Quá trình nhận thứcTheo định nghĩa, nhận thức là một quá trình được bắt đầu bằng những tác nhâncủa môi trường, thông qua các giác quan của con người, sau đó thông tin sẽ qua quá trìnhchọ
TỔNG QUAN VỀ NHẬN THỨC
Khái niệm nhận thức
Nhận thức là một quá trình liên quan đến việc sắp xếp và diễn giải các ấn tượng, cảm giác của cá nhân để tạo ra ý nghĩa từ các hiện tượng hoặc sự vật cụ thể Bằng cách này, các cá nhân có thể hiểu được môi trường xung quanh và tương tác với thế giới một cách có ý nghĩa Nhận thức đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập, ra quyết định và giải quyết vấn đề, cho phép cá nhân thích ứng và phát triển trong môi trường phức tạp.
Nhận thức có vai trò quan trọng trong nghiên cứu hành vi tổ chức Nhận thức giải quyết được một trong ba chức năng chính của hành vi tổ chức đó là chức năng giải thích. Hiểu một cách đơn giản là vì mọi hành vi của con người đều dựa trên sự nhận thức của họ về thực tế, không dựa trên bản thân thực tế của nó.
Quá trình nhận thức
Theo định nghĩa, nhận thức là một quá trình được bắt đầu bằng những tác nhân của môi trường, thông qua các giác quan của con người, sau đó thông tin sẽ qua quá trình chọn lọc, từ đó được con người tổ chức và nhận thức để đi đến cảm xúc và hành vi Quá trình nhận thức sẽ tận dụng vốn tri thức sẵn có để hình thành, tạo ra vốn tri thức mới
- Hành vi của con người đều dựa trên sự nhận thức của họ về hiện thực chứ không dựa trên chính bản thân thực tiễn Thế giới được nhận thức là một thế giới quan trọng về mặt hành vi.
- Nhận thức không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà còn tác động đến những đánh giá về hành vi của người khác.
- Nhận thức của mỗi cá nhân chịu sự chi phối theo ý muốn chủ quan.
Yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức
- Có ba nhóm nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức của con người:
Một là, đặc điểm của chủ thể nhận thức
Khi một cá nhân nhìn vào một đối tượng và cố gắng giải thích những gì anh ta hoặc cô ta nhìn thấy, việc giải thích bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các đặc điểm cá nhân của người nhận thức Các đặc điểm cá nhân ảnh hưởng đến nhận thức bao gồm thái độ, tính cách, động cơ, sở thích, kinh nghiệm trong quá khứ, kỳ vọng, trình độ và văn hóa.
Ví dụ, nếu bạn biết âm nhạc, bạn có thể cảm nhận được vẻ đẹp của âm nhạc khi nghe một bản giao hưởng Ngược lại, nếu không có kiến thức về âm nhạc, tôi sẽ không bị cuốn hút bởi bản giao hưởng và không thể cảm nhận được vẻ đẹp của nó Hoặc có thể bạn thích học trong lớp ít người hơn vì bạn thích đặt nhiều câu hỏi cho giáo viên Nhưng tôi hiếm khi đặt câu hỏi và không thích tranh luận, vì vậy tôi thích lớp học lớn.
Hai là, thuộc tính của đối tượng được nhận thức.
Thuộc tính đối tượng nhận thức có thể ảnh hưởng đến những gì được nhận thức. Những người sôi nổi nổi bật hơn trong đám đông so với những người ít nói Các đối tượng gần nhau có nhiều khả năng được nhận dạng cùng nhau hơn là riêng lẻ
Ba là , môi trường và hoàn cảnh cụ thể cũng ảnh hưởng đến nhận thức của một cá nhân.
Môi trường xung quanh nơi đối tượng hay sự kiện được quan sát có ảnh hưởng quan trọng Thời gian, địa điểm, ánh sáng, nhiệt độ và các yếu tố môi trường khác mà đối tượng hoặc sự kiện được quan sát có thể tác động đến quá trình nhận thức.
Ví dụ, khi một phụ nữ xinh đẹp, ăn mặc sang trọng bước lên sàn nhảy vào buổi tối, chúng ta có thể nhầm cô ấy là gái hư Nhưng trong những hoàn cảnh khác, nhận thức của chúng ta về một cô gái có thể khác khi cô ấy đi đến tòa nhà chọc trời vào sáng thứ Hai Ví dụ, chúng ta có thể nghĩ về cô gái này là một doanh nhân thành đạt.
Nhận thức về người khác
Lý thuyết quy kết cho rằng khi cá nhân quan sát hành vi của một người, họ sẽ cố gắng xác định hành vi đó xuất phát từ ý muốn chủ quan hay yếu tố khách quan Trong đó yếu tố khách quan thường là kết quả của những nguyên nhân bên ngoài, các tình huống bắt buộc Còn yếu tố chủ quan là những hành vi trong phạm vi kiểm soát của cá nhân. VD: Tại sao bạn sinh viên lại đi muộn? Tại sao thầy giáo lại đuổi học bạn học sinh đấy… Để giải thích hành vi này ta cần phân tích dựa trên 3 yếu tố:
Sự khác biệt: Mức độ khác nhau của các phản ứng của một cá nhân trong nhiều tình huống Nếu diễn ra không thường xuyên thì có thể là yếu tố khách quan, do bên ngoài còn diễn ra thường xuyên thì là nguyên nhân bên trong VD: Bạn sinh viên đó có thường xuyên bỏ học, thường xuyên trốn tiết hay không?
Sự thống nhất: Mức độ giống nhau của các phản ứng của nhiều cá nhân trong cùng một tình huống Nếu mức độ cao thì là do nguyên nhân bên ngoài còn thấp thì là do nguyên nhân bên trong VD: Có nhiều người cùng chê cái nhà hàng này không hay chỉ mỗi mình bạn chê mà thôi?
Sự nhất quán: Mức độ giống nhau của các phản ứng của một cá nhân trong một tình huống tại nhiều thời điểm Nếu tính nhất quán cao thì là do nguyên nhân bên trong còn thấp thì là do nguyên nhân bên ngoài VD: Lần trước với hôm nay bạn đi ăn lại ở cùng một nhà hàng đó thì đồ ăn có khác nhau nhiều không? Do đó hành vi tương tự sẽ không được giải thích tương tự nhau.
4.2 Định kiến khi đánh giá người khác
Lỗi quy kết bản chất : Khi phán xét hành vi của người khác, con người ta có xu hướng coi nhẹ những ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài và coi trọng ảnh hưởng của yếu tố bên trong Ví dụ: Một bạn sinh viên đi học muộn sẽ dễ bị coi là làm biếng, lười thay vì nghĩ là bị kẹt xe. Định kiến tự kỷ : Đôi lúc chúng ta cường điệu hóa ảnh hưởng của nguyên nhân bên ngoài đối với hành vi của cá nhân Ví dụ: Ta coi thành công đạt được là do bản thân nhưng những thất bại ta có lại là do hoàn cảnh.
4.3 Lối tắt trong đánh giá người khác a Nhận thức có chọn lọc
Diễn giải người khác dựa trên sở thích, nền tảng, kinh nghiệm và quan điểm của cá nhân mình
Ví dụ: một người hút thuốc có thể lọc ra một bức ảnh chụp phổi bị bệnh Các chuyên gia nhận định rằng các nhân tố ảnh hưởng tới Nhận thức có chọn lọc bao gồm: kinh nghiệm, thái độ, điều kiện, giới tính, độ tuổi, chủng tộc và trạng thái cảm xúc. b Hiệu ứng hào quang
Xu hướng ấn tượng tổng thể về một người khác theo một đặc tính riêng biệt.
Ví dụ: khi một cá nhân nhận thấy rằng một người khác trong một bức ảnh có sức hấp dẫn, được chăm sóc chu đáo và đúng cách, giả sử, sử dụng một tinh thần heuristic, rằng người trong bức ảnh là một người tốt dựa trên các quy tắc về khái niệm xã hội của cá nhân đó. c Sự rập khuôn Đánh giá người khác dựa trên nhận thức về nhóm của người đó
Ví dụ: Trước kia công ty A đã tuyển một người tốt nghiệp Học Viện Ngân Hàng và nhân viên này làm việc rất tốt, thì trong quá trình tiếp tục tuyển dụng sau này, hội đồng thường cho là những ứng cử viên tốt nghiệp từ trường này sẽ làm việc tốt. d Hiệu ứng tương phản Đánh giá người khác bị ảnh hưởng bởi sự so sánh với những người khác có cùng đặc điểm được đánh giá tốt hơn hay tệ hơn
Ví dụ: một cô gái có lối ăn uống lành mạnh nhưng không chơi thể thao có thể thấy bản thân không đủ cuốn hút khi lần đầu đến phòng tập gym Tuy nhiên khi cô ấy đi biển và so sánh mình với những người phụ nữ bình thường khác, cô ấy có thể cảm thấy thoải mái và tự tin hơn nhiều.
RA QUYẾT ĐỊNH CÁ NHÂN
Khái niệm ra quyết định cá nhân
Vấn đề: Sự không nhất quán giữa vụ việc ở hiện tại và tình trạng mong muốn ở tương lai.
Quyết định: Sự lựa chọn từ những phương án để giải quyết một vấn đề nào đó.
Ra quyết định là một quá trình hoạt động của não bộ con người, lựa chọn phương án khả thi nhất để thực hiện trong vô số phương án được đưa ra Việc đưa ra quyết định phải dựa trên những cơ sở lý giải và quá trình phân tích để có sự chọn lựa phù hợp nhất.
Ra quyết định cá nhân trong tổ chức
2.1 Ra quyết định theo lý tính hoàn hảo
Tất cả các cá nhân trong mọi tổ chức đều thường xuyên tham gia vào việc ra quyết định Có những yêu cầu từ nhà quản lý mà bạn dễ dàng thực hiện, cho rằng đó là nhiệm vụ của mình và trong phạm vi hợp lý, hợp tình thì bạn sẽ sẵn sàng làm mà ít gắn với suy nghĩ có ý thức Bên cạnh đó có những quyết định quan trọng hơn, những quyết định mới mẻ, khi đó họ sẽ phải cân nhắc để đưa ra quyết định cho rằng phù hợp nhất Quá trình ra quyết định lý tính hoàn hảo là quá trình trong đó có sự lựa chọn nhất quán, tối ưu trong điều kiện có những hạn chế cụ thể Quá trình này được thể hiện qua mô hình ra quyết định lý tính hoàn hảo gồm 6 bước:
Bước 1: Xác định vấn đề
Mỗi một hiện tượng xảy ra sẽ có những vấn đề riêng, có thể thấy rằng việc nhìn nhận và đánh giá chính xác vấn đề cốt lõi là vô cùng quan trọng, bởi lẽ muốn giải quyết được nó thì phải hiểu được nó, cũng như muốn dùng người tốt phải hiểu được ưu nhược điểm của người đó để sắp xếp công việc sao cho phù hợp Nếu không xác định được vấn đề thì ta sẽ chỉ đi vòng vòng quanh chúng mà không thể giải quyết tận gốc cũng như phù hợp, không những thế mà còn có thể khiến sự việc trở nên phức tạp hơn do những cách giải quyết sai lầm
Ví dụ: Khi đi làm nhân viên không thể tránh khỏi tình trạng chán nản, không hứng thú với công việc dẫn đến tinh thần uể oải, năng suất công việc thấp và dễ nhảy việc? Vậy thì điều quan trọng nhà quản lý cần nắm được vấn đề ở đâu, vấn đề cần giải quyết là gì? trong tình huống này vấn đề đó là nhân viên bị thiếu động lực làm việc Và biểu hiện của thiếu động lực chính là nghỉ việc nhiều, trốn việc, từ chối công việc được giao, hay tan làm sớm, làm sai làm hỏng,
Bước 2: Xác định các tiêu chí quyết định
Khi đã xác định được vấn đề, trong bước này, người ra quyết định xác định điều gì liên quan đến việc ra quyết định Bước này đưa ra các lợi ích, giá trị và ưu tiên cá nhân của người ra quyết định vào trong quá trình.
Ví dụ: Đối với vấn đề thiếu động lực làm việc thì các tiêu chí đưa ra đó là: chi phí là cao hay thấp, tác động nhanh hay chậm, những khó khăn phát sinh, hiệu quả công việc hay muốn tác động đến cá nhân hay cả tổ chức đó Các tiêu chí này đưa ra phù hợp với cá nhân ra quyết định và liên quan tới chính cá nhân đó.
Bước 3: Cân nhắc các tiêu chí
Các tiêu chí quyết định thường có tầm quan trọng khác nhau, tiêu chí nào càng quan trọng thì càng được ưu tiên Điều này phụ thuộc vào cá nhân người ra quyết định, họ sẽ phải nắm được vấn đề này quan trọng nhất ở điểm nào, điều gì cần phải có, bắt buộc phải làm, và điều gì có thể bỏ qua Chúng ta có nhiều cách để đo lường sự ưu tiên khác nhau thông qua đó đưa ra sự lựa chọn sáng suốt và cần thiết nhất.
Ví dụ: Như vấn đề chúng ta đang nói thì chúng ta sẽ cân nhắc các tiêu chí được nêu ở bước 2, ví dụ như đối với cá nhân người ra quyết định thì hiệu quả sẽ là quan trọng nhất, xong tới chi phí cần bỏ ra là quan trọng thứ 2, và sắp xếp các yếu tố còn lại theo thứ tự ưu tiên giảm dần hoặc đơn giản là khi bạn đang phân vân xem hôm nay ăn gì thì có thể sắp xếp các tiêu chí theo thứ tự giảm dần đó là: giá cả, đủ no, quán uy tín, khoảng cách gần công ty.
Bước 4: Đưa ra các phương án giải quyết vấn đề
Bước này đòi hỏi người ra quyết định phải đưa ra các phương án lựa chọn có thể, điều này sẽ dẫn tới thành công trong việc giải quyết vấn đề Bước này không nhằm đánh giá các phương án lựa chọn mà chỉ đưa ra các phương án
Ví dụ: Nhà quản lý có thể đưa ra nhiều phương án khác nhau cho vấn đề tăng động lực làm việc như là: tăng lương, tăng phúc lợi cho nhân viên, giao ít công việc, giao công việc phù hợp với năng lực, lắng nghe ý kiến nhân viên hơn, tổ chức các buổi tiệc để tăng khả năng gắn kết, v.v…
Bước 5: Đánh giá phương án lựa chọn theo từng tiêu chí
Một khi các phương án lựa chọn đã được nêu ra, người ra quyết định phải phân tích sát sao và đánh giá từng phương án Điều này được thực hiện bằng cách đánh giá mỗi phương án theo từng tiêu chí đã được xác định.Thông qua đó, người ra quyết định sẽ phải đánh giá điểm mạnh điểm yếu , được gì và mất gì của mỗi phương án Đối chiếu với các tiêu chí và thứ tự ưu tiên được thiết lập trong bước 2 và bước 3.
Ví dụ : Với phương án tăng lương ở bước 4, ta sẽ đánh giá theo các tiêu chí theo thứ tự ưu tiên đã nêu ở bước 2 và bước 3 làm tương tự với các phương án khác và có thể tổng hợp thành một bảng thích hợp.
Bước 6: Tính toán tối ưu và quyết định Điều này được thực hiện bằng cách cân nhắc tổng thể các phương án lựa chọn theo các tiêu chí đã được xác định và quyết định lựa chọn phương án tối ưu nhất theo các tiêu chí đó.
Nghĩa là sau khi đã tổng hợp được bảng ở bước 5 thì sẽ dựa vào đó để tổng lại điểm đánh giá xem phương án nào có tổng điểm cao nhất thì đó sẽ được xem là phương án tối ưu Ví dụ như phương án tăng lương có tổng điểm cao nhất, được cộng từ các tiêu chí đưa ra, thì đó sẽ là phương án tối ưu.
Mô hình sáu bước ra quyết định hợp lý được xây dựng dựa trên một số giả thuyết.Những giả thuyết đó là:
Sự rõ ràng của vấn đề: Vấn đề cần giải quyết rất rõ ràng và không mơ hồ Người ra quyết định có thông tin đầy đủ về vấn đề cần giải quyết.
Xác định được các phương án lựa chọn: Người ra quyết định có thể xác định tất cả các tiêu chí liên quan và có thể liệt kê tất cả các phương án lựa chọn có thể xảy ra. Người ra quyết định cũng nhận thức được tất cả các hệ quả có thể của mỗi phương án lựa chọn.
Định kiến và sai lầm phổ biến trong việc ra quyết định
Là việc người ra quyết định đánh giá quá mức hiệu quả năng lực của mình.
Ví dụ: A- người từng thành công trong vai trò cố vấn chuyên gia trong lĩnh vức sản xuất, nhưng khi anh ta chuyển sang đảm nhiệm vai trò nghiên cứu thị trường tiêu thụ cho sản phẩm mới thì mọi thứ lại hoàn toàn thay đổi Chỉ với kinh nghiệm ít ỏi trong sản xuất, anh ta không đủ để nhìn nhận sự khác biệt trong việc phân khúc thị trường Nhưng việc thành công trong vai trò là cố vấn chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất khiến anh ta trở nên vô cùng tự tin vào kinh nghiệm và việc giải quyết vấn đề của mình mà không nhận ra rằng phải học hỏi thêm nhiều điều Cuối cùng, anh ta đã thất bại nặng nề do việc sai phân khúc thị trường và đưa ra sai chiến lược.
Chú trọng đến thông tin ban đầu và không điều chỉnh một cách tương ứng với các thông tin khác Nó làm cho chúng ta đánh giá sai sự vật hiện tượng dẫn tới việc sai lầm trong việc ra quyết định Không bắt kịp thông tin, thay đổi của sự vật hiện tượng sẽ dẫn tới việc đưa ra kế hoạch và phương án xử lý sai dẫn tới sai lầm.
Là việc tìm kiếm thông tin để củng cố lựa chọn của mình trong quá khứ, bỏ qua những thông tin trái chiều Con người biểu hiện thiên kiến khi họ thu thập hoăc ghi nhớ thông tin một cách có chọn lọc theo ý riêng của mình Trong một số tình huống con người có thể bị khuynh hướng này làm lệch lạc nhận thức và kết luận của 1 con người
Là một cách nói hoa mỹ để chỉ việc chúng ta đánh giá quá cao tầm quan trọng của những thông tin có sẵn trong trí óc Chúng ta thường quá phụ thuộc vào các thông tin này, không chịu tìm hiểu thêm các thông tin khác nên từ đó không thể đánh giá đúng 1 sự việc nào đó trên nhiều khía cạnh Điều này khiến bản thân mình có những đánh giá sai lệch với
1 sự việc, hiện tượng nào đó.
Ví dụ: Xem thời sự là một ví dụ của kiểu thiên kiến này Vì chúng ta đã nghe quá nhiều về những câu chuyện về bạo lực và thảm họa, nên ta mặc định rằng thế giới này rất nguy hiểm Dù cho ta có thể dễ dàng Google để thấy rằng thế giới ngày nay thực sự an toàn hơn về nhiều mặt so với những thập kỷ trước, nhưng thiên kiến sẵn có vẫn ảnh hưởng đến cách nghĩ của chúng ta.
Trung thành với quyết định cho dù đã có bằng chứng cho thấy rằng quyết định đó là sai lầm
Con người thường mắc phải sai lầm này vì họ cố chấp vào cái nhìn lạc quan về tương lai, hy vọng rằng quyết định ban đầu của họ là đúng Điều này thường xảy ra khi những cảm xúc và công sức của họ đã bị đầu tư vào Và việc dừng lại có nghĩa là họ phải thừa nhận với chính mình rằng họ đã không làm tốt công việc đó.
Chính những điều này đã làm cho mọi người thường có xu hướng là gia tăng cam kết trung thành với quyết định của chính bản thân mình.
Trong thực tế các sai sót ngẫu nhiên là không thể tránh khỏi và không lường trước được Có những sai sót có thể tìm được lời giải thích, có những sai sót lại chưa tìm được lời giải Để cho an tâm, người ra quyết định thường tự tìm cho mình một lý do để giải thích Từ đó làm lệch lạc và ảnh hưởng tới tầm nhìn và sự nhìn nhận đánh giá sai lầm của sự việc hiện tượng Thậm chí nếu sai sót ngẫu nhiên đồng thời xảy ra cùng các yếu tố tâm lý khác sẽ dẫn tới việc suy diễn lệch lạc sang yếu tố tâm linh, mê tín Việc này sẽ làm ảnh hướng sai cho phán đoán và việc nhìn nhận sự việc Sai phán đoán thì sẽ dẫn tới sai phương án quyết định, từ đó việc sai sót ngẫu nhiên này làm ảnh hưởng sai trái tới việc ra quyết định của cá nhân và tổ chức
3.7 Ác cảm rủi ro Ác cảm rủi ro này xuất hiện một cách tự nhiên trong khi người ra quyết định đánh giá phân tích lợi và hại của một cái gì đó.
Ví dụ: đứng trước đại dịch covid có một anh chàng người nước ngoài đã từ chối tiêm phòng khi tới lịch được tiêm Nguyên nhân bởi vì anh ấy nghe được trên báo đài rằng trong hơn chục triệu liều thuốc tiêm phòng đã được tiêm thì có một người mắc phải triệu chứng sau khi tiêm dẫn tới phải nhập viện cấp cứu Anh có ác cảm với việc này liền không tiêm nữa Nhiều ngày sau, anh ta chết Không phải do vacxin mà do mắc dịch. Điều này cho thấy việc ác cảm rủi ro là một sai lầm rất hay xảy ra khi trong quá trình ra quyết định nó đánh mất lý trí của chúng ta trong việc xem xét lợi và hại Đôi khi phải dũng cảm “mạo hiểm nhỏ đổi lấy lợi ích lớn” Giống như câu nói: “liều thì ăn nhiều, không liều thì ăn ít, muốn có được thành công thì phải trải qua đắng cay ngọt bùi.”
3.8 Thiên kiến nhận thức muộn
Thiên lệch nhận thức muộn thường được coi có khuynh hướng mà con người ta cho rằng mình đã biết kết quả của sự kiện sau khi kết quả đã được xác định Tuy nhiên điều này có thể là thói quen nguy hiểm, đặc biệt là đối với những người đang trong quá trình phân tích ra quyết định Họ luôn mặc định rằng mình đã biết được kết quả thông tin từ trước nóng vội đi đến quyết định và phán đoán mà không xem xét lại tình huống Dẫn tới những quyết định sai lầm trong việc ra quyết định của mình và rồi kết quả thì lại khác hoàn toàn so với họ đã nghĩ.
Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định cá nhân
Bao gồm hai nhóm yếu tố: yếu tố cá nhân (chủ quan) và yếu tố tổ chức (khách quan).
Tính cách: Đặc điểm tính cách cá nhân có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình ra quyết định của họ Nếu đặt hai nhà quản lý A và B vào một tình huống tương tự cần ra quyết định, A thường mất ít thời gian hơn để đi đến một giải pháp Nhưng những lựa chọn cuối cùng của A chưa chắc đã tốt hơn của B B chỉ chậm hơn trong việc xử lý thông tin mà thôi Mặt khác, nếu trong việc ra quyết định có yếu tố mạo hiểm và rủi ro, thì chắc chắn A sẽ thích sự lựa chọn mạo hiểm hơn so với B Điều này cho thấy rằng tất cả chúng ta đều đem những khác biệt về tính cách và những khác biệt cá nhân khác vào trong quy trình ra quyết định
Giới tính: Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng hành vi cụ thể của một cá nhân là kết quả của những quy tắc và giá trị mà xã hội tác động lên và cả những đặc điểm cá nhân đó cho dù là bẩm sinh, hoặc có nhận thức được hay không Và đương nhiên các hành vi này cũng ảnh hưởng tới việc ra quyết định của cá nhân ấy
Khả năng trí tuệ: Quyết định được xem là sự phản ứng của người lãnh đạo và của tổ chức đối với một vấn đề Như vậy, ra quyết định là quá trình cân nhắc và lựa chọn trong hành động để đạt mục tiêu tốt nhất của người lãnh đạo Và quá trình này đều dựa trên trí tuệ của người ra quyết định.
4.2 Yếu tố tổ chức Đánh giá kết quả
Trong việc ra quyết định, các nhà quản lý bị tác động mạnh mẽ bởi những tiêu chí được sử dụng để đánh giá họ Nếu như một nhà lãnh đạo đánh giá các đơn vị cấp dưới của mình dựa trên tiêu chí “không có điều tiếng gì cả” thì sẽ không có gì ngạc nhiên khi thấy các cán bộ quản lý đơn vị cấp dưới dành rất nhiều thời gian để “bưng bít” làm sao cho các thông tin tiêu cực không đến được các nhà lãnh đạo Tương tự, nếu như ban lãnh đạo của một trường đại học đánh giá các giảng viên theo tiêu chí “tỷ lệ sinh viên đạt yêu cầu cao” thì chắc chắn các giảng viên, nhất là giảng viên trẻ sẽ quyết định chấm điểm “nới tay” cho các sinh viên để đảm bảo tỷ lệ đạt yêu cầu cao.
Chính vì vậy việc tổ chức đánh giá kết quả sẽ làm ảnh hưởng tới việc ra quyết định, có thể là ảnh hưởng tốt, xấu đều tùy thuộc vào cách mà tổ chức đánh giá
Hệ thống khen thưởng của tổ chức tác động đến những người ra quyết định bằng việc gợi ý cho họ thấy sự lựa chọn nào được khuyến khích Chẳng hạn, nếu như tổ chức thưởng cho việc “tránh rủi ro” thì các nhà quản lý nhất định sẽ ra các quyết định mang tính bảo thủ Nếu như một doanh nghiệp có chính sách khen thưởng đối với các cán bộ kinh doanh ký được nhiều hợp đồng thì các cán bộ kinh doanh của doanh nghiệp sẽ cố gắng để ký được nhiều hợp đồng mà không quan tâm tới giá trị cũng như tính khả thi của hợp đồng.
Như vậy hệ thống phần thưởng sẽ giúp cho người ra quyết định có thêm động lưc, toàn tâm toàn ý vào phương án quyết định của mình, nếu kết hợp với việc đánh giá kết quả thì sẽ là hiệu ứng tuyệt vời cho người ra quyết định cũng như tổ chức đó.
Mô hình ra quyết định lý tưởng thường không tính đến thực tế rằng, trong các tổ chức, các quyết định thường đi kèm với những hạn chế về thời gian Các tổ chức thường đưa ra hạn chót đối với một quyết định nào đó Và hầu như tất cả các quyết định quan trọng đều có những thời hạn Những điều kiện này thường tạo ra những áp lực về thời gian đối với những người ra quyết định và thường làm cho việc tập hợp tất cả các thông tin mà họ muốn trước khi phải đưa ra lựa chọn cuối cùng trở nên khó khăn, nếu không muốn nói là không thể.
Tiền lệ là các trường hợp tương tự đã có, đã xảy ra Theo mô hình ra quyết định hợp lý có thể dẫn tới một quan điểm phi thực tiễn là quyết định cụ thể là những sự kiện độc lập và riêng rẽ Nhưng thực tế lại không như vậy Các quyết định thường bị ảnh hưởng bởi các tiền lệ.
Chẳng hạn, khi phải tiến hành kỷ luật một nhân viên vi phạm kỷ luật, hội đồng kỷ luật của tổ chức thường dựa vào các tiền lệ đã có để đưa ra các hình thức kỷ luật Trong kinh doanh, khi các nhà quản lý gặp phải một vấn đề tương tự như đã gặp trong quá khứ thì nhất thiết họ phải xem xét lại quyết định đó Đôi khi vấn đề của ngày hôm nay có bối cảnh khác với bối cảnh trong quá khứ nhưng họ vẫn quyết định theo cách thức cũ.
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Tóm tắt tình huống
Susan là một Giám đốc phân phối có tiếng cho công ty Clarkston Là một người có danh tiếng cao cho nên cô cảm thấy đánh mất vị trí Giám đốc là một “Cơn bão” có thế cuốn trôi tất cả, vậy nên cô đã nhận thức được tính chất nghiêm trọng và quay trở lại làm việc với thái độ cẩn trọng hơn và mọi chuyện xảy ra đều có sự bảo mật giữa cô và công ty. Jack là một người từng có tiền án, muốn quay trở lại hòa nhập cộng đồng nên anh đã xin vào công ty của Susan làm việc Là một người từng trong hoàn cảnh tương tự của Jack, nên cô hiểu được mong muốn của cậu ấy Sau cuộc trao đổi, Susan đã quyết định sắp xếp cho cậu ấy một công việc và mọi chuyện diễn ra rất thuận lợi
Tuy nhiên, cho tới khi những vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc của Jack tại công ty khiến cho mọi chuyện trở nên rắc rối hơn Từ việc một người công nhân báo mất ví nhưng sau đó lại tìm thấy ở một nơi khác, cho tới việc bộ phận kiểm kê báo mất tiền. Đối diện với những câu hỏi chất vấn của Susan, những sự phủ nhận và sự chán nản được Jack phản hồi lại.
Susan thực sự rất đau đầu giữa việc, cho Jack thôi việc để tránh ảnh hưởng tới những nhân viên khác trong công ty cũng như ảnh hưởng đến cả danh tiếng của cô Và cô cũng rất đắn đo về những chứng cứ mà các nhân viên khác đưa ra và chưa được cô xác minh làm rõ.
Phân tích tình huống
Thứ nhất, ta sẽ đánh giá về nhận thức của các nhân vật trong tình huống.
Susan, một giám đốc phân phối tại công ty Clarkston, từng gặp khó khăn khi phạm tội và bị bỏ tù một ngày Hiện tại, cô đã trở lại làm việc, quyết tâm chuộc lại lỗi lầm và cống hiến hết mình cho công việc Jack, một người khác vừa kết thúc thời gian thụ án, cũng khao khát làm lại cuộc đời và xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn.
=> Susan và Jack đều đã từng trải qua một hoàn cảnh tương tự nhau, họ hiểu được cảm giác của bản thân khi ở trong hoàn cảnh đó, đó cũng là một điều họ nhận ra và điều đó giúp cho họ có được cái bài học kinh nghiệm và tác động mạnh mẽ đến nhận thức của họ Điều này đối với Susan thì cô sẽ hiểu ra rằng ai cũng sẽ có lúc sai lầm, và ai cũng mong muốn được ban cho một cơ hội để sửa sai. Đối với Jack, việc kết thúc hạn tù và hòa nhập cuộc sống chắc hẳn cũng giúp anh hiểu ra việc phải đề cao sự trung thực, cởi bỏ tính xấu để có thể có được cơ hội làm việc trong xã hội
Các nhân viên trước và sau khi biết Jack là một người từng phạm tội đều phản ứng rất khác Điều này cho thấy rằng, họ cũng đã có cái sự nhận thức về cái xấu, về những điều mà họ đã in trong nhận thức của họ nên ta có thể hiểu việc nhận thức này đối với cá nhân họ sẽ là để họ cảnh giác hơn với những nguy hiểm tiềm tàng Còn đối với Susan việc nhận diện được các quan điểm nhận thức của nhân viên sẽ giúp cô xử lý tình huống khéo léo hơn, tránh gây mâu thuẫn và mất lòng nhân viên
Thứ hai, việc ra quyết định của Susan trước khi có Jack vào làm việc và sau khi xảy ra sự việc.
Susan sau khi xem xét hồ sơ và cô đã tiếp nhận Jack vào làm việc chỉ vì cô cũng từng trong hoàn cảnh của Jack
=> Điều này cho thấy cô đang ra quyết định theo thiên hướng lý tính giới hạn, dường như cô không có sự phân tích và vạch ra những điều kiện khi cho Jack làm việc ở công ty, quy trình tuyển dụng khá là đơn giản.
Sau khi nhận thức được những vấn đề nghiệm trọng đang xảy ra trong công ty Susan đã có động thái dứt khoát Cô quyết định lựa chọn làm việc với một bên thứ ba để điều tra về những sự việc xảy ra trong công ty.
Điều này tiết lộ sự thay đổi trong cách ra quyết định của Susan, từ sự thiên về cảm tính lúc đầu khi cô bắt đầu xem hồ sơ của Jack sang hướng lý tính hơn trong quá trình đưa ra quyết định cuối cùng.
Và sau khi nhận kết quả điều tra của bên thứ ba, cô đã tiền hành làm theo đúng quy trình của công ty và có động thái đối với Jack, đó là quyết định sa thải do vi phạm trong công ty.
=> Tính chất ra quyết định lý tính được thể hiện rõ ràng nhất khi ở thời điểm này,bởi cô đã nhận thức được nếu cô để xảy ra thêm bất cứ vấn đề nào thì chính cô cũng bị liên lụy và ảnh hưởng bởi công ty.
Giải thích thái độ và nhận thức dẫn tới hành vi của các nhân vật trong tình huống Theo anh/chị có thể sử dụng tính cách của các nhân vật đặc biệt là nhân vật Jack để giải thích về hành động của họ hay không?
Bản chất của thái độ bao gồm nhận thức, những ảnh hưởng và hành vi của thái độ. Biểu hiện được bộc lộ ra bên ngoài của thái độ đó là những cử chỉ, nét mặt, hành động và đó có thể là thái độ tích cực hoặc thái độ tiêu cực, điều này còn phụ thuộc vào những yếu tố tác động vào trong quá trình nhận thức của chủ thể đó mà có những thái độ phù hợp. Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm đối với sự vật, hiện tượng xung quanh chủ thể có liên quan tới nhu cầu và động cơ của họ
Quá trình nhận thức của Susan liên tục thay đổi theo từng sự kiện Ban đầu, cô nhận định Jack là một người từng mắc lỗi và có cảm nhận chủ quan về anh ta Nhận định này dẫn đến thái độ hòa nhã của Susan khi gặp Jack lần đầu Sau đó, nhận thức của Susan có sự thay đổi nhờ những sự kiện trong công ty, khiến cô nghiêm khắc hơn khi chất vấn Jack Cuối cùng, khi Jack bị sa thải, nhận thức của Susan được cải thiện đáng kể.
Có thể thấy trước khi nhân viên phòng nhân sự lan truyền tin tức về Jack, mọi chuyện vẫn rất bình thường các nhân viên không hề có một biểu hiện ác cảm nào với Jack Tuy nhiên sau khi biết tin không hay về Jack, ngay lập tức các nhân viên đã có những thái độ khác hẳn, điều này cho thấy rằng các nhân viên có nhận thức về những người mà từng phạm tội ở mức cảnh giác cao, họ không có sự suy xét giống như Susan để đưa ra quyết định sẽ phản ứng thế nào, họ ngay lập tức tập trung ánh nhìn về phía Jack
Còn đối với Jack là một người từng phạm tội, cậu ấy nhận thức được việc phải quay trở lại chăm chỉ làm việc, cố gắng trở thành một công dân tốt Vì vậy ta có thể thấy được,thái độ của cậu ấy rất là hợp tác, cố gắng thể hiện một trạng thái mong cầu đối với Susan để có thể làm việc ở công ty của cô Và trải qua những sự kiện hy hữu, trải qua những lời đối chất cũng như lời đồn từ phía công ty, Jack vẫn thể hiện một thái độ hợp tác, dường như không có sự bất thường gì được thể hiện ra bên ngoài Và cho tới khi cậu ấy gặp luật sư và nhận thức được tính nghiêm trọng của vấn đề thì lúc này, Jack đã có thái độ thành khẩn hợp tác và dẫn tới hành động của Jack, đó là giao nộp số tiền đang cất giữ trao trả lại công ty
Theo quan điểm của nhóm em thì việc sử dụng tính cách, để giải thích về hành động của các nhân vật thì chưa hoàn toàn đầy đủ, đối với cá nhân thì ngoài tính cách còn có các yếu tố khác như ( nhận thức; giá trị; thái độ; ra quyết định của cá nhân; động lực…) Khi xem xét nguồn gốc của một hành vi của cá nhân trong tổ chức ta phải xem xét cả một bức tranh tổng thể về cá nhân đó, việc cá nhân đó có hành vi xấu hay hành vi tốt cho công ty thì đây là việc mà các nhà quản lý phải làm Đối với nhân vật Jack trong tình huống này nhóm 8 xây dựng là một người mang tính cách hướng nội, trầm tính, có thể thấy rõ qua các lần chất vấn của Susan đối với Jack, cậu ấy chỉ đơn giản phản hồi đơn giản mà không hề có động thái muốn chứng minh việc cậu ấy là đúng hay sai cà cả những lần cậu ấy giữ im lặng trước những lời nói không hay của đồng nghiệp
Susan nên làm gì, cô có nên cho Jack một cơ hội hay không, hay cho cậu ấy nghỉ việc?
Susan nên cho Jack nghỉ việc, vì thứ nhất đối với cô thì đây là một tai nạn nghề nghiệp thứ hai sau khi cô bị ngồi tù một ngày vì lần trước đó Điều này có thể khiến cô không thể nhận được sự tín nhiệm từ phía Henry một lần nữa và có thể cô sẽ phải từ bỏ vị trí Giám đốc Thứ hai, Susan nên cho Jack thôi việc vì có thể cô sẽ dính vào những rắc rối với các nhân viên trong công ty, những chứng cứ đã được chính Jack khai nộp và số tiền của công ty cũng đã được trả lại, dù ít hay nhiều chuyện đó cũng ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của công ty, việc điều tra và gián đoạn trong công việc cũng khiến các nhân viên khác rất mệt mỏi, vì vậy việc cho Jack nghỉ việc là quyết định sáng suốt.
Bài học cho Susan
Đây cũng là lời cảnh tỉnh chung cho các nhà quản lý trong việc phát hiện ra tầm quan trọng của nhận thức, và ứng dụng vào trong quá trình phát triển bản thân và trong quá trình làm việc với những người khác Nhận thức càng cao thì việc xử lý những công việc của một tổ chức chắc chắn sẽ được logic và đa chiều hơn Đối với Susan đây là một tai nạn nghề nghiệp bởi cô đã đánh giá quá đơn giản vấn đề khi cô lựa chọn một người vào làm việc chỉ vì cùng hoàn cảnh, đồng cảm với cô Và một lần nữa chúng ta phải khẳng định rằng phải có được sự nhận thức tốt thì việc ra quyết định sẽ có phần sáng suốt hơn.
BÀI HỌC CHO NHÀ QUẢN LÝ
Về nhận thức
Cảm nhận và niềm tin của cá nhân ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi của họ Do các yếu tố môi trường khác nhau, mỗi cá nhân có cách nhìn nhận sự việc khác nhau Điều này dẫn đến sự khác biệt trong hành vi, bị định hình bởi nhận thức và đánh giá của cá nhân về các tình huống Để nâng cao năng suất làm việc, điều quan trọng là phải đánh giá cách người lao động nhìn nhận nhiệm vụ của mình Tăng cường nhận thức bản thân giúp cá nhân xác định ưu tiên, loại bỏ phiền nhiễu và do đó làm việc hiệu quả hơn.
Những cá nhân có khả năng tự nhận thức cao thường hài lòng hơn với công việc của mình Nâng cao khả năng tự nhận thức cho phép chúng ta xác định mục tiêu, sau đó phát triển các kỹ năng phù hợp với giá trị của bản thân, từ đó đạt được lợi thế trong cả công việc và cuộc sống.
Ngoài ra tự nhận thức là bước đầu tiên để chúng ta làm chủ cuộc sống, công việc Chúng ta có thể tạo ra chính xác những gì bạn muốn bởi vì chúng ta tự nhận thức được bản thân mình muốn gì Tự nhận thức sẽ hướng chúng ta đến những gì ta cần. Hạn chế sự sai lệch giữa hiện thực khách quan và nhận thức của người lao động thông qua tìm hiểu cách thức diễn giải hiện thực của từng cá nhân
=> Việc tự nhận thức là khả năng cần thiết của nhân viên trong việc xây dựng một đội ngũ hợp tác hiệu quả hơn Khả năng tự nhận thức thấp thấp có thể dẫn đến việc đưa ra những quyết định kém, từ đó cũng dẫn tới những sự phối hợp không liền lạc và việc quản lý xung đột không đạt được hiệu quả cao.
Về ra quyết định cá nhân
Cá nhân thường suy nghĩ và lập luận trước khi hành động, khi hiểu được cách thức ra quyết định của một cá nhân sẽ hữu ích trong việc giải thích và dự đoán hành vi của họ Cải thiện quá trình ra quyết định cá nhân:
Thứ nhất: Cần phân tích tình huống Cá nhân có thể dựa vào yếu tố văn hóa của đất nước, tổ chức, những tiêu chí đánh giá và khen thưởng của tổ chức để điều chỉnh phương thức ra quyết định Các tổ chức có các giá trị văn hoá riêng nên cách thức ra quyết định cá nhân cần được điều chỉnh để phù hợp với văn hoá của tổ chức
Thứ hai: Cần suy xét, cân nhắc các thiên lệch có thể xảy ra Nếu người ra quyết định hiểu được những thiên lệch đang ảnh hưởng đến sự suy xét của mình, họ có thể thay đổi lối ra quyết định để giảm bớt các thiên lệch
Thứ ba: Cần kết hợp phân tích hợp lý với trực giác.
Thứ tư: Cần sử dụng các biện pháp để thúc đẩy tính sáng tạo của cá nhân trong việc ra quyết định.