1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài nhận thức của học sinh thcs về tác động tiêu cực của mạng xã hội tới bạo lực học đường

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Từ những lý do trên chúng em đã chọn đề tài: “Nhận thức của học sinh THCS về tác động tiêu cực của mạng xã hội tới bạo lực học đường” làm đề tài nghiên cứu của nhóm chúng em.. Phân tích

Trang 2

Từ những lý do trên chúng em đã chọn đề tài: “Nhận thức của học sinh THCS về tác động tiêu cực của mạng xã hội tới bạo lực học đường” làm đề

tài nghiên cứu của nhóm chúng em Phân tích nhận thức về tác động tiêu cực của mạng xã hội đến bạo lực học đường ở các bạn học sinh THCS có ý nghĩa quan trọng Điều này giúp chúng em định hướng và đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm hạn chế tác động tiêu cực của mạng xã hội, giúp ngăn ngừa và giảm tỷ lệ bạo lực học đường trong các trường THCS hiện nay

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở nghiên cứu nhận thức việc sử dụng MXH của học sinh THCS và những tác động tiêu cực của MXH tới bạo lực học đưởng Đồng thời, đề ra các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và thái độ đúng đắn của học sinh THCS khi sử dụng MXH phòng tránh bạo lực học đường

Trang 3

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu thực trạng nhận thức của học sinh THCS về các tác động tiêu cực của mạng xã hội tới bạo lực học đường của học sinh Trung học cơ sở

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và cách ứng phó của học sinh THCS trên địa bàn Huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội

4 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài của chúng em tập trung nghiên cứu những tác động tiêu cực của mạng xã hội dẫn tới bạo lực học đường của học sinh trong các trường THCS trên địa bàn Huyện Ba Vì, TP.Hà Nội nói chung và trường THCS Đồng Thái nói riêng”

5 Giả thuyết khoa học

Nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp làm thay đổi nhận thức cho các bạn học sinh THCS, hướng dẫn các bạn phương pháp sử dụng MXH đúng đắn, tạo điều kiện cho việc sử dụng MXH vào mục đích tốt trong học tập, phát triển năng lực, xây dựng các quy tắc khi sử dụng, kết nối với nhà trường, thầy cô với gia đình góp phần nâng cao nhận thức và thái độ của học sinh nhà trường khi sử dụng MXH phục vụ trong việc học tập và cuộc sống, phòng tránh được những tác động

tiêu cực của mạng xã hội tới bạo lực học đường.6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Mục đích: Nghiên cứu tài liệu để thu thập cơ sở lí thuyết liên quan đến

nhận thức và thái độ, những thành tựu đã đạt được, kết quả nghiên cứu của đồng nghiệp, những qui định của Đảng và Nhà nước về an toàn thông tin trên không gian mạng

Cách tiến hành: Thu thập và phân tích lý thuyết và một số sự kiện từ các

nghiên cứu trước đây, sách và các nguồn tài nguyên trực tuyến khác, sau đó thiết lập các giả thuyết làm cơ sở cho các bước tiếp theo

6.2 Phương pháp thực tiễn 6.2.1 Phương pháp đánh giá

Mục đích: Thăm dò, kiểm tra mức độ thay đổi nhận thức và thái độ của học

sinh khi sử dụng MXH

Cách tiến hành: Dựa trên phiếu khảo sát chúng em đưa ra những đánh giá

về thực trạng sử dụng MXH và những từ đó đề ra và thực hiện các giải pháp nhằm sử dụng MXH khoa học hơn

Những giải pháp được đề xuất được ứng dụng vào thực tiễn để kiểm chứng, tính hiệu quả để có những điều chỉnh phù hợp với thực tiễn

6.2.2 Phương pháp trải nghiệm:

Mục đích: Đánh giá mức độ, thời gian, mục đích sử dụng MXH

Trang 4

Cách tiến hành: Trải nghiệm sử dụng các MXH với những mức thời gian

khác nhau, sử dụng MXH cho hoạt động học tập, phát triển năng lực cá nhân để từ đó có những đánh giá chính xác về những điểm tích cực cũng như hạn chế để từ đó có những hướng dẫn phù hợp

6.2.3 Phương pháp quan sát, trò chuyện

Mục đích: Xác định thực trạng việc sử dụng mạng xã hội và nhận thức,

thái độ của học sinh THCS của nhà trường khi sử dụng MXH

Cách tiến hành: Thông qua quan sát việc sử dụng MXH hằng ngày của

học sinh, hỏi chuyện để nắm bắt và kiểm chứng thông tin

7 Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung: Nghiên cứu về tác động tiêu cực của mạng xã hội đến bạo lực

học đường ở các bạn học sinh THCS và những giải pháp để điều chỉnh, hạn chế bạo lực học đường

- Khách thể nghiên cứu: 445 Học sinh khối 8,9 trường THCS Đồng Thái - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 11/2022 đến tháng 11/2023

1.1.2 Những lợi ích và tác hại của MXH đối với học sinh THCS

Mạng xã hội là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên internet với nhiều mục đích khác nhau, không phân biệt không gian và thời gian

Mạng xã hội đã trở nên phổ biến và gần gũi với mọi người nhất là đối với giới trẻ Mục đích của mạng xã hội là tạo ra một hệ thống trên nền Internet cho

Trang 5

phép người dùng giao lưu và chia sẻ thông tin một cách có hiệu quả, vượt ra ngoài những giới hạn về địa lý và thời gian Những lợi ích mà mạng xã hội mang lại cho chúng ta rất nhiều và tác động tích cực nếu chúng ta biết cách sử dụng chúng một cách hợp lý

1 Giới thiệu bản thân mình với mọi người: Chúng ta có thể giới thiệu

tính cách, sở thích, quan điểm của bản thân trên mạng xã hội và nó có thể giúp chúng ta tìm kiếm những cơ hội phát triển khả năng của bản thân

2 Kết nối bạn bè: chúng ta có thể biết được nhiều thông tin về bạn bè hoặc

người thân bằng cách kết bạn trên mạng xã hội Chúng ta cũng có thể gặp gỡ và giao lưu kết bạn với tất cả mọi người trên thế giới có cùng sở thích hay quan điểm giống mình Từ đó có thể xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn hoặc hợp tác với nhau về nhiều mặt

3 Tiếp nhận thông tin, học hỏi kiến thức và kỹ năng: việc cập nhật thông

tin trong một xã hội hiện đại như hiện nay là điều nên làm và cần phải làm, nó giúp chúng ta dễ dàng tìm hiểu, nắm bắt được nhiều thông tin quan trọng Học hỏi thêm rất nhiều kiến thức, trau dồi những kĩ năng giúp cho bạn hoàn thiện bản thân mình hơn nữa

4 Bày tỏ quan niệm cá nhân: trải qua rất nhiều hoạt động căng thẳng

trong cuộc sống, mỗi con người cần bày tỏ và cần nhận được sự sẻ chia để chúng ta cảm thấy thanh thản hơn Thế nhưng việc chia sẻ vấn đề của mình ngoài đời thực đôi khi trở nên khó khăn với một số người ít nói Chính vì thế việc viết ra những suy nghĩ của mình qua bàn phím máy tính sẽ giúp chúng ta giải tỏa được phần nào

Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà mạng xã hội đã mang đến cho con người hiện nay như giúp ích cho công việc, cho việc tìm kiếm thông tin, thiết lập các mối quan hệ cá nhân hay giải trí… Tuy nhiên, nó cũng chứa đựng nhiều nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh hưởng xấu tới công việc, mối quan hệ cá nhân và cuộc sống của người sử dụng

1 Giảm tương tác giữa người với người: nghiện mạng xã hội không chỉ

khiến bạn dành ít thời gian cho người thật việc thật ở quanh mình, mà còn khiến họ buồn phiền khi bạn coi trọng bạn bè “ảo” từ những mối quan hệ ảo hơn những gì ở trước mắt Dần dần, các mối quan hệ sẽ bị rạn nứt và sẽ chẳng ai còn muốn gặp mặt bạn nữa

2 Lãng phí thời gian và xao lãng mục tiêu thực của cá nhân: quá chú

tâm vào mạng xã hội dễ dàng làm người ta quên đi mục tiêu thực sự của cuộc sống Thay vì chú tâm tìm kiếm công việc trong tương lai bằng cách học hỏi những

kỹ năng cần thiết, các bạn trẻ lại chỉ chăm chú để trở thành “anh hùng bàn

phím” và nổi tiếng trên mạng Ngoài ra, việc đăng tải những thông tin “giật

Trang 6

gân” nhầm câu like không còn là chuyện xa lạ, song nó thực sự khiến người khác

phát bực nếu dùng quá thường xuyên Mạng xã hội cũng góp phần tăng sự ganh đua, sự cạnh tranh không ngừng nghỉ để tìm like và nó sẽ cướp đi đáng kể quỹ thời gian của bạn

3 Nguy cơ mắc bệnh trầm cảm: các nghiên cứu gần đây cho thấy những

ai sử dụng mạng xã hội càng nhiều thì càng cảm thấy tiêu cực hơn, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm Điều này đặc biệt nguy hiểm với những ai đã được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm từ trước Vì thế, nếu bạn phát hiện mình thường xuyên cảm thấy mất tinh thần, có lẽ đã đến lúc tạm biệt “facebook” trong một thời gian

4 Giết chết sự sáng tạo: mạng xã hội là phương tiện hiệu quả nhất để làm

tê liệt và giết chết quá trình sáng tạo Quá trình lướt các trang mạng xã hội có tác động làm tê liệt não bộ tương tự như khi xem tivi trong vô thức Nếu hôm nay bạn có kế hoạch làm việc thì hãy tuyệt đối tránh xa các trang mạng xã hội

5 Bạo lực trên mạng: “Anh hùng bàn phím” là một từ không còn xa lạ

trong thời gian gần đây Người ta cảm thấy thoải mái trên mạng nên họ thường nói những điều mà ngoài đời không dám phát biểu hoặc không có thực Đồng thời vấn nạn bạo lực trên mạng càng nhức nhối thì ngoài đời con người cũng dần trở nên bạo lực hơn hẳn

6 Mất ngủ: ánh sáng nhân tạo tỏa ra từ màn hình các thiết bị điện tử sẽ

đánh lừa não của bạn làm bạn khó ngủ hơn Ngoài ra, nhiều bạn trẻ hiện nay sẵn sàng thức thâu đêm chỉ vì đam mê các game online Thiếu ngủ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe và tinh thần

Từ đó chúng tôi cho rằng MXH là “con dao hai lưỡi”, tùy vào cách sử dụng sẽ trở nên tích cực hoặc trở nên tiêu cực

1.1.3 Tác động tiêu cực của mạng xã hội tới bạo lực học đường:

Việc nghiên cứu hành vi sử dụng MXH tiêu cực sẽ giúp chúng em phân loại hành vi, từ đó xác định những hành vi nào cần phải điều chỉnh, điều chỉnh như thế nào là phù hợp, để phòng tránh những hành vi tiêu cực, dẫn tới bạo lực học đường

Sử dụng MXH tiêu cực là sử dụng ảnh hưởng đến thể chất của con người như gây hại cho mắt và não bộ… tác động đến tinh thần của con người như trầm cảm, nhận thức lệch lạc, ứng xử thiếu văn hóa, lệch chuẩn, thiếu chuẩn mực, sử dụng trong giờ học, không hướng đến sử dụng MXH cho học tập, phát triển kĩ năng trong cuộc sống

1.2 Thực trạng việc sử dụng MXH của các bạn học sinh THCS của nhà trường hiện nay

Qua phiếu điều tra khảo sát của 316/445 học sinh khối 8,9 của trường THCS Đồng Thái đã thu được kết quả như sau:

Trang 7

Biểu đồ 1.1 Thống kê các MXH được các bạn HS THCS thường xuyên sử dụng

Với hàng trăm mạng xã hội khác nhau như Facebook, Youtube, Zalo, MySpace Tuy nhiên, Facebook vẫn là MXH được đông đảo các bạn học sinh THCS sử dụng

Biểu đồ 1.2 Thống kê số lượng học sinh sử dụng MXH

- Về tỉ lệ học sinh sử dụng MXH: 239/316 học sinh được điều tra trả lời câu hỏi, trong đó có có 239 bạn sử dụng MXH, chiếm 75,6%

- Về thời gian sử dụng: Theo biểu đồ thống kê thời gian sử dụng của học sinh rất nhiều, chỉ 9,06% học sinh sử dụng dưới 1giờ

Biểu đồ 1.3 Thống kê thời gian sử dụng MXH ở học sinh THCS

Thời gian sử dụng mạng xã hội có sự khác biệt nhất định trong học sinh do phụ thuộc vào nhiều yếu tố chi phối như: quỹ thời gian, không gian, thời điểm, điều kiện kinh tế, tính chất công việc, mục đích lên mạng… của mỗi cá nhân Kết

Các MXH được các bạn THCS thường xuyên sử dụng

Loại Dưới 1 tiếng9,06%

Từ 1-3 tiếng 40,24%Từ 3-5 tiếng

40,10%Trên 5 tiếng

Dưới 1 tiếngTừ 1-3 tiếngTừ 3-5 tiếngTrên 5 tiếng

Tỉ lệ học sinh khối 8,9 sử dụng MXH

Thường xuyên sử dụng (239)Thỉnh thoảng sử dụng (44)Chỉ sử dụng khi cần thiết (19)Không sử dụng (14)

Trang 8

quả khảo sát về thời gian sử dụng mạng xã hội hàng ngày của thanh, thiếu niên thể hiện top 3 chiếm tỷ lệ cao nhất là: từ 1-3 tiếng (40,24%); từ 3-5 tiếng (40,1%); trên 5 tiếng chiếm (10,6%);

Sử dụng MXH nhiều trong đó, nguyên nhân không nhận thức được bạo lực học đường và nguyên nhân chưa biết đến bạo lực trên mạng là nhiều nhất chiếm 15,5% và 30,9%

Biểu đồ 1.4 Thống kê nguyên nhân gây bạo lực học đường

Các bạn sử dụng MXH thường xuyên có những biểu hiện đặc trưng như Viết đăng những tin đồn trên các trang MXH hoặc gửi đường link cho người khác, Giả danh người khác đăng bài trên các trang MXH để nói điều không đúng sự thật Thống kê cho thấy có đến 25,5% số người được hỏi biểu hiện là giả danh người khác đăng bài trên các trang MXH để nói điều không đúng sự thật

Trang 9

Biểu đồ 1.5 Thống kê những biểu hiện tiêu cực khi sử dụng MXH

Thông qua khảo sát do có nhiều bạn đã sử dụng MXH nhiều năm nên cũng thấy được những ích lợi cũng như những tác hại nếu sử dụng không kiểm soát, tuy nhiên việc sử dụng ở mức độ cao hơn, ở mục đích tận dụng những đặc tính của MXH để phát triển năng lực cá nhân, thông qua đó phát triển bản thân để hướng tới những mục đích cao đẹp trong cuộc sống

Ngược lại, nhiều bạn đã gặp những rắc rối do thiếu ý thức, thiếu hiểu biết, kiến thứ khi sử dụng MXH như xuất phát từ mâu thuẫn cá nhân nhỏ đã xúc phạm nhau trên MXH dẫn đến bạo lực đánh chửi nhau Đó điều là những hành vi sử dụng MXH tiêu cực, dẫn tới bạo lực học đường

Thực tế này không chỉ diễn ra ở trường THCS trên địa bàn Huyện Ba Vì, nhiều vụ đánh nhau giữa các học sinh khi xúc phạm nhau trên MXH đã diễn ra, nhiều học sinh bị xâm hại khi tin bạn bè quen qua MXH, nhiều trường hợp lừa đảo xảy ra khi bị mất tài khoản như lừa tặng quà … Gặp những trường hợp bạo lực này, theo thống kê thì có đến 30,9% số học sinh được hỏi sẽ kể cho cha mẹ, thầy cố và những người các em tin tưởng

Biểu đồ 1.5 Cách ứng phó với tác động tiêu cực trên MXH

Từ thực trạng đó việc xây dựng thái độ, rèn kĩ năng sử dụng MXH rất quan trọng, để trong hoàn cảnh nào chúng ta cũng sử dụng đúng đắn, khoa học, phục vụ tốt cho sự phát triển của bản thân, và không chịu những tác động tiêu cực từ MXH, để thực hiện điều đó thì phải có quá trình nhận thức và quá trình trải nghiệm

4,5 8,5 6,3 6Cách ứng phó với tác động tiêu cực trên MXH

Trang 10

đúng đắn và phù hợp, điều này đòi hỏi chúng ta có những giải pháp thiết thực để điều chỉnh hành vi sử dụng cho học sinh theo hướng tích cực

II Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và ứng phó phòng tránh bạo lực học đường

2.1 Nguyên tắc đề xuất giải pháp:

Căn cứ vào số liệu thống kê ở phần trên, chúng em nhận định rằng, hầu hết học sinh trong nhà trường, đặc biệt là học sinh khối 8,9 đều tham gia sử dụng MXH Việc dùng MXH là nhu cầu chính đáng của các bạn Tuy nhiên, việc lạm dụng MXH để đăng tải những bình luận, nhận xét không phù hợp của một bộ phận không nhỏ các bạn học sinh là quá đà, thiếu sự lành mạnh

Chính vì tự phát nên các bạn học sinh tham gia MXH thường có biểu hiện che giấu bố mẹ, thầy cô giáo về các quan hệ trên mạng; tiếp nhận thông tin dễ dàng, ít có sự chọn lọc; dễ tin vào những lời nói của bạn trên MXH mà không cần biết đến bản chất của họ là như thế nào

Để giúp cho các bạn học sinh định hướng việc sử dụng, nâng cao nhận thức cần tổ chức các hoạt động trong trường học

+ Tuyên truyền thông qua các bài viết, những mẩu tin sưu tầm từ sách, báo, tiểu phẩm về ý nghĩa của văn hóa ứng xử cũng như hậu quả của những hành vi phi chuẩn mực Những thông tin này được đăng tải trên bảng tin, bảng tuyên truyền điện tử hay trưng bày tranh tại các lối đi, thư viện, bảng tin Đội của nhà trường hay phòng Tin học của nhà trường

+ Nhà trường cần tích hợp giảng dạy văn hóa sử dụng MXH thông qua các môn học và các hoạt động giáo dục trong nhà trường như môn Tin học, môn GDCD, HĐ trải nghiệm …

+ Tổ chức các buổi tọa đàm, ngoại khóa, văn nghệ trong đó các bạn học sinh là người chuẩn bị và là người trình bày cùng nhau phân tích những ích lợi và tác hại của MXH để xây dựng ý thức từ đó có hành động đúng, thay đổi thói quen sử dụng có hại trước đây

Trang 11

Các hoạt động tuyên truyền, ngoại khóa trong nhà trường

+ Tổ chức cho học sinh tìm hiểu pháp luật trong đó tìm hiểu những quy định về Luật An toàn thông tin mạng, Luật An ninh mạng và các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng Internet, MXH và các loại hình truyền thông khác trên

Internet, các nội dung về đạo đức, lối sống; văn hóa ứng xử trong trường học

Những hoạt động này sẽ thu hút được nhiều học sinh tham gia vì đây là những hoạt thiết thực với các bạn, việc có ý thức, hiểu biết rõ những tác hại của MXH sẽ là cơ sở cho việc định ra phương pháp sử dụng MXH một cách đúng đắn

2.2.2 Tổ chức cho học sinh nghiên cứu tác động tiêu cực của MXH thông qua hoạt động các câu lạc bộ kỹ năng cho bạn trẻ, hoạt động trải nghiệm định hướng kỹ năng sử dụng MXH

Giải pháp này được thực hiện sáng tạo thông qua sinh hoạt câu lạc bộ dưới sự hướng dẫn của giáo viên với tần suất từ 2 lần/tháng với các mô hình như: “Alô Xin chào!” “Hãy cho tôi biết!” “Điều em muốn nói”; Tổ chức các hoạt động học tập nhằm giúp học sinh rèn luyện kỹ năng, ghép cặp để học sinh giúp đỡ nhau trong việc phát triển bản thân

Câu lạc kỹ năng sống trường THCS Đồng Thái tổ chức sinh hoạt

2.2.3 Xây dựng kênh truyền thông về phòng chống bạo lực học đường và bạo lực trên không gian mạng

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:22

w