Lý do chọn biện pháp Đi đôi với chất lượng – Kết quả học tập, công tác xây dựng nề nếp cho học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu hàng đầu của người giáo viên tiểu học.. - Ban c
Trang 1SÁNG KIẾN
BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH PHÁT HUY NỀ NẾP TỰ QUẢN ĐẦU GIỜ CHO HỌC SINH LỚP 5
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn biện pháp
Đi đôi với chất lượng – Kết quả học tập, công tác xây dựng nề nếp cho học sinh là
một trong những nhiệm vụ trọng yếu hàng đầu của người giáo viên tiểu học Thực tế, nếu học sinh không có nề nếp thì việc giáo dục và dạy học trên lớp sẽ không đạt hiệu quả cao Xuất phát từ quan điểm: Một lớp học có nề nếp kỷ luật tốt nhất định sẽ có nếp học tập tốt Muốn có được nề nếp kỷ luật và học tập tốt thì học sinh phải có khả năng tự quản và tinh thần tập thể cao Vì thế các em mới có thể kiểm tra nhau, nhắc nhở và thi đua nhau
để cùng thực hiện những yêu cầu của giáo viên và nhà trường đề ra
Lớp có nếp tự quản sẽ giúp cho giáo viên chủ nhiệm rất nhiều việc trong và ngoài lớp, nhất là khi không có mặt giáo viên Có được nếp tự quản, tinh thần tập thể thì lớp mới tham gia sôi nổi và hoàn thành tốt các phong trào thi đua của Đội và của trường đề ra
Từ những lý do trên trên bản thân tôi chọn đề tài: “Biện pháp giúp học sinh phát huy nề nếp tự quản đầu giờ cho học sinh lớp 5”
2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: 12 học sinh lớp 5 năm học 2023 – 2024
Trang 2Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn trong phạm vi lớp 5 của trường Tiểu học
Tập trung nghiên cứu đề tài “Rèn nề nếp tự quản 15 phút đầu giờ cho học sinh lớp 5”
Lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm
3 Mục đích nghiên cứu
Với sáng kiến này, giúp giáo viên nâng cao nghiệp vụ của bản thân, trao đổi kinh nghiệm công tác trong công tác chủ nhiệm lớp; giúp xây dựng và củng cố nề nếp lớp một cách hiệu quả và nhanh chóng Ngoài ra, sáng kiến còn giúp học sinh biết tự giác thực hiện các nề nếp, hình thành ý thức tự quản tốt nhằm mục đích thực hiện tốt công tác nâng cao chất lượng giáo dục
PHẦN NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận
Rèn nề nếp học tập cho học sinh là mục tiêu, là nhiệm vụ hết sức quan trọng, phải được xuyên suốt trong quá trình dạy học của trường phổ thông Việc rèn nề nếp học tập phải làm ngay từ nhỏ, càng sớm càng tốt nhưng phải phù hợp với trẻ Bởi lẽ: Tuổi thơ trong trắng dễ hấp thụ cái mới, thích chinh phục những cái lạ Những điều răn dạy ban đầu đến với trẻ bao giờ cũng in dấu ấn sâu đậm nhất Trong tâm trí trẻ nếu không có giáo dục sớm, trẻ cũng tiếp thu một cái gì đó ngoài dự kiến của chúng ta Những cái đó nếu là điều không nên thì việc giáo dục lại sẽ càng khó hơn Và nếu chúng ta không quan tâm đến việc rèn nề nếp học tập cho các em ở thời điểm này thì chúng ta sẽ bỏ lỡ thời điểm vàng trong việc rèn nề nếp học tập cho trẻ
Trang 32 Cơ sở thực tiễn
Năm học 2023 – 2025 tôi được giao nhiệm vụ chủ nhiệm và giảng dạy lớp 5/17 Với tổng số 58 học sinh, 22 nam, 26 nữ, 2 học sinh khuyết tật Trong hai tuần đầu năm, qua tìm hiểu, trao đổi, kiểm tra về tình hình chung của tất cả các em học sinh tôi nhận thấy 15 phút trước khi bước vào tiết học thứ nhất của mỗi buổi học:
- Một số học sinh còn thường xuyên đi học muộn, mặc đồng phục chưa đúng quy định khi đến lớp
- Đa số học sinh lo đùa giỡn, nói chuyện, đi ra khỏi chỗ
- Chỉ một số ít học sinh ngồi tại chỗ ôn bài, xem bài mới
- Ý thức tự học ở nhà của đa số học sinh chưa cao bài cũ học sơ sài, bài mới không xem trước, khiến các em đến lớp tiếp thu bài chậm
- Ban cán sự lớp và các nhóm trưởng chưa linh hoạt, chưa phát huy hết vai trò của mình, làm việc đôi khi còn rập khuôn, máy móc, rề rà, chậm chạp dẫn đến hiệu quả công việc chưa cao, chưa nắm được hết tình hình học tập của tổ viên trong 15 phút đầu giờ
*Kết quả: Kiến thức bài cũ các em không nhớ, kiến thức mới tiếp thu không kịp, nhiều lần như vậy các em dần bị mất căn bản, học lực kém Lớp học không thương xuyên trao đổi, học tập cùng nhau nên sự đoàn kết tập thể chưa phát huy, hoạt động phong trào còn yếu,
3 Nội dung biện pháp
Giải pháp 1: Thảo luận, xây dựng nội quy lớp học
Trang 4Học nội quy nhà trường, từ đó tổ chức cho các em thảo luận, chia sẻ ý kiến xây dựng, thống nhất và cam kết thực hiện nội quy lớp học như:
+ Đi học chuyên cần, đúng giờ Nghỉ học phải viết giấy phép và có chữ kí phụ huynh học sinh
+ Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập Học và làm bài đầy đủ trước khi tới lớp
+ Trang phục nghiêm túc Ngoan ngoãn, lễ phép, không nói tục, chửi bậy, không đánh nhau
+ Thực hiện nghiêm túc truy bài đầu giờ, trong giờ học phải trật tự, chú ý nghe giảng, tích cực phát biểu xây dựng bài
+ Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp, không xả rác bừa bãi Giữ gìn trang thiết
bị của nhà trường, lớp học Chăm sóc cây xanh…
Nội quy sau khi được thống nhất, một bản phụ huynh sẽ giữ để thường xuyên theo dõi tình hình học tập của con
Qui định về thưởng phạt: Cuối mỗi tuần, bất kì HS nào có ý thức vươn lên, phấn đấu trong học tập, rèn luyện đạt kết quả tốt nhất có thể được khen thưởng Ngoài ra, trong tuần, các nhóm sẽ tổng kết số điểm thi đua vào giờ sinh hoạt tập thể Nhóm đạt điểm cao được tặng mỗi bạn một phần quà nhỏ ( Những qui định cộng hoặc trừ điểm nhóm này được đặt ra trên tinh thần dân chủ, phải lấy ý kiến của số đông tránh việc áp đặt Và khi
có sự thay đổi cũng phải lấy ý kiến của học sinh.)
Giải pháp 2: Đẩy mạnh vai trò của Ban cán sự lớp và nhóm trưởng
* Đẩy mạnh vai trò của Ban cán sự lớp:
Trang 5- Ban cán sự lớp hoạt động tốt sẽ có tác dụng tốt đến hiệu quả học tập và phong trào thi đua của lớp Để làm được điều đó thì ngay từ đầu năm học, bên cạnh việc tổ chức cho học sinh bình bầu Ban cán sự của lớp dưới hình thức ứng cử, đề cử một cách dân chủ, khách quan nhất thì tôi tiếp tục phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đối tượng
Ví dụ:
+ Lơp trưởng: bạn Lê Quang Ngọc có nhiệm vụ điều khiển các hoạt động của lớp dưới sự hướng dẫn và định hướng của giáo viên chủ nhiệm như: Theo dõi, đôn đốc lớp chấp hành đầy đủ và nghiêm túc các quy định, nội quy về học tập và rèn luyện; Xây dựng
và thực hiện nề nếp tự quản trong lớp; Chủ trì các tiết sinh hoạt cuối tuần cũng như các cuộc họp lớp để đánh giá kết quả học tập, rèn luyện
+ Lớp phó học tập: bạn Lê Thị Yến Vy theo dõi, đôn đốc các bạn truy bài 15 phút đầu giờ; giúp đỡ các bạn học yếu học bài, làm bài Điều khiển các bạn trao đổi, thảo luận, chia sẻ câu trả lời câu hỏi trong tiết học khi giáo viên yêu cầu
- Sau khi thành lập Ban cán sự lớp và phân công nhiệm vụ cụ thể rõ ràng tôi đã tiến hành thực hiện một số cách làm sau để nâng cao năng lực của các em
+ Giao việc và định hướng công việc cho các em một cách rõ ràng nhất và sau mỗi công việc đó tôi luôn theo dõi, đánh giá hiệu quả công việc, điều chỉnh cách thực hiện cho phù hợp Nếu có khó khăn sẽ phối hợp cùng nhau tìm ra nguyên nhân và đề ra giải pháp khắc phục
Trang 6+ Cho Ban cán sự của lớp xem video về các tiết dạy Bộ GD&ĐT cung cấp và yêu cầu học sinh quan sát các bạn Ban cán sự của lớp đó hoạt động như thế nào để chia sẻ học hỏi kinh nghiệm
+ Tôi thường “vào vai” Ban cán sự lớp để thực hiện, còn bản thân các bạn Ban cán
sự sẽ ngồi dưới dự giờ, theo dõi, có thể ghi chép những việc mà tôi đã làm, sau đó cho các em thực hiện lại (Khi làm mẫu bao giờ cũng lưu ý cho Ban cán sự cách bao quát lớp, cách tổ chức chia sẻ kiến thức, cách tổ chức để các bạn tương tác, trao đổi với nhau
- Sau khi tiến hành bồi dưỡng Ban cán sự lớp tôi tiếp tục tiến hành bồi dưỡng các tổ trưởng Để bồi dưỡng năng lực điều hành của nhóm trưởng, bản thân tôi đã thực hiện theo các cách như sau:
+ Vào 15 phút truy bài đầu giờ các buổi đầu năm, tôi mời các tổ trưởng ngồi lại tạo thành một nhóm và hướng dẫn các em cụ thể từng bước một ( Bước đầu tiên cho các thành viên nắm được yêu cầu, mục tiêu của hoạt động, sau đó yêu cầu các cá nhân làm việc, bước cuối cùng tổ chức trao đổi, chia sẻ chất vấn nội dung đã thực hiện)
+ Nếu đa số các tổ thực hiện vẫn còn lung túng, chưa hiệu quả, thì tôi tiến hành vào vai tổ trưởng (lúc đó các nhóm trưởng sẽ “dự giờ” quan sát tôi làm việc, bước đầu bắt chước theo cô và dần dần hình thành được thói quen, nhiệm vụ công việc của mình) + Tôi chọn ra một vài nhóm làm tốt sẽ làm mẫu thảo luận một hoạt động nào đó và các nhóm còn lại sẽ “dự giờ” chú ý theo dõi để học tập theo
Trang 7- Sau khi tiến hành thực hiện các bước cụ thể, các em đã hiểu nhiệm vụ và cách thức thực hiện tôi bắt đầu tiến hành cho các em thực hiện thường xuyên trong các hoạt động học tập ở trong các môn học
- Để đảm bảo cho tất cả những em có nguyện vọng, có năng lực đều có thể được thể hiện hết khả năng của mình thì tôi linh hoạt luân phiên thay đổi Ban cán sự và tổ trưởng tùy theo tình hình và giai đoạn (Ban cán sự có thể thay đổi 2 đến 3 lần/ 1 năm, nhóm trưởng 2 tháng/1 lần)
- Đầu năm Ban cán sự lớp, các tổ trưởng đều phải có một cuốn sổ tay ghi chép cá nhân Cuốn sổ này các em sẽ ghi lại những biểu hiện tích cực, tiêu cực của các thành viên trong nhóm và tổ của mình Sau đó cuối tuần sẽ tổ chức đánh giá nhận xét những việc mà các thành viên đã làm được và chưa làm được
- Bên cạnh đó tôi cũng luôn luôn biết kịp thời động viên, khen ngợi, biểu dương trước lớp đối với những “cán bộ” hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình
Giải pháp 3: Tổ chức đăng kí đôi bạn cùng tiến để hỗ trợ nhau trong việc học cũng như việc truy bài đầu giờ có hiệu quả.
- Giáo viên chủ nhiệm cho học sinh đăng kí đôi bạn cùng tiến để hỗ trợ nhau trong
học tâp, lưu ý chọn đôi bạn không ngang tầm về học lực, mục đích là để bạn học tốt hơn giúp đỡ bạn học yếu hơn Sắp xếp chỗ ngồi – Đôi bạn cùng tiến: Chú ý các em có nhu cầu về tai mắt, tới vóc dáng chiều cao, giới tính, học lực Tuy nhiên chỗ ngồi không cố định trong cả năm mà sẽ được thay đổi mỗi 2 tháng/1lần
Trang 8*Nhiệm vụ trong 15 phút đầu giờ: Tổ trưởng triển khai các kế hoạch kiểm tra bài cũ thì các thành viên trong nhóm đôi bạn cùng tiến sẽ tiến hành:
+ Ngồi theo sơ đồ lớp, mỗi bàn có đôi bạn cùng tiến kiểm bài lẫn nhau, sau đó báo cáo lên tổ trưởng
+ Nội dung truy bài gồm: đôi bạn cùng tiến sẽ trả bài cũ lẫn nhau; kiểm bài tập, chuẩn bị bài ở nhà nếu có; kiểm lẫn nhau tập sách, dụng cụ của buổi học xem có đầy đủ không; những kiến thức nào khó sẽ liên hệ ban cán sự giúp đỡ
+ Tổ trưởng ghi nhận và báo cáo qua Ban cán sự, Ban cán sự sẽ báo vào đầu mỗi tiết học với giáo viên chủ nhiệm để giáo viên chủ nhiệm nhận xét, rút kinh nghiệm
Giải pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin trong sinh hoạt 15 phút đầu giờ cho học sinh.
*Mục tiêu:
Phương pháp dạy học bằng CNTT trong giảng dạy tạo ra một môi trường dạy học tương tác cao, sống động, hứng thú và đạt hiệu quả cao của quá trình dạy học đa giác quan cho học sinh Nội dung, tư liệu bài giảng giới thiệu cho học sinh mang tính chân thực, phong phú Trong bài giảng điện tử học sinh có thể làm quen với những hiện tượng
tự nhiên, xã hội mà các em khó có thể tự bắt gặp trong thực tế Giáo viên chủ động khai thác tìm kiếm nguồn tài nguyên giáo dục qua mạng thông tin truyền thông, Internet Nguồn tài nguyên vô cùng phong phú với hình ảnh, âm thanh, văn bản, phim sống động
tự nhiên tác động tích cực đến sự phát triển trí tuệ của học sinh cũng như ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách toàn diện Có thể nói Công nghệ thông tin là một lĩnh vực
Trang 9đột phá có vai trò lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội Thúc đẩy mạnh
mẽ quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Đối với giáo dục đào tạo Công nghệ thông tin có tác dụng làm thay đổi mạnh mẽ về nội dung và phương pháp truyền đạt trong học tập cũng như trong mọi hoạt động Nhờ có công cụ đa phương tiện như vậy ta
có thể làm sống lại được những hình ảnh, những hoạt cảnh, những âm thanh tạo cho hoạt động thêm phong phú
* Cách tổ chức và tiến hành của biện pháp:
Vậy từ những tác dụng to lớn như thế nên ngoài việc áp dụng CNTT trong những tiết học thì việc áp dụng CNTT vào việc sinh hoạt 15 phút đầu giờ cho học sinh là những bước đột phá góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt
Ví dụ: Muốn giới thiệu về tấm gương người tốt việc tốt Ngoài việc như lâu nay
giáo viên kể bằng lời nay có thể trình chiếu cho học sinh xem thực tế Từ đó các em nhớ lâu hơn và hiệu quả cao hơn
Hoặc: Khi giới thiệu về tấm gương người nữ anh hùng Võ Thị Sáu Giáo viên có thể cho học sinh xem phim tư liệu về Chị Người con Gái Đất Đỏ đã dũng cảm hi sinh để bảo vệ Tổ Quốc
Thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trong buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ học sinh rất thích xem và lắng nghe Hầu như trong lớp không còn một tiếng ồn ào mà chỉ còn tiếng của những thước phim
*Ưu điểm và nhược điểm của biện pháp:
+ Ưu điểm:
Trang 10Qua việc áp dụng CNTT trong sinh hoạt 15 phút đầu giờ tạo cho các em khả năng hiểu biết sâu rộng Bước đầu đưa các em tới một tầm cao mới tầm cao của năng động và nhanh nhạy, trong đó có sự giáo dục đầy tính nhân văn và mang đậm bản sắc của đân tộc
từ đó học sinh có thêm niềm tin, niềm tự hào về đất nước và con người Việt Nam
*Nhược điểm:
Tuy máy tính điện tử mang lại nhiều tiện ích cho việc giảng dạy của giáo viên, những công cụ hiện đại này không thể hỗ trợ và thay thế hoàn toàn cho các phương pháp trực quan khác của người giáo viên Đôi lúc vì là máy móc nên nó có thể gây ra một số tình huống bất lợi cho tiến trình bài giảng như là mất điện, máy bị treo, bị virus, bị lỗi phần mềm do cài đặt, có khi không xuất bản được ra đĩa CD và mỗi khi có sự cố như vậy người giáo viên khó có thể hoàn toàn chủ động điều khiển tiến trình bài giảng theo như ý muốn
Giải pháp 5: Kết hợp với giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh.
- Kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn ngay từ tuần đầu, trao đổi tình hình
chung của lớp với giáo viên bộ môn và những quy định chung của lớp để giáo viên nắm
và thực hiện theo nề nếp đã có
- Tiết sinh hoạt cuối tuần là tiết học để cả giáo viên và học sinh nhìn nhận lại kết
quả và hạn chế trong một tuần học để tuyên dương khích lệ và điều chỉnh nề nếp lớp học Khéo léo nhắc nhở và điều chỉnh hành vi thái độ cho những em chưa tốt
Trang 11- Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, buổi họp phụ huynh đầu năm, đề ra các yêu cầu về nề nếp học tập sao cho thống nhất ở nhà cũng như ở lớp Cho họ thấy tầm quan trọng của việc giáo dục nề nếp học tập của các em để các em có ý thức tự học
- Bên cạnh đó giáo viên phải luôn là tấm gương sáng cho các em noi theo Luôn học
hỏi bạn bè đồng nghiệp, tài liệu sách báo Học tính kiên nhẫn, luôn gần gũi chia sẻ với các em để nắm được tâm tư, mong muốn khi học khi chơi Từng bước đưa các em vào nề nếp học tập
5 Hiệu quả đạt được:
Qua quá trình thực hiện biện pháp áp dụng vào lớp chủ nhiệm, tôi thấy tổ chức tốt cho việc ổn định nề nếp tự quản đầu giờ sẽ đem lại hiệu quả thiết thực trong công tác dạy
và học như sau:
- Khi chuông reo vào lớp hoặc chuyển tiết cần di chuyển ra khỏi lớp học, các em nhanh chóng, nghiêm túc xếp hàng ra vào lớp, xuống sân trường, di chuyển đến phòng học khác một cách trật tự
- Nếp đầu giờ các em các em biết kiểm tra theo dõi, biết phân công điều hành các bạn làm trực nhật, biết tổ chức cho các bạn truy bài đầu giờ và biết giúp các bạn gặp khó khăn trong học tập học bài và làm bài
- Các em không còn tình trạng ngồi nói chuyện riêng, mất trật tự trong thời gian sinh hoạt đầu giờ nữa Tính độc lập tự quản, biết hợp tác, kỹ năng nhận xét đánh giá của từng
em được nâng cao, các em tự tin hơn, có ý thức kỷ luật, và biết đoàn kết yêu thương giúp
đỡ bạn