1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp giúp học sinh thực hiện tốt các hàm tính toán trong excel môn tin học 7

14 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp giúp học sinh thực hiện tốt các hàm tính toán trong Excel môn Tin học 7
Tác giả Nguyễn Thị A
Chuyên ngành Tin học
Thể loại Báo cáo Tóm tắt Kết quả Nghiên cứu, Ứng dụng Sáng kiến
Năm xuất bản 2020
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,7 MB

Nội dung

Là một phần mềm ứng dụng không thể thiếu được trong cuộc sống cũng như trong công việc của rất nhiều người hiện nay, có thể kể đến như: Học sinh, sinh viên, kế toán, văn phòng, giáo viên

Trang 1

BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1 Lời giới thiệu

Tin học đang phát triển ngày càng nhanh và trở thành nhân tố vô cùng cần thiết trong mọi mặt mọi lĩnh vực: như trong trường học, trong y tế, trong nông nghiệp, trong các gia đình và trong nhiều lĩnh vực khác

Trong hệ thống giáo dục quốc dân: Trước kia môn Tin học ở bậc THCS là môn tự chọn, nay Tin học là môn bắt buộc và được đưa vào từ lớp 3 trong chương trình GDPT 2018

Microsoft excel có thể nói không còn xa lạ với chúng ta hiện nay nữa Đặc biệt trong công cuộc cách mạng 4.0 và sự bùng nổ của cách mạng công nghệ thông tin hiện nay

Là một phần mềm ứng dụng không thể thiếu được trong cuộc sống cũng như trong công việc của rất nhiều người hiện nay, có thể kể đến như: Học sinh, sinh viên, kế toán, văn phòng, giáo viên, …Excel được sử dụng trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau, hầu như với nghề nào có sử dụng đến tính toán bảng thì đều sử dụng đến Microsoft Excel

2 Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giúp học sinh thực hiện tốt các hàm tính toán trong Excel môn Tin học 7”

3 Lĩnh vực áp dụng giải pháp

Giảng dạy môn Tin học 7

4 Ngày giải pháp được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử

Tháng 9 năm 2020

5 Mô tả bản chất của giải pháp

- Về nội dung của giải pháp

* Thực trạng:

Đa số các em là con em nông thôn, điều kiện kinh tế còn khó khăn, bố mẹ

đi làm ăn xa, ít có thời gian dành cho các con

Một bộ phận học sinh, giáo viên và phụ huynh coi môn Tin học là môn phụ nên xem nhẹ, không hào hứng học tập, chưa thấy sự thiết thực của môn Tin học đối với đời sống xã hội

Cũng có một bộ phận học sinh thích được lên phòng máy tính trong các tiết thực hành, nhưng chủ yếu là khám phá các trò chơi mà chưa chú trọng kiến thức môn học

Một số giáo viên còn cứng nhắc trong giờ dạy chưa tạo được hứng thú học tập cho học sinh

Đa số vốn từ Tiếng Anh của học sinh còn hạn chế nên việc ghi nhớ tên và

cú pháp các hàm trong Excel cũng như khắc phục những lỗi khi nhập sai gặp nhiều khó khăn

Một số các em học sinh vẫn còn đặt phép tính thủ công để thực hiện tính toán, thao tác và kỹ năng thực hành trên máy tính còn chậm

Trang 2

Vì vậy phải có giải pháp để các em thực hiện tốt các hàm tính toán trong Excel Tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp như sau: để học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, nhẹ nhàng hơn và điều quan trọng hơn là tạo cho các

em một không khí thoải mái, hứng thú hơn đối với môn Tin học

5.3 Giải pháp thực hiện

5.3.1 Linh hoạt trong hoạt động khởi động

Để một giờ học diễn ra sôi nổi, đạt được mục tiêu của bài học thì hoạt động khởi động đóng một vai trò rất quan trọng Nếu khởi động tốt thì giờ học

đó có thể nói là thành công 50%

Mục tiêu của hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú, tạo sự hứng khởi vui vẻ cho học sinh, giúp các em có một tâm thế thoải mái nhất và sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới Hiểu được điều này bản thân tôi luôn chú trọng hoạt động khởi động trong mỗi bài dạy của mình Tùy theo điều kiện, theo nội dung bài mà tôi lựa chọn cách khởi động khác nhau như: Khởi động bằng một trò chơi vừa giúp các em ôn kiến thức cũ và dẫn dắt sang bài mới Khởi động bằng một tình huống, thông qua tình huống giúp học sinh tò mò, suy nghĩ tìm cách giải quyết tình huống đó, việc giải quyết tình huống chính là đi khám phá kiến thức mới Ngoài ra tôi còn khởi động bằng cách cho học sinh xem một đoạn Video, hình ảnh, …

Ví dụ:

Với bài “Sử dụng các hàm để tính toán” – Tin học 7(Trang 32 SGK).

Để khởi động tôi cho học sinh tham gia trò chơi “Vòng quay kì diệu” Tôi chuẩn bị 5 câu hỏi, học sinh chọn 1 câu hỏi, sau đó trả lời, nếu đúng sẽ được quay vòng quay và nhận về số điểm trên vòng quay

Kết thúc trò chơi tôi nhận xét, tuyên dương các em bằng nhiều hình thức như; cho điểm số, tích điểm sao, trao phần quà bằng hiện vật…để tạo hứng thú

và lôi cuốn trong tiết học lý thuyết cũng như trong tiết học thực hành

Tôi yêu cầu học sinh đưa ra công thức tính tổng điểm của 5 bạn vừa chơi Học sinh đưa ra công thức:

= Điểm bạn 1 + Điểm bạn 2 + Điểm bạn 3 + Điểm bạn 4 + Điểm bạn 5

Trang 3

Sau khi học sinh đưa ra được công thức, tôi phát triển thành tình huống, vậy nếu cô muốn tính tổng điểm của 100 bạn thì cần sử dụng công thức nào?

Học sinh đưa ra công thức:

= Điểm bạn 1 + Điểm bạn 2 + … + Điểm bạn 100

Tôi tiếp tục cho học sinh phát biểu, nhận xét việc gõ công thức dài như vậy chúng ta sẽ gặp khó khăn gì? Có cách nào để khắc phục không? …

Từ đây tôi dẫn vào bài mới, học sinh đi vào bài mới một cách nhẹ nhàng

mà bước đầu các em đã hiểu được sự cần thiết của việc sử dụng hàm trong chương trình bảng tính

Với giải pháp này tôi nhận thấy các em học bài tích cực, sôi nổi hơn rất nhiều và các em tích cực trong hoạt động học tập của mình

5.3.2 Xây dựng cách sử dụng hàm tổng quát

Môn Tin học là môn đặc thù, với tiết học lý thuyết là hình thành kiến thức cho học sinh, với tiết học thực hành là giúp học sinh củng cố, luyện tập những kiến thức đó Chính vì vậy mà với mỗi tiết học tôi đưa ra cách dạy khác nhau, cụ thể:

* Với tiết học lý thuyết:

Bảng tính điện tử với chức năng chính là hỗ trợ tính toán, với học sinh lớp

7 thì các em cần biết sử dụng bảng tính phục vụ những nhu cầu tính toán đơn giản Nhằm giúp học sinh thực hiện tốt các tính toán, giải quyết được các yêu cầu của bài thực hành thì ở tiết lý thuyết tôi yêu cầu các em phải nắm được cú pháp và chức năng của các hàm Có 4 hàm cơ bản mà các em được học là:

SUM, AVERAGE, MAX, MIN 4 hàm này có chức năng khác nhau:

SUM Tính tổng 1 dãy các số = sum(2,4,5) kết quả 11 AVERAGE Tính trung bình cộng 1 dãy các số = average(2,5,8) kết quả 5 MAX Xác định giá trị lớn nhất của 1 dãy các số = max(2,5,8) kết quả 8 MIN XĐ giá trị nhỏ nhất của 1 dãy các = min(2,5,8) kết quả 2

Trang 4

Cú pháp của các hàm có điểm chung như sau:

= tên hàm(a,b,c,…) (1)

Với mỗi hàm cần tính ta chỉ cần thay tên hàm vào công thức chung (1)

Để giúp học sinh ghi nhớ đồng thời để phát huy tính tích cực của học sinh tôi yêu cầu học sinh hoạt động nhóm tìm hiểu cú pháp của hàm rồi lên trình bày,

cả lớp theo dõi, quan sát và nhận xét

Cuối giờ học để giúp các em khắc sâu kiến thức tôi tổ chức cho các em tham gia trò chơi ghép đôi tên hàm với chức năng của hàm

Hay kiểm tra sự hiểu về các hàm cho học sinh bằng cách tìm kết quả của các hàm, rồi điền vào ô trống

Tôi xác định đây chính là kiến thức trọng tâm của chương trình tin học lớp 7 Vì vậy tôi luôn củng cố, khắc sâu để các em có kỹ năng thực hành tốt Không chỉ nắm được cú pháp mà phải hiểu để vận dụng thực hành

Tôi yêu cầu học sinh nắm rõ cách nhập hàm (công thức) vào ô tính, cụ thể các bước nhập hàm (công thức) như sau:

Bước 1: Chọn ô cần nhập hàm (công thức)

Bước 2: Gõ dấu “=”

Bước 3: Nhập hàm theo đúng cú pháp (công thức)

Bước 4: Nhấn Enter

Áp dụng đổi mới phương pháp dạy học, để phát huy tính tích cực, chủ động đồng thời phát huy năng lực và phẩm chất của học sinh Để học sinh tự nghiên cứu sách giáo khoa và vận dụng hiểu biết của bản thân để làm một số các dạng bài tập cơ bản

Ví dụ: Với bài “Sử dụng các hàm để tính toán”(Tiết 1) – Tin học

7(Trang 32 SGK).

Trang 5

Kiến thức trọng tâm của tiết 1: Là giúp học sinh hiểu được hàm trong chương trình bảng tính, biết được cú pháp của hàm và cách sử dụng hàm

Kỹ năng cần đạt: Các em có thể vận dụng được kiến thức để làm bài tập

và thực hành

Để giúp học sinh hiểu về hàm đầu tiên tôi yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa, sau đó quan sát:

Tôi đưa ra câu hỏi với học sinh: “Để tính tổng của các ô từ A1 đến A100

cô có thể sử dụng một trong 2 cách như trên, em hãy quan sát và đưa ra nhận xét

về 2 cách tính ở trên?”

Tôi tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm đôi một (cùng bàn), sau đó tôi mời một vài học sinh đứng phát biểu:

- Cách 1: Dài dòng hơn, mất thời gian và rất có thể nhầm lẫn, khó khăn

trong sửa chữa nếu công thức sai

- Cách 2: Công thức ngắn ngọn, dễ dàng sửa lỗi

Giáo viên kết luận:

Cách 1: Là cô sử dụng công thức, khi viết chúng ta liệt kê, với số nhỏ thì việc tính toán dễ dàng và đơn giản, nhưng với số lớn hơn thì sẽ khó khăn hơn cụ thể mất thời gian, dễ nhầm lẫn và khó sửa,

Cách 2: Sử dụng hàm, đây là hàm có sẵn trong chương trình bảng tính, việc sử dụng hàm giúp đơn giản việc nhập những công thức đặc biệt với công thức với dãy số lớn

Vậy “Hàm là công thức được định nghĩa từ trước, được sử dụng để tính toán theo công thức với các giá trị dữ liệu cụ thể”

Từ đây tôi dẫn học sinh đến với câu hỏi tiếp theo, dựa vào các bước nhập công thức vào trong ô tính các em hãy hoạt động nhóm ghi ra phiếu học tập các bước nhập hàm vào trong ô tính

Trang 6

Sau đó tôi mời một đại diện nhóm lên bảng trình bày cách nhập hàm Học sinh theo dõi nhận xét nhóm bạn

* Đối với tiết học thực hành:

Để tiết học thực hành đạt hiệu quả cao thì giáo viên cần đưa ra nội dung thực hành phù hợp với từng đối tượng học sinh Xác định yêu cầu cần đạt với từng đối tượng học sinh, cụ thể:

Với học sinh yếu: Nhập được công thức, sử dụng được một số hàm để tính toán ở mức đơn giản

Với học sinh Khá – Giỏi: Sử dụng thành thạo công thức, hàm để tính toán Các bước tiến hành tiết thực hành:

Bước 1: Đưa ra yêu cầu và nội dung thực hành

Bước 2: Cho học sinh ôn lại các kĩ năng, các thao tác đã học ở bài lý

thuyết Mời một số học sinh lên làm mẫu (Giáo viên làm mẫu)

Bước 3: Tổ chức cho học sinh thực hành, khuyến khích học sinh tích cực

hoạt động

Bước 4: Giám sát học sinh, kịp thời hỗ trợ giúp đỡ những học sinh yếu.

Phát hiện lỗi học sinh thường mắc để nhắc nhở, uốn nắn kịp thời

Bước 5: Để kiểm tra hiệu quả thực hành tôi mời một số em học sinh bất

kỳ lên thực hành nội dung vừa làm Từ đó giúp các em tự giác hơn trong học tập

Bước 6: Nhận xét, đánh giá kết quả học tập: Nhận xét tuyên dương nhóm

học sinh thực hành tốt, rút kinh nghiệm nhóm học sinh thực hành chưa tốt, chưa nghiêm túc

Qua việc phối hợp giữa lý thuyết và thực hành tôi nhận thấy kỹ năng thực hiện và sử dụng hàm của học sinh được nâng lên rõ rệt Từ đó kỹ năng tính toán với bảng tính của học sinh cũng được nâng cao

5.3.3 Tổ chức cho học sinh luyện tập với những bài toán thực tế (Dạy học theo dự án)

Với đặc điểm tâm lý các em học sinh “mau nhớ, chóng quên” chính vì vậy nếu không để các em luyện tập thường xuyên thì các em sẽ rất mau quên

Trang 7

Chính vì vậy, khi đã hình thành kiến thức tốt cho các em tôi tiếp tục tìm tòi nghiên cứu các vấn đề thực tế ngoài xã hội xây dựng thành dạng bảng sau đó yêu cầu các em sử dụng các hàm vừa học để tính Tôi phân chia học sinh từ 3 đến 5 em một nhóm rồi cho các em đăng kí lĩnh vực dự án để tìm hiểu và thống

kê Ví dụ như: “Bảng điểm học sinh”; “Tình hình tai nạn giao thông”; “Tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước cũng như nước ngoài”

Ví dụ 1: Tôi yêu cầu học sinh xây dựng một bảng kết quả học tập của bản

thân, gồm tất cả các môn học trong trường THCS (có thể nhập của năm học trước).

(Bảng tính “Bảng điểm học sinh”) Sau đó yêu cầu các em tính tổng điểm, điểm trung bình của từng môn (3 môn “Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật” đánh giá bằng nhận xét) Tiếp theo cho học sinh xác định môn nào được cao điểm nhất và môn nào thấp nhất Qua đây tôi liên hệ giáo dục các em có thể tự theo dõi kết quả học tập của bản thân để kịp thời điều chỉnh

Ví dụ với những môn điểm ở mức khá – giỏi các em cần phát huy Còn với những môn điểm thấp – kém các em hãy tập trung giành nhiều hơn thời gian học tập để cải thiện Với việc tự mình theo dõi kết quả học tập các em sẽ nhận thấy sự thay đổi, sự cố gắng của bản thân từ đó tạo động lực để các em cố gắng học tập

Ví dụ 2: Liên hệ giáo dục “An toàn giao thông” Vấn đề An toàn giao thông đang là vấn đề nóng của toàn cầu, tôi cho học sinh thực hiện gõ bảng tính

sau: (Theo báo cáo của ban An toàn giao thông quốc gia).

Trang 8

Từ bảng tính này tôi yêu cầu học sinh dùng các hàm SUM, AVERAGE, MAX, MIN để tính tổng, tính trung bình số vụ tai nạn giao thông; số người chết,

số người bị thương; đồng thời xác định số vụ nhiều nhất, ít nhất… qua đây để học sinh so sánh và thấy được thực tế vấn đề ATGT Vậy là học sinh các em cần phải làm gì để nâng cao ý thức khi tham gia giao thông trong trường học và ngoài xã hội?

Ví dụ 3: Tìm hiểu về tình hình dịch bệnh COVID -19 và thống kê số ca

mắc và tử vong của các nước trong khu vực Đông Nam Á (Theo báo sức khỏe đời sống)

(Bảng thông kê 10 quốc gia khu vực Đông Nam Á có số ca mắc COVID-19)

Theo thống kê ta thấy tình hình dịch bệnh COVID – 19 vẫn còn đang diễn biến phức tạp tại nhiều nước trên thế giới Tuy vậy, về cơ bản, Việt Nam đang khống chế tốt được dịch bệnh và các hoạt động xã hội cũng từng bước được khôi phục Nhiều địa phương và các tỉnh thành trong cả nước cũng đã lên kế hoạch cho học sinh các cấp đi học trở lại

Trang 9

Cụ thể nhìn bảng số liệu thống kê tình hình dịch bệnh COVID -19 tôi yêu cầu học sinh dùng các hàm SUM, AVERAGE, MAX, MIN để tính tổng, tính trung bình số ca nhiễm COVID – 19 ở các quốc gia về số ca nhiễm và số ca tử vong, đồng thời xác định số ca nhiễm COVID – 19 nhiều nhất hoặc số ca nhiễm

ít nhất… Qua đây để học sinh so sánh và thấy được sự nguy hiểm, phức tạp của dịch bênh như thế nào? Vậy là học sinh các em cần phải làm gì để phòng tránh được COVID 19?

Việc phòng bệnh cho các em khi đến trường rất cần có sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và chính bản thân các em học sinh

Để thực hiện tốt công tác phòng dịch các em cần phải tuân thủ theo thông điệp của bộ y tế khuyến cáo “5K” là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ bản thân, chung sống an toàn với dịch bệnh

5.3.4 Giúp học sinh nhận biết, khắc phục một số lối thường gặp:

Khi làm việc với các ô tính trong Excel, chúng ta thường thấy những thông báo lỗi như ###, #NAME, … Vậy những lỗi đó là gì? Để giúp học sinh thành thạo các hàm trong Excel tôi thường nhắc lại và giúp học sinh nghi nhớ tên các lỗi thường gặp và cách sửa lỗi, cụ thể:

### Lỗi này thường xuất hiện khi độrộng cột của ô tính quá hẹp Thay đổi chiều rộng cột có chứa ô báo lỗi

#NAME!

Lỗi nhập sai tên hàm, công thức, quên đặt chuỗi văn bản vào dấu ngoặc kép “” dẫn đến Excel không hiểu công thức bạn vừa nhập

Kiểm tra lại tên hàm, công thức, dấu …

#VALUE! Lỗi nhập giá trị không cùng kiểu

dữ liệu (đối số của hàm là số

Kiểm tra lại cú pháp hàm để

sử dụng đúng từng giá trị

Trang 10

#NUM!

Khi tính toán số trong Excel, gặp kết quả quá lớn nằm ngoài khả năng tính toán hoặc giá trị số không phù hợp để sử dụng hàm thì Excel sẽ hiện giá trị #NUM

Sử dụng những tính toán với

số quá lớn và chú ý điều kiện

sử dụng số (số nguyên, số

âm hay dương …)

#NULL

Trường hợp chọn không đúng vùng dữ liệu, Excel không thể hiểu chính xác vùng bạn chọn thì kết quả sẽ hiện #NULL!

Kiểm tra vùng dữ liệu trong hàm và cập nhật lại

#DIV/0!

Lỗi chia 0 Lỗi này do khi bạn thực hiện phép chia cho 0 hoặc không nhập số chia

Thay đối số khác 0

Khi các em đã nắm được những lỗi cơ bản này thì việc sử dụng hàm sẽ trở nên thuận tiện hơn Đặc biệt khi gặp lỗi các em có thể tự mình tìm ra nguyên nhân và khắc phục lỗi Từ đó giúp các em hiểu bản chất của hàm và ghi nhớ hàm lâu hơn

5.3.5 Phối hợp tốt với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, với phụ huynh học sinh để có biện pháp đôn đốc các em học tập bộ môn Tin học

Vì vậy muốn học sinh học tập tốt trước hết giáo viên cần lưu ý phối hợp tốt giữa giáo dục nhà trường và gia đình để việc tự học của các em có kết quả, cần kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên bộ môn, với giáo viên chủ nhiệm, kịp thời thông báo việc học tập của học sinh cho phụ huynh nắm để phụ huynh theo dõi, uốn nắn

Đặc biệt giáo viên cần quan tâm nhiều hơn, động viên nhắc nhở kịp thời, thường xuyên liên lạc với phụ huynh để kịp thời uốn nắn các em khi có biểu hiện lơ là, ham chơi, chểnh mảng việc học hành Có kết hợp như vậy thì việc học của học sinh mới có kết quả cao

- Về khả năng áp dụng của giải pháp:

Những giải pháp tôi đưa ra đều là những giải pháp mang tính thực tế, bản thân tôi đã trực tiếp áp dụng và mang lại hiệu quả cao

Cơ sở để tôi đưa ra những giải pháp trên là hoàn toàn dựa vào phương pháp dạy học tích cực Dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh Theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

Trang bị cho các em những kỹ năng sống biết vận dụng vào trong đời sống thực tiễn hàng ngày đối với từng sở thích, ước mơ của các em

6 Những thông tin bảo mật (nếu có): Không

7 Các điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp

- Về học sinh:

Xác định đúng động cơ học tập, nhất là khắc phục tư tưởng xem nhẹ những bộ môn Tin học, coi đây là môn phụ

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w