế hoạch truyền thông lựa chọn nội dung tuyêntruyền về chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở trường mầm non phù hợp, linh hoạt vớinhu cầu và tình hình thực tế của địa phương, điều kiện của nhà trường Kế hoạch đượctriển khai kịp thời đến giáo viên trên cơ sở đó giáo viên xây dựng kế hoạch truyềnthông lớp lựa chọn nội dung truyền thông về nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, vệ sinh,chương trình giáo dục mầm non, các hoạt động trải nghiệm của trẻ ở trường Kế hoạchtruyền thông được xây dựng phù hợp với từng độ tuổi, đặc điểm tình hình thực tế củalớp Ở lứa tuổi mầm non rất cần sự phối hợp của cha mẹ trẻ và nhà trường trong tấtcả các hoạt động từ chăm sóc đến nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, chính vì vậy nên côngtác tuyên truyền cần được chuẩn bị tốt, để những kiến thức đến với phụ huynh phảithật sự cần thiết, thiết thực, hiệu quả Nếu không có sự phối hợp, chia sẻ từ phíacha mẹ trẻ trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm non thì cho dùnhà trường có cố gắng rất nhiều, đổi mới bao nhiêu đi nữa mà không có sự phối

Trang 5

hợp của gia đình trẻ thì chất lượng giáo dục một đứa trẻ cũng không đạt được kếtquả toàn diện như mong muốn Vì sự phát triển của giáo dục mầm non, đội ngũgiáo viên cần nhận thức đúng đắn vai trò, vị trí và nhiệm vụ của bản thân vớitrường, với lớp mình phụ trách, luôn luôn nổ lực tự học, bồi dưỡng chuyên mônnghiệp vụ cho bản thân Bên cạnh đó tạo được mối quan hệ gần gũi, mật thiết vớicha mẹ trẻ và sự quan tâm, hỗ trợ của cộng đồng xã hội góp phần vào sự phát triểncủa giáo dục mầm non

* Biện pháp 3: Tăng cường các hình thức truyền thông về công tác chăm sóc,nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm non đến các bậc cha mẹ trẻ.

Đối với giáo dục mầm non công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻlà mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu và tách rời với Chương trình giáodục mầm non, cũng như việc đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu của giáo dụcmầm non từ trường, lớp, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, môi trường bên ngoài chotrẻ được vui chơi, trải nghiệm Chính vì vậy để công tác tuyên truyền nâng caochất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trường mầm non đạt kết quả caothì điều không thể thiếu đó là sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và sự quantâm, ủng hộ của cộng đồng xã hội là rất cần thiết Chính vì điều này mà công táctruyền thông của nhà trường mà đặc biệt là đội ngũ giáo viên, họ chính là lựclượng làm cầu nối gần gũi mang thông điệp đến gần hơn với cha mẹ trẻ và cộngđồng xã hội, để từ đó có sự đồng thuận, chia sẻ, hỗ trợ về tinh thần lẫn vật chất gópphần xây dựng nhà trường ngày càng phát triển, chất lượng giáo dục nhà trườngđược nâng cao.

Chính vì thế mà nhà trường đã tăng cường công tác truyền thông bằng nhiềuhình thức tuyên truyền trên loa phát thanh trong nhà trường vào mỗi buổi sáng;Trao đổi hàng ngày với cha mẹ trẻ thông qua những giờ đón, trả trẻ; Qua bảngthông báo, góc tuyên truyền… Bên cạnh đó nhà trường chỉ đạo giáo viên tăngcường công tác truyền thông qua các trang thông tin điện tử như Facbook, Zalo,Messenger Titoy Nội dung truyền thông cũng được giáo viên lựa chọn như cácvấn đề về thông báo của trường, lớp, các hoạt động như ăn, ngủ, vệ sinh, chăm sóc

Trang 6

sức khỏe, các hoạt động học tập, vui chơi, trải nghiệm của trẻ ở trường mầmnon Thông qua các trang mạng này cha mẹ trẻ có thể nắm bắt các nội dung thôngbáo của trường, lớp kịp thời cũng như có thể theo dõi các hoạt động của con emmình thường xuyên từ đó sự kết nối giữa giáo viên và cha mẹ trẻ gần gũi, thân mậthơn và công tác phối hợp cũng thuận lợi hơn Bên cạnh đó thu hút các nguồn lựchỗ trợ từ phía cha mẹ trẻ và cộng đồng xã hội về tinh thần, lẫn vật chất góp phầnphát triển giáo dục của nhà trường ngày được nâng cao hơn.Trong thời gian tới nhàtrường sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm đổi mới công tác phối hợpgiữa nhà trường và gia đình để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáodục trẻ một cách toàn diện nhất.

*Biện pháp 4: Truyền thông qua các hoạt động, ngày hội, ngày lễ trongtrường mầm non đến cha mẹ trẻ

Tổ chức ngày hội, ngày lễ và các hoạt động trải nghiệm trong trường mầm

non có vai trò quan trọng góp phần phát triển trí tuệ, thể chất và chính là nội dung

của việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ Hoạt động ngày hội, ngày lễ là hình thức giúptrẻ thâm nhập vào cuộc sống xã hội trong những thời điểm có ý nghĩa nhất để giáodục truyền thống và mang lại niềm vui, niềm tự hào cho trẻ Sự hấp dẫn của ngàyhội, ngày lễ sẽ tạo ra ấn tượng sâu sắc đối với trẻ, làm cho trẻ có thể nhận thức vàghi nhớ lâu, hình thành dần cho trẻ ý niệm về những ngày hội, ngày lễ và ý nghĩagiáo dục tác động đến trẻ một cách nhẹ nhàng Đồng thời, giúp cho trẻ có cơ hộiđược thể hiện tình cảm, thái độ của mình với những sự kiện mà trẻ được trải

nghiệm thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ Bên cạnh đó đáp ứng nhu cầu

xúc cảm, giao lưu và là một trong những hoạt động giáo dục hấp dẫn đối với trẻ.Chính vì thế mà nhà trường luôn chú trọng đến các hoạt động này, nhà trườngthường tổ chức các ngày hội, ngày lễ ở các thời điểm trong năm và các hoạt độngtrải nghiệm phù hợp với lứa tuổi, nhà trường thường tuyên truyền đến cha mẹ trẻtham dự và tham gia cùng với trẻ ở một số hoạt động, đây cũng chính là hình thứctuyên truyền hiệu quả nhất đến cha mẹ trẻ và cộng đồng xã hội Qua đó phụ huynhsẽ hiểu hơn về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ mầm non Việc tổ chứccác ngày hội, ngày lễ, các hoạt động trải nghiệm ở trường mầm non Có thể nói

Trang 7

đây chính là hoạt động mang tính tuyên truyền rất cao, bởi sự chuẩn bị về mặt hìnhthức, lẫn nội dung và công tác tổ chức, quá trình chuẩn bị tập luyện, biểu diễn củacô và trẻ trong các ngày hội, ngày lễ có sự tham dự trực tiếp và tham gia hoạt độngcùng với trẻ, qua đó giúp phụ huynh hiểu hơn về giáo dục mầm non từ đó họ có sựthông cảm, chia sẻ, hỗ trợ về tinh, lẫn vật chất giúp nhà trường từng bước hoànthiện và phát triển giáo dục mầm non giúp trẻ phát triển toàn diện trong tương lai.

2.2 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết: ( Nếu là giải pháp cảitiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở)

Tuyên truyền là một hình thức truyền thông hiệu quả nhất trong tất cả cáchoạt động mà đòi hỏi sự hưởng ứng, đồng tình của số đông người, khi đã hiểu vànhận thức được vấn đề thì sự quan tâm, chia sẻ, hỗ trợ từ phía cha mẹ trẻ và cộngđồng xã hội về tinh thần lẫn vật chất Chúng ta biết rằng ở Trường Mầm non khôngthể thiếu hoạt động tuyên truyền vì trẻ mầm non ở độ tuổi đến trường cùng một lúctrẻ phải tiếp nhận hai nền giáo dục của gia đình và nhà trường Dù nhà trường cócố gắng đến bao nhiêu, đổi mới thế nào mà không có sự phối hợp của gia đình thìchất lượng giáo dục trẻ, giáo dục một con người sẽ không đạt được kết quả toàndiện như mong muốn Vì vậy giữa hai nền giáo dục ấy cần phải có mối quan hệchặt chẽ, sự thống nhất, đồng bộ giữa gia đình và nhà trường Thực tế hiện nay vớimạng lưới thông tin hiện đại như báo chí, Internt không khó để các bậc cha mẹ trẻcó thể tìm hiểu những thông tin về dinh dưỡng và sức khỏe để chăm sóc trẻ Thếnhưng không phải phụ huynh nào cũng có thời gian để tìm hiểu thông tin và ápdụng trong công tác chăm sóc trẻ, ngoài ra còn một bộ phận phụ huynh giao phócông việc chăm sóc và giáo dục con em cho nhà trường mà không có sự quan tâm,hỗ trợ, phối hợp cùng với nhà trường Chúng ta không thể phủ nhận rằng hiện nayviệc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em đã được những thành quả nhất định dohuy động được các nguồn lực trong xã hội tham gia ngày càng tích cực vào sựnghiệp giáo dục và đào tạo Tuy nhiên công tác phối hợp còn hạn chế, chưa đápứng kịp thời với nhu cầu về chất lượng và số lượng của xã hội đang phát triển Đâylà một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng còn một số trẻ chư được

Trang 8

hưởng điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục tốt nhất Bên cạnh đó việc đầutư xây dựng cơ sở vật chất cũng như môi trường xung quanh, mua sắm trang tiết bịđồ dùng, đồ chơi đáp ứng cho giáo dục mầm non của nhà trường chưa huy độngđược nguồn lực lớn hỗ trợ về vật chất cho nhà trường Bởi vậy mà công tác phốihợp giữa nhà trường và gia đình càng có ý nghĩa rất quan trọng đối với chất lượnggiáo dục trẻ.

2.3 Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểmhiện tại ( Nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở)

Chúng ta biết rằng giáo dục mầm non bao gồm các hoạt động chăm sóc,nuôi dưỡng, giáo dục, để trẻ mầm non có điều kiện phát triển toàn diện đòi hỏi sựchung tay của nhà trường, gia đình và cộng đồng xã hội chính vì điều này mà nhàtrường tăng cường các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác truyền thông đến vớicha mẹ trẻ và cộng đồng xã hội Muối làm tốt công tác này bản thân cũng nổ lựcrất nhiều trong công tác tham mưu với nhà trường trong công tác bồi dưỡng chođội ngũ giáo viên về năng lực truyền thông, giáo viên có khả năng giao tiếp mạnhdạnh, tự tin và giải quyết các vấn đề liên quan đến trẻ linh hoạt Bên cạnh đó nhàtrường chú ý tổ chức các ngày hội, ngày lễ, các hoạt động trải nghiệm mời cha mẹtrẻ cùng tham gia đây cũng là dịp để cha mẹ trẻ có sự quan tâm, chia sẻ, hổ trợ chotrường, lớp về mặt tinh thần lẫn vật chất góp phần thực hiện nhiệm vụ chăm sóc trẻở trường mầm non ngày càng phát triển hơn Mặt khác công tác chỉ đạo của nhàtrường đến với giáo viên sâu sát giúp giáo viên xây dựng kế hoach truyền thônglựa chọn nội dung phong phú, đa dạng phù hợp với từng độ tuổi Bên cạnh đó tăngcường công tác truyền thông bằng nhiều hình thức thông qua các trang thông tinđiện tử như Zalo, Facebook, Messenger đây cũng là hình thức truyền thông nhằmnâng cao nhận thức và trách nhiệm của gia đình và xã hội đối với trẻ em, tạo mốigắn kết giữa nhà trường và gia đình vì một tương lai tươi sáng của trẻ thơ Tuynhiên công tác truyền thông của nhà trường muốn có sự hưởng ứng của tất cả cácbậc cha mẹ trẻ và sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng xã hội, đòi hỏi công táctruyền thông từ nhà trường đến giáo viên, nhân viên phải có sự thống nhất, chuẩn

Trang 9

bị chu đáo nội dung muốn truyền đạt, mang thông điệp mà nhà trường, giáo viênmuốn gởi đến cha mẹ trẻ và cộng đồng xã hội về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng,giáo dục trẻ, cũng như xây dựng cơ sở vật chất, môi trường xung quanh đáp ứngnhu cầu của giáo dục mầm non hiện nay

Đối với những biện pháp tôi đã nêu trên bản thân tôi nhận thấy biện pháp

“Truyền thông qua các hoạt động, ngày hội, ngày lễ trong trường mầm nonđến cha mẹ trẻ” là biện pháp được cải tiến và sáng tạo nhất.

2.4 Khả năng áp dụng sáng kiến:

Nội dung đề tài sáng kiến: “ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác

truyền thông đến các bậc cha mẹ trẻ trong trường mầm non"có thể áp dụng trongtrường hoặc các trường khác trong ngành học Mầm non.

2.5 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụngsáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã thamgia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử ( nếu có)

2.5.1 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do ápdụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:

Áp dụng sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác truyền

thông đến các bậc cha mẹ trẻ trong trường mầm non” bản thân tôi nhận thấy việcáp dụng sáng kiến này trong nhà trường đóng vai trò quan trọng và hết sức cấpbách trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, nhằm nâng cao chất lượngtrong giáo dục mầm non cũng như cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng đượcđầu tư xây dựng đáp ứng được nhu cầu của giáo dục hiện nay, bên cạnh đó tạo sựan tâm, tin tưởng, tạo được thương hiệu trong nhà trường đối với cha mẹ trẻ

Sau khi áp dụng đề tài nghiên cứu này bản thân tôi nhận thấy phần lớn độingũ giáo viên đã nhận thức rõ về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của mình trong côngtác truyền thông, giáo viên có tinh thần tự học trao đổi, học hỏi kinh nghiệm ,mạnh dạn trong giao tiếp Nhà trường đã bồi dưỡng một số kỹ năng truyền thônghiệu quả đến nay nhà trường đã có một đội ngũ giáo viên là lực lượng truyền thôngquan trọng góp phần giúp nhà trường ngày càng gắn kết tạo mối quan hệ mật thiếtvới cha mẹ trẻ và đưa giáo dục mầm non đến gần hơn với cộng đồng xã hội tạo sự

Trang 10

đồng thuận, quan tâm, chia sẻ, hỗ trợ về tinh thần lẫn vật chất từ cha mẹ trẻ, cácnhà hảo tâm.

Công tác chỉ đạo xây dựng kế hoạch truyền thông được nhà trường triểnkhai kịp thời đến giáo viên, từ đó giáo viên lựa chọn nội dung truyền thông đadạng, phong phú phù hợp với tình hình thực tế của lớp, phù hợp với độ tuổi Bêncạnh đó trang trí góc truyền thông ở các lớp cũng được giáo viên trang trí hình ảnhđẹp mắt, lựa chọn nội dung tuyên truyền ngắn gọn, dễ hiểu phù hợp với dục mầm nonNhà trường tổ chức các ngày hội, ngày lễ, các hoạt động trải nghiệm cho trẻchú trọng đầu tư từ nội dung lẫn hình thức có sự tham gia của đông đảo cha mẹ trẻ,từ đó có sự hỗ trợ cả về tinh thần, lẫn vật chất từ đó giúp cha mẹ trẻ hiểu hơn vềcác hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở trường mầm non.

Công tác truyền thông có hiệu quả, từ đó nhà trường đã huy động đượcnguồn lực từ phía cha mẹ trẻ, các nhà hảo tâm để xây dựng cơ sở vật chất, muasắm đồ dùng, đồ chơi, xây dựng môi trường xung quanh xanh, an toàn, thân thiệngiúp trẻ có cơ hội học tập, khám phá, vui chơi, trải nghiệm, giúp trẻ phát triển toàndiện trong tương lai.

Công tác truyền thông hiệu quả giúp nhà trường tạo được mối quan hệ mậtthiết, gần gũi với cha mẹ trẻ từ đó công tác hỗ trợ nhà trường khi cần sự giúp đỡcủa đông đảo cha mẹ trẻ luôn luôn sắn sàng hưởng ứng, giúp đỡ nhiệt tình.

Giáo viên và cha mẹ trẻ đã có sự gắn kết trao đổi thông tin về công tác chămsóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ bằng nhiều hình thức thông qua các buổi họp phụhuynh, trao đổi với giáo viên qua sổ liên lạc hằng tháng, thông tin trên các trang thôngtin điện tử Zalo, Mesenger hợp tác cùng nhà trường vì sự phát triển của trẻ trong tươnglai, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lí, chỉ đạo của nhà trường sâu sát, hiệu quả

2.5.2 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do ápdụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sángkiến lần đầu, kể cả áp dụng thử ( nếu có):

Qua việc triển khai áp dụng sáng kiến này đến với giáo viên, nhân viêntrong nhà trường tôi nhận được những thông tin tích cực từ phía giáo viên đó là đội

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:30

w