1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt môn công nghệ

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

Độc lập - Tự do - Hạnh phúcBÁO CÁO SÁNG KIẾN1 Tên sáng kiến:

BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 HỌC TỐT MÔN CÔNGNGHỆ

2 Mô tả bản chất của sáng kiến:

Trong Chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục công nghệ được thựchiện từ lớp 3 đến lớp 12 thông qua môn Tin học và Công nghệ ở cấp Tiểu học vàmôn Công nghệ ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông

Công nghệ là môn học bắt buộc trong giai đoạn giáo dục cơ bản; là mônhọc lựa chọn, thuộc nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật (Công nghệ, Tin học,Nghệ thuật) trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp

Nội dung giáo dục công nghệ rộng, đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực kĩ thuật,công nghệ khác nhau Trong dạy học công nghệ, có những nội dung cơ bản, cốtlõi, phổ thông tất cả học sinh đều phải học Bên cạnh đó, có những nội dung đặcthù, chuyên biệt nhằm đáp ứng nguyện vọng, sở thích của học sinh, phù hợp vớiyêu cầu của từng địa phương, vùng miền

Sự đa dạng về lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ trong nội dung môn Công nghệcũng mang lại ưu thế của môn học trong việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáodục hướng nghiệp trong môn học thông qua các chủ đề về lựa chọn nghề nghiệp;các nội dung giới thiệu về ngành nghề chủ yếu thuộc các lĩnh vực sản xuất mônCông nghệ đề cập; các hoạt động trải nghiệm nghề nghiệp qua các mô đun kĩthuật, công nghệ tự chọn

Giáo dục công nghệ ở cấp Tiểu học bước đầu hình thành và phát triển ởhọc sinh năng lực công nghệ trên cơ sở các mạch nội dung về công nghệ và đờisống, thủ công kĩ thuật; khơi dậy hứng thú học tập và tìm hiểu công nghệ Kếtthúc Tiểu học, học sinh sử dụng được một số sản phẩm công nghệ thông dụngtrong gia đình đúng cách, an toàn; thiết kế được sản phẩm thủ công kĩ thuật đơngiản; trao đổi được một số thông tin đơn giản về các sản phẩm công nghệ trongphạm vi gia đình, nhà trường; nhận xét được ở mức độ đơn giản về sản phẩmcông nghệ thường gặp; nhận biết được vai trò của công nghệ đối với đời sốngtrong gia đình, cũng như ở nhà trường.

Trước tình hình thực tế như vậy, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộmôn Công nghệ, tôi luôn băn khoăn suy nghĩ tìm ra một số cách để giúp các emhọc sinh có thể học tốt hơn, hứng thú hơn với bộ môn Công nghệ Do đó, sau

Trang 2

khi tìm hiểu, nghiên cứu các biện pháp dạy học và một số kinh nghiệm mà tôi đã

tích lũy được trong quá trình học tập và giảng dạy, tôi đã áp dụng đề tài “Biệnpháp giúp học sinh lớp 3 học tốt môn công nghệ” nhằm nâng cao chất lượng

dạy học tập của học sinh lớp 3 với môn Công nghệ.

2.1 Các bước và cách thức thực hiện giải pháp:

- Thiết kế và xây dựng kế hoạch bài dạy theo hướng phát triển phẩm chất,năng lực.

- Áp dụng các phương pháp dạy học phù hợp với môn Công nghệ lớp 3- Khai thác có hiệu quả các nguồn học liệu số và thiết bị công nghệ.

2.2 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:

Môn Công nghệ hình thành và phát triển ở học sinh năng lực công nghệ,bao gồm các thành phần: Nhận thức công nghệ, Giao tiếp công nghệ, Sử dụngcông nghệ, Đánh giá công nghệ, Thiết kế kĩ thuật Biểu hiện cụ thể của năng lựccông nghệ ở cấp Tiểu học được trình bày ở như sau:

* Nhận thức công nghệ: Nhận ra được sự khác biệt của môi trường tự

nhiên và môi trường sống do con người tạo ra; Nêu được vai trò của các sảnphẩm công nghệ trong đời sống gia đình, nhà trường; Kể được về một số nhàsáng chế tiêu biểu cùng các sản phẩm sáng chế nổi tiếng có tác động lớn tớicuộc sống của con người; Nhận biết được sở thích, khả năng của bản thân đốivới các hoạt động kĩ thuật, công nghệ đơn giản; Trình bày được quy trình làmmột số sản phẩm thủ công kĩ thuật đơn giản.

* Giao tiếp công nghệ: Nói, vẽ hay viết để mô tả những thiết bị, sản phẩm

công nghệ phổ biến trong gia đình; Phác thảo bằng hình vẽ cho người khác hiểuđược ý tưởng thiết kế một sản phẩm công nghệ đơn giản.

* Sử dụng công nghệ: Thực hiện được một số thao tác kĩ thuật đơn giản

với các dụng cụ kĩ thuật; Sử dụng được một số sản phẩm công nghệ phổ biếntrong gia đình; Nhận biết và phòng tránh được những tình huống nguy hiểmtrong môi trường công nghệ ở gia đình; Thực hiện được một số công việc chămsóc hoa và cây cảnh trong gia đình.

* Đánh giá công nghệ: Đưa ra được lí do thích hay không thích một sản

phẩm công nghệ; Bước đầu so sánh và nhận xét được về các sản phẩm côngnghệ cùng chức năng.

* Thiết kế kĩ thuật: Nhận thức được: muốn tạo ra sản phẩm công nghệ cần

phải thiết kế; thiết kế là quá trình sáng tạo; Kể tên được các công việc chính khi

Trang 3

thiết kế; Nêu được ý tưởng và làm được một số đồ vật đơn giản từ những vậtliệu thông dụng theo gợi ý, hướng dẫn.

Kết quả khảo sát năng lực công nghệ của học sinh trong ba tuần đầu củanăm học 2022-2023:

STT LỚPTSHS

Nhận thứccông nghệ

Giao tiếpcông nghệ

Sử dụngcông nghệ

Đáng giácông nghệ

Thiết kếcông nghệ

13A 36 18 50,0% 20 55,6% 20 55,6% 18 50,0% 15 44,7%23B 36 17 47,2% 19 52,8% 21 58,3% 18 50,0% 16 44,4

%33C 35 17 48,6% 17 48,6% 20 57,1% 19 54,3% 14 40,0

%43D 35 15 42,9% 16 45,7% 19 54,3% 17 48,6% 13 37,1

* Thuận lợi

+ Ngay từ đầu năm học, các cấp đã tổ chức tập huấn cho giáo viên khối lớp3 để giới thiệu tổng thể về chương trình GDPT 2018 và giới thiệu chương trìnhlớp 3 năm học 2022-2023 theo chương trình GDPT 2018 – Bộ sách Kết nối trithức với cuộc sống.

+ Giáo viên: luôn nhiệt tình, năng động, tâm huyết với nghề, có trình độchuyên môn vững vàng Luôn học hỏi để từng bước hoàn thiện và hoàn thành tốtnhiệm vụ được giao.

Đặc biệt Là Giáo viên Tin học được phân công dạy công nghệ nên cũngthuận lợi cho việc thiết kế bài giảng hay các thiết bị số phù hợp Nhằm giúp họcsinh phát huy tối đa khả năng tự học và phát triển năng lực công nghệ cho họcsinh tiểu học.

- Về chương trình SGK: học sinh lớp 3 đã được học môn công nghệ của bộsách Kết nối tri thức với cuộc sống Bộ sách có nội dung hay và phong phú,kênh hình đẹp, kênh chữ rõ ràng phù hợp với học sinh lớp 3.

+ Phân môn Công nghệ được thiết kế với nhiều đổi mới giúp học sinh sốngvà học tập hiệu quả trong môi trường công nghệ để từ đó hình thành và pháttriển năng lực công.

+ Các chủ đề học tập gần gũi với học sinh Tiểu học, gắn với cuộc sốnghằng ngày của các em nên dễ trải nghiệm và khám phá.

Trang 4

- Về Cơ sở vật chất nhà trường đã đầu tương mỗi lớp 1 tivi, phục vụ tốt choviệc dạy học lớp 3 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 nói riêng và cáclớp khác nói chung.

- Do làm tốt công tác truyền thông nên Ban đại diện cha mẹ học sinh vàphụ huynh từng học sinh quan tâm và ủng hộ đến việc thực hiện chương trìnhgiáo dục phổ thông 2018.

* Khó khăn

- Về phía học sinh: Vì môn công nghệ là phân môn mới, học sinh mới đượclàm quen trong năm học này nên học sinh còn bỡ ngỡ trong việc chủ động tiếpcận kiến thức.

- Về phía giáo viên: Với một giáo viên dạy Tin học như tôi thì việc giảngdạy phân môn Công nghệ là một khó khăn bởi dù sao thì phương pháp cũng hơikhác với môn Tin học, nó giống với môn THXH và Thủ công, Kĩ thuật nhiềuhơn.

- Về Tài liệu tham khảo: Đây cũng là năm đầu tiên môn Công nghệ đượcđưa vào là môn học bắt buộc nên nguồn tài liệu tham khảo còn hạn chế, và cũngkhông có nhiều video tiết dạy tham khảo nào trên trang https://www.igiaoduc.vnhay trang https://www.hanhtrangso.nxbgd.vn

- Sách giáo khoa: Một số chủ đề còn không phù hợp ví dụ như bài “Máythu thanh” bởi vì máy thu thanh hiện nay không còn phổ biến Học sinh ít đượctiếp xúc và không mấy khi sử dụng.

2.3 Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiệntại:

a Thiết kế và xây dựng kế hoạch bài dạy theo hướng phát triển phẩm chất,năng lực.

- Nội dung giáo dục công nghệ rộng, đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực kĩthuật, công nghệ khác nhau Trong dạy học công nghệ, có những nội dung cơbản, cốt lõi, phổ thông tất cả học sinh đều phải học Bên cạnh đó, có những nộidung đặc thù, chuyên biệt nhằm đáp ứng nguyện vọng, sở thích của học sinh,phù hợp với yêu cầu của từng địa phương, vùng miền

- Công nghệ lớp 3 bao gồm các nội dung: Tự nhiên và Công nghệ; Sử dụngđèn học, quạt điện, máy thu thanh, máy thu hình; An toàn với môi trường côngnghệ trong gia đình; Làm dụng cụ học tập, biển báo giao thông, đồ chơi đơngiản.

Trang 5

Kế hoạch bài dạy có vị trí vai trò rất quan trọng trong việc triển khai hiệuquả kế hoạch dạy học môn học Kế hoạch bài dạy giúp hiện thực hóa kế hoạchdạy học môn học phù hợp với đối tượng học sinh trong những điều kiện thờigian và môi trường cụ thể Kế hoạch bài dạy giúp giáo viên kiểm soát các yêucầu đầu ra ở mỗi giai đoạn học tập từ đó thiết kế chuỗi hoạt động học phù hợpgiúp học sinh từng bước đạt được những yêu cầu cần đạt của chương trình Kếhoạch bài dạy giúp giáo viên chủ động về thời gian, chủ động trong lựa chọnphương pháp dạy học, sử dụng học liệu, thiết bị trong điều kiện có thể một cáchhiệu quả.

* Cấu trúc kế hoạch bài dạy môn Công nghệ:(1) Yêu cầu cần đạt của bài học:

Trên cơ sở yêu cầu cần đạt của mạch nội dung được quy định trong chươngtrình môn học, giáo viên chủ động sử dụng sách giáo khoa, thiết bị dạy học, họcliệu để xác định yêu cầu cần đạt của bài học phù hợp với đối tượng học sinh, đặcđiểm nhà trường, địa phương Yêu cầu cần đạt của bài học cần xác định rõ: Họcsinh thực hiện được việc gì; vận dụng được những gì vào giải quyết vấn đề trongthực tế cuộc sống; có cơ hội hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực gì.

(2) Đồ dùng dạy học: Các đồ dùng cần chuẩn bị để tổ chức dạy học bài học.(3) Hoạt động dạy học chủ yếu: Giáo viên chủ động tổ chức hoạt động dạyhọc linh hoạt, sáng tạo, đa dạng theo tính chất bài học và đặc điểm môn học

+ Hoạt động khởi động:

- Mục đích: Tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp học sinh ý thức đượcnhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới Giáo viên sẽ tạo tình huống học tậpdựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân học sinh có liênquan đến vấn đề xuất hiện trong bài học; làm bộc lộ "cái" học sinh đã biết, bổkhuyết những gì cá nhân học sinh còn thiếu, giúp học sinh nhận ra "cái" chưabiết và muốn biết thông qua hoạt động này Từ đó, giúp học sinh suy nghĩ vàxuất hiện những quan niệm ban đầu của mình về vấn đề sắp tìm hiểu, học tập

- Phương thức hoạt động: Thường sử dụng tranh, ảnh, các tình huống, đốvui, có liên quan đến nội dung của bài học Giáo viên lựa chọn các phươngpháp, kĩ thuật dạy học để tổ chức hoạt động học cho học sinh

- Đánh giá: Thông qua kết quả hoạt động của học sinh, giáo viên đánh giáđược những hiểu biết ban đầu của các em về các vấn đề liên quan đến kiến thứctrong chủ đề được học

+ Hoạt động hình thành kiến thức:

Trang 6

- Mục đích: Giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức, kĩ năng mới giáo viênsẽ giúp học sinh xây dựng kiến thức mới của bản thân trên cơ sở đối chiếu kiếnthức, kinh nghiệm sẵn có với những hiểu biết mới; kết nối/ sắp xếp kiến thức cũvà kiến thức mới dựa trên việc phát biểu, viết ra các kết luận/ khái niệm/ côngthức mới…

- Phương thức hoạt động: trong các hoạt động học cần tập trung tổ chứccho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập với yêu cầu như sau:

•Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp vớikhả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoànthành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kíchthích được hứng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếpnhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ

•Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khithực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh vàcó biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không có học sinh bị "bỏ quên"

•Báo cáo kết quả và thảo luận: hình thức báo cáo phù hợp với nội dung họctập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh traođổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạmnảy sinh một cách hợp lí

•Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thựchiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thựchiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh; chính xác hóa các kiếnthức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động

+ Hoạt động luyện tập:

- Mục đích: Giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừa lĩnhhội được Giáo viên sẽ yêu cầu học sinh làm các “bài tập” cụ thể giống như “bàitập” trong bước hình thành kiến thức để diễn đạt được đúng kiến thức hoặc môtả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình và áp dụng trựctiếp kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống/ vấn đề trong họctập

- Nội dung: Đây là những hoạt động củng cố kiến thức, kĩ năng đã đượchọc bao gồm những nhiệm vụ như trình bày, viết văn, bài thực hành tạo ra tưduy chặt chẽ; yêu cầu học sinh phải vận dụng những hiểu biết đã học vào giảiquyết các bài tập cụ thể; giúp cho học sinh thực hiện tất cả những hiểu biết ởtrên lớp

- Phương thức hoạt động: học sinh có thể được hướng dẫn hoạt động cánhân hoặc nhóm để hoàn thành các câu hỏi, bài tập, bài thực hành … Kết thúc

Trang 7

hoạt động này học sinh sẽ trao đổi với giáo viên để được bổ sung, uốn nắnnhững nội dung chưa đúng

- Đánh giá: Thông qua hoạt động này, đánh giá được kiến thức, kĩ năng, sựvận dụng kiến thức kĩ năng vào bài tập cụ thể Nếu học sinh chưa đạt cần có kếhoạch bồi dưỡng thêm

+ Hoạt động vận dụng, mở rộng:

- Mục đích: Hoạt động vận dụng giúp học sinh vận dụng được nội dung bàihọc để giải quyết các tình huống/vấn đề mới, trong học tập hoặc trong cuộcsống Hoạt động mở rộng giúp học sinh có thể tìm hiểu thêm kiến thức liên quantrong sách, tài liệu, Internet và trong thực tiễn cuộc sống ngoài nội dung đã đượchọc trên lớp

- Nội dung: Hoạt động vận dụng được triển khai ở nhà, địa phương Nhiệmvụ có thể do giáo viên đặt ra hoặc do học sinh tự đặt ra bài tập cho mình Trongquá trình giải quyết, học sinh có thể trao đổi, thảo luận với gia đình và cộngđồng Khuyến khích học sinh giải quyết các vấn đề gắn chặt với những gì đã họctrên lớp và cũng là vấn đề của cộng đồng, xã hội

- Phương thức hoạt động: học sinh có thể hoạt động cá nhân hoặc nhóm.Giáo viên cũng cần hướng dẫn học sinh trao đổi, hỏi ý kiến, thảo luận với giađình, cộng đồng về những vấn đề cần giải quyết Ngoài ra, học sinh cũng vẫn cóthể hỏi ý kiến, trao đổi với giáo viên

- Đánh giá: học sinh có thể báo cáo hoặc không tùy theo yêu cầu của giáoviên và nội dung của bài học.

(4) Điều chỉnh sau bài dạy: Giáo viên ghi những điểm cần rút kinh nghiệmsau khi thực hiện kế hoạch bài dạy để hoàn thiện phương án dạy học cho các bàihọc sau: Nội dung còn bất cập, còn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện tổchức dạy học; nội dung tâm đắc tổ chức dạy học hiệu quả để trao đổi thảo luậnkhi tham gia sinh hoạt chuyên môn.

(Kế hoạch bài dạy minh họa ở phần phụ lục)

b Áp dụng các phương pháp dạy học phù hợp với môn Công nghệ lớp 3

Hiện nay, trong giáo dục phổ thông có rất nhiều phương pháp và kĩ thuậtdạy học được sử dụng Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp nào, kĩ thuật nàođể phát huy hiệu quả dạy học nhất là tùy thuộc vào nghệ thuật của người giáoviên.

- Tùy theo mục tiêu dạy học, cụ thể của bài học giáo viên lựa chọn nhữngphương pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp Ví dụ mục tiêu bài học là sau khi học

Trang 8

xong bài học, học sinh vẽ và giải thích được sơ đồ cấu tạo của quạt điện thì phảilựa chọn các phương pháp dạy học trực quan, giải thích - minh họa, đàm thoạinêu vấn đề,

Ví dụ với bài sử dụng quạt điện, với đặc điểm có tính đa chức năng, đaphương án, thực tiễn, thì giáo viên có thể vận dụng phương pháp “lớp học đảongược” chẳng hạn Vì hiện nay hầu như nhà nào cũng sử dụng quạt điện nên ởcuối tiết trước giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh về tìm hiểu các loại quạtđiện, cấu tạo, tác dụng, chủng loại, của chúng Đầu giờ học, giáo viên yêu cầuđại diện nhóm hoặc một số cá nhân báo cáo Và trong giờ học, giáo viên phải sửdụng phương pháp dạy học trực quan, vận dụng sơ đồ tư duy,

- Một số Phương pháp và kĩ thuật dạy học được tôi áp dụng trong dạy họcmôn Công nghệ:

* Phương pháp dạy học “Phát hiện và giải quyết vấn đề”

Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là sự lĩnh hội tri thức thông quaviệc xem xét, phân tích những vấn đề đang tồn tại và xác định cách thức nhằmgiải quyết vấn đề

- Nội dung học vấn được tổ chức thành các tình huống dạy học Khi gặptình huống, mỗi cá nhân học sinh sẽ xuất hiện tình huống có vấn đề, tạo ra tâm líthôi thúc khám phá, giải quyết để thoả mãn nhu cầu nhận thức

- Học sinh được đặt vào tình huống gợi vấn đề chứ không phải là thông báotri thức dưới dạng sẵn có

- Học sinh học tập tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo tận lực huy động trithức và khả năng của mình để phát hiện và giải quyết vấn đề chứ không phải chỉnghe giáo viên giảng một cách thụ động

- Mục tiêu dạy học không phải là làm cho học sinh lĩnh hội kết quả của quátrình phát hiện và giải quyết vấn đề mà còn ở chỗ làm cho học sinh phát triểnkhả năng tiến hành những quá trình như vậy Nói cách khác, học sinh được họcbản thân việc học

- Phương thức học tập chủ yếu của học sinh là học tập bằng con đường tìmtòi, khám phá dưới hình thức hoạt động độc lập cá nhân hoặc hợp tác theonhóm Khi đứng trước vấn đề học tập, người học phải thực hiện các thao tác tưduy, suy luận lô gic để hình thành các giả thuyết Sau đó tìm kiếm và chọn lọccác giải pháp giải quyết vấn đề nhằm chứng minh cho giả thuyết, tiếp đến làđánh giá việc sử dụng giải pháp đã lựa chọn để giải quyết vấn đề Nếu thànhcông thì sẽ được ứng dụng vào giải quyết các tình huống tương tự, hoặc tình

Trang 9

huống trong thực tiễn Nếu không đạt hiệu quả thì lặp lại chu trình với mục đíchtìm kiếm giải pháp mới

- Điều kiện để thực hiện:

+ Học sinh phải phát hiện được điều chưa biết cần tìm hiểu, chỉ ra mốiquan hệ giữa cái chưa biết và cái đã biết Trong đó cái chưa biết là yếu tố trungtâm của tình huống có vấn đề, sẽ được khám phá trong giai đoạn giải quyết vấnđề

+ Các tình huống có vấn đề phải kích thích hứng thú nhận thức, tính tò mò,ham hiểu biết, thích khám phá của học sinh

+ Các tình huống không quá khó, phải phù hợp với trình độ nhận thức họcsinh giúp học sinh có thể tự phát hiện, giải quyết được vấn đề

+ Vấn đề đặt ra cho học sinh phải được phát biểu dưới dạng tình huống,câu hỏi nêu vấn đề

Ví dụ: Bài 9-Làm biển báo giao thông

Ở hoạt động Thực hành làm biển báo giao thông:Bước 1: Làm biển báo:

Vấn đề được đặt ra là: “Cắt một hình tròn có đường kính 6cm từ giấy thủcông màu đỏ”

Giáo viên hỏi: Muốn cắt một hình tròn có đường kính 6cm em thực hiệnnhư thế nào?

- Đa số học sinh trả lời là dùng kéo để cắt (câu trả lời này chưa đảm bảo, vìchưa vẽ hình tròn thì không cắt được) Lúc này giáo viên đặt câu hỏi gợi mở:Muốn cắt được hình tròn thì em cần làm gì trước? Sau khi suy nghĩ và phân tíchHọc sinh trả lời: Em dùng compa vẽ hình tròn trên tờ giấy màu (với câu trả lờinày thì học sinh đã giải quyết được một phần của vấn đề) Tiếp theo giáo viênhỏi: Muốn vẽ hình tròn có đường kính 6cm em mở compa có độ rộng bao nhiêu?Với câu hỏi này thì nhiều học sinh trả lời là 6cm (câu trả lời này không đúng vìđể vẽ hình tròn thì cần mở độ rộng của compa bằng bán kính) Để giúp các emcó câu trả lời đúng, giáo viên gợi mở kiến thức về hình tròn

mà các em đã được học bằng một hình ảnh hình tròn có tâmO và hỏi:

- Đường thẳng MN gọi là gì?- Đường thẳng OP gọi là gì?

Với kiến thức đã học sinh trả lời là: MN là đường kính, OP là bán kính.

Trang 10

Vậy để vẽ hình tròn em dùng độ dài của đường kính hay bán kính? Lúc nàyhọc sinh trả lời là bán kính

Đến đây giáo viên hỏi lại câu hỏi: Muốn vẽ hình tròn có đường kính 6cmem mở compa có độ rộng bao nhiêu? Học sinh trả lời là 3cm vì đường kính gấphai lần bán kính.

Vấn đề đã được giải quyết xong và học thực hiện vẽ hình và cắt.…

* Phương pháp dạy học “Thực hành”

Thực hành là phương pháp dạy học, trong đó giáo viên tổ chức cho họcsinh được trực tiếp thao tác trên đối tượng nhằm giúp học sinh hiểu rõ và vậndụng lí thuyết vào thực hành, luyện tập, hình thành kĩ năng

Phương pháp thực hành có tác dụng tạo điều kiện để học sinh được rènluyện kĩ năng thao tác “tay chân” Và qua thực hành học sinh nắm chắc kiếnthức, rèn luyện kĩ năng học tập các môn học; Giúp giáo viên phát hiện nhữngkhó khăn, lỗ hổng kiến thức của học sinh để chỉ dẫn thêm hoặc giúp đỡ

- Tạo cơ hội phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợptác cho học sinh.

- Các bước thực hiện:

Bước 1: Giúp học sinh hiểu vì sao cần thực hiện kĩ năng đó như vậy, cùng

với các thông tin cơ bản khác

Bước 2: Giáo viên hướng dẫn để học sinh biết trình tự các bước và cách

thực hiện từng thao tác Trong trường hợp giáo viên làm mẫu thì tốt nhất là giáoviên vừa làm mẫu vừa kết hợp với giải thích cách thao tác và nên làm mẫu vớitốc độ vừa phải để học sinh kịp theo dõi và tiếp thu

Bước 3: Tổ chức cho học sinh thực hành

+ Học sinh có thể thực hành cá nhân hoặc theo nhóm tùy thuộc vào nộidung thực hành và số đồ dùng chuẩn bị được Tuy nhiên giáo viên cần tạo điềukiện để càng nhiều học sinh được thực hành kĩ năng càng tốt

+ Giáo viên chú ý quan sát hoạt động thực hành của học sinh để nhanhchóng phát hiện những khó khăn, sai sót và những học sinh cần được chỉ dẫnthêm hoặc giúp đỡ

Bước 4: Tổ chức cho học sinh báo cáo và đánh giá kết quả thực hành trước lớp.

Môn Công nghệ hầu hết các bài đều có hoạt động thực hành như: Sử dụngđèn học, quạt điện, máy thu thanh, làm đồ dùng học tập …

Trang 11

Ví dụ: Bài 3-Sử dụng quạt điện

Giáo viên sẽ nói yêu cầu để học sinh làm: Bật quạt với tốc độ 1 hoặc điềuchỉnh hướng gió hoặc tắt quạt…

* Phương pháp dạy học “Chia nhóm”

Phương pháp này dùng để dạy học sinh học tập hợp tác Nó có thể được

dùng trong nhiều đoạn của bài học (chia sẻ những trải nghiệm, khám phá kiếnthức/kỹ năng mới, Luyện tập thực hành, Vận dụng)

Bước 1: Làm việc chung cả lớp

- Giáo viên chia nhóm; Giáo viên giao nhiệm vụ; Giáo viên hướng dẫn

cách làm việc nhóm (rất quan trọng) Bước 2: học sinh làm việc theo nhóm:

- Học sinh làm việc cá nhân; Học sinh nêu ý kiến cá nhân; Nhóm thảo luậnchia sẻ, thống nhất

Bước 3: Đại diện nhóm báo cáo.

Hầu hết các bài học đều có hoạt động nhóm và thảo luận những yêu cầu đặtra từ nội dung bài học Từ hoạt động nhóm mà những học sinh

* Kĩ thuật dạy học “Đóng vai”

Đóng vai là kỹ thuật học sinh làm thử một công việc hoặc thực hiện mộtứng xử trong tình huống giả định Kỹ thuật này giúp học sinh suy nghĩ về mộtvấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em quan sát được

Trang 12

hoặc chính mình trải nghiệm Đóng vai không chỉ bao gồm việc diễn mà quantrọng hơn là cuộc trao đổi sau việc diễn Kỹ thuật này thường dùng trong nhữngphần học về Kể chuyện, Đạo đức, phần học ứng dụng của các môn học

Cách thực hiện:

- Bước 1: giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: yêu cầu đóng vai cho

nhóm, thời gian cho việc chuẩn bị đóng vai

- Bước 2: Các nhóm chuẩn bị đóng vai: phần lời của từng vai cần nhớ, phầndiễn của từng vai, phối hợp diễn thử các vai (Giáo viên lắng nghe, quan sát, gợiý bàng câu hỏi)

- Bước 3: Từng nhóm trình bày đóng vai (Giáo viên theo dõi, phát hiệncách ứng xử khác)

- Bước 4: Nhận xét/thảo luận về việc đóng vai theo các tiêu chí về lời và

hành động diễn có thể hiện đúng nội dung chính của bài và gây cảm xúc tích cực

cho người xem không (Giúp học sinh thảo luận về ích lợi hoặc tác hại hay hạnchế của từng cách ứng xử Sau đó tổng hợp ý kiến)

- Bước 5: Kết luận được rút ra từ nhiệm vụ đóng vai tập trung vào hiểu, vận

dụng kiến thức kỹ năng mới của bài và thực tiễn

Ví dụ: Bài 6- An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình.Trong hoạt động 3: Xử lí tình huống có sự cố không an toàn.

- Giáo viên cho học sinh đóng vai nhân vật để học sinh minh họa được cáchxử lý khi gặp sự cố không an toàn

c Khai thác có hiệu quả các nguồn học liệu số và thiết bị công nghệ.

Học liệu số và thiết bị công nghệ có vai trò rất quan trọng bởi đây là“nguồn tiềm lực” quan trọng để khai thác và sử dụng trong dạy học, giáo dục.Thực tế cho thấy, khó có thể tách rời khi nói về vai trò của thiết bị công nghệ vàhọc liệu số trong dạy học, giáo dục

Việc sử dụng thiết bị công nghệ và học liệu số để triển khai hoạt động họckhông những giúp học sinh phát triển năng lực đặc thù của môn học, các nănglực chung mà còn góp phần phát triển năng lực tin học Qua đó, học sinh cóthêm cơ hội thích nghi và hội nhập với thời kì cách mạng công nghiệp 4.0 Bêncạnh đó, khi giáo viên kết hợp tổ chức hoạt động học trên lớp với việc giaonhiệm vụ học tập tại nhà có ứng dụng thiết bị công nghệ và học liệu số thì họcsinh có thêm cơ hội chủ động phát triển được nhiều thành phần/thành tố của mỗi

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w