1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 trường tiểu học mai đăng chơn phát triển năng lực ngôn ngữ thông qua dạy học phân môn kể chuyện

36 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

MỞ ĐẦU1 Lí do chọn đề tài

Con người sống trong xã hội luôn có nhu cầu trao đổi thông tin, tư tưởng,tình cảm… với nhau, hay nói cách khác là luôn có nhu cầu giao tiếp với nhau.Những phương tiện giao tiếp của con người rất đa dạng: có thể bằng cử chỉ, điệubộ, nét mặt, ánh mắt…, có thể bằng những hình vẽ, những tín hiệu… Trong đó,ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng và phổ biến nhất: bất cứ cộng đồngxã hội nào, bất cứ con người bình thường nào cũng dùng ngôn ngữ làm phương tiệngiao tiếp Hơn bất kỳ phương tiện giao tiếp nào khác, ngôn ngữ vẫn là phương tiệngiúp cho con người bộc lộ, truyền đạt và lĩnh hội được mọi nội dung tư tưởng, tìnhcảm, thái độ và quan hệ với tất cả độ phức tạp, tinh vi và tế nhị nhất.

Tiếng Việt là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúphọc sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạtđộng giáo dục khác trong nhà trường Theo đó, môn Tiếng Việt có thể hình thànhvà phát triển hai năng lực rõ nhất là năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.

Thấy được vai trò của ngôn ngữ, mục tiêu hàng đầu của môn Tiếng Việttrong chương trình ngữ văn mới là tập trung hình thành và phát triển ở học sinh cáckĩ năng sử dụng Tiếng Việt (đọc, viết, nghe và nói)

Phân môn Kể chuyện - một trong những phân môn của môn Tiếng Việt ở bậctiểu học – có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển ở học sinh các kĩnăng sử dụng tiếng Việt Phân môn Kể chuyện không chỉ góp phần thỏa mãn nhucầu nghe kể chuyện của các em mà còn góp phần nâng cao trình độ tiếng Việt chocác em Thông qua giờ Kể chuyện, năng lực ngôn ngữ của học sinh được phát triển.

Trang 2

Kể chuyện không chỉ là một phương tiện hiệu quả mạnh mẽ trong việc giáodục trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ mà nó còn có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sựphát triển ngôn ngữ cho học sinh Kể chuyện giúp học sinh rèn kĩ năng nói, pháttriển ngôn ngữ mạch lạc Ngôn ngữ mạch lạc là phương tiện vạn năng đặc sắc,trọnvẹn và có hiệu quả cao trong giao tiếp.

Xuất phát từ thực tế giảng dạy và tiếp cận chương trình giáo dục phổ thôngmới , với mong muốn phát huy cao nhất hiệu quả mà phân môn Kể chuyện manglại cho học sinh trong việc phát triển năng lực ngôn ngữ, tôi mạnh dạn lựa chọnnội dung “ Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 trường tiểu học Mai Đăng Chơnphát triển năng lực ngôn ngữ thông qua dạy học phân môn Kể chuyện” làm đề tàicho sáng kiến của mình.

2 Nội dung nghiên cứu

- Nội dung, chương trình, sgk Tiếng Việt lớp 5 phân môn Kể chuyện

Trang 3

I CƠ SỞ LÝ LUẬN1 Năng lực ngôn ngữ

Năng lực ngôn ngữ là một trong hai năng lực đặc thù của bộ môn Ngữ văn nói chung và môn Tiếng Việt ở tiểu học nói riêng Năng lực ngôn ngữ là năng lực biểu đạt rõ ràng và mạch lạc ý nghĩ và tình cảm của mình bằng lời nói cũng như nétmặt, cử chỉ và điệu bộ.

2 Vai trò của phát triển năng lực ngôn ngữ đối với học sinh lớp 5

2.1 Năng lực ngôn ngữ với vấn đề phát triển tư duy và nhân cách của họcsinh tiểu học:

Việc nâng cao năng lực ngôn ngữ cho học sinh tiểu học phải nâng caophẩm chất quan trọng của nhân cách các em như tính trung thực trong tư tưởng,trong sáng trong sự thể hiện mình, khoa học trong phương pháp sống và làm việc,trật tự, kỷ luật, nề nếp trong tác phong, khiêm tốn, tôn trọng người khác trong giaotiếp,…

2.2 Năng lực ngôn ngữ với vấn đề học tập văn chương của học sinh:

Việc phát triển năng lực ngôn ngữ nghệ thuật của học sinh tiểu học sẽ giúpcác em học văn chương có hiệu quả Goocki đã từng nói : “Ngôn ngữ là yếu tố đầutiên của văn chương” Muốn thâm nhập văn chương, người học không thể khôngvượt qua ngưỡng cửa của ngôn ngữ, thông qua việc tri giác hình tượng của ngônngữ

2.3 Năng lực ngôn ngữ với khả năng tham gia cuộc sống của học sinh:

Trang 4

Nâng cao năng lực ngôn ngữ cho học sinh tiểu học chính là nhiệm vụ quantrọng của công tác phát triển ngôn ngữ, chuẩn bị cho học sinh tham gia cuộc sống.Ngôn ngữ là thông báo cụ thể, ngôn ngữ là cái tiềm tàng và qua giao tiếp , cái tiềmtàng đó sẽ được hiện thực hoá và phát triển Giao tiếp ngôn ngữ như một hình thứcngôn ngữ tham gia vào cuộc sống sẽ là yếu tố trung gian để con người truyền đạt vàtiếp thu kinh nghiệm cuộc sống Khi được người giáo viên nâng cao năng lực ngônngữ, học sinh sẽ lấy đó làm nền tảng khi giao tiếp ngoài xã hội một cách trực tiếp(đối thoại, hội thoại, ) và gián tiếp (viết văn, viết đơn từ,…) và cũng từ đó năng lựcngôn ngữ của các em ngày càng được nâng cao và phát triển.

3 Yêu cầu cần đạt về năng lực ngôn ngữ ở tiểu học

2.1 Năng lực ngôn ngữ thể hiện trước hết ở hoạt động động đọc

Ở tiểu học, học sinh biết đọc đúng, trôi chảy và diễn cảm văn bản; hiểuđược nội dung chính của văn bản, chủ yếu là nội dung tường minh; bước đầu hiểuđược nội dung hàm ẩn như chủ đề, bài học rút ra từ văn bản đã đọc theo các yêucầu về kĩ thuật đọc và kĩ năng đọc hiểu.

2.2 Đối với hoạt động viết

Ở tiểu học, yêu cầu học sinh viết đúng chính tả, từ vựng, ngữ pháp; viếtđược một số câu, đoạn văn ngắn; bước đầu viết được bài văn ngắn hoàn chỉnh, chủyếu là bài văn kể, tả và bài giới thiệu đơn giản; viết được văn bản kể lại những câuchuyện đã đọc, những sự việc đã chứng kiến, tham gia, những câu chuyện do họcsinh tưởng tượng; miêu tả những sự vật, hiện tượng quen thuộc; giới thiệu vềnhững sự vật và hoạt động gần gũi với cuộc sống của học sinh; viết đoạn văn nêunhững cảm xúc, suy nghĩ của học sinh khi đọc một câu chuyện, bài thơ, khi chứngkiến một sự việc gợi cho học sinh nhiều cảm xúc; nêu ý kiến về một vấn đề đơn

Trang 5

giấy mời, thời gian biểu, đơn từ; bước đầu biết viết theo quy trình; bài viết cần cóđủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài.

2.3 Đối với hoạt động nói và nghe

Ở cấp tiểu học: học sinh trình bày dễ hiểu các ý tưởng và cảm xúc; bướcđầu biết sử dụng cử chỉ, điệu bộ thích hợp khi nói; kể lại được một cách rõ ràng câuchuyện đã đọc, đã nghe; biết chia sẻ, trao đổi những cảm xúc, thái độ, suy nghĩ củamình đối với những vấn đề được nói đến; biết thuyết minh về một đối tượng hayquy trình đơn giản Nghe hiểu với thái độ phù hợp và nắm được nội dung cơ bản;nhận biết được cảm xúc của người nói; biết cách phản hồi những gì đã nghe.

Như vậy, năng lực ngôn ngữ là một năng lực tổng hợp trên cơ sở những biểuhiện của bốn yếu tố đọc, viết, nghe, nói cấu thành Các yếu tố đó có mối quan hệchặt chẽ, thúc đẩy và tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, tạo nên tính toàn diện năng lựcđặc thù của môn Tiếng Việt.

Trang 6

II PHÂN MÔN KỂ CHUYỆN LỚP 5 VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC

1 Mục tiêu của phân môn kể chuyện lớp 5

Kể chuyện là một phân môn dạy học lý thú, hấp dẫn và có vị trí rất quantrọng trong dạy học tiếng Việt Cùng thực hiện mục tiêu chung của môn TiếngViệt, phân môn Kể chuyện đặt ra những mục tiêu cụ thể sau:

a Phát triển kĩ năng nói và nghe cho học sinh:

b Củng cố, mở rộng và tích cực hóa vốn từ ngữ, phát triển tư duy hìnhtượng và tư duy logic, nâng cao sự cảm nhận về hiện thực đời sống thông qua nộidung câu chuyện.

c Bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp, trau dồi hứng thú đọc và kể chuyện, đem lạiniềm vui tuổi thơ trong hoạt động học tập.

Việc dạy học phân môn Kể chuyện cũng đặt mục tiêu phát triển kĩ năng sửdụng tiếng Việt lên hàng đầu, đặc biệt chú trọng kĩ năng nói Mục tiêu này được thểhiện rất rõ trong việc tổ chức tiêt học, ở cách lựa chọn sử dụng các hình thức tổchức dạy học, sử dụng các phương pháp hướng dẫn học sinh tham gia kể chuyện.

2.Thời lượng và cấu trúc chương trình phân môn kể chuyện lớp 5

Phân môn Kể chuyện, cả năm học có 35 tuần thực học, trong đó có 4 tuầndành cho Ôn tập - Kiểm tra định kì cho nên số tiết chỉ còn 31 tiết Cụ thể phân bốnhư sau:

Trang 7

SttKiểu bài

SỐ TIẾTLớp 5

1 Kể lại câu chuyện vừa nghe thầy, cô kể trên lớp 10

a) Bài tập nghe- kể gồm 10 câu chuyện.

- Đó là các truyện:+ Lý Tự Trọng

+ Tiếng Vĩ Cầm ở Mỹ Lai+ Cây cỏ nước Nam

+ Người đi săn và con nai+ Pa- Xtơ và em bé

+ Chiếc đồng hồ

+ Ông Nguyễn Khoa Đăng+ Vì muôn dân

+ Lớp trưởng lớp tôi+ Nhà vô địch

b) Bài tập kể chuyện đã nghe, đã đọc gồm 13 câu chuyện.

- Trong đó có 11 đề bài theo chương trình sách giáo khoa:+ Kể về các anh hùng, danh nhân của nước ta

+ Kể về một câu chuyện ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh

+ Kể một câu chuyện nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên

Trang 8

+ Kể một câu chuyện có nội dung bảo vệ môi trường

+ Kể một câu chuyện nói về những người đã góp sức mình chống lại đóinghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân

+ Kể về những ngời biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, niềm hạnh phúccho những người xung quanh

+ Kể về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh

+ Kể về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh

+ Kể về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam

+ Kể về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài

+ Kể về gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em hoặc trẻem thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội

- 2 bài thay thế (theo chương trình giảm tải của Bộ)

+ Giới thiệu về một quốc gia mà em được biết qua sách báo, truyền hình, phim ảnh… (thay bài Kể chuyện được chứng kiến tham gia: Kể lại câu chuyện em đã chứng kiến hoặc một việc em đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước – tuần 6)

+ Kể lại câu chuyện em đã nghe, đã đọc về những người đã góp công sứcbảo vệ ANTT ( thay bài Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia: Hãy kể mộtviệc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biếthoặc tham gia- tuần 24)

c) Bài tập kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia gồm 8 câu chuyện.

+ Kể việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước.

+ Kể về một cảnh đẹp ở địa phương em (điều chỉnh - thay bài Kể chuyện vềmột lần em được đi thăm cảnh đẹp ở địa phương em hoặc ở nơi khác - tuần 9)

Trang 9

+ Kể một việc làm tốt của em hoặc của những người xung quanh để bảo vệmôi trường.

+ Kể về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình.

+ Kể một câu chuyện thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, di tíchlịch sử- văn hoá, ý thức chấp hành Luật Giao thông hoặc một việc làm thể hiệnlòng biết ơn các thương binh liệt sĩ.

+ Kể một chuyện nói lên truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Namhoặc một kỉ niệm về thầy giáo, cô giáo.

+ Kể một việc làm tốt của bạn em.

+ Kể một chuyện về việc gia đình, nhà trường hoặc xã hội chăm sóc, bảo vệthiếu nhi hoặc em cùng các bạn làm công tác xã hội.

3 Vai trò của tiết kể chuyện trong phát triển ngôn ngữ ở học sinh lớp 5

Phân môn Kể chuyện được xếp liền ngay sau phân môn Tập đọc, Họcthuộc lòng của bộ môn Tiếng Việt, sở dĩ như vậy là vì kể chuyện có vị trí đặcbiệt trong dạy học tiếng mẹ đẻ, vì hành động kể là một hành động “nói” đặc biệttrong hoạt động giao tiếp Kể chuyện vận dụng một cách tổng hợp sự hiểu biếtvề đời sống và tạo điều kiện để HS rèn luyện một cách tổng hợp các kĩ năngtiếng Việt như: nghe, nói, đọc trong hoạt động giao tiếp.

Khi nghe giáo viên kể chuyện, HS đã tiếp nhận tác phẩm văn học ở dạnglời nói có âm thanh Khi HS kể chuyện là các em đang tái sản sinh hay sản sinhmột tác phẩm nghệ thuật ở dạng lời nói.

Tiết kể chuyện giúp học sinh rèn luyện và hình thành các kĩ năng cơ bản như biết kể chuyện, biết tóm tắt câu chuyện, biết rút ra ý nghĩa câu chuyện, biết nhận xét, nêu cảm nghĩ của mình về các nhân vật trong truyện … để vận dụng trong học tập trên lớp và trong thưởng thức nghệ thuật ngoài lớp.

Trang 10

Trong tiết kể chuyện các em tiếp xúc với các tác phẩm văn học Qua tiếp xúc các tác phẩm văn học nói chung và truyện kể nói riêng các em sẽ phát triển ngôn ngữ mạch lạc và tư duy nhạy bén trong hoạt động giao tiếp.

Trang 11

III THỰC TRẠNG TỔ CHỨC DẠY HỌC PHÂN MÔN KỂ CHUYỆNTHEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGÔN NGỮ CHO HỌC SINH

LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC MAI ĐĂNG CHƠN1 Thực trạng chung

- Trong thực tế giảng dạy, một số giáo viên còn xem nhẹ giờ kể chuyện trênlớp nên chưa có sự đầu tư đúng mức cho tiết dạy Giáo viên chưa chú trọng đếnkhâu chuẩn bị đồ dùng dạy học khi lên lớp, đặc biệt là ở tiết kể chuyện Trong giờkể chuyện nhiều giáo viên chỉ chú trọng cho học sinh tìm hiểu nội dung, ý nghĩacủa câu chuyện, mới chỉ dừng lại ở mức yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng truyện màít chú ý đến việc rèn luyện cho học sinh kỹ năng kể chuyện bằng ngôn ngữ củamình

- Trong tiết dạy Giáo viên chưa tổ chức được các hoạt động để phát huyđược tính tích cực, năng động, sáng tạo của học sinh, chưa xử lý linh hoạt các tìnhhuống phát sinh trong giờ kể chuyện Cách giảng dạy còn đơn điệu, lệ thuộc mộtcách máy móc vào sách giáo viên nên chưa cuốn hút được học sinh.

- Bản thân giáo viên chưa quan tâm hoặc còn ngại ngùng thể hiện giọngđiệu, cử chỉ, nét mặt khi kể chuyện cho học sinh nghe nên đã thiếu đi sự hấp dẫncủa câu chuyện, chưa thu hút được học sinh

- Bên cạnh đa số hoàn cảnh gia đình các em khó khăn chưa quan tâm nhiều đến việc học của con mình, phó thác cho giáo viên Yếu tố này cũng ảnh hưởng lớnđến tình hình học tập của các em, trong đó có phân môn kể chuyện.

2 Thực trạng cá nhân

Trong những năm học được phân công giảng dạy khối lớp 5, khi thực hiện dạy các tiết kể chuyện ở trên lớp thường có các thực trạng sau:

Trang 12

- Trong cùng một lớp, trình độ học sinh không đồng đều; nhiều học sinh cònrụt rè chưa tự tin khi kể trước lớp; cách diễn đạt còn lủng củng, ấp úng.

- Trong thực tế giảng dạy kiểu bài kể chuyện đã nghe đã đọc, tôi thấy có rất nhiều học sinh chưa tích cực tham gia tiết học, các câu chuyện các em kể đa phần toàn dựa theo gợi ý sách giáo khoa hay thậm chí kể lại y nguyên bài tập đọc hay đoạn chính tả có cùng nội dung Điều đó cho thấy học sinh rất khó khăn trong việc tìm kiếm các câu chuyện có nội dung vì các em ít được nghe kể, ít được đọc sách có thể vì lí do chưa tạo được thói quen đọc sách hoặc không có sách để đọc

- Học sinh không nhớ câu chuyện thường hay bỏ sót những chi tiết chính; học sinh ít có tư liệu tham khảo ( sách, báo ) để lựa chọn khi học kiểu bài đã nghe- đã đọc nên học sinh chủ yếu lựa chọn các câu chuyện dựa theo gợi ý của sách giáo khoa.

- Vốn từ của học sinh còn hạn chế nên khi kể chuyện các em thường gặp khókhăn khi sắp xếp trình tự câu chuyện, sử dụng câu thiếu thành phần ( chủ ngữ, vịngữ )

- Học sinh kể chuyện thiếu tự nhiên, chưa diễn cảm, chưa biểu lộ tình cảmcảm xúc của mình qua giọng kể.

Năm học 2018 – 2019:Thời

Tổng sốhọc sinh

Học sinh kểtự nhiên, biết

biểu lộ tìnhcảm

Học sinh kể rõràng, rành

Học sinh kể còn lủngcủng, ấp úng, chưa tự

Tỉ lệ%

Trang 13

Năm học 2020 – 2021:Thời

Tổng sốhọc sinh

Học sinh kể tựnhiên, biết biểu

lộ tình cảm

Học sinh kể rõràng, rành mạch

Học sinh kể cònlủng củng, ấpúng, chưa tự tin

Trang 14

IV MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5

TRƯỜNG TIỂU HỌC MAI ĐĂNG CHƠN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGÔN NGỮ THÔNG QUA DẠY HỌC PHÂN MÔN KỂ CHUYỆN

Mục đích của phân môn Kể chuyện trong Tiếng Việt ở Tiểu học là đem lạiniềm vui cho học sinh, giáo dục cho các em tư tưởng, tình cảm lành mạnh, cungcấp cho các em vốn hiểu biết phong phú về văn chương Đặc biệt phân môn này rèncho học sinh ngôn ngữ nói và kể chuyện trước đám đông một cách nghệ thuật, gópphần khơi gợi năng lực tư duy hình tượng cho trẻ Dưới đây là một số biện phápnhằm rèn kĩ năng kể chuyện giúp học sinh phát triển được năng lực ngôn ngữ

Biện pháp 1: Dạy - học kiểu bài: “Kể chuyện đã nghe đã đọc”

1.1 Kích thích niềm đam mê hứng thú đọc sách cho học sinh, tạo thói quen đọc sách, báo ở trường, ở nhà.

Để tạo ra thói quen ham đọc sách ở học sinh cần có sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình.

- Ở lớp: xây dựng tủ sách lớp học với các thể loại sách phong phú về thể loại,có nội dung như 11 chủ đề của phần kể chuyện đã nghe- đã đọc lớp 5 Nội quy tủ sách lớp học phù hợp giúp học sinh có cơ hội đọc sách, chọn được quyển sách các em yêu thích phục vụ cho công việc học tập hoặc thỏa mãn nhu cầu đọc sách của các em Học sinh đọc tại lớp, mượn về nhà và cùng tham gia trao đổi, bình luận về nhân vật, ý nghĩa của câu chuyện Điều đó sẽ giúp học sinh có tư liệu để sử dụng trong tiết kể chuyện đã nghe- đã đọc, giúp các em có thói quen tìm đến sách, đọc sách và lan toả tình yêu sách đến các em

Trang 16

- Phối hợp cùng gia đình để giúp các em duy trì thói quen đọc sách bằng cách: trong buổi họp phụ huynh đầu năm, GVCN giới thiệu với phụ huynh những quyển sách hay, phù hợp với lứa tuổi để bố mẹ mua tặng các con Bố mẹ dành thời gian cùng trò chuyện, cùng đọc sách với các em, kể những câu chuyện hay, những tấm gương sáng cho các em học tập, noi gương Phụ huynh quan tâm hơn đến việc đọc sách và đóng góp thêm sách cho tủ sách của lớp Văn hóa đọc không chỉ lan tỏa tới học sinh mà còn cả gia đình các em.

1.2 Tổ chức hiệu quả các tiết học thư viện:

Đây là cơ sở để các em có nguồn ngữ liệu ( các câu chuyện) sử dụng trong

tiết kể chuyện đã nghe- đã đọc Trong tiết học này các em không chỉ biết thêm được nhiều câu chuyện, quyển sách hay mà còn là cơ hội để các em rèn kĩ năng giao tiếp, tự tin trình bày ý kiến trước đám đông và năng lực lắng nghe- phản hồi tích cực cũng được phát huy.

Xây dựng nội dung dạy học có tính tích hợp giữa phân môn kể chuyện với tiết đọc thư viện giúp học sinh có nguồn ngữ liệu phục vụ cho tiết kể chuyện.

2 Những tấm gương hiếu học Đọc to- chia sẻ3 Tình yêu bất tận của mẹ Đọc to- chia sẻ

Trang 17

Học sinh đọc sách theo hình thức nhóm đôi trong tiết đọc thư viện

1.3 Hướng các em tìm và lựa chọn câu chuyện đã nghe, đã đọc đúng chủđề ngoài sách giáo khoa.

Để chuẩn bị tốt cho tiết học, tôi thường dành thời gian cuối mỗi tiết kểchuyện để hướng dẫn HS chuẩn bị bài cho tiết sau:

Bước 1: Đọc đề và gợi ý sách giáo khoa.Bước 2: Đọc phần giúp em chọn câu chuyện.

Bước 3: Chọn câu chuyện mình thích theo yêu cầu đề.

Bước 4: Đọc câu chuyện (có thể đọc nhiều lần) để nắm bắt nội dung câuchuyện.

Bước 5: Hiểu ý nghĩa, rút ra bài học liên hệ.

Trang 18

Bước 6: Tập kể lại câu chuyện ngắn gọn, tự nhiên như em đang kể đứngtrước các bạn bằng lời kể của mình chứ không thuộc lòng rồi đọc lại.

Như vậy học sinh có 1 tuần để chuẩn bị cho tiết học sau, điều này giúp họcsinh chủ động trong việc nhớ lại các câu chuyện đã nghe, đã đọc đúng chủ đề Các em có thời gian tìm câu chuyện, đọc, nhớ lại, tập kể Học sinh sẽ tự tin , hàohứng tham gia kể chuyện vì các em đã có sự chuẩn bị chu đáo Qua công việcchuẩn bị bài, học sinh có cơ hội để nâng cao năng lực ngôn ngữ ( đọc truyện, kểchuyện…).

1.4 Hướng dẫn học sinh nhớ và kể lại câu chuyện.

Giáo viên có thể hướng dẫn các em nhớ và kể lại câu chuyện qua hệ thốngcâu hỏi gợi mở:

- Em sẽ kể câu chuyện gì cho cô và các bạn nghe?- Câu chuyện nói về điều gì?

- Em đọc câu chuyện này ở đâu, khi nào? ( hoặc: Em nghe ai kể câu chuyệnnày, nghe ở đâu, khi nào? ).

- Vì sao em muốn kể câu chuyện đó?

- Câu chuyện bắt đầu như thế nào, diễn biến và kết thúc ra sao?

Trên cơ sở những câu trả lời, HS tập kể từng phần, sau đó kể lại toàn bộ câuchuyện và trao đổi về ý nghĩa ( bài học) của câu chuyện.

Biện pháp 2 Dạy-học kiểu bài: Kể chuyện được chứng kiến hoặc thamgia

2.1 Lập dàn ý chi tiết cho câu chuyện

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w