1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

môn các phương pháp nghiên cứu nhân học đề tài nhận thức của sinh viên về vấn đề phá thai ngoài ý muốn

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhận thức của sinh viên về vấn đề phá thai ngoài ý muốn
Tác giả Lê Thị Minh Hạnh, Nguyễn Lan Chi, Nguyễn Gia Bách
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa Nhân học
Chuyên ngành Các phương pháp nghiên cứu nhân học
Thể loại Bài kiểm tra cuối kỳ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 438,81 KB

Nội dung

Do đó, nhóm chúng tôi quyết tâm thực hiện đề tài “Nhận thức của sinh viên về vấn đề phá thai ngoài ý muốn” nhằm mục đích khám phá mức độ hiểu biết của sinh viên trường Đại học Khoa học X

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA NHÂN HỌC

BÀI KIỂM TRA CUỐI KỲ

MÔN: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NHÂN HỌC

Đề tài: NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ VẤN ĐỀ

PHÁ THAI NGOÀI Ý MUỐN

NHÓM SINH VIÊN

Lê Thị Minh Hạnh - 21030135 Nguyễn Lan Chi – 21031072 Nguyễn Gia Bách - 21030133

Hà Nội, tháng 06 năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 5

3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tế 5

3.1 Ý nghĩa khoa học 5

3.2 Ý nghĩa thực tế 5

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6

4.1 Mục đích nghiên cứu 6

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu .6

5 Đối tượng – Khách thể - Phạm vi nghiên cứu .6

6 Câu hỏi nghiên cứu 7

6.1 Câu hỏi nghiên cứu chính 7

6.2 Câu hỏi nghiên cứu bổ trợ 7

7 Giả thuyết nghiên cứu 7

7.1 Giả thuyết nghiên cứu chính 7

7.2 Giả thuyết nghiên cứu bổ trợ 8

8 Phương pháp nghiên cứu 9

8.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 9

8.2 Phương pháp nghiên cứu và xử lý dữ liệu 9

8.3 Phương pháp điều tra bảng hỏi 10

8.4 Phương pháp phỏng vấn sâu 10

8.5 Công cụ nghiên cứu 10

NỘI DUNG 11

CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 11

1.1 Một số khái niệm .11

1.1.1 Sinh viên 11

1.1.2 Phá thai ngoài ý muốn .11

Trang 3

1.2.1 Thuốc phá thai 14

1.2.2 Phương pháp nạo thai 14

1.2.3 Phương pháp Helen 14

1.2.4 Phương pháp xông thai 15

1.2.5 Phương pháp tự nhiên .15

1.3 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 15

CHƯƠNG 2: Nhận thức của sinh viên xung quanh những lý do phá thai 16

2.1 Những lý do ảnh hưởng đến quyết định phá thai của một người 15

2.2 Nhận thức của sinh viên về các biện pháp phá thau 19

2.3 Nhận thức của sinh viên về các thông tin liên quan đến phá thai 21

2.4 Nhận thức của sinh viên về sức khoẻ tâm sinh lý của phụ nữ sau khi phá thai .23

CHƯƠNG 3: Giải pháp nâng cao nhận thức của sinh viên về phá thai 25

3.1 Kết hợp vai trò của gia đình và nhà trường .25

3.2 Mở các trung tâm tư vấn, trung tâm chăm sóc 25

3.3 Tăng cường giáo dục giới tính .26

TỔNG KẾT .26

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

PHỤ LỤC 28

Phụ lục 1: Biên bản phỏng vấn 28

Phụ lục 2: Lời cam đoan 29

Phụ lục 3: Lời cảm ơn 30

Trang 4

Còn theo báo cáo “Mục tiêu Phát triển Bền vững của Việt Nam về Trẻ em

và Phụ nữ” (SDGCW) giai đoạn 2020 - 2021 của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), tổng tỷ suất phá thai tại Việt Nam được ước tính là 0,15 Trong đó,

tỷ suất phá thai cao nhất là ở Hà Nội với 196,9 trên 1.000 ca sinh sống và ở vùng Đồng bằng sông Hồng với 127,5 trên 1.000 ca sinh sống Đặc biệt, mức độ xảy

ra điều này cao hơn ở phụ nữ có trình độ tiểu học (94,5 ca trên 1.000 ca sinh sống), dân tộc Kinh/Hoa (74 ca trên 1.000 ca sinh sống), khu vực nông thôn (75,8 trên 1.000 ca sinh sống) và nhóm có mức sống cao nhất (130,5 trên 1.000 ca sinh sống) (“Điều tra các chỉ tiêu SDG về Trẻ em và Phụ nữ Việt Nam 2020 - 2021”,

2021)

Dù vậy, không phải trường hợp phá thai nào cũng bắt nguồn từ việc mang thai có chủ đích Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, hằng năm có tới 1/3 trong số các trường hợp mang thai trên thế giới là mang thai ngoài ý muốn Các nguyên nhân dẫn đến điều này có thể là vì sinh hoạt tình dục không sử dụng biện pháp tránh thai hoặc áp dụng các biện pháp tránh thai không hiệu quả Bên cạnh đó, một số trường hợp mang thai ngoài ý muốn là do mang thai nhầm hoặc

vỡ kế hoạch hóa gia đình giữa các cặp vợ chồng

Chính những thông tin trên đã khiến chúng tôi không khỏi ngạc nhiên, sửng sốt, đồng thời tò mò, thắc mắc không biết liệu những sinh viên - thế hệ gánh vác

Trang 5

Do đó, nhóm chúng tôi quyết tâm thực hiện đề tài “Nhận thức của sinh viên về vấn đề phá thai ngoài ý muốn” nhằm mục đích khám phá mức độ hiểu biết của

sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn xung quanh chủ đề này

2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu:

Mọi đối tượng tham gia được thực hiện khảo sát về thái độ, nhận thức đối với phá thai ngoài ý muốn Kết quả cuộc khảo sát cho thấy sự phân bổ trong thái

độ của sinh viên đã chứng minh cho quan điểm: Cách nhìn nhận của sinh viên về vấn đề phá thai ngoài ý muốn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan Những sinh viên biết hay quen một người đã từng phá thai, biết hoàn cảnh của họ hay có kinh nghiệm tiếp xúc trực tiếp với hành động phá thai, họ thường

có thái độ kiên quyết hơn đối với hành động này Tỷ lệ nữ giới có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với phá thai nhiều hơn đáng kể so với nam giới trong cuộc khảo sát này nhưng nam giới lại cho thấy thái độ kiên quyết hơn nữ giới

3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tế:

3.1 Ý nghĩa khoa học:

Đề tài “ Nhận thức của sinh viên về vấn đề phá thai ngoài ý muốn” sẽ

phần nào đó làm sáng tỏ nhận thức của các sinh viên trường Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội xung quanh những vấn đề liên quan đến phá thai Từ đó, chúng tôi sẽ đánh giá thái độ của họ thông qua việc sử dụng bảng hỏi và phỏng vấn sâu

3.2 Ý nghĩa thực tế:

Nghiên cứu này sẽ góp phần cung cấp các kết quả, số liệu khảo sát thực tế nhất, xác thực nhất xoay quanh nhận thức của sinh viên về vấn đề phá thai

Trang 6

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

4.1 Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích phản ánh chính xác hơn thái

độ của một bộ phận có ảnh hưởng trong thế hệ thanh niên - sinh viên Qua đó, đề tài này sẽ giúp chúng ta nhìn nhận thẳng thắn những vấn đề xung quanh gây ảnh hưởng đến nhận thức của họ, bao gồm môi trường xã hội, nguồn thông tin, tôn giáo,

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Đề tài này có hai nhiệm vụ chính, bao gồm nhiệm vụ lý thuyết và nhiệm

vụ thực tiễn Về nhiệm vụ lý thuyết, bài nghiên cứu này sẽ xây dựng cơ sở lý luận chắc chắn xung quanh vấn đề “phá thai ngoài ý muốn” Còn về nhiệm vụ thực tế, một mặt đề tài sẽ đánh giá thực trạng nhận thức của sinh viên về chủ đề trên, mặt khác đề ra một số giải pháp giúp nâng cao nhận thức của họ

5 Đối tượng - Khách thể - Phạm vi nghiên cứu:

5.1 Đối tượng nghiên cứu:

Những ảnh hưởng của hoạt động phá thai tới suy nghĩ, thái độ của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

5.2 Khách thể nghiên cứu:

Khách thể nghiên cứu ở đây là những sinh viên trong độ tuổi 18 - 22 đang học tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Chúng tôi chọn họ là vì đây là lứa tuổi đang từng bước tiếp xúc với xã hội và có

sự nhạy bén, nhanh nhẹn với những thay đổi của môi trường sống

5.3 Phạm vi nghiên cứu:

Về phạm vi thời gian, chúng tôi tiến hành xây dựng nghiên cứu và làm

Trang 7

Về phạm vi không gian, chúng tôi chọn trường Đại học Khoa học xã hội

và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

6 Câu hỏi nghiên cứu:

6.1 Câu hỏi nghiên cứu chính

Nhận thức của sinh viên bị ảnh hưởng như thế nào bởi những yếu tố chủ

quan và khách quan về vấn đề phá thai ngoài ý muốn?

6.2 Câu hỏi nghiên cứu bổ trợ:

- “ Phá thai ngoài ý muốn” được hiểu như thế nào?

- Những lý do nào ảnh hưởng đến quyết định phá thai của một người?

- Những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về vấn đề phá thai ngoài ý muốn?

7 Giả thuyết nghiên cứu:

7.1 Giả thuyết nghiên cứu chính:

Thái độ của sinh viên đối với hành vi phá thai ngoài ý muốn phụ thuộc vào:

(1) Yếu tố khách quan: giới tính của người trả lời, Nơi định cư của người

trả lời, hình thức phá thai sẽ được áp dụng

(2) Yếu tố chủ quan: trình độ học vấn của người trả lời, khả năng tiếp cận

thông tin liên quan đến giáo dục giới tính và phá thai, cơ hội tìm hiểu về hành động phá thai và những người đã từng phá thai

Bên cạnh đó, sinh viên hiện nay sẽ có cái nhìn khả quan hơn đối với hành

vi phá thai ngoài ý muốn Tuy nhiên, thái độ của họ trong từng trường hợp sẽ khác nhau

Trang 8

7.2 Giả thuyết nghiên cứu bổ trợ:

“Phá thai ngoài ý muốn” là việc sử dụng thuốc hoặc người mang thai trải qua một quá trình phẫu thuật để chấm dứt chu kỳ mang thai mà bản thân không mong đợi

Một số lý do có thể ảnh hưởng đến quyết định phá thai của một người như không đủ điều kiện kinh tế; không đủ độc lập, trưởng thành Theo thống kê của

Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế), trung bình mỗi năm có khoảng 300 đến 400 ngàn ca phá thai ở độ tuổi 15-19 được báo cáo chính thức, trong đó 60-70% là học sinh, sinh viên Ở độ tuổi này, các bạn vẫn chưa phát triển hoàn thiện về cả thể chất lẫn nhận thức, đồng thời chưa hoàn toàn tự chủ tài chính Nếu quyết định sinh con, cơ hội nâng cao học vấn và cơ hội tìm kiếm việc làm của bạn sẽ bị hoãn lại

Những lý do liên quan đến đối tác cũng sẽ ảnh hưởng đến quyết định phá thai của một người Khi hai người chỉ có nhu cầu thỏa mãn nhu cầu thể xác, không

có ý định có con nhưng lại lỡ mang thai, hai trường hợp có thể xảy ra Cả hai người sẽ quyết định giữ lại cái thai hoặc một hay cả hai người quyết định từ bỏ cái thai đó Nếu như chỉ có một người quyết định giữ lại, việc sinh và nuôi dưỡng đứa trẻ đó có thể trở nên rất khó khăn

Ảnh hưởng của gia đình và bạn bè cũng có khả năng quyết định giữ hay bỏ

đi cái thai trong bụng Nếu một người nữ giới chưa kết hôn nhưng đã lỡ có thai, cha mẹ của họ có thể sẽ khuyên thậm chí là ép người đó phải phá vì danh dự gia đình Tuy không còn nhiều nhưng vẫn còn những bậc phụ huynh cho rằng mang thai khi bản thân chưa kết hôn là làm ô nhục danh tiếng của người mang thai và danh dự của gia đình Ngoài ra, gia đình và bạn bè của những người nữ giới mang thai khi chưa kết hôn có thể khuyên nhủ họ phá thai vì lý do xuất phát từ sự lo lắng, tình yêu thương Lo lắng cho họ vì sẽ không có ai cùng chăm sóc đứa trẻ,

lo lắng đứa trẻ lớn lên không có sự có mặt của hình tượng người bố hoặc người

mẹ

Trang 9

Trong năm thập kỷ trở lại đây, đã có rất nhiều những nghiên cứu được thực hiện về những yếu tố ảnh hưởng đến cách nhìn nhận của một cá nhân về vấn đề phá thai Những nhà nghiên cứu hầu hết đều chú trọng vào những yếu tố những yếu tố như giới tính, vùng miền, trình độ học vấn, hình thức phá thai được lựa chọn, giới tính thai nhi và những hoàn cảnh cụ thể

Mỗi người sẽ có một cách tiếp cận, nhìn nhận khác nhau về vấn đề phá thai ngoài ý muốn, và những điều đó bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng giới tính là một yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về phá thai

Nữ giới thường có cái nhìn khả quan hơn về phá thai so với nam giới, nữ giới cũng có xu hướng ủng hộ phá thai nhiều hơn Trong khi đó, nam giới thường sẽ tìm cách hạn chế khả năng tiếp cận dịch vụ, thậm chí là cấm hoàn toàn

Bên cạnh đó, thái độ đối với vấn đề phá thai ngoài ý muốn còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố về môi trường xung quanh, đặc biệt là khu vực định cư Nơi định cư có thể quyết định trình độ học vấn, khả năng tiếp cận thông tin liên quan đến giáo dục giới tính và vấn đề phá thai cũng như cơ hội tìm hiểu về hành động phá thai và những người đã từng trải qua quá trình phá thai

8 Phương pháp nghiên cứu:

8.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

Đây là phương pháp thu thập, lựa chọn, biên dịch, tổ chức, giải thích và phân tích thông tin về một đối tượng nghiên cứu từ các nguồn tài liệu có sẵn chẳng hạn như sách, tài liệu lưu trữ, hồ sơ nghe nhìn… Thông qua phương pháp,

ta sẽ tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức, đồng thời thu được thông tin đa dạng,

đa chiều của đối tượng nghiên ở quá khứ và hiện tại Để thực hiện nghiên cứu, nhóm có tham khảo các tài liệu liên quan đến vấn đề này:

8.2 Phương pháp nghiên cứu và xử lý dữ liệu:

Nghiên cứu được thực hiện tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn thông qua khảo sát trực tuyến bằng bảng hỏi kết hợp phỏng vấn sâu Sinh viên

Trang 10

của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đều được khuyến khích tham gia khảo sát trên cơ sở tự nguyện và được đảm bảo tính ẩn danh Nhóm đã gửi liên kết khảo sát trực tuyến đến sinh viên qua Gmail, Facebook, Zalo, có 42 sinh viên tham gia khảo sát Những câu hỏi thiết yếu đều bắt buộc, đảm bảo sự đầy đủ

dữ liệu Dữ liệu sau đó được xử lý qua Google docs

8.3 Phương pháp điều tra bảng hỏi:

Nhóm đã thiết kế một bảng câu hỏi khảo sát dành cho sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Link khảo sát: Bảng khảo sát)

Bảng hỏi này gồm 5 phần Thông qua những câu hỏi khảo sát, chúng tôi

đã thu thập các thông tin, số liệu thống kê, lập biểu đồ, từ đó nhằm đánh giá và đưa ra kết luận dựa trên các con số thực tế Bên cạnh đó, cũng thông qua những thông tin thu được qua khảo sát, chúng tôi chỉ ra và đánh giá nhân thức của sinh viên về phá thai

8.4 Phương pháp phỏng vấn sâu:

Nhóm thiết lập một bảng phỏng vấn sâu nhằm giúp người được phỏng vấn đưa ra ý kiến và quan điểm của mình xung quanh việc phá thai ngoài ý muốn (Link bảng hỏi: Bảng hỏi phỏng vấn sâu.docx)

8.5 Công cụ nghiên cứu:

Thang đo Likert (Likert Scale) là một công cụ đo lường mức độ cảm nhận,

ý kiến của đối tượng tham gia khảo sát đối với một vấn đề cụ thể Các sự lựa chọn

ở câu trả lời theo mức độ thường được mã hoá bằng các số theo thứ tự tăng dần (1;2;3;…) Không chỉ thế, thang đo này còn được chia thành 2 loại: loại 5 mức

độ và loại 7 mức độ

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng thang đo Likert 5 mức độ với các lựa chọn “Rất tệ - Rất tốt”, “Rất ít - Rất nhiều” và “Rất phản đối - Rất ủng hộ”

Trang 11

Hiện nay, trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, sinh viên đóng vai trò quan trọng khi là lực lượng kế tục, phát huy nguồn trí tuệ nước nhà, đồng thời là nguồn lực chủ yếu trong thời đại kinh tế, tri thức mới Điều này được

khẳng định rất rõ qua lời nói của Hồ Chủ tịch vĩ đại: “Tuổi trẻ là tuổi của tương lai Muốn có tương lai tốt đẹp thì phải chiếm lấy bằng ý chí và nghị lực của chính bản thân” Có thể nói, thế hệ trẻ là những người chủ tương lai của đất nước, do

đó, cần ra sức rèn đức luyện tài, cố gắng phấn đấu và học tập, tu dưỡng đạo đức, tiên phong trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước

1.1.2 Phá thai ngoài ý muốn:

1.1.2.1 Có thai ngoài ý muốn:

Theo các chuyên gia, mang thai ngoài ý muốn là tình trạng thụ thai không mong muốn Điều này thường xảy ra sau khi sinh hoạt tình dục mà không có các biện pháp tránh thai kèm theo

Mới đây, một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thực hiện trên

36 quốc gia cho thấy 2/3 phụ nữ có sinh hoạt tình dục muốn trì hoãn hoặc hạn chế sinh con đã ngừng sử dụng các biện pháp tránh thai vì lo sợ các tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe hoặc đánh giá thấp khả năng thụ thai, dẫn đến việc 1/4 phụ nữ mang thai là ngoài ý muốn Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người phụ nữ có thể có thai ngay cả khi đã áp dụng các biện pháp

Trang 12

Mang thai ngoài ý muốn có thể dẫn đến một loạt các rủi ro sức khỏe cho

bà mẹ và trẻ em, như suy dinh dưỡng, bệnh tật, lạm dụng, bỏ mặc, thậm chí tử vong Thêm nữa, điều này còn có thể dẫn đến chu kỳ sinh sản cao, tiềm năng lao động và giáo dục thấp hơn, nghèo đói - những thách thức có thể kéo dài qua nhiều thế hệ và khó lòng kiểm soát

1.1.2.2 Phá thai:

Hiểu một cách đơn giản, phá thai là hành động bỏ đi thai nhi khi trước khi đến thời gian sinh nở Còn theo các bác sĩ chuyên khoa, phá thai là việc chấm dứt sớm quá trình phát triển của thai bằng nhi để loại bỏ phôi thai hay bào thai và nhau thai ra khỏi tử cung

Tuy nhiên, không phải thời điểm nào cũng có thể phá bỏ thai nhi Nếu thực hiện phá thai khi thai quá nhỏ thì nguy cơ sót thai, sót nhau là rất cao Nhưng nếu

bỏ thai quá muộn, khi thai đã lớn sẽ gây nguy hiểm cho mẹ bầu và gây nguy cơ

vô sinh về sau Do đó, việc chọn đúng thời điểm phá thai là vô cùng quan trọng

Theo phân tích từ những bác sĩ, thời điểm phá thai an toàn nhất được dựa trên các điểm sau:

- Dựa vào tính mệnh người mẹ: Sức khỏe của người mẹ là một trong các yếu

tố quan trọng giúp ca phẫu thuật đạt kết quả cao, an toàn và nhanh chóng Nếu tâm lý và sức khỏe người mẹ không ổn định sẽ dễ tạo ra bất lợi, thậm chí làm cho ca phẫu thuật thất bại, để lại di chứng nguy hiểm như gây vô

sinh

- Dựa vào tuổi thai: Theo những chuyên gia phụ sản, thời điểm phá thai an

toàn là trong 3 tháng đầu (từ 5 đến dưới 12 tuần tuổi), đặc biệt là từ 5 – 8 tuần tuổi do lúc này thai nhi đã nằm ổn định trong tử cung người mẹ Ngoài

ra, thai nhi và bào thai cũng chưa hình thành, tử cung người mẹ vẫn còn nhỏ nên khi phá thai sẽ không gây chảy máu nhiều lần, thời gian thủ thuật

ngắn, hồi phục nhanh, ít tác động đến tính mệnh người mẹ

Trang 13

Bên cạnh đó, tồn tại một số thời điểm tuyệt đối không nên phá thai, tránh gây ảnh hưởng tới tính mệnh người mẹ và thai nhi:

- Thai dưới 3 tuần tuổi: Thai còn quá nhỏ, chưa di chuyển vào tử cung nên

tỷ lệ phá thai thành công rất thấp, nguy cơ sót thai cao

- Thai từ 12 tới 14 tuần: Trong giai đoạn này, nếu thực hiện phá thai sẽ sử

dụng phương pháp hút thai Tuy nhiên lúc này thai đã lớn, bám chặt vào thành tử cung nên việc can thiệp rất phức tạp, đòi hỏi bác sĩ chuyên khoa có nhiều năm kinh nghiệm thực hiện

- Thai từ tuần 15 trở đi: Đến giai đoạn này, các bà mẹ không nên cân nhắc

đến việc phá thai nữa vì thai đã lớn, dễ gặp hậu quả nguy hại

1.1.2.3 Phá thai ngoài ý muốn:

Khi thống kê kết quả khảo sát, chúng tôi nhận được nhiều ý kiến cho rằng

“có thai ngoài ý muốn” là hai người quan hệ tình dục nhưng do tâm lý chủ quan, không sử dụng biện pháp tránh thai dẫn đến việc mang thai Không chỉ vậy, một

số ý kiến như “có thai ngoài ý muốn” là khi cái thai không có trong dự định, kế hoạch của người mang thai hoặc họ không mong muốn có con

Theo định nghĩa, từ “ý muốn” dùng để chỉ những điều ta mong đợi, những điều ta cần nhằm phục vụ cho nhu cầu, lợi ích của chúng ta Một điều nằm “ngoài

ý muốn” của chúng ta là điều ta không mong muốn xảy ra, thấy không cần thiết

và không cần quan tâm Đối với những điều như vậy, ta có xu hướng tìm cách tránh, ngăn cản điều đó xảy ra với mình

Về trường hợp cho rằng “có thai ngoài ý muốn là không sử dụng biện pháp tránh thai do tâm lý chủ quan, dẫn đến việc mang thai”, chúng tôi hiểu rằng mang thai có thể là điều mà hai hay nhiều người trong quá trình quan hệ tình dục không mong muốn Vậy nên, dù hiểu theo cách nào, cả hai viễn cảnh đã nêu đều là việc

“có thai ngoài ý muốn” và sẽ có khả năng dẫn đến “phá thai ngoài ý muốn”

Trang 14

1.2 Các biện pháp phá thai:

Mỗi khi nhắc đến phá thai, chúng ta không thể không nhắc tới các biện pháp phá bỏ thai nhi Hiện nay, theo sự phát triển của Y học và Khoa học Công nghệ, ngày càng có nhiều biện pháp được sử dụng:

1.2.1 Thuốc phá thai:

Phá thai bằng thuốc là một phương pháp đình chỉ thai nội khoa, bằng việc

sử dụng thuốc để làm thai ngừng phát triển, hỗ trợ kích thích tử cung co bóp và giúp đẩy túi thai ra bên ngoài Một số loại thuốc được sử dụng bao gồm Mifepristone, Misoprostol, thuốc nam, thuốc bắc Theo đánh giá từ các chuyên gia, phương pháp này do không có sự tác động của các dụng cụ y tế nên có thể hạn chế được những rủi ro, biến chứng nguy hiểm

1.2.2 Phương pháp nạo thai:

Nạo thai là một trong những phương pháp phá thai ngoại khoa, thường áp dụng cho trường hợp thai nhi có số tuổi lớn (từ 13 – 18 tuần tuổi) Do đó, nạo thai được coi là phương pháp phá thai gây nhiều đau đớn và có tỷ lệ biến chứng cao nhất

1.2.3 Phương pháp Helen:

Phương pháp phá thai Helen là phương pháp đình chỉ thai nghén không đau mang tên vị bác sĩ người Anh Helen Brown Hiện nay, phương pháp này đang được WHO, FDA Hoa kỳ và nhiều tổ chức khác tin tưởng và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới Điểm khác biệt khi áp dụng phương pháp Helen với các phương pháp khác là việc người mẹ sẽ được tiến hành các biện pháp phục hồi cơ thể, góp phần đẩy mạnh sự phục hồi các tổn thương sản đạo, sự lành lại của tử cung, sự cân bằng của nội tiết tố, đồng thời đảm bảo không có sẹo và các viêm nhiễm phụ khoa

Trang 15

1.2.4 Phương pháp xông thai:

Đây là một phương pháp phá thai vô cùng mất vệ sinh, gây ra viêm nhiễm

và có tỷ lệ tử vong rất cao Để thực hiện, các thai phụ sẽ dùng một ống bơm đã thoa sẵn chất bôi trơn rồi luồn vào buồng tử cung để bơm trực tiếp thuốc xông thai vào thai nhi nhằm gây hỏng

1.2.5 Phương pháp tự nhiên:

Phá thai tự nhiên chính là sử dụng các liệu pháp phá thai dân gian được truyền miệng qua người này người kia mà không có các kiểm chứng khoa học rõ ràng Cụ thể, phương pháp này hướng tới việc sử dụng các loại thảo dược, hoa củ quả có trong tự nhiên để đình chỉ thai, bao gồm: nước dừa, rau ngải cứu, rau ngót, mà không cần dùng đến các loại thuốc phá thai cũng như phẫu thuật ngoại khoa để chấm dứt chu kỳ thai nhi

1.3 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu:

Tọa lạc tại 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) (tiếng Anh: Vietnam National University, Hanoi (VNU)) là nơi đã

và đang thực hiện sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu Khoa học – Công nghệ, chuyển giao tri thức, góp phần xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước Do đó, không có gì ngạc nhiên khi ngôi trường này có tới hơn 13.000 sinh viên, 3.100 sinh viên sau Đại học đến từ khắp các miền đất nước, mang trong mình những nền văn hóa, suy nghĩ, lối sống khác nhau

CHƯƠNG 2: Nhận thức của sinh viên xung quanh những lý do phá thai: 2.1 Những lý do ảnh hưởng đến quyết định phá thai của một người:

Trước khi thực hiện khảo sát, chúng tôi có đưa ra giả thuyết: Sinh viên hiện nay sẽ có cái nhìn khả quan hơn đối với hành vi phá thai ngoài ý muốn Đặc biệt

là các sinh viên nữ, họ sẽ có thái độ tích cực hơn về vấn đề này vì các bạn sau này có thể là người ở trong hoàn cảnh phải đưa ra quyết định phá thai hoặc sẽ trở

Ngày đăng: 28/05/2024, 21:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w