1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp lồng ghép chương trình giáo dục steam cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trong trường mầm non

24 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Lý do chọn đề tài: 1

2 Mục đích nghiên cứu: 1

3 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Đối tượng khảo sát thực nghiệm 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

6 Phạm vi và thời gian nghiên cứu 2

PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2

1.Cơ sở lý luận 2

2 Khảo sát thực trạng 3

3 Số liệu điều tra trước khi thực hiện: 4

4 Những biện pháp thực hiện (Biện pháp chính) 4

5 Những biện pháp thực hiện: (Phương pháp từng phần) 5

5.1 Biện pháp 1: Nghiên cứu tài liệu về hoạt động STEAM 5

5.2 Biện pháp 2:Xây dựng môi trường hoạt động STEAM 6

5.3 Biện pháp: Ứng dụng công nghệ và tích hợp các yếu tố STEAM vào giảng dạy, Lồng ghép các dự án STEAM trong các hoạt động của trẻ 8

5.4 Biện pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh phát triển sự sáng tạo của trẻ qua phương pháp STEAM 10

6 Kết quả sau khi thực hiện đề tài 12

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 14

1 Kết luận 14

2 Khuyến nghị 14

PHẦN IV TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 2

PHẦN V HÌNH ẢNH MINH HỌA CHO CÁC BIỆN PHÁP

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ1 Lý do chọn đề tài:

Giáo dục mầm non là một mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dụcquốc dân, chịu trách nhiệm chăm sóc giáo dục trẻ từ 0-6 tuổi Đây là giai đoạnđặt nền móng đầu tiên quan trọng của nhân cách con người.

STEAM là phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạtđộng trải nghiệm sáng tạo Giáo dục STEAM tập trung vào những yếu tố quantrọng như: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹthuật), Math (Toán học) Theo đó, Mô hình giáo dục STEAM là quá trình tíchhợp kiến thức giữa các môn khoa học, kỹ thuật, toán học, công nghệ, qua đóxây dựng cho học sinh các kỹ năng được kết hợp hài hòa từ kiến thức của cácbộ môn nói trên để sử dụng khi làm việc trong thế giới công nghệ ngày nay.Các kiến thức và kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ chonhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể thực hànhvà tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày Trẻ mầm nonkhông học lý thuyết hàn lâm, qua những lời nói suông, giảng giải mà chúnghọc qua chính những trải nghiệm - thực làm, thực học.

Đặc điểm tư duy của trẻ mầm non là tư duy trực quan Vì thế khi chotrẻ quan sát và thực hiện một thí nghiệm khoa học, hãy chỉ tập trung vào việcđặt câu hỏi để trẻ tự nói ra những thay đổi, những hiện tượng mà trẻ nhìn thấyvà nghe thấy Tránh giải thích dài dòng về nguyên lý khoa học, mà hãy tậptrung vào giúp trẻ phát hiện những thay đổi, những diễn biến của hiện tượng.Với các nguyên lý khoa học phức tạp trẻ sẽ tiếp tục được tiếp cận ở các cấphọc cao hơn Giáo dục STEAM sẽ phá đi khoảng cách giữa hàn lâm và thựctiễn, tạo ra những con người có năng lực làm việc một cách sáng tạo.

Trang 3

Là một giáo viên đứng lớp 5 tuổi, hàng ngày được tiếp xúc gần gũi với trẻ, hiểu được mức độ nhận thức của trẻ, bản thân tôi luôn mong muốn được ápdụng phương pháp học tập này cho học sinh của mình giúp trẻ sáng tạo hơn, chủ động hơn để các con tìm ra nguyên lý khoa học ngay trong những hoạt

động đơn giản Với mong muốn trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài:“Một số biện pháp lồng ghép chương trình giáo dục steam cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường Mầm non”.

2 Mục đích nghiên cứu:.- Mục tiêu chung:

Thực hiện kế hoạch chỉ đạo của PGD &ĐT về việc ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM trong tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu

giáo Chương trình giáo dục Mầm non đặc biệt coi trọng việc tổ chức các hoạt động phù hợp với sự phát triển của từng cá nhân trẻ, khuyến khích trẻ hoạt động chủ động tích cực, hồn nhiên vui tươi, thể hiện hết khả năng của bản thân; đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ linh hoạt và sáng tạo nhất, thực hiện đúng phương châm “Học bằng chơi – Chơi mà học”, đáp ứng mục tiêu phát triển toàn diện trẻ về mọi mặt.

- Mục tiêu riêng:

Năm học 2023-2024 trường Mầm non Minh Quang B Áp dụng phươngpháp giáo dục STEAM vào các hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo nhằm nângcao chất lượng giáo dục Trong đó nhà trường tập trung chỉ đạo, kiểm tra,hướng dẫn, giám sát đối với các hoạt động: Từ việc chủ động xây dựng kếhoạch giáo dục nội dung giáo dục ứng dụng phương pháp STEAM với các dựán cụ thể, gần gũi và thiết thực xuyên suốt các chủ đề giáo dục trong năm học;đến việc tổ chức thực hiện dự án, kết quả thực hiện dự án.

Trang 4

Tổ chức sinh hoạt chuyên đề để trao đổi chia sẻ, thảo luận các nội dungáp dụng phương pháp giáo dục STEAM vào chương trình sao cho phù hợp vớiđặc điểm của trẻ, của lớp và của địa phương Ban giám hiệu phân công hỗ trợviệc thực hiện chương trình giáo dục mầm non cho từng tổ khối trongtrường Tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt của tổ chuyên môn trong việc tổchức các buổi sinh hoạt chuyên môm nhằm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụcho giáo viên cụ thể từng tuần, từng tháng và đối với từng giáo viên như: xâydựng các tiết mẫu, dự giờ, thao giảng chuyên đề, tổ giúp tổ, lớp giúp lớp, tổchức hội giảng cấp trường chào mừng ngày 20/11

3 Đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Một số biện pháp lồng ghép chương trình giáo dục steam cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trường Mầm non”.

4 Đối tượng khảo sát thực nghiệm.

- Trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi.- Số lượng trẻ: 30 trẻ

5 Phương pháp nghiên cứu.

- Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi.

- Nghiên cứu các loại sách, tài liệu hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục của Steam cho giáo viên mầm non của vụ giáo dục mầm non.- Các chuyên đề giáo dục mầm non mới lấy trẻ làm trung tâm

6 Phạm vi và thời gian nghiên cứu.

- Tại lớp 5 tuổi A2- Trường mầm non Minh Quang B.

- Từ tháng 9/2022 đến tháng 4/2024.

Trang 5

PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.1.Cơ sở lý luận.

STEAM là phương pháp giáo dục chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo Thay cho các phương pháp giáo dục truyền thống tại Việt Nam hiện nay, trẻ chỉ được học lý thuyết mà rất ít khi được sử dụng các lý thuyết đã học vào thực tế Kiến thức trẻ học được rất nhiều nhưng trẻ lại không nhớ được lâu Điều này vô hình gây ra khó khăn cho trẻtrong việc áp dụng kiến thức vào các ứng dụng trong cuộc sống

Đối với trẻ mầm non, việc ứng dụng Steam vào dạy cho trẻ những bài học là vô cùng quan trọng Thực hành là để giúp trẻ phát triển khả năng kiểm soát và phối hợp các hoạt động của các bộ phận trên cơ thể, giúp trẻ rèn luyện được tính tự lập và dần thích nghi với hoàn cảnh, môi trường sống Các bài học, bài tập thực hành của môn này còn góp phần rất quan trọng trong sự phát triển trí tuệ, nhân cách và là kim chỉ nam hướng tâm hồn trẻ đến với chân, thiện, mỹ.

STEAM dựa trên lý thuyết giáo dục hiện đại, xem giáo viên là người hỗ trợ về học tập, không chỉ là người cung cấp kiến thức Phương pháp này mang lại sự hứng khởi trong học tập nhưng vẫn đảm bảo việc nắm bắt kiến thức, giúp các em thật sự tương tác với môn học và học vì yêu thích, đồng thời kích thích sự tìm tòi khám phá Mặt khác, việc đặt trẻ làm trung tâm sẽ giúp các em trở thành những nhà lãnh đạo mạnh mẽ, những nhà cải tiến đầy sáng tạo Mô hình STEAM còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng đã là “kim chỉ nam” rất thịnhhành trong lĩnh vực giáo dục ở các quốc gia phát triển hàng đầu trên thế giới như Mỹ, Nhật…

Bởi vậy tôi muốn lồng ghép chương trình giáo dục Steam vào tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5- 6 tuổi, trong suốt giai đoạn này trẻ trải qua quá trình phát triển tâm sinh lý không ngừng và nổi bật nhất Trẻ là những cá nhân

Trang 6

học tập và khám phá thế giới xung quanh rất tinh tế bằng các giác quan nhạy bén của mình, từ đó hình thành nên tính độc lập và tự xây dựng mang nét riêngcủa từng cá nhân.

2 Khảo sát thực trạng

Năm học 2023 - 2024, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 5TA2 vớisĩ số 30 trẻ trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:

* Thuận lợi:

- Sở giáo dục đào tạo đã tổ chức lớp đào tạo cho các trường, bồi dưỡng phươngpháp dạy học STEAM Giáo viên đi đào tạo về tập huấn lại cho 100% giáo viên trong trường.

- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của phòng GDĐT cùng với ban giám hiệu trường Mầm non Minh Quang B năng động, sáng tạo có tinh thần trách nhiệm cao, có đội ngũ giáo viên nhiệt tình năng nổ, yêu mến trẻ, có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ nhau trong quá trình nghiên cứu

- Được sự quan tâm hỗ trợ của các bậc phụ huynh đã hưởng ứng tham gia các phong trào của nhà trường, của lớp nhiệt tình, thường xuyên ủng hộ những nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học và vui chơi cho các cháu

- Đa số trẻ đến lớp đều khoẻ mạnh, đúng độ tuổi có nề nếp học tập và đặc biệt trẻ rất ham tìm tòi và khám phá

- Bản thân được đi kiến tập các tiết dạy STEAM do phòng GDĐT tổ chức, tôi đã nhận thức được sự quan trọng và tính cấp thiết về việc đổi mới phương pháp dạy học STEAM nên tôi cũng mạnh dạn áp dụng phương pháp STEAM vào quá trình soạn bài và lên lớp.

* Khó khăn

Trang 7

Tài liệu về phương pháp giáo dục STEAM cho giáo viên tham khảo không nhiều và chưa phong phú Đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho trẻ học tập theo phương pháp giáo dục STEAM còn hạn chế.

Giáo viên chưa có tài liệu hướng dẫn cụ thể, tự nghiên cứu tài liệu về phương pháp giáo dục STEAM qua mạng Internet

Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho tiết dạy ứng dụng phương pháp STEAM còn hạnchế, chưa phong phú, chưa đa dạng

Diện tích lớp hẹp , phòng ngủ không khép kín làm ảnh hưởng đến quá trình tổ chức hoạt động

3 Số liệu điều tra trước khi thực hiện

Kết quả khảo sát đầu năm học 2023 – 2024ST

4 NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ( Biện pháp chính)

Biện pháp 1: Nghiên cứu các tài liệu về hoạt động steamBiện pháp 2: Xây dựng môi trường hoạt động STEAM

Biện pháp 3: Ứng dụng công nghệ và tích hợp các yếu tố steam vào giảng dạy, Lồng ghép các dự án STEAM trong các hoạt động của trẻ.

Biện pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh phát triển sự sáng tạo của trẻ qua phương pháp STEAM

5 Những biện pháp thực hiện: (Phương pháp từng phần)

Trang 8

5.1 Biện pháp 1: Nghiên cứu các tài liệu về hoạt động steam

Năm học 2023 – 2024 nhà trường cử một số giáo viên đi tham gia lớp tập huấn “Dạy học theo phương pháp STEAM” do Sở giáo dục và đào tạo tổ chức Giáo viên sau khi đi tập huấn về đã kiến tập toàn bộ những kiến thức đãhọc cho 100% giáo viên trong trường Thông qua lớp học tôi nhận thấy việc dạy học ứng dụng phương pháp STEAM là cực kỳ cần thiết cho giáo dục mầm non

Tham khảo lời khuyên từ các chuyên gia và giáo viên giảng dạy bằng cách vào nhóm zalo có cả chuyên gia giáo dục Singapo và các học viên củalớp Nhóm thường xuyên có những trao đổi về những hoạt động ứng dụngphương

pháp STEAM trong giảng dạy ở những cơ sở mầm non, những quốc gia khác nhau để tôi có thể cập nhật, mà còn hỗ trợ cho sự lưu loát, logic khi truyền tải kiến thức cho trẻ Tôi luôn luôn học hỏi, tiếp cận với các tài liệu giáo dục chấtlượng cao vừa cung cấp đủ kiến thức, vừa “thân thiện” và dễ hiểu đối với cả giáo viên và đối với cả trẻ

Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn trao đổi và thống nhất buổi sinh hoạt chuyên đề, buổi tọa đàm giúp cho giáo viên cùng nhau trao đổi, chia sẻ những vướng mắc trong quá trình thực hiện lồng ghép phương phápSTEAM vào giảng dạy (Hình ảnh giáo viên đi tập huấn)

5.2 Biện pháp 2: Xây dựng môi trường hoạt động STEAM

Mục đích: Tận dụng các không gian trong và ngoài lớp học thiết kế các khu

vực, các góc chơi với các học liệu phong phú tạo mọi cơ hội giúp trẻ phát triểntư duy sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề

Với mục đích như vậy tôi đã sắp xếp góc lớp theo các nguyên tắc

Sắp xếp góc lớp

Trang 9

- Góc chơi phải hấp dẫn, thu hút trẻ chơi; Có tính kích thích, gợi mở, cuốn húttrẻ tò mò khám phá

(Phụlục 1-Hình ảnh 1+2+3+4+5)

Hình ảnh trang trí các góc chơi cho trẻ

- Nguyên học liệu sử dụng vật thật, vật tự nhiên và các phế liệu tái sử dụng

- Trẻ phải được hợp tác, tương tác, được thảo luận với nhau, được lựa chọn cácđồ chơi khác nhau

- Góc chơi sắp xếp khoa học, dễ quản lý, bảo quản và thuận tiện vệ sinh Cầnsắp xếp góc chơi theo góc nhìn của trẻ (độ cao vừa phải để trẻ dễ thao tác vớiđồ dùng trong góc

Cách sắp xếp không gian sáng tạo

- Tận dụng các khu vực trong trường

Môi trường là người thầy thứ 3 dành cho học sinh Căn cứ vào diện tích, khuônviên nhà trường để xây dựng các khu vực và các góc chơi sau:

+ Khu vực chơi tĩnh như góc sách (thư viện cộng đồng)

+ Khu vực chơi động như góc chơi cát, nước, các đồ dùng phát triển thể + Góc chơi theo chủ đề (toán, ngôn ngữ, nghệ thuật, khoa học…)

+ Góc không gian sáng tạo + Góc chăm sóc vườn cây - Tạo một góc chơi trong lớp

Trang 10

STEAM có thể đưa vào trong góc tạo hình, khám phá khoa học, nếu làm mộtgóc riêng thì phải đảm bảo tiêu chí sáng tạo, tò mò, hứng thú của trẻ Lớp họcrộng có thể sắp đặt khoảng không gian dành riêng cho việc chế tạo và trảinghiệm, sáng chế với tên gọi là góc khám phá khoa học, những khu vực nàythường có giá kệ để trưng bày và cất giữ vật liệu và dụng cụ, nguồn điện vàbàn học lớn có thể để sát với góc nghệ thuật

Nếu lớp học không đủ rộng để tạo một không gian sáng tạo riêng biệt có thểtạo tại 1 bàn học của trẻ Sắp xếp gần góc tạo hình, lắp ráp để trẻ kết hợp sửdụng nguyên vật liệu

Hãy tạo không gian sáng tạo và không gian cất giữ vật liệu gần nhau để trẻ cóthể lấy vật liệu dễ dàng Điều quan trọng nhất là trẻ phải biết được nơi cất giữvật liệu chúng cần để hoàn thành nhiệm vụ Khi bạn quan sát trẻ thực hiện thửthách, bạn có thể gợi ý và giúp trẻ sắp xếp các vật liệu theo hướng có lợi choviệc giải quyết vấn đề chứ không phải chỉ để trưng bày

Hãy sắp xếp và trưng bày các vật liệu một cách bắt mắt hấp dẫn để trẻ có thêmđộng lực sử dụng trí tưởng tượng của mình để sáng chế dựa trên những vật liệuđó

Cách tập hợp nguyên vật liệu

Các nguồn học liệu từ:

+ Đóng góp của các gia đình tại địa phương + Đồ phế liệu Chợ hoặc cửa hàng đồ cũ + Giáo viên và trẻ sưu tầm

Sắp xếp và trưng bày vật liệu

Cách sắp xếp: Phân loại từng nguyên vật liệu để riêng từng rổ có dán tên

nguyên liệu kèm hình ảnh để trẻ dễ tìm Ví dụ: Rổ đựng lõi giấy, rổ đựng quekem, rổ dựng vải vụn, len…

Trang 11

Khi vật liệu được sắp xếp và trưng bày hợp lý, trẻ em sẽ thấy rõ và dễ dàngsửdụng hơn Ví dụ, trẻ có thể tìm kiếm một vật liệu nào đó sẵn có để gắn 7

một thanh gỗ với 1 chiếc kẹp phơi quần áo Khi thấy một cách thức nào đókhông thành công, trẻ sẽ quay lại với các món vật liệu và tìm giải pháp thaythế

Trẻ cũng sẽ thấy rằng mỗi vật liệu đều được sắp xếp ở một nơi hợp lý và điềuđó giúp cho việc tìm kiếm và dọn dẹp trở nên dễ dàng hơn Các hộp nhựa hoặcgiỏ nhựa trong rất thích hợp để cất giữ vật liệu Hãy để tất cả các vật liệu ởngang tầm nhìn của trẻ

Bổ sung hoặc thay thế các vật liệu ngay khi cần thiết Khay sáng chế không chỉ

để dùng trong các thử thách chế tạo mà có thể đơn thuần chỉ là đồ dùng chocác hoạt động chế tạo và tinh chỉnh Hãy chỉ cho trẻ thấy mỗi vật liệu đều đượcđặt ở một nơi riêng biệt và hướng dẫn trẻ cách đặt vật liệu về đúng nơi quyđịnh

Hãy giới thiệu các sản phẩm mà trẻ đã hoàn thiện để các bạn khác có thể họchỏi Điều này sẽ khuyến khích trẻ chia sẻ với mọi người về quy trình chế tạosản phẩm và truyền cảm hứng sáng tạo cho các bạn khác Một dự án có thểphải mất nhiều ngày để hoàn thiện Hãy chọn một khu giá kệ để trưng bày cácsản phẩm đang trong quá trình chế tạo và hoàn thiện để trẻ có thể tiếp tục vàdần hoàn thành

Sự an toàn: Để đảm bảo an toàn khi trẻ sử dụng các công cụ thật đòi hỏi trẻ

phải biết chấp nhận và xử lý các tình huống rủi ro Cho phép trẻ sử dụng côngcụ thật sẽ khiến trẻ cảm thấy tự tin và độc lập vì nó đồng nghĩa với việc ngườilớn đặt niềm tin vào khả năng của trẻ Vai trò của một người giáo viên là dạytrẻ sử dụng công cụ một cách an toàn và hướng dẫn trẻ kiểm soát công cụ đó.Ví dụ, hãy đặt ra các quy định về việc sử dụng súng bắn keo nhiệt độ thấp với

Trang 12

một vài lưu ý khi sử dụng và hướng dẫn trẻ đặt súng bắn keo vào hộp thiếc khikhông sử dụng Khi thấy có rủi ro ảnh hưởng đến sự an toàn của trẻ, chỉ rõ vàdạy trẻ cách sử dụng đồ vật an toàn

Sau khi áp dụng biện pháp này tôi nhận thấy trẻ hứng thú hơn khi tham gia cáchoạt động của lớp cũng như kiến thức kỹ năng của trẻ nâng cao hơn rất nhiều.

5.3 Biện pháp 3: Ứng dụng công nghệ và tích hợp các yếu tố steam vàogiảng dạy, Lồng ghép các dự án STEAM trong các hoạt động của trẻ.

* Ứng dụng công nghệ và tích hợp các yếu tố steam vào giảng dạy.

STEAM là nơi giáo viên quyết định lĩnh vực nào sẽ tập trung vào trong các hoạt động tích hợp dựa vào lớp học, nội dung giờ học và học sinh Việc tích hợp 5 thành phần STEAM với nhau sẽ được dựa theo 3 yếu tố :

- Tích hợp với chủ đề chung: Với yếu tố này, giáo viên có thể tìm một quyển sách liên quan đến chủ đề chung, thiết lập thí nghiệm khoa học để dạy về chủ đề này cho học sinh Sau đó giáo viên đưa ra một vấn đề tương tự được tìm thấy trong sách, hỗ trợ cho trẻ có cơ hội tìm các cách để giải quyết vấn đề, sau đó chọn một cách Giáo viên cho trẻ thiết kế, xây dựng và thử nghiệm vật mẫu và cùng là cho trẻ trình bày về sản phẩm của mình

VD : Chủ đề nước và các hiện tượng tự nhiên Trẻ biết đặc điểm của nước là không màu, không mùi, không vị, nước có thể biến đổi màu, sự hòa tan của nước, vật chìm vật nổi trong nước Trẻ biết được sự kì diệu của nước: Nước nóng hòa tan nhanh hơn nước lạnh, nước có thể di chuyển Trẻ biết được ý nghĩa của đặc điểm hòa tan nước nóng, nước lạnh và sự di chuyển của nước đối với cuộc sống của con người Trẻ tự sáng tạo và trải nghiệm

-Tích hợp theo vấn đề cần giải quyết ở thế giới thực

Với yếu tố này, giáo viên có thể tìm một quyển sách liên quan đến vấn đề đangtồn tại, thiết lập thí nghiệm khoa học để dạy về vấn đề này cho học sinh Sau đó giáo viên sẽ hỗ trợ cho trẻ tìm các cách để giải quyết vấn đề, sau đó chọn

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w