1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tổ chức dạy học trải nghiệm môn địa lí để phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh lớp 5

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đồng thời tạo cơ hội cho cácem vận dụng những kiến thức đã học để trải nghiệm thực tiễn trong cuộc sống.Qua đó hình thành những phẩm chất và phát triển năng lực cho học sinh.Để đạt được

Trang 1

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 3-4

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4-62.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 6-172.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo

dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

Trang 2

1.1 Lí do chọn đề tài

Học sinh Tiểu học là thế hệ măng non của đất nước, các em học để traudồi tri thức, học để hiểu biết và học để trở thành những người công dân có phẩmchất, năng lực tốt Vì vậy, việc giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người tựchủ, sáng tạo, năng động và có khả năng tiếp thu tri là một vấn đề được quantâm hàng đầu của nền giáo dục nước ta

Mục tiêu giáo dục hiện nay là đào tạo con người phát triển toàn diệntrong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước Thực hiện đổi mới phươngpháp, hình thức dạy học nhằm nâng cao kiến thức năng lực tự giác học tập chohọc sinh ở tất cả các cấp học Một số phương pháp dạy học truyền thống tuy đãtạo ra tính tự giác, chủ động, tích cực và có sự thay đổi trong học tập của họcsinh nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng được với yêu cầu học tập cho các emtrong thời kì mới.

Ở bậc Tiểu học, mỗi môn học đều chú trọng đến việc hình thành và pháttriển những cơ sở ban đầu rất quan trọng về nhân cách của con người Cũng nhưcác môn học khác, môn Địa lí là một trong những môn học đóng vai trò quantrọng trong quá trình hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực, nhân cách vàcác kĩ năng sống cho học sinh, góp phần làm cho học sinh trở thành con ngườicó nhân cách phát triển toàn diện Môn Địa lí không chỉ giáo dục trách nhiệmcủa học sinh đối với gia đình, nhà trường, xã hội, môi trường tự nhiên mà còngiúp học sinh có kiến thức về đặc điểm địa lí của đất nước và giáo dục các emcó trách nhiệm đối với chính bản thân mình Vì vậy trong dạy học ngoài truyềnđạt kiến thức, người giáo viên còn phải chú ý đến giáo dục đạo đức, giáo dụctình yêu thiên nhiên, niềm tự hào về quê hương, đất nước, nắm vững được tìnhhình kinh tế, xã hội của đất nước, của địa phương Đồng thời tạo cơ hội cho cácem vận dụng những kiến thức đã học để trải nghiệm thực tiễn trong cuộc sống.Qua đó hình thành những phẩm chất và phát triển năng lực cho học sinh.

Để đạt được điều này, trong quá trình giảng dạy, người giáo viên khôngchỉ sử dụng một cách rập khuôn, máy móc các hình thức cũng như phương phápdạy học trong một bài học mà phải biết kết hợp, vận dụng linh hoạt, sáng tạo,đan xen các phương pháp, hình thức, kĩ thuật dạy học vào các bài dạy cho phùhợp với đối tượng học sinh để các em có hứng thú với môn học, nhằm phát triểnphẩm chất và năng lực cho các em Giúp các em lĩnh hội và phát huy hiệu quảnăng lực của các em qua từng nội dung bài học.

Đó chính là những lý do mà tôi đã chọn phương pháp “Tổ chức dạy họctrải nghiệm môn Địa lí để phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh lớp 5”,

giúp học sinh hứng thú với giờ học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các tiếthọc Địa lí

1.2 Mục đích nghiên cứu

Thông qua đề tài này nhằm giúp giáo viên và học sinh nắm vững hơn vềcả kiến thức và kĩ năng của môn Địa lí nhằm phát triển phẩm chất cũng nhưnăng lực cho học sinh Đó là:

Trang 3

+ Về học sinh:

Giúp các em yêu thích, hứng thú với môn học.

Nắm vững và vận dụng các kiến thức Địa lí đã được lĩnh hội qua nộidung các bài học vào cuộc sống thực tiễn có hiệu quả

Phát triển phẩm chất và những năng lực đặc thù cho các em như: Phẩmchất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm Năng lực tự chủ vàtự học, giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ [I]

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Một số phương pháp “Tổ chức dạy học trải nghiệm môn Địa lí để pháttriển phẩm chất, năng lực cho học sinh lớp 5”

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên các phương pháp dạy học hằng ngày, nội dung các bài học, cácdạng bài trong môn Địa lí để phân loại phương pháp thực tiễn đó là:

+ Phương pháp trực tiếp giảng dạy (thực nghiệm)+ Dự giờ quan sát

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:

Môn Địa lí lớp 5 là một môn học giúp học sinh có hiểu biết ban đầu vềcác đối tượng địa lí Quá trình dạy học môn Địa lí là quá trình giúp các em hìnhthành các kĩ năng về các đối tượng Địa lí như Tự nhiên – Dân cư – Xã hội đếnsự phát triển của từng vùng miền của đất nước, của địa phương Từ đó giúp cácem thêm yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, có thái độ ứng xử đúng đắnvới môi trường tự nhiên, xã hội và khả năng định hướng nghề nghiệp để hìnhthành nhân cách của người công dân, sẵn sàng đóng góp vào sự nghiệp xây dựngvà bảo vệ Tổ quốc Có hướng phấn đấu để trở thành người có ích cho xã hội Đểđiều đó đạt được kết quả tốt chỉ khi học sinh hứng thú, tích cực và chủ độngtham gia vào các hoạt động học Do đó giáo viên cần tận dụng mọi phươngpháp, hình thức và kĩ thuật dạy học để tạo cơ hội cho các em học sinh được suy

Trang 4

ngẫm, bày tỏ ý kiến, thái độ của bản thân đối với việc làm và các hiện tượngdiễn ra xung quanh cuộc sống của các em; tạo cơ hội cho học sinh được thựchành các kiến thức đã được lĩnh hội qua nội dung từng bài học.

Mặt khác, môn Địa lí còn rèn cho các em một số kĩ năng cơ bản như: Kĩnăng phân tích, kĩ năng nhận xét, so sánh, đánh giá, kĩ năng sử dụng bản đồ,biểu đồ, lược đồ tranh ảnh cho việc khai thác các kiến thức Vì vậy, ngoài việcgiúp học sinh lĩnh hội kiến thức của những môn văn hóa, học tập các kiến thứcvề khoa học, xã hội trên lớp, học sinh còn phải tu dưỡng, rèn luyện về kĩ năngsống, kĩ năng hòa nhập với cộng đồng, kĩ năng ứng xử Để đạt được điều đó thìviệc vận dụng dạy học trải nghiệm trong môn Địa lí sẽ mang lại cho các em cơhội và điều kiện phát triển năng lực, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạocho học sinh Qua đó giúp các em biết nhận thức về từng việc làm, từng hànhđộng, giúp các em sống có ý chí, có mơ ước và nhận thức được cái hay, cái đẹpcủa cuộc sống.

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

2.2.1 Đối với giáo viên

Giáo viên cũng đã quan tâm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học vàvận dụng kỹ thuật dạy học trong các tiết dạy môn địa lý theo hướng hình thànhvà phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh đã đạt kết quả nhất định Gópphần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, môn Địa lí nói riêng Nhưng trênthực tế hiện nay việc nhận thức về tầm quan trọng, cần thiết về việc đổi mớiphương pháp dạy học của một số giáo viên vẫn còn xem nhẹ, lúng túng Quanhững tiết dự giờ của đồng nghiệp tôi thấy:

Hầu như các tiết dạy Địa lí chưa được giáo viên dành nhiều thời gian đểtìm tòi kiến thức, tìm tòi phương pháp, hình thức để xây dựng bài giảng mà cònphụ thuộc vào nội dung hướng dẫn của sách giáo viên, sách thiết kế bài dạy.

Một số giáo viên còn ngại và chưa thực sự quan tâm đến việc vận dụnglinh hoạt các phương pháp dạy học phù hợp với nội dung bài học, với các đốitượng học sinh mà vẫn còn vận dụng phương pháp dạy học cũ, theo lối mòn,chưa mạnh dạn thay đổi, chưa có sự sáng tạo nhiều trong việc áp dụng các hìnhthức dạy học nhằm phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh Vì vậy, chưatạo được sự hứng thú, yêu thích môn học cho các em.

Mặt khác, hiểu biết của một số ít giáo viên về các hình thức và biện pháptổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh còn hạn chế Giáo viên còn cho rằnghọc trải nghiệm là phải đưa học sinh đi ra ngoài trường, đến những địa điểmtham quan, du lịch mới là đi trải nghiệm Đặc biệt giáo viên còn rất lúng túng,khó khăn trong việc xác định các hình thức tổ chức và biện pháp phù hợp.

Bên cạnh đó một số giáo viên chưa được linh hoạt trong việc tổ chức cáctrò chơi học tập trong giờ học, chưa quan tâm đến việc cho học sinh vận dụng,trải nghiệm kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống nên dẫn đến những kĩ năngứng xử của học sinh về những thay đổi của các hiện tượng thiên nhiên đangdiễn ra xung quanh cuộc sống của các em còn chưa được cao.

Trang 5

2.2.2 Đối với học sinh

Môn Địa lí là một môn học rất cần thiết cho học sinh, thế hệ tương lai củađất nước Vì nắm vững địa lí sẽ giúp các em hiểu hơn về quá khứ, hiện tại,tương lai của nhân loại cũng như vai trò của từng địa phương đối với sự pháttriển kinh tế của đất nước Thế nhưng nhiều học sinh vẫn coi đây là môn học thứyếu, không quan trọng, các em còn lơ là trong việc học địa lí.

Học sinh không chủ động nắm bắt kiến thức còn ngại tìm tòi nội dungkiến thức bài học.

Số học sinh nắm bắt được kiến thức về tự nhiên, xã hội, về vị trí địa lí cácvùng miền trên đất nước còn rất ít.

Để tìm hiểu nguyên nhân vì sao các em học sinh lại không yêu thích,không coi trọng môn học địa lý như vậy, bản thân đã tiến hành khảo sát học sinhtrong lớp về việc các em có hứng thú với giờ học Địa lí hay không Kết quảkhảo sát cụ thể của học sinh lớp 5C như sau:

Tổng sốhọc sinh

Rất hứng thúvận dụng tốt kiến thức để trải

Ít hứng thú biết vận dụng

kiến thức đểtrải nghiệm

Chưa hứng thúkhông biết vậndụng kiến thức để

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do các em chưa đọc kĩ yêucầu của bài tập, không hiểu yêu cầu phải làm thế nào Đặc biệt là giáo viên cònáp đặt các hình thức và phương pháp dạy học như các câu lệnh của sách giáokhoa và vở bài tập, chưa có sự sáng tạo trong thiết kế bài dạy, chưa tổ chức cáchoạt động dạy học cho các em được trải nghiệm các kiến thức trong sách quathực tế Do vậy, chưa thu hút được sự chú ý của học sinh vào tiết học

2.2.3 Đối với phụ huynh học sinh

Do điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, phụ huynh ít có thời giancho các con đi trải nghiệm thực tế Ngoài ra một bộ phận nhỏ phụ huynh chưathực sự quan tâm đến việc học của các con, còn phó mặc cho giáo viên và nhà

Trang 6

trường Một số phụ huynh còn có quan niệm sai lầm cho rằng đây là môn họcphụ không cần thiết, chỉ chú trọng đến việc dạy kiến thức Toán và Tiếng Việt.

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:

2.3.1 Tổ chức thảo luận, tranh luận giúp học sinh trải nghiệm và lĩnhhội kiến thức.

Trường học là nơi học sinh cùng nhau học tập, cùng nhau lĩnh hội kiếnthức, từ đó các em sẽ vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống thực tiễngiúp các em phát triển các kĩ năng cần thiết trong cuộc sống của các em Vì thếtrong dạy học, giáo viên không chỉ truyền thụ kiến thức mà người giáo viêncòn phải đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, khích lệ các em trong việctìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức, hình thành và phát triển ở các em kĩ năng sốngqua việc tổ chức cho các em được trải nghiệm nội dung kiến thức học thực tếtức là để học sinh cùng nhau tranh luận về nội dung kiến thức bài học, còn giáoviên sẽ là người hướng dẫn các em biết cách tư duy, phân tích, so sánh nhữngsố liệu, những đối tượng địa lí để tìm ra đặc điểm của các đối tượng địa lí đó.Học sinh tranh luận sôi nổi sẽ tạo điều kiện cho các em được nêu ra ý kiến, suynghĩ của mình về các đối tượng địa lí Từ đó giúp các em tự biết khám phánhững kiến thức về địa lí, về các hiện tượng thiên nhiên, có được những trảinghiệm thiết thực xung quanh cuộc sống của các em.

Ví dụ: Bài 18: Châu Á (Tiếp theo) - Trang 105-Lịch sử và Địa lí lớp 5.

Ở phần 3 “Dân cư Châu Á”, sau khi cho học sinh tìm hiểu về chủng tộc,nơi sống và so sánh về trang phục, màu da của người dân Đông Á (Nhật Bản)và người dân Nam Á (Ấn Độ) [II] Giáo viên cho học sinh thảo luận theonhóm.

Nội dung: Vì sao cùng là người Châu Á mà màu da của người dân ĐôngÁ lại khác màu da của người dân Nam Á?

- Giáo viên tổ chức cho học sinh lập nhóm theo hình thức bắt thăm (Họcsinh có thể chọn cùng một màu hoa hay cùng một loại quả, cùng một con số,một con vật mà mình yêu thích) để về cùng một nhóm.

- Các nhóm nhận nhiệm vụ, thảo luận trong thời gian 3 phút.

- Hết thời gian làm việc nhóm, đại diện các nhóm sẽ trình bày kết quảthảo luận.

- Sau phần trình bày của nhóm, nhóm còn lại sẽ đặt câu hỏi yêu cầunhóm trình bày trả lời câu hỏi chất vấn.

- Cuối cùng giáo viên chốt lại nội dung trọng tâm trên kết quả thảo luậncuả các nhóm đã đưa ra.

Qua việc tổ chức cho học sinh thực hiện thảo luận nội dung kiến thứctrên, tôi nhận thấy:

Trang 7

Việc cho học sinh thảo luận, tranh luận trong nội dung này có ý nghĩa lớntrong việc phát triển các kĩ năng tư duy của học sinh Trong quá trình học sinhtranh luận, thảo luận để tìm ra nội dung kiến thức bài học thì các em đều phảisuy nghĩ, đưa ra các ý kiến Sau đó các em sẽ thống nhất ý kiến rồi đưa ra kếtluận chung.

Thảo luận, tranh luận trong nhóm sẽ giúp các em được đưa ra ý kiến hoặcbác bỏ quan điểm đồng thời các em sẽ được trao đổi, được hợp tác, giao lưu,học hỏi từ đó hình thành các năng lực, phẩm chất quan trọng cho các em.

Không chỉ vậy thảo luận, tranh luận trong học tập còn giúp cho quan hệTrò - Trò, quan hệ Thầy - Trò ngày càng thêm thân thiết, gần gũi Hoạt độngnày chính là hoạt động trải nghiệm trong tư duy của các em Điều đó góp phầntạo thêm niềm say mê, hứng thú của học sinh với môn học.

Hình ảnh phiếu bốc thăm (Thẻ hoa)

Thẻ số

2.3.2 Tổ chức trải nghiệm thông qua tổ chức các trò chơi học tập

Trang 8

Trò chơi học tập là những trò chơi gắn liền với hoạt động học tập của họcsinh Trò chơi được tổ chức, vận dụng trong nhiều tình huống khác nhau khidạy học trải nghiệm như: Hoạt động khởi động, luyện tập, khám phá tri thứcmới Trong các tiết học, việc tổ chức cho học sinh chơi vào bất kì thời điểmnào của bài học đều rất quan trọng Nó không chỉ làm thay đổi hình thức họctập, làm cho không khí trong lớp học được thoải mái, sôi nổi mà còn làm choquá trình học tập của học sinh trở thành một hình thức vui chơi hấp dẫn, qua đócác em được củng cố, hệ thống kiến thức và đặc biệt là tạo cho các em đượctrải nghiệm để khám phá khả năng sáng tạo của mình.

Để phát huy được hiệu quả sử dụng trò chơi trong dạy học địa lí, giúp họcsinh được trải nghiệm thực tế, giáo viên có thể vận dụng hai hình thức trò chơiđó là trò chơi khởi động và trò chơi học tập.

2.3.2.1.Trò chơi khởi động:

Đối với trò chơi này giáo viên sẽ tổ chức vào đầu tiết học Tổ chức tròchơi vào thời gian này giáo viên sẽ có thể vừa kiểm tra, đánh giá được kiếnthức năng lực của học sinh, vừa giới thiệu được nội dung bài mới đồng thờikích thích được tính chủ động, tích cực hứng thú học tập cho học sinh.

Ví dụ: Khi dạy bài “Các dân tộc, sự phân bố dân cư” – Lịch sử và Địa lí 5Trang 84, Giáo viên sẽ tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh hơn” vàođầu tiết học.

Bước 1: Giáo viên treo hai phiếu ghi nội dung câu hỏi.

- Giáo viên nêu luật chơi: Trọng tài nêu từng câu hỏi, khi trọng tài đọctừng câu hỏi hoàn chỉnh thì các đội chơi mới được sử dụng thẻ đúng sai để trảlời Bạn nào vi phạm luật sẽ bị loại kết quả Sau khi học sinh nêu kết quả trả lời,giáo viên đưa đáp án của từng câu hỏi để các em đối chiếu kết quả.

Trang 9

- Cách tính điểm: Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, nếu trả lời sai trừ 5điểm Tổng điểm của mỗi đội được ghi lên bảng và thư kí sẽ tổng hợp lại sau đócông bố số điểm và đội thắng cuộc.

- Gọi hai đội tham gia chơi đứng xếp thành hai hàng dọc phía trước bảng.- Mỗi đội chơi được phát các tấm thẻ đúng, sai

Bước 2: Trọng tài đọc câu hỏi và hô khẩu lệnh (Bắt đầu) thì học sinh cácđội chơi sẽ chạy nhanh lên bảng để gắn thẻ đúng sai vào đáp án theo nội dungcâu hỏi mà trọng tài đưa ra.

Bước 3: Học sinh nhận xét, đánh giá từng đội chơi.

- Đội nào có đáp án đúng và nhanh hơn là đội thắng cuộc.- Giáo viên khen thưởng đội thắng cuộc.

* Hệ thống câu hỏi giáo viên có thể sử dụng trong trò chơi Chẳng hạn:

- Năm 2004, nước ta có bao nhiêu dân?

- Trong các nước ở Đông Nam Á, dân số nước ta đứng thứ mấy? [III]- Dân số tăng nhanh gây hậu quả gì?

- Dân số của nước ta tăng hay giảm trong những năm gần đây? [IV] Vìsao?

-

Hình ảnh thẻ đúng sai

Trang 10

Hình ảnh học sinh tham gia trò chơi 2.3.2.2 Trò chơi học tập:

Trò chơi học tập là trò chơi để khám phá kiến thức mới hoặc để củng cốkiến thức học tập nên giáo viên có thể tổ chức trò chơi ở hoạt động hình thànhkiến thức hay ở hoạt động Vận dụng, trải nghiệm tùy thuộc vào nội dung kiếnthức và mục tiêu bài học.

Ví dụ: Khi dạy Bài 7: Ôn tập – Trang 82 - SGK Lịch sử và Địa lí 5 Saukhi cho học sinh xác định và mô tả vị trí địa lí của nước ta trên bản đồ Giáoviên sẽ tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Tôi là ai”

* Mục đích: Giúp học sinh phát triển ngôn ngữ, củng cố kiến thức và

được trải nghiệm về vị trí, đặc điểm của biển, đảo và quần đảo, bồi dưỡng tìnhyêu quê hương đất nước, ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo.

* Chuẩn bị: Vương miện đội đầu có tên các đảo, quần đảo của nước ta.

* Cách chơi: Lần lượt từng học sinh trong đội chơi (Đội chơi gồm năm

bạn) sẽ giới thiệu, đưa ra những câu hỏi và mô tả về đặc điểm của bản thân (sựvật đóng vai) để các bạn dưới lớp hiểu và đoán được mình là ai

Chẳng hạn:

- Tôi là quần đảo lớn ở ngoài khơi biển miền Trung, đố bạn tôi là ai?

Trang 11

( Hoàng Sa, Trường Sa).

- Tôi là một đảo lớn, nằm ở vùng biển phía Bắc, nơi có nhiều đảo nhất củacả nước, đố bạn tôi là ai? ( Cái Bầu, Cát Bà)

Qua trò chơi đã giúp các em tăng cường hoạt động cá nhân phối hợp vớihọc tập giao lưu, hình thành và rèn luyện cho các em học sinh kĩ năng vận dụngkiến thức vào thực tiễn cuộc sống.

Hình ảnh học sinh tham gia trò chơi "Tôi là ai”2.3.3 Tổ chức các cuộc thi, hội thi

Nội dung kiến thức môn Địa lí lớp 5 rất phong phú và đa dạng Vì vậy đểtổ chức được các hội thi, cuộc thi nhằm lôi cuốn học sinh đồng thời đáp ứng nhucầu vui chơi, giải trí, bộc lộ tài năng, thỏa sức sáng tạo của học sinh, giúp cácem có những kinh nghiệm thực tế, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chínhbản thân các em thì người giáo viên cần phải lựa chọn hình thức cuộc thi saocho phù hợp với nội dung bài học và có hiệu quả Đặc biệt là giáo viên phải linhhoạt, sáng tạo khi tổ chức thực hiện, tránh máy móc thì cuộc thi mới hấp dẫn

2.3.3.1 Tổ chức cuộc thi “Em làm hướng dẫn viên du lịch”

Với cuộc thi này giáo viên sẽ tổ chức vào các giờ học Địa lí hoặc vàonhững giờ Hoạt động ngoài giờ lên lớp khi học chủ đề “Trường em” hay chủ đề

“Quê hương – Đất nước em”

Học sinh sẽ đóng vai là một hướng dẫn viên du lịch đón khách đến thămlớp Các em sẽ giới thiệu với khách tham quan biết về truyền thống thi đua Dạytốt, học tốt của thầy và trò nhà trường, giới thiệu về không gian lớp học, giớithiệu những thông tin cơ bản về nhà ở, khoảng cách từ nhà đến trường Đặc biệtlà giới thiệu về những đặc sản và những sản vật truyền thống của địa phương, vềvẻ đẹp tiềm ẩn của đất nước, bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

Trang 12

Cuộc thi "Em tập làm hướng dẫn viên du lịch”

Qua việc tổ chức cuộc thi này, tôi nhận thấy: Lớp 5C đã có một đội ngũhướng dẫn viên du lịch nhỏ tuổi sẵn sàng đón khách thăm lớp và quan trọng hơnlà các em đã được trải nghiệm làm một hướng dẫn viên du lịch và hiểu hơn vềđặc điểm, truyền thống của quê hương, đất nước mình.

2.3.3.2 Tổ chức cuộc thi “Em là tuyên truyền viên giỏi”

Ngày nay do nền kinh tế của đất nước ngày càng phát triển nên con ngườiđã làm cho môi trường sống bị thay đổi Vì vậy trong dạy học Địa lí giáo viênkhông chỉ dạy kiến thức địa lí mà còn phải giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môitrường Để các em có ý thức bảo vệ môi trường, được trải nghiệm là nhà khí hậuhọc, nhà bảo vệ môi trường trong tương lai, giáo viên tổ chức cho học sinh thi“Em làm tuyên truyền viên giỏi”.

Việc hướng dẫn học sinh tập làm một tuyên truyền viên, một hướng dẫnviên du lịch trong dạy học Địa lí là cách dạy dựa trên môi trường thực tế, gắnviệc học đi đôi với hành, gắn lí thuyết với thực tiễn, giúp các em học tập, tìmhiểu, mở rộng kiến thức và thực tiễn, tạo cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thứcđã học để trải nghiệm thực tiễn bằng những việc làm cụ thể Qua đó giáo dụccho học sinh lòng yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức bảo vệmôi trường.

Ví dụ: Bài 3: Khí hậu - Trang 72 – SGK Lịch sử và Địa lí lớp 5

Sau khi hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức bài học, giáo viên mởrộng kiến thức cho học sinh: Các em sẽ làm gì trước sự biến đổi của khí hậu,làm ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta

Để hình thành ở các em hiểu biết, ý thức trách nhiệm và kĩ năng thích hợpđể bảo vệ môi trường, có ứng xử thân thiện, thông minh với môi trường, giáo

viên tổ chức cho học sinh cuộc thi “Em là tuyên truyền viên giỏi” trong hoạt

động Vận dụng, trải nghiệm của bài học.

Ngày đăng: 29/06/2024, 06:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w