Như ông bà ta đã nói " Dạy con từ thủa còn thơ"Trên thực tế có rất nhiều trẻ thiếu kỹ năng bảo tự vệ bản thân và sự mạnh dạntự tin, tính tự lập: Trẻ sống thụ động, không biết ứng phó tro
Trang 1Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên nhưng lại mang tính nền tảng rất quantrọng đối với việc giáo dục trẻ sau này Tâm hồn trẻ thơ trong sáng rất non nớt, và
dễ tiếp thu những cái tốt và những cái xấu từ bên ngoài Tuy nhiên, ở lứa tuổi nàynếu chúng ta không biết cách uốn nắn và dạy dỗ trẻ không đến nơi thì sẽ gây khókhăn cho các bậc học sau Như ông bà ta đã nói " Dạy con từ thủa còn thơ"
Trên thực tế có rất nhiều trẻ thiếu kỹ năng bảo tự vệ bản thân và sự mạnh dạn
tự tin, tính tự lập: Trẻ sống thụ động, không biết ứng phó trong những hoàn cảnhnguy cấp, không biết cách tự chăm sóc, tự bảo vệ bản thân trước nguy hiểm, luôntìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn
Từ thực tế trên, tôi thiết nghĩ nếu chúng ta làm tốt việc giáo dục rèn luyện kỹnăng tự bảo vệ bản thân cho trẻ chính là giúp trẻ trở thành một con người mới, năngđộng, sáng tạo, tự tin, chủ động và biết cách ứng xử trong cuộc sống Giúp trẻ cóđược những kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và khôngnên làm, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ là rất cần thiết Do nhận thấyhoạt động này có ý nghĩa quan trọng đối với trẻ tôi xin mạnh dạn đưa ra một sốkinh nghiệm mà tôi cho là tâm đắc với đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng
tự bảo vệ bản thân cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong trường mầm non”
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích tôi nghiên cứu “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bảnthân cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non” nhằm góp phần vào việchình thành và rèn luyện các kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ, giúp trẻ tự tin khi gặpkhó khăn
Thực trạng của việc giáo dục rèn luyện các kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ ởtrường mầm non
Nghiên cứu và tìm ra các biện pháp phù hợp nhằm góp phần vào việc hìnhthành và rèn luyện các kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ trong trường mầm non
Trang 23 Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp giáo dục rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mẫugiáo 5-6 tuổi trong trường mầm non
4 Đối tượng khảo sát thực nghiệm
Trẻ mẫu giáo lớn lớp 5 - 6 tuổi A3 trong trường mầm non huyện Ba Vì
Số trẻ: 28 trẻ
5 Các phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu( tổng hợp tài liệu, sách báo có liên quan đến đề tài)Phương pháp dùng lời
Phương pháp quan sát sư phạm
Phương pháp thực hành, thực nghiệm sư phạm
Phương pháp kiểm tra đánh giá
Phương pháp khuyến khích động viên
Trang 3PHẦN II NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Cơ sở lý luận của vấn đề
Giáo dục mầm non, mà đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo nhỡ " Điểm khởi đầu"của quá trình hình thành nhân cách con người thì việc giáo dục cho trẻ là rất quantrọng và cần thiết
Ở độ tuổi mầm non, trẻ xuất hiện tình trạng thụ động, không biết ứng phótrong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết tự bảo vệ bản thân trước những nguyhiểm, luôn tìm sự giúp đỡ và hơn thế nữa là trẻ thường nhút nhát rụt rè trong cáchoạt động Có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân sâu xa là do trẻ thiếu kỹnăng bảo vệ bản thân và luôn có tính dựa dẫm vào người khác Do vậy việc trang bịcho trẻ những kỹ năng bảo vệ bản thân và rèn luyện tính tự lập tự tin cho trẻ là rấtcần thiết Bên cạnh đó do trẻ em đang ở trong giai đoạn học, tiếp thu, lĩnh hộinhững giá trị sống để phát triển nhân cách do đó cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
để trẻ có nhận thức đúng và có hành vi ứng sử phù hợp ngay từ khi còn nhỏ Giáodục rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân và rèn tính tự lập tự tin cho trẻ mầm nongiúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết điều nên làm và không nên làm, giúptrẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống, khơi gợi khảnăng tư duy sáng tạo của trẻ, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm và
có cuộc sống hài hòa trong tương lai Để có được điều đó trẻ cần có thời gian, trongmột quá trình tập luyện thường xuyên với sự hỗ trợ của người lớn và bạn bè
Nói chung việc giáo dục rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân và rèn tính tựlập, tự tin cho trẻ mẫu giáo là đề tài không phải xa lạ tuy nhiên nếu cô giáo khôngbiết tận dụng mọi cơ hội, rèn cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, tích hợp việc giáo dục các
kỹ năng một cách khéo, linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo thì trẻ khó có thể tích cực tiếpthu, tích cực hoạt động và như vậy hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động đó chưacao Do vậy bản thân tôi đã tìm ra những cách thức mới nhằm giáo dục, rèn luyện
kỹ năng tự bảo vệ bản thân và rèn tính tự lập tự tin cho trẻ một cách triệt để hơnvào các hoạt động hàng ngày để thu được kết quả cao nhất
2 Cơ sở thực tiễn để giải quyết vấn đề
Sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ mầm non được hình thành vàphát triển trong quá trình vui chơi và học tập, trong quá trình giao tiếp với mọingười xung quanh hay với đồ vật, hành vi của trẻ được thể hiện bằng ngôn ngữhành động ra bên ngoài Muốn trẻ lĩnh hội được hành vi phải cho trẻ hoạt độngtích cực đặc biệt là các hoạt động mà trẻ thích Hàng ngày các cô đã chú ý đến
Trang 4việc rèn luyện các thói quen cần thiết ở trường mầm non Tuy nhiên việc giáo dục,rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân và tính tự lập, tự tin cho trẻ còn chưa thườngxuyên, chưa liên tục và chưa được quan tâm nên hiệu quả chưa cao Với đề tài nàytôi tìm ra những phương pháp giáo dục rèn luyện các kỹ năng tự bảo vệ bản thâncho trẻ một cách triệt để nhất, quan tâm đến đặc điểm cá nhân của trẻ, đưa vào cáchoạt động hàng ngày, rèn trẻ ở mọi lúc, mọi nơi
Đứng trước tình hình như vậy tôi rất băn khoan lo lắng phải dạy trẻ nhưthế nào và bằng phương pháp gì để tất cả trẻ của lớp tôi có thói quen tự lập, có
kỹ năng cần thiết bảo vệ mình và bảo vệ bạn trong cuộc sống sinh hoạt hàngngày Dựa trên những đặc điểm phát triển của trẻ và sự cần thiết phải giáo dục trẻ
những kỹ năng cần thiết Tôi đã suy nghĩ và tìm ra đề tài: “Một số biện pháp giáo
dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường mầm non”
3 Thực trạng vấn đề nghiên cứu
3.1 Thuận lợi
Được sự quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện tốt nhất của Ban giám hiệu nhàtrường, luôn chỉ đạo sát sao về chuyên môn và việc đổi mới hình thức phương phápgiáo dục trẻ, cập nhật chương trình mới nhất để đầu tư bồi dưỡng, nâng cao trình
độ, hiểu biết về việc chăm sóc giáo dục trẻ
Trẻ của lớp tôi khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tỷ lệ suy dinh dưỡng và thấp còikhông nhiều, trẻ rất ham học hỏi, thích khám phá những điều mới lạ từ cuộc sống
Bản thân tôi là một giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp, có nhiềunăm kinh nghiệm giảng dạy, tiếp xúc với trẻ, nắm được tâm sinh lý của trẻ vànhững xu hướng phát triển của trẻ
3.2 Khó khăn
Vì trường tôi còn nghèo so với địa bàn huyện Ba Vì, thiếu thốn về điều kiện,
cơ sở vật chất nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến việc triển khai các hoạt động
Chưa có nhiều tài liệu sách báo về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
Hầu hết trẻ trong lớp được cha mẹ cưng chiều, đi học không đều Một số trẻ hiếuđộng, chơi với bạn thiếu an toàn như còn tranh giành đồ chơi, cắn bạn vẫn còn nênảnh hưởng đến các hoạt động trong ngày và sự an toàn của các cháu
Đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ hoạt động chưa đa dạng
Vì vậy không thu hút được hứng thú của trẻ, làm hạn chế kết quả của hoạt động
Nhu cầu về kinh tế, mưu sinh được quan tâm nhiều hơn nhu cầu học tập cácbậc phụ huynh luôn giao phó cho nhà trường và giáo viên Thái độ hợp tác giáo dục
Trang 5trẻ của phụ huynh chưa rõ ràng, chưa thống nhất với nhà trường Giáo dục trẻ ở giađình mang tính áp đặt và thiếu gương tốt cho trẻ noi theo.
3.3 Khảo sát chất lượng đầu năm
Qua tiếp xúc, chăm sóc các con hàng ngày, tôi đã tiến hành xây dựng cáctiêu chí đánh giá kỹ năng của trẻ lớp mình như sau:
Số trẻ lớp tôi chủ nhiệm là 28 cháu
* Bảng 1: Khảo sát đánh giá kỹ năng của trẻ lớp A3 đầu năm:
STT Nội dung đánh giá trẻ
Kết quả đầu năm học
1 Kỹ năng an toàn khi
4.5 Biện pháp 5: Giáo dục rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ qua
phối kết hợp với phụ huynh
5 Biện pháp thực hiện từng phần:
5.1 Biện pháp 1: Giáo viên nghiên cứu học hỏi về những kỹ năng tự bảo
vệ bản thân cho trẻ
Trang 6Việc bồi dưỡng về nhận thức và chuyên môn của bản thân mỗi giáo viên làmột việc làm vô cùng cần thiết giúp giáo viên chủ động, tự tin trong quá trình tổchức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ
Bản thân tôi luôn tham gia đầy đủ các buổi bồi dưỡng chuyên môn doPhòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức, các buổi sinh hoạt chuyên môn tại nhà trường,lắng nghe và ghi chép một cách nghiêm túc, mạnh dạn trao đổi với giảng viên, cán
bộ quản lý các trường những vấn đề còn chưa rõ, chưa hiểu, những vấn đề mà tôiquan tâm
Xác đinh tự học, tự nghiên cứu tài liệu cũng là một việc làm không thể thiếunên tôi đã tìm kiếm những tài liệu, sách vở về kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi
Ví dụ: Cẩm nang sống giành cho mọi nhà mọi lứa tuổi, sách hãy tự bảo vệ mình,Sách giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non (nhà xuất bản ĐHQG
Hà Nội, Sách bé thực hành các tình huống giáo dục kỹ năng sống dành cho trẻ mẫu
giáo ) và đọc, tự nghiên cứu ( hình ảnh:: Tài liệu, các loại sách giúp giáo viên tham khảo)
Từ đó tôi hiểu rõ hơn kỹ năng cần dạy cho các con bao gồm những nội dunggì? Dạy ra sao và phải phù hợp với trẻ, hiểu được tầm quan trọng của vấn đề Xácđịnh rõ những thuận lợi, khó khăn của trường, cụ thể là của lớp và của bản thân,giúp bản thân lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ từ đó tìm ra biệnpháp thực hiện một cách tốt nhất
Song giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân còn mới so với các hoạt độngkhác nên sách tham khảo còn ít, không ngừng lại ở đó tôi thường xuyên lên cáctrang mạng và xem các kênh truyền hình mang tính giáo dục kỹ năng sống cao:Quà tặng cuộc sống, Bố ơi mình đi đâu thế, Kỹ năng sống trên VTV3 để học tập
và đúc kết những kinh nghiệm sống
Để giúp bản thân hiểu sâu sắc vấn đề và đối chiếu giữa kiến thức sách vở vớithực tiễn tôi đã mạnh dạn xây dựng một số hoạt động và đăng ký dạy thao giảng đểcán bộ quản lý nhà trường và đồng nghiệp dự giờ, thông qua các tiết mẫu, tôi đượcnghe đồng nghiệp thảo luận, góp ý rút kinh nghiệm, được nghe các đồng chí cán bộquản lý phân tích cụ thể Từ đó rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân trongviệc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ
5.2 Biện pháp 2: Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ qua các hoạt động học
Trang 7Trong các hoạt động học tôi thường lồng ghép để giáo dục và hình thành chotrẻ những kỹ năng tự bảo vệ bản thân.
có sự e ngại hay lúng túng nào nữa
Ngoài ra tôi dạy trẻ học cách tự bảo vệ bản thân theo quy tắc 5 ngón tay đểtrẻ ghi nhớ cụ thể:
Ngón cái - ngón gần mình nhất - tượng trưng cho những người thân ruột thịttrong gia đình như ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột Bé có thể ôm hôn những ngườinày hoặc đồng ý để những các thành viên trong nhà ôm hôn, thể hiện tình yêuthương, tắm rửa khi bé còn nhỏ
Ngón trỏ - là thầy cô, bạn bè ở trong lớp hoặc họ hàng của gia đình Nhữngngười này có thể nắm tay khoác vai hoặc chơi đùa song chỉ dừng lại ở đó
Ngón giữa - là người quen nhưng ít gặp như hàng xóm hay bạn bè của bố
mẹ những người này bé chỉ nên bắt tay hay chào hỏi
Ngón áp út - người quen của gia đình bé mới gặp lần đầu Với những ngườinày bé chỉ nên dừng lại ở mức vẫy tay chào
Ngón út - ngón tay xa bé nhất - thể hiện cho những người hoàn toàn xa lạhoặc người có cử chỉ thân mật, khiến bé thấy lo sợ, bất an Với những người này bé
hoàn toàn có thể bỏ chạy hét to với mọi người xung quanh ( hình ảnh: Quy tắc 5 ngón tay)
Hay chủ đề” Trường mầm non” trẻ cần hiểu được đâu là đồ chơi, đồ dùngtrong trường, trong lớp, đâu là đồ vật an toàn và đồ vật không an toàn Để trẻ phânbiệt và nhận thức được tôi đã đưa nội dung” Nhận biết đồ dùng đồ chơi nguy hiểmquanh bé”,hoặc kết hợp chơi các trò chơi như phân loại đồ dùng nguy hiểm, khôngnguy hiểm đối với trẻ
Hoạt động làm quen văn học:
Trang 8Tôi thường bồi dưỡng cho trẻ kinh nghiệm sống, nhân cách tốt đẹp quanhững câu chuyện, bài thơ, tục ngữ, ca dao, đồng dao, bài hát Được nghe kểchuyện là điều trẻ rất thích, do đó giáo viên lựa chọn câu chuyện phù hợp đểlồng ghép giáo dục
Khi dùng những câu truyện sưu tầm cô cần dùng hình ảnh, tạo hiệu ứng cho cácnhân vật , lồng ghép âm thanh cho câu chuyện Ngoài ra cô còn có thể tổ chức một giờ hoạtđộng như đóng kịch, lồng nhạc khi diễn kịch về những kỹ năng, các tình huống khi bị lạc,
khi có người lạ rủ đi chơi như vậy sẽ hấp dẫn và thu hút trẻ
Với chủ đề giao thông khi dạy các bài thơ, câu chuyện tôi sẽ giúp trẻ hiểuđược một số quy tắc an toàn khi tham gia giao thông như phải đội mũ bảo hiểm khi
đi xe mô tô, khi đi bộ phải đi bên phải đường, ngồi trên xe không được đùanghich Ví dụ khi dạy trẻ bài thơ” Giúp bà” cô có thể cho trẻ chơi trò chơi” Ngã tưđường phố”, trẻ vừa đọc thơ vừa được thực hành qua ngã tư đường phố Ngoài ra
tôi cho trẻ được tham gia đóng kịch và tham gia các tình huống giao thông.
(hình ảnh: Giáo viên cho trẻ thực hành đội mũ bảo hiểm)
Đối với các hoạt động khác diễn ra trong hoạt động học cũng vậy, tôi luônlựa chọn nội dung phù hợp, kết hợp với phương pháp dùng lời, trẻ được nghe,được học cùng với sự giảng giải của cô, trẻ sẽ thấm nhuần ý nghĩa của cuộc sốngxung quanh, từ đó tích lũy cho mình những bài học kinh nghiệm giúp trẻ hiểu và
tự tin hơn trong các hoạt động (hình ảnh: Trẻ tự tin trong các hoạt động học)
5.3 Biện pháp 3 Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ qua các hoạt động khác
Việc học, tiếp nhận thông tin, kiến thức của trẻ diễn ra ở khắp mọi lúc, mọinơi trong các hoạt động hàng ngày của trẻ Giúp trẻ chủ động, tích cực trong quátrình chiếm lĩnh tri thức, tạo cơ hội cho tất cả các trẻ đều được tham gia vào quátrình nhận thức, tìm tòi, khám phá tri thức, trẻ được thể hiện sự hiểu biết, suy nghĩcủa trẻ thông qua các hoạt động cụ thể
*Giờ đón trả trẻ:
Giờ đón trả trẻ tôi thường dành thời gian trò chuyện với trẻ về một số kỹnăng bảo vệ bản thân bằng cách đặt ra các tình huống cho trẻ suy nghĩ và trả lờitheo sự hiểu biết của trẻ như:
+Tình huống có người lạ rủ đi mua bim bim, bánh kẹo hay đưa về nhà cáccon sẽ làm gì? Hay tình huống nếu bị ai bắt nạt các con sẽ làm gì?
Kỹ năng bé cần biết: Như nói không với người lạ, hoặc nhờ sự giúp đỡ củabác bảo vệ, hoặc kêu cứu thật to
Trang 9+Đặt tình huống khi đang đi chơi siêu thị nếu bị lạc các con phải làm gì?
Kỹ năng bé cần biết: Nếu bị lạc bé phải đứng yên một chỗ, nhờ sự giúp đỡcủa người xunh quanh hay đến chú bảo vệ nhờ đọc loa tìm bố mẹ
Giáo viên dạy trẻ nhớ số điện thoại của bố mẹ, đánh số điện thoại đó vào ba
lô hay tủ để đồ của trẻ
Việc giáo viên kết hợp giữa trò chuyện và tạo tình huống như vậy sẽ giúp trẻghi nhớ rất lâu và hình thành được những kỹ năng nhất định cho trẻ
thân thiện ( hình ảnh: Các góc có gắn nội quy)
Ví dụ: Ở góc xây dựng, trẻ có kỹ năng hợp tác, làm việc theo nhóm, biết tự
phân vai chơi cho nhau và chơi rất đoàn kết, không tranh giành đồ chơi của nhau,
chơi an toàn với bạn và biết cùng hợp tác để tạo nên công trình đẹp (hình ảnh: Trẻ biết hợp tác chơi hoạt động góc)
* Hoạt động ngoài trời :
Đây cũng là một hoạt động mà ở đó tôi có thể lồng ghép tích hợp giáo dụcnhiều kỹ năng cần thiết Khi cho trẻ chơi tự do trong hoạt động ngoài trời, tôihướng dẫn trẻ những quy tắc an toàn như: Cách tham gia giao thông an toàn, cáchleo lên xuống thang, cách nắm thành cầu trượt, cách cầm chắc xích đu khi chơi, khi
có bạn đang chơi xích đu thì không được đứng gần phía trước vì sẽ rất nguy hiểm,hướng dẫn trẻ cách kiên trì chờ đến lượt mình chơi, tuyệt đối không xô đẩy, tranhgiành đồ chơi, chỗ chơi với bạn Nếu không thực hiện đúng thì sẽ bị ngã, mất an
toàn cho bản thân và bạn khác nữa ( hình ảnh: Trẻ chơi các trò chơi; hình ảnh: Cô hướng dẫn trẻ tham gia giao thông)
Hoạt động thăm quan dã ngoại giúp trẻ được trải nghiệm thực tế điềunày làm trẻ rất thích thú, với sự hiếu động của trẻ cô giáo phải là người hướng dẫngiải thích cho trẻ hiểu những điều cần làm và không được làm khi ra đường như trẻ
Trang 10phải đi bên phải đường, không được đùa nghịch chạy nhảy lung tung, không được
đi theo người lạ ( hình ảnh: Trẻ đi tham quan khu trang trại của bác nông dân)
5.4.
Biện pháp 4 : Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục kỹ năng
bảo vệ bản thân cho trẻ
Trong thời gian học sinh nghỉ dịch covid với phương châm: “ Nghỉ họcnhưng không ngừng học”, tôi đã lập nhóm zalo và phòng ứng dụng zoom với đầy
đủ thành viên trẻ trong lớp Tôi trao đổi và tuyên truyền về cách phòng dịch nóichung và kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ nói riêng Giáo viên gửi nội dung bài học,
video, trao đổi trên nhóm rất sôi nổi và hiệu quả
Tôi gửi nội dung bài thơ: Bé phòng virus corona, qua bài thơ tôi giáo dục trẻ:Phải chăm chỉ luyện tập thể dục, rửa tay thường xuyên, hạn chế đến nơi đôngngười, khi ra ngoài phải đeo khẩu trang, ăn uống đa dạng thức ăn để tăng sức đề
kháng, tăng cường sức khỏe ( hình ảnh: Hoạt động có ứng dụng zoom và zalo của lớp A3)
Với điều kiện phát triển khoa học kỹ thuật hiện đại như ngày nay việc ứngdụng các phương tiện hiện đại như tivi, máy tính, máy chiếu, đàn… trong giảngdạy cũng được tôi sử dụng thường xuyên Tôi thường lựa chọn những đề tài và lựachọn cách ứng dụng công nghệ thông tin một cách phù hợp để đổi mới phươngpháp giảng dạy, kích thích sự chú ý, hứng thú của trẻ vào mỗi hoạt động.Với các kỹnăng bảo vệ bản thân tôi có thể vào các trang Youtube, google gõ những nộidung, kỹ năng cần cho trẻ xem là có, với những hình ảnh bắt mắt, gần gũi với trẻgiúp trẻ rất hứng thú khi xem hay những giờ học ứng dụng công nghệ thông tingiúp trẻ chú ý hơn Điều này giúp trẻ nhớ sâu hơn những kỹ năng bảo vệ bản thân
5.5 Biện pháp 5: Giáo dục rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho
trẻ qua phối kết hợp với phụ huynh
Phụ huynh là cầu nối giữa gia đình và nhà trường để hoàn thành tốt mụctiêu giáo dục mầm non Để thực hiện tốt sự phối hợp đó tôi đã mạnh dạn chia sẻsuy nghĩ của mình với phụ huynh về tầm quan trọng của việc giáo dục các kỹ năngbảo vệ bản thân cho trẻ , để từ đó phụ huynh có nhận thức đúng đắn và xác định vaitrò của mình trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ
Cụ thể ngay từ đầu năm học, tôi tổ chức họp phụ huynh học sinh, qua buổihọp tôi thông qua lịch sinh hoạt hàng ngày của trẻ lúc ở trường cũng như một sốquy định riêng của lớp.Tuyên truyền cho phụ huynh hiểu không nên làm hộ con,phải dậy trẻ tính tự lập từ bé Trẻ càng được hướng dẫn sớm về cách tự lập, tự
Trang 11bảo vệ bản thân , nhận biết những mối nguy hiểm từ xung quanh và cách xử lý thì
sẽ vững vàng vượt qua những thử thách trong mọi tình huống
Thời gian gần đây, có nhiều trẻ em bị lạm dụng, xâm hại, thủ phạm lại chính
là người thân quen như bạn bố mẹ, hàng xóm quen biết Chính vì vậy, người lớnphải khéo léo, tế nhị kể cho con nghe những tình huống xấu có thể gây hại cho bé
và giúp con biết cần xử lý như thế nào Giúp trẻ chủ động, cảnh giác với tình huốngkhi có người quan tâm thái quá đến cơ thể của trẻ Dạy trẻ một số cách phản kháng
và tự bảo vệ bản thân, gợi mở giúp trẻ tìm ra cách giải quyết, không áp đặt, cấmđoán trẻ
Trong thời gian học sinh nghỉ dịch covid dù không trao đổi trực tiếp vớiphụ huynh nhưng tôi vẫn duy trì liên hệ gián tiếp qua nhóm zalo và phòng zoomvới đầy đủ thành viên phụ huynh của lớp để trao đổi và tuyên truyền về cách phòngdịch nói chung và ý thức bảo vệ bản thân cho trẻ nói riêng Và nhận được phản hồi
rất tích cực ( Hình ảnh: Phụ huynh và học sinh phản hồi trên nhóm zalo)
Làm tốt công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường để thống nhất nộidung, phương pháp giáo dục trẻ Nhấn mạnh vai trò nêu gương của người lớn tronggia đình, giúp trẻ luôn được sống trong môi trường giáo dục ở mọi lúc mọi nơi
1 Kỹ năng an toàn khi
tham gia giao thông 10 = 36% 18 = 64% 28 = 100% 0