1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 rèn kĩ năng tính giá trị biểu thức theo bộ sách cánh diều

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

MỤC LỤCĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN NỘI DUNG

1 Thực trạng vấn đề 3

1.1 Những tồn tại của học sinh trong từng dạng bài tính giá trị biểu thức 3

2.3.Giải pháp 3: Giúp học sinh có kĩ năng “Tính giá trị biểu thức”

trong các bài học chính khóa 8

2.4.Giải pháp 4: Tuyên dương, khen thưởng học sinh 13

2.5 Giải pháp 5: Hướng dẫn học sinh thực hành các dạng bài “Tính giá trị

biểu thức” mở rộng và nâng cao 14

3 Kết quả sau khi áp dụng giải pháp sáng kiến tại đơn vị: 18

4 Hiệu quả của sáng kiến 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 2

ĐẶT VẤN ĐỀ1 Tính cấp thiết phải tiến hành sáng kiến

Môn Toán là một môn học chiếm một vị trí rất quan trọng và then chốttrong nội dung chương trình các môn học bậc tiểu học Nó không chỉ truyền thụvà rèn luyện kỹ năng tính toán để giúp các em học tốt các môn học khác mà còngiúp các em rèn luyện trí thông minh, óc tư duy sáng tạo, khả năng tư duy lôgic,làm việc khoa học Đồng thời qua đó rèn luyện kĩ năng tính toán cho học sinh.Việc tính đúng và tính cẩn thận, đó là một việc làm hết sức quan trọng giúp cácem có tính cẩn thận, chu đáo trong cuộc sống Vì vậy chúng ta cần phải quantâm tới việc dạy toán ở Tiểu học

“Tính giá trị biểu thức”ở Tiểu học thuộc phần kiến thức số học Biểu thứckhông được định nghĩa bằng khái niệm cụ thể mà chỉ giới thiệu “hình thức thểhiện” là các số, các chữ liên kết bởi các dấu của phép tính Biểu thức đã đượcgiới thiệu ngay từ lớp 1 thông qua các phép cộng, trừ Ở lớp 2, dạy học về phépnhân, phép chia Tuy nhiên, đến lớp 3 mới hình thành biểu tượng về biểu thức

Thực tế, học “Tính giá trị biểu thức” không phải khó đối với học sinh.Song kĩ năng tính toán của học sinh còn hạn chế nên nhiều em đã làm sai ngaytừ những biểu thức đơn chỉ với 1 phép tính Khi học biểu thức 2 phép tính trởlên, đa số học sinh còn lúng túng, nhầm lẫn khi thực hiện thứ tự các phép tínhtrong biểu thức, nhầm lẫn cách làm các dạng bài dẫn đến sai kết quả tính Mộtmặt, do giáo viên chưa hệ thống các kiểu bài tập đa dạng, khác nhau về 1 dạngbài để các em được luyện tập và nâng cao kĩ năng

Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 3, tôi thấy tính giá trị biểu thức làcơ sở để học các mạch kiến thức khác như: hình học, giải toán và vận dụng tínhtoán trong đời sống thực tế Vì vậy, làm cách nào để học sinh lớp 3 nói chung,học sinh tiểu học nói riêng học tốt các dạng bài tính giá trị biểu thức là một vấnđề trăn trở đối với mỗi giáo viên Tiểu học Do đó, trong quá trình giảng dạy tôiđã tìm tòi, nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm Qua quá trình nghiên cứu và thực tế

giảng dạy, tôi muốn chia sẻ với các bạn đồng nghiệp kinh nghiệm nhỏ: “Một số

Trang 3

biện pháp giúp học sinh lớp 3 rèn kĩ năng Tính giá trị biểu thức theo bộ sáchCánh diều”.

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu là tìm ra những biện pháp rèn cho học sinh lớp 3 kĩnăng tính giá trị biểu thức Kĩ năng tính toán và giải các dạng toán trong chươngtrình.

3 Đối tượng nghiên cứu

Với đề tài này tôi chỉ đi sâu nghiên cứu và áp dụng giảng dạy cho họcsinh lớp 3G do tôi chủ nhiệm và học sinh khối 3 trong năm học 2023 - 2024

Trang 4

PHẦN NỘI DUNG1 Thực trạng vấn đề

Lên đến lớp 3, với vòng số lớn hơn, yêu cầu tính giá trị biểu thức từ 2 đến3 phép tính và các dạng bài tập đa dạng, học sinh hay làm sai thậm chí bỏ quanhững bài khó không giống các dạng cơ bản sách giáo khoa khi được giao trongđề ôn tập hoặc kiểm tra Khi thực hiện 3 dạng bài các em còn nhầm lẫn cách tínhgiữa dạng 1 với dạng 2 và dạng 3 Đặc biệt, khi mở rộng các dấu phép tính cácem còn làm sai Sau đây là kết quả khảo sát 37 học sinh trong lớp tôi chủ nhiệmvề tính giá trị biểu thức đầu năm học 2023 - 2024:

Tổng số HS37

Hoàn Thành tốtHoàn thànhChưa hoàn thành

Từ kết quả trên, tôi nhận thấy: Kĩ năng tính giá trị biểu thức của học sinhcòn nhiều hạn chế Các em vẫn còn làm sai kết quả tính và nhầm lẫn cách làmcác dạng bài Để khắc phục tình trạng trên, tôi tìm ra lỗi sai của các em trongtừng dạng bài và nguyên nhân của những tồn tại đó để từ đó có những giải phápkịp thời, phù hợp, giúp các em nắm vững các dạng bài về tính giá trị biểu thức.

1.1 Những tồn tại của học sinh trong từng dạng bài tính giá trị biểu thức* Trường hợp 1: Đối với các biểu thức đơn: (Biểu thức chỉ có 2 số và 1 dấu

phép tính)

Đối với biểu thức đơn có 1 phép tính: cộng, trừ, nhân, chia có nhớ, đa sốhọc sinh sai do quên không nhớ khi thực hiện tính hoặc do không thuộc các bảngcộng, trừ, nhân, chia đã học nên tính sai kết quả.

* Trường hợp 2: Đối với các biểu thức có 2 dấu phép tính.

+ Biểu thức chỉ có dấu cộng, trừ hoặc nhân, chia.

Ví dụ: (Bài 2 trang 90 Toán 3 Bộ sách Cánh diều tập 1)

Chọn giá trị đúng với mỗi biểu thức sau:

a) 125 - 82 + 7 b) 40 : 5 x 8 c) 20 + 70 - 30

+ Câu a, c: Học sinh sai không nắm được cách tính giá trị biểu thức ở dạng 1.Các em đã làm theo thứ tự tính biểu thức từ phải sang trái

Trang 5

+ Câu b: Học sinh sai vì nhầm lẫn với cách tính ở dạng 2 Do đó, khi gặp cácdạng biểu thức có 2 phép tính: nhân và chia; cộng và trừ các em không thực hiệntính theo thứ tự từ trái sang phải mà thực hiện tính phép nhân trước rồi đến phépchia, phép cộng trước rồi đến phép trừ

+ Biểu thức chỉ có dấu cộng, trừ hoặc nhân, chia

Với dạng bài này, tôi nhận thấy ngoài việc học sinh nhân, chia, cộng, trừsai, thì học sinh thường mắc lỗi sai khi viết kết quả biểu thức sau dấu bằng thứnhất.

Ví dụ: (Bài 1 trang 91 Toán 3 Bộ sách Cánh diều tập 1)

Tính giá trị của biểu thức:

Học sinh làm sai vì viết chưa đúng vị trí kết quả trong biểu thức vì chorằng “trong biểu thức có dấu cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện các phép tínhnhân, chia trước, thực hiện các phép tính cộng, trừ sau” Do đó, thực hiện phépnhân, chia trước thì viết kết quả trước rồi với cộng số hạng còn lại.

+ Biểu thức có dấu ngoặc

Ví dụ: (Bài 1 trang 94 Toán 3 Bộ sách Cánh diều tập 1)

+ Câu c: Học sinh làm sai vì thực hiện phép tính trừ bên ngoài dấu ngoặc trước

1.2 Nguyên nhân của những tồn tại.

Từ những tồn tại của các em khi thực hành các dạng bài tính giá trị biểuthức tôi đã tìm ra một số nguyên nhân cơ bản như sau:

+ Giáo viên đôi lúc chưa linh hoạt trong giảng dạy, chưa đầu tư nghiêncứu tìm ra phương pháp giảng dạy hợp lý đối với từng dạng bài Chưa khắc sâucách làm từng dạng bài cho học sinh.

Trang 6

+ Một số em có lực học không ổn định và nhanh quên kiến thức; kĩ năngtính toán của một số em còn sai; học sinh chưa thuộc bảng cộng, trừ, nhân, chia.

+ Lên đến lớp 3, các em được thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân cónhớ nhưng khi thực hiện các em thường quên không nhớ hoặc cộng, trừ, nhân,chia sai Học sinh chưa hiểu bản chất của từng quy tắc, chưa nắm vững cách tínhcủa từng dạng tính giá trị biểu thức

+ Học sinh chưa được làm quen với các dạng bài tập mở rộng về tínhnhanh giá trị biểu thức nên hầu hết các em tính sai hoặc đưa ra cách tính chưahợp lý khi thực hiện yêu cầu bài tập

+ Nhóm 1: Học sinh bị rỗng kiến thức ở lớp dưới: 9 em

+ Nhóm 2: Học sinh thiếu điều kiện học tập do hoàn cảnh gia đình khó

khăn, bố mẹ không quan tâm: 6 em.

+ Nhóm 3: Học sinh không chú ý học, nghịch ngợm: 6 em+ Nhóm 4: Học sinh tiếp thu bài tốt, tích cực học bài: 20 em.

Sau khi phân loại được đối tượng học sinh, tôi giải thích để các em hiểuvà biết các em còn chưa đạt chuẩn phần kiến thức nào Sau đó, tôi lập ngay kếhoạch kèm cặp giúp đỡ và bồi dưỡng học sinh theo từng nhóm.

+ Nhóm 1: Đây là nhóm học sinh tôi quan tâm nhiều nhất Tôi vừa phải

giúp các em nhớ lại kiến thức cũ, vừa phải đạt được chuẩn kiến thức kĩ năngtrong từng tiết học Nên tôi liên tục kiểm tra các phép tính cộng, trừ, nhân, chiabằng nhiều hình thức khác nhau: đọc thuộc lòng, phiếu bài tập, chấm bài thườngxuyên,…

Trang 7

+ Nhóm 2: Với đối tượng học sinh này, tôi sẽ tìm hiểu điều kiện hoàn

cảnh của học sinh đó; vận động phụ huynh và học sinh trong lớp giúp đỡ về:sách vở, đồ dùng… Ngoài ra, tôi luôn lắng nghe tâm sự để chia sẻ động viêncác em kịp thời.

+ Nhóm 3: Trường hợp học sinh nghịch ngợm, không chú ý trong giờ

học, tôi xếp cho các học sinh đó ngồi ngay bàn đầu và xếp em học sinh ngoan,học giỏi bên cạnh để giúp đỡ, kèm cặp Trong giờ học, tôi thường xuyên quantâm đến học sinh đó bằng cách gọi trả lời các câu hỏi, khen ngợi và động viênkhích lệ các em khi có sự tiến bộ…

+ Nhóm 4: Là nhóm học sinh ngoan, tiếp thu bài tốt, ngoài những bài tập

yêu cầu cần đạt chuẩn, tôi luôn chuẩn bị thêm một số bài tập nâng cao hơn đểgiúp các em phát huy khả năng của mình.

Ngoài ra, với học sinh nhóm 1, 2, 3 tôi luôn đánh giá các em theo hướngđộng viên, khuyến khích còn nhóm 4 tôi đánh giá theo sự sáng tạo Bên cạnh đó,trong thời gian dạy buổi 2, tôi dành nhiều thời gian để ôn tập củng cố lại cácbảng nhân, chia, cộng, trừ với nhiều hình thức: đọc đồng thanh từng bảng nhân,chia; bằng cách nối tiếp, cá nhân, thi đọc thuộc lòng, hỏi vấn đáp nhanh cácphép tính cộng, trừ trong bảng đã học ở lớp 2, giải toán liên quan đến tính giá trịbiểu thức… với mục đích giúp các em nhớ lại các dạng bài đã học

Sau thời gian được ôn tập và có hệ thống, học sinh lớp tôi có nhiềuchuyển biến tích cực trong học tập: đi học chuyên cần, tích cực tự giác học bàivà biết vận dụng vào tính giá trị của biểu thức tốt hơn Đó là cơ sở để các emhọc tốt tính giá trị biểu thức trong chương trình học.

2.2.Giải pháp 2: Ôn tập, củng cố kiến thức cơ bản có liên quan đến tính giá

trị biểu thức.

Để học sinh học tốt được dạng bài tính giá trị biểu thức ở lớp 3, trước hếthọc sinh phải thực hiện thành thạo các bảng nhân, chia, cộng, trừ đã học Có kĩnăng thực hiện thành thạo các phép tính về cộng, trừ, nhân, chia từ dễ đến khótheo các vòng số của chương trình sách giáo khoa Do đó tôi đã tiến hành ôn tậplại cho học sinh các mạch kiến thức trên như sau:

Trang 8

Với các bảng nhân chia từ 2 đến 9

Để ôn tập cho học sinh tôi tiến hành dưới các hình thức như: Phát phiếubài tập cho các em làm với nhiều dạng bài Tổ chức trò chơi xì điện, trò chơi đốnhau Tổ chức học nhóm đôi học sinh kiểm tra lẫn nhau về các bảng cộng trừ,nhân, chia đã học, báo cáo kết quả kiểm tra Các hình thức ôn tập trên tôi tiếnhành vào 15 phút đầu của các buổi ôn Toán - buổi 2 trong ngày Tiến hành ôntập tương tự cho học sinh với các bảng nhân chia 3, 4, 6, 7, 8, 9 các em đượchọc ở lớp 3

Với phép cộng, trừ các số có 2, 3 chữ số

Đối với các biểu thức cộng, trừ các số có 2, 3 chữ số Trước hết tôi giúphọc sinh nắm vững kiến thức theo chương trình sách giáo khoa đã cung cấp.Thường xuyên ôn tập dưới hình thức phiếu bài tập ở buổi 2 Tiến hành kiểm tranhanh bằng bảng con Từ đó tôi phát hiện học sinh có kĩ năng chưa tốt để cóphương pháp bồi dưỡng kịp thời Tiến hành tương tự với phép cộng, trừ các sốtrong phạm vi 10 000; 100 000 các em học sau này

Với các phép nhân, chia các số có 2, 3 chữ số với số có 1 chữ số

Với các biểu thức là phép nhân, chia các số có 2, 3 chữ số cho số có 1 chữsố, sau khi cung cấp đầy đủ kiến thức theo chương trình sách giáo khoa, tôi cũngtiến hành cho học sinh ôn tập vào buổi 2 dưới dạng phiếu bài tập, kiểm tra kĩnăng tính của học sinh thường xuyên bằng bảng con Tiến hành ôn tập tương tựvới phép nhân, chia các số có 4, 5 chữ số cho số có 1 chữ số các em được họcsau này Đặc biệt với phép chia hết và phép chia có dư trong bảng, tôi rèn chohọc sinh kĩ năng nói nhanh kết quả tính bằng cách hỏi đáp nhanh

Với việc hệ thống ôn tập lại các kiến thức đã học ở lớp 2; cộng, trừ, nhân,chia các số có 2, 3 chữ số ở lớp 3 là cơ sở giúp các em có nền tảng cơ bản vữngchắc nhất để các em tự tin, vận dụng và làm tốt được các dạng bài tính giá trịbiểu thức nhiều phép tính và nhiều số ở lớp 3.

Qua việc thực hiện biện pháp trên, tôi thấy hầu hết các em học sinh tronglớp đã thuộc và hiểu được bản chất, ý nghĩa của các bảng cộng, trừ, nhân, chia.Đặc biệt, kĩ năng tính giá trị biểu thức đơn của các em nhanh và thành thạo

Trang 9

2.3.Giải pháp 3: Giúp học sinh có kĩ năng “Tính giá trị biểu thức” trong các

bài học chính khóa.

Sau khi giúp học sinh ôn tập, củng cố lại các kiến thức có liên quan đếndạng “Tính giá trị biểu thức”, tôi đã nghiên cứu để tìm cách dạy dạng toán vềtính giá trị biểu thức cho học sinh một cách dễ hiểu nhất Cũng như các mạchkiến thức, khi dạy đến dạng toán“Tính giá trị biểu thức”, tôi luôn yêu cầu họcsinh nắm chắc các kiến thức cơ bản mà sách giáo khoa cung cấp

a Cho học sinh làm quen với biểu thức

Ở các lớp 1, 2 các em mới chỉ thực hiện các phép tính cộng trừ, nhân, chiadạng đơn giản nhưng các em chưa biết gì về biểu thức Vậy để học sinh làmquen với biểu thức và biết cách tính giá trị, tôi đã cung cấp giới thiệu cho họcsinh nhận biết về biểu thức.

Ví dụ : (Ví dụ về biểu thức số trang 87 Toán 3 Bộ sách Cánh diều tập 1):

381 + 135; 95 – 17; 13 x 3; 64 : 8; 265 - 82 + 10; 11 x 3 + 4; 5 x 12 : 2 đượcđược gọi là biểu thức.

Tôi đưa ra kết luận: Biểu thức là một dãy các số, dấu phép tính viết xen kẽvới nhau Từ đây, học sinh nhận biết được khái niệm ban đầu về biểu thức vàcác em không còn bỡ ngỡ về biểu thức mà cảm thấy quen thuộc vì lâu nay cácem đã được học, được làm Đồng thời tôi còn giới thiệu cho các em biết về giátrị của biểu thức.

Ví dụ: (trang 89 Toán 3 Bộ sách Cánh diều tập 1)

381 + 209 = 590 Vậy 590 được gọi là giá trị của biểu thức 381 + 20968 : 2 = 34 Vậy 34 được gọi là giá trị của biểu thức 68 : 2

Tôi khẳng định cho học sinh: Giá trị của biểu thức chính là kết quả tìmđược của biểu thức Từ đây các em hiểu rõ hơn về biểu thức và giá trị biểu thức.

* Sau khi các em đã có khái niệm ban đầu về biểu thức và giá trị biểuthức, tôi mới tiến hành dạy các dạng bài “Tính giá trị biểu thức” trong sách giáokhoa thông qua các bước sau:

Bước 1: Hướng dẫn học sinh nhận xét biểu thức.Bước 2: Hướng dẫn học sinh cách làm.

Trang 10

Bước 3: Hướng dẫn học sinh cách trình bày.Bước 4: Rút ra cách làm cho từng dạng.

b Biểu thức chỉ có dấu cộng, trừ hoặc nhân, chia

Ví dụ 1: 37 - 7 - 16 (Ví dụ 1, trang 90 Toán 3 Bộ sách Cánh diều tập 1)

Bước 1: Hướng dẫn học sinh nhận xét biểu thức:- Biểu thức này có phép tính trừ.

Bước 2: Hướng dẫn học sinh cách làm:

- Biểu thức trên ta tính như sau: lấy 37 trừ 7 bằng 30, 30 trừ 16 bằng 14.Các em thực hiện phép tính từ trái sang phải có nghĩa là thực hiện phép tính trừđầu tiên bên trái trước trước được kết quả bao nhiêu rồi thực hiện tiếp phép trừtiếp theo.

Bước 3: Hướng dẫn học sinh cách trình bày như sau: 37 - 7 - 16 = 30 – 16

Bước 4: Củng cố cách làm cho học sinh.

+ Muốn tính giá trị biểu thức khi có nhiều dấu cộng, trừ ta làm thế nào?(Thực hiện tính từ trái sang phải)

Ví dụ 2: 15 : 3 x 2 (Ví dụ 2, trang 89 Toán 3 Bộ sách Cánh diều tập 1)

Bước 1: Hướng dẫn học sinh nhận xét biểu thức:- Biểu thức này có phép tính chia và nhân.

Bước 2: Hướng dẫn học sinh cách làm:

- Biểu thức trên ta tính như sau: Lấy 15 chia cho 3 được 5, 5 nhân 2 bằng10.

Các em thực hiện từ trái sang phải, thực hiện phép tính chia trước đượckết quả bao nhiêu rồi thực hiện tiếp phép nhân.

Trang 11

Bước 3: Hướng dẫn học sinh cách trình bày: 15 : 3 x 2 = 5 x 2

= 10

* Tôi lưu ý học sinh như sau:

+ Sau khi tìm được kết quả của phép tính chia các em viết kết quả tìmđược sau dấu bằng rồi viết nhân 2 sang phải

+ Thực hiện phép tính nhân được kết quả bao nhiêu viết dấu bằng xuốngdòng dưới thẳng với dấu bằng ở trên và viết kết quả của phép tính nhân vừa tìmđược.

+ HD học sinh cách trình bày khác: 15 : 3 x 2 = 5 x 2 = 10

Hoặc: 15 : 3 x 2 = 5 x 2 = 10

Bước 4: Củng cố cách làm cho học sinh.

+ Trong biểu thức có chứa dấu phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiệntính như thế nào? (Thực hiện tính từ trái sang phải).

Qua 2 ví dụ nêu trên tôi khẳng định cho học sinh: Đây là dạng “Tínhgiá trị biểu thức” chỉ có các dấu (cộng, trừ) hoặc (nhân, chia) (Dạng 1)

Tôi quy ước cho học sinh cách làm như sau: Khi tính giá trị của các biểuthức chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia thì ta thực hiện các phép tínhtheo thứ tự từ trái sang phải.

c Biểu thức có dấu cộng, trừ, nhân, chia.

Ví dụ 1: 312 x 2 -5 (Bài 1c, trang 91 Toán 3 Bộ sách Cánh diều tập 1)

Bước 1: Hướng dẫn học sinh nhận xét biểu thức:- Biểu thức này có phép tính nhân và trừ.

Bước 2: Hướng dẫn học sinh cách làm:

- Biểu thức trên ta tính như sau: Ta thực hiện phép nhân trước lấy 312nhân cho 2 được 624, Lấy 624 trừ 5 bằng 619 Các em thực hiện nhân trước, trừsau.

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w