1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 thực hiện tốt giải toán có lời văn theo bộ sách cánh diều

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ1 Tính cấp thiết phải tiến hành sáng kiến

Bậc Tiểu học là bậc học đặt nền móng trong quá trình hình thành và pháttriển nhân cách học sinh Mỗi môn học ở bậc học Tiểu học đều góp phần vàohình thành và phát triển những cơ sở ban đầu của nhân cách con người Trongđó, môn Toán là môn học mà kiến thức và kĩ năng có nhiều ứng dụng vào cuộcsống thực tiễn, góp phần rèn luyện trí thông minh, sự nhanh nhạy trong tínhtoán Để đáp ứng với sự phát triển của xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa,hiện đại hóa, thời kỳ công nghệ thông tin phát triển như hiện nay thì môn Toáncàng có vai trò quan trọng, giúp người học hình thành nhân cách con người mớixã hội chủ nghĩa, làm việc khoa học, tiếp cận kịp thời với xu thế phát triển củathời đại Bên cạnh đó, môn Toán còn hỗ trợ nhiều cho việc học tập các môn họckhác ở bậc Tiểu học và là nền tảng cho việc học toán ở các bậc học trên

Trong nội dung chương trình môn toán, phần giải toán có lời văn là mộtmảng kiến thức có vị trí vô cùng quan trọng Giúp học sinh củng cố kiến thức, kĩnăng giải toán Đồng thời giáo viên dễ dàng phát hiện những ưu điểm, nhữngthiếu sót trong kiến thức, kĩ năng của học sinh để giúp các em phát huy nhữngưu điểm, khắc phục những thiếu sót Thông qua dạy học giải toán sẽ giúp họcsinh hình thành và phát triển khả năng suy luận, lập luận và trình bày các kết quảtheo một trình tự hợp lí làm cơ sở cho quá trình học toán ở các lớp cao hơn.

Việc giải toán giúp học sinh luyện được những đức tính và phong cách làmviệc của người lao động như ý thức vượt khó, tính cẩn thận, chu đáo, làm việccó kế hoạch, có kiểm tra kết quả cuối cùng Đồng thời từng bước hình thành vàrèn luyện thói quen về khả năng suy nghĩ, tính toán độc lập, khắc phục được tínhrập khuôn, xây dựng được tính ham thích, tìm tòi, sáng tạo, phát triển tư duy, giải toán còn là hoạt động gồm những thao tác như xác lập được mối quan hệgiữa các dữ liệu, giữa cái đã cho và cái phải tìm trong điều kiện của bài toán.Chọn được phép tính thích hợp, trả lời đúng câu hỏi của bài toán

Trang 2

Thực tế qua việc trực tiếp giảng dạy ở lớp 3, tôi nhận thấy học sinh khi giảicác bài toán có lời văn thường chậm hơn so với các dạng bài tập khác Các emthường lúng túng khi đặt câu lời giải cho phép tính, có nhiều em làm phép tínhđúng nhưng không tìm được lời giải đúng hoặc đặt lời giải chưa phù hợp Mộtsố em mới chỉ đọc đề toán chứ chưa hiểu được đề Khi trả lời câu hỏi của côgiáo nêu: Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu tìm gì? thì còn lúng túng hoặctrả lời chưa chính xác Chính vì thế, bản thân tôi đã trăn trở tìm hiểu thực trạngvề giải các bài toán có lời văn, tìm tòi nghiên cứu giải pháp, biện pháp thực hiện

để nâng cao chất lượng dạy học Xin được đưa ra “Một số biện pháp giúp họcsinh lớp 3 thực hiện tốt giải toán có lời văn theo bộ sách Cánh diều” để đồng

nghiệp cùng tham khảo và chia sẻ kinh nghiệm

2 Mục tiêu của đề tài, sáng kiến.

Nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học theohướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh đồng thời rèn kĩnăng giải toán có lời văn tốt hơn.

3 Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.

Năm học 2023 – 2024 Học sinh lớp: 3D

Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến sáng kiến;

Nghiên cứu chương trình toán lớp 3 nói chung và toán có lời văn lớp 3 nóiriêng;

Nghiên cứu cách dạy của giáo viên cùng khối

Trang 3

NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM1 Hiện trạng vấn đề

1.1 Về phía Giáo viên

Việc dạy học toán cho học sinh còn lệ thuộc nhiều vào sách giáo khoa vàsách giáo viên Chủ yếu cung cấp đủ số lượng các bài tập trong một tiết dạy,chưa chú trọng đi sâu vào việc phân tích, tổng hợp, tìm tòi cách giải bài toán,cách hướng dẫn học sinh từng bước giải Còn hạn chế trong việc dẫn dắt họcsinh quá trình tìm cái ẩn, mối quan hệ giữa cái đã biết và cái chưa biết, giữa cácđại lượng, để từ đó học sinh tìm được đường lối chung giải bài toán, tìm câutrả lời, thực hiện phép tính tương ứng Một số giáo viên còn vận dụng chưa linhhoạt các phương pháp dạy học truyền thống nên việc chiếm lĩnh tri thức của họcsinh chưa tích cực

1.2 Về phía Học sinh

Việc tiếp thu kiến thức của học sinh một số em còn lệ thuộc vào ngườikhác, ít động não suy nghĩ Chính vì vậy mà các em nắm kiến thức không vững,không sâu, không hiểu được bản chất của vấn đề chỉ biết rập khuôn theo mẫumột cách máy móc, nên có những bài toán chỉ khác mẫu đi một chút hoặc thaydự kiện là học sinh không làm được, nếu làm được thì kết quả cũng không chínhxác Mặt khác ngôn ngữ của các em còn hạn chế nên việc tìm lời giải cho bàitoán còn gặp nhiều khó khăn;

Qua việc kiểm tra bài và trao đổi trực tiếp với học sinh, tôi phát hiện đượcmột số học sinh còn mắc phải các lỗi sau trong giải toán: Có em đã biết giảiđúng (đúng lời giải và phép tính tương ứng) Song có em chỉ thực hiện đượcphép tính đúng mà lời giải chưa phù hợp hay viết lời giải còn lủng củng chưa rõràng.

Điều tra thực trạng tại lớp tôi cho thấy kết quả như sau:

Tổng số

HS có lời giảivà phép tínhđúng, trình bày

HS có lời giải vàphép tính đúng,trình bày chưa

HS có phéptính đúng mà

lời giải chưa

HS chưa giảiđược bài

toán

Trang 4

khoa họckhoa họchợp lý

15 em 37,5% 10 em 25% 11 em 27,5%

4 em 10%

Như vậy việc dạy và học giải toán có lời văn ở lớp 3 có vai trò cực kỳ quantrọng, đặc biệt là giải toán có đến 2 phép tính (vì đây là dạng toán các em mớitiếp cận) Vì thế để giúp học sinh biết giải toán đúng, giáo viên phải đặt ra yêucầu cho học sinh đó là biết tìm hiểu đề toán, biết tóm tắt bài toán, biết tìm cáchgiải và hơn nữa là biết tìm lời giải phù hợp và cuối cùng là biết tự đánh giá kếtquả

2 Các giải pháp tổ chức thực hiện

Để giúp học sinh lớp 3 biết giải toán có lời văn trong sách giáo khoa toán 3và các bài toán phát triển dựa trên các bài toán đã cho để vận dụng giải các bàitoán trong thực tế đời sống, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp như sau:

Giải pháp 1: Phân loại đối tượng học sinh để nâng cao chất lượng dạy học

Trong một lớp học thì lực học của học sinh thường không đồng đều nênviệc giáo viên nắm bắt được lực học của từng học sinh trong lớp là nhiệm vụđầu tiên và cũng hết sức quan trọng Từ đó, giáo viên có những giải pháp giúpcác em đạt được chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học Chính vì vậy, qua theodõi thực tế lực học của lớp, tôi chia học sinh thành các nhóm sau:

+ Nhóm 1: Học sinh bị rỗng kiến thức ở lớp dưới: 6 em

+ Nhóm 2: Học sinh thiếu điều kiện học tập do hoàn cảnh gia đình khó

khăn, bố mẹ không quan tâm: 6 em.

+ Nhóm 3: Học sinh không chú ý học, nghịch ngợm: 8 em+ Nhóm 4: Học sinh tiếp thu bài tốt, tích cực học bài: 20 em.

Sau khi phân loại được đối tượng học sinh, tôi giải thích để các em hiểuvà biết các em còn chưa đạt chuẩn phần kiến thức nào Sau đó, tôi lập ngay kếhoạch kèm cặp giúp đỡ và bồi dưỡng học sinh theo từng nhóm.

+ Nhóm 1: Đây là nhóm học sinh tôi quan tâm nhiều nhất Tôi vừa phải

giúp các em nhớ lại kiến thức cũ, vừa phải đạt được chuẩn kiến thức kĩ năng

Trang 5

trong từng tiết học Nên tôi liên tục kiểm tra các phép tính cộng, trừ, nhân, chiabằng nhiều hình thức khác nhau: đọc thuộc lòng, phiếu bài tập, chấm bài thườngxuyên,…

+ Nhóm 2: Với đối tượng học sinh này, tôi sẽ tìm hiểu điều kiện hoàn cảnh

của học sinh đó; vận động phụ huynh và học sinh trong lớp giúp đỡ về: sách vở,đồ dùng… Ngoài ra, tôi luôn lắng nghe tâm sự để chia sẻ động viên các em kịpthời.

+ Nhóm 3: Trường hợp học sinh nghịch ngợm, không chú ý trong giờ học,

tôi xếp cho các học sinh đó ngồi ngay bàn đầu và xếp em học sinh ngoan, họcgiỏi bên cạnh để giúp đỡ, kèm cặp Trong giờ học, tôi thường xuyên quan tâmđến học sinh đó bằng cách gọi trả lời các câu hỏi, khen ngợi và động viên khíchlệ các em khi có sự tiến bộ…

+ Nhóm 4: Là nhóm học sinh ngoan, tiếp thu bài tốt, ngoài những bài tập

yêu cầu cần đạt chuẩn, tôi luôn chuẩn bị thêm một số bài tập nâng cao hơn đểgiúp các em phát huy khả năng của mình.

Ngoài ra, với học sinh nhóm 1, 2, 3 tôi luôn đánh giá các em theo hướngđộng viên, khuyến khích còn nhóm 4 tôi đánh giá theo sự sáng tạo Bên cạnh đó,trong thời gian dạy buổi 2, tôi dành nhiều thời gian để ôn tập củng cố lại cácbảng nhân, chia, cộng, trừ với nhiều hình thức: đọc đồng thanh từng bảng nhân,chia; bằng cách nối tiếp, cá nhân, thi đọc thuộc lòng, hỏi vấn đáp nhanh cácphép tính cộng, trừ trong bảng đã học ở lớp 2, giải các bài toán có lời văn 1 phéptính đơn giản… với mục đích giúp các em nhớ lại các dạng bài đã học

Sau thời gian được ôn tập và có hệ thống, học sinh lớp tôi có nhiềuchuyển biến tích cực trong học tập: đi học chuyên cần, tích cực tự giác học bàivà nắm vững được các dạng toán có lời văn đã học Đó là cơ sở để các em thựchiện tốt các dạng giải toán cớ lời văn trong chương trình học lớp 3.

Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh nắm chắc cách giải các bài toán đơn.

Các bài toán đơn học sinh được học bao gồm các bài toán giải bằng mộttrong các phép tính cộng, trừ, nhân, chia Đây là các bài toán các em được họctrong chương trình môn Toán của các lớp 1, 2 và nửa đầu học kì 1 ở lớp 3.

Trang 6

Ngoài ra, các em còn được học khi giải các bài toán liên quan đến tính chu vi,diện tích của hình chữ nhật, hình vuông Các bài toán đơn mà học sinh đã họcđều là các bài toán thuộc các dạng toán điển hình

Khi dạy học Toán có nội dung chứa bài toán có lời văn mà học sinh đãđược học ở các lớp 1, lớp 2, tôi luôn hướng dẫn các em tìm ra mối quan hệ giữacác dữ kiện đã cho và yêu cầu cần tìm để các em nhớ lại xem bài toán đó thuộcdạng toán nào đã học, để giải được bài toán đó thì cần sử dụng phép tính nào, cónhững cách đặt câu lời giải cho phép tính đó như thế nào, Ở lớp 3, học sinhđược ôn lại một số dạng toán đơn đã học như bài toán về nhiều hơn, bài toán vềít hơn, bài toán về tìm số hạng trong một tổng, bài toán về gộp hai số; bài toánvề so sánh hai số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị Đặc biệt, ở lớp 3, khi các emđược học bảng nhân 6, bảng nhân 7, bảng nhân 8, bảng nhân 9, các bảng chia 6,bảng chia 7, bảng chia 8, bảng chia 9 thì các em đều được giải các bài toán đơnvề gộp các nhóm bằng nhau, chia đều, chia thành các nhóm bằng nhau Cácdạng toán này còn được củng cố khi học về nhân số có 2; 3; 4; 5 chữ số với sốcó 1 chữ số và chia số có 2; 3; 4; 5 chữ số cho số có 1 chữ số Vì vậy, khi gặpcác bài toán này, tôi đã vận dụng những hiểu biết đã có của học sinh để các emtự tìm ra dạng toán và cách giải bài toán Chính từ việc gợi ý của giáo viên đểcùng cố, khắc sâu dạng toán mà các em luôn có tâm thế phải suy nghĩ phải tìmtòi, phải đưa ra được cách giải cho bài toán, từ đó các em sẽ nhớ lâu dạng toánđã học Việc dạy học bằng phương pháp gợi mở như trên, tôi đã giúp học sinhđược rèn luyện, củng cố kiến thức đồng thời cũng đã giúp các em lấy việc giảicác bài toán có lời văn làm phương tiện để phát triển tư duy.

Còn khi dạy các dạng toán đơn mới ở lớp 3 như dạng toán về gấp một sốlên nhiều lần, so sánh hai số gấp hoặc kém nhau bao nhiêu lần, giảm đi một sốlần, tôi đều hình thành kiến thức mới cho các em từ những kiến thức đã học.

Chẳng hạn như khi dạy bài "Gấp một số lên nhiều lần", tôi đã hình thànhquy tắc từ kiến thức đã được học Học sinh tự vẽ đoạn thẳng AB dài 2cm, tìmcách vẽ đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần đoạn thẳng AB, tìm cách tính độ dài củađoạn thẳng CD Từ những việc làm trên của học sinh, chính các em đã tự tìm ra

Trang 7

cách gấp 2cm lên 3 lần, tự lấy được ví dụ về gấp một số nào đó lên một số lầnrồi tìm ra quy tắc gấp một số lên nhiều lần.

Sau mỗi dạng toán mà học sinh mới được học, tôi đều cho học sinh luyệntập củng cố kiến thức qua các bài luyện tập trong sách giáo khoa và trong cáctiết dạy ở buổi hai Ngoài ra, tôi còn cho học sinh củng cố mỗi dạng toán bằngnhững bài toán ngược để các em tránh bị nhầm lẫn.

Giải pháp 3: Trang bị và áp dụng quy trình cho các dạng bài tập

1.1 Quy trình dạy học toán có lời văn

Trên cơ sở nắm một cách chắc chắn các đối tượng học sinh lớp mình, nắmđược cấu trúc chương trình các bài toán có lời văn tôi lựa chọn hình thức,phương pháp dạy học cho phù hợp Quy trình dạy học giải toán có lời văn chiara làm các bước sau:

Bước 1: Đọc kĩ đề toán

Là một công việc có ý nghĩa hết sức quan trọng, các em có đọc kĩ đề mớinắm bắt được các dữ kiện của bài toán, nếu đọc qua loa sẽ hiểu nhầm, hiểu saivề mối quan hệ giữa các dữ kiện của bài toán và gây khó khăn cho bước tiếptheo Gạch dưới một số thuật ngữ toán quan trọng có trong đề bài Chẳng hạn:

kém 2 lần”, “ hơn 2 đơn vị”, “ gấp 3 lần”, “ bằng một phần ba”

Ở bước này tôi luôn gọi những em giải toán chưa tốt đọc đề bài nhiều lầnvà nhấn mạnh ở những dữ kiện của bài toán và giúp cho học sinh hiểu một sốthuật ngữ của bài toán

Bước 2: Tóm tắt đề toán

Đây là dạng diễn đạt ngắn gọn đề toán, tóm tắt đúng sẽ giúp cho học sinhcó cách giải dễ dàng hơn, thuận lợi hơn Nhìn vào tóm tắt là định ra các bướcgiải bài toán

Có 4 cách tóm tắt đề toán: - Cách 1: Dưới dạng câu ngắn

- Cách 2: Dưới dạng sơ đồ đoạn thẳng - Cách 3: Dưới dạng hình vẽ

Trang 8

- Cách 4: Tóm tắt bằng kí hiệu

Tuỳ vào dạng toán mà tôi hướng dẫn cho các em cách tóm tắt phùhợp Khi tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng hoặc hình vẽ cần phải đảm bảo tính cânđối, chính xác

Ở những dạng toán học sinh mới gặp lần đầu, giáo viên có thể làm mẫutóm tắt Sau đó nên gợi ý, hướng dẫn học sinh tự mình tóm tắt đề toán thì tốthơn Sau khi tóm tắt xong giáo viên cho học sinh nhắc lại ngắn gọn đề toán( bằng tóm tắt) mà không cần nhắc lại nguyên văn

Bước 3: Phân tích đề toán để tìm cách giải

Bước phân tích đề toán để tìm ra cách giải là bước quan trọng nhất trongquá trình giải một bài toán của học sinh, đồng thời cũng là bước khó khăn nhấtđối với các em.Vì vậy khi giải một bài toán tôi thường xuyên rèn luyện, hướngdẫn các em phân tích từng bước một cách rõ ràng, chính xác thông qua hệ thốngcâu hỏi, câu trả lời ngắn gọn, dễ hiểu dần dần các em sẽ quen dần và sẽ biếtphân tích, lập sơ đồ phân tích bài toán trong khi giải một cách đúng đắn vànhanh chóng

Ví dụ 1: Thùng thứ nhất đựng 18 lít dầu, thùng thứ hai đựng nhiều hơn

thùng thứ nhất 6 lít dầu Hỏi cả hai thùng đựng được bao nhiêu lít dầu?

Ta có thể dùng phương pháp phân tích để hướng dẫn học sinh suy luận như sau:

H: Bài toán hỏi gì? ( Cả hai thùng đựng được bao nhiêu lít dầu?)

H: Muốn biết cả hai thùng đựng được bao nhiêu lít dầu ta làm như thế

nào?( Lấy số lít dầu thùng thứ nhất cộng số lít dầu thùng thứ hai)

H: Số lít dầu thùng thứ nhất biết chưa? ( Biết rồi )

H: Số lít dầu thùng thứ hai biết chưa? ( Chưa biết) Muốn tìm số lít dầu

thùng thứ hai ta làm thế nào? (Lấy số lít dầu thùng thứ nhất cộng 6) Có thể minh họa bằng sơ đồ sau:

18 lít

? lít

6 lítThùng

1:Thùng 2:

18 lít

? lít24 lít

Thùng 1:Thùng

2:

Trang 9

Khi phân tích một bài toán cần hướng dẫn cho học sinh có thói quen tựđặt câu hỏi, chẳng hạn:

+ Bài toán cho gì? + Bài toán hỏi gì?

+ Muốn trả lời câu hỏi của bài toán phải biết gì? Phải thực hiện nhữngphép tính gì? Từ những dữ kiện đã cho có thể biết được gì? Muốn biết thì phảilàm phép tính gì? Làm phép tính đó có cần thiết cho việc trả lời câu hỏi của bàitoán không?

Khuyến khích hướng dẫn học sinh biết nhận xét, tìm cách giải bài toánbằng nhiều phương pháp khác nhau, đồng thời biết chọn cách giải hay nhất, đơngiản nhất Điều đó có tác dụng rất lớn trong việc phát huy tính sáng tạo, rènluyện tư duy linh hoạt, phát triển trí thông minh Đồng thời nó đem lại niềmhứng thú cho học sinh trong khi học toán

Bước 4: Tổng hợp và trình bày bài giải

Sau khi học sinh đã tìm được cách giải bài toán bằng phương pháp phân tích, lập sơ đồ giải toán,thì việc trình bày bài giải không phải là bước khó khăn lắm đối với các em.Tuy vậy cũng cần hướng dẫn cho các em biết viết lời giải và trình bày bài giải một cách khoa học rõ ràng, chính xác và đầy đủ theo phương pháp tổng hợp, ngược với phương pháp phân tích để tìm lời giải Chẳng hạn, đốivới bài toán ở ví dụ 1, từ sơ đồ này ta có thể đi ngược từ dưới lên để trình bày bài giải như sau:

Bài giải

Số lít dầu ở thùng thứ hai là:18 + 6 = 24 (l)

Số lít dầu cả hai thùng là:18 + 24 = 42 (l)

Đáp số: 42 lít dầu

Trang 10

Bước 5: Kiểm tra và thử lại các kết quả

Việc giúp cho học sinh có thói quen tự kiểm tra lại kết quả của bài toán đã tìm ra là một việc rất quan trọng, vì nó giáo dục các em đức tính cẩn thận, chu đáo, ý thức trách nhiệm với công việc mình làm

Có thể dùng các hình thức kiểm tra sau: - Xét tính hợp lí của đáp số

- Trong trường hợp bài toán có nhiều cách giải mà tất cả các cách giải đềudẫn tới cùng một đáp số thì đáp số đó là đúng

- Thử lại đáp số dựa vào các mối quan hệ giữa các số đã cho và các số phảitìm bằng cách lập bài toán ngược lại bài toán đã giải, coi đáp số tìm được là sốđã biết và một trong những số đã cho là chưa biết Nếu tìm thấy đáp số của bàitoán ngược này đúng bằng số đã cho coi là chưa biết ấy thì bài toán đã đượcgiải đúng

Ví dụ: Xét tính hợp lí của bài toán trên là:

Thùng thứ nhất đựng 18 lít dầu, thùng thứ hai đựng 24 lít dầu.Vậy số lítdầu ở thùng thứ hai hơn thùng thứ nhất là: 24 – 18 = 6 (l)

Cả hai thùng dầu đựng 42 lít mà thùng thứ hai có 24 lít , vậy thùng thứ nhấtđựng số lít dầu là: 42 – 24 = 18 (l)

Vậy bài toán giải đúng

1.2 Vận dụng quy trình chung để giải các bài toán ở mỗi dạng:

Để giúp học sinh biết vận dụng quy trình giải toán có lời văn ở mỗi dạngtrong SGK toán 3 Tôi chọn một số ví dụ điển hình cho dạng đang đề cập tới:

Dạng 1: Bài toán giải bằng hai phép tính

Ví dụ 1: (Bài 2, trang 85 sách Cánh Diều tập 1)

Bài toán: Anh sưu tập được 35 vỏ ốc, em sưu tập được ít hơn anh 16 vỏ ốc.Hỏi cả hai anh em sưu tập được bao nhiêu vỏ ốc?

Trang 11

Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện trình bày bài giải theo 5 bước (quy trình giải)

- Bước 1: Đọc kĩ đề toán- Bước 2: Tóm tắt đề toán

(Học sinh đọc kĩ đề toán, phân tích đề toán, tóm tắt (sơ đồ đoạn thẳng) môtả nội dung bài toán)

Tóm tắt

Anh có: 35 vỏ ốc

Em có: ít hơn anh 16 vỏ ốc

Hỏi: 2 anh em có bao nhiêu vỏ ốc

- Bước 3: Phân tích đề toán để tìm cách giải

Tìm số vỏ ốc của em (Chọn phép tính và thực hiện phép tính đúng:35 - 16 = 19 (vỏ ốc))

Tìm số vỏ ốc của 2 anh em (HS chọn phép tính và thực hiện phép tínhđúng:

35 + 19 = 54 (vỏ ốc)

- Bước 4: Tổng hợp và trình bày bài giải

Bài giải

Em có số vỏ ốc là:35 - 16 = 19 (vỏ ốc)Số vỏ ốc của cả hai anh em là:

35 + 19 = 54 (vỏ ốc)

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w