1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

Thói quen viết đúng chính tả sẽ giúp cho sự hoàn thiện nhân cách của họcsinh Nó bắt đầu từ việc thuận tiện trong tiếp thu tri thức qua các môn học ởTiểu học đến việc xây dựng các văn bản trong quá trình giao tiếp trong học tập.

Ngay từ đầu ở bậc Tiểu học trẻ cần phải được rèn viết đúng chính tả mộtcách khoa học, cẩn thận để có thể sử dụng công cụ này suốt những năm thángtrong thời kỳ học tập ở nhà trường cũng như trong suốt cả cuộc đời.

Trong thực tế hiện nay, hiện tượng viết sai lỗi chính tả không chỉ xảy ra đốivới học sinh trong nhà trường mà hiện tượng sai chính tả đã xuất hiện phổ biếnngoài xã hội, trên các phương tiện truyền thông, pa-nô, áp phích, mạng xã hội,…Nhưng nhiều nhất vẫn là học sinh bậc Tiểu học

Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy và trăn trở trong những vấn đề

mắc lỗi chính tả phổ biến hiện nay, tôi quyết định chọn đề tài: “Một số biệnpháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5” nhằm mục tiêu đào

tạo những chủ nhân tương lai năng động, sáng tạo phù hợp với xu thế phát triểnhiện nay Đồng thời muốn chia sẻ tới các thầy cô một số kinh nghiệm rèn kĩnăng viêt đúng chính tả trong các nhà trường phổ thông.

Qua điều tra nghiên cứu, tôi thấy: Phương ngữ Bắc Bộ hay mắc lỗi các cặp

phụ âm đầu ch/tr, l/n, s/x và một số cặp vần: iu/ưu, ai/ay…Phương ngữ BắcTrung Bộ chưa phân biệt thanh hỏi và thanh ngã Phương ngữ Nam Bộ có hiệntượng đồng hóa hai phụ âm đầu /v/ và /z/, phụ âm cuối /t/, /k/

Hơn nữa trong Tiếng Việt hiện đại, lại có trường hợp một từ đồng thời manghai biến thể phát âm, khó có thể nói biến âm nào là chuẩn Hiện nay vẫn tồn tạisong song hai cách viết.

Ví dụ: dập dờn – rập rờn

gióng giả - dóng dả sây sát – xây xát

mưa dông – mưa giông

Hoặc có khi cùng một cách phát âm nhưng lại có các cách viết.

Trang 2

Trước những phức tạp trên, phải xác định những trọng điểm chính tả cần

dạy cho học sinh vùng phương ngữ, một mặt phải coi trọng hệ thống âm chuẩntoàn dân, mặt khác phải tham khảo biến thể phát âm địa phương, đồng thời phảigiúp học sinh hiểu nghĩa của từ, ghi nhớ các quy tắc, các mẹo luật chính tả đểgiúp học sinh viết đúng chính tả Học sinh phải tích cực hóa hoạt động, tự giatăng vốn từ cho bản thân để viết đúng chính tả trong mọi trường hợp.

II BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

Chính tả là những quy ước của xã hội trong ngôn ngữ, mục đích của nó là

làm phương tiện truyền đạt thông tin bằng chữ viết, đảm bảo cho người viết vàngười đọc hiểu thống nhất nội dung của văn bản Để giúp học sinh có kĩ năngviết đúng chính tả, tôi đã nghiên cứu và vận dụng một số biện pháp để giúp cácem nắm được các quy tắc chính tả, các mẹo luật chính tả phù hợp với trình độtiếp thu của các em, hình thành kĩ năng, kĩ xảo chính tả, bỏ thói quen phát âmsai dẫn đến việc viết sai.

Sau đây là một vài biện pháp mà tôi đã áp dụng trong những năm trực tiếpgiảng dạy như sau:

1) Rèn cho học sinh có ý thức viết đúng chính tả

Trong năm học 2020-2021, ở tuần đầu nhận lớp, ngoài việc củng cố nền nếplớp học, sinh hoạt nội quy của trường, của lớp;

Tôi muốn làm cho các em hiểu rằng: Việc viết sai lỗi chính tả sẽ làm chongười đọc, người nghe không hiểu đúng những gì mình đã viết, thậm chí cònlàm cho người đọc cảm giác khó chịu và xem thường người viết Có viết đúngchính tả thì mới học tốt môn Tiếng Việt và mới học tốt các môn học khác Việcrèn luyện kĩ năng viết chính tả không phải là một việc làm dễ dàng nhưng chỉcần các em chú ý khi đọc, khi viết, có ý thức viết đúng chính tả và làm theohướng dẫn của cô thì nhất định các em sẽ thành công Mục đích là để tác độngvào ý thức của học sinh

2 Giúp học sinh nắm vững quy tắc chính tả.

Ở những lớp dưới, các em đã được cung cấp một số quy tắc chính tả Lênlớp 5, các em vẫn thường xuyên được ôn lại Nhưng không phải em nào cũngnhớ và vận dụng để viết đúng chính tả Việc ghi nhớ và vận dụng các quy tắcchính tả không phải là điều dễ dàng Nếu cứ nói cứ giảng mãi thì các em vẫn cứquên Để giúp các em nắm vững quy tắc chính tả đã học một cách khái quát, cóhệ thống, thì sau khi học sinh làm xong bài tập chính tả tôi đã chọn lọc, tổng hợpcác quy tắc chính tả ở mức độ đơn giản để các em dễ nhớ, dễ thuộc Sau đó chocác em ghi các quy tắc vào sổ tay chính tả Tôi giúp học sinh ghi nhớ các quytắc chính tả như sau:

2.1 Các quy tắc chính tả

Trang 3

Việc đưa các quy tắc chính tả được thực hiện ngay trong các tiết dạy chínhtả Trong phần hướng dẫn viết từ khó hoặc làm bài tập chính tả âm, vần xongtôi sẽ cung cấp một số quy tắc chính tả

Dù có quy tắc riêng cho mỗi dạng khi ghép chữ thì đối với học sinh Tiểu học

vẫn rất dễ lẫn lộn do không nắm vững quy tắc ghi âm chữ quốc ngữ Chính vìvậy trong các tiết học có liên quan đến cách viết c/k/q, g/gh, ng/ngh tôi đều chohọc sinh ôn lại quy tắc viết c/k/q, g/gh, ng/ngh.

* Khi dạy bài chính tả Nghe - viết: Việt Nam thân yêu (tuần 1)

Tôi cho học sinh làm bài tập 2, 3 trong SGK trang 6,7

Đối với bài tập 2 tôi cho học sinh làm bài theo nhóm 4 với yêu cầu sau:

Tìm tiếng thích hợp với mỗi ô trống để hoàn chỉnh bài văn Ngày Độc lập.

Viết là… Viết là….Viết là….

Viết là… Viết là… Viết là…

Sau khi chữa xong bài tập, tôi hỏi học sinh:

Nêu quy tắc viết chính tả với c - k - q, g - gh, ng – ngh ?

Qua bài tập, tôi củng cố cho học sinh quy tắc viết c - k - q, g - gh, ng - ngh

như sau:

- Chữ k chỉ đứng đầu các tiếng có vần bắt đầu bằng i, e, ê.

Ví dụ: kể chuyện, kiên cường.

- Chữ c chỉ đứng đầu tiếng có vần có âm chính: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, uô, ươ.

Ví dụ: cam, căn, cần, cong, cô, cơm, cung, cứng, cúi, cửi, cuối, cược,…

- Chữ q chỉ đứng đầu các tiếng có vần có âm đệm.

: chứa tiếng bắt đầu bằng ng hay ngh : chứa tiếng bắt đầu bằng g hay gh : chứa tiếng bắt đầu bằng c hay k 1

Trang 4

Ví dụ: quyển sách, quyên góp, quân đội, quét nhà,…

Chú ý: Các vần có âm đệm là o (oa, oan, oang, oat, oac, oe, oet, oăn,

oăng,…) khi đứng sau q thì viết o thành u (quả, quét, quãng, quăn,…)

- Chữ gh, ngh đứng đầu các nguyên âm: i, e, ê.

Ví dụ: ghi nhớ, dì ghẻ, nghỉ hè, con nghé, nghề nghiệp,…

- Chữ g, ng đứng đầu các nguyên âm: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư.

Ví dụ: gà, gắn, gần, gỗ, gươm, ngai, ngắn, ngấn, ngừng,

*Phần này yêu cầu các em ghi vào sổ tay để dễ học thuộc

Quy tắc trên được nhắc đi nhắc lại mỗi khi học sinh viết sai lỗi chính tả về c/k/q, g/gh, ng/ngh Cuối lớp học tôi còn treo một bảng ghi các quy tắc chính tả.Từ đó học sinh đã nắm vững quy tắc viết c/k/q, g/gh, ng/ngh và viết chính tả cóý thức hơn.

b Quy tắc viết hoa

Qua thực tế giảng dạy tôi thấy vẫn còn một số học sinh viết hoa tuỳ tiện hoặcnhững chữ cần viết hoa lại không viết hoa Nguyên nhân là do học sinh khôngnắm vững quy tắc viết hoa Vì vậy trong giờ chính tả tôi cung cấp cho các emquy tắc viết hoa để các em viết đúng chính tả.

Quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam

* Khi dạy bài chính tả Nghe - viết: Hà Nội (tuần 22)

Tôi cho học sinh làm bài tập 2 với yêu cầu: Đọc đoạn văn và tìm danh từ

riêng là tên người, tên địa lí mà em biết.

Sau khi học sinh tìm được danh từ riêng là tên người, tên địa lí Việt Nam tôihỏi:

+ Nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam ?

Sau đó tôi chốt lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam:

- Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi

tiếng tạo thành tên đó

Ví dụ: Hồ Chí Minh, Phạm Khải, Nguyễn Mạnh Tuấn,

Hà Nội, Đông Anh, Hoàng Liên Sơn,

*Hoặc khi dạy bài chính tả Nghe - viết: Núi non hùng vĩ (tuần 24)

Tôi cho học sinh làm bài tập 2 với yêu cầu: Tìm các tên riêng trong bài Học sinh tìm được các tên người, tên dân tộc: Đăm Săn, Y Săn, Mơ - nông,

Nơ Trang Lơng, A – ma, Dơ - hao.

Tên địa lí: Tây Nguyên, sông Ba.

Tôi hỏi: Tên người, tên địa lí Việt Nam thuộc dân tộc ít người (phiên âm từ

tiếng dân tộc) được viết như thế nào?

Sau khi học sinh trả lời, tôi chốt ý đúng và đưa ra quy tắc:

Trang 5

- Tên người, tên địa lí Việt Nam thuộc dân tộc ít người (phiên âm từ tiếngdân tộc) được viết hoa các chữ cái đầu ở mỗi bộ phận của tên đó, giữa các tiếngtrong một bộ phận có dấu gạch nối

Ví dụ: Đăm-bri, Ê-va, Y-sun, Kơ-tia,

Y-a-li, Pắc-pó, Đắk-lắk, Hơ-mông,

. Quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài

* Khi dạy bài chính tả Nghe - viết: Ai là thuỷ tổ loài người ? (tuần 25)

Trong phần hướng dẫn viết từ khó, tôi cho học sinh tìm các danh từ riêng cótrong bài viết.

Học sinh tìm được các danh từ riêng: A - đam, Ê - va, Trung Quốc, Nữ Oa,

Ấn Độ, Bra - hma, Sác – lơ, Đác - uyn.

Tôi cho học sinh đọc và viết các từ khó Sau đó tôi hỏi:

+ Hãy nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài ?

Sau khi học sinh trả lời, tôi chốt quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nướcngoài như sau:

- Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, ta viết hoa các chữ cái đầu củamỗi bộ phận tạo thành tên đó Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thìgiữa các tiếng cần có gạch nối (giống tên dân tộc ít người Việt Nam).

Ví dụ: Lu-i Pa-xtơ, Cô-rét-ti, A-mi-xi, La Phông-ten,

- Một số tên người, tên địa lí nước ngoài viết giống như cách viết tên riêngViệt Nam Đó là những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt.

Ví dụ: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Hồ Cẩm Đào, Chu Văn Vương, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ.

Quy tắc viết hoa cụm từ chỉ huân, huy chương, danh hiệu, giải thưởng cáctổ chức, đơn vị, cơ quan

*Khi dạy bài chính tả Nhớ - viết: Đất nước (tuần 29)

Tôi cho học sinh làm bài tập 2 với yêu cầu: Tìm những cụm từ chỉ huân

chương, danh hiệu và giải thưởng trong bài văn Gắn bó với miền Nam Nhận

xét về cách viết các cụm từ đó.

Sau khi đại diện các nhóm trả lời, tôi chốt câu trả lời đúng:

+ Cụm từ chỉ huân chương: Huân chương Kháng chiến, Huân chương

Lao động.

+ Cụm từ chỉ danh hiệu: Anh hùng Lao động.

+ Cụm từ chỉ giải thưởng: Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Tôi hỏi: Mỗi cụm từ trên gồm mấy bộ phận ?

Học sinh trả lời:

+ Mỗi cụm trên gồm hai bộ phận:

Huân chương/ Kháng chiến.

Trang 6

Anh hùng/ Lao động Giải thưởng/ Hồ Chí Minh Sau đó tôi hỏi tiếp:

+ Nêu cách viết tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng ?

Sau khi học sinh nêu, tôi chốt lại quy tắc viết tên các huân chương, danhhiệu, giải thưởng như sau:

- Tên các cụm từ chỉ huân, huy chương, danh hiệu, giải thưởng, được viết

hoa các chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.

Ví dụ: Huân chương Lao động hạng Nhất

Danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng Giải thưởng Hồ Chí Minh

- Khi viết các cụm từ là Huân chương thì viết hoa các từ chỉ hạng Ví dụ: + Huân chương / Lao động hạng Nhất.

+ Huân chương / Kháng chiến hạng Nhì.

* Hoặc khi dạy bài chính tả Nhớ - viết: Bầm ơi (Tuần 32)

Tôi cho học sinh làm bài tập 2: Phân tích tên mỗi cơ quan, đơn vị dưới

đây thành các bộ phận cấu tạo ứng với các ô trong bảng:

Tên cơ quan, đơn vị Bộ phận thứ nhất Bộ phận thứ hai Bộ phận thứ ba

a, Trường Tiểu họcBế Văn Đàn

c, Công ti Dầu khíBiển Đông

Sau khi đã chốt lại cách làm đúng, tôi hỏi:

+ Em có nhận xét gì về cách viết hoa tên của các cơ quan, đơn vị trên ?

Học sinh trả lời:

Tên của các cơ quan, đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạothành tên đó Bộ phận thứ ba là các danh từ riêng nên viết hoa theo quy tắc viếttên người, tên địa lí Việt Nam.

- Tôi hỏi tiếp:

+ Nêu cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức ?

Sau đó tôi chốt quy tắc về viết hoa tên các tổ chức, đơn vị, cơ quan như sau:

- Tên các tổ chức, đơn vị, cơ quan được viết hoa các chữ cái đầu của mỗi

bộ phận tạo thành tên đó.

Ví dụ: Hội Khoa học lịch sử Việt Nam

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội,

- Một bộ phận trong cụm từ có thể là một tiếng, một từ hay một cụm từ Ví dụ: + Bộ / Y tế

+ Dự án / Phát triển giáo viên / Tiểu học

Trang 7

Ví dụ: Trường / Đại học Sư phạm / Hà Nội.

Ngoài củng cố quy tắc viết hoa tên người, tên địa danh, tên cơ quan, tổchức…tôi còn lưu ý học sinh những chữ cần viết hoa như chữ đứng đầu câu haynhững từ biểu thị sự tôn kính: Bác Hồ, Người,…

*Các quy tắc viết hoa sẽ được các em ghi vào sổ tay cho dễ nhớ.

Quy tắc viết hoa còn được củng cố qua các phân môn khác của môn TiếngViệt như Tập làm văn, Luyện từ và câu,… và một số môn học khác như Toán,Khoa học, Lịch sử - Địa lí,…

Nhờ nắm được quy tắc viết hoa mà đến nay học sinh lớp tôi đã viết hoa đúngkhông còn học sinh viết hoa tuỳ tiện như trước nữa.

c Qui tắc ghi âm i , y

Viết i sau phụ âm đầu Viết y sau âm đệm

Khi nguyên âm này đứng một mình thì viết là i đối với từ thuần Việt ; viếtlà y đối với từ gốc Hán

niềm tin, tiên tiến truyện, chuyển, tuyết âm ỉ, ầm ì, ì ạch, í ới,…

y tá, y hệt, y phục, y tế, lương y, y dược,…

d Quy tắc đánh dấu thanh

Trong Tiếng Việt có sáu thanh (ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng) Học sinhtrường tôi không có trường hợp nào sử dụng dấu thanh nhầm như vùng BắcTrung Bộ nhưng khi viết một tiếng thì dấu thanh đặt chưa đúng vị trí Để giúphọc sinh đặt đúng dấu thanh trong tiếng tôi cung cấp cho học sinh một số quytắc đặt dấu thanh như sau:

*Khi dạy bài chính tả Nghe - viết: Thư gửi các học sinh (tuần 3)

Tôi cho học sinh làm bài tập 2 với yêu cầu: Chép vần của từng tiếng trong

hai dòng thơ sau vào mô hình cấu tạo vần dưới đây:

Em yêu màu tím Hoa cà, hoa sim.

Trang 8

Âm đệm Âm chính Âm cuối

Sau khi chữa bài tập xong, tôi hỏi:

+ Dựa vào mô hình cấu tạo vần, em hãy cho biết khi viết một tiếng, dấu

thanh cần được đặt ở đâu ?

Sau đó tôi chốt quy tắc ghi nhớ dấu thanh như sau:

- Dấu thanh thường đặt ở trên hoặc dưới âm chính của vần trong tiếng.

Ví dụ: loá mắt, la liệt, khoẻ khoắn, quãng đường,

- Đối với các nguyên âm có dấu mũ thì dấu thanh được viết hơi cao và lệchvề phía bên phải của dấu mũ.

Ví dụ: trồng nấm, biển khơi, cố gắng,

* Hoặc khi dạy bài chính tả Nghe - viết: Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ (tuần 4) Tôi cho học sinh làm bài tập 2 với yêu cầu: Chép vần của các tiếng nghĩa

và tiếng chiến vào mô hình cấu tạo vần và cho biết các tiếng ấy có gì giống

nhau và khác nhau về cấu tạo ?

Học sinh phân tích cấu tạo vần hai tiếng nghĩa và chiến và trả lời câu hỏi:

+ Giống nhau: Hai tiếng đều có âm chính gồm hai chữ cái.

+ Khác nhau: Tiếng chiến có âm cuối, tiếng nghĩa không có âm cuối Tôi hỏi tiếp: Hãy nêu quy tắc ghi dấu thanh ở các tiếng chiến và nghĩa ?

Học sinh trả lời:

+ Dấu thanh được đặt ở âm chính.

+ Tiếng nghĩa không có âm cuối, dấu thanh được đặt ở chữ cái đầu ghi

nguyên âm đôi.

+ Tiếng chiến có âm cuối, dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ hai ghi nguyên

âm đôi.

Tôi hỏi: Em có nhận xét gì về các đánh dấu thanh trong tiếng?

Sau đó tôi chốt quy tắc ghi dấu thanh trong tiếng như sau:

- Trong các tiếng có nguyên âm đôi mà không có âm cuối vần (ia, ưa, ua) thìdấu thanh được viết ở chữ cái thứ nhất của nguyên âm đôi.

Ví dụ: cây mía, lựa chọn,

- Trong các tiếng có nguyên âm đôi mà có âm cuối vần (iê, yê, ươ, uô) thìdấu thanh được viết ở chữ cái thứ hai của nguyên âm đôi.

Ví dụ: ước muốn, chai rượu, sợi miến,

Lớp tôi hiện nay không còn học sinh nào ghi dấu thanh sai vị trí Qua đó giúpchữ viết của các em không chỉ đúng mà còn đẹp

Trang 9

Nhờ có các quy tắc chính tả mà lỗi chính tả của học sinh giảm đi đáng kể.

Đối với một số trường hợp ghi nhớ các hiện tượng chính tả có tính chất võ đoán,

không gắn với một quy luật, quy tắc nào thì tôi dạy các em nhớ từng chữ một

(chính tả không có ý thức) Những chữ viết sai này chiếm tỉ lệ không nhiều, do

đó học sinh có thể ghi nhớ được Chẳng hạn như: rượu, hươu, khướu, ngoằn

ngoèo, khúc khuỷu,…

Để học sinh ghi nhớ quy tắc chính tả một cách chủ động, đến tiết Hướng dẫnhọc buổi chiều tôi cho học sinh làm các dạng bài tập khác nhau để học sinh tậpvận dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng từ trong văn cảnh cụthể Một số dạng bài tập như sau:

2.2 Hướng dẫn học sinh làm một số bài tập nhằm rèn kĩ năng viết đúngchính tả.

Luyện tập nhằm củng cố, trau dồi kĩ năng viết đúng chính tả tiếng Việt.

Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn những dạng bài tập một cách có hệ thống sau:

a Quy tắc viết c - k - q, g - gh, ng - ngh

Dạng 1: Xác định tiếng, từ viết sai chính tả

Ví dụ 1: Khoanh vào chữ trước câu có từ viết sai chính tả:

a Bạn ấy được bố mua cho một ghói kẹo gôm.

b Chúng em quyên góp quà gửi cho đồng bào bị lũ lụt.

Dạng 2: Tìm chữ, tiếng, từ thích hợp điền vào chỗ chấm

Ví dụ 1: Điền c, k hoặc q thích hợp vào chỗ chấm:

a .ây ọ ; iểu ách ; uanh o ; ái ặp ; b uả uyết ; uây uần ; ĩ àng ;………

Ví dụ 2: Điền từ có tiếng có âm đầu g hoặc gh vào chỗ chấm:

a Non sông của chúng ta thật tươi đẹp b Anh bộ đội ngoài hải đảo…….

Ví dụ 3: Điền tiếng chứa âm đầu ng hoặc ngh vào chỗ chấm:

a ơ ác ; ậm ùi ; ào ạt ; ẩn ơ.

b oằn oèo ; uy a ; uệch oạc ; uôi oai……

Dạng 3: Tìm từ có cấu tạo, nghĩa cho trước

Ví dụ 1: Tìm 3 từ láy âm đầu c, 3 từ láy âm đầu k, 3 từ láy âm đầu q Đặt

câu với mỗi từ đó.

Ví dụ 2: Tìm các từ có nghĩa sau và đặt câu với mỗi từ đó:

a Chỉ tên một loài vật giống như gà, sống ngoài ruộng b Chỉ tên một vật gắn liền với chỉ để khâu vá………

Ví dụ 3: Tìm 3 câu thành ngữ, tục ngữ trong đó có tiếng chứa âm đầu c, k, q;

g, gh; ng, ngh.

b Quy tắc viết hoa tên riêng và các cụm từ

Trang 10

Dạng 1: Xác định tiếng, từ viết sai

Ví dụ 1: Khoanh vào chữ trước câu có từ viết sai chính tả:

a Bạn Nguyễn thị lan Anh là lớp trưởng lớp em b Ông ấy đến từ Ô-xtrây-li-a……….

Ví dụ 2: Tìm các tiếng viết sai và sửa lại:

Nhà báo nguyễn nhật tân và nhà văn thanh hạ cho biết: “Sau khi việt nammở cửa kinh tế, hà nội hoà vào nền kinh tế thị trường Những phố bán các sảnphẩm theo đúng tên gọi chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, chẳng hạn như hàngchiếu, hàng bạc, lò rèn, hàng đồng Còn phần lớn là kinh doanh những mặt hàngmới Phố huế là nơi chuyên bán các phụ tùng xe đạp, xe máy, phố hàng hành,triệu việt vương thì bán cà phê Đường la thành và các phố nguyễn hữu huân,quang trung bán đồ gỗ nội thất đóng sẵn còn phố phùng khắc khoan thì chuyênbán về các loại vải.

Theo Hà Nội 36 góc nhìn

Dạng 2: Tìm các tên riêng, cụm từ

Ví dụ 1: Tìm các tên địa lí theo các yêu cầu sau:

a Tên của thủ đô nước Việt Nam b Tên địa chỉ nhà em…….

Dạng 3: Phân tích các cụm từ thành các bộ phận

Ví dụ 1: Phân tích các cụm từ sau đây thành các bộ phận:

a Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

b Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh……

c Quy tắc đánh dấu thanh

Dạng 1: Xác định tiếng viết sai dấu thanh

Ví dụ 1: Khoanh vào chữ trước câu có từ viết sai dấu thanh:

a Chúng em mong muốn Hòa Bình b Hoa hụê thơm ngát ngòai vườn……

Ví dụ 2: Dòng nào có các từ viết đúng dấu thanh ghi Đ, dòng nào có từ viếtsai dấu thanh ghi S vào ô trống:

a quyển vở, tiền tuyến, kể chuỵên, thanh huyền □ b tuyệt vời, quyết tâm, điểm huyệt, khuyết điểm □

Dạng 2: Điền dấu thanh vào tiếng

Ví dụ 1: Điền dấu thanh thích hợp vào các tiếng in đậm sau:

a Chúng em mua hát mừng Ngày nhà giáo Việt Nam b Ông muôn em học thật giỏi.

Ví dụ 2: Ghi dấu thanh vào tiếng còn thiếu dấu thanh trong bài thơ sau:

Tôi yêu truyên cổ nươc tôi

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:19

w