1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn tổ chức một số hoạt động ngoài giờ chính khóa cho học sinh lớp 5

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Ở bậc Tiểu học, việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đượctổ chức thực sự với hình thức hoạt động cụ thể, đa dạng, hấp dẫn, sẽ tạo nhiềuthuận lợi cho sự hình thành và phát tr

Trang 1

A PHẦN MỞ ĐẦU

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Đã từ lâu Đảng và nhà nước ta đã coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, làbệ phóng cho sự phát triển của đất nước Giáo dục có một vị trí và tầm quantrọng hết sức to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, nhất là trong giai đoạn cácquốc gia cần nhiều lực lượng lao động có chất lượng cao, phục vụ cho yêu cầu

công nghiệp hóa hiện đại hóa GS Võ Tòng Xuân đã nhận xét : “ Trong một nềnkinh tế toàn cầu của thị trường tự do cạnh tranh mãnh liệt, một lực lượng laođộng được đào tạo ở trình độ chất lượng cao là yếu tố sống còn của một nềnkinh tế quốc gia để thu hút đầu tư nước ngoài vào tạo nên việc làm và của cảicho đất nước Vì thế chất lượng giáo dục phổ thông bắt đầu từ Tiểu học ngàycàng được công nhận là cơ sở quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế và đượccoi như công cụ để đạt được những mục tiêu phát triển khác Các tổ chức pháttriển quốc tế đã và đang tài trợ mạnh cho giáo dục phổ thông tại các nướcnghèo chậm tiến vì họ công nhận hai vai trò của giáo dục : vừa là yếu tố nhằmtăng trưởng kinh tế, vừa là yếu tố giúp giảm đói nghèo”.

Như chúng ta đã biết giáo dục tiểu học có vị trí quan trọng trong hệ thốnggiáo dục quốc dân Đây là bậc học cung cấp những tri thức khoa học ban đầu vềtự nhiên và xã hội, trang bị những kiến thức kỹ năng đầu tiên về hoạt động thựctiễn, bồi dưỡng, phát huy những tình cảm, thói quen và đạo đức tốt của conngười Mục tiêu giáo dục tiểu học là giúp trẻ phát triển toàn diện, hình thànhnhững phẩm chất cơ bản Hiện nay vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục khôngcòn là mối quan tâm của cá nhân nào Đó là nhiệm vụ của xã hội Nghị quyếtĐảng về cải cách giáo dục đã ghi rõ :“…Sự nghiệp cách mạng luôn đổi mới vìthế công tác giáo dục cũng phải đổi mới…”

Để thực hiện mục tiêu trên, nhà trường phải tiến hành nhiều hoạt động giáo dục: “Học đi đôi với hành” Cùng với các hoạt động dạy và học trên lớp, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa ở trường Tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng Nó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, rèn luyệnthể chất, nâng cao hiểu biết và đặc biệt nó là một mặt hoạt động không thể thiếu trong hình thành nhân cách cho học sinh và là điều kiện tốt để các em hòa nhập cuộc sống.

Ở bậc Tiểu học, việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đượctổ chức thực sự với hình thức hoạt động cụ thể, đa dạng, hấp dẫn, sẽ tạo nhiềuthuận lợi cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam phùhợp với yêu cầu của thời đại Cũng từ đặc điểm hiếu động thích hoạt động vàtính hồn nhiên của học sinh Tiểu học thì đây là cơ hội tốt nhất giúp các em pháthuy tối đa tính tích cực, sáng tạo trong quá trình tham gia hoạt động.

Từ những lí do khách quan, chủ quan trên nên tôi lựa chọn đề tài: “Tổ

chức một số hoạt động ngoài giờ chính khóa cho học sinh lớp 5”

Trang 2

II MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:

Trên cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài đề xuất một số hoạt động ngoài giờchính khóa cho học sinh lớp 5 nhằm:

Hình thành và phát triển sự hiểu biết của học sinh trong các lĩnh vựckhác nhau của đời sống xã hội , những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giátrị, các kỹ năng ban đầu, cơ bản, cần thiết, phù hợp với sự phát triển chung củatrẻ (đó là các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tham gia hoạt động tập thể, kỹ năngnhận thức,…) và những năng lực chung cần có ở con người trog xã hội hiệnđại Góp phần hình thành và phát triển tính tích cực, tự giác cho học sinh trongviệc tham gia vào các hoạt động xã hội Trên cơ sở đó, bồi dưỡng cho trẻ tháiđộ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên và xã hội, thái độ trách nhiệm đối vớicông việc chung

III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Sử dụng phương pháp đàm thoại để tìm hiểu nguyện vọng của học sinh - Nghiên cứu thực tế trình độ của học sinh để tìm ra các hoạt động phù hợp - Trao đổi với giáo viên có kinh nghiệm để rút kinh nghiệm đổi mới nộidung và phương pháp dạy.

- Thực nghiệm ở các tiết hoạt động ngoài giờ chính khóa - Phương pháp điều tra khảo sát, thống kê.

- Kiểm tra đánh giá kết quả rút ra bài học kinh nghiệm.

IV ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

- Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức một vài hoạt động ngoại giờ chính khóa - Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 5.

B PHẦN NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ LUẬN

Theo quan điểm tâm lý học, hoạt động và giao tiếp là nhân tố chủ yếutrong sự hình thành và phát triển nhân cách Ở nhà trường, các hoạt động ngoàigiờ như vui chơi, văn nghệ, thể dục – thể thao,… là điều kiện giúp các em rènluyện hành vi, thái độ, tình cảm và củng cố kiến thức một cách chắc chắn hơn Các nghiên cứu về tâm lí - giáo dục cũng cho thấy, nhiều nét tính cách cơbản của con người được hình thành trước và trong tuổi học đường Việc thamgia vào nhiều hoạt động ngoài giờ lên lớp phong phú, đa dạng sẽ tạo cơ hội chohọc sinh được thể hiện, bộc lộ, tự khẳng định bản thân; tạo cơ hội cho các emđược giao lưu, học hỏi bạn bè và mọi người xung quanh; tạo cơ hội thuận lợicho học sinh được tham gia một cách tích cực vào đời sống cộng đồng Từ đó,sẽ tác động tích cực đến nhận thức, tình cảm, niềm tin và hành vi của học sinh,giúp các em phát triển nhiều phẩm chất tích cực như: tinh thần đồng đội, tinhthần trách nhiệm, lòng nhân ái, khoan dung, sự cảm thông, tính kỉ luật, trungthực, mạnh dạn, tự tin, và giúp các em phát triển những kĩ năng hoạt động tậpthể và kĩ năng sống cơ bản như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năngxác định giá trị, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, kĩ năng kiên định, kĩnăng tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng trình bày,

Trang 3

kĩ năng thu thập và xử lí thông tin,

Sự phát triển của lý luận giáo dục hiện đại cũng dẫn tới quan niệm chorằng, trường học phải là nơi tạo điều kiện và hướng dẫn học sinh một cách có hệthống về đời sống xã hội để các em được trải nghiệm và thực hành ngay khi cònđang đi học Khi đã quan niệm như vậy, những trải nghiệm phong phú của họcsinh ở trường học sẽ có mối quan hệ mật thiết với quá trình hình thành về thểchất và trí tuệ của các em.

Hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa là một trong hai con đường cơbản thực hiện quá trình giáo dục trẻ em, nó bao gồm những hoạt động được tổchức ngoài giờ các môn học Hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa là sựtiếp nối và thống nhất với hoạt động dạy học, tạo điều kiện gắn lý thuyết vớithực hành, góp phần quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cáchtoàn diện của học sinh.

Hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa bao giờ cũng được tổ chức vớicác hình thức hoạt động đa dạng, phong phú và các mối quan hệ giao tiếp giữacác cá nhân với cá nhân, cá nhân với nhóm, nhóm với nhóm Ngược lại, mỗi cánhân tác động tới cộng đồng, tới xã hội, các cá nhân khác,… cũng thông quanhóm, qua tập thể Tác động của tập thể đến nhân cách cá nhân qua hoạt độngcùng nhau

II CƠ SỞ THỰC TIỄN

Ở Việt Nam, từ năm học 2008 – 2009, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã phátđộng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực”, với yêucầu tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt độnggiáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng với thái độ tự giác, chủ động và ýthức sáng tạo Trong các nội dung thực hiện, có nội dung tổ chức trò chơi dângian cho học sinh đó cũng là rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.

Về phía các bậc cha mẹ học sinh luôn quan tâm đến việc làm thế nào đểkích thích tính tích cực học tập của con, ai cũng muốn con mình được học tậpvà phát triển toàn diện ngay từ những năm học Tiểu học.

Đối với giáo viên Tiểu học thường tập trung lo lắng cho những em cónhững hành vi không chuẩn mực và khả năng tập trung kém và làm thế nào đểhọc sinh của mình năng động, sang tạo hơn, tạo được hứng thú trong giờ họctập, giờ học bớt căng thẳng, bớt áp lực học sinh được học mà chơi chơi mà học? Đối với trường nằm trong khu vực miền núi như chúng tôi, với kinh phíhạn hẹp rất khó để tổ chức các sân chơi quy mô lớn, học sinh ít được tiếp xúcvới những trò chơi hiện đại Vì thế, từ những hoạt động như: lao động, các hoạtđộng văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian, dân ca, ngoại khoá đã góp phần rấtlớn trong việc hình thành nhân cách cuả học sinh Giúp các em biết tự giáo dục,tự rèn luyện, tự hoàn thiện mình.

Trang 4

III CÁC BƯỚC THỰC HIỆN:

- Khảo sát thực tế:

Để thực hiện đề tài này, tôi đã tiến hành khảo sát thực tế học sinh như sau: Tổng số học sinh: 35 Số học sinh nữ: 15 Số học sinh nam: 20 Qua khảo sát thực tế, tôi nhận thấy :

Tổng sốhọc sinh

Thích tham gia những hoạtđộng ngoài giờ chính khóa

Không thích tham gia nhữnghoạt động ngoài giờ chính khóa

- Đặt tên cho chủ đề: Đây là một việc làm hết sức cần thiết vì tên của chủ

đề tự nó đã nói lên mục tiêu, nội dung và hình thức của hoạt động Ví dụ: “VuiTrung Thu”, “Vận dụng thơ ca trong toán học”, Việc xác định rõ mục tiêu, nộidung và hình thức hoạt động càng cụ thể bao nhiêu thì mức độ thành công càngcao bấy nhiêu Mỗi một hoạt động cần đáp ứng được các câu hỏi sau:

+ Những kĩ năng nào được hình thành ở học sinh? + Mức độ học sinh đạt được sau khi hoàn thành?

+ Những thái độ sống, giá trị sống nào có thể được hình thành ở họcsinh ?

- Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức củahoạt động:

+ Căn cứ vào từng chủ đề, các mục tiêu đã xác định, điều kiện cụ thể củalớp, khả năng của HS để xác định nội dung.

+ Từ nội dung, xác định cụ thể phương pháp tiến hành, từ đó lựa chọnhình thức hoạt động tương ứng như: Tổ chức trò chơi, hội thi, ngoại khóa, hoạtđộng giao lưu….

Ví dụ: Giáo dục những giá trị, kĩ năng sống cho trẻ thông qua các bài họcnhân văn từ những câu chuyện hay 1 vở kịch hay qua video Sau khi học sinhxem, các em cùng nhau trao đổi, trình bày ý kiến, rút ra bài học kinh nghiệm vànêu lên những cảm nghĩ của bản thân về nội dung vừa học.

- Tiến hành thực hiện: Khâu thực hiện cụ thể cho những nội dung bên

trên là quan trọng nhất Trong quá trình tổ chức, tôi luôn chú trọng đến việc chohọc sinh hợp tác nhóm và phân loại đối tượng học sinh để có những điều chỉnh

Trang 5

kịp thời, quan tâm, hướng dẫn phù hợp cho các em, đảm bảo việc các em thamgia một cách tự nguyện, tích cực và hứng thú

IV MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ CHÍNHKHÓA ĐÃ THỰC HIỆN.

1 Trò chơi dân gian:

Giúp cho học sinh biết cách chơi và chơi thành thạo một số trò chơi dân gian Rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn cho người chơi Giáo dục học sinh tinhthần đoàn kết, tính tập thể khi tổ chức trò chơi Các trò chơi dân gian được xen kẽ vào các hoạt động học giúp học sinh có tâm thế vui vẻ, thoải mái.

Ví dụ:

Trò chơi: RỒNG RẮN LÊN MÂY

Cách chơi:

“Rồng rắn lên mây” là một trong những trò chơi dân gian được nhiều thế hệ

tuổi thơ ngày trước biết đến Đây là một trò chơi theo nhóm, các người chơiđược phân vai và phải thực hiện vai chơi của mình trong sự phối hợp với ngườikhác.

Một người đứng ra làm thầy thuốc, những người còn lại sắp hàng một, tayngười sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt trên vai của người phía trước Sau đótất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừa hát:

Rồng rắn lên mâyCó cây lúc lắcHỏi thăm thầy thuốc

Có nhà hay không? Người đóng vai thầy thuốc trả lời:

- Thấy thuốc đi chơi ! (hay đi chợ, đi câu cá , đi vắng nhà tùy ý mà chế ra).Đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời:- Có !

Và bắt đầu đối thoại như sau : Thầy thuốc hỏi:- Rồng rắn đi đâu?

Người đứng làm đầu của rồng rắn trả lời:- Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con.- Con lên mấy ?

- Con lên một- Thuốc chẳng hay- Con lên hai.- Thuốc chẳng hay.

Cứ thế cho đến khi:

- Con lên mười.- Thuốc hay vậy.

Kế đó, thì thầy thuốc đòi hỏi:+ Xin khúc đầu.

Trang 6

- Những xương cùng xẩu.+ Xin khúc giữa.

- Những máu cùng me.+ Xin khúc đuôi.

Nếu đang chơi dằng co giữa chừng, mà rồng rắn bị đứt ngang thì tạm ngừngđể nối lại và tiếp tục trò chơi.

Hình ảnh 1: Trò chơi: Rồng rắn lên mây

Trò chơi: MÈO ĐUỔI CHUỘT

Thế rồi chú chuột lại đóng vai mèoCo cẳng chạy theo, bác mèo hóa chuột

Một người được chọn làm mèo và một người được chọn làm chuột Haingười này đứng vào giữa vòng tròn, quay lưng vào nhau Khi mọi người hát đếncâu cuối thì chuột bắt đầu chạy, mèo phải chạy đằng sau Tuy nhiên mèo phảichạy đúng chỗ chuột đã chạy Mèo thắng khi mèo bắt được chuột Rồi hai ngườiđổi vai trò mèo chuột cho nhau Trò chơi lại được tiếp tục.

Hình ảnh 2: Trò chơi: Mèo đuổi chuột

Mọi người chạy xung quanh người bị bịt mắt đến khi nào người đó hô“bắt đầu” hoặc “đứng lại” thì tất cả mọi người phải đứng lại, không được dichuyển nữa Lúc này người bị bịt mắt bắt đầu lần đi xung quanh để bắt được aiđó, mọi người thì cố tránh để không bị bắt và tạo ra nhiều tiếng động để đánh

Trang 7

lạc hướng Đến khi ai đó bị bắt và người bị bịt mắt đoán đúng tên thì người đósẽ phải ra “bắt dê”, nếu đoán sai lại bị bịt mắt lại và làm tiếp.

Có ai đó muốn ra chơi cùng thì phải vào làm luôn, người đang bị bịt mắtlúc này được ra ngoài hoặc là phải oẳn tù tì xem ai thắng.

Hoặc lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co Hai người đứng đầu haibên nắm lấy tay nhau, còn các người sau ôm bụng người trước mà kéo Đanggiữa cuộc, một người bên nào bị đứt dây là thua bên kia Kéo co cũng kéo bakeo, bên nào thắng liền ba keo là bên ấy được.

Hình ảnh 4: Trò chơi: Kéo co 2 NGÀY HỘI AN TOÀN GIAO THÔNG

Việc giáo dục ý thức cho học sinh tham gia giao thông không phải làmđược trong một sớm, một chiều mà cần phải làm từ từ từng bước, bắt đầu từnhững thói quen nhỏ nhất như đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, xe đạpđiện, nghiêm chỉnh chấp hành các tín hiệu giao thông Cùng với việc đẩy mạnhcông tác tuyên truyền Luật giao thông, kết hợp với Liên đội tổ chức ngoại khóa“ An toàn giao thông” nhằm giúp các em học sinh tìm hiểu và thực hiện đúngluật giao thông để khi tham gia giao thông hiểu đầy đủ, đúng các quy định củapháp luật và tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giaothông.

Hình ảnh 5: chương trình văn nghệ.

Hình ảnh 6: Cô tổng phụ trách tuyên truyền về “ an toàn giao thông”Hình ảnh 7: Trao mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1.

3 VUI TRUNG THU:

Học sinh vận dụng kiến thức đã học từ môn thủ công để làm những chiếcđèn lồng bằng giấy để chơi trong dịp trung thu và dành tặng cho những ngườimình yêu quý

Hình ảnh 8: Hội thi khéo tay hay làm( Làm đèn lồng giấy )

4 VẬN DỤNG THƠ CA TRONG TOÁN HỌC:

Cho học sinh vận dụng thơ ca vào toán học dựa vào đặc điểm hoặc các

Trang 8

cách tính chu vi, diện tích, thể tích các hình học sinh đã được học để tạo ra cáccâu thơ Qua đó, giúp học sinh củng cố, ghi nhơ và khắc sâu kiến thức đã đượchọc.

Hình ảnh 9: Cách tính quãng đường- vận tốc – thời gian.Hình ảnh 10: Cách tính chu vi - diện tích – thể tich một số hình.

5 CHÀO MỪNG NGÀY QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM:

Phối, kết hợp với liên đội tổ chức giao lưu nói chuyện truyền thống kỉ niệmngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22 – 12 Giúp học sinh hình thànhnhững tình cảm tốt đẹp, lòng biết ơn về sự hi sinh thầm lặng của các chiến sĩđang bảo vệ bình yên cho Tổ quốc Qua đó, tự hào hơn về truyền thống vẻ vangcủa Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.

Hình ảnh 11: Chú bộ đội nói về ngày truyền thống của quân đội nhân dânViệt Nam 22-12.

6 NGÀY HỘI MÔI TRƯỜNG:

Giúp học sinh được trải nghiệm tham gia các hoạt động lao động vệ sinh

môi trường, chăm sóc công trình măng non.Từ đó, học sinh ý thức được tráchnhiệm của bản thân mình trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường và chămsóc cây cối tạo cảnh quan đẹp và làm cho môi trường trong lành hơn.

Hình ảnh 12: Chăm sóc công trình măng non

Giúp học sinh được trải nghiệm làm thử công việc của bố (mẹ) Từ đó, học

sinh có tình cảm trân trọng giá trị lao động của bố mẹ Rèn luyện sự khéo léotrong việc sơ chế thực phẩm.

Hình ảnh 13: Thực hành sơ chế thực phẩm.

V KẾT QUẢ KHẢO SÁT

1 Em có thích tham gia những hoạt động trảinghiệm sáng tạo mà cô giáo đã tổ chức không? 35 02 Em có cảm thấy khó khăn khi tham gia không?Vì sao ? 7 283 Em có muốn tiếp tục tham gia những hoạt độngtương tự không? 35 04 Em cảm thấy có sự thay đổi nào ở bản thân mìnhkhông? Cụ thể là gì? 35 05 Em có đề xuất thêm hoạt động nào khác không?Cụ thể? 25 10

Trang 9

C PHẦN KẾT LUẬN

I KẾT LUẬN:

Trong quá trình dạy học, ngoài việc truyền thụ cho học sinh những tri thứckhoa học một cách có hệ thống, phải quan tâm giáo dục nhân cách học sinh quacác môn học, các hoạt động bổ trợ Điều này đang được thể hiện qua các hoạtđộng ngoài giờ chính khóa Nhiều người cho rằng, việc tổ chức các hoạt độngngoài giờ chính khóa là xây dựng các mối quan hệ phong phú, đa dạng, mởrộng kiến thức, tư tưởng, tình cảm, nâng cao thể lực, thể chất và tinh thần củamỗi học sinh Do đó, việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ chính khóa phải giảiquyết được mối quan hệ giữa học và chơi - chơi và học, nhằm đáp ứng nhu cầutâm lý lứa tuổi học sinh, đồng thời, hướng tới nâng cao chất lượng giáo dục từmỗi đơn vị trường.

Qua quá trình dạy học, tôi đã áp dụng những biện pháp trên và thấy rằngbước đầu đã đem lại được những kết quả tốt.

- Học sinh hứng thú tham gia học tập, tham gia các hoạt động tích cực,kết quả học tập của các em dần được nâng lên.

- Học sinh nâng cao về mặt năng lực, nhận thức về thế giới quan, biết bộclộ những biểu tượng ban đầu về cuộc sống xung quanh, thể hiện ra bên ngoàibằng những hành động cụ thể.

- Học sinh được sử dụng các giác quan để học thông qua các hoạt độngcụ thể như: nhìn – quan sát, ngửi, sờ - tác nghiệp, nói (tường thuật, kể), vẽ -tạo hình…

- Học sinh được rèn luyện các kĩ năng cơ bản, được thực hành và sáng tạonhững hoạt động mang tính nghệ thuật, được khám phá, được trau dồi và làmgiàu vốn sống về những giá trị nhân văn, đạo đức, được làm quen với những lànđiệu dân ca, đồng dao, những bài hát vè, thơ ca trong toán học, tăng tính thẩmmĩ cho các em … Từ đó, các em có thêm sự mạnh dạn, tự tin, có niềm vui vàyêu thích khi đến trường.

Do đó, tôi cho rằng biện pháp của tôi đưa ra có thể áp dụng được vào việcnâng cao khả năng tư duy, nhận thức, giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ năngcho học sinh lớp 5.

II BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Trang 10

Việc vận dụng tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinhbước đầu có kết quả khả quan Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, tôi nhậnthấy cần phải lưu ý đến một số điểm sau:

- Một số em còn hạn chế về mặt thao tác, còn thụ động trong tư duy, cònchậm chạp về tác phong, do đó, cần dành nhiều thời gian hơn cho các em.

- Một số em còn chưa biết khai thác và xử lý thông tin, chưa thực hiện tốtnhững yêu cầu được đặt ra.

- Cần phải có sự phối hợp đồng bộ và nhịp nhàng hơn nữa ở phía cha mẹhọc sinh đối với các em chưa đạt kết quả như mong đợi.

- Còn rất ít học sinh chưa thực sự thay đổi bản thân theo chiều hướng tích cực.Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã thực hiện “Tổ chức một vàihoạt động ngoài giờ chính khóa dành cho học sinh lớp 5” Mặc dù đã

cố gắng nhưng thời gian áp dụng chưa nhiều, kinh nghiệm và trình độ bản thâncòn hạn chế nên sáng kiến kinh nghiệm còn nhiều điểm thiếu sót, mong hộiđồng khoa học góp ý để tôi ngày càng tiến bộ hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 11

D TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ GD&ĐT (2006), Chương trình giáo dục phổ thông – HĐGD ngoài giờ

lên lớp.

[2] Bùi Ngọc Diệp (2000), Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng

tạo trong nhà trường phổ thông, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

[3] Chiến lược Phát triển Giáo dục 2011 – 2020 của Thủ tướng Chính phủ, phê

duyệt ngày 13 tháng 6 năm 2012.

[4] Hồ Ngọc Đại (2000), Tâm lí học dạy học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia

Hà Nội.

[5] Phan Trọng Ngọ (2005), Tâm lí học trí tuệ, Nhà xuất bản Đại học Quốc

gia Hà Nội.

[6] Phó Đức Hoà (2009), Dạy học tích cực và cách tiếp cận trong dạy học

Tiểu học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

[7] Thái Duy Tuyên (2008), Những vấn đề chung của giáo dục học, Nhà xuất

bản Đại học Sư phạm.

[7] Nguyễn Quốc Vương (2017), Hướng dẫn tổ chức hoạt động trải nghiệm

cho học sinh Tiểu học (Tập 1 - Tập 2), Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:11

w